You are on page 1of 25

THÍ NGHIỆM THIẾT BỊ VÀ HỆ THỐNG

TỰ ĐỘNG
BTN #3: THIẾT LẬP KẾT NỐI VÀ VẬN HÀNH
PLC, BIẾN TẦN VÀ HMI

THÁNG 11 NĂM 2020


BỘ MÔN TỰ ĐỘNG, KHOA ĐIỆN ĐIỆN TỬ - ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
TP.HCM
Bài TN3: PLC,HMI, Biến tần Biên soạn: TS. Nguyễn Trọng Tài
KS. Trần Quốc Tiến Dũng
BTN 3: THIẾT LẬP KẾT NỐI VÀ VẬN HÀNH PLC, BIẾN TẦN VÀ HMI

MỤC ĐÍCH THÍ NGHIỆM


Sau khi hoàn thành bài thí nghiệm, sinh viên có thể:
- Cấu hình truyền thông dữ liễu cho biến tần, cụ thể là biến tần PowerFlex 525
của hãng Allen Bradley.
- Thao tác phần mềm, lập trình PLC để điều khiển biến tần.
- Biết cách sử dụng Factory Talk View Studio để lập trình giao diện điều khiển
biến tần.

CHUẨN BỊ THÍ NGHIỆM


- Sinh viên cần đọc kĩ toàn bộ nội dung bài thí nghiệm, tìm hiểu cách xác định và
cấu hình cho các thông số biến tần trong bài thí nghiệm.
- Đọc Bài thí nghiệm 2 để hình dung cách cấu hình biến tần.

TÓM TẮT LÝ THUYẾT


1. Cấu hình kết nối điều khiển với PLC CompactLogix:

Hình 1: Một dạng kết nối mạng và điều khiển

Page |1
Bài TN3: PLC,HMI, Biến tần Biên soạn: TS. Nguyễn Trọng Tài
KS. Trần Quốc Tiến Dũng
2. HMI PanelView Plus 7:
HMI (Human Machine Interface) là thiết bị cung cấp giao diện giao tiếp giữa
người dùng và máy móc. Trong bài thí nghiệm này, chúng ta sử dụng thiết bị HMI
PanelView Plus 7 Standard của Rockwell. Để lập trình HMI, chúng ta sử dụng phần
mềm FactoryTalk View Studio.
Các thông số của HMI PanelView Plus 7:
- Nguồn vào: 18-30V DC.
- Màn hình cảm ứng 5.7 inch, phân giải 640 x 480 VGA.
- CPU Texas Instrument 1GHz, 512 MB RAM, 512 MB Storage.
- 80 MB bộ nhớ ROM cho các chương trình.
- Chạy hệ điều hành Windows CE v6.0 và một số phần mềm đi kèm như Foxit
PDF, VNC Server
- Ngoại vi: 1 cổng cắm thẻ nhớ SD, 1 cổng USB 2.0 Type A-Female để kết nối
ngoại vi và 1 cổng USB B-Female để kết nối máy tính, 1 cổng Ethernet giao
tiếp qua mạng LAN.
3. Biến tần PowerFlex 525 của Allen-Bradley
Biến tần được sử dụng trong bài thí nghiệm là biến tần PowerFlex 525 của hãng
Rockwell Automation.

