You are on page 1of 89

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Các
thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày tháng năm 2013


TÁC GIẢ

Trương Thị Thanh Hoa


LỜI CẢM ƠN

Sau thời gian nghiên cứu, đến nay luận văn thạc sĩ kinh tế môi trường
“Nghiên cứu giải pháp bảo vệ môi trường trong xây dựng nông thôn mới ở
huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình” của tôi đã được hoàn thành.
Trước hết tôi xin được trình bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TSKH.
Nguyễn Trung Dũng (Trường Đại học Thủy lợi) đã dành nhiều thời gian, tận
tình hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến các thầy giáo, cô giáo
Khoa Kinh tế - Trường Đại học Thủy lợi đã tận tình giảng dạy, truyền đạt
những kiến thức chuyên môn quý báu trong suốt quá trình học tập, góp phần
cho tôi hoàn thành bản luận văn này.
Xin cảm ơn những người thân trong gia đình và bạn bè đã động viên
tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này.
Trong quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn chắc chắn khó
tránh khỏi những thiếu sót nhất định, tác giả rất mong muốn được sự đóng
góp ý kiến chân tình của các thầy cô giáo và cán bộ khoa học đồng nghiệp để
luận văn đạt chất lượng cao.

Hà Nội, ngày tháng năm 2013


TÁC GIẢ

Trương Thị Thanh Hoa


DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 2.1.Bản đồ huyện Kim Sơn .................................................................... 20


Hình 2.2.Nhà thờ đá Phát Diệm, Kim Sơn ..................................................... 33
Hình 2.3.Bãi ngang - cồn nổi Kim Sơn ........................................................... 33
Hình 2.4. Người dân xã Thượng Kiệm (Kim Sơn) tham gia làm đường giao
thông nông thôn............................................................................................... 38
Hình 2.5.Khu nuôi tôm công nghiệp ở Kim Sơn (ảnh: Nguyễn Lựu) ............ 40
Hình 2.6. Sông Ân Giang - Thị trấn Phát Diệm.............................................. 41
DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: 19 tiêu chí trong Chương trình mục tiêu quốc gia về NTM ............. 8
Bảng 2.1: Cơ cấu kinh tế(Theo giá trị sản xuất hiện hành) ............................ 21
Bảng 2.2: Thu ngân sách nhà nước - ĐV: Triệu đồng .................................... 23
Bảng 2.3: Một số chỉ tiêu phát triển nông, lâm nghiệp và thủy sản ............... 25
Bảng 2.4: Trên địa bàn huyện Kim Sơn có những nhóm cây trồng ............... 26
Bảng 2.5: Số lượng một số loại gia súc, gia cầm chủ yếu .............................. 27
Bảng 2.6: Giá trị sản xuất ngành thủy sản và sản lượng một số hàng hóa thủy
sản huyện Kim Sơn ......................................................................................... 28
Bảng 2.7: Giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp .................................................. 29
Bảng 2.8: Giá trị sản xuất công nghiệp theo ngành công nghiệp .................. 30
Bảng 2.9: Sản lượng sản phẩm công nghiệp, TTCN chủ yếu........................ 31
Bảng 2.10: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trên địa bàn ..... 32
Bảng 3.1.Các tiêu chí môi trường ................................................................... 68
DANH MỤC VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Diễn giải


QH Quy hoạch
TNMT Tài nguyên môi trường
BVMT Bảo vệ môi trường
BCH Ban chấp hành
BM2 Bình Minh 2
BM3 Bình Minh 3
BVTV Bảo vệ thực vật
CN - TTCN Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp
FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài
GDP Tổng sản phẩm nội địa
GlobalGAP Thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu
HĐND Hội đồng nhân dân
HTX Hợp tác xã
KHHGĐ Kế hoạch hóa gia đình
KHKT Khoa học kỹ thuật
KT – XH Kinh tế - xã hội
MTQG Mục tiêu Quốc gia
NTM Nông thôn mới
NXB Nhà xuất bản
ODA Hỗ trợ phát triển chính thức
PTNT Phát triển nông thôn
SX-KD Sản xuất – kinh doanh
TCXDVN Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam
THCS Trung học cơ sở
Chữ viết tắt Diễn giải
QH Quy hoạch
TNMT Tài nguyên môi trường
BVMT Bảo vệ môi trường
THPT Trung học phổ thông
UBND Ủy ban nhân dân
UNEP Chương trình Môi trường Liên hợp quốc
UNESCO Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên hợp quốc
VietGAP Hiệp hội nông sản sạch
VSMT Vệ sinh môi trường
MỤC LỤC

CHƯƠNG 1 BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở NÔNG THÔN TRONG CHƯƠNG


TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI ....... 1
1.1. Quan hệ giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường .............................. 1
1.2. Vấn đề ô nhiễm môi trường nông thôn ...................................................... 4
1.3. Nội dung bảo vệ môi trường trong Chương trình mục tiêu quốc gia về
xây dựng nông thôn mới ................................................................................... 8
1.3.1. Tiêu chí về Bảo vệ môi trường................................................................ 8
1.3.2. Nội dung và giải pháp bảo vệ môi trường ở nông thôn trong điều kiện
xây dựng nông thôn mới ................................................................................. 11
1.4. Kinh nghiệm bảo vệ môi trường trong quá trình xây dựng nông thôn ở
một số nước ..................................................................................................... 15
1.4.1. Các nước phát triển ............................................................................... 15
1.4.2. Các nước đang phát triển ...................................................................... 17
Kết luận chương 1 ........................................................................................... 18
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ VẤN ĐỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN KIM
SƠN, TỈNH NINH BÌNH TRONG THỜI GIAN QUA ................................. 20
2.1. Khái quát đặc điểm kinh tế - xã hội huyện Kim Sơn ............................... 20
2.1.1. Vị trí địa lý ............................................................................................ 20
2.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế của huyện trong thời gian qua ................ 21
2.2. Tình hình xây dựng nông thôn mới và bảo vệ môi trường ở huyện Kim
Sơn trong thời gian qua ................................................................................... 36
2.2.1. Tình hình xây dựng nông thôn mới....................................................... 36
2.2.2. Phân tích đánh giá công tác bảo vệ môi trường tại địa phương trong quá
trình xây dựng nông thôn mới ......................................................................... 40
2.3. Đánh giá chung ........................................................................................ 43
2.3.1. Những kết quả đạt được ........................................................................ 43
2.3.1. Những tồn tại cần khắc phục................................................................. 46
Kết luận chương 2 ........................................................................................... 47
CHƯƠNG 3 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở
HUYỆN KIM SƠN, TỈNH NINH BÌNH........................................................ 49
3.1. Định hướng xây dựng nông thôn mới của huyện Kim Sơn trong thời gian
tới ..................................................................................................................... 49
3.2. Những thuận lợi và khó khăn của việc bảo vệ môi trường trong quá trình
xây dựng nông thôn mới ................................................................................. 53
3.2.1. Những thuận lợi..................................................................................... 53
3.2.2. Những khó khăn .................................................................................... 57
3.3. Đề xuất một số giải pháp bảo vệ môi trường trong quá trình xây dựng
nông thôn mới ................................................................................................. 58
3.3.1. Giải pháp về tăng tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh và vệ
sinh môi trường nông thôn .............................................................................. 59
3.3.2. Giải pháp về chăn nuôi.......................................................................... 60
3.3.3. Giải pháp về tổ chức sản xuất kinh doanh ............................................ 61
3.3.4. Giải pháp về sản xuất nông nghiệp ....................................................... 62
3.3.5. Giải pháp về cam kết và hương ước bảo vệ môi trường ....................... 64
3.3.6. Giải pháp về thu gom và xử lý nước thải và rác thải ............................ 65
3.3.7. Giải pháp về nghĩa trang ....................................................................... 67
3.3.8. Các giải pháp về quản lý môi trường .................................................... 67
Kết luận chương 3 ........................................................................................... 70
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 71
MỞ ĐẦU

