You are on page 1of 47

Câu 1.

Phân tích sự khác nhau giữa loại hình văn hoá gốc chăn nuôi du mục
và văn hoá gốc nông nghiệp trồng trọt. Lý giải nguyên nhân của sự khác nhau đó.

Mở bài, nói qua về đktn tạo nên sự khác biệt về nghề nghiệp 2 phương, từ đó
làm văn hoá có sự khác biệt thông qua các đặc trưng sau:

1. Về môi trường tự nhiên

Văn hóa gốc nông nghiệp trồng trọt: do tính chất công việc của họ là trồng cây,
thực vật nên bắt buộc phải sống định cư (khi trồng cây xuống thì phải chờ cho nó lớn lên,
ra hoa, kết trái để còn thu hoạch). Có những loại cây phải trồng công phu trong nhiều
năm mới lớn ra hoa kết quả, rồi lại thu hoạch nhiều lần. Họ phải chăm sóc bón phân và
canh đến mùa thu hoạch nên không thể di cư qua những vùng khác được. Điều đó dẫn
đến những người phương Đông hình thành lối sống định cư ổn định, lâu dài, không xáo
trộn, mang tính chất trọng tỉnh. Ta có thể thấy con người trở nên rụt rè, e ngại. Có lẽ nên
nhìn nhận "Con người là một phần của thiên nhiên hơn là một cái gi cách biệt với thiên
nhiên. Con người và thiên nhiên là một. Và, vấn đề của con người không phải là chiến
thắng thiên nhiên mà sống trong một sự hòa hợp có ý thức và tế nhị với thiên nhiên"
(F.Ăngghen). Công việc trồng trọt phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên nên con người
sống hòa hợp với thiên nhiên, coi trọng thiên nhiên, và sùng bái thiên nhiên. Ở phương
Tây hoc thờ rất nhiều vị thần. có thể thấy việc sùng bá và coi trọng thiên nhiên qua các
tin ngưỡng tôn giáo như: Tục thờ Tứ Pháp là tín ngưỡng độc đáo của người Việt thờ bốn
vị thần tự nhiên có ảnh hưởng quyết định đến đời sống nông nghiệp. Đó là bốn vị: thần
Mưa (Pháp Vũ), thần Mây (Pháp Vân), thần Sấm (Pháp Lôi), thần Chớp (Pháp Điện). Về
sinh hoạt văn hóa – tín ngưỡng ở những ngôi chùa Tứ Pháp, chủ yếu là lễ cầu mưa, lễ cầu
tạnh và rước giao hiếu. Các lễ này tiến hành vào hai dịp là ngày 17 tháng Giêng – ngày
hóa Phật Mẫu Man Nương và ngày mùng 8 tháng Tư âm lịch – ngày sinh Phật Thích Ca
(Phật Đản) và Tứ Pháp.

Văn hóa chăn nuôi du mục thì khác, công việc của dân du mục là chăn nuôi gia
súc. Động vật thì không có cố định giống như trông cây. Khi gia súc ăn hết cỏ không thể
ngồi đợi cho cỏ mọc lại và ăn tiếp mà phải đi tìm bãi cỏ khác để ăn. Cho nên dân cư có
thể di cư thoải mái vừa đi vừa ở, nay đây mai đó, không cố định một chỗ giống như văn
hóa trồng trọt, họ không thể chặt cây và đem nơi khác để trồng tiếp. Văn hóa du mục lo
tổ chức làm sao để có thể thường xuyên di chuyển một cách gọn gàng, nhanh chóng,
thuận tiện, mang tính chất trong động. Do họ thường xuyên đi đây đó và chăn nuôi thì
không quá phụ thuộc vào tự nhiên, như trời mưa thì có thể cắt cỏ đem về cho gia súc ăn,
không lo sợ trời hạn hán hay ngập lụt. Nên họ ít quan tâm đến thiên nhiên, bởi vậy mà
các nền văn hóa phương Tây trong động mang trong mình tham vọng chinh phục và chế
ngự thiên nhiên.

2. Lối nhận thức tư duy


 Nghề nông, lúa nước sống phụ thuộc vào thiên nhiên rất nhiều. Không phải chi
phụ thuộc vào một hai hiện tượng riêng lẻ nào, mà là cùng một lúc phụ thuộc vào tất cả :
trời, đất, nắng, mưa... Nắng, mưa nhiều quá, hoặc không nắng, không mưa đều nguy hiểm
cả. Cho nên về mặt nhận thức, người phương Đông hình thành lối tư duy tổng hợp. tổng
hợp kéo theo biện chứng. Cái nhà người làm nông nghiệp quan tâm không phải là tập hợp
của các yếu tố riêng rẽ mà là những mối quan hệ qua lại giữa chúng. Tổng hợp có nghĩa
là bao quát được mọi yếu tố, còn biện chứng là chú trọng đến mối quan hệ giữa chúng.
Đó chính là đặc trưng tư duy của văn hóa gốc nông nghiệp và nông nghiệp lúa nước là
điển hình. Cho nên người Việt ta có câu nói: “Trông cho chân cứng đá mềm- Trời êm
biển lặng mới yên tấm lòng”, “ Ráng mỡ gà ai có nhà phải chống; Quạ tắm thì ráo, sáo
tắm thì mưa”

.Ngược lại, đối tượng quan tâm của nghề chăn nuôi không tản mạn mà tập trung
vào đàn gia súc, con vật Xuất phát từ một chinh thể cụ thể là con vật nà xe chia ra thành
các bộ phận. Và thế là tư duy tất yếu đi theo lối phân tích về các yếu tố cấu thành. Vì mối
liên hệ giữa chúng trong chinh thể là lẽđương nhiên nên đối tượng quan t âm ở đây tập
trung vào các bộ phận riêng lẻ. Phân tích kéo theo siêu hình, chú trọng cácyếu tố, trừu
tượng hóa chúng khỏi các mối liên hệ. Phân tích và siêu hình là đặc trưng tư duy của văn
hóa gốc du mục mà phương Tây là điển hình. Tư duy này là cơ sở cho sự hình thành và
phát triển khoa học. Một tư tưởng được coi là khoa học và khi nó được biên giải, lập luận
chặt chẽ và kiểm tra được bằng thực nghiệm khoa học hình thành theo con đường thực
nghiệm, khách quan, lí tỉnh, đẻ ra tính chặt chẽ và sức thuyết phục. Tuy nhiên, do phương
pháp khoa học bao giờ cũng giới hạn đối tượng, cho nên cái đúng của khoa học chỉ là
đúng trong phạm vị những giới hạn ấy thôi. Do đó, nó luôn chứa khiếm khuyết, thậm chí
sai lầm, tư tưởng trước sai sẽ có tư tưởng sau thay thế nên khoa học phát triển nhanh. Còn
lối tư duy tổng hợp và biện chứng thì sự chú ý về chi tiết có phần bị phân tán, không có
điều kiện cho việc hình thành những khoa học chuyên sâu nhưng lại là cơ sở cho đạo hoc
là hệ thống những tri thức thu được bằng con đường kinh nghiệm, chủ quan, cảm tính,
tuy sức thuyết phục thấp vì không được biện luận, chứng minh, nhưng diễn đạt ngắn gọn
súc tích và đẻ ra tinh thần thúy.

3. Tổ chức cộng đồng

Con người làm nông họ sống cố định một chỗ, nên gắn bó lâu dài với nhau hình
thành những con người nông nghiệp sống trọng tình cảm, nhường nhịn hòa thuận lẫn
nhau. Trong cuộc sống hằng ngày họ luôn lấy cơ sở tình nghĩa làm đầu: “Một hồ cái lý
không bằng một tí cái tình”

Vì sống tình cảm nên họ rất trọng văn, trọng đức, trọng phụ nữ. Người phương
Đông họ rất coi trọng ngôi nhà do đó họ cũng rất coi trọng phụ nữ Trong truyền thống
Việt Nam, tinh thần coi trọng ngôi nhà à coi trọng cái bếp à coi trọng người phụ nữ là
hoàn toàn nhất quán và rõ nét: Phụ nữ Việt Nam là người quản lí kinh tế, tài chính trong
gia đình – người nắm tay hòm chìa khóa. Chính bởi vậy mà người Việt Nam coi Nhất vợ
nhì trời; Lệnh ông không bằng cồng bà…; còn theo kinh nghiệm dân gian thì Ruộng sâu
trâu nái, không bằng con gái đầu lòng. Phụ nữ Việt Nam cũng chính là người có vai trò
quyết định trong việc giáo dục con cái: Phúc đức tại mẫu, Con dại cái mang. Vì tầm quan
trọng của người mẹ cho nên trong tiếng Việt, từ cái với nghĩa là “mẹ” đã mang thêm
nghĩa “chính, quan trọng”: sông cái, đường cái, đũa cái, cột cái, trống cái, ngón tay cái,
máy cái…Tư tưởng coi thường phụ nữ là từ Trung Hoa truyền vào (Nhất nam viết hữu,
thập nữ viết vô; Nam tôn nữ ti; Tam tòng); đến khi ảnh hưởng này trở nên đậm nét (từ lúc
nhà Lê tôn Nho giáo làm quốc giáo), người dân đã phản ứng dữ dội về việc đề cao “Bà
chúa Liễu” cùng những câu ca dao như: Ba đồng một mớ đàn ông, Đem bỏ vào lồng cho
kiến nó tha, Ba trăm một mụ đàn bà, Đem về mà trải chiếu hoa cho ngồi!

4. Lối ứng xử với môi trường xã hội


Người phương Đong họ sống định cư gần gũi với nhau nên hình thành lối sống
Dung hợp trong tiếp nhận; mềm dẻo, hiếu hòa trong đối phó.

Loại hình văn hóa phương Tây có lối sống trọng lí, ứng xử theo nguyên tắc, thói
quen tôn trọng pháp luật. Coi trọng vai trò cá nhân (dẫn đến lối sống ganh đua, cạnh tranh
nhau một cách khốc liệt), ứng xử theo nguyên tắc (khiến cho người phương Tây có được
thói quen sống theo pháp luật từ khá sớm). Trong ứng xử với môi trường xã hội thì độc
đoán trong tiếp nhận, cứng rắn, hiếu thắng trong đối phó.

Không cần kẻ bảng nữa, dư

Chăn nuôi du mục Nông nghiệp trồng trọt

Đặc trưng - Nghề nghiệp: Chăn nuôi - Nghề nghiệp: Trồng trọt

- Đồng cỏ (khô, cao) - Khí hậu: Nóng ẩm mưa nhiều

- Đồng bằng (ẩm, thấp)

Văn hóa Văn hóa gốc phương Tây (châu Văn hóa gốc phương Đông,
Âu) => đề cao tính cá nhân
(châu Á, châu Phi) => đề cao tính
cộng đồng

Môi trường tự nhiên - Sống du cư, di chuyển, trọng - Sống định cư, ổn định, trọng
động tĩnh

- Coi thường, tham vọng chế - Sùng bái, tôn trọng, sống hòa
ngự thiên nhiên hợp với thiên nhiên

Lối nhận thức tư duy Thiên về phân tích và siêu hình Thiên về tổng hợp và biện chứng
(trọng yếu tố); khách quan, lý (trọng quan hệ); chủ quan, cảm
tính và thực nghiệm tính và kinh nghiệm

Tổ chức cộng đồng Nguyên tắc: Trọng sức mạnh Nguyên tắc : Trọng tình, trọng
( kéo theo trọng tài, trọng võ, đức, trọng văn, trọng nữ
trọng nam) coi trọng vai trò cá
Cách thức: Linh hoạt và dân chủ,
nhân.
trọng tập thể.
Cách thức: Nguyên tắc và quân
chủ, trọng cá nhân

Lối ứng xử với môi Độc tôn trong tiếp nhận; cứng Dung hợp trong tiếp nhận; mềm
trường xã hội. rắn, hiếu thắng trong đối phó dẻo, hiếu hòa trong đối phó

Kết luận

Câu 2. Hãy chứng minh rằng văn hoá Việt Nam thuộc loại hình văn hoá gốc
nông nghiệp trồng trọt điển hình.

Việt Nam là một nước nằm trong khu vực Đông Nam Á, với điều kiện vị trí địa lí,
tự nhiên thuận lợi, nằm ở góc tận cùng phía Đông – Nam Châu Á, khí hậu nóng ẩm, mưa
nhiều, có nhiều con sông lớn như sông Hồng, sông Mekong… nhiều vùng đồng bằng phù
sa màu mỡ trú phú nên đã hình thành nghề trồng trọt. Vì vậy văn hóa Việt Nam thuộc
loại hình văn hóa nông nghiệp điển hình. Tất cả những đặc trưng của loại hình văn hóa
gốc nông nghiệp trồng trọt đều được thể hiện rất rõ nét trong đặc trưng văn hóa Việt
Nam.
- Môi trường tự nhiên: Cư dân Việt Nam chủ yếu sinh sống bằng nghề nông,
trong cách ứng xử với tự nhiên, do nghề trồng trọt buộc người dân phải sống định cư để
chờ cây cối lớn lên, đơm hoa, kết trái và thu hoạch, từ đó ưa thích lối sống ổn định, cho
rằng” An cư lạc nghiệp”, ổn định chỗ ở rồi mới bắt đầu sự nghiệp. Người Việt thích cuộc
sống định cư, ổn định, không thích sự di chuyển, thay đổi, tình cảm gắn bó với quê
hương xứ sở, với làng, nước… nên hình thành lối sống tự trị, kép kín, hướng nội. Do
sống phụ thuộc vào thiên nhiên nên cư dân nông nghiệp có ý thức tôn trọng và ước vọng
sống hòa hợp với thiên nhiên. Người Việt Nam mở miệng ra là nói “nhờ trời”, “lạy trời”
Các tín ngưỡng và lễ hội sung bái tự nhiên rất phổ biến ở các tộc người trên khắp mọi
vùng đât nước. Người nông dân Việt trong tâm thức luôn coi trời là chỗ dựa co nên ta có
thể bắt gặp trong những câu ca dao như:

“Lạy trời mưa xuống

Lấy nước tôi uống

Lấy ruộng tôi cày

Lấy đầy bát cơm

Lấy rơm đun bếp”

Hay như:

“Ơn trời mưa nắng phải thì

Nơi thì bừa cạn nơi thì cày sâu”.