Hình 2: Mặt trước biến tần PowerFlex 525


Đặc điểm:
- PowerFlex ® 525 là biến tần cỡ nhỏ, thiết kế theo dạng module, phần động lực
và điều khiển có thể tháo rời.
- Cung cấp các điều khiển động cơ V/F, điều khiển vector (SVF)
Page |2
Bài TN3: PLC,HMI, Biến tần Biên soạn: TS. Nguyễn Trọng Tài
KS. Trần Quốc Tiến Dũng
- Hỗ trợ mạng tích hợp RS485/DSI cho phép tải lên và tải về các file cấu hình
một cách nhanh chóng và dễ dàng thông qua kết nối USB, Ethernet.
- Có sẵn LCD tích hợp để hiển thị thông số và cấu hình biến tần.
- Các ngoại vi tích hợp bao gồm: 2 ngõ vào Analog, 1 ngõ ra analog, 7 ngõ vào
digital, 2 ngõ ra opto (cách li quang), 2 relay ngõ ra, cổng truyền thông
Ethernet.
Thông số biến tần trên Panel thí nghiệm:
- Input: AC 1P, 200-240 V, 47-63 Hz
- Output: AC 3P, 0-230 V, 0-500 Hz
- Power: 1HP (0.75 kW)
Chức năng một số I/O trên biến tần:
- Ngõ ra R1, R2 là 2 tiếp điểm của một relay NO.
- Ngõ ra R5, R6 là 2 tiếp điểm của một relay NC.
- Ngõ vào 01 chức năng STOP, được nối thẳng với chân 11 (+24 V)
- Ngõ vào 02 (Digital Input Terminal Block 2) có thể sử dụng chức năng
RunFWD (2-Wire) hoặc Start (3-Wire)
- Ngõ vào 03 (không có trên Panel) có thể sử dụng chức năng RunREV (2-Wire)
hoặc Direction (3-Wire)
- Ngõ vào 05 06 có thể sử dụng cho chức năng PresetFreq (điều khiển nhiều cấp
tốc độ)
- Ngõ vào 12 13 14 sử dụng cho chức năng đặt tốc độ bằng biến trở (Analog),
trong đó chân 12 nối +10V, chân 14 nối GND, chân 13 là chân ngõ vào Analog
Input 0-10V.
- Ngõ vào 15 sử dụng cho chức năng thay đổi tốc độ theo dòng vào 4-20mA.
Bộ nhớ của biến tần PowerFlex 525 được cấu trúc theo dạng các thanh ghi. Địa chỉ
mỗi thanh ghi có dạng Axxx, trong đó A là một chữ cái đặc trưng cho cấu trúc của thanh
ghi, có thể tham khảo ở hình dưới.

Hình 3: Chức năng các loại thanh ghi trong biến tần
Page |3
Bài TN3: PLC,HMI, Biến tần Biên soạn: TS. Nguyễn Trọng Tài
KS. Trần Quốc Tiến Dũng
Các chỉ báo và phím chức năng ở mặt trước của biến tần:
Đèn báo Trạng thái Ý nghĩa
ENET Tắt Biến tần không kết nối mạng.
Sáng Biến tần đã kết nối mạng và được điều khiển
qua mạng.
Sáng nhấp nháy Biến tần đã kết nối mạng nhưng không được
điều khiển qua mạng
LINK Tắt Biến tần không kết nối mạng.
Sáng Biến tần đã kết nối mạng nhưng hiện tại
không thực hiện truyền nhận
Sáng nhấp nháy Biến tần đã kết nối mạng và đang thực hiện
truyền nhận.
FAULT Nhấp nháy (đỏ) Biến tần đang bị lỗi

Nút nhấn Tên Ý nghĩa


Mũi tên lên/xuống Tăng hoặc giảm các giá trị.
Thay đổi lựa chọn nhóm thanh ghi và địa
chỉ thanh ghi,
Escape Lùi lại 1 bước trong việc chọn thanh ghi.
Hủy việc thay đổi giá trị.

Select Tiến 1 bước trong việc chọn thanh ghi.


Chuyển hàng chữ số được chọn thay đổi.
Enter Tiến 1 bước trong việc chọn thanh ghi.
Lưu lại sự thay đổi thông số.

Reverse Đảo chiều quay động cơ.

Start Khởi động động cơ

Stop Dừng động cơ.


Xóa lỗi
Biến trở Thay đổi tốc độ động cơ.

Page |4
Bài TN3: PLC,HMI, Biến tần Biên soạn: TS. Nguyễn Trọng Tài
KS. Trần Quốc Tiến Dũng
Ví dụ hướng dẫn thao tác cấu hình thanh ghi
Bước Các phím sử dụng Ví dụ màn hình hiển
thị
1. Sau khi bật nguồn, thanh ghi
gần nhất được chọn của Basic
Display (nhóm thanh ghi hiển thị
thông số cơ bản) ở trên màn hình.
Ví dụ trên hình là thanh ghi b001
(Tần số ngõ ra)
2. Bấm nút Escape, thanh ghi
trong nhóm Basic Display hiện ra,
chữ số hiển thị thanh ghi sẽ nhấp
nháy.
3. Bấm nút Escape thêm một lần
nữa, chữ cái hiển thị nhóm thanh
ghi sẽ nhấp nháy.

