You are on page 1of 1

Yếu tố cấu thành quan hệ pháp luật

Quan hệ pháp luật được cấu thành bởi những yếu tố cơ bản sau: Chủ thể của quan
hệ pháp luật; Khách thể của quan hệ pháp luật và Nội dung của quan hệ pháp luật.
* Chủ thể của quan hệ pháp luật: Chủ thể trong quan hệ pháp luật có thể là cá
nhân, tổ chức phải có năng pháp luật, năng lực hành vi phù hợp phù hợp để tham
gia vào các quan hệ đó và thực hiện các quyền, lợi ích hợp pháp cũng như nghĩa vụ
pháp lý theo quy định. Theo đó, chủ thể là cá nhân lại khác với chủ thể là tổ chức,
sẽ phát sinh những quyền và nghĩa vụ khác nhau, cụ thể là:
– Chủ thể quan hệ pháp luật là cá nhân: Năng lực pháp luật của cá nhân là khả
năng để cá nhân đó có quyền và nghĩa vụ dân sự. Còn năng lực hành vi dân sự của
cá nhân được xác lập theo quy định của pháp luật, là khả năng mà cá nhân đó bằng
hành vi của mình để xác lập, thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự.
– Chủ thể quan hệ pháp luật là tổ chức: Đối với chủ thể này, năng lực pháp luật
dân sự và năng lực hành vi sẽ xuất hiện đồng thời khi tổ chức đó thành lập hợp
pháp theo quy định của pháp luật và chấm dứt tư cách pháp lý khi bị tuyên bố phá
sản, giải thể.
* Khách thể của quan hệ pháp luật: 
– Khách thể của quan hệ pháp luật là những lợi ích mà các chủ thể mong muốn đạt
được, có thể là những lợi ích về vật chất hoặc tinh thần.
– Khách thể trong quan hệ pháp luật có thể là tài sản vật chất, lợi ích phi vật chất
hay hành vi xử sự của con người.
– Những lợi ích phi vật chất khác….
* Nội dung của quan hệ pháp luật: là tất cả những quyền và nghĩa vụ của chủ thể
khi tham gia quan hệ pháp luật đó. Mọi hành vi của chủ thể phải tuân thủ theo quy
định của pháp luật.

You might also like