Tính cấp thiết của đề tài


Trong những năm qua, thực hiện đường lối đổi mới, dưới sự lãnh đạo
của Đảng, nông nghiệp, nông dân và nông thôn nước ta đã đạt được thành tựu
khá toàn diện và to lớn. Tuy nhiên, những thành tựu đạt được chưa tương
xứng với tiềm năng, lợi thế và chưa đồng đều giữa các vùng. Thực hiện Nghị
quyết số 26-NQ/TW ngày 5/8/2008 về vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông
thôn, tại hội nghị lần thứ 7 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X,
chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được triển khai trên
địa bàn cấp xã trong phạm vi cả nước giai đoạn 2010-2020 nhằm phát triển
nông thôn toàn diện, bao gồm nhiều nội dung liên quan đến hầu hết các lĩnh
vực kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường, hệ thống chính trị cơ sở, có những
yêu cầu riêng đối với từng vùng sinh thái, vùng kinh tế - xã hội khác nhau. Do
vậy việc giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trong xây dựng nông thôn mới
phải được nghiên cứu để phát huy hiệu quả.
Trong Bộ tiêu chí Quốc gia nông thôn mới, tiêu chí môi trường là một
trong 19 tiêu chí được đặt ra thực hiện tại các xã. Hiện nay, tại huyện Kim Sơn
thuộc tỉnh Ninh Bình đã triển khai thực hiện chương trình xây dựng nông thôn
mới và tiêu chí về môi trường vẫn đang còn là vấn đề mới cần được nghiên cứu
thêm.
Đề tài luận văn của học viên nhằm giải quyết một phần nhỏ trong
chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới với tên là: “Nghiên
cứu giải pháp bảo vệ môi trường trong xây dựng nông thôn mới ở huyện
Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình”.
Mục đích của đề tài
Nghiên cứu vấn đề môi trường để từ đó đưa ra các giải pháp, định
hướng tốt giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trong xây dựng nông thôn
mới ở huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Vấn đề về môi trường trong quá trình xây dựng nông thôn mới hiện nay.
Giải pháp nhằm đảm bảo môi trường phát triển bền vững vấn đề ô
nhiễm môi trường trong xây dựng nông thôn mới.
Phạm vi nghiên cứu
Đề ra những giải pháp giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trong xây
dựng nông thôn mới ở huyện Kim Sơn trong giai đoạn xây dựng nông thôn
mới hiện nay.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập số liệu.
Phương pháp phân tích.
Phương pháp chuyên gia.
1

CHƯƠNG 1
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở NÔNG THÔN TRONG CHƯƠNG TRÌNH
MỤC TIÊU QUỐC GIA VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

Xã hội ngày càng phát triển, cùng theo đó là hàng loạt các vấn đề cần
giải quyết. Hiện nay vấn đề, làm sao để bảo vệ môi trường sinh thái là vấn đề
không chỉ diễn ra ở nước ta mà còn trên toàn thế giới. Cùng với sự phát triển
của nền kinh tế thị trường thì vấn đề về môi trường ngày càng nghiêm trọng.
Hiện tượng ô nhiễm môi trường không phải chỉ diễn ra ở các nước phát triển
mà ở cả các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Hiện nay ô nhiễm
môi trường đang ngày càng trầm trọng hơn: ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất,
nước và hậu quả mà chúng để lại là ảnh hưởng lớn về mọi mặt đối với cuộc
sống của con người. Các chất thải ngày càng nhiều và phong phú hơn, trong
khi đó các biện pháp xử lý thì kém hiệu quả cùng với sự không quan tâm một
cách chính đáng đã làm cho môi trường ngày một tồi tệ hơn. Vì vậy, bảo vệ
môi trường đang là một vấn đề cấp bách.
1.1. Quan hệ giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường
Phát triển kinh tế là quá trình lớn lên, tăng tiến về mọi mặt của nền kinh
tế. Nó bao gồm sự tăng trưởng kinh tế và đồng thời có sự hoàn chỉnh về mặt
cơ cấu, thể chế kinh tế, chất lượng cuộc sống. 1 F
0

Môi trường là một tổ hợp các yếu tố tự nhiên và các yếu tố vật chất
nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng
tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên. 2 F
1

Giữa môi trường tự nhiên và phát triển kinh tế có mối quan hệ hết sức
chặt chẽ: môi trường tự nhiên là điều kiện cho kinh tế phát triển và kinh tế

1
Nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%C3%A1t_tri%E1%BB%83n_kinh_t%E1%BA%BF
2

phát triển là cơ sở tạo nên các biến đổi của môi trường tự nhiên theo hướng
ngày càng tốt hơn.
Ở những thời kỳ đầu của sự phát triển nền văn minh loài người, các lực
lượng tự nhiên gần như thống trị hoàn toàn cuộc sống của con người, quyết
định tính chất và nội dung mối quan hệ qua lại giữa con người với giới tự
nhiên. Dần dần, do sự phát triển của lao động và hoạt động nhận thức, con
người học được cách chế ngự tự nhiên, thiết lập sự thống trị của mình với giới
tự nhiên nhằm phục vụ cho mục đích mà yêu cầu cuộc sống của con người đòi
hỏi. Tự nhiên, ở bất kỳ giai đoạn nào trong sự phát triển của xã hội loài người
cũng đều cung cấp cho con người những sản phẩm vật chất để con người sinh
sống: cho con người nguồn nước tinh khiết để sinh hoạt, cho con người không
khí trong lành để hít thở. Đặc biệt trong quá trình thúc đẩy kinh tế tăng trưởng
con người đã phải lấy đi của tự nhiên rất nhiều những bộ phận thân thể của nó
như động, thực vật, đất đai, khoáng chất... chính trong quá trình đó con người
đã làm thay đổi giới tự nhiên. 3 Có thể nói rằng, những biến đổi to lớn trong
F
2

môi trường tự nhiên đều do quá trình tăng trưởng kinh tế đem lại. Chúng ta
hoàn toàn có thể khẳng định chắc chắn rằng, cho đến nay, không có một ngõ
ngách nào của tự nhiên mà con người lại không động chạm vào vì mục đích
phát triển kinh tế, và không có một nơi nào trong tự nhiên sau khi con người
đụng chạm vào vì mục đích kinh tế mà lại trả lại cho nó dáng vẻ nguyên thủy
ban đầu vốn có của nó. Vì mục đích phát triển kinh tế, con người đã tác động
đến môi trường tự nhiên theo hai hướng có lợi hoặc có hại.
Khi con người hành động đúng quy luật, sẽ tạo ra hướng có lợi cho
môi trường tự nhiên: trong quá trình thúc đẩy kinh tế tăng trưởng, con người
đã tác động vào tự nhiên, ít nhiều cũng đã cải tạo môi trường tự nhiên, nâng

2
Nguồn:
http://tusach.thuvienkhoahoc.com/wiki/M%C3%B4i_tr%C6%B0%E1%BB%9Dng_l%C3%A0_g%C3%AC
%3F
3

cao sự hiểu biết sâu hơn về giới tự nhiên và đặc biệt là có thể tạo ra điều kiện
vật chất để cải tạo, tái tạo môi trường tự nhiên. Sự tăng trưởng kinh tế trên cơ
sở áp dụng những thành tựu khoa học, kỹ thuật và công nghệ hiện đại vào sản
xuất đã phần nào đó loại trừ được những hậu quả không mong muốn do sự tác
động không kiểm soát được của con người gây ra cho tự nhiên, chẳng hạn,
việc dùng lưới chuyên biệt để khai thác thủy hải sản đã loại trừ ra được những
loại nhỏ để bảo đảm cân bằng môi trường biển và tạo vốn cho lần đánh bắt
sau. Hơn nữa, chính sự tăng trưởng kinh tế sẽ tạo tiền đề vật chất để xử lý các
sự cố môi trường, đảm bảo cho môi trường trong sạch. 4 Và trên thực tế, chúng
F
3