- Lối nhận thức, tư duy tổng hợp: Vì nghề nông, nhất là nghề nông nghiệp lúa
nước, cùng một lúc phụ thuộc vào nhiều yếu tố thiên nhiên như: thời tiết, nước, khí hậu,...
“ trông trời, trông đất, trông mây; trông mưa, trông gió, trông ngày, trông đêm…” nên về
mặt nhận thức, hình thành nên lối tư duy tổng hợp- biện chứng. Người làm nông quan
tâm không phải là từng yếu tố riêng lẻ mà là những mối quan hệ giữa chúng. Như: “Quạ
tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa; Được mùa lúa thì úa mùa cau, được mùa cau thì đau mùa
lúa; Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng, bay vừa thì râm”…
- Về mặt tổ chức cộng đồng, người Việt có lỗi sống cố định lâu dài nên tạo ra
những mối quan hệ tình cảm thân thiết, gắn bó, hình thành nên lối sống Trọng tình.
Nhưng cũng từ đây hình thành lối sống tự trị, khép kín, hướng nội. Lỗi sống trọng tình
cảm tất yếu dẫn đến thái độ người Việt trọng đức, trọng văn, trọng phụ nữ. …Trong
truyền thống Việt Nam, tinh thần coi trọng ngôi nhà, coi trọng cái bếp và coi trọng người
phụ nữ là hoàn toàn nhất quán và rõ nét: Phụ nữ Việt Nam là người quản lí kinh tế, tài
chính trong gia đình – người nắm tay hòm chìa khóa. Chính bởi vậy mà người Việt Nam
coi Nhất vợ nhì trời; Lệnh ông không bằng cồng bà…; còn theo kinh nghiệm dân gian thì
Ruộng sâu trâu nái, không bằng con gái đầu lòng. Phụ nữ Việt Nam cũng chính là người
có vai trò quyết định trong việc giáo dục con cái: Phúc đức tại mẫu, Con dại cái mang. Vì
tầm quan trọng của người mẹ cho nên trong tiếng Việt, từ cái với nghĩa là “mẹ” đã mang
thêm nghĩa “chính, quan trọng”: sông cái, đường cái, đũa cái, cột cái, trống cái, ngón tay
cái, máy cái…Tuy nhiên trong một giai đoạn của xã hội cũ, tư tưởng trọng nam khinh nữ
đã bị truyền vào Việt Nam và đã bị người dân phản ứng một cách dữ dội. Vậy nên không
phải ngẫu nhiên mà vùng nông nghiệp Đông Nam Á này được nhiều học giả phương Tây
gọi là “xứ sở Mẫu hệ”. Cho đến tận bây giờ, ở các dân tộc ít chịu ảnh hưởng của văn hóa
Trung Hoa như Chàm hoặc hoàn toàn không chịu ảnh hưởng như nhiều dân tộc Tây
Nguyên (Êđê, Giarai…), vai trò của người phụ nữ vẫn rất lớn: phụ nữ chủ động trong hôn
nhân, chồng về ở đằng nhà vợ, con cái đặt tên theo họ mẹ… Cũng không phải ngẫu nhiên
mà cho đến nay, người Khmer vẫn gọi người đứng đầu phum, sóc của họ là mê phum, mê
sóc (mê=mẹ), bất kể đó là đàn ông hay đàn bà. Tất cả đều do những đặc trưng của nền
văn hóa gốc nông nghiệp để lại từ đời xưa. Sự gắn bó cộng đồng tạo nên lối sống trọng
tình nghĩa: Lá lành đùm lá rách; Bầu ơi thương lấy bí cùng…; các quan hệ ứng xử thường
đặt lý cao hơn tình: Một bồ cái lý không bằng một tí cái tình. Lối tư duy tổng hợp – biện
chứng, luôn đắn đo cân nhắc của người làm nông nghiệp cộng với nguyên tắc trọng tình
đã dẫn đên lối sống linh hoạt, luôn thay đổi để thích hợp với từng hoàn cảnh: Ở bầu thì
tròn, ở ống thì dài; Đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy; … Mặt trái của tính
linh hoạt là thói tùy tiện biểu hiện ở tật co giãn giờ giấc, sự thiếu tôn trọng pháp luật.
- Trong lối ứng xử với môi trường xã hội, tư duy tổng hợp và phong cách linh
hoạt còn quy định thái độ dung hợp trong tiếp nhận: ở Việt Nam không những không có
chiến tranh tôn giáo mà, ngược lại, mọi tôn giáo thế giới (Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo,
Thiên chúa giáo…) đều được tiếp nhận. Đối phó với các cuộc chiến tranh xâm lược,
người Việt Nam luôn hết sức mềm dẻo, hiếu hòa. Ngày xưa, trong kháng chiến chống
ngoại xâm, mỗi khi thế thắng đã thuộc về ta một cách rõ ràng, cha ông ta thường dừng lại
chủ động cầu hòa, “trải chiếu hoa” cho giặc về, mở đường cho chúng rút lui trong danh
dự.

Như vậy, loại hình văn hóa Việt Nam được xem là loại hình văn hóa gốc nông
nghiệp trồng trọt điển hình, đều được thể hiện rõ nét trong cách tổ chức đời sống phương
thức tư duy, lối ứng xử của người Việt và được xem là nét đặc trưng trong văn hóa Việt
Nam.

Câu 3. Hãy chỉ ra khả năng vận dụng, thích nghi và ứng phó với môi trường tự
nhiên của người Việt được thể hiện ở lĩnh vực văn hoá vật chất.

Trong văn hóa sản xuất vật chất, người Việt đã biết tận dụng và ứng phó với môi
trường tự nhiên. Từ điều kiện tự nhiên nóng ẩm, mưa nhiều… thuận lợi phát triển nghề
nông trồng lúa nước và giữa vị trí chủ đạo, chi phối toàn bộ nền kinh tế của XH VN
truyền thống. Quá trình cải tạo và chinh phục tự nhiên, chinh phục đầm lầy, lấn biển, đắp
đê chống lụt… đã trở thành những vùng đồng bằng Bắc bộ, Bắc Trung bộ và Nam bộ để
chuyên canh lúa nước. Ngoài ra, với điều kiện tự nhiện thuận lợi, người Việt còn tận
dụng để trồng các loại cây cho củ, cho quả, cho lá cây, cho sợi để làm các nghề thủ
công… Tận dụng điều kiện tự nhiên để chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm, các nguồn lợi
thủy hải sản từ tự nhiên.
Trong văn hóa ẩm thực: Hai yếu tố có tính trội chi phối đến văn hóa vật chất của người
Việt là tính chất sông nước và thực vật.

Trong văn hóa ẩm thực : Sự chi phối của hai yếu tố tự nhiên này được thể hiện
trước hết trong việc lựa chọn cơ cấu một bữa ăn truyền thống với 3 thành phần chính:
cơm – rau – cá. Cơm được làm từ gạo, đứng vị trí đầu tiên trong bữa ăn “Người sống vì
gạo, các bạo vì nước”, bữa ăn của người Việt gọi là bữa cơm. Người Việt không chỉ tận
dụng cây lúa thành gạo để nấu cơm mà còn biết tận dụng từ gạo để làm bún và làm bánh:
bánh lá, bánh đúc, bánh tráng… Gạo nếp dùng làm xôi, làm bánh mặn, bánh ngọt…
Thành phần thứ hai trong cơ cấu bữa ăn người Việt là rau quả. Là nước nằm trong vành
đai khí hậu nhiệt đới gió mùa, nông nghiệp lại là ngành kinh tế chủ yếu nên rau quả vô
cùng phong phú. Việc dùng rau trong cơ cấu bữa ăn chứng tỏ khả năng tận dùng môi
trường tự nhiên của người Việt.

Người Việt thường hay nói “Đói ăn rau, đau uống thuốc”, “Ăn cơm không rau như
đánh nhau không có người gỡ”, “Ăn cơm không rau như người giàu chết không kèn
trống”. Rau quả đặc thù trong cơ cấu bữa ăn là rau muống và dưa cà: “Anh đi anh nhớ
quê nhà, Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương”. Cà và dưa cà, dưa cải là những món
ăn hợp thời tiết, được người Việt ưa thích và thường được dự trữ để ăn thường xuyên: “có
dưa chừa rau”, “có cà thì tha gắp mắm”, “thịt cá là hoa, tương cà là gia bản”. Bên cạnh
các loại rau quả là thành phần chính trong cơ cấu bữa ăn còn có những loại rau quả dùng
làm gia vị như: hành, gừng, ớt, tỏi, rau răm, rau diếp cá… Gia vị cũng là thành phần
không thể thiếu trong bữa ăn của người Việt. Thành phần thứ ba trong bữa ăn của người
Việt là cá. Việt Nam có phía Đông giáp với biển Đông lài có hệ thống sông ngòi, ao hồ
chằng chịt nên dùng các trong cơ cấu bữa ăn cũng là khả năng tận dụng môi trường tự
nhiên của người Việt. Cá đứng thứ ba trong cơ cấu bữa ăn và đứng đầu trong bảng các
loại thức ăn thủy sản (so với tôm, cua, mực…). Người Việt thường nói: “Cơm với cá như
má với con”. “Có cá đổ vạ cho cơm”, “con cá đành ngã bát cơm”. Người Việt còn tận
dụng các loài thủy sản để chế biến ra một thứ đồ chấm đặc biệt là nước mắm và mắm các
loại: nước mắm Vạn Vân, cá rô đầm sét, các loại nước mắm nổi tiếng: Nghệ An, Phan
Thiết, Phú Quốc. Thực phẩm được chế biến từ thủy sản cũng rất đa dạng: nấu chin, ướp
mắm, phơi khô. Chế biến cũng có nhiều cách: chiên, xào, kho, luộc, nướng, gỏi… Văn
hóa ẩm thực của người Việt thể hiện ở việc ăn uống theo mùa, theo vùng miền. Đó là
biểu hiện của lối ứng xử thích nghi với môi trường tự nhiên, thích nghi với nền kinh tế tự
cung tự cấp.

Trong văn hóa trang phục: Quan niệm về mặc Chú trọng tính bền chắc.(Ăn
chắc, mặc bền). Thích trang phục kín đáo, giản dị. Người Việt biết tận dụng các điều kiện
tự nhiên chọn các màu sắc trang phục phù hợp với môi trường sông nước như màu nâu,
màu đen…phù hợp với môi trường sông nước, với công việc lao động “chân lấm tay
bùn”. Các màu sắc dương tính (đỏ, vàng..) chỉ mặc vào dịp lễ hội -Người Việt rất có ý
thức về việc làm đẹp (Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân). Có ý thức làm đẹp. Người Việt
sử dụng các chất liệu may mặc có sẵn trong tự nhiên, mang đậm dấu ấn nông nghiệp
trồng trọt, sống ở xứ nóng nên chọn các chất liệu mỏng, nhẹ, thoáng mát như tơ tằm, sợi
bông, sợi đay….

Kiểu trang phục truyền thống của người Việt: - Trang phục truyền thống của phụ
nữ thời phong kiến gồm: váy, yếm, áo tứ thân, quần lĩnh, khăn chít đầu, thắt lưng. Trong
đó chiếc váy được bảo tồn như là một trong những nét bản sắc văn hóa dân tộc để phân
biệt với trang phục người Tàu.Trong các dịp lễ hội, phụ nữ mặc áo dài (tứ thân hoặc năm
thân với nhiều màu sắc). Màu sắc trang phục truyền thống của người Việt là màu nâu
(màu đất) và màu đen. Điều đó cũng phản ánh phong cách truyền thống của người VN là
ưa sự kín đaó, giản dị, đồng thời cũng thể hiện sự thích nghi với môi trường sống và sinh
hoạt của nghề nông trồng lúa nước. Ngoài ra chiếc nón lá cũng là một bộ phận kèm theo
không thể thiếu trong trang phục của phụ nữ VN truyền thống. Nón có vành rộng và có
mái dốc do đặc thù khí hậu nắng lắm mưa nhiều. Trang phục truyền thống của nam giới
thường ngày là áo cánh, quần lá tọa phù hợp với khí hậu nóng bức và công việc đồng
áng. Ngày lễ tết, lễ hội thì đội khăn xếp, mặc áo the, quần ống sớ. Tóm lại trang phục của
người Việt thể hiện sự ứng xử linh hoạt để đối phó với môi trường tự nhiên vùng nhiệt
đới và nghề nông.

Trong văn hóa ở: Ngôi nhà là một trong những yếu tố quan trọng đảm bảo cho
cuộc sống định cư ổn định (An cư lạc nghiệp). Kiến trúc nhà mang dấn ấn của vùng sông
nước, lá nhà sàn thích hợp cho cả miền sông nước lẫn miền núi để ứng phó với những tác
động xấu của môi trường. Không gian nhà là không gian mở, có cửa rộng thoáng mát và
giao hợp với thiên nhiên.

Vật liệu làm nhà: có sẵn trong tự nhiên như gỗ, tre, nứa... thể hiện khả năng sáng
tạo trong việc thích nghi và tận dụng các ĐVTN

Chọn hướng nhà và chọn đất làm nhà: hướng nhà ưa thích của người Việt là
hướng nam hoặc đông nam, các hướng này sẽ tận dụng được gió mát từ biển thổi vào và
tránh được nắng nóng. Chọn đất làm nhà chịu sự ảnh hưởng của quan niệm âm dương -
ngũ hành. Trong quan niện về kiến trúc, xây nhà, dựng cửa: người Việt biết chọn hướng
nhà, chọn đất, tránh hướng gió độc, đó lấy hướng mặt trời, hay xây dựng nhà cửa gần
sông suối để tiện nước sinh hoạt (“nhất cận thị, nhị cận giang”), trồng trọt. Một điểm đặc
biệt trong kiến trúc nhà cửa là các kiến trúc đều thuận theo phong thủy. Đó là sự hài hòa
giữa thề đất, thế núi, ngồn nước… Điều này thể hiện rất rõ trong kiến trúc thành quách
như thành Thăn Long, thành nhà Hồ, kinh thành Huế… hay trong thuyết tam tài của
người dân: “thiên-địa- nhân”

Trong văn hóa đi lại : điều kiện tự nhiên thuận lợi, nhiều sông ngòi…tận dụng
sông nước nên phương tiện đi lại của người Việt chủ yếu là thuyền, ghe, đò, xuồng. Giao
thông đường bộ kém phát triển vì lối sống định cư nên cư ân ít có nhu cầu đi lại, do nền
kinh tế tự cung tự cấp nên hạn chế nhu cầu trao đổi, mua bán giữa các vùng và do sông
ngòi dày đặc. Do đó, chỉ mới có những con đường nhỏ, cư dân chủ yếu là đi bộ, vận
chuyển nhờ ngựa, voi, trấu; quan lại đi bằng cáng, kiệu.…

Câu 4: Hãy chỉ ra sự ứng xử với môi trường xã hội của người Việt được thể
hiện ở lĩnh vực văn hóa vật chất.

Một cộng đồng cư dân không chỉ sống trong quan hệ với tự nhiên mà còn luôn
phải quan hệ với các dân tộc xung quanh – đó là môi trường xã hội. Trong lĩnh vực văn
hóa vật chất, ứng xử với môi trường xã hội của người Việt được thể hiện ở việc coi trọng
nông nghiệp , chính sách khuyến nông tích cực, khuyến khích khai hoang, mở rộng diện
tích canh tác, bảo vệ sức kéo trong văn hóa sản xuất vật chất.
- Trong văn hóa ẩm thực: thể hiện ở tính cộng đồng và tính mực thước lễ nghi:

+ Về tính cộng đồng: Bữa ăn của người Việt là ăn chung, các thành viên trong bữa
ăn liên quan và phụ thuộc nhau. Vì mang tính cộng đồng nên trong bữa ăn của cười Việt
rất thích trò chuyện và quây quần bên nhau.

+ Tính mực thước và lễ nghi: Do lối sống cộng đồng cùng với sự chi phối của
quan niệm Nho giáo coi trọng tôn ti, thứ bậc nên người Việt rất coi trọng nghi lễ và thái
độ ứng xử, ý tứ trong bữa ăn. 

- Trong văn hóa trang phục: Chúng ta thường chú trọng về tính bền bỉ “Ăn chắc
mặc bền”, ưa chuộng những trang phục kín đáo, ưa thích các màu sắc như nâu, đen,
chàm,...phù hợp với môi trường sông nước, lao động. Các màu sáng hơn như đỏ, vàng,...
chỉ mặc vào dịp lễ hội. Bên cạnh đó trang phục của người phụ nữ thời phong kiến gồm:
váy, yếm, áo tứ thân, quần lĩnh, khăn chít đầu, thắt lưng. Trong đó chiếc váy được bảo
tồn như một trong những nét bản sắc văn hóa dân tộc phân biệt với trang phục người Tàu.
Qua đó ta thấy trong sự ứng xử với môi trường xã hội, trang phục của người Việt thể hiện
quan niệm thẩm mỹ về vẻ đẹp kín đáo, giản dị. 