4. Bấm nút mũi tên lên, mũi tên


xuống để chọn nhóm thanh ghi
cần cấu hình
5. Bấm Enter hoặc Select, để xác
nhận chọn nhóm thanh ghi. Các
chữ số trong tên thanh ghi sẽ nhấp
nháy.
6. Bấm nút mũi tên lên, mũi tên
xuống để tăng, giảm giá trị. Bấm
nút Select để chuyển qua chữ số
hàng tiếp theo.

8. Bấm Enter hoặc Select để xác


nhận số thanh ghi và chuyển sang
chế độ chỉnh sửa giá trị thanh ghi.

9. Sử dụng các nút mũi tên để thay


đổi giá trị.

10. Có thể bấm nút Select để


chuyển qua chữ số hàng tiếp theo.

Page |5
Bài TN3: PLC,HMI, Biến tần Biên soạn: TS. Nguyễn Trọng Tài
KS. Trần Quốc Tiến Dũng
11. Bấm Escape để hủy thay đổi
hoặc
bấm Enter để xác nhận thay đổi và
thoát khỏi chế độ chỉnh sửa.

12. Bấm Escape để trở lại chế độ


chọn thanh ghi.

Hình 4: Động cơ sử dụng trong bài thí nghiệm

THÍ NGHIỆM
1. Thiết lập biến tần
B1: Thiết lập lại biến tần về trạng thái mặc định (Xem BTN2). Chú ý sau khi thiết lập
xong thì phải tắt nguồn biến tần, đợi biến tần tắt hẳn (màn hình tắt, đèn báo màu đỏ
ngưng nhấp nháy) thì mới mở lại để module Ethernet trong biến tần được reset lại.
B2: Sau khi đưa biến tần về trạng thái mặc định, địa chỉ mạng của biến tần cũng bị trở
lại mặc định, ta cần cấu hình bằng tay địa chỉ mạng cho thiết bị. Cấu hình các thanh ghi
như sau:
Thanh ghi Giá trị Ý nghĩa
C128 1 Phương thức chọn địa chỉ IP là bằng tay (manual).
C129 192
C130 168 Địa chỉ IP
C131 1

Page |6
Bài TN3: PLC,HMI, Biến tần Biên soạn: TS. Nguyễn Trọng Tài
KS. Trần Quốc Tiến Dũng
C132 60
C133 255
C134 255
Subnet Mask
C135 255
C136 0
Lưu ý: Sinh viên cũng có thể sử dụng phần mềm BOOTP/DHCP Server để tiến hành cài
đặt IP cho biến tần. (Sinh viên tự tìm hiểu cách sử dụng phần mềm này)
2. Cấu hình, Lập trình cho PLC
B3: Kiểm tra thiết lập IP cho máy tính để đảm bảo các thiết bị kết nối được. Cấu hình
IP hiện tại của các thiết bị trên panel thí nghiệm đang ở lớp mạng 192.168.1.0/24, vì vậy
sinh viên cần kiểm tra địa chỉ IP của máy tính nằm trong lớp mạng này. Để thực hiện
thay đổi địa chỉ IP, sinh viên vào Control Panel → Network and Internet → Network
Connections và cấu hình như ở hình dưới.

Hình 5: Cài đặt IP cho máy tính


B4: Khởi động chương trình RSLinx Classic. Đảm bảo rằng trong driver Ethernet/IP
mang tên “AB_EHTIP-1, Ethernet” đã tìm được biến tần (địa chỉ IP 60), PLC (địa chỉ
IP 80) và HMI (địa chỉ IP 100).