ta học hỏi để ngày càng hiểu được một cách chính xác hơn những quy luật đó,
và biết được những hậu quả gần gũi cũng như xa xôi của những sự can thiệp
tích cực của chúng ta vào trong tiến trình bình thường của các sự vật trong
giới tự nhiên. Nhất là từ khi khoa học tự nhiên đã thu được những tiến bộ vĩ
đại trong thế kỷ hiện thời, thì chúng ta lại ngày càng đi đến chỗ hiểu biết được
cả những hậu quả tự nhiên xa xôi, ít nhất là của những hành động thông
thường nhất của chúng ta trong lĩnh vực sản xuất, và do đó, có thể chi phối
được những hậu quả đó. Nhưng điều đó càng trở thành sự thật thì con người
không những càng cảm thấy mà lại càng thêm hiểu biết rằng mình với giới tự
nhiên chỉ là một.
Ngược lại, khi con người và xã hội tác động vào tự nhiên không theo
quy luật, sẽ tạo ra hướng có hại là gây nên ô nhiễm môi trường tự nhiên, làm
cho môi trường tự nhiên ngày càng nghèo nàn, kiệt quệ, sự cân bằng sinh thái
sẽ bị phá vỡ và tự nhiên sẽ “trả thù” con người. 5 F
4

Như vậy, giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường tự nhiên vừa
có sự thống nhất, vừa có sự mâu thuẫn. Sự thống nhất và mâu thuẫn đó đều

3
Nguồn: http://www.vfej.vn/print/4138/phat-trien-kinh-te-phai-gan-voi-bao-ve-moi-truong.html
4
Nguồn: http://www.vfej.vn/print/4138/phat-trien-kinh-te-phai-gan-voi-bao-ve-moi-truong.html
5
Nguồn: http://www.vfej.vn/print/4138/phat-trien-kinh-te-phai-gan-voi-bao-ve-moi-truong.html
4

thể hiện ở nền sản xuất xã hội. Con người không ngừng sản xuất ra của cải vật
chất. Mọi của cải vật chất mà con người sản xuất ra xét đến cùng bằng cách
này hay cách khác đều lấy vật liệu từ tự nhiên. Con người khác với con vật ở
chỗ không chỉ sử dụng các vật phẩm có sẵn trong tự nhiên mà còn cải tạo tự
nhiên, bắt chúng phục vụ nhu cầu của mình. Như thế, sự thống nhất và mâu
thuẫn giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường tự nhiên là vĩnh viễn, nó
còn tồn tại chừng nào con người còn tồn tại.
Nghiên cứu về sự kết hợp giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường
tự nhiên cho ta thấy việc đánh giá tác động của phát triển kinh tế đến vấn đề
bảo vệ môi trường tự nhiên và ngược lại. Từ đó giúp cho các nhà quản lý ra
quyết định chủ động lựa chọn những phương án khả thi và tối ưu về kinh tế
cũng như kỹ thuật trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của mình. Đồng
thời sẽ giúp chúng ta kết hợp một cách thông minh giữa tăng trưởng kinh tế
và bảo vệ môi trường tự nhiên để có sự phát triển thực sự bền vững.
1.2. Vấn đề ô nhiễm môi trường nông thôn
Nông thôn là nơi sinh sống và làm việc của một cộng đồng bao gồm
chủ yếu là nông dân, là vùng sản xuất nông nghiệp là chính. Nông thôn có cơ
cấu hạ tầng, trình độ tiếp cận thị trường, trình độ sản xuất hàng hóa thấp hơn
so với thành thị. Ô nhiễm môi trường là tình trạng môi trường bị ô nhiễm bởi
các chất hóa học, sinh học... gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, các cơ
thể sống khác. Ô nhiễm môi trường đất là hậu quả các hoạt động của con
người làm thay đổi các nhân tố sinh thái vượt qua những giới hạn sinh thái
của các quần xã sống trong đất. Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều xấu
về tính vật lý, hoá học, sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể
lỏng, rắn làm cho nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật. Làm
giảm độ đa dạng sinh vật trong nước. Xét về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh
hưởng thì ô nhiễm nước là vấn đề đáng lo ngại hơn ô nhiễm đất. Ô nhiễm môi
5

trường không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng
trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra sự tỏa
mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa do bụi.
a) Ô nhiễm môi trường nông thôn đang ở mức báo động
Tình trạng ô nhiễm môi trường ở nhiều nông thôn đang ở mức báo
động, đã và đang gây ra những tác động mạnh mẽ và lâu dài đến sức khoẻ
cộng đồng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Ở nhiều nơi, do các
làng nghề gây ra, ở nhiều nơi thì do nước thải, chất thải từ sản xuất nông
nghiệp như sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, rác thải sinh hoạt. Mỗi năm, khu
vực nông thôn phát sinh trên 1.300 triệu m3 nước thải; 6,6 triệu tấn rác thải
sinh hoạt, hơn 14.000 tấn bao bì hoá chất bảo vệ thực vật, phân bón các loại,
76 triệu tấn rơm rạ và khoảng 74 triệu tấn chất thải chăn nuôi,… Ước tính
tổng lượng phân bón vô cơ sử dụng trong canh tác nông nghiệp vào khoảng
2,5 - 3,0 triệu tấn, trong đó có đến 50-70% không được cây trồng hấp thụ, thải
ra gây ô nhiễm môi trường và suy thoái môi trường.
Theo một báo cáo môi trường, tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại
khu vực nông thôn khoảng 40-55%, trong đó khoảng 60% số thôn hoặc xã tổ
chức thu dọn định kỳ; trên 40% thôn, xã đã hình thành các tổ thu gom rác thải
tự quản. Nhiều xã không có quy hoạch các bãi rác tập trung, không có bãi rác
công cộng, không quy định chỗ tập trung rác thải, không có người và không
có phương tiện chuyên chở rác. Do đó, các bãi rác tự phát đã hình thành ở rất
nhiều nơi, làm cho tình trạng chất thải rắn sinh hoạt nông thôn trở thành vấn
đề nan giải khó xử lý. 6 F
5

b) Ô nhiễm ở làng nghề có xu hướng gia tăng


Cả nước có trên 1.300 làng nghề đã được công nhận và 3.200 làng có
nghề, tập trung nhiều nhất ở miền Bắc, chiếm khoảng 60%. Kết quả khảo sát

6
Nguồn: http://dangcongsan.vn/cpv/Modules/Preview/PrintPreview.aspx?co_id=28340739&cn_id=611559
6

52 làng nghề điển hình trong cả nước cho thấy 46% làng nghề có môi trường
bị ô nhiễm nặng, 27% ô nhiễm vừa. Những đánh giá trong thời gian gần đây
cho thấy mức độ ô nhiễm của các làng nghề không giảm mà còn có xu hướng
gia tăng. Hàm lượng kim loại nặng trong đất ở một số làng nghề đã xấp xỉ
hoặc vượt tiêu chuẩn cho phép. Hầu hết chất thải phát sinh từ các làng nghề
như chế biến lương thực, thực phẩm, tái chế kim loại, giấy, nhựa,… chưa
được thu gom và xử lý triệt để, nhiều làng nghề xả thải bừa bãi gây tác động
xấu tới cảnh quan môi trường; gây ô nhiễm môi trường không khí, nước và
đất; làm gia tăng người mắc bệnh có liên quan đến ô nhiễm; thậm chí làm
giảm tuổi thọ trung bình của người dân sống trong và bên cạnh làng nghề.
Nhiều bộ, ngành, địa phương đã tích cực nghiên cứu, xây dựng, chuyển
giao và có biện pháp nhân rộng một số mô hình quản lý, xử lý chất thải làng
nghề, góp phần cải thiện môi trường tại một số địa phương như công nghệ
hầm biogas đối với chất thải ở các làng nghề chăn nuôi, giết mổ gia súc; mô
hình quản lý chất thải nguy hại làng nghề… Một số địa phương đã triển khai
quy hoạch tập trung các khu công nghiệp, cụm công nghiệp để di dời các cơ
sở gây ô nhiễm môi trường ra khỏi khu dân cư đối với làng nghề dệt nhuộm,
giấy tái chế,… hoặc quy hoạch quản lý theo hình thức phân tán đối với từng
hộ gia đình tại các làng nghề truyền thống ít ô nhiễm; công tác xã hội hoá bảo
vệ môi trường làng nghề (chủ yếu là thu gom chất thải rắn) đã được hình
thành và hoạt động có hiệu quả tại một số địa phương. Thủ tướng Chính phủ
cũng vừa ban hành Quy định số 577/QĐ-TTg ngày 11/4/2013 phê duyệt Đề
án tổng thể bảo vệ môi trường làng nghề đến năm 2020 và định hướng đến
năm 2030, trong đó xác định các trọng tâm ưu tiên bảo vệ môi trường làng
nghề giai đoạn 2013-2015 và 2016-2020 nhằm từng bước xử lý các làng nghề
hiện đang bị ô nhiễm môi trường và ngăn chặn tình trạng phát sinh các làng
nghề gây ô nhiễm môi trường mới.
7

