You are on page 1of 8

ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM CẦU LÔNG

I. Kỹ thuật (23 câu)


Câu 1: Cầm cầu như thế nào là đúng ?
A. Cầm cầu ở phần đầu của quả cầu, lông cầu hướng thẳng xuống sân.
B. Cầm cầu ở phần cánh cầu, đầu quả hướng xuống sân.
C. Cầm cầu ở phần đầu của quả cầu, đầu quả cầu hướng xuống sân.
D. Cả 2 đáp án B và C đều đúng.
Câu 2: Có bao nhiêu tư thế chuẩn bị cơ bản?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 3: Có bao nhiêu kỹ thuật trong hệ thống kỹ thuật Cầu lông?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 4: Kỹ thuật di chuyển được chia thành các loại nào?
A. Di chuyển một bước.
B. Di chuyển nhiều bước.
C. Di chuyển nhảy bước.
D. Tất cả các loại di chuyển trên
Câu 5: Có bao nhiêu loại di chuyển nhiều bước (đa bước)?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 6: Trong kỹ thuật di chuyển 2 bước lên 2 góc gần lưới thì chân nào bước về
trước đầu tiên để chân cùng với tay cầm vợt là bước cuối cùng ?
A. Chân không thuận
B. Chân thuận

Câu 7: Trong kỹ thuật di chuyển 3 bước lên 2 góc gần lưới thì chân nào bước về
trước đầu tiên để chân cùng với tay cầm vợt là bước cuối cùng?
A. Chân không thuận
B. Chân thuận
Câu 8: Trong kỹ thuật di chuyển 2 bước lùi góc cuối sân bên phải thì chân nào bước
lùi về đầu tiên để chân cùng với tay cầm vợt là bước cuối cùng?
A. Chân không thuận
B. Chân thuận
Câu 9: Trong kỹ thuật di chuyển 3 bước lùi góc cuối sân bên phải thì chân nào bước
lùi về đầu tiên để chân cùng với tay cầm vợt là bước cuối cùng?
A. Chân không thuận
B. Chân thuận
Câu 10: Có bao nhiêu kỹ thuật trong kỹ thuật tay?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 11: Trong Kỹ thuật đánh cầu thấp tay bên phải và bên trái khi chuẩn bị thực
hiện đánh cầu thì chân nào làm trụ sau đó bước chân nào về hướng cầu rơi (đối với
người thuận tay phải)?
A. Chân trái làm trụ sau đó bước chân phải về hướng cầu rơi
B. Chân phải làm trụ sau đó bước chân trái về hướng cầu rơi
C. Cả 2 đáp án trên đều sai
Câu 12: Trong kỹ thuật đánh cầu thấp tay bên phải vợt tiếp xúc với cầu ở thời điểm
nào?
A. Vợt tiếp xúc với cầu ở trước mũi chân trước và cao hơn gối
B. Vợt tiếp xúc với cầu ở trước mũi chân trước và phía dưới gối
C. Vợt tiếp xúc với cầu ở trước mũi chân trước và ngang tầm gối
D. Cả 3 thời điểm trên đều sai

Câu 13: Trong giai đoạn đưa vợt từ trên – xuống dưới – ra trước của kỹ thuật đánh
cầu thấp tay bên phải thì giai đoạn này bàn tay cầm vợt như thế nào so với mặt vợt ?
A. Bàn tay cầm vợt luôn đi sau mặt vợt
B. Bàn tay cầm vợt luôn đi trước mặt vợt
C. Bàn tay cầm vợt luôn đi ngang với mặt vợt
D. Cả 3 ý trên đều sai
Câu 14: Góc tạo bởi cánh tay và cẳng tay trong kỹ thuật đánh cầu thấp tay bên trái là
bao nhiêu độ?
A. 90-100 độ
B. 100-110 độ
C. 110-120 độ
D. 120-130 độ
Câu 15: Trong động tác kỹ thuật đánh cầu cao sâu thuận tay gồm bao nhiêu giai
đoạn ?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 16: Giai đoạn thực hiện động tác kỹ thuật đánh cầu cao sâu thuận tay, Mặt vợt
tiếp xúc với cầu điểm cao nhất là ở đâu ?
A. Khi mặt vợt tiếp xúc cầu ở đỉnh mặt vợt.
B. Khi tay và vợt thực hiện động tác thẳng tay phía bên trên.
C. Khi cầu rơi song song trước mắt.
D. Khi cầu gần rơi xuống sân.
Câu 17: Giao cầu đúng luật ? (khoảng cách tính từ mặt sân đến điểm tiếp xúc)
A. Người giao đúng ô, vợt tiếp xúc cầu dưới thắc lưng
B. Người giao đúng ô, vợt tiếp xúc cầu ngang thắc lưng trở xuống
C. Người giao đúng ô, vợt tiếp xúc cầu khoảng 1m 15 trở xuống
D. Người giao đúng ô, vợt tiếp xúc cầu khoảng 1m 20 trở xuống