- Trong văn hóa ở: Ngôi nhà là một trong những yếu tố quan trọng đảm bảo cho
cuộc sống định cư ổn định “An cư lạc nghiệp”. Kiến trúc nhà ở mang tính cộng đồng,
giao thông đi lại chủ yếu bằng đường thủy nên văn hóa cũng gắn liền với những phương
tiện đi lại, coi đó như là nền tảng cho thái độ ứng xử văn hóa với môi trường xã hội.

- Trong văn hóa đi lại: Giao thông đường bộ kém phát triển vì lối sống định cư
nên cư dân ít có nhu cầu đi lại, do nền kinh tế tự cung tự cấp nên hạn chế nhu cầu trao
đổi, mua bán giữa các vùng và do sông ngòi dày đặc. Do đó, chỉ mới có những con
đường nhỏ, cư dân chủ yếu là đi bộ, vận chuyển nhờ ngựa, voi, trâu; quan lại đi bằng
cáng, kiệu. Về giao thông đường thủy thì chiếm ưu thế do địa hình nhiều sông ngòi, bờ
biển kéo dài từ Bắc chí Nam nên người Việt đi lại chủ yếu bằng thuyền, ghe,
xuồng,...Cuộc sống sinh hoạt gắn liền với sông nước nên hình ảnh dòng sông, con đò đã
ăn sâu vào trong tư duy, cách nghĩ và coi đó như là nền tảng cho thái độ ứng xử đối với
môi trường xã hội. 

Câu 5: Hãy chỉ ra mối liên hệ giữa thuyết âm dương – Ngũ hành với sự hình
thành các triết lý sống của người Việt.

Nền tảng nhận thức của người Việt dựa trên thuyết âm dương – ngũ hành, đây là
hệ tư tưởng triết học Trung Hoa cổ đại, phản ánh về bản chất và quy luật tồn tại của vạn
vật trong vũ trụ bao gồm nhận thức về tự nhiên về đời sống xã hội con người. Trang văn
hóa bản địa của người Việt cổ, cũng đã có sẵn ý niệm về sự tồn tại các cặp đôi, các hiện
tượng như trời/đất, nóng/lạnh, sự đối ngẫu âm/dương, ý niệm về sự đối xứng, các tín
ngưỡng nghi lễ, các câu chuyện thần thoại. Là cơ sở để thuyết âm dương ngũ hành ăn sâu
trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt, trở thành cơ sở nhận thức, từ đó người
Việt hình thành triết lý sống cho mình và truyền bá cho thế hệ sau.

Thuyết âm dương là một học thuyết nhằm lý giải sự ra đời của vạn vật vũ trụ và
con người từ những hiện tượng đối lập trái dấu. Biểu hiện của thuyết âm dương là việc
suy luận ra những đặc trưng văn hóa gốc và suy luận ra những cặp đối lập, từ những cặp
đối lập đó họ dùng hai quy luật là âm dương chuyển hóa và âm dương đối nghịch giao
hòa để lý giải sự vận động của mọi sự vật hiện tượng. 

Còn thuyết ngũ hành là sự giải thích về sự hình thành vũ trụ, vạn vật và con
người từ năm trạng thái vận động của năm vật chất thiết yếu: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ.
Bằng phương pháp trừu tượng hóa, hình tượng hóa, họ đã tìm ra vô số sự vật hiện tượng
tương ứng hành nào thì xếp vào hành đó. Và sau đó họ dùng hai vật ngũ hành để chỉ ra
mối quan hệ và biến hóa giữa chúng gồm ngũ hành tương sinh và ngũ hành tương khắc.
Ngũ hành được ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống như việc làm nhà, việc xây mồ mả,
trong việc chữa bệnh,...Ví dụ: trong việc làm nhà, theo nguyên lý tương sinh thì Kim sinh
Thủy nên người mệnh Kim có thể sử dụng gam màu xanh lam và đen – là màu sắc đại
diện cho Thủy trong ngũ hành. 
Từ thuyết Âm dương – Ngũ hành, người Việt đã hình thành nên những triết
lý sống:

● Triết lý về sự cân xứng, cặp đôi: người Việt quan niệm âm dương luôn tồn
tại trong sự cặp đôi tương xứng, cân bằng âm dương thì sự vật mới hoàn thiện, trọn vẹn,
vững bền hợp quy luật. Các cặp âm dương thường được sử dụng cặp đôi như cha/mẹ,
ông/bà, trời/đất, đất/nước…
● Triết lý sống quân bình, hài hòa âm dương: từ triết lý âm dương người Việt
quan niệm mọi sự vật tồn tại trong trạng thái cân bằng, hài hòa âm dương thì mới bền
vững, không bị biến đổi trạng thái. Người Việt sống theo triết lý quân bình, duy trì trạng
thái âm dương bù trừ nhau từ việc ăn uống tời việc làm nhà ở, cho đến việc ứng xử hài
hòa trong quan hệ với người khác để không làm mất lòng ai khiến cho người Việt tự bằng
lòng, an phận với những gì mình đang có, không hiếu thắng, do đó thường phê phán thái
độ sống cực đoan. Có những câu như “Già néo đứt dây” hay “Đầy quá sẽ đổ” là ví dụ cho
triết lý này.
● Triết lý sống lạc quan: vận dụng quy luật âm dương vào trong cuộc sống,
người Việt thường có cái nhìn bình tĩnh, lạc quan trước mọi sự biến, nhận thức được quy
luật chuyển hóa âm dương nên có cái nhìn biện chứng về cuộc sống. Tuy nhiên, nếu lạc
quan thái quá sẽ dẫn đến thái độ tiêu cực, phó mặc cho số phận, không nỗ lực cố gắng hết
mình. Ta hay nói “Trong rủi có may, trong họa có phúc” hay “Khổ trước sướng sau”.

Câu 6: Hãy trình bày những hiểu biết của anh chị về Phật giáo ở Việt Nam và
vai trò của Phật giáo đối với đời sống văn hóa tinh thần của người Việt xưa và nay.

Phật giáo được du nhập vào Việt Nam từ rất sớm, bằng nhiều con đường khác
nhau. Theo đường biển, các nhà sư Ấn Độ đã đến Việt Nam ngay từ đầu Công nguyên.
Luy Lâu, trị sở quận Giao Chỉ, đã sớm trở thành một trung tâm Phật giáo quan trọng.
Cũng do Phật giáo đã được truyền trực tiếp từ Ấn Độ vào Việt Nam ngay từ đầu công
nguyên nên từ Buddha tiếng Phạn đã được phiên âm trực tiếp sang tiếng Việt thành Bụt.
Trong con mắt của người Việt nam nông nghiệp, Bụt như một vị thần luôn có mặt ở khắp
nơi, sẵn sàng xuất hiện cứu giúp người tốt và trừng trị kẻ xấu. Sau này, sang thế kỷ IV -
V lại có thêm luồng Phật giáo Đại thừa Bắc tông từ Trung Hoa tràn vào. Chẳng mấy
chốc, nó đã lấn át và thay thế luồng Nam tông có từ trước đó. Từ Buddha vào tiếng Hán
được phiên âm lại thành Phật-đồ vào tiếng Việt rút gọn lại còn Phật. 

Nội dung của Phật giáo gồm Khổ và Diệt khổ. Đức Phật đã mô tả đặc điểm giáo lý
của Ngài: “Ta chỉ dạy có 2 điều: đau khổ và cách chấm dứt sự đau khổ”. cốt lõi của học
thuyết này là Tứ diệu đế:

- Khổ đế là chân lý về bản chất của nỗi khổ. Khổ là gì? Đó là trạng thái buồn
phiền phổ biến ở con người do sinh, lão, bệnh, tử, do mọi nguyện vọng không được thỏa
mãn.

- Nhân đế là chân lý về nguyên nhân của nỗi khổ. Đó là do ái dục và vô minh.


Dục vọng thể hiện thành hành động gọi là Nghiệp; hành động xấu khiến con người phải
nhận hậu quả của nó, thành ra cứ luẩn quẩn trong vòng luân hồi không thoát ra được.

- Diệt đế là chân lý về cảnh giới diệt khổ. Nỗi khổ sẽ được tiêu diệt khi nguyên
nhân gây ra khổ bị loại trừ. Sự tiêu diệt khổ đau gọi là niết bàn. Đó là thế giới của sự giác
ngộ và giải thoát.

- Đạo đế là chân lý chỉ ra con đường diệt khổ. Con đường diệt khổ giải thoát và
giác ngộ đòi hỏi phải rèn luyện đạo đức, tư tưởng và khai sáng trí tuệ. Ba môn học này
được cụ thể hóa trong khái niệm bát chính đạo. 

Từ Trung Hoa, có ba tông phái Phật giáo được truyền vào Việt Nam: Thiền tông,
Tịnh độ tông và Mật tông.

- Thiền tông: là tông phái Phật giáo do nhà sư Ấn Độ Bồ-đề-đạt-ma sáng lập ra ở
Trung Quốc vào đầu thế kỷ VI. Thiền tông đòi hỏi nhiều công phu và khả năng trí tuệ, do
vậy chỉ phổ biến ở giới trí thức thượng lưu, cũng nhờ họ ghi chép lại mà nay ta được biết
về lịch sử Thiền tông Việt Nam khá rõ. 
- Tịnh Độ tông: khác với Thiền tông, Tịnh Độ tông chủ trương dựa vào sự giúp
đỡ từ bên ngoài để cứu chúng sinh thoát khổ. Đó là việc hướng họ đến một cõi niết-bàn
cụ thể gọi là cõi Tịnh Độ (yên tĩnh, trong sáng). Nhờ cách tu đơn giản, Tịnh Độ tông trở
thành Phật giáo của giới bình dân và phổ biến khắp cõi Việt Nam: Đâu đâu ra cũng gặp
người tụng niệm A-di-đà Phật!

- Mật tông: là phái chủ trương sử dụng những phép tu huyền bí như dùng linh
phù, mật chú, ấn quyết,... để thu hút tín đồ và mau chóng đạt đến giác ngộ và giải thoát.
Vào Việt Nam, Mật tông không tồn tại độc lập như một tông phái riêng mà nhanh chóng
hòa vào dòng tín ngưỡng dân gian với những truyền thống cầu đồng, dùng pháp thuật,
yểm bùa trị tà ma và chữa bệnh...

Bên cạnh đó, Phật giáo Việt Nam thiên về phương hướng nhập thế, giúp ích giúp
đời. Điển hình Phật giáo Việt Nam thiên về nữ tính. Ví dụ Phật quan thế âm bồ tát gốc
Ấn Độ là Phật ông nhưng khi về Việt Nam thành Phật bà quan âm nghìn mắt nghìn tay,
ngoài ra ta còn có những Phật bà riêng cho Việt Nam từ sự dung hợp với Phật giáo gốc
của Ấn độ. Ví dụ: Phật bà ở Chùa Hương, Chùa bà Đanh, Chùa bà Đen,... Từ đó thấy
rằng đa số những ngôi Chùa ở Việt Nam mang tên các bà hơn là các ông, điều đó thể hiện
sự nữ tính của Phật giáo Việt Nam. 

Trong đời sống tinh thần, Phật giáo cũng ảnh hưởng rất nhiều đến tư tưởng, văn
hóa, phong tục tập quán. 

- Ảnh hưởng của Phật giáo về mặt tư tưởng: luật nhân quả của Đạo Phật, theo
đạo lý duyên sinh, một nhân đơn độc không bao giờ có khả năng sinh ra quả, và một nhân
bao giờ cũng đóng vai trò quả, cho một nhân khác. Về giáo lý nghiệp báo hay nghiệp
nhân quả báo của Đạo Phật đã được truyền vào nước ta rất sớm.  Luật nhân quả giúp
người ta biết lựa chọn ăn ở hiền lành, dù tối thiểu thì đó cũng là kết quả tự nhiên âm thầm
của lý nghiệp báo, nó chẳng những thích hợp với giới bình dân mà còn ảnh hưởng đến
giới trí thức. Ta có những câu thành ngữ thể hiện Luật nhân quả như “Ác giả ác báo”;
“chạy trời không khỏi nắng”;...
- Ảnh hưởng phật giáo qua tập tục ăn chay, thờ phật, phóng sanh và bố thí: Về
ăn chay, hầu như tất cả người Việt Nam đều chịu ảnh hưởng nếp sống văn hóa này. Ăn
chay và thờ phật là việc đi đôi với nhau của người Việt Nam. Vì khi đã trở về với phật
pháp, mỗi người phật tử phải thọ giới và trì giới, trong đó giới căn bản là không sát sanh
hại vật, mà trái lại phải thương yêu mọi loài. Trong hành động lời nói và ý nghĩa, người
phật tử phải thể hiện lòng từ bi. Điều không thể có được khi con người còn ăn thịt, còn
uống máu chúng sanh. Để đạt được mục đích đó, người phật tử phải dùng đến phương
pháp ăn chay. 

Cũng xuất phát từ tinh thần từ bi của đạo phật tục lệ bố thí và phóng sanh đã ăn
sâu vào đời sống sinh hoạt của quần chúng. Đến ngày rằm và mùng một, người Việt
thường hay mua chim, cá, rùa... để đem về chùa chú nguyện rồi đi phóng sanh. Người
Việt cũng thích làm phước bố thí và sẵn sàng giúp đỡ kẻ nghèo khó, hoạn nạn, vào các
ngày lễ hội lớn họ tập trung về chùa. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại những biểu hiện
mang tính chất hình thức trên này càng bị thu hẹp. Thay vào đó mọi người tham gia vào
những đợt cứu trợ, tương tế cho các đồng bào gặp thiên tai, hoạn nạn, hoàn cảnh sống
gặp khó khăn đúng với truyền thống đạo lý của dân tộc lá lành đùm lá rách.

- Ảnh hưởng Phật giáo qua tập tục cúng rằm, mùng một và lễ chùa: Theo đúng
truyền thống tập tục cúng rằm, mùng một là tập tục cúng sóc vọng, tức là ngày mặt trời
mặt trăng thông suốt nhau, cho nên thần thánh, tổ tiên có thể liên lạc, thông thương với
con người, sự cầu nguyện sẽ đạt tới sự cảm ứng với các cõi giới khác và sự cảm thông sẽ
được thiết lập là ngày trong sạch để các vị tăng kiểm điểm hành vi của mình, gọi là ngày
Bố tát và ngày sám hối, người tín đồ về chùa để tham dự lễ sám hối, cầu nguyện bỏ ác
làm lành và sửa đổi thân tâm. Ngoài việc đi chùa sám hối, ở nhà vào ngày rằm và mùng
một, họ sắm đèn, nhang, hương hoa để dâng cúng Tam Bảo và tổ tiên Ông Bà, thể hiện
lòng tôn kính, thương nhớ những người quá cố và cụ thể hóa hành vi tu tâm dưỡng tánh
của họ. Bên cạnh việc đi chùa sám hối vào ngày rằm, mùng một , người Việt Nam còn có
tập tục khác là đi viếng chùa, lễ Phật vào những ngày hội lớn như ngày rằm tháng giêng,
rằm tháng tư (Phật Đản) và rằm tháng bảy (lễ vu lan). Đây là một tập tục, một nhu cầu
không thể thiếu được trong đời sống người Việt.  