Tuy nhiên, nhìn chung tình trạng ô nhiễm môi trường tại các làng nghề
vẫn đang gia tăng và trở thành một vấn đề môi trường cấp bách hiện nay, các
làng nghề gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng chậm được xử lý do thiếu
nguồn lực cũng như thiếu quy định về trách nhiệm cụ thể. 7 F
6

c) Cần đẩy mạnh công tác bảo vệ môi trường


Vấn đề ô nhiễm môi trường ở các làng nghề và khu vực nông thôn như
trên đã và đang tạo ra những rào cản lớn trong việc thực hiện chủ trương xây
dựng nông thôn mới văn minh, hiện đại. Điều này đòi hỏi các cấp, các ngành
cần gắn chặt phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường, đẩy mạnh công tác bảo
vệ môi trường trong tiến trình thực hiện công hiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Đẩy mạnh công tác phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm, khắc phục tình trạng
nhiễm và suy thoái môi trường nghiêm trọng. Bảo vệ và khai thác bền vững
các nguồn tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ và cải thiện môi trường các khu vực
trọng điểm; bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học.
Tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức
và trách nhiệm bảo vệ môi trường, tăng cường quản lý Nhà nước, thể chế và
pháp luật về bảo vệ môi trường; đẩy mạnh áp dụng các công cụ kinh tế trong
quản lý môi trường. Giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với
thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội và bảo vệ môi trường, tăng cường và đa
dạng hoá đầu tư cho bảo vệ môi trường. Tăng cường năng lực nghiên cứu
khoa học và phát triển công nghệ về bảo vệ môi trường, nhất là trong sản xuất
nông nghiệp, đẩy mạnh xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường…

7
Nguồn: http://dangcongsan.vn/cpv/Modules/Preview/PrintPreview.aspx?co_id=28340739&cn_id=611559
8

1.3. Nội dung bảo vệ môi trường trong Chương trình mục tiêu quốc gia
về xây dựng nông thôn mới
1.3.1. Tiêu chí về Bảo vệ môi trường
Xuất phát từ thực tế đã nêu ở 1.1, nên Chính phủ đưa ra chương trình
mục tiêu Quốc gia. Trong tiến trình xây dựng nông thôn mới thì việc bảo vệ
môi trường là một trong những tiêu chí cần phải đạt được. Tuy nhiên, ở nhiều
vùng nông thôn, tình trạng ô nhiễm môi trường vẫn chưa được giải quyết có
hệ thống, nhất là ở các làng nghề và trong sản xuất nông nghiệp.
Bảng 1.1: 19 tiêu chí trong Chương trình mục tiêu quốc gia về NTM
Tên Chỉ tiêu
TT Nội dung tiêu chí
tiêu chí phải đạt
I. VỀ QUY HOẠCH
1 Quy hoạch và Quy hoạch và sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu Đạt
thực hiện quy cho phát triển sản xuất nông nghiệp hành hoá,
hoạch. công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ.
Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội –
môi trường theo chuẩn mới.
Quy hoạch phát triển các khu dân cư mới và
chỉnh trang các khu dân cư hiện có theo hướng
văn minh, bảo tồn được bản sắc văn hóa tốt đẹp.
II. HẠ TẦNG KINH TẾ - XÃ HỘI
2 Giao thông Tỷ lệ km đường trục xã, liên xã được nhựa hóa 100%
hoặc bê tông hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật
của Bộ giao thông vận tải.
Tỷ lệ đường trục thôn, xóm được cứng hóa đạt 50%
chuẩn theo cấp ký thuật của Bộ giao thông vận
tải.
Tỷ lệ Km đường ngõ, xóm sạch và không lầy 100% (50%
lội vào mùa mưa. cứng hóa)
9

Tỷ lệ Km đường trục chính nội đồng được 50%


cứng hóa, xe cơ giới đi lại thuận tiện.
3 Thủy lợi Hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng được sản Đạt
xuất và dân sinh.
Tỷ lệ Km kênh mương do xã quản lý được kiên 50%
cố hóa.
4 Điện Hệ thống điện đảm bảo an toàn của ngành điện. Đạt
Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ 95%
các nguồn điện.
5 Trường học Tỷ lệ trường học các cấp: mầm non, mẫu giáo, 70%
tiểu học, trung học cơ sở có vật chất đạt chuẩn
quốc gia.
6 Cơ sở vật chất Nhà văn hóa và khu thể thao xã đạt chuẩn của Đạt
văn hóa Bộ Văn hóa thể thao và du lịch.
Tỷ lệ thôn có nhà văn hóa và khu thể thao thôn 100%
đạt chuẩn của Bộ Văn hóa thể thao và du lịch.
7 Chợ nông thôn Đạt chuẩn của Bộ Xây dựng. Đạt
8 Bưu điện Có điểm phục vụ bưu chính viễn thông. Đạt
Có internet đến thôn. Đạt
9 Nhà ở dân cư Nhà tạm, nhà dột nát. Không
Tỷ lệ hộ có nhà ở đạt chuẩn Bộ Xây dựng. 75%
III. KINH TẾ VÀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT
10 Thu nhập Thu nhập bình quân đầu người/năm so với mức 1,2 lần
bình quân chung của tỉnh.
11 Hộ nghèo Tỷ lệ hộ. 10%
12 Cơ cấu lao động Tỷ lệ lao động trong độ tuổi làm việc trong các 45%
lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp.
13 Hình thức tổ Có tổ hợp tác hoặc hợp tác xã hoạt động có Có
chức sản xuất hiệu quả.
10

IV. VĂN HÓA – XÃ HỘI - MÔI TRƯỜNG


14 Giáo dục Phổ cập giáo dục trung học Đạt
Tỷ lệ học sinh tôt nghiệp THCS được tiếp tục 70%
hoạc trung học( phổ thông, bổ túc, học nghề).
Tỷ lệ qua đào tạo. > 20%
15 Y tế Tỷ lệ người tham gia các hình thức bảo hiểm Y tế. 20%
Y tế xã đạt chuẩn quốc gia. Đạt
16 Văn hóa Xã có từ 70% số thôn, bản trở lên đạt tiêu Đạt
chuẩn làng văn hóa theo quy định của Bộ văn
hóa thể thao và du lịch.
17 Môi trường Tỷ lệ người dân được sử dụng nước sạch hợp 70%
vệ sinh theo quy chuẩn Quốc gia.
Các cơ sở sản xuất – kinh doanh đạt tiêu chuẩn Đạt
về môi trường.
Không có các hoạt động gây suy giảm môi Đạt
trường và có các hoạt động phát triển môi
trường xanh, sạch đẹp.
Nghĩa trang được xây dựng theo quy hoạch. Đạt
Chất thải, nước thải được thu gom và xử lý Đạt
theo quy định.
V. HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ
18 Hệ thống tổ Cán bộ xã đạt chuẩn. Đạt
chức chính trị Có đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ Đạt
xã hội vững sở theo quy định.
mạnh Đảng bộ, chính quyền xã đạt tiêu chuẩn “trong Đạt
sạch vững mạnh”.
Các tổ chức đoàn thể chính trị của xã đều đạt Đạt
danh hiệu tiên tiến trở lên.
19 An ninh, trật tự An ninh, trật tự xã hội được giữ vững.
xã hội
11

