You are on page 1of 2

NGÀNH TÂN DƯỢC VIỆT NAM

Việt Nam được thừa hưởng một nền đông dược có lịch sử hàng ngàn năm, nhưng mãi đến ngày
nay ngành dược trong nước mới chỉ đáp ứng khoảng 50% nhu cầu thị trường. Số liệu thống kê của Cục
Quản lý Dược (tính đến ngày 16/05/2019), Việt Nam có khoảng 180 doanh nghiệp sản xuất dược phẩm
và 224 cơ sở sản xuất nhà máy trong nước đạt tiêu chuẩn GMP (thực hành tốt sản xuất thuốc). Các công
ty dược trong nước chủ yếu sản xuất dạng bào chế đơn giản, thực phẩm chức năng, và các loại thuốc
generic (dược phẩm hết thời hạn bảo hộ độc quyền). Đi đầu phải kể đến 13 công ty dược phẩm đang
niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Đó là Dược Hậu Giang, Imexpharm, Domesco, Dược
Cửu Long, Pharmedic, S.P.M (chuyên về tân dược), Traphaco, Dược OPC và Dược Phong Phú (Đông
dược), cùng với 4 doanh nghiệp chuyên phân phối là Vimedimex, Ladopharm, Dược Hà Tây và Dược
Bến Tre.
Bên cạnh khối nội, nhóm doanh nghiệp vốn nước ngoài cũng đã và đang mang lại làn gió mới
cho ngành sản xuất dược trong nước. Tiêu biểu như Sanofi Aventis hay United Pharma, đều là những
công ty đã đầu tư nhà máy sản xuất thuốc hiện đại tại Việt Nam. Chính tiềm năng phát triển cùng tốc độ
tăng trưởng ấn tượng trong những năm gần đây của ngành dược đã biến lĩnh vực kinh doanh này trở
thành mảnh đất màu mỡ cho các nhà sản xuất cả trong lẫn ngoài nước. Xu hướng M&A giữa các DN
dược trong nước và các DN nước ngoài diễn ra mạnh mẽ cả trong lĩnh vực sản xuất lẫn phân phối. Một
số doanh nghiệp nước ngoài đang đầu tư vào Việt Nam như: Tập đoàn Abbott (Mỹ) sở hữu 51,7% cổ
phần của Domesco và mua lại Công ty cổ phần Dược phẩm Glomed; Taisho Pharmaceutial (Nhật Bản)
cũng đã tăng sở hữu tại Công ty Dược Hậu Giang lên 34,3%; Adamed Group (Ba Lan) cũng đã chi 50
triệu USD để thâu tóm 70% cổ phần của Đạt Vi Phú (Davipharm); tại Công ty Cổ phần Traphaco, hãng
dược Daewon đang sở hữu 15% và công ty quản lý quỹ Mirae Asset đang nắm 25% cổ phần…). Nhưng
với tiềm năng tăng trưởng hai con số của ngành dược phẩm thì nó đã thu hút nhiều nhà đầu tư trong
nước, hoạt động ngoài ngành như Thế giới di động, FPT Retail, Nguyễn Kim… tham gia vào ngành
trong lĩnh vực phân phối. Việc xây dựng chuỗi bán nhà thuốc GPP Good Pharmacy Practice”. Dịch đầy
đủ theo nghĩa Tiếng Việt là “Thực hành tốt nhà thuốc” sẽ là xu hướng của tương lai, bởi mức sống của
người dân ngày càng tăng sẽ dẫn đến thay đổi trong thói quen tiêu dùng một số bộ phận khách hàng, họ
sẽ tìm đến những địa chỉ nhà thuốc đáng tin cậy, đáp ứng tiêu chuẩn để nghe tư vấn và mua thuốc. Dân
số già hoá, thu nhập gia tăng đi kèm sự quan tâm ngày càng nhiều của người dân về vấn đề chăm sóc
sức khoẻ là những yếu tố khiến ngành tân dược Việt Nam hấp dẫn. Minh chứng, không chỉ nhiều sản
phẩm ngoại được nhập về nhằm đáp ứng cao hơn nhu cầu khách hàng mà còn sự thâm nhập ngày càng
sâu của nhà đầu tư nước ngoài vào những doanh nghiệp trong nước (từ sản xuất đến thương mại, phân
phối).
Trong khi, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam là hơn 3.000 USD/người/năm (theo cách
tính mới). Mặc dù Việt Nam vẫn còn trong cơ cấu dân số vàng, nhưng đã bước vào giai đoạn già hóa từ
năm 2017 (trong đó, độ tuổi >65 chiếm 7,98%) và dự kiến vào năm 2050 sẽ đạt 21%. Như vậy đồng
nghĩa rằng khi tốc độ già hóa nhiều thì nhu cầu chăm sóc sức khỏe cũng tăng lên. Không chỉ vậy, hiện
nay giới trẻ cũng rất quan tâm dến tình trạng sức khỏe của mình và các vấn đề liên quan đến chăm sóc
sức khỏe hay làm đẹp. Và việc sử dụng thuốc, thực phẩm chức năng hay các biệt dược trong lĩnh vực
chăm sóc sức khỏe, làm đẹp càng trở nên phổ biến hơn. Hiện dân số Việt Nam là hơn 97 triệu người
(theo dữ liệu của Liên Hiệp Quốc) cùng với mức chi ngân sách y tế bình quân 1,9 triệu VND/người/năm
tăng 16% so với năm 2015. Tỷ lệ chi tiêu cho ngành dược dự báo ngày càng tăng và hiện tại chiếm
khoảng 13,4% tổng chi tiêu của người dân Việt Nam. Theo số liệu công bố của Tổng cục Thống kê, chỉ
số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12/2019 tăng 1,4% so với tháng trước, CPI bình quân năm 2019 tăng 2,79%
so với năm 2018 và CPI bình quân quý 4/2019 tăng 3,66% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy CPI năm
10
2019 đã được kiểm soát thành công, đạt mức thấp hơn so với chỉ tiêu Quốc hội đề ra (dưới 4%) và cũng
là mức tăng thấp nhất trong 3 năm qua; trong đó, thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,03%. Về lạm phát cơ bản,
năm 2019 tăng 2,01% so với năm 2018 và tháng 12/2019 so với tháng 12/2018 tăng 2,78%. Hơn nữa,
khi hiệp định thương mại tự do (EVFTA) có hiệu lực, dược phẩm sẽ là một trong những mặt hàng mà
Việt Nam sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu (từ mức khoảng 2,5% về 0%) sẽ tạo nên môi trường cạnh tranh
ngành tân dược gay gắt.
Mặc dù tốc độ tăng trưởng của ngành tân dược có nhiều khởi sắc trong những năm qua, các
doanh nghiệp vẫn đang phải đổi mặt với những khó khăn về nguồn nguyên liệu. Việt Nam nhập khẩu
351 triệu USD hoạt chất, chủ yếu từ Trung Quốc (220 triệu USD), Ấn Độ (60,5 triệu USD), Tây Ban
Nha (10,4 triệu USD) và Đức (10,1 triệu USD). Giống như nhiều Quốc gia khác, Việt Nam phụ thuộc
cao vào nguồn nguyên liệu từ Trung Quốc. Ở Việt Nam, nguyên phụ dược liệu nhập khẩu được cho là
chiếm phần lớn trong tổng nhu cầu, khoảng 80%-90%. Do đó, đây luôn là vấn đề của Việt Nam trong
dài hạn bởi vì để sản xuất được dược liệu đòi hỏi phải đầu tư nhiều và cần có khả năng về công nghệ
(Việt Nam không có lợi thế cạnh tranh so với các nước khác, như Trung Quốc và Ấn Độ). Các công ty
trong ngành dược phẩm có thể phải đối mặt với việc giá nguyên phụ liệu tăng cao, cũng như đối mặt với
rủi ro tỷ giá.

You might also like