Hình 6: Giao diện phần mềm RSLinx Classic

Page |7
Bài TN3: PLC,HMI, Biến tần Biên soạn: TS. Nguyễn Trọng Tài
KS. Trần Quốc Tiến Dũng
B4: Khởi động phần mềm Studio 5000, tạo một project mới. Sinh viên đặt tên tùy ý, tuy
nhiên nên đặt theo tên nhóm để dễ tìm lại nếu có sự cố.
(Lưu ý: Nếu có hộp thoại hiện ra, bấm OK)

Hình 7: Giao diện khởi động Studio5000


B5: Chọn PLC tương ứng với PLC trên panel thí nghiệm (CompactLogixTM 5370
Controller 1769-L24ER-QB1B)

Hình 8: Tạo project mới trong Studio5000

Page |8
Bài TN3: PLC,HMI, Biến tần Biên soạn: TS. Nguyễn Trọng Tài
KS. Trần Quốc Tiến Dũng

Hình 9: Giao diện khi mở project lập trình PLC


B6: Tiến hành cấu hình biến tần
Trong bài thí nghiệm 2 ta đã cấu hình bằng tay cho biến tần. Trong phần này sẽ giới
thiệu cách cấu hình biến tần bằng phần mềm Logix Designer.
- Trong phần Controller Organizer (bên trái màn hình). Tìm đến phần I/O
Configuration → Ethernet. Nhấn chuột phải và chọn New module. Cửa sổ Select
Module Type hiện ra, tìm chọn module biến tần có tên như trên hình, sau đó nhấn
Create.

Hình 10: Giao diện tạo mới module trong Logix Designer

Page |9
Bài TN3: PLC,HMI, Biến tần Biên soạn: TS. Nguyễn Trọng Tài
KS. Trần Quốc Tiến Dũng
- Sau khi cửa số New module hiện ra, chọn tab Drive, nhấn Upload để tải thông số
của biến tần lên máy tính. Nhấp chọn vào thiết bị biến tần trong cửa sổ
Connection Brower sau đó bấm OK.

Hình 11: Giao diện tab Drive

Hình 12: Chọn thiết bị biến tần để lấy cấu hình (thiết bị ở địa chỉ IP 60)
- Chọn vào biểu tượng Upload chính giữa cửa sổ mới hiện lên và đợi quá trình tải
hoàn tất.

P a g e | 10
Bài TN3: PLC,HMI, Biến tần Biên soạn: TS. Nguyễn Trọng Tài
KS. Trần Quốc Tiến Dũng

Hình 13: Giao diện tải thông số


- Trở lại tab Drive, chọn vào ô Parameter. Trong Group chọn Parameter  Basic
program, giao diện Module Properties và Parameter có dạng như hình dưới (lưu
ý bước chọn Module Properties mất nhiếu thời gian, sinh viên kiên nhẫn chờ đợi
và không thao tác thêm tránh tình trạng treo máy)

Hình 14: Giao diện cấu hình thông số biến tần từ máy tính
Yêu cầu: Sinh viên cài đặt các thông số từ thanh ghi số 30 đến thanh ghi 52 đúng
với động cơ sử dụng trong bộ thí nghiệm (xem hướng dẫn bài thí nghiệm số 2). Để
tránh mất kết nối khi điều khiển, các thanh ghi Start Source 1 và Speed Reference
1 đều phải được đặt giá trị là “Ethernet/IP”
- Chuyển sang tab General, đặt tên biến tần là ACdrive và chọn địa chỉ IP như trên
hình:

P a g e | 11
Bài TN3: PLC,HMI, Biến tần Biên soạn: TS. Nguyễn Trọng Tài
KS. Trần Quốc Tiến Dũng

Hình 15: Giao diện tab General


- Trong mục Module Definition, nhấn chọn Change … và cài đặt các biến ngõ vào
như trên hình (việc cài đặt này để làm tiếp cho phần xây dựng HMI)

Hình 16: Cửa sổ Module Definition


- Sau khi cài đặt xong. Tắt cửa sổ Parameter, chọn Download trong tab Drive của
cửa sổ Module properties để tải thông số xuống biến tần, thực hiện tiếp các thao
tác tương tự như phần Upload.
Lưu ý: Nếu gặp lỗi Data Value Out of Range, sinh viên nhấp vào biểu tượng kính lúp
màu xanh dương, sau đó chọn Ignore.