- Ảnh hưởng Phật giáo qua nghi thức ma chay, cưới hỏi:  Khi trong gia đình
(theo Đạo Phật) có người qua đời, thân quyến đến chùa thỉnh chư tăng về nhà để giúp đỡ
phần tang lễ (thường gọi là làm ma chay). Thông thường các nghi thức trong tang lễ được
diễn ra tuần tự như sau : (1) Nghi thức nhập liệm người chết; (2) lễ phát tang; (3) lễ tiến
linh (cúng cơm); (4) khóa lễ kỳ siêu cho hương linh; (5) lễ cáo Triều Tổ (cáo tổ tiên ông
Bà trước giờ di quan); (6) lễ di quan và hạ huyệt; (7) Đưa lư hương, long vị, hình vong về
nhà hoặc chùa; (8) lễ an sàng; (9) cúng thất (tụng kinh cầu siêu và cúng cơm cho hương
linh trong bảy tuần gồm 49 ngày, mỗi tuần cúng một lần); (10) lễ tiểu tường (giáp năm,
sau ngày hương linh mất một năm); (11) lễ đại tường (lễ xả tang, sau ngày hương linh
qua đời hai năm). 

Về việc cưới hỏi, Trước khi tiến tới hôn nhân, nhiều đôi bạn trẻ theo tín ngưỡng
Phật giáo, thường đến chùa khấn nguyện với chư Phật phù hộ cho mối lương duyên của
họ được thuận buồm xuôi gió. Đến ngày cưới hỏi, họ được hướng dẫn về chùa để chư
tăng làm lễ "hằng thuận quy y" trước khi rước dâu. Đó là một lễ chúc lành ngắn gọn và
được chư tăng khuyên dạy một số nguyên tắc đạo đức Phật giáo, để làm kim chỉ nam cho
cuộc sống mới. 

Ngoài những phong tục tập quán trên còn những phong tục khác như tập tục đốt
vàng mã, tập tục coi ngày giờ, tập tục xin xăm bói quẻ,...

Phong tục tập quán tại Việt Nam trong quá trình tồn tại và phát triển đã chịu nhiều
tác động của trào lưu văn hóa khác nhau. Trong đó Phật giáo đã dự phần quan trọng trong
việc định hình và duy trì không ít các tập tục dân gian mà chúng ta thấy vẫn còn tồn tại
cho tới ngày nay. 

Về pháp luật, Phật giáo với tư tưởng từ, bi, hỷ, xả, phổ độ chúng sinh, hiếu, hòa,
nhân ái, vị tha. Mặc dù Phật giáo cùng với Nho giáo, Đạo giáo du nhập vào Việt Nam
vào những năm đầu công nguyên, nhưng Phật giáo vẫn chiếm ưu thế hơn hẳn. Có ba
nguyên nhân giải thích vì sao Phật giáo chiếm ưu thế:

Đầu tiên, vì Phật giáo đi theo đường hòa bình.

Thứ hai, vì Phật giáo đi theo tư tưởng từ, bi, hỷ, xả, phổ độ chúng sinh phù hợp
với văn hóa trọng tình cảm của văn hóa gốc nông nghiệp nên Phật giáo dễ dàng được du
nhập hơn. Bên cạnh đó sự dung hợp tiếp biến của Phật giáo Việt Nam trong giai đoạn này
cụ thể như dung hợp với tín ngưỡng dân gian, dung hợp với văn hóa dân tộc Việt rất rõ
nét.

Thứ ba, vì nhân dân Bắc thuộc thì nhờ tư tưởng từ, bi, hỷ, xả, phổ độ chúng sinh,
văn hóa trọng tình cảm nên ai theo Phật giáo đều ngộ ra quan niệm về chân lý “tam độc”.
Những người theo Phật giáo họ tin tưởng rằng “ác giả ác báo”, “gieo nhân nào gặt quả
đó”, tư tưởng luân hồi nên họ không tham lam, sinh hận và si mê, họ cũng không ham mê
của cải vì của cải là vô thường, chết đi cũng không thể mang theo. Đồng thời họ tin vào
trời xanh có mắt, tin vào luật nhân quả dẫn tới việc họ cũng chẳng tìm tới pháp luật vì họ
tin rằng trời sẽ trừng phạt những kẻ xấu và không cần tìm đến pháp luật và họ nghĩ việc
kiện tụng có thể là việc xấu nên họ không làm để tích đức cho con cháu. Bên cạnh đó, họ
có tính cách cam chịu và tin rằng việc diễn ra với mình là số phận và không muốn kiện
tụng. 

Điều đó cho thấy pháp luật là thứ không cần thiết và những người theo Phật giáo
chỉ nghĩ đến pháp luật như biện pháp cuối cùng.  

Vai trò: 
Ngay từ đầu, người Việt đã có tín ngưỡng dân gian riêng của mình. Người Việt coi
Ông trời như là một đấng tối cao, ở trên cao thấu rõ mọi nỗi khổ của con người, giúp họ
đạt được ước nguyện, trừng trị kẻ ác... Quan niệm này khiến cư dân Việt dễ tiếp nhận
thuyết nhân quả, luân hồi của đạo Phật. Từ đó Phật giáo đã bén rễ sâu vào truyền thống
tín ngưỡng và văn hóa dân gian của quần chúng, khẳng định sự hiện diện qua hàng ngàn
ngôi chùa trên khắp mọi miền đất nước. Với người Việt, giáo lý Phật giáo đã thấm sâu
vào triết lý sống, ngôi chùa là nơi giáo dục đạo đức và lòng hướng thiện, là nơi an cư của
tâm hồn, là trung tâm sinh hoạt cộng đồng và cũng là nơi ẩn chứa các giá trị văn hóa
truyền thống đã có lịch sử từ lâu. 
Và đến ngày nay, trong số các tôn giáo có mặt ở Việt Nam, Phật giáo vẫn là tôn
giáo lớn nhất, có ảnh hưởng sâu sắc và rộng rãi nhất. Theo viện nghiên cứu tôn giáo thì
hiện nay Việt Nam có khoảng 7 đến 8 triệu tín đồ Phật giáo, chiếm đến 10% dân số. Hiện
nay, số lượng người đi chùa ngày càng đông, có niềm tin vào thuyết nhân quả, luân hồi.
Ăn chay vào các ngày rằm, mồng một, có treo ảnh phật và bàn thờ Phật trong nhà. Qua
đó ta thấy được vai trò của Phật giáo trong đời sống văn áo tinh thần của người Việt từ
xưa đến nay.

Câu 7: Hãy trình bày hiểu biết của anh/chị về Nho giáo ở Việt Nam và vai trò
của Nho giáo đối với đời sống văn hóa tinh thần của người Việt xưa và nay
Nho giáo có từ thời cổ đại ở Trung Hoa do Khổng Tử (551-479) tập hợp hoàn
thiện, sau đó được Mạnh Tử phát triển thêm. Nho giáo là một học thuyết chính trị đạo
đức nhằm duy trì ổn định và trật tự xã hội bằng phương pháp Nhân trị, Đức trị. Nho giáo
du nhập vào Việt Nam từ thời Bắc thuộc và đến thế kỉ XV, Nho giáo được xem là đạt đến
cực thịnh khi nhà Lê tuyên bố lấy Nho giáo làm quốc giáo. Các triều đại phong kiến Đại
Việt lấy Nho giáo làm nền tảng để xây dựng hệ tư tưởng, đạo đức, giáo dục, pháp luật,
qua đó để xây dựng mô hình nhân cách con người.
Nội dung của Nho giáo
Con đường du nhập của Nho giáo vào Việt Nam
Tuy nhiên do sự phân phối của văn hóa bản địa nên Nho giáo Trung Hoa đã được
người Việt tiếp nhận và vận dụng một cách sáng tạo và linh hoạt. Nho giáo khi vào Việt
Nam đã bị biến đổi cho phù hợp với truyền thống văn hoá của dân tộc và có những đặc
điểm như sau:
● Thứ nhất, quan niệm trung quân ở Việt Nam luôn gắn liền với
ái quốc và trong nhiều trường hợp thì nước được đề cao hơn vua. Người
Việt Nam tiếp thu tư tưởng trung quân Nho giáo trên cơ sở tinh thần yêu
nước và tinh thần dân tộc sẵn có, khiến cho cái trung quân đó bị biến đổi và
gắn liền với ái quốc. Khi mâu thuẫn xuất hiện giữa vua với đất nước, dân
tộc thì đất nước, dân tộc là cái quyết định.
● Thứ hai, các khái niệm cơ bản của Nho giáo như: nhân, lễ,
nghĩa, trí, tín cũng đã bị khúc xạ qua lăng kính người Việt. Vì trọng tính
vốn là truyền thống lâu đời của văn hoá phương Nam nên khi tiếp cận Nho
giáo, người Việt đã tâm đắc với chữ “Nhân” hơn cả. “Nhân” gắn liền với
“Nghĩa” như trong Cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi: “Việc nhân nghĩa cốt ở
yên dân”.
● Thứ ba, tư tưởng trọng nam khinh nữ của Nho giáo khi vào
Việt Nam cũng bị làm cho nhẹ bớt đi bởi truyền thống trọng phụ nữ vốn có
trong văn hoá bản địa. Phụ nữ Việt Nam ngày xưa không được đến trường,
việc của họ là phải ở nhà chăm sóc cho chồng con, làm các công việc bếp
núc nhưng dần dần sự hy sinh chăm sóc của người phụ nữ Việt Nam đã
được ghi nhận và trân trọng hơn. Bóng dáng người phụ nữ không thể thiếu
trong 1 gia đình hạnh phúc chuẩn mực như câu “đàn ông xây nhà, đàn bà
xây tổ ấm”
● Thứ tư, là xu hướng trọng văn. Ở Việt Nam văn được coi
trọng hơn hẳn võ. Tuy luôn phải đối phó với chiến tranh nhưng người Việt
ít quan tâm tới các kì thi võ mà chỉ ham học chữ, thi văn. Người Việt Nam
nhìn thấy ở Nho giáo một công cụ văn hoá, một con đường làm nên nghiệp
lớn: Chẳng tham ruộng cả ao liền, tham vì cái bút cái nghiên anh dồ. 
● Cuối cùng là thái độ với nghề buôn. Ở Việt Nam với văn hoá
nông nghiệp đậm nét, với tính cộng đồng và tính tự trị, lại có truyền thống
khinh rẻ nghề buôn. Nó đã bám rễ vào suy nghĩ và tình cảm của mỗi người
khiến nghề buôn trong lịch sử Việt Nam không thể phát triển, tạo quan
niệm “Trọng nông ức thương”. Điều này khiến cho Việt Nam nông nghiệp
vốn đã âm tính lại càng duy trì được sự ổn định lâu dài, tránh mọi nguy cơ
đồng hoá
Ảnh hưởng của Nho giáo 

● Trong tư tưởng, văn hóa người Việt thể hiện qua nhiều khía
cạnh như trọng nam khinh nữ, quan niệm về trinh tiết, tôn ti thứ bậc trong
gia đình cũng như phép tắc, giáo dục thi cử. Ngoài ra còn mang tới hệ quả
về khái niệm chuẩn mực của người quân tử, kẻ tiểu nhân trong xã hội,
chuẩn mực đạo đức của người làm quan trong xã hội. Nghĩa là người quân
tử, người làm quan trong xã hội cũ giống như những người đứng đầu trong
xã hội ngày nay, họ cũng đòi hỏi sự chuẩn mực về đạo đức và quan niệm về
người lãnh đạo trong xã hội vẫn còn nguyên giá trị trong xã hội ngày nay
(có đạo đức, lễ nghĩa, phép tắc, là người chính trực). 
● Tới pháp luật: Nho giáo có truyền thống tư tưởng trọng đạo lí
hơn pháp lí, với tư tưởng đó thường là nguyên nhân khiến người ta không
tìm đến pháp luật để giải quyết tranh chấp mà người ta thường điều tiết
bằng đạo đức. Nho giáo là học thuyết tư tưởng chính trị đạo đức nhằm duy
trì sự ổn định và trật tự của xã hội bằng biên pháp đức trị và nhân trị.
Khổng Tử nói: “Nếu nhà cầm quyền chuyên dùng pháp chế, cấm lệnh mà
dắt dẫn dân chúng; chuyên dùng hình phạt mà trị dân, thì dân sợ mà chẳng
phạm pháp đó thôi, chứ họ chẳng biết hổ ngươi. Vậy, muốn dẫn dắt dân
chúng, nhà cầm quyền phải dùng đức hạnh; muốn trị dân, nhà cầm quyền
phải dùng lễ - tiết, thì chẳng những dân biết hổ ngươi, họ lại còn cảm hóa
mà trở nên tốt lành”. Tức là khi dùng pháp luật để trừng phạt thì người dân
sẽ sợ và không làm điều sai trái. Nhưng nếu họ trốn được hình phạt thì họ
vẫn sẽ tiếp tục làm điều sai trái đó vì họ không biết liêm sĩ. Nhưng khi cai
trị bằng đức trị thì con người sẽ biết liêm sĩ, biết đúng sai và họ sẽ làm điều
đúng cho thấy sự tự nguyện của người dân, họ sợ sự cắn rứt lương tâm mà
không làm điều sai trái. Điều đó dẫn đến hệ quả của ngày nay vẫn còn đâu
đó số ít người dân ngại tìm đến pháp luật. Tuy pháp luật ngày nay bảo vệ
quyền lợi của con người nhưng người dân vẫn chưa có thói quen tìm đến
pháp luật nhiều trong việc xử kiện. Họ thường có xu hướng muốn “dĩ hoà
vi quý”, giải quyết nhẹ nhàng trong nội bộ, tránh kiện tụng phức tạp. Đó là
biểu hiện của tư tưởng ngày xưa vẫn còn chi phối rất nhiều trong người dân
● Vai trò của Nho giáo đối với đời sống văn hóa tinh thần
của người Việt xưa và nay
Nho giáo góp phần xây dựng xã hội ổn định, nề nếp, tôn ti trật tự, kỉ
cương. Đề cao các giá trị đạo đức, nhân cách và các giá trị tinh thần, xây
dựng mô hình nhân cách của con người theo chuẩn mực đạo đức Nho giáo.
Nho giáo đã trở thành nền tảng tư tưởng chi phối đến mọi mặt của đời sống
xã hội Việt Nam, là nền tảng tư tưởng chính trị để tổ chức bộ máy nhà
nước, là cơ sở pháp lý để quản lí duy trì sự ổn định của xã hội dựa trên các
mối quan hệ cộng đồng xã hội và gia đình theo quan niệm tam cương, ngũ
thường. Đối với văn hoá tinh thần, Nho giáo góp phần làm hình thành dòng
văn hoá quan phương chính thống, bên cạnh dòng văn hoá dân gian gắn với
ý thức tộc người, làm nên cốt lõi của văn hoá dân tộc người. Ngoài ra Nho
giáo đã chi phối trực tiếp và toàn diện hệ thống giáo dục, thi cử truyền
thống, từ mục đích đến nội dung và phương pháp giáo dục. Những đặc
điểm của nền giáo dục Nho giáo đã tạo nên truyền thống hiếu học và tôn sư
trọng đạo của người Việt Nam “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”, đề cao Nhân -
Lễ - Nghĩa - Trí – Tín – Ðức 