Câu 18: Trong kỹ thuật giao cầu cao sâu thuận tay, tư thế chuẩn bị khi thực hiện giao
cầu thì chân nào đứng trước, chân nào đứng sau và trọng tâm dồn về chân nào? (đối
với người thuận tay phải)
A. Chân phải đứng trước, chân trái đứng sau, trọng tâm dồn về chân trái
B. Chân trái đứng trước, chân phải đứng sau, trọng tâm dồn về chân trái
C. Chân trái đứng trước, chân phải đứng sau, trọng tâm dồn về chân phải
D. Chân phải đứng trước, chân trái đứng sau, trọng tâm dồn về chân phải
Câu 19: Trong kỹ thuật giao cầu, Khi thực hiện giao cầu thì mặt vợt tiếp xúc đầu tiên
vào đâu ở trái cầu ?
A. Đế cầu.
B. Lông cầu.
C. Thân bên hông cầu.
D. Tất cả 3 đáp án đều đúng.
Câu 20: Trong kỹ thuật giao cầu trái tay, tư thế chuẩn bị khi thực hiện giao cầu thì
chân nào đứng trước, chân nào đứng sau và trọng tâm dồn về chân nào? (đối với
người thuận tay phải)
A. Chân phải đứng trước, chân trái đứng sau, trọng tâm dồn về chân trái
B. Chân trái đứng trước, chân phải đứng sau, trọng tâm dồn về chân trái
C. Chân trái đứng trước, chân phải đứng sau, trọng tâm dồn về chân phải
D. Chân phải đứng trước, chân trái đứng sau, trọng tâm dồn về chân phải
Câu 21: Giai đoạn thực hiện kỹ thuật đánh cầu cao trái tay, cách cầm vợt trái tay
nào là đúng?
A. Ngón cái và ngón trỏ đưa chuôi vợt hơi quay ra ngoài, điểm tựa của ngón cái
ở trên mặt hẹp của cạnh trong.
B. Ngón cái và ngón trỏ đưa chuôi vợt hơi quay ra ngoài, điểm tựa của ngón cái
ở trên mặt rộng của cạnh trong.
C. Cả 2 đáp án đều đúng.