P a g e | 12
Bài TN3: PLC,HMI, Biến tần Biên soạn: TS. Nguyễn Trọng Tài
KS. Trần Quốc Tiến Dũng

Hình 17: Lỗi Data value out of range


B7: Lập trình một chương trình đơn giản cho PLC. Đầu tiên, sinh viên vào Controller
Organizer, chọn Controller [tên chương trình] → Controller Tags. Chọn tab Edit Tags,
sinh viên thêm vào các biến với kiểu dữ liệu sau:
Tên biến Kiểu dữ liệu
START BOOL
REVERSE BOOL
CLEAR_FAULT BOOL
CommandFreq DINT
Tiếp đó, vào Tasks → MainTask → MainProgram → MainRoutine và lập trình như
hình dưới.

Hình 18: Chương trình PLC mẫu


Yêu cầu: Sinh viên tự giải thích chương trình.

P a g e | 13
Bài TN3: PLC,HMI, Biến tần Biên soạn: TS. Nguyễn Trọng Tài
KS. Trần Quốc Tiến Dũng
B8: Chọn Communications ở thanh menu, sau đó chọn Who active, chọn PLC và click
Download → Download để tải chương trình xuống PLC.
Lưu ý: Lúc này cần gạt trên thân PLC phải để ở mức REM.

Hình 19: Nạp chương trình xuống PLC


B9: Chọn Communications → Run Mode để chạy thử chương trình. Chọn vào các Tag
(ví dụ START, REVESRE), nhấn chuột phải, chọn Toogle Bit để thay đổi trạng thái.
- Nếu biến tần có chớp đèn đỏ, nhấn nút đỏ trên biến tần hoặc đưa bit
CLEAR_FAULT trên MainRoutine lên 1 sau đó về 0 bằng cách click chuột phải
vào CLEAR_FAULT chọn Toggle Bit 2 lần để xóa lỗi.
- Thay đổi thông số tần số trên sơ đồ chương trình tại ô Command_Freq (lưu ý
Command_freq = tần số mong muốn *100, ví dụ muốn chạy 30Hz thì nhập 3000)

Hình 20: Giao diện khi giám sát online PLC


B10: Trong lúc chạy có thể mở lại Properties của biến tần, chọn Parameter → Basic
Display để theo dõi các thông số dòng điện, điện áp, tần số, tốc độ…

P a g e | 14
Bài TN3: PLC,HMI, Biến tần Biên soạn: TS. Nguyễn Trọng Tài
KS. Trần Quốc Tiến Dũng

Hình 21: Giao diện đọc thông số của động cơ


Lưu ý: Do động cơ không có encoder nên tốc độ motor được tính thông qua các thông
số điện áp, dòng điện, tần số.
Yêu cầu: Chỉnh Command_Freq sao cho tần số điện đưa vào động cơ là 50Hz, quan
sát giá trị Output RPM (Basic Display 15 - b015) và so sánh với giá trị tốc độ được
ghi trên bảng tên động cơ, giải thích sự khác nhau giữa 2 giá trị này.
Tự lập trình: Sinh viên tự tìm hiểu thêm công cụ lập trình Logix Designer và lập
trình thêm chức năng tăng giảm tần số thông qua hai biến BOOL là Freq_Inc và
Freq_Dec:
- Nếu có cạnh lên của biến Freq_Inc thì tăng tần số đặt thêm 5Hz.
- Nếu có cạnh lên của biến Freq_Inc thì giảm tần số đặt đi 5Hz.
- Không được vượt quá giới hạn đặt của tần số (ví dụ không được giảm đến
mức tần số đặt trở thành giá trị âm)

3. Lập trình HMI PanelView Plus 7


Lưu ý: Để làm được phần này, chương trình PLC lập trình ở phần trên phải được tải
xuống PLC.
B11: Khởi động chương trình FactoryTalk View Studio ở desktop, tạo mới một project
đặt tên tùy ý.

P a g e | 15
Bài TN3: PLC,HMI, Biến tần Biên soạn: TS. Nguyễn Trọng Tài
KS. Trần Quốc Tiến Dũng

Hình 22: Giao diện khi mở FactoryTalk View Studio


B12: Giao diện chính của chương trình như hình dưới, click vào Display chọn Main để
hiện chương trình chính. Giải thích một số yếu tố của cửa số thiết kế
 Vùng màu xanh lục: Chứa các đối tượng như nút nhấn, khung hiển thị số, nhập
liệu...
 Vùng màu vàng: Nút nhấn mô phỏng và dừng mô phỏng
 Vùng màu cam: Chứa các mục như danh sách các Tag sử dụng trong chương
trình, các biểu tượng công nghiệp như động cơ, xylanh…

Hình 23: Giao diện làm việc của FactoryTalk View

P a g e | 16
Bài TN3: PLC,HMI, Biến tần Biên soạn: TS. Nguyễn Trọng Tài
KS. Trần Quốc Tiến Dũng
B13:Vào phần Exprorer, tìm đến System, chọn Project Settings. Trong cửa sổ mới hiện
ra chọn kích thước màn hình tương ứng với màn hình đang có trên Panel thí nghiệm:

Hình 24: Cấu hình màn hình tương ứng với màn hình trên panel thí nghiệm
B14: Tiếp theo ta sẽ kết nối các biến của chương trình PLC với chương trình HMI thông
qua RSLinx Enterprise. Trong Explorer tìm đến RSLinx Enterprise, double click vào
Communication Setup, trong cửa sổ mới, chọn Create a new configuration để tạo mới
một bảng liên kết.

Hình 25: Tạo mới bảng liên kết biến

P a g e | 17
Bài TN3: PLC,HMI, Biến tần Biên soạn: TS. Nguyễn Trọng Tài
KS. Trần Quốc Tiến Dũng
Ở khung Device Shortcut tạo mới một biến đặt tên là ACdrive, chọn PLC ở khung bên
phải, nhấn Copy from Design to Runtime để cập nhật các thông số của PLC vào chương
trình HMI, chọn YES  OK để đóng cửa sổ

Hình 26: Giao diện để chuyển các Tag trong HMI từ Local sang Runtime environment
B15: Quay lại tab MAIN để tạo các đối tượng cho màn hình HMI. Đầu tiên tạo các nút
nhấn ứng với các biến START, REVERSE và CLEAR_FAULT. Trong phần mềm hỗ
trợ nhiều loại nút nhấn khác nhau:
Biểu tượng Đối tượng Chức năng

Momentary
Push Button

Maintained
Push Button

Latched
Push Button

Multi State
Button

Interlocked
Push Button

Ramp
Button

Yêu cầu: Sinh viên tìm hiểu sự khác nhau về chức năng của các loại nút nhấn trên
và điền vào bảng.

P a g e | 18
Bài TN3: PLC,HMI, Biến tần Biên soạn: TS. Nguyễn Trọng Tài
KS. Trần Quốc Tiến Dũng
Trả lời câu hỏi: Vì sao với biến START, nên chọn loại nút nhấn là Maintained Push
Button chứ không phải là Momentary Push Button? Đối với các biến REVERSE
và CLEAR_FAULT thì nên chọn loại nút nhấn nào?
- Tạo nút nhấn Maintained Push Button cho nút nhấn START/STOP, thiết lập các
trạng thái như hình dưới.

Hình 27: Cấu hình các trạng thái của nút nhấn START/STOP
- Để liên kết với biến START của PLC, vào tab Connections, chọn vào ô Tag trên
dòng Value.

Hình 28: Giao diện để liên kết trạng thái nút nhấn với biến START
- Trong trường hợp chưa xuất hiện các tag đã liên kết (hình ở trên), sinh viên chọn
Refresh All Folders để cập nhật các tag (hình ở dưới là kết quả sau khi cập nhật)

P a g e | 19
Bài TN3: PLC,HMI, Biến tần Biên soạn: TS. Nguyễn Trọng Tài
KS. Trần Quốc Tiến Dũng

Hình 29: Trường hợp chưa cập nhật bảng liên kết biến

Hình 30: Trường hợp đã cập nhật bảng liên kết biến

P a g e | 20
Bài TN3: PLC,HMI, Biến tần Biên soạn: TS. Nguyễn Trọng Tài
KS. Trần Quốc Tiến Dũng

Hình 31: Kết quả liên kết biến START với nút nhấn
- Tương tự, sinh viên tạo các nút nhấn tương ứng với các biến REVERSE và
CLEAR_FAULT.
B16: Để tạo các đối tượng phục vụ cho việc quan sát số liệu, có thể sử dụng Numeric
Display (biểu tượng ) kết hợp với Text (biểu tượng ) để cho biết nhãn của đối
tượng đó là gì.

Hình 32: Tạo giao diện quan sát thông số


Có thể sử dụng các biểu thức toán (Expression – Exprn) để giúp người đọc dễ hiểu về
giá trị hơn. Ví dụ biến OutputFreq ở biến tần là dạng số nguyên với độ chia là 0.01 Hz.
Vì vậy ta có thể sử dụng biểu thức toán để đưa giá trị hiển thị về dạng đơn vị Hz (như
hình dưới).

Hình 33: Liên kết giữa ô quan sát thông số và biến trạng thái,
kết hợp sử dụng công thức toán
B17: Để thay đổi tần số đặt, ta có thể sử dụng khối Numeric Input Enable như hình dưới.

Hình 34: Giao diện quan sát thông số và nút nhấn mở bảng thay đổi thông số

P a g e | 21
Bài TN3: PLC,HMI, Biến tần Biên soạn: TS. Nguyễn Trọng Tài
KS. Trần Quốc Tiến Dũng
B18: Ta có một giao diện HMI cơ bản để điều khiển và giám sát biến tần

Hình 35: Giao diện HMI cơ bản


B19: Trước khi nạp xuống màn hình, có thể sử dụng chức năng Test Application để
chạy màn hình điều khiển trước trên máy tính. Chọn Application → Test Application.
Lưu ý: PLC phải đang được đặt ở mode Remote Run hoặc ở mode RUN.
Trả lời câu hỏi: Vì sao nên chạy thử chương trình trên máy tính trước rồi mới nạp
xuống HMI sau?
B20: Trong bước này, sinh viên sẽ tạo ra file .mer để nạp vào Panel plus 7 trên panel và
chạy. Chọn Application → Create Runtime Application… → đặt tên và chọn nơi lưu
file .mer (nên chọn nơi lưu ở Desktop) → Save, qua trình tạo file .mer bắt đầu.

Hình 36: Các bước để tạo file .mer trước khi tải xuống HMI

P a g e | 22
Bài TN3: PLC,HMI, Biến tần Biên soạn: TS. Nguyễn Trọng Tài
KS. Trần Quốc Tiến Dũng
B21: Nạp chương trình vào HMI PanelView Plus 7, chọn Transfer Utility trong mục
Tools, trong cửa sổ mới mở, chọn nơi lưu file và chọn thiết bị PanelView Plus7 trong
mục Destination Terminal, các tùy chọn khác chọn như hình, sau đó nhấn Download,
sau khi Download HMI sẽ tự khởi động lại và vào chương trình vừa tải xuống.

Hình 37: Các bước để tải chương trình từ máy tính xuống HMI
Yêu cầu: Sinh viên tự lập trình giao diện (có thể tham khảo hình dưới) với các
yêu cầu:
- Có nút nhấn START/STOP, REVERSE/FORWARD, CLEAR FAULT.
- Có nút nhấn tăng và nút nhấn giảm tần số đặt, mỗi lần có thể giảm 5Hz.
- Giám sát các thông số bao gồm tần số ngõ ra, tốc độ quay động cơ, dòng áp
trên động cơ.
- Có thể sử dụng các kiểu biểu diễn khác nhau như đồ thị cột, gauge, biểu đồ
để màn hình thêm sinh động.

P a g e | 23
Bài TN3: PLC,HMI, Biến tần Biên soạn: TS. Nguyễn Trọng Tài
KS. Trần Quốc Tiến Dũng

Hình 38: Giao diện HMI đầy đủ

P a g e | 24

You might also like