Câu 8: Hãy trình bày dấu ấn của văn hóa nông nghiệp ảnh hưởng đến văn
hóa giao tiếp ứng xử của người Việt, theo các bạn những đặc điểm giao tiếp nào cần
giữ gìn và phát huy
Việt Nam là một nước nằm trong khu vực Đông Nam Á, với điều kiện vị trí địa lí,
tự nhiên thuận lợi, nằm ở góc tận cùng phía Đông – Nam Châu Á, khí hậu nóng ẩm, mưa
nhiều, có nhiều con sông lớn như sông Hồng, sông Mekong… nhiều vùng đồng bằng phù
sa màu mỡ là điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp lúa nước nên văn hóa Việt
Nam thuộc loại hình văn hóa nông nghiệp điển hình. Từ điều kiện đó tạo nên nghề nghiệp
gốc của người dân Việt Nam là gốc nông nghiệp. Có thể nói rằng cái văn hóa gốc nông
nghiệp đó chi phối đến toàn bộ văn hóa Việt Nam. Trong đó nó ảnh hưởng đến phần giao
tiếp ứng xử. Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu những đặc điểm văn hóa gốc nông nghiệp nó
ảnh hưởng đến đặc trưng giao tiếp ứng xử của người Việt truyền thống như thế nào và hệ
quả tới ngày nay ra sao
Nói đến giao tiếp Việt Nam ta nói đến 2 đặc trưng cơ bản nhất: thái độ của người
Việt đối với việc giao tiếp và ứng xử của người Việt đối với việc giao tiếp
- Thứ nhất là về thái độ, người Việt thích giao tiếp và coi trọng giao tiếp. Ta có thể
lí giải lí do này như sau. Vì từ lối sống cộng đồng của văn hóa gốc nông nghiệp, lối sống
ổn đinh, định canh định cư nó chi phối đến cuộc sống nông nghiệp khép kín, người ta
sống cả đời ở 1 làng quê, sống và gắn bó 3-4 thế hệ ở 1 làng quê nên họ luôn coi trọng
tính cộng đồng và coi trọng sự giao tiếp ứng xử. Họ thích giao tiếp để gắn chặt mối quan
hệ, sống gần gũi với nhau hơn. Biểu hiện chính là họ thích chào hỏi bắt chuyện, thăm hỏi
nhau và rất hiếu khách. Chỉ cần câu chào hỏi đơn giản nhưng thể hiện được sự quan tâm
tới cộng đồng xung quanh, người Việt còn cho rằng những người biết giao tiếp ăn nói tốt
thì sẽ rất dễ sống. Hệ quả của điều đó tới ngày nay là người Việt chúng ta có sự gắn bó,
dễ dàng làm quen và kết thân với nhau hơn nhờ sự giao tiếp tốt. Tuy nhiên điều này cũng
gây không ít khó khăn và cản trở cho những người ngại giao tiếp, họ khó để hoà nhập vào
một môi trường mới và thường dễ bị đánh giá là “chảnh”, “lạnh lùng” khi không thể giao
tiếp với mọi người xung quanh. Trong giao tiếp ứng xử người Việt vừa rụt rè vừa cởi mở.
Sản phẩm của văn hoá gốc nông nghiệp là tính cộng đồng và tính tự trị. Trong 1 cộng
đồng thân thuộc thì ta quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau. Nhưng sang cộng đồng xã hội
khác ta không có những mối quan hệ sở hữu chung thì ta e dè, dè chừng trong các mối
quan hệ và trở nên khách sáo, đưa đẩy. Từ đó cách giao tiếp ta không được thoải mái, mở
lòng mà rào trước đón sau. Đôi khi chúng ta cũng cư xử vừa cởi mở vừa rụt rè trong tính
chất “Nước đôi lượng phân” của văn hóa sản phẩm của nhà nông Việt Nam
- Thứ hai là về ứng xử, người Việt có thói quen quan sát đánh giá đối tượng giao
tiếp, đây là sản phẩm của cuộc sống cộng đồng. Bởi người ta quan niệm hoàn cảnh sống,
môi trường sống sẽ tác động đến tính cách, quan điểm sống của 1 con người. Và từ quan
niệm cộng đồng đó sẽ chi phối đến cách nhìn nhận, giúp ta nhận biết người đó là tốt hay
xấu. Ngoài ra người Việt còn có thuật coi tướng số. Họ quan sát các đặc điểm trên gương
mặt của đối tượng giao tiếp như mắt, mũi, miệng,… rồi sau đó đưa ra các nhận định về
đối phương. Có những nhận định tốt nhưng cũng không tránh được các nhận định xấu
dẫn đến việc đánh giá sai đối phương. Thuật coi tướng số không xấu nhưng đôi khi nó
làm cho con người ta đánh giá chủ quan về người khác mà không xem xét cân nhắc về
tính cách, cách giao tiếp ứng xử của họ ngoài đời thường. Ngoài ra ta không khó để bắt
gặp những người coi trọng danh dự hay thậm chí là mắc bệnh sĩ diện. Điều này vừa ảnh
hưởng của văn hoá gốc nông nghiệp vừa ảnh hưởng từ Nho giáo. Coi trọng danh dự là
tốt, điều đó thể hiện mình là người biết coi trọng bản thân không để người khác làm tổn
thương hay có những hành động không tôn trọng mình nhưng mắc bệnh sĩ diện là xấu.
Người mắc bệnh sĩ diện thường hay tỏ vẻ mình không thua kém ai hoặc che giấu sự kém
cỏi của mình để mong được người khác coi trọng nên trong giao tiếp ứng xử họ thường
“khua môi múa mép” cho rằng mình biết nhiều và thể hiện sự không tôn trọng với đối
phương. Thói quen sĩ diện được thể hiện rất rõ ở các làng, do danh dự sĩ diện mà các cụ
già ở quê có thể to tiếng với nhau chỉ vì một miếng ăn” một miếng giữa làng bằng một
sàng xó bếp”. Một điều đáng chú ý là người Việt rất sợ tai tiếng nhưng cũng rất thường
xuyên đánh giá mang tai tiếng cho người khác. Tai tiếng điều tiếng có thể giết chết 1 con
người như câu nói “ Trăm năm bia đá cũng mòn, ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ”.
Vì coi trọng cuộc sống cộng đồng, nương tựa lẫn nhau nên ta sợ mất lòng, sống cả nể dẫn
đến việc nói chuyện vòng vo tam quốc không đi thẳng vào vấn đề. Đây cũng là 1 việc cần
thay đổi trong giao tiếp ứng xử của người Việt. Ta sợ cách nói thẳng dễ gây tổn thương
hoặc mang cảm giác vô duyên nên thường nói vòng vo không đi vào trọng tâm. Điều này
có thể gây khó chịu cho đối phương, vừa làm mất thời gian vừa mang cảm giác “văn vở”
dong dài.
Như vậy, hầu như tất cả đặc trưng của loại hình văn hoá gốc nông nghiệp đều
được thể hiện rõ nét và có sự ảnh hưởng đến văn hoá giao tiếp ứng xử của người Việt.
Tuy vậy có những đặc điểm giao tiếp ta nên loại bỏ và chỉ giữ lại, phát huy những đặc
điểm giao tiếp tốt đẹp như cách nói giảm nói tránh để vừa lịch sự vừa tránh gây tổn
thương đến đối phương. Cách giao tiếp này cần được phát huy bởi sự ý tứ, tế nhị và thể
hiện ta là một người có giáo dục. Tiếp theo là thái độ thích và coi trọng giao tiếp. Điều
này giúp ta dễ hoà nhập với cộng đồng xung quanh, đặc biệt là khi ra một môi trường
mới như ở nước ngoài thì ta sẽ dùng tiếng Việt, dùng văn hoá giao tiếp của người Việt
mình để dễ dàng tìm kiếm sự giúp đỡ của cộng đồng người Việt. Cách giao tiếp rất quan
trọng, nếu bạn giao tiếp tốt thì chắc chắn bạn sẽ dễ dàng nhận được nhiều cơ hội tới cho
bản thân, ngược lại nếu bạn e dè ngại ngùng hay thậm chí giao tiếp một cách khách sáo,
đưa đẩy thì đó là điều cần tránh vì nó sẽ gây ấn tượng xấu cho đối phương và có thể bạn
sẽ đánh mất cơ hội cho bản thân mình. Ta cũng cần phát huy cách nói chuyện thẳng thắn,
đi vào trọng tâm nhưng cũng cần phân biệt được giữa thẳng thắn và vô duyên để không bị
mất điểm trong giao tiếp. Cách nói chuyện thẳng thắn không vòng vo tam quốc cho thấy
ta là người quyết đoán, có chính kiến nên rất cần được giữ gìn và phát huy.
Câu 9 : Hãy trình bày đặc điểm của gia đình Việt Nam truyền thống qua đó
chỉ ra vai trò của gia đình trong việc hình thành nhân cách cá nhân. 
Gia đình là tế bào của xã hội, là đơn vị cộng đồng ra đời cùng xã hội loài người
bắt nguồn từ mối quan hệ nam nữ và việc sinh đẻ nuôi dạy con cái. Tính chất của gia đình
trong lịch sử thay đổi theo phương thức sản xuất và thể chế chính trị xã hội. Vì vậy cách
thức tổ chức gia đình với tư cách là 1 tế bào của xã hội và sự ứng xử của văn hóa gia đình
cũng là 1 thành tố của văn hóa xã hội
Theo sự chi phối của phương thức sản xuất nông nghiệp và tư tưởng Nho giáo nên
gia đình Việt Nam truyền thống có đặc điểm sau đây:
● Gia đình Việt Nam là gia đình tiểu nông có nhiều thế hệ cùng
chung sống, có tính cố kết bền vững bởi quan hệ cùng nơi, cùng huyết
thống và quan hệ gắn kết. Nói đến gia đình tiểu nông thì ta có thể nói đến
tính cộng đồng và lối sống trọng tình rất rõ nét. Mỗi gia đình thì có từ 3 đến
4 thế hệ cùng sống chung dưới 1 mái nhà, ta hay nói đó là kiểu gia đình tam
đại đồng đường hay tứ đại đồng đường. Vì vậy các thành viên trong gia
đình rất gắn bó, yêu thương, đùm bọc, nương tựa lẫn nhau. Ta có những
câu ca dao tục ngữ như “Trẻ cậy cha, già cậy con”, “Con dại thì cái mang”,
“Chị ngã em nâng”,… biểu hiện cho sự gắn kết trong gia đình Việt Nam
truyền thống.
● Ngoài ra gia đình VN còn chịu ảnh hưởng của gia đình Nho
giáo, tổ chức gia đình theo kiểu Nho giáo là phụ quyền và đa thê. Tức là
con cái mang họ bố, người bố có quyền uy tuyệt đối trong gia đình và chịu
trách nhiệm chính về mọi mặt: kinh tế, giáo dục, xã hội,… Từ đó ta có
những câu như “Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” trong hôn nhân. Các nghi lễ
xung quanh việc kết hôn cho thấy hôn nhân là công việc cộng đồng chứ
không phải cá nhân. Vì nó là điểm bắt đầu cho 1 cộng đồng gia đình mới.
Cho nên, người đàn bà lý tưởng phải có sức khoẻ lao động tốt có thể đảm
nhiệm 1 nhiệm vụ hết sức quan trọng là duy trì nòi giống cho gia đình,
dòng họ nhà chồng. Từ đó dẫn đến quan niệm “Trọng nam khinh nữ”, chế
độ đa thê “Trai năm thê bảy thiếp, gái chính chuyên một chồng”, chế độ
phụ quyền. Hiện nay đặc điểm của gia đình phụ quyền vẫn còn tồn tại,
người đàn ông vẫn thể hiện vai trò quan trọng trong gia đình nhưng chế độ
đa thê đã bị loại bỏ vì pháp luật Việt Nam không cho phép
Gia đình có vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng, giáo dục, nâng đỡ suốt đời
người, là môi trường để hình thành và phát triển nhân cách, là nơi để rèn luyện lối sống
có đạo lý, có tình người. Giáo dục gia đình là sự trao truyền lối sống và kinh nghiệm sống
dựa trên những chuẩn mực chung của xã hội, của cộng đồng và nếp nhà (gia phong) qua
các thế hệ một cách tự nhiên và như một nhu cầu tồn tại. Giáo dục gia đình rất quan
trọng, đó là cái nôi để hình thành nhân cách cá nhân. Nếu như giáo dục gia đình giữ vai
trò quyết định trong giáo dục truyền thống, thì giáo dục đạo đức là cốt lõi của giáo dục
gia đình. Trong giáo dục đạo đức, người ta đặc biệt chú ý đến cách ứng xử với người
xung quanh. Họ dạy con “Học ăn, học nói, học gói, học mở”, “tiên học lễ, hậu học văn”.
Cá nhân phải ứng xử hành động theo chuẩn mực cộng đồng chứ không phải theo cái mà
anh ta cho là sai hay đúng.
Từ những điều đó đã hình thành nên nhân cách con người, biết ăn nói đàng hoàng
lễ phép, có trước có sau. Ngoài ra trong gia đình truyền thống Việt Nam việc giáo dục tôn
ti trật tự, thứ bậc trong gia đình được đề cao. Người ta chú ý việc giáo dục cho các thành
viên phải tôn kính và thờ phụng tổ tiên khi còn sống cũng như lúc qua đời, từ đó giúp con
cái luôn nhớ về cội nguồn, biết “Uống nước nhớ nguồn”. Ngoài ra gia đình truyền thống
Việt Nam còn chú ý đến việc giáo dục tình yêu thương đùm bọc giữa các cá nhân trong
gia đình, tình cảm anh em còn được đề cao hơn tình cảm vợ chồng như câu “ Anh em
như thể tay chân” hay “Chị ngã em nâng”. Trong gia đình Việt Nam truyền thống cũng
rất chú trọng đến việc giáo dục đạo làm con, đến nghĩa vụ và trách nhiệm của con cái đến
ông bà cha mẹ thông qua những câu ca dao tục ngữ, châm ngôn. Ngoài ra họ còn giáo
dục ý thức tự lao động để kiếm sống, phải cần cù lao động, phê phán kẻ lười “Tay làm
hàm nhai, tai quai miệng trễ”. 
Gia đình Việt Nam truyền thống có những đặc điểm tốt đẹp vẫn còn được lưu giữ
tới ngày nay, đó cũng là cái nôi để hình thành nhân cách của con người biết ăn nói lễ
phép, kính trên nhường dưới, luôn nhớ về gốc gác và có tình yêu thương dành cho gia
đình. Ðó đều là những truyền thống tốt đẹp cần được lưu giữ và phát huy đến các thế hệ
sau.

Câu 10: Hãy trình bày đặc trưng của văn hóa làng và ảnh hưởng của nó đến thói
quen, lối sống, cách tư duy, ứng xử của người Việt (ảnh hưởng đến Pháp luật). Sưu
tầm những câu thành ngữ, tục ngữ nói về văn hóa làng của người Việt.

Mở bài, nói qua về đặc điểm của làng xã, quản lý, gắn kết chặt chẽ với nhau.

Hai đặc trưng cơ bản bao trùm xuyên suốt của văn hóa làng xã truyền thống Việt Nam
chính là: tính cộng đồng và tính tự trị.

Đặc trưng của văn hóa làng :

Tính cộng đồng: là sự liên kết, gắn bó chặc chẽ, giữa các gia đình, gia tộc, giữa các
thành viên trong làng với nhau, là ứng xử trong mối quan hệ giữa các thành viên trong
làng với nhau.
Tính tự trị: là sự ứng xử trong mối quan hệ giữa làng này với làng khác, do tính cố kết
cộng đồng cao khiến cho mỗi làng trở thành 1 đơn vị độc lập, khép kín, co cụm lại, trong
không gian khá biệt lập của mỗi làng tạo nên tính chất tự trị của làng.

Biểu tượng truyền thống của tính cộng đồng là sân đình, bến nước, cây đa. Bất cứ làng
nào cũng có một ngôi đình bởi đó là trung tâm hành chính, nơi diễn ra mọi công việc
quan trọng như hội họp, bàn việc làng, việc nước, thu sưu thuế. Sau đó, đình làng là một
trung tâm văn hóa, nơi tổ chức các cuộc hội hè, biểu diễn chèo, tuồng hay ăn uống…
Nhưng quan trọng nhất đình làng chính là trung tâm về tôn giáo, tâm linh. Thế đình,
hướng đình được xem là yếu tố quyết định đến vận mệnh của cả làng. Và cuối cùng đình
làng là trung tâm tình cảm, nói đến làng người ta nghĩ ngay đến ngôi đình với nhiều tình
cảm gắn bó thân thương nhất, “Qua đình ngả nón trông đình/Đình bao nhiêu ngói thương
mình bấy nhiêu”.