Tiêu chí bảo vệ môi trường là tiêu chí 17 trong Bộ tiêu chí Quốc gia về
chương trình xây dựng nông thôn mới được thể hiện ở Bảng 1. Tiêu chí này
được chia nhỏ thành các tiêu chí con như: (i) Tỷ lệ hộ được sử dụng nước
sạch, hợp vệ sinh theo quy chuẩn quốc gia; (ii) Các cơ sở sản xuất đạt tiêu
chuẩn về môi trường; (iii) Không có hoạt động suy giảm môi trường và có
các hoạt động phát triển môi trường xanh - sạch - đẹp; (iv) Nghĩa trang được
xây dựng theo QH và (v) Chất thải, nước thải được thu gom và xử lý theo quy
định.
1.3.2. Nội dung và giải pháp bảo vệ môi trường ở nông thôn trong điều
kiện xây dựng nông thôn mới
Tiêu chí môi trường là một trong 19 tiêu chí nông thôn mới theo Quyết
định 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành
Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới. Mục tiêu chung của tiêu chí này là:
Bảo vệ môi trường, sinh thái, cải thiện, nâng cao chất lượng môi trường khu
vực nông thôn thông qua các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức, ý
thức và đi đến hành động cụ thể của các cấp, các ngành và cả cộng đồng nhân
dân. Nội dung cụ thể:
- Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh theo quy chuẩn quốc gia.
- Các cơ sở sản xuất đạt tiêu chuẩn về môi trường.
- Không có hoạt động suy giảm môi trường và có các hoạt động phát
triển môi trường xanh - sạch - đẹp.
- Nghĩa trang được xây dựng theo quy hoạch.
- Chất thải, nước thải được thu gom và xử lý theo quy định.
Để đạt được các tiêu chí trên thì nhiệm vụ được đặt ra là cần phải đẩy
mạnh công tác bảo vệ môi trường nông thôn, có thể triển khai một số giải
pháp sau:
12

- Thực hiện các chương trình, hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận
thức, giáo dục pháp luật TNMT, sử dụng tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi
trường (BVMT), ứng phó biến đổi khí hậu.
Các giải pháp thực hiện : Đào tạo cán bộ nguồn đáp ứng nhu cầu quản
lý môi trường tại địa phương; Và bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn
nghiệp vụ đối với các cán bộ hiện hữu. Trước khi dự án, đề án triển khai thực
hiện phải thực hiện đánh giá tác động môi trường và được cơ quan có thẩm
quyền phê duyệt (Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cam kết bảo vệ
môi trường), hướng chủ dự án đến với các công nghệ sạch, thân thiện môi
trường. Chủ cơ sở sản xuất kinh doanh có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các
yêu cầu, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; thực hiện đầu tư, vận
hành hệ thống xử lý nước thải, khí thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại và
giám sát chất lượng môi trường định kỳ. Thường xuyên cập nhật, đưa tin về
các mô hình, công nghệ hiện đại trong sản xuất trên các phương tiện thông tin
đại chúng để vận động chủ cơ sở sản xuất kinh doanh dần thay đổi công nghệ
cũ, áp dụng công nghệ sản xuất sạch hơn, tiên tiến trong sản xuất, tận dụng,
tái sử dụng chất thải để giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Triển khai trình diễn
và hỗ trợ sản xuất sạch hơn, kiểm toán môi trường. Khuyến khích chăn nuôi
trang trại và hạn chế dần chăn nuôi nhỏ lẻ khó kiểm soát nguồn phát sinh ô
nhiễm. Tổ chức sắp xếp lại các làng nghề, di dời các cơ sở nằm xen kẽ khu
dân cư, đi đôi với hình thành các cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp có
đầy đủ hạ tầng bảo vệ môi trường để bảo đảm các điều kiện về xử lý môi
trường tập trung. Khuyến khích hình thành các đơn vị tư vấn, dịch vụ thiết kế,
xử lý môi trường; ngành công nghiệp môi trường. Những cơ sở không đạt tiêu
chuẩn môi trường sẽ bị xử lý theo quy định tại Nghị định số 117/2009/NĐ-CP
ngày 31/12/2009 của Chính phủ về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo
vệ môi trường. Yêu cầu khắc phục nhanh tình trạng ô nhiễm môi trường, sử
dụng biện pháp đình chỉ hoạt động toàn bộ quá trình sản xuất đối với những
13

doanh nghiệp cố tình không thực hiện xử lý các chất thải hoặc những doanh
nghiệp có tổng lượng chất thải lớn và bị khiếu nại nhiều lần. Hàng năm tiếp
tục thực hiện tốt Chương trình giải thưởng môi trường đối với các cơ sở sản
xuất kinh doanh thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường.
- Tuyên truyền, vận động người dân sử dụng phổ biến các chế phẩm
sinh học, hạn chế dùng hóa chất hoặc thuốc kháng sinh trong nuôi thủy sản.
- Hạn chế, chống lạm dụng hóa chất và thuốc bảo vệ thực vật, phân bón
trong canh tác nông nghiệp; hướng dẫn người dân thu gom, xử lý hợp vệ sinh
đối với các loại bao bì chứa đựng hóa chất.
- Kiểm soát chặt chẽ việc sản xuất, nhập khẩu và sử dụng hoá chất,
thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hoá học dùng trong nông nghiệp, nuôi trồng
thuỷ sản.
- Thu gom, tái chế, tái sử dụng chất thải trong sản xuất nông nghiệp.
- Tập trung khuyến nông, chuyển giao cho nông dân kỹ thuật và áp
dụng những mô hình canh tác mới thân thiện với môi sinh, môi trường. Sản
xuất theo qui trình an toàn trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản... là
hướng đang được ngành chức năng khuyến khích áp dụng rộng rãi. Đơn cử
như mô hình trồng rau an toàn, chăn nuôi gia súc gia cầm theo ngưỡng an
toàn sinh học...thực chất là những mô hình canh tác bền vững, bảo vệ môi
sinh môi trường và mang lại hiệu quả cao cho người sản xuất.
- Quy hoạch mạng lưới thu gom chất thải rắn nông thôn; đầu tư trang
thiết bị, cơ sở vật chất cho hoạt động thu gom, xử lý chất thải rắn khu vực
nông thôn. Hiện nay, hoạt động thu gom, xử lý chất thải rắn khu vực nông
thôn chỉ mang tính tự phát, xuất phát từ các mô hình bảo vệ môi trường của
các tổ chức, đoàn thể nên vấn đề đầu tư đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất
còn rất hạn chế.
14

- Xây dựng, nhân rộng và tuyên truyền các mô hình điển hình, tiên tiến
về bảo vệ thực vật, như: mô hình hợp tác xã vệ sinh môi trường, mô hình đội
tự quản vệ sinh môi trường, mô hình bếp ít khói, mô hình 3 sạch: “Sạch nhà,
sạch bếp, sạch ngõ”…các mô hình xã hội hoá bảo vệ tài nguyên môi trường
biển, hải đảo tại các huyện ven biển.
- Hỗ trợ xử lý môi trường cho các điểm ô nhiễm môi trường bức xúc tại
khu vực nông thôn như chợ, làng nghề, lò giết mổ gia súc, gia cầm
Cơ chế giải pháp thực hiện chỉ tiêu Cơ sở sản xuất, kinh doanh đạt tiêu
chuẩn về môi trường: cơ sở phải có đầy đủ thủ tục pháp lý về môi trường, như
Giấy xác nhận Bản cam kết bảo vệ môi trường do ủy ban nhân dân cấp huyện
cấp, Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của ủy ban
nhân dân tỉnh/Bộ Tài nguyên và Môi trường. Các cơ sở sản xuất kinh doanh
trước khi đi vào hoạt động phải được cơ quan quản lý Nhà nước xác nhận
hoàn thành các công trình xử lý chất thải theo quy định hiện hành.
- Nghiên cứu cơ chế hỗ trợ, ưu đãi vay vốn đầu tư xây dựng hệ thống
xử lý ô nhiễm môi trường đối với các cơ sở chế biến nông sản.
- Tăng cường công tác thanh tra - kiểm tra, xử lý những vi phạm của tổ
chức, cá nhân trong việc gây ô nhiễm môi trường. 8 F
7

Cơ chế giải pháp thực hiện tiêu chí không có các hoạt động gây ô
nhiễm môi trường và có các hoạt động phát triển môi trường xanh - sạch -
đẹp, thực hiện công tác vệ sinh môi trường nông thôn: Vệ sinh đường làng,
xóm, thôn bản, và các khu vực công cộng; khơi thông cống rãnh thoát nước.
Vận động nhân dân xây chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh. Vận động nhân
dân xây dựng và sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, sử dụng phân chuồng và quản
lý phân tươi đúng cách, không dùng phân tươi để bón tưới cho rau màu.