Câu 22: Giai đoạn chuẩn bị đánh cầu trong kỹ thuật đánh cầu cao sâu trái tay, Góc
được tạo bởi cánh tay với cẳng tay khoảng bao nhiêu độ:
A. Khoảng 90 độ
B. Khoảng 100 độ
C. Khoảng 110 độ
D. Khoảng 120 độ
Câu 23: Giai đoạn chuẩn bị di chuyển trong kỹ thuật đánh cầu cao sâu trái tay, thì
lúc này chân nào làm trụ sau đó chân nào bước lên trước và lưng hướng về phía nào?
A. Chân phải làm trụ , chân trái bước lên trước – sang trái, lưng hướng về hướng
phía sau lưới
B. Chân trái làm trụ, chân phải bước lên trước – sang trái, lưng hướng về hướng
đánh cầu (về phía lưới)
C. Chân phải làm trụ , chân trái bước lên trước – sang phải , lưng hướng về
hướng phía bên trái.
D. Chân trái làm trụ, chân phải bước lên trước – sang phải, lưng hướng về hướng
phía sau lưới
II. Chiến thuật thi đấu: (10 câu)
Câu 1: Mục đích vận dụng chiến thuật trong thi đấu cầu lông là gì?
A. Điều chuyển vị trí của đối phương.
B. Buộc đối phương phải đánh trả bằng các đường cầu sang cuối sân hoặc giữa
sân mình, các đường cầu không theo ý muốn của đối phương.
C. Làm cho đối phương mất đi sự khống chế trọng tâm và làm tiêu hao thể lực
đối phương
D. Tất cả các ý trên đều đúng
Câu 2: Những yêu cầu khi vận dụng chiến thuật trong thi đấu cầu lông là gì?
A. Vận dụng chiến thuật phải có mục đích trên cơ sở phát huy ưu điểm và che
giấu nhược điểm của bản thân để đánh vào nhược điểm và hạn chế tối đa ưu điểm của đối
phương.
B. Xác định chiến thuật phải có sự thống nhất giữa chỉ đạo viên và VĐV
C. Chiến thuật phải được vận dụng một cách linh hoạt vào điều kiện cụ thể của
từng trận
D. Tất cả các ý trên đều đúng
Câu 3: Có bao nhiêu chiến thuật trong thi đấu cầu lông ?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 4: Có bao nhiêu chiến thuật trong chiến thuật thi đấu đơn ?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 5: Có bao nhiêu Chiến thuật đánh cầu tấn công trong chiến thuật thi đấu đơn ?
A. 4
B. 5
C. 6
D. 7

Câu 6: Có bao nhiêu Chiến thuật đánh cầu phong thủ trong chiến thuật thi đấu đơn ?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 7: Có bao nhiêu chiến thuật trong chiến thuật thi đấu đôi ?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 8: Có bao nhiêu Chiến thuật phân chia khu vực trong chiến thuật thi đấu đôi?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 9: Có bao nhiêu Chiến thuật giao cầu tấn côngtrong chiến thuật thi đấu đơn ?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 10: Có bao nhiêu Chiến thuật đánh cầu tấn công trong chiến thuật thi đấu đôi?
A. 4
B. 5
C. 6
D. 7

III. Các nguyên tắc về phương pháp GDTC: (21 câu)


Câu 1: Có bao nhiêu nguyên tắc về phương pháp GDTC?
A. 4
B. 5
C. 6
D. 7
Câu 2: Nói đến nguyên tắc tự giác và tích cực phải chú ý đến các điều gì ?
A. Tự giác thực hiện nhiệm vụ để đạt mục đích giáo dục.
B. Tự giác và tích cực tham gia trực tiếp trong quá trình dạy học, phát huy tính sáng
tạo và chủ động.
C. Tự giác trong kiểm tra và đánh giá kết quả học tập
D. Tất cả các điều trên đều đúng
Câu 3: Trong nguyên tắc tự giác và tích cực cần phải chú ý đến các phẩm chất nào?
A. Tính tự giác nhận thức.
B. Tính tích cực nhận thức
C. Tính độc lập nhận thức
D. Tất cả các phẩm chất trên đều đúng
Câu 4: Các yêu cầu thực hiện của nguyên tắc tự giác và tích cực gồm các yêu cầu
nào?
A. Xây dựng thái độ tự giác tích cực và hứng thú bền vững đối với mục đích chung
và đối với các nhiệm vụ cụ thể của buổi tập
B. Kích thích việc phân tích có ý thức việc kiểm tra và sử dụng hợp lý sức lực khi
thực hiện bài tập thể lực.
C. Giáo dục tính sáng kiến, tự lập và thái độ sáng tạo đối với các nhiệm vụ.
D. Tất cả các yêu cầu trên đều đúng
Câu 5: Có bao nhiêu loại hứng thú?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 6: Khái niệm trực quan là gì?
A. Trực quan là sử dụng rộng rãi các cảm giác để tiếp xúc trực tiếp với hiện thực
xung quanh.
B. Trực quan là sử dụng các cơ quan cảm thụ khác để tiếp xúc trực tiếp với hiện
thực xung quanh.
C. Cả 2 câu A và B đều đúng
Câu 7: Có bao nhiêu yêu cầu t hực hiện nguyên tắc trực quan?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 7: Khi xây dựng các tiền đề cảm giác để tiếp thu động tác thì phải khắc phục một
khó khăn đáng kể về phương pháp. Để có cảm giác thực sự về động tác thì phải thực
hiện nó, nhưng không thể thực hiện đúng động tác nếu sơ bộ chưa có được những
biểu tượng vận động cơ bản. Mâu thuẫn đó sẽ được giải quyết về cơ bản bằng các
cách nào ?
A. Bằng cách tuân thủ một trình tự dạy học hợp lý, nhờ vậy các kinh nghiệm vận
động đã thu được ở các giai đoạn trước sẽ tự nhiên dẫn đến các kỹ năng vận động mới.
B. Bằng con đường sử dụng tổng hợp các hình thức trực quan khác nhau, đặc biệt là
làm mẫu các động tác cần học và các loại tài liệu trực quan khác nhau để tạo nên những
mặt riêng lẻ của các động tác đó, kết hợp với lời nói có hình ảnh với tập luyện bằng vận
động, tư duy và cả bằng các bài tập bắc chước và dẫn dắt khác.
C. Mâu thuẫn đó sẽ được giải quyết về cơ bản bằng hai cách trên
Câu 8: Có bao nhiêu loại trực quan?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5

Câu 9: Những yêu cầu đảm bảo tính trực quan gồm các yêu cầu nào?.
A. Sử dụng phương tiện trực quan phải phù hợp với lứa tuổi; Tỷ lệ giữa trực quan
trực tiếp và gián tiếp phải phù hợp với từng giai đoạn giảng dạy.
B. Phải xác định rõ mục đích trực quan và đảm bảo tính tự giác tích cực cho học
sinh
C. Hình ảnh trực quan phải tác động tốt vào tất cả các giác quan phải sử dụng tổng
hợp và phải hoàn thiện các cơ quan cảm giác.
D. Tất cả các yêu cầu trên đều đúng
Câu 10: Yêu cầu thực hiện của nguyên tắc thích hợp và cá biệt hóa gồm các yêu cầu
nào?
A. Xác định mức độ thích hợp.
B. Phải lựa chọn các phương tiện và phương pháp giảng dạy sao cho thích hợp hoá
và đảm bảo tính kế thừa tốt.
C. Cá biệt hóa theo xu hướng chung và theo các cách thức riêng trong giáo dục thể
chất.
D. Tất cả các yêu cầu trên đều đúng
Câu 11: Vấn đề cá biệt hoá trong GDTC được giải quyết trên cơ sở phối hợp hữu cơ
giữa hai xu hướng nào?
A. Lượng vận động và quảng nghỉ
B. Chuẩn bị chung và chuyên môn hoá
C. Khối lượng và cường độ
D. Tất cả các ý trên đều đúng
Câu 12: Trong các yêu cầu thực hiện của nguyên tắc thích hợp và cá biệt hóa thì yêu
cầu nào sau đây không thuộc về nguyên tắc thích hợp và cá biệt hóa ?
A. Xác định mức độ thích hợp.
B. Phải lựa chọn các phương tiện và phương pháp giảng dạy sao cho thích hợp hoá
và đảm bảo tính kế thừa tốt.
C. Sự tuần tự của các buổi tập và mối liên hệ lẫn nhau giữa các mặt khác nhau trong
nội dung các buổi tập
D. Cá biệt hóa theo xu hướng chung và theo các cách thức riêng trong giáo dục thể
chất.

Câu 13: Trong nguyên tắc hệ thống thì quá trình dạy học kiến thức phải được sắp
xếp theo một lô gíc như thê nào ?
A. Từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó, từ thấp đến cao, từ chưa biết đến biết
và ngược lại
B. Tính lặp lại và tính biến dạng
C. Cần thường xuyên đổi mới nhiệm vụ vận động và tăng lượng vận động
D. Xây dựng thái độ tự giác tích cực và hứng thú bền vững đối với mục đích chung
và đối với các nhiệm vụ cụ thể của buổi tập
Câu 14: Có bao nhiêu yêu cầu thực hiện nguyên tắc hệ thống?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 15: Tính lặp lại và tính biến dạng trong yêu cầu thực hiện nguyên tắc hệ thống
phụ thuộc vào các yếu tố nào sau đây?
A. Phụ thuộc vào đặc điểm kỹ thuật của động tác và khả năng của người tập
B. Phụ thuộc vào xu hướng nội dung buổi tập và các giai đoạn tập luyện nếu trong
giai đoạn tập luyện kỹ thuật đơn lẻ thì lặp lại nhiều.
C. Phụ thuộc vào tính chất ảnh hưởng của LVĐ đối với cơ thể và các điều kiện tập
luyện khác nhau như thời tiết.
D. Tất cả các yếu tố trên đều đúng
Câu 16: Đối với quá trình giáo dục các tố chất vận động thì có thể tiến hành theo trật
tự nào sau đây?
A. Sức nhanh, sức mạnh, sức bền
B. Sức nhanh, sức bền, sức mạnh
C. Sức bền, sức mạnh, sức nhanh
D. Tất cả các yếu tố trên đều đúng

Câu 17: Có bao nhiêu yêu cầu thực hiện nguyên tắc tăng tiến?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 18: Các điều kiện để tăng lượng vận động gồm các điều kiện nào?
A. Sự tăng tiến của các yếu tố phải vừa sức đối với người tập, không vượt qua các
khả năng chức phận của cơ thể và tương ứng với các đặc điểm của lứa tuổi, giới tính và
các đặc điểm cá nhân.
B. Khi tăng tiến yêu cầu phải đảm bảo tính kế thừa và mối liên hệ lẫn nhau giữa các
bài tập.
C. Khi tăng LVĐ phải tăng từ từ để cơ thể thích nghi với 1 LVĐ nào đó không phải
ngay lập tức, trong 1 lúc cần phải có 1 thời gian nhất định để cho kịp xảy ra các biến đổi
thích nghi để từ đó cho phép nâng trình độ huấn luyện lên 1 trình độ cao hơn.
D. Tất cả các điều kiện trên đều đúng
Câu 19: Có bao nhiêu hình thức tăng lượng vận động?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 20: Hình thức tăng lên thẳng (tuyến tính) là?
A. Sự tăng LVĐ được kết hợp thuận tiện với sự ổn định tương đối của LVĐ trong
thời gian 1 số buổi tập ở đây biểu hiện rõ nét hơn các hiện tượng ổn định giúp giảm nhẹ
diễn biến của các quá trình thích nghi. Hình thức này cho phép áp dụng LVĐ lớn hơn
B. Sự phối hợp tăng tương đối từ từ LVĐ với việc nâng cao nhanh rồi lại giảm
LVĐ. Sau đó sóng này lại được lặp lại ở trình độ cao hơn, hình thức này vừa đưa khối
lượng và cường độ vận động đều nhưng trị số lớn nhất.
C. Khối lượng và cường độ LVĐ tăng không đều, tăng LVĐ tương ứng với từng
tuần, tính tuần tự được đảm bảo nhờ nhịp độ tăng trưởng đối kháng cao và quãng nghỉ giữa
các buổi tập khá lớn.
D. Tất cả các ý trên đều sai

Câu 21: Trong các nguyên tắc về phương pháp GDTC thì nguyên tắc nào là tiền đề
chung để thực hiện tất cả các nguyên tắc khác của giáo dục thể chất?
A. Nguyên tắc trực quan
B. Nguyên tắc thích hợp và cá biệt hóa
C. Nguyên tắc tự giác, tích cực
D. Nguyên tắc tăng tiến
E. Nguyên tắc hệ thống

You might also like