Biểu hiện của tính cộng đồng:

● Về kinh tế: gắn kết với nhau về kinh tế giữa các thành viên trong làng xã, luôn
tương trợ giúp đỡ nhau trong lao động sản xuất, chống thiên tai, hạn hán, lũ lụt,
khi đói rét, mất mùa…
Một miếng khi đói bằng một gói khi mua.
Lá lành đùm lá rách.
● Về tình cảm: luôn giúp đỡ nhau khi có khó khăn, hoạn nạn, khi vui, khi buồn.
Một con ngựa đau cà tàu bỏ cỏ.
Bầu ơi thương lấy bí cùng.
● Về phong tục, tín ngưỡng: có chung phong tục, tập quán, tín ngưỡng, cùng thờ
chung một vị thần của làng (thành hoàng), cùng tham gia các hội hè, đình đám…
đặt lợi ích của cộng đồng lên trên lợi ích ca nhân.
● Về pháp luật: có qui ước, luật riêng của làng, mỗi thành viên trong cộng đồng
không được pháp luật công nhận với tư cách cá nhân, mà bị hòa tan trong cái
chung của cộng đồng, làng xã.
Một người làm quan cả họ được nhờ.
Phúc cùng hưởng, họa cùng chia.

Ý thức cộng đồng đã tạo nên một chất keo gắn bó các thành viên trong làng, khiến cho
làng trở thành một đơn vị cố kết chặt chẽ. Tính cộng đồng được hình thành trên nền tảng
của văn háo làng cũng chính là cơ sở để hình thành tinh thần đoàn kết dân tộc như một
giá trị tinh thần truyền thống quí báu của dân tộc ta.

Biểu tượng truyền thống của tính tự trị là lũy tre. Rặng tre bao bọc quanh làng trở thành
một thứ thành lũy kiên cố, bất khả xâm phạm. Lũy tre là một đặc điểm quan trọng làm
cho xóm làng khác biệt hẳn ấp lý Trung Hoa, có thành quất bằng đất bao bọc.

● Về không gian địa lý: cư dân mỗi làng sống quần tụ trong một không gian khá biệt
lập, bao quanh làng là lũy tre và cổng làng, mỗi làng như một vương quốc nhỏ
khép kín, làng nào làng ấy biết.
● Về kinh tế: mỗi làng tồn tại như một đơn vị kinh tế độc lập, có khả năng tự túc tự
cấp nên không có nhu cầu quan hệ giao thương với bên ngoài.
● Về mặt hành chính: mỗi làng có một đơn vị hành chính tự quản độc lập, có vai trò
và chức năng giải quyết mọi việc trong làng. Bộ máy hành chính của mỗi làng
gồm: Hội đồng kì mục (có chức năng như bộ phận lập pháp), lý dịch (có chức
năng như bộ phận hành pháp), lệ làng – hương ước là luật lệ của làng.
● Về tình cảm: các thành viên trong làng đều có quan hệ họ hàng nên quan hệ giao
lưu tình cảm cũng tự đầy đủ, khép kín trong phạm vi làng.
● Về tín ngưỡng: mỗi làng đều có thành hoàng là vị thần bảo trợ cho dân làng, có
hội hè, đình đám riêng của mỗi làng.

Sự độc lập về không gian địa lí, về kinh tế, về bộ máy hành chính, về tình cảm, phong
tục, tín ngưỡng đã khiến cho mỗi làng tồn tại như một vương quốc nhỏ, khép kín khá biệt
lập với làng khác và cũng thể hiện chức năng tự quản trong quan hệ với nhà nước.

Ảnh hưởng của tính cộng đồng :

Tích cực:
● Tinh thần đoàn kết, tương trợ, quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau.

Cuộc sống của cư dân người Việt do phải phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, vì vậy mà
trong cuộc sống họ thường liên kết với nhau, nương tựa nhau. Từ đó, hình thành nên nét
đặc trưng của làng xã Việt Nam là tính cộng đồng. Tính cộng đồng chú trọng sự đồng
nhất (cùng hội cùng thuyền, cùng cảnh ngộ), cho nên người Việt Nam luôn sẵn sàng đoàn
kết tương trợ giúp đỡ lẫn nhau, coi nhau như anh chị em trong nhà (tay đứt ruột xót, chị
ngã em nâng, lá lành đùm lá rách)

Ảnh hưởng của văn hóa gốc nông nghiệp là trọng tình. Trong quan hệ cũng như ứng xử
với môi trường tự nhiên, xã hội đều lấy cái tình làm tronhj. Con người Việt Nam có tinh
thần yêu nhà, yêu làng, yêu nước (lối sống định cư, quần tụ); sống trọng tình nghĩa (vì
phải dựa vào nhau, tương trợ, chia sẻ với nhau trong cuộc sống và lao động).

● Tính tập thể, hòa đồng, nếp sống dân chủ, bình đẳng:

Do đồng nhất cho nên người Việt Nam luôn có tính tập thể rất cao, gắn bó tập thể, hòa
đồng vào cuộc sống chung của tập thể;

● Tính cần cù, chịu khó, chịu khổ:

Cần cù trong lao động (do phải đối đầu với những thách thức của thời tiết như hạn hán, lũ
lụt, bão… những khó khăn trong việc sản xuất nông nghiệp cổ truyền) nên dân ta luôn có
tính cần cù, giỏi chịu đựng gian nam, gian khổ.

Tiêu cực:

Bắt nguồn từ chính những nguyên nhân đã làm thành ưu điểm, chẳng hạn:

● Nền nông nghiệp lúa nước là đặc trưng văn hóa của ta, nhưng cũng từ đó hình
thành tâm lý tiểu nông (sản xuất nhỏ, ít có tầm nhìn xa, bảo thủ);
● Lối sống coi trọng tình nghĩa là tốt, nhưng cũng từ đó nảy sinh ra mặt trái là tính
tùy tiện, ít trọng nguyên tắc, huề cả làng…
● Sự tiêu thủ của vai trò cá nhân: thường giải quyết xung đột theo lối hòa cả làng,
trong khi đó người phương Tây hoàn toàn sống độc lập, tách biệt.
● Thói dựa dẫm, ỷ lại, tư tưởng cầu an, cả nể:

“nước trôi thì bèo trôi, nước nổi thì thuyền nổi”, tệ hại hơn nữa là tình trạng “cha chung
không ai khóc”, “lắm sãi không ai đóng cửa chùa”… bên cạnh đó là tư tưởng cầu an (an
phận thủ thường) và cả nể ( làm gì cũng sợ bức dây động rừng) nên có việc gì thường chủ
trương đóng cửa bảo nhau

● Thói cào bằng, đố kị:

“Xấu đều hơn tốt lỏi”, “Khôn độc không bằng ngốc đàn”, “Chết một đống còn hơn sống
một người”… không muốn ai hơn mình, muốn mọi người đều đồng nhất, giống nhau.

Ảnh hưởng của tính tự trị:

Tích cực:

Tạo nên tinh thần tự lập cộng đồng: mỗi làng, mỗi tập thể hoạt động độc lập với tập thể
khác, phải tự lo liệu lấy mọi việc. Vì phải tự lo liệu, nên con người Việt Nam có truyền
thống cần cù, có tính chịu thương chịu khó đầu tắt mặt tối, bán mặt cho đất, bán lưng cho
trời. Nó cũng tạo nên nếp sống tự cấp tự túc: mỗi làng tự đáp ứng mọi nhu cầu cho cuộc
sống của làng mình; mỗi nhà có vườn rau, chuồng gà, ao cá tự đảm bảo nhu cầu về ăn, có
bụi tre, rặng xoan, gốc mít tự đảm bảo nhu cầu về ở.

Nói đến kết cấu quyền lực làng xã Việt Nam không thể không nói tính tự trị - tự quản qua
Hương ước. Hương ước tức là lệ làng thành văn bản. Luật nước dựa vào quyền lực của
chính quyền (có công an, có quân đội, có tòa án…), còn lệ làng thì dựa vào truyền thống
được cộng đồng chấp nhận và tuân thủ được hình thành từ kinh nghiệm của con người,
của cộng đồng từ đời này sang đời khác. Các hoạt động kinh tế - văn hóa của dân làng
diễn ra chủ yếu trong không gian làng, cuộc sống của họ thường tự túc tự cấp, cả cuộc
đời gắn bó với làng, biểu tượng truyền thống của tính tự trị - tự quản là lũy tre làng. Sự
tồn tại của lệ làng chính là sự nhân nhượng của luật nước. Nhìn chung, lệ làng phải tuân
theo luật nước, thậm chí bổ sung cho luật nước. Tuy nhiên ở nhiều nơi, nhiều lúc lệ làng
không theo luật nước, đưa đến tình trạng “phép vua thua lệ làng”.
Tinh thần đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau. Làng là tổ chức xã hội cơ sở đặc biệt của người Việt
mà từ đó tạo nên tính cách của người Việt, mà một trong những tính cách đó là tính cách
mạng, tính truyền thống ngàn đời, đó chính là ý thức độc lập và lòng yêu nước, tạo nên
tinh thần đoàn kết toàn dân như một số câu ca: Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác
giống nhưng chung một giàn; Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải
thương nhau cùng…

Có thể thấy tính tự trị, tự quản xét một cách sâu xa thể hiện tinh thần đoàn kết toàn dân, ý
thức độc lập dân tộc và lòng yêu nước được xuất phát và hun đúc từ truyền thống văn hóa
làng Việt Nam.

Tiêu cực:

Tính tự trị nhấn mạnh vào sự khác biệt, nên nó tạo nên tinh thần tự lập cộng đồng, mỗi
làng, mỗi tập thể đều phải tự lo lấy mọi việc;

● Chính từ đây nó đã tạo nên óc tư hữu ích kỷ : “Bẻ ai người nấy chống”, “Thân ai
người nấy lo, Ai có bò người nấy giữ”… Thế nhưng, chính người Việt của mình
lại phê phán chính mình: “Của mình thì giữ bo bo, Của người thì để cho bò nó ăn”,
“Của người thì Bồ tát, Của mình thì buộc lạt”…
● Tư tưởng bè phái, địa phương cục bộ, bảo thủ; phường nào biết phường nấy, chỉ lo
cho lợi ích nhóm:

“Trống làng nào, làng ấy đánh, Thánh làng nào, làng ấy thờ”, “Ta về ta tắm ao ta, Dù
trong dù đục ao nhà vẫn hơn”…

● Tính gia trưởng, tôn ty, lối sống kiểu gia đình chủ nghĩa.

Tính tôn ty, sản phẩm của nguyên tắc tổ chức nông thôn thôn theo huyết thống tự thân nó
không phải là xấu nhưng khi gắn với tính gia trưởng tạo nên tâm ý quyền huynh thế phụ,
áp đặt ý muốn của mình vào người khác; tạo nên thế lực vô lý “sống lâu ra lão làng”, “áo
mặc sao qua khỏi đầu”…
● Tính tự trị của làng xã tạo nên lối tư duy hướng nội, bảo thủ, trí tuệ, tâm lí không
thích sự thay đổi.

Chính từ những hạn chế nêu trên nên hiện nay trong quá trình hội nhập chúng ta
phải thay đổi một cách triệt để trong tư duy và trong hành động. Phát huy những đặc
tính nhân văn, nhân bản, bản sắc của văn hóa Việt, con người Việt. Khắc phục những
nhược điểm của tư tưởng sản xuất nhỏ, sẵn sàng hội nhập, tiếp thu tinh hoa văn hóa
thời đại. Văn hóa làng xã một lần nữa trở thành thành trì, pháo đài bảo vệ bản sắc
văn hóa dân tộc. Trên cơ sở tiếp thu một cách có chọn lọc, đào thải những yếu tố văn
hóa trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc để đưa đất nước hội nhập sâu trong công
cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Đồn rằng chợ Bỏi vui thay,

Đằng Đông có miếu, đằng Tây có chùa.

Giữa chợ lại có đền thờ,

Dưới sông nước chảy đò đưa dập dìu.

***

Quê em có gió bốn mùa,

Có trăng giữa tháng, có Chùa quanh năm.

Chuông hôm, gió sớm, trăng rằm,

Chỉ thanh đạm thế âm thầm thế thôi.

***

Nhà tôi nghề giã, nghề sông,


Lặng thì tôm cá đầy trong, đầy ngoài,

Cá trắng cho chí cá khoai,

Còn như cá lẹp cá mai cũng nhiều.

***

Trong đầm gì đẹp bằng sen,

Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng.

Nhị vàng bông trắng lá xanh,

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

***

Rủ nhau ra tắm hồ sen,

Nước trong bóng mát, hương chen cạnh mình.

Cứ chi vườn ngọc, ao quỳnh,

Thôn quê vẫn thú hữu tình xưa nay.

***

Quê em Đồng Tháp mênh mông,

Xanh tươi bát ngát ruộng đồng bao la.

Muốn ăn bông súng mắm kho,

Thì vô Đồng Tháp ăn no đã thèm.

***

Đồng Tháp Mười cò bay thẳng cánh,

Nước Tháp Mười lấp lánh cá tôm.


Ai đi Châu Đốc, Nam Vang,

Ghé qua Đồng Tháp bạt ngàn bông sen.

Câu 11:Hãy phân tích những nguyên nhân dẫn đến sự chuyển đổi cấu trúc văn hóa
Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại.

Này mình phân tích quá trình ảnh hưởng của văn hoá phương Tây vào VN, cụ thể
là Pháp, Mỹ, Liên xô và Đông Âu nha….

Còn những ý phía dưới, thêm bổ sung thôi nha, nó phù hợp với câu văn hoá Việt
Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá hơn.

Câu này làm lại

Thứ nhất, do tác động của kinh tế thị trường. Công cuộc đổi mới bắt đầu bằng đổi mới tư
duy, trong đó có tư duy về giá trị - tức là nhận thức lại sự đánh giá của xã hội đối với nội
dung giá trị trong một số lĩnh vực tư tưởng, chính trị, kinh tế, văn hoá… trước những
thay đổi cơ bản của đất nước. Kinh tế thị trường đã công phá một cách mạnh mẽ vào cách
đánh giá giá trị con người theo các tiêu chí văn hoá truyền thống. Lối suy nghĩ tiểu nông
tồn tại hàng nghìn năm, kiểu tư duy của nền kinh tế hiện vật… đang được thay thế bằng
kiểu tư duy thông thoáng, năng động của chiến trường kinh tế khốc liệt. Hiệu quả kinh tế
và ý thức đem lại nhiều của cải làm giàu cho cá nhân và xã hội giờ đây không chỉ là tiêu
chí kinh tế, mà đã trở thành tiêu chí đánh giá con người ở các khía cạnh xã hội, đạo đức,
thẩm mỹ.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, các loại hình gia đình cũng đang đứng trước nguy cơ bị đồng
nhất hoá, làm suy kiệt hệ thống giá trị và chuẩn mực văn hoá riêng của cộng đồng.
Những lối sống thực dụng ích kỷ, đề cao cuộc sống hưởng thụ, cổ xuý cho tư tưởng tự do
phát triển cá nhân… đang là nguy cơ làm mai một, xói mòn nhiều giá trị đạo đức truyền
thống tốt đẹp của gia đình. Nếu như trước đây, với nền tảng kinh tế chủ yếu dựa vào sản
xuất nông nghiệp, tổ chức gia đình phổ biến là gia đình mở rộng, trong đó tồn tại nhiều
thế hệ các thành viên cùng sống và làm việc với nhau. Những quan hệ "ấm cúng" trong
gia đình đã đóng góp vào việc duy trì sự ổn định lâu dài của kiểu gia đình "nông nghiệp".
Thì nay, sự đa dạng các ngành nghề cùng với sự độc lập của mỗi cá nhân trong công việc
đã làm những ràng buộc, cố kết các thành viên trong gia đình trở nên lỏng lẻo hơn. Thời
gian sum họp gia đình trong một ngày giữa vợ và chồng, giữa bố mẹ và con cái ngày
càng ít đi. Cuộc sống gia đình như là một tiểu môi trường văn hoá, nhất là văn hoá tinh
thần, đạo đức, nơi trau dồi đạo đức, lối sống, hình thành nhân cách đang có khuynh
hướng suy giảm. Trong gia đình, rộng ra là trong xã hội, những khác biệt thế hệ, nhất là
về tư duy, lối sống, lựa chọn giá trị có xu hướng tăng lên và gay gắt. Nó có thể trở thành
những mâu thuẫn, xung đột thế hệ.

Thứ hai, là sự tác động của văn minh công nghiệp. Nền văn minh công nghiệp, tự nó, đã
tạo ra một lối sống mới, nhanh hơn, hiện đại hơn cùng vô số tiện lợi. Người dân cởi mở
và linh hoạt hơn cho sự biến đổi và tiếp thu các giá trị mới, nhưng cùng với đó sẽ mất đi
nhiều thi vị. Đặc biệt, với những sản phẩm mới nhất của nền văn minh công nghiệp -
mạng Internet và máy điện thoại cầm tay đã giúp rút gọn và đơn giản lại rất nhiều trong
giao tiếp, đối thoại,…. Trước đây, trong nền văn minh nông nghiệp, hai người yêu nhau -
như Kim Trọng và Thuý Kiều chẳng hạn - nếu tính từ lần đầu gặp nhau trong cái buổi
chiều xuân đi tảo mộ, cho đến khi có thể trực tiếp bày tỏ nỗi lòng, thì cả chàng và nàng
đã phải trải qua một khoảng thời gian dằng dặc với rất nhiều nhớ thương và biết bao thư
đi, tin lại. Nhưng ngày nay, trai gái khi yêu không cần phải trải nghiệm những rung động
đầu đời dài lâu đến thế. Việc làm quen giữa họ cũng chẳng cần có ai mai mối và không
cần phải đợi đến một ngày hội đạp thanh nào,…

Thứ ba, ảnh hưởng của toàn cầu hoá. Như chúng ta đều biết, do các quá trình liên kết,
toàn cầu hoá đang làm hình thành một thị trường thế giới thống nhất, sự lưu thông tự do
hàng hoá và phổ biến thông tin… qua đó làm liên thông các nền văn hoá với nhau. Cộng
với các dòng dân cư di chuyển qua lại giữa các biên giới đã dẫn đến hiện tượng giao lưu
và tiếp biến văn hoá một cách đa chiều. Nhà triết học Birjukova trong công trình Tích
hợp và phân hóa văn hóa trên tạp chí Triết học của Nga số gần đây đã có dẫn ra một ví dụ
khá điển hình về vấn đề này. "Ấy là trường hợp một người Cô-dắc nói tiếng Anh và làm
việc trong một công ty của Mỹ, đặt tại Úc. Anh ta yêu và cưới một phụ nữ Nhật Bản và
do yêu cầu của công việc nên thường xuyên có mặt ở nhiều nước khác nhau". Như thế, có
thể gọi anh ta là một "công dân thế giới" hay một người "đa văn hóa". Thế nhưng đâu chỉ
anh chàng Cô-dắc kia có điều kiện làm việc ở nước ngoài và lấy vợ người nước ngoài
mới có thể làm đa dạng hóa phong cách sinh sống của mình.

Trong bối cảnh của toàn cầu hóa, chỉ cần thông qua các phương tiện truyền thông đại
chúng và không ngại tiêu dùng các loại hàng hóa khác nhau, thì dẫu sống tại làng và lấy
vợ làng, người ta vẫn có thể thu nhận và đồng hoá các yếu tố văn hóa mới đề làm giàu có
thêm cuộc sống của mình.

Thứ tư, môi trường nhất thể hoá cá nhân đã thay đổi. Trước đây trong điều kiện của xã
hội nông nghiệp tự túc tự cấp và khép kín - nơi mà tất cả mọi người đều dựa trên cùng
một nền tảng văn hóa do các thế hệ cha ông truyền lại, thì không chỉ xã hội "đồng hoá" cá
nhân, mà mỗi cá nhân dù có ý thức hay không cũng đều tự đồng nhất cả về cảm xúc và
nhận thức với nhóm xã hội mà họ có chung nguồn gốc, là làng xã của mình. Những ràng
buộc cơ bản về văn hóa nhóm được xác định ngay từ đầu thường ổn định trong suốt cả
cuộc đời. Thế nhưng, sang thời đại công nghiệp, sự phân công lao động theo chiều sâu đã
làm sản sinh ra nhiều nhóm và nhiều tổ chức sản xuất mới khác xa với cái cộng đồng làng
xã cổ truyền quen thuộc. Trong điều kiện mới này, không có cách nào khác, mỗi người
đều phải không ngừng giao lưu, tiếp xúc và tiếp thu những yếu tố văn hoá ở bên ngoài
nhóm xã hội gốc của mình. Rõ ràng, một bình diện hoàn toàn mới cho việc đa dạng hoá
lối sống đã hình thành. Đương nhiên là con người vẫn tồn tại với tư cách là thành viên
của gia đình, họ tộc, làng bản, song trong quá trình tương tác xã hội, họ có nhiều điều
kiện hơn để tiếp thu những nét văn hóa mới phù hợp với bản thân trong một cơ cấu xã hội
mới.
Thứ năm, đó là sự chuyển đổi từ cơ cấu xã hội truyền thống sang cơ cấu xã hội hiện đại,
đa dạng hơn. Cùng với cải cách, mở cửa, con người đang dần dần được giải phóng khỏi
sự hạn chế của thân phận để họ có thể dựa vào thành quả phấn đấu của mình để tự xác
định vị trí trong xã hội rộng mở. Trước đây, các tầng lớp xã hội hầu như bị gắn liền với
thân phận chính trị như bần cố nông, phú nông, viên chức, cán bộ. Những người có thân
phận chính trị khác nhau sẽ hưởng các chính sách, chế độ khác nhau về mọi phương diện
như phúc lợi, tiền lương, quyền vào đại học, quyền và nơi làm việc. Sau khi thực hiện cải
cách mở cửa, cơ cấu xã hội dựa trên tiêu chí cũ này lung lay dần, thay vào đó là cơ cấu xã
hội mới mà các tiêu chí chủ yếu dựa trên cơ sở kinh tế. Mức độ dựa vào thân phận để
hưởng đặc quyền đặc lợi của tầng lớp cán bộ, công chức, của giai cấp công - nông dân
giảm xuống. Người nông dân cũng thoát dần sự ràng buộc nghiêm ngặt của chế độ hộ
khẩu đề vào thành phố kinh doanh, kiếm việc làm. Nhiều người trong số họ thành công,
trở thành các ông chủ doanh nghiệp, những người giàu có. Địa vị xã hội thoát dần khỏi
khuôn mẫu khô cứng trước đây, con người được khẳng định quan hệ và giá trị thông qua
mọi hoạt động thông thoáng, tự do, bình đẳng. Sự biến đổi cơ cấu xã hội đó có tác dụng
kích thích mọi thành viên phấn đấu, bứt lên, nâng cao vị trí và vai trò trong xã hội.

Như vậy, sự biến đổi văn hoá và lối sống này chính là sự chuyển tiếp từ xã hội truyền
thống sang xã hội hiện đại được đặc trưng bởi logic chuyển tiếp từ văn hóa đơn phong
cách sang văn hóa đa phong cách. Xu hướng đa dạng hoá và cá thể hóa đời sống không
phải là một đặc thù của Việt Nam, mà là hiện tượng phổ biến đối với tất cả các quốc gia
đã và đang tiến hành công nghiệp hoá và hiện đại hoá. Nhìn một cách tổng thể, người ta
thấy quá trình xã hội sôi động này đang diễn ra rất nhanh, trong đó không chỉ có những
biểu hiện bên ngoài, mà sâu xa hơn nữa như các vai trò, vị trí xã hội cũng không ngừng
thay đổi. Những biểu hiện muôn hình muôn vẻ đó khiến cho đường ranh giới giữa các
nhóm xã hội không còn thật sử rạch ròi như trong các xã hội truyền thống. Trong các
ngành khoa học xã hội, người ta gọi đây là bước nhảy vọt bất ngờ của tính cơ động xã hội
và sự nhảy vọt này làm cho việc nhận dạng con người cá nhân trở nên khó khăn hơn rất
nhiều.
Sự biến đổi trên là hệ quả của quá trình thực hiện công bằng xã hội, đã và sẽ tiếp tục góp
phần thúc đẩy tính năng động xã hội trong mỗi cá nhân, mỗi nhóm xã hội, kích thích họ
tìm kiếm và khai thác các cơ hội để phát triển vượt lên. Là kết quả tất yếu của quá trình
phát triển xã hội, có tác dụng thúc đẩy quá trình đó tiếp tục đi lên. Sự biến đổi này có ảnh
hưởng hai mặt, tích cực và tiêu cực.

Với tư cách là một phần trong cơ cấu xã hội, các biến đổi này sẽ là tấm gương phản ánh
những biến đổi xã hội vi mô. Các vấn đề đa dạng và phong phú của nó đã góp phần vào
sự nhận diện các biến đổi xã hội của đất nước trong giai đoạn hiện nay. Trong bối cảnh
của công cuộc đổi mới hiện nay, việc đa dạng hoá phong cách sinh sống là chuyện tất
yếu, phải nhìn nhận những biến đổi này là một hiện tượng có tính quy luật đối với bất kỳ
xã hội nào có trong giai đoạn chuyển đổi. Vấn đề chỉ là nhận biết mức độ và đánh giá
được các hệ quả chính trị xã hội, bên cạnh những mặt tích cực còn có những mặt tiêu cực
của quá trình này

Câu 12: Anh/ chị hãy phân tích văn hóa Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và
ảnh hưởng của nó đến ứng xử của giới trẻ Việt Nam hiện nay.

Toàn cầu hóa (Globalization) là “một hiện tượng gắn liền với sự gia tăng về số lượng
cũng như cường độ của các cơ chế, tiến trình và hoạt động nhằm thúc đẩy gia tăng sự phụ
thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia trên thế giới cũng như sự hội nhập kinh tế và chính trị ở
cấp độ toàn cầu”; “Toàn cầu hóa chính là sự kết nối về nhiều mặt như: chính trị – kinh tế
– xã hội – văn hóa giữa các quốc gia”. Chính sự kết nối với quan hệ phụ thuộc đã tạo
động lực thúc đẩy các quan hệ, ảnh hưởng, tác động mạnh mẽ tới giá trị riêng của mỗi
quốc gia, dân tộc.

Xét trên phương diện tích cực, sự không phân biệt ranh giới giữa các quốc gia, sự “cởi
mở” về mọi phương diện đời sống xã hội đã khiến quá trình toàn cầu hoá trở nên hữu ích
và cần thiết đối với nhân loại thế kỷ XXI. Cụ thể:
(1) Về phương diện chính trị, đối thoại và hợp tác trở thành công cụ giúp các quốc gia
trên thế giới hướng tới hoà bình, ổn định, phát triển. Hơn nữa, toàn cầu hoá còn tạo tiền
đề cho việc thành lập các tổ chức chính trị hợp pháp nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích
của con người.

(2) Về phương diện kinh tế, toàn cầu hoá cho phép tự do hoá thương mại phát triển, “cấp
phép” cho các tập đoàn kinh tế lớn vươn tầm ảnh hưởng tới mọi khu vực, vùng, lãnh thổ
trên thế giới. Điều này đồng nghĩa với việc giải quyết vấn đề việc làm, nhân công lao
động tại chỗ, giá thành sản phẩm… thúc đẩy quá trình cải cách, đổi mới nâng cao hiệu
quả cạnh tranh trên thị trường.

(3) Về xã hội, toàn cầu hoá cho phép mở rộng cơ hội giao lưu, học tập, tiếp cận và tiếp
thu những thành tựu khoa học, kỹ thuật tiên tiến,… giữa các vùng dân cư với nhau.

(4) Về văn hoá, có thể nói, toàn cầu hoá đã tác động khá toàn diện đến mọi phương diện
của đời sống tinh thần dân tộc. Cho phép người dân ở mỗi quốc gia tiếp xúc với phong
tục, tập quán, ngôn ngữ, nghệ thuật, nét đặc trưng tác thành bản sắc dân tộc. Sự tiếp xúc,
giao lưu văn hoá đó làm giảm dần những khác biệt, tạo nên sự hiểu biết lẫn nhau. Lối
sống cũng nhờ đó phong phú, đa dạng và cởi mở hơn.

Với tư cách là những giá trị văn hoá truyền thống, người Việt Nam luôn tự hào về: (1)
Lối sống trọng tình, trọng nghĩa. Dường như, triết lý duy tình thấm đậm trong dòng máu,
tư duy người Việt, chi phối hành vi, thái độ, cách ứng xử của người Việt xưa đến mức dù
có khúc mắc, có “Đưa nhau đến trước cửa quan” thì vẫn “Bên ngoài là lý, bên trong là
tình”. Và họ vẫn nhắc nhau “Một trăm cái lý không bằng một tí cái tình”;...

(2) Lối sống thương người như thể thương thân, “tình làng, nghĩa xóm”, “Tối lửa tắt đèn
có nhau”. Thấy nhau sa cơ, lỡ vận, hoạn nạn, sẵn sàng “sớt cơm, chia áo” đùm bọc nhau,
“Thấy ai đói rách thì thương,

Rét thường cho mặc, đói thường cho ăn”. Rồi họ nhắc nhở nhau “Lá lành đùm lá rách”,
“Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”. (3) Lối sống
cần cù, tiết kiệm “đến mức anh hùng tột bậc” (5). Có lẽ vậy, ông cha ta luôn căn dặn lớp
cháu con rằng: phải“năng nhặt chặt bị”, phải “tích cốc phòng cơ”, phải “ăn dè hà tiện”,
không nên“vung tay quá trán”, “ném tiền qua cửa sổ”.

(4) Lối sống gắn bó với thiên nhiên, hài hoà, yêu thiên nhiên đã làm phong phú tâm hồn
người Việt “Trên trời mây trắng như bông/ Ở dưới cánh đồng bông trắng như mây”. Môi
trường thiên nhiên hiện hữu trong mọi góc cạnh của đời sống sinh hoạt của người Việt.
Từ lao động sản xuất đến nảy nở tình yêu, cuộc sống lứa đôi, nề nếp gia đình… “Đứng
bên ni đồng ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát/ Đứng bền tê đồng ngó bên ni đồng,
bát ngát mênh mông/ Thân em như chẽn lúa đòng đòng/ Phất phơ dưới ngọn nắng hồng
ban mai”. Và cũng chính thiên nhiên đã tạo cho người Việt đức tính ôn nhu, nhã nhặn,
khiêm nhường.

(5) Lối sống nhường nhịn, thuận hoà với triết lý “trên thuận dưới hoà”, “Lọt sàng xuống
nia”, “Thuận vợ thuận chồng tát bể đông cũng cạn”…

(6) Lối sống nhân nghĩa, bao dung và tinh thần hoà hiếu. “Có câu tích đức tu nhân/ Hoạn
nạn tương cứu, phú bần tương tri”; “Đường mòn nhân nghĩa không mòn”… Vì vậy, dân
tộc Việt Nam luôn tự hào ngân vang tinh thần bất diệt “Đem đại nghĩa để thắng hung tàn/
Lấy chí nhân để thay cường bạo…”. Triết lý nhân sinh và lối sống nhân nghĩa còn được
hiện thực hoá qua cách ứng xử nhân văn với những kẻ thù bại trận: “Thần vũ chẳng giết
hại, thể lòng trời ta mở đường hiếu sinh”.

Lối sống đó chính là giá trị văn hoá truyền thống của người Việt, cũng là những điểm
sáng, rạng soi bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam, người Việt Nam.

Tuy nhiên, dưới tác động của toàn cầu hóa, lối sống của người Việt Nam hiện nay đang
có nhiều thay đổi. Sự du nhập văn hoá phương Tây với những quan niệm về giá trị sống,
phong cách sống, lối sống mới, một mặt, tác động tích cực đến việc làm thay đổi lối sống
khép kín, cam chịu, phụ thuộc vốn có của người Việt Nam sang một lối sống cởi mở,
năng động, tự lập, dám chịu trách nhiệm, phù hợp với xu thế thời đại. Mặt khác, làm
phương hại đến giá trị sống truyền thống và văn hoá truyền thống của người Việt. Cụ thể:
Thứ nhất, tác động của toàn cầu hoá đến lối sống của người Việt Nam theo hướng tích
cực.

Có thể nói, để thích ứng với môi trường toàn cầu hoá, con người phải sáng tạo, năng
động và có khả năng thích ứng nhanh với sự biến động của xã hội, thời cuộc, sự phát
triển của khoa học công nghệ. Đây là thời cơ, cũng là thách thức lớn, đòi hỏi mỗi cá nhân
phải tự hoàn thiện bản thân, tích cực, sáng tạo, chủ động tiếp cận và biến đổi hoàn cảnh.
Nhận thức rõ điều đó, người Việt Nam đã chủ động học tập, trau dồi phẩm chất đạo đức
cần thiết của thời đại công nghiệp, hiện đại. Rèn luyện phong cách làm việc công nghiệp,
lối sống trách nhiệm, chủ động, mạnh dạn, dám nghĩ, dám làm, ý thức kỷ luật, tự giác, nỗ
lực vươn lên. Lối sống, do đó, có sự chuyển mình tích cực. Lối sống của người Việt hiện
nay không còn bó hẹp trong sinh hoạt, giao tiếp gia đình. Các quan hệ giao lưu xưa
thường diễn ra trong môi trường quen thuộc như: cây đa, bến nước, sân đình (“Ra đình
ngả nón trông đình/ Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu”)… Nói chung là quanh
thôn, xóm, quanh mảnh đất “chôn nhau cắt rốn”, nay đã được mở rộng theo nhu cầu văn
hoá với các địa điểm mới, rộng mở hơn, vượt qua ranh giới làng, xóm, huyện, tỉnh, đến
liên tỉnh, quốc gia, khu vực và toàn thế giới. Tầm nhìn, tư duy cũng được khai phá nhiều
chiều. Đây có lẽ là một trong những tác động tích cực nhất của toàn cầu hóa đến lối sống
người Việt. "Việc soi chiếu các giá trị đạo đức dưới góc độ cá nhân, phẩm chất cá nhân"
cho phép người Việt củng cố giá trị sống nhân văn, hướng tới cái Chân – Thiện – Mỹ.

Những giá trị của toàn cầu hoá, của nền văn minh công nghiệp, văn minh trí tuệ đã hiện
đại hoá lối tư duy, phong phú hoá các dạng thức và tiện nghi sinh hoạt, các điều kiện kinh
tế, các phương tiện giao thông, làm cho cuộc sống vật chất – tinh thần của người dân
được nâng lên rõ rệt. Lối sống người Việt Nam cũng theo đó được mở rộng. Họ năng
động hơn, tích cực quan tâm đến các vấn đề xã hội hơn; biết chung tay, góp sức san sẻ
yêu thương; biết sống có trách nhiệm với vận mệnh quốc gia, dân tộc; biết hướng tới lý
tưởng cao cả; biết nhìn ra thế giới... để tự thay đổi, hoàn thiện bản thân. Đặc biệt, biết
phát huy những giá trị đạo đức truyền thống đã được gìn giữ từ bao đời nay để vun bồi
tình cảm, đạo lý, lẽ sống của dân tộc Việt Nam.
Thứ hai, tác động của toàn cầu hoá đến lối sống của người Việt Nam theo hướng tiêu cực.

Đây là vấn đề đang được cả xã hội quan tâm. Nhiều bài viết, hội thảo, tọa đàm, trao đổi
về vấn đề sự xuống cấp đạo đức, sự lệch lạc trong lối sống của một bộ phận người dân.
Toàn cầu hóa, với những tác động nhiều chiều khiến quan niệm sống, đặc biệt của giới trẻ
có phần “bung mở”, rộng rãi, phóng túng, thậm chí cuồng loạn, coi thường giá trị văn
hóa, đạo đức truyền thống, xem nhẹ tình thân, ruột thịt. Hiện tượng con đánh cha mẹ,
tước đoạt mạng sống cha mẹ; anh em giết hại lẫn nhau, gây cảnh “nồi da xáo thịt”; vợ
chồng âm mưu ám hại, nhau; cha mẹ sẵn sàng quăng bỏ con cái vì sự vướng bận, cản trở;
hàng xóm láng giềng toan tính, lừa đảo lẫn nhau; đồng nghiệp tìm cách hạ bệ nhau, làm
giảm uy tín, danh dự lẫn nhau… không còn là những biểu hiện mang tính cá biệt, mà
đang hiện hữu trên mọi góc, mọi vùng, miền của dải đất hình chữ S hàng ngàn năm lịch
sử. Lối sống trọng tình, trọng nghĩa; thương người như thể thương thân; gắn bó với thiên
nhiên; cần cù, chịu khó; thuận hoà; nhân nghĩa vẫn được gìn giữ song không tránh khỏi
sự thật bị tổn hại, xâm phạm. Nguyên nhân chính là do:

(1) Lợi ích cá nhân: Có lẽ, chưa bao giờ người Việt, đặc biệt là giới trẻ lại quan tâm nhiều
đến vấn đề lợi ích bản thân như giai đoạn hiện nay. Dường như, trong mọi mối quan hệ,
tiền tài, vật chất, danh vọng được xem như tiêu chí cốt yếu. Ngay đến cả tình yêu trai gái,
thứ tình cảm vốn được xem là trong sáng, thuần khiết, cũng dễ dàng trở thành món hàng
đổi chác, thành vật sở hữu. Rồi đơn giản như việc chọn ngành, nghề. Học ngành nào,
nghề nào hứa hẹn tương lai được đảm bảo, hoặc giàu có hoặc quyền lực chứ không phải
học để phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân. Lại nữa, khi tốt nghiệp ra trường, phần lớn
bạn trẻ không muốn làm việc ở các cơ quan của tổ chức Đảng, đoàn thể, giáo dục mà
muốn nhanh chóng hòa vào thị trường kinh tế. Còn trong quá trình học nghề, một bộ
phận học viên coi việc chạy điểm, chạy bằng là lẽ đương nhiên, là việc tất yếu. Họ sẵn
sàng dùng tiền, dùng các mối quan hệ để đạt mục đích mong muốn.

Với các mối quan hệ khác, một bộ phận không nhỏ người Việt vận dụng “nhiệt tình” và
“triệt để” quan niệm: “Có tiền đổi trắng thay đen khó gì”; “Đồng tiền đi trước là đồng
tiền khôn”; “Mạnh vì gạo, bạo vì tiền”… nhằm cải thiện, thay đổi mọi mối quan hệ, mọi
giá trị đích thực của cuộc sống. Triết lý sức mạnh của đồng tiền đã khiến một bộ phận
người dân sẵn sàng đánh đổi tình bạn, tình anh em, thầy trò, tình cha mẹ...

(2) Xem nhẹ giá trị đạo đức truyền thống: Đây là một thực tế đang hiện hữu trong xã hội
Việt Nam. Để cổ súy cho cái gọi là “mới” là “hiện đại”, là “văn minh”, là “mốt”, một bộ
phận người dân đã quay lưng lại giá trị văn hoá gia đình, dân tộc truyền thống. Họ không
ngớt chê bai những phong tục này, tập quán nọ, những thói quen thưa gửi, chào hỏi, đồng
thời kết tội cho nó là phức tạp, rườm rà, rắc rối, lạc hậu và cổ hủ. Từ suy nghĩ lệch lạc, tất
yếu dẫn đến hệ quả lệch chuẩn về các giá trị đạo đức.

Chưa hết, hiện tượng sùng bái nước ngoài, coi thường những giá trị văn hoá dân tộc, tôn
vinh, đề cao văn hoá phương Tây, văn hoá Hàn Quốc… chạy theo lối sống thực dụng, cá
nhân vị kỷ đã và đang để lại những tác động tiêu cực đến thuần phong mỹ tục của dân
tộc. Lối sống thực dụng, phóng túng khiến người trẻ tuổi Việt Nam dễ sa vào các tệ nạn
xã hội. Quan niệm sống thử, quan hệ tình dục trước hôn nhân nếu xét theo hướng tích cực
thì có thể góp phần giải phóng sự trói buộc về tư tưởng trinh tiết của người con gái, tôn
trọng quyền tự do cá nhân, nhưng nếu xét theo chiều tiêu cực, chính quan niệm này đã
phá vỡ những giá trị tinh thần thiêng liêng, đó là chưa nói tới hậu quả làm suy giảm chất
lượng nòi giống và sức khoẻ giới trẻ. Và đây là con số để lại nhiều băn khoăn, trăn trở.
“Tỷ lệ nạo phá thai trong học sinh, sinh viên chủ yếu ở độ tuổi từ 15 đến 19 chiếm
khoảng 60 đến 70%”

Trong xã hội, xuất hiện những cách sống và lối sống xa lạ đi ngược lại những giá trị đạo
đức truyền thống. Chủ nghĩa vật chất, lối sống ích kỷ đã khiến một bộ phận người dân
sẵn sàng bất chấp tất cả để thỏa mãn nhu cầu cá nhân. Thực tế chứng minh, số vụ buôn
lậu, buôn bán ma tuý, làm hàng giả được phát hiện ngày càng tăng. Tinh thần nhân ái,
chủ nghĩa nhân văn giờ bị đánh đổi bằng cuộc sống bạo lực, phi nhân tính. Một loạt tội
danh mới nguy hiểm đã xuất hiện như: khủng bố cá nhân; tống tiền; bắt cóc trẻ em; buôn
bán phụ nữ; buôn bán chất nổ, chất ma tuý… với số lượng lớn; tổ chức đâm thuê chém
mướn; môi giới mại dâm; xì ke ma tuý. Tình hình phụ nữ phạm tội và các vụ phạm tội
mang tính chất nguy hiểm có chiều hướng gia tăng.
(3) Trào lưu sống ảo, xa rời thế giới hiện thực ngày càng phát triển. Công nghệ thông tin
bùng nổ, internet và các phương tiện truyền thông len lỏi vào từng ngóc ngách của đời
sống. Một thế giới ảo đã xuất hiện song song tồn tại với thế giới thực. Một bộ phận không
nhỏ người dân đang chìm vào thế giới ảo, ngụp lặn trong thế giới ảo với đủ các câu
chuyện hay dở trên đời. Một chuyến đi, một hành động tốt, một thói chơi ngông, một lời
lăng xê cố ý “dìm hàng” hay “đánh bóng tên tuổi”... tất cả đều hiển thị trên cái thế giới
của bàn phím ấy. Vấn đề đáng nói ở đây là quan niệm về đạo đức, về giá trị và các chuẩn
mực của con người trong thế giới ảo không như trong thế giới của cuộc đời thực. Thực
bàng hoàng và hụt hẫng khi nhìn thấy hàng ngàn, hàng triệu “like” được nhấn nút cho các
clip tai nạn giao thông, những cuộc đánh ghen, tranh chấp, ẩu đả... và ngạc nhiên hơn là
những lời bình luận (comment) phía dưới. Xót xa hơn, cũng vì nút “like” ấy, nhiều thanh
niên đã thiệt mạng chỉ vì bức ảnh triệu “like”.

(4) Nạn bạo lực trong giới trẻ có chiều hướng gia tăng. Dường như, một bộ phận giới trẻ
đang có khuynh hướng giải quyết mâu thuẫn, khúc mắc bằng bạo lực. Thực trạng cho
thấy, tình trạng thanh thiếu niên phạm tội ngày càng gia tăng. Đáng báo động hơn cả là
độ tuổi của đối tượng phạm tội ngày càng trẻ hóa và hành vi phạm tội cũng như tính chất
mức độ phạm tội ngày càng nghiêm trọng. Đây chính là hệ quả do tác động của toàn cầu
hóa, do giáo dục của nhà trường và do thiếu sự quan tâm đúng mức của gia đình khiến
phần lớn giới trẻ không được trang bị đầy đủ kỹ năng sống để biết chọn lọc, học tập và
làm theo chuẩn mực đạo đức xã hội.

(5) Cái giả dối được cho là hiển nhiên. Sự lệch chuẩn về giá trị khiến một bộ phận người
dân ngộ nhận, thậm chí cố tình hiểu sai bản chất vấn đề. Sự xuất hiện cái giả dối nhiều và
phổ biến đến mức, nhiều lúc, chúng ta coi nó là một điều rất bình thường của cuộc sống.
Bằng giả, danh hiệu giả, kiến thức giả, lời nói giả, hành động giả, đạo đức giả,… đến
sống cũng giả. Cái giả dối hiện diện ở mọi nơi và lại được xã hội thừa nhận. Đây chính là
nguyên do mà sự lệch lạc về giá trị và giả dối là điều hiển nhiên, thậm chí mặc nhiên coi
đó là “đúng”, truyền bá kinh nghiệm “giả - thật” cho nhau.
Chưa hết, cái lối sống lạnh lùng kiểu tiền trao cháo múc ấy tràn vào đất nước Việt Nam
gây nên bao hệ luỵ. Đáng lo ngại hơn cả là hệ luỵ về tư tưởng, về nhận thức, là sự biến
đổi và sự phá vỡ các chuẩn mực đạo đức, thẩm mỹ xã hội, làm lệch lạc lẽ sống, lý tưởng
sống của mỗi cá nhân.

Tóm lại, toàn cầu hoá như một dòng chảy lạ tràn qua biên giới quốc gia, phủ ngập, cuốn
trôi bao giá trị truyền thống, làm xáo trộn, đảo lộn sự thanh bình trong lối sống thôn quê.
Trong bối cảnh toàn cầu hoá ấy, con người bỗng trở nên lạnh lùng hơn, vô cảm hơn, đời
sống tinh thần, tình cảm của họ bỗng trở nên máy móc và “kỹ thuật” hơn. Dường như,
dòng chảy toàn cầu hoá đẩy con người tiệm cận nhanh hơn với những lợi ích cá nhân, với
chủ nghĩa kim tiền, lối sống thoáng, sống gấp, sống hưởng thụ. Thêm vào đó, phương
tiện vật chất phục vụ cuộc sống con người, làm cho cuộc sống con người tiện nghi hơn,
dễ dàng khiến họ quên đi bài học ứng xử mang giá trị nhân văn đích thực giữa con người
với con người, con người với thiên nhiên, môi trường sống. Do vậy, vấn đề đặt ra hiện
nay không phải là chống lại toàn cầu hoá mà thuận theo, hoà nhập trong dòng chảy toàn
cầu hoá nhưng không thể hoà tan. Gìn giữ, đề cao, phát huy những giá trị văn hoá người
Việt, những giá trị làm nên bản sắc văn hoá của dân tộc Việt Nam, con người Việt Nam
và đất nước Việt Nam.

You might also like