8
Nguồn: http://stnmt.quangtri.gov.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=525:y-mnh-cong-
tac-bo-v-moi-trng-trong-qua-trinh-xay-dng-nong-thon-mi-tren-a-ban-tnh-qung-tr&catid=40:moi-
trng&Itemid=139
15

Thành lập và tổ chức các đội kỹ thuật chuyên xây dựng công trình vệ sinh tại
các huyện, xã, thôn. Nhằm mục tiêu hướng dẫn cho cộng đồng xây dựng các
công trình nhà tiêu đúng kỹ thuật, đảm bảo chất lượng, đồng thời hỗ trợ công
tác giám sát sử dụng tại cộng đồng. Đầu tư nghiên cứu các mô hình vệ sinh
phù hợp cho các vùng ngập lụt, hộ gia đình, trường học, trạm xá, chợ nông
thôn, ủy ban nhân dân các xã. Hướng dẫn, và quản lý việc sử dụng các loại
thuốc bảo vệ thực vật. Xây dựng các mô hình về dịch vụ vệ sinh môi trường,
thu gom rác thải. chung, vấn đề môi trường nông thôn cần phải được triển
khai một cách đồng bộ, kịp thời và tích cực mới đảm bảo được tiêu chí về môi
trường trong xây dựng nông thôn mới.
Nhìn chung, vấn đề môi trường nông thôn cần phải được triển khai một
cách đồng bộ, kịp thời và tích cực mới đảm bảo được tiêu chí về môi trường
trong xây dựng nông thôn mới.
1.4. Kinh nghiệm bảo vệ môi trường trong quá trình xây dựng nông thôn
ở một số nước
1.4.1. Các nước phát triển
UNEP đã đưa ra khái niệm ban đầu cho rằng: “Nền kinh tế xanh là kết
quả mang lại phúc lợi cho con người và công bằng xã hội, nó có ý nghĩa giảm
những rủi ro môi trường và khan hiếm sinh thái”. Từ khái niệm đó cho thấy,
phát triển một nền kinh tế xanh thực chất là vì con người, đảm bảo phúc lợi
cao nhất, đạt mục tiêu công bằng về mặt xã hội và hạn chế tối đa những rủi ro
cho môi trường và hệ sinh thái, tôn tạo và phát triển hệ sinh thái tự nhiên.
Theo kết qủa nghiên cứu của các tác giả trong tài liệu “Hướng tới nền kinh tế
xanh” do chương trình môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) công bố năm
2011, mô hình kịch bản đầu tư xanh với số vốn khoảng 2% GDP toàn cầu
(Khoảng 1300 tỷ USD), trong đó khoảng một phần tư của tổng số (0,5%
GDP) tương đương với số tiền 350 tỷ USD được đầu tư cho các lĩnh vực sử
16

dụng nhiều vốn tự nhiên như các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, nước sạch
và thủy sản. Trong mô hình kinh tế vĩ mô, các tác giả cũng đã tính toán và chỉ
ra rằng, xét trong dài hạn, đầu tư vào nền kinh tế xanh sẽ cải thiện hiệu quả
kinh tế và tăng tổng lượng của cải trên toàn cầu. 9 F
8

Từ khởi xướng của UNEP, Trung Quốc là một trong những quốc gia
tiếp cận sớm ý tưởng này để đưa vào hoạch định chính sách nhằm chuyển từ
phương thức phát triển kinh tế kiểu tiêu hao nhiều tài nguyên sang phương
thức phát triển kinh tế kiểu tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường.
Một là, lấy việc ưu tiên tiết kiệm và hiệu quả làm gốc để làm nòng cốt
cho việc xây dựng hệ thống kinh tế quốc dân kiểu tiết kiệm tài nguyên toàn
diện, nâng cao vị trí quan trọng của việc tiết kiệm tài nguyên trong chiến lược
phát triển Kinh tế - xã hội, nâng cao hiệu suất sử dụng tài nguyên, thêm một
bước nữa tăng cường hướng dẫn về chính sách cho việc tiết kiệm tài nguyên,
ra sức điều chỉnh và tối ưu hóa kết cấu ngành nghề, ra sức khai thác và phổ
biến kỹ thuật tiết kiệm tài nguyên, loại bỏ công nghệ và thiết bị lạc hậu, tăng
cường quản lý các khâu về sản xuất, vận chuyển, tiêu dùng tài nguyên.
Hai là, lấy việc ra sức phát triển kinh tế tuần hoàn, kinh tế sản sinh
lượng Carbon thấp làm con đường cơ bản xây dựng hệ thống kinh tế quốc dân
kiểu tiết kiệm tài nguyên.
Ba là, lấy việc tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm nước, tiết kiệm nguyên
liệu, tiết kiệm đất và sử dụng tổng hợp nguồn tài nguyên làm trọng điểm cho
việc xây dựng hệ thống kinh tế quốc dân kiểu tiết kiệm tài nguyên, cố gắng
tiết kiệm nguồn năng lượng, tiết kiệm nước, tiết kiệm nguyên vật liệu, tiết
kiệm và sử dụng hợp lý tài nguyên đất, thúc đẩy sử dụng tổng hợp tài nguyên.
Bốn là, lấy việc bảo vệ môi trường, đảm bảo an ninh làm nhu cầu cơ
bản cho việc xây dựng hệ thống kinh tế Quốc dân kiểu tiết kiệm nguồn tài

9
Nguồn: http://www.baophuyen.com.vn/Kinh-te-82/8806406006106105657
17

nguyên, một mặt phải điều chỉnh và cải thiện kết cấu tiêu dùng nguồn tài
nguyên, nhất là kết cấu tiêu dùng nguồn năng lượng, cố gắng giảm thiểu tác
động xấu của việc khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên đối với môi trường,
nỗ lực thực hiện sự hòa hợp giữa tài nguyên và môi trường; Mặt khác, phải
đảm bảo an ninh tài nguyên, xây dựng và hoàn thiện dự trữ chiến lược dầu mỏ
thích ứng với sức mạnh của đất nước, tích cực quán triệt chiến lược “Bước ra
ngoài”, thực hiện mục tiêu đa dạng hóa con đường nhập khẩu nguồn năng
lượng, khai thác kỹ thuật thay thế và tiết kiệm dầu mỏ, đảm bảo sự cung cấp
dầu khí, nắm lấy thời cơ để khai thác và sử dụng nguồn năng lượng. 10 F
9

Nhóm các nước mới nổi lên nhờ quá trình công nghiệp hóa như Hàn
quốc, Singapore. Từ những năm 80 của thế kỷ XX họ không phải trả giá
nhiều cho môi trường nhờ tiếp nhận công nghệ mới của các nước công nghiệp
phát triển và những bài học kinh nghiệm của các nước đó trước đây. Mô hình
phát triển của các nước này ngay từ đầu đã chú trọng tới môi trường và tiết
kiệm tài nguyên, chính vì vậy họ đã rút ngắn khoảng cách phát triển không
chỉ đạt mục tiêu kinh tế mà chú trọng tới môi trường. Hiện nay các nước này
tiếp tục phát triển theo xu hướng “Tăng trưởng xanh”, “Kinh tế cac bon thấp”
và hướng tới nền kinh tế xanh. 11 F
0
1

1.4.2. Các nước đang phát triển


Trên thế giới, trước hết phải kể đến công trình: “Chính sách nông
nghiệp trong các nước đang phát triển” của tác giả Frans Ellits do Nhà xuất
bản nông nghiệp ấn hành năm 1994. Trong tác phẩm này, tác giả đã nêu lên
những vấn đề cơ bản của chính sách nông nghiệp ở các nước đang phát triển
thông qua việc nghiên cứu lý thuyết và khảo cứu thực tiễn ở nhiều nước Châu
Á, Châu Phi và Châu Mỹ La Tinh. Cuốn sách đã đề cập những vấn đề về
chính sách phát triển vùng, chính sách hỗ trợ đầu vào, đầu ra cho sản xuất

10
Nguồn: http://www.nxbctqg.org.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=3487:kinh-nghim-
quc-t-v-bo-v-tai-nguyen-moi-trng-va-bai-hc-cho-vit-nam&catid=112:tin-van-hoa-tu-tuong&Itemid=488
11
Nguồn: http://isponre.gov.vn/.../895-kinh-nghim-quc-t-trong-cong-tac-bo-v-tai-nguyen
18

nông nghiệp, chính sách thương mại nông sản, những vấn đề phát sinh trong
quá trình đô thị hóa.
Điều đặc biệt cần lưu ý là công trình này đã xem xét nền nông nghiệp
của các nước đang phát triển trong quá trình chuyển sang sản xuất hàng hoá
gắn liền với thương mại nông sản trên thế giới, đồng thời cũng nêu lên những
mô hình thành công và thất bại trong việc phát triển nông nghiệp, nông thôn
và giải quyết vấn đề nông dân.
Các nước đang phát triển, nhất là các nước nghèo và trình độ phát triển
trung bình ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ La Tinh. Ở các nước này trình độ
công nghệ thấp hơn các nước phát triển, sản xuất chủ yếu dựa vào nông
nghiệp, khai thác và xuất khẩu thô tài nguyên thiên nhiên, lao động giá rẻ, sẽ
bị lôi kéo vào xu thế phát triển mới. Tuy nhiên theo nội hàm phát triển “Kinh
tế xanh”, đây sẽ là cơ hội cho các nước này tham gia để khôi phục nguồn tài
nguyên tái tạo, duy trì và phát triển hệ sinh thái tự nhiên và bảo vệ môi
trường, tăng phúc lợi và giảm nghèo. Việc tiếp cận mô hình phát triển “kinh
tế xanh” sẽ đặt ra nhiều thách thức, nhất là nguồn vốn đầu tư, công nghệ và
năng lực thực thi. Để vượt qua được những thách thức đó, các nước đang phát
triển không chỉ phải phát huy nội lực mà còn cần có sự trợ giúp của các nước
phát triển, nhất là nguồn vốn, công nghệ và nâng cao năng lực thực thi.
Về lý luận và thực tiễn đã cho thấy, thế giới đang có những sự thay đổi
mới trong định hướng phát triển, nhất là sau khủng hoảng tài chính và suy
thoái kinh tế từ năm 2008 đến nay, đó là cấu trúc lại nền kinh tế, hướng tới
xây dựng một nền kinh tế xanh.
Kết luận chương 1
Bảo vệ môi trường ở nông thôn trong chương trình mục tiêu quốc gia
về xây dựng nông thôn mới là một vấn đề cấp bách và thiết thực. Qua phân
tích một vài vấn đề trên chắc hẳn chúng ta đã thấy được phần nào thực trạng
và những hậu quả của ô nhiễm môi trường nông thôn Việt Nam hiện nay đó là
19

những yếu tố ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống con người. Từ đó,
chúng ta nhận rõ được ý thức trách nhiệm to lớn của bản thân trong công tác
bảo vệ môi trường, đồng thời thúc đẩy sự nghiên cứu tìm tòi các biện pháp xử
lí chất thải độc hại gây ô nhiễm môi trường nhưng song song với nó vẫn phát
huy khả năng sản xuất, cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam. Con người luôn
phải bảo vệ môi trường nói chung, hãy giữ cho trái đất luôn xanh - sạch - đẹp
bởi đây chính là ngôi nhà chung của chúng ta.
20

CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG VỀ VẤN ĐỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG QUÁ
TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN KIM SƠN, TỈNH
NINH BÌNH TRONG THỜI GIAN QUA
2.1. Khái quát đặc điểm kinh tế - xã hội huyện Kim Sơn
2.1.1. Vị trí địa lý
Huyện Kim Sơn có tổng diện tích tự nhiên 214,24 km2, có toạ độ địa lý
19054'26"- 20009’24" vĩ bắc và 106001'47"- 106009'43" kinh Đông.
Kim Sơn là một huyện đồng bằng ven biển được thành lập năm 1829
do công lao của Nguyễn Công Trứ thông qua kết quả khai hoang và thiết kế
xây dựng hệ thống thuỷ lợi hữu hiệu, nằm ở phía đông nam tỉnh Ninh Bình,
cách thành phố Ninh Bình 27km. Phía bắc giáp huyện Yên Khánh, Yên Mô
(Ninh Bình), phía đông giáp huyện Nghĩa Hưng (Nam Định), phía Tây nam
giáp huyện Nga Sơn (Thanh Hoá), phía Nam giáp biển Đông.

Hình 2.1.Bản đồ huyện Kim Sơn


21

2.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế của huyện trong thời gian qua
2.1.2.1. Cơ cấu phát triển kinh tế
Cùng với sự tăng trưởng kinh tế, cơ cấu kinh tế của huyện cũng từng
bước chuyển dịch theo hướng tích cực. Cơ cấu kinh tế đã và đang chuyển dịch
đúng hướng, đặc biệt trong những năm gần đây, (tỷ trọng nông - lâm - thuỷ
sản giảm nhanh theo niên giám thống kê năm 2011 thì năm 2010 là 38,67%.
Trong khi công nghiệp - xây dựng tăng lên 37,69% năm 2010. Tỷ trọng dịch
vụ thay đổi theo chiều hướng tăng 23,64% năm 2010) 12. F
1

Xu hướng, các ngành sản xuất phi nông nghiệp (công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp, dịch vụ tăng lên). Đây là xu hướng hiện đại mà các nền kinh tế
phát triển đều đáp ứng. Huyện Kim Sơn cũng đang chuyển dịch theo hướng
này. Một số doanh nghiệp đã được chấp thuận đầu tư vào sản xuất kinh doanh
như: Nhà máy gạch Kim Chính, Yên lộc, Ân Hoà, xí nghiệp chế biến hạt điều
xuất khẩu, công ty cổ phần rượu đặc sản Bắc Bộ đi vào hoạt động, góp phần
làm tăng giá trị của sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp.
Tuy nhiên ngành dịch vụ chưa cho thấy sự chuyển biến mạnh mẽ, tỷ
trọng dịch vụ chưa tương xứng với tiềm năng(từ 13,6% giai đoạn năm 2000-
2005 lên 14,9% giai đoạn 2005-2010). Quy mô các thành phần kinh tế trong
huyện chưa lớn, chủ yếu ở mức vừa và nhỏ. Hiện tại đã chuyển đổi và thành
lập mới các hợp tác xã.
Bảng 2.1: Cơ cấu kinh tế(Theo giá trị sản xuất hiện hành)
Đơn vị tính: %
TT Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011
Tổng số % 100 100
Chia theo cấp quản lý
1 -Nhà nước % 9,73 9,73
+ Trung ương % 2,86 2,69
+ Địa phương % 6,87 7,04
2 - Ngoài nhà nước % 90,27 90,27
3 - Khu vực vốn đầu tư nước % - -
ngoài
(Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Kim Sơn 2011)
12
Niên giám thống kê huyện Kim Sơn, …..
22

Doanh nghiệp nhà nước, đã thực hiện tốt việc cổ phần hóa, sắp xếp lại
thành các loại hình công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành
viên, 2 thành viên.
Chuyển đổi cơ cấu kinh tế chưa vững chắc, chưa ổn định vì chưa phát
huy đầy đủ được tiềm năng, thế mạnh. Việc tăng trưởng kinh tế vẫn chủ yếu
do đóng góp của lao động. Tuy nhiên những năm gần đây đã có thay đổi tích
cực do công nghiệp phát triển, máy móc, công nghệ được đầu tư nhiều hơn.
2.1.2.2. Tổng quan về phát triển kinh tế - xã hội
a) Tốc độ tăng trưởng
Giai đoạn 2000-2005 bình quân tốc độ tăng trưởng tính theo giá trị sản
xuất đạt 13,1%/năm. Trong đó: nông- lâm nghiệp- thuỷ sản đạt 11,2%; công
nghiệp - xây dựng đạt 16,8% và dịch vụ đạt 13,6%.
Giai đoạn năm 2005-2010, bình quân tốc độ tăng trưởng tính theo giá
trị sản xuất đạt 12,7%, Trong đó: nông, lâm nghiệp, thuỷ sản đạt 4,1%; công
nghiệp - xây dựng đạt 21,3% và dịch vụ đạt 14,9%. Chuyển dịch cơ cấu kinh
tế theo hướng tích cực cao hơn mức bình quân chung cả nước và chất lượng
tăng trưởng có bước cải thiện. Nông nghiệp phát triển tương đối toàn diện cả
trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản. Giá trị sản xuất năm 2005-2010
bình quân đầu người đạt 18.08 triệu đồng gấp 2,4 lần Giá trị sản xuất bình
quân đầu người năm 2000-2005.
b) Thu chi ngân sách
Thu chi ngân sách: Thu từ ngân sách trên địa bàn bình quân giai đoạn
2000-2005 là 36,3 tỷ đồng và giai đoạn 2005-2010 là 78,46 tỷ đồng. Tuy
nhiên cơ cấu thu - chi vẫn còn mất cân đối lớn, Trung ương và tỉnh vẫn phải
hỗ trợ cân đối cho huyện.
23

Bảng 2.2: Thu ngân sách nhà nước - ĐV: Triệu đồng
2005 2011
Tổng thu 129.441 455.044
Thu trên địa bàn 39.774 108.967
Thuế ngoài quốc doanh 5.742 35.097
Thuế sử dụng đất nông nghiệp 402 320
Thuế nhà đất 645 1.525
Tiền thuê đất 56 434
Phí, lệ phí 1.953 4.599
Thuế thu nhập cá nhân 0 1.899
Thuế chuyển quyền sử dụng đất 460 0
Thu khác NS 1.526 529
Các khoản thu tại xă 5.412 7.983
Thu XSKT 187 833
Tiền sử dụng đất 16.884 51.657
Thu để lại quản lý qua ngân sách 6.507 4.091
Thu trợ cấp từ ngân sách cấp trên 75.610 306.162
Thu kết dư 4.127 276
Thu chuyển nguồn 0 39.639
Thu trái phiếu 9.930
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Kim Sơn 2011)
Như vậy, tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế giai đoạn
2000-2010 cơ bản đạt và vượt so với mục tiêu đề ra, đáp ứng được yêu cầu
quy hoạch tổng thể của huyện cũng như quy hoạch tổng thể phát triển KT –
XH Ninh Bình đến năm 2010. Cùng với xu thế phát triển chung của cả nước,
cả tỉnh, nền kinh tế của huyện Kim Sơn đã từng bước ổn định và đang trên đà
phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Tổng thu ngân sách của
24

huyện năm 2011 là 455,044 tỷ đồng, năm 2005 là 129,44 tỷ đồng. Thu trên
địa bàn huyện trong những năm qua đã có sự cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, nếu
xét về tỷ trọng của thu trên địa bàn huyện trong tổng thu ngân sách chưa có sự
cải thiện đáng kể, trong các năm từ 2005-2010 tỷ trọng của các chỉ tiêu thu
trong tổng thu ngân sách trên địa bàn huyện giữ tương đối ổn định.
c) Xuất khẩu
Giá trị kim ngạch xuất khẩu năm 2010 trên địa bàn đạt 8 triệu USD,
năm 2005 đạt 5 triệu USD. Hàng hóa xuất khẩu chủ yếu là hàng tiểu thủ công
nghiệp như may mặc, sản phẩm đan từ cói và vật liệu tết bện khác, hạt điều…
d) Mức sống dân cư
Mức sống của dân cư có tiến bộ, ngày một tăng, số hộ có thu nhập cao
tăng nhanh, số hộ nghèo giảm dần, không còn hộ đói. Nguồn thu nhập chủ
yếu của nhân dân trong huyện là từ các hoạt động sản xuất nông, lâm, thủy
sản và tiểu thủ công nghiệp. Thu nhập bình quân đầu người của huyện Kim
Sơn năm 2011 là 12,0 triệu đồng thấp hơn so với mức bình quân toàn tỉnh
20,9 triệu đồng.
Kinh tế phát triển theo hướng đa dạng hóa ngành nghề, sản phẩm. Các
công tác về giáo dục, y tế và văn hóa xã hội nông thôn ngày càng được quan
tâm. Cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi, mạng lưới chợ được nâng cấp và xây
mới.
e) Môi trường sinh thái
Ở các khu vực dân cư nước thải sinh hoạt được thoát chung với nước
mưa trong các rãnh đất, một phần tự thấm vào đất, một phần xả trực tiếp ra
kênh mương. Mật độ dân cư đông tập chung ở các làng, xóm, lượng nước thải
sinh hoạt ảnh hưởng đến môi trường trong thôn xóm.
Hiện nay nguồn nước ở một số làng nghề đang có chiều hướng gia
tăng các chất gây ô nhiễm như: phẩm nhuộm, các hợp chất chứa lưu huỳnh
25

trong công đoạn tẩy trắng và sấy nguyên liệu tại các làng nghề thủ công dệt
chiếu cói ở Kim Sơn; nước thải từ các làng nghề chế biến nông sản, thực
phẩm, bánh đa, bún, giết mổ gia súc. ….
2.1.2.3. Thực trạng phát triển các ngành và lĩnh vực
a) Nông, lâm nghiệp và thủy sản
Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản có vai trò hết sức quan trọng
trong việc giải quyết việc làm, ổn định đời sống dân cư, đồng thời đóng góp
lớn cho nền kinh tế của huyện Kim Sơn nói riêng và tỉnh Ninh Bình nói
chung. Trong thời gian qua, các ngành trong huyện luôn quan tâm và chỉ đạo
kịp thời sản xuất nông nghiệp.
Bảng 2.3: Một số chỉ tiêu phát triển nông, lâm nghiệp và thủy sản
Hiện trạng
TT Chỉ tiêu ĐVT
2000 2003 2005 2008 2011
Giá trị SX (giá CĐ
I Tr.đ 285.887 384.363 395.121 375.380 439.043
94)
1 Nông nghiệp Tr.đ 249.185 261.819 231.518 252.280 286.154
2 Lâm nghiệp Tr.đ 2.642 3.865 4.765 3.596 1.043
3 Thuỷ sản Tr.đ 34.060 118.679 158.838 119.504 151.846
II Cơ cấu (%) % 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00
1 Nông nghiệp % 87,0 68,1 59,0 67,0 65,18
2 Lâm nghiệp % 1,0 0,9 1,0 1,0 0,24
3 Thuỷ sản % 12,0 31,0 40,0 32,0 34,58
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Kim Sơn 2011)
Huyện đã có nhiều chủ trương về đầu tư và phát triển các vùng sản xuất
trọng điểm, triển khