You are on page 1of 14

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÌNH DƯƠNG


KHOA LUẬT HỌC

BÀI THU HOẠCH


MÔN: NGHỀ LUẬT SƯ VÀ HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN
PHÁP LUẬT

Giảng viên: Nguyễn Hoàng Phúc

Sinh viên: Trần Lâm Phương Trinh

Mã số sinh viên: 17140065

Số điện thoại: 0799823205

Địa chỉ email: 17140065@student.bdu.edu.vn


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bài thu hoạch này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập
của riêng tôi. Tất cả những trích dẫn trong bài thu hoạch đều có nguồn gốc chính xác
và rõ ràng. Nội dung trong bài thu hoạch này do kinh nghiệm của bản thân tôi được rút
ra trong quá trình nghiên cứu và học tập tại trường.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

2
LỜI MỞ ĐẦU
Nghề luật sư hiện nay là một bộ phận quan trọng của môi trường pháp lý nhằm
xây dựng kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển kinh tế tư
nhân, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế và hướng tới Cách mạng công
nghiệp 4.0. Luật sư luôn có mặt trong việc thực hiện chức năng của Tòa án và yêu cầu
Tòa án phải tuân thủ pháp luật trong việc thực hiện chức năng đó. Vì vậy, khi nói tới
Nhà nước pháp quyền, người ta không thể không nói tới luật sư. Vai trò và vị trí của
luật sư hiện nay luôn được diễn giải xung quanh sứ mệnh góp phần bảo vệ công lý và
hướng dẫn khách hàng hướng tới tuân thủ pháp luật ứng với các hoạt động tranh tụng
và tư vấn pháp luật.
Trong các hoạt động tư vấn, luật sư có vai trò rất lớn trong việc bảo vệ an toàn
pháp lý cho khách hàng, nhất là các doanh nghiệp. Lợi nhuận là mục tiêu quan trọng
nhất của kinh doanh, nhưng nếu vi phạm hành lang pháp lý, mọi lợi nhuận có thể bị
tước bỏ, do đó vai trò của luật sư chính là dẫn dắt doanh nghiệp đi trong hành lang
pháp lý an toàn.

3
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ VÀ HOẠT
ĐỘNG TƯ VẤN PHÁP LUẬT
1. SƠ LƯỢC VỀ NGHỀ LUẬT SƯ
1.1. Tiêu chuẩn luật sư
Công dân VN trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiếp pháp và Pháp Luật, có
phẩm chất đạo đức tốt, có bằng cử nhân luật, đã được đào tào Nghề Luật Sư, đã qua
thời gian tập sự hành nghề Luật Sư, có sức khỏe đảm bảo hành nghề Luật Sư (Điều 10
LLS 2012)
1.2 Điều kiện hành nghề luật sư
Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 10 Luật Luật Sư 2012 mới được hành
nghề luật sư. Điều kiện hành nghề luật sư được quy định tại Điều 11 Luật Luật Sư
2012.
Ngoài ra, luật sư phải có kĩ năng cơ bản đối với yêu cầu của công việc này như:
giao tiếp tốt, có khả năng phân tích, suy nghĩ và sử dụng các tình tiết logic nhanh và
hiệu quả, có khả năng làm việc do áp lực và làm việc nhiều đối tượng, nhất quán và có
lòng tốt.
1.3. Nguyên tắc hành nghề luật sư
- Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật .
- Tuân theo Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư VN.
- Độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan.
- Sử dụng các biện pháp hợp pháp để bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của
khách hàng.
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động nghề nghiệp luật sư.
1.4. Dịch vụ pháp lý của luật sư
Dịch vụ pháp lý của luật sư bao gồm tham gia tố tụng, tư vấn pháp luật, đại diện
ngoài tố tụng cho khách hàng và các dịch vụ pháp lý khác.
2. HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN CỦA LUẬT SƯ
2.1. Khái niệm tư vấn pháp luật
Tư vấn pháp luật là việc luật sư hướng dẫn, đưa ra ý kiến, giúp khách hàng soạn
thảo các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của họ.

4
Mục đích tư vấn Pháp luật của Luật sư:
- Luật sư cung cấp thông tin pháp lý cho khách hàng
- Luật sư đưa ra chính kiến của mình bằng việc đưa ra các chỉ dẫn và lời khuyên
- Luật sư định hướng cho khách hàng bằng việc chỉ dẫn cho khách hàng cách
thức hành động cụ thể
Vai trò tư vấn Pháp luật của Luật sư:
- Thứ nhất, tư vấn Pháp luật đóng vai trò quan trọng vào việc phổ biến giáo dục
Pháp Luật, giúp định hướng hành vi ứng xử cho các cá nhân, tổ chức theo khuôn khổ
Pháp luật.
- Thứ hai, tư vấn Pháp luật giúp tổ chức, cá nhân hiểu được những quyền và
nghĩa vụ pháp lý của mình và nâng cao sự hiểu biết Pháp luật;
- Thứ ba, tư vấn Pháp luật góp phần giảm nhẹ sự căng thẳng cho các cơ quan tố
tụng, tránh được sự quá tải trong hoạt động xét xử;
- Thứ tư, tư vấn pháp luật vẫn còn góp phần hoàn thiện pháp luật, giám sát việc
tuân thủ Pháp luật của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Ý nghĩa tư vấn Pháp luật của Luật sư:
- Là một trong các biện pháp có ý nghĩa quan trọng trong đảm bảo an toàn pháp
lý cho các giao dịch, đặc biệt là cho các hoạt động SXKD của các DN;
- Là cầu nối quan trọng giữa người xây dựng Pháp luật, áp dụng Pháp Luật (sau
đây viết tắt là: PL), thực thi PL và các công dân, tổ chức – đối tượng của việc áp dụng
PL;
- Chỉ ra cho các cơ quan thấy được các khiếm khuyết của mình trong quá trình
hoạt động;
- Giúp cho người dân hiểu được đúng bản chất của quyền và nghĩa vụ thực tế của
mình.
2.2. Nguyên tắc cơ bản của hoạt động tư vấn PL
Tuân thủ pháp luật: Luật sư có nghĩa vụ sử dụng các biện pháp hợp pháp để bảo
vệ quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng.
Tránh xung đột lợi ích: Luật sư trong bất kỳ trường hợp nào cũng không được tư
vấn cho hai khách hàng mà lợi ích của họ trái ngược nhau
Trách nhiệm giữ gìn bí mật đối với thông tin cho khách hàng: Nghĩa vụ giữ bí
mật thông tin về khách hàng được áp dụng bất kể thông tin đó từ đâu. Những thông tin
5
đó không nhất thiết phải do khách hàng cung cấp. Nghĩa vụ giữ bí mật vụ việc của
khách hàng tồn tại cho tới khi khách hàng cho phép tiết lộ hoặc khước từ bí mật đó.
Trung thực khách quan: Luật sư phải trung thực về khả năng của mình trong việc
nhận tư vấn pháp luật, trung thực trong cách tính phí với khách hàng, trung thực trong
việc duy trì mối quan hệ thường xuyên với khách hàng.
2.3. Các hình thức tư vấn Pháp Luật
Có 2 hình thức: tư vấn trực tiếp bằng lời nói; Tư vấn bằng văn bản
2.3.1. Tư vấn trực tiếp bằng lời nói
Hoạt động tư vấn trực tiếp PL bằng lời nói là hình thức phổ biến. Với các vụ có
tính chất đơn giả, các khách hàng thường gặp gỡ Luật sư (sau đây được viết tắt là: LS)
để tìm hiểu bản chất pháp lý của vụ việc trên cơ sở đó giúp cho họ tìm giải pháp để
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp một cách nhanh chóng có hiệu quả.
LS cần phải lưu ý các vấn đề sau:
- Thứ nhất, cần gợi ý những vấn đề để khách hàng trình bày đúng bản chất của sự
việc.
- Thứ hai, yêu cầu khách hàng cung cấp đầy đủ các tài liệu liên quan đến các vấn
đề cần tư vấn.
- Thứ ba, cần lưu ý đến những quy định của PL làm cơ sở pháp lý cho những lập
luận, phương án tư vấn của mình.
- Thứ tư, phải đưa ra được những giải pháp cho vấn đề mà khách hàng đamg
quan tâm. Phân tích, đánh giá những giải pháp đó để giúp cho khách hàng có thể chọ
được phương án giải quyết phù hợp nhất.
2.3.2. Tư vấn bằng văn bản
Tư vấn pháp luật bằng văn bản được hiểu là người tư vấn trao đổi bằng văn bản
với khách hàng, trao đổi mọi thông tin liên quan cần thiết đến vấn đề mà khách hàng
cần tư vấn.
- Tính lôgic: một trật tự mà mọi thư tư vấn đều tuân thủ
+ Khẳng định phạm vi tư vấn;
+ Mô tả tóm tắt sự việc và các tài liệu đã kiểm tra;
+ Xác định các vấn đề luật sư được yêu cầu tư vấn;
+ Phân tích sự việc, đưa ra giải pháp và lời khuyên;

6
+ Kết thúc (chào cuối thư).
- Tính súc tích: Tính súc tích yêu cầu phải diễn đạt sự việc bằng số lượng từ ít
nhất chừng có thể. Tuy nhiên, cũng cần chú ý đừng lạm dụng quá sự súc tích, diễn đạt
quá ngắn gọn đến độ khách hàng không hiểu được luật sư muốn nói gì.
- Tính chính xác: phải đảm bảo độ chính xác của ngôn từ, tránh sử dụng những từ
có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau.
- Ngôn ngữ thích hợp, lịch sự: Ngôn ngữ luật sư sử dụng phải là ngôn ngữ trang
trọng, lịch sự, thể hiện đạo đức nghề nghiệp của nghề luật sư.
- Trả lời đúng hẹn: chứng tỏ thái độ chuyên nghiệp của luật sư và khiến cho
khách hàng có cảm tưởng là thực sự luật sư đang cố gắng để làm hài lòng họ.
- Kỹ thuật trình bày văn bản: đánh máy cẩn thận, trình bày sáng sủa, chia đoạn
các nội dung trong văn bản, tối thiểu làm hai đoạn.
CHƯƠNG 2: KỸ NĂNG TƯ VẤN PHÁP LUẬT CỦA LUẬT SƯ
1. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH TƯ VẤN PHÁP LUẬT
Các bước tiến hành tư vấn là:
- Tìm hiểu yêu cầu của khách hàng;
- Thỏa thuận hợp đồng dịch vụ pháp lý;
- Xác định vấn đề pháp lý;
- Xác định luật áp dụng vào tình huống của khách hàng;
- Đề xuất giải pháp – Trả lời khách hàng.
1.1. Tìm hiểu yêu cầu của khách hàng
Tiếp cận một cách toàn diện tất cả những thông tin mà khách hàng đem lại qua
nhiều hình thức.
1.2. Thỏa thuận hợp lý hợp đồng dịch vụ
- Nhận định và kết luật sơ bộ vụ việc
- Đánh giá tính chất và dự kiến khối lượng công việc
- Từ đó có cơ sở tính phí
1.3. Xác định vấn đề pháp lý
Nghiên cứu kỹ lưỡng, thấu đáo hồ sơ của khách hàng để tìm ra những vấn đề
mấu chốt cần giải quyết.

7
1.4. Xác định luật áp dụng vào tình huống của khách hàng.
- Xác định lĩnh vực PL
- Xác định văn bản PL áp dụng: Luật, nghị định, thông tư, nghị quyết
- Xác định hiệu lực của văn bản PL
1.5. Đề xuất giải pháp – Trả lời khách hàng
- Đánh giá những điểm mạnh, yếu và rủi ro của giải pháp
- Định hướng cho khách hàng
- Lựa chọn chiến thuật
2. CÁC KỸ NĂNG TƯ VẤN PHÁP LUẬT
2.1. Kỹ năng tiếp xúc khách hàng & nhận yêu cầu tư vấn
2.1.1. Những vấn đề chung về tiếp xúc khách hàng
- Mục đích của buổi tiếp xúc
- Các kỹ năng ảnh hương đến buổi tiếp xúc:
+ Kỹ năng lắng nghe;
+ Kỹ năng giao tiếp;
+ Kỹ năng ghi chép;
+ Kỹ năng diễn giải;
+ Kỹ năng đặt câu hỏi và tìm hiểu vấn đề;
+ Kỹ năng tổng hợp vấn đề
- Phân loại đối tượng khách hàng:
+ Mục đích của việc phân loại đối tượng khách hàng;
+ Phân loại đối tượng khách hàng: Khách hàng lần đầu, Khách hàng đã từng làm
việc LS, khách hàng nước ngoài, khách hàng VN.
+ Tư cách chủ thể: Khách hàng là cá nhân hay tổ chức, cá nhân hay đại diện theo
ủy quyền hay đại diện theo PL.
- Quy trình tiếp xúc khách hàng:
+ Chuẩn bị cho việc tiếp xúc;
+ Tạo môi trường giao tiếp;
+ Tìm hiểu sự việc;
8
+ Làm rõ vấn đề;
+ Xác định yêu cầu của khách hàng;
+ Thỏa thuận hợp đồng dịch vụ pháp lý;
+ Kết thúc cuộc gặp
2.1.2. Nhận định, đánh giá sơ lược về yêu cầu của khách hàng
- Chỉ nhận định đánh giá khi có được những thông tin cần thiết
- LS không nên đưa ra những ý kiến quá chi tiết về vụ việc
- Khi đưa ra ý kiến sơ bộ, LS nên giả định...
- Nên giới hạn việc đánh giá sao cho không vi phạm Quy tắc đạo đức ứng xử
nghề nghiệp LS mà vẫn đáp ứng mong mỏi của khách hàng.
2.1.3. Soạn thảo hợp đồng dịch vụ pháp lý
- LS thực hiện dịch vụ pháp lý theo hợp đồng dịch vụ pháp lý, trừ trường hợp LS
tham gia tố tụng theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng và LS hành nghề với tư
cách cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức:
- Có 2 loại hợp đồng dịch vụ pháp lý:
+ Hợp đồng dài hạn với mức thù lao cố định
+ Hợp đồng dịch vụ pháp lý theo vụ việc
2.2. Kỹ năng nghiên cứu hồ sơ, phân tích vụ việc, xác định vấn đề pháp lý
2.2.1. Mục địch của việc nghiên cứu hồ sơ
- Nắm bắt được bối cảnh tư vấn
- Củng cố hồ sơ vụ việc
- Định hướng cho việc tra cứu VBQPPL
- Tạo tiền đề cho việc soạn thảo thư tư vấn
2.2.2. Những bước tiến hành trong quá trình nghiên cứu hồ sơ, phân tích vụ
việc, xác định vấn đề pháp lý
- Bước 1: Đọc sơ bộ
- Bước 2: Sắp xếp hồ sơ, tài liệu
- Bước 3: Đọc chi tiết
- Bước 4: Phân tích vụ việc

9
- Bước 5: Xác định câu hỏi Pháp lý
2.3. Kỹ năng soạn thảo văn bản trong hoạt động tư vấn PL
2.3.1. Khái quát chung về soạn thảo văn bảo trong hoạt động tư vấn
LS phải biết đưa ra những ý kiến pháp lý bằng văn bản một cách rành mạch, cụ
thể, đầy đủ và chính xác.
2.3.2. Các yêu cầu khi soạn thảo văn bản trong hoạt động tư vấn PL
- Tính logic
- Tính súc tích
- Tính chính xác
- Ngôn ngữ thích hợp, rõ ràng, dễ hiểu
- Kỹ thuật trình bày văn bản
- Trả lời đúng hẹn
2.3.3. Kỹ năng soạn thảo một số văn bản trong hoạt động tư vấn PL
- Thư chào phí
- Thư tư vấn
- Soạn thảo các biên bản
CHƯƠNG 3: TƯ VẤN PHÁP LUẬT TRONG MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP
CỤ THỂ
1. Tư vấn pháp luật về đầu tư
Tư vấn pháp luật về đầu tư tại Việt Nam:
- Tư vấn trong giai đoạn thành lập dự án đầu tư
- Tư vấn trong giai đoạn hoạt động của dự án đầu tư
- Giải thể và thanh lý dự án đầu tư
Tư vấn pháp luật về đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài
2. Tư vấn pháp luật về doanh nghiệp
Tư vấn doanh nghiệp
- Tư vấn thành lập doanh nghiệp
- Tư vấn tổ chức lại doanh nghiệp
- Tư vấn giải thể doanh nghiệp
10
- Tư vấn phá sản doanh nghiệp
Tư vấn về tổ chức doanh nghiệp
- Tư vấn quy chế pháp lý về vốn, tài sản
- Tư vấn về quy chế pháp lý tạo lập, huy động, quản lý, sử dụng và định đoạt các
nguồn vốn, tài sản
- Tư vấn pháp lý về lợi nhuận và phân phối lợi nhuận
- Tư vấn về các quy định pháp luật về thuế áp dụng đối với doanh nghiệp
Tư vấn pháp luật về quản lý nội bộ doanh nghiệp
- Tư vấn thiết kế cơ cấu tổ chức quản lý nội bộ doanh nghiệp
- Tư vấn phân bố quyền lực trong doanh nghiệp
- Tư vấn hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý nội bộ doanh nghiệp
- Tư vấn trong việc kiểm soát các giao dịch lớn và giao dịch dễ phát sinh tư lợi
- Tư vấn nguyên tắc hoạt động và thông qua các hoạt động quản lý của doanh
nghiệp
Tư vấn về luật lao động
- Tư vấn tuyển dụng lao động
- Tư vấn quản lý và sử dụng lao động
- Tư vấn chấm dứt quan hệ lao động
3. Tư vấn pháp luật về hôn nhân gia đình
- Tư vấn xác định tính chất quan hệ hôn nhân
- Tư vấn các trường hợp hôn nhân hợp pháp
- Tư vấn về những trường hợp kết hôn trái pháp luật
- Tư vấn về hôn nhân – ly hôn: căn cứ, chia tài sản, nuôi con và cấp dưỡng
- Tư vấn về quan hệ tài sản
4. Tư vấn pháp luật về thừa kế
- Tư vấn về di sản
- Tư vấn về nghĩa vụ của người nhận thừa kế
- Tư vấn về thời hiệu thừa kế
- Tư vấn các hình thức thừa kế
11
- Tư vấn về thời điểm & địa điểm mở thừa kế
PHẦN THỰC TIỄN
1. Tình huống 1
Anh Hà và Chị Loan là vợ chồng muốn ly hôn. Cả 2 đã tìm đến luật sư An ( Bạn
học cũ của cả hai) hiện là Trưởng Văn Phòng Luật sư X và nhờ luật sư An tham gia
Phiên tòa để bảo vệ quyền và lợi ích cho cả hai, vì anh Hà và chị Loan cho rằng họ đã
thỏa thuận được các vấn đề chung cần được giải quyết. Nhưng qua trao đổi và tiếp
xúc, Luật sư An thấy giữa họ có những bất đồng về tài sản nên đã tư vấn cho họ: Luật
sư An sẽ bảo vệ cho một người và sẽ cử một luật sư của Văn Phòng Luật sư X bảo vệ
cho bên kia. Anh Hà đồng ý để Luật sư An bảo vệ cho chị An, còn Anh thì được Luật
sư An phân công cho luật sư T bảo vệ. Vậy việc làm của Luật sư An có đúng không?
Theo đề bài thì Luật sư An đã thấy anh Hà và chị Loan đã có những bất đồng về
tài sản, nhưng Luật sư An lại tư vấn cho họ: Luật sư An sẽ bảo vệ một người là chị
Loan, đồng thời phân công cho luật sư T cũng của Luật sư của văn phòng X để bảo vệ
cho anh Hà. Việc làm củaLuật sư An là trái pháp luật, vì:
- Vi phạm điểm a khoản 1 điều 9 Luật Luật Sư (hiện hành): “ Cung cấp dịch vụ
pháp lý có quyền lợi đối lập cho khách hàng trong cùng vụ việc.
- Vi phạm điều 11.2.3 Luật Luật Sư (hiện hành): “ Luật sư trong cùng một tổ
chức hành nghề không đồng thời nhận vụ việc của khách hàng có quyền lợi đối lập.
2. Tình huống 2
Chị M gọi điện nhờ luật sư tư vấn về việc ly hôn, chị M đơn phương ly hôn
nhưng yêu cầu Luật sư tư vấn bằng văn bản.
Luật sư trả lời bằng văn bản như sau:
Thứ nhất, về quyền yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn:
Theo Điều 51 Luật hôn nhân và gia đình quy định về quyền yêu cầu Tòa án giải
quyết việc ly hôn, cụ thể là:
“1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn
Trong trường hợp vợ có thai hoặc đang nuôi con dưới mười hai tháng tuổi thì
chồng không có quyền yêu cầu xin ly hôn”.
Như vậy, pháp luật có quy định vợ, chồng hay cả hai vợ chồng chị M đều có
quyền yêu cầu tòa án giải quyết việc ly hôn. Chị M có quyền đơn phương ly hôn mà
không cần sự đồng ý của người kia.

12
Thứ hai, về thủ tục ly hôn:
Do chị quyết định sẽ đơn phương ly hôn, nên Luật sư sẽ tư vấn thủ tục đơn
phương ly hơn như sau:
- Thủ tục đơn phương ly hôn, chị M phải chuẩn bị hồ sơ để thực hiện thủ tục. Hồ
sơ bao gồm:
+ Đơn xin ly hôn theo mẫu.
+ Bản sao sổ hộ khẩu.
+ Bản sao chứng minh nhân dân
+ Những chứng từ chứng minh tài sản chung của vợ chồng (nếu có tài sản chung
cần chia).
+ Bản sao giấy khai sinh của con.
+ Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính).
Lưu ý: các bản sao giấy tờ trên cần công chứng, chứng thực theo quy định pháp
luật.
- Nơi nộp hồ sơ: tại Toà án nhân dân quận/huyện nơi chị M có hộ khẩu thuờng
trú, hoặc cư trú.
- Thời hạn giải quyết: thời hạn giải quyết đơn phương ly hôn có thể là 2 tháng
đến 6 tháng. Và thời hạn mở phiên tòa là từ 1 đến 2 tháng kể từ ngày có quyết định
đưa vụ án ra xét xử.

13
KẾT LUẬN
Qua môn học Nghề Luật Sư và Hoạt Động Tư Vấn Pháp Luật em thu hoạch được
một số mục tiêu sau:
- Mục tiêu kiến thức:
+ Có kiến thức cơ bản nghề luật sư, về các kỹ năng tư vấn và vận dụng pháp luật
trong hành nghề tư vấn pháp luật của luật sư
+ Những kiến thức chung về hành nghề tư vấn pháp luật; quy trình tư vấn pháp
luật cơ bản trong hoạt động tư vấn, các bước của hoạt động tư vấn pháp luật
- Mục tiêu kỹ năng:
+ Nhận được kỹ năng tiếp xúc khách hàng, nhận diện vấn đề pháp luật để thực
hiện hoạt động tư vấn, thực hiện hợp đồng dịch vụ pháp lý.
+ Biết cách vận dụng hiệu quả các kỹ năng đã học. Vận dụng kiến thức pháp lý
đã học trong việc xác định vấn đề pháp lý và luật áp dụng.
- Mục tiêu thái độ, đạo đức:
+ Biết được vai trò của nghề luật sư và hoạt động tư vấn pháp luật trong xã hội
Việt Nam hiện nay
+ Định hướng được nghề nghiệp cho bản thân
+ Phát triển phong thái chuyên nghiệp và đạo đức nghề nghiệp
Sau khi kết thúc 3 buổi học do thầy Nguyễn Hoàng Phúc hướng dẫn em đã tiếp
thu được rất nhiều kiến thức có liên quan, bao gồm cả lý thuyết lẫn thực tế áp dụng
thông qua việc thầy lồng ghép giảng các tình huống thực tế xảy ra ở ngoài đời sống,
đưa ra ví dụ giúp sinh viên nắm bài học một cách dễ dàng hơn. Em thật sự cảm ơn thầy
rất nhiều, em chúc thầy luôn dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và đồng hành với sinh viên
lâu dài!

14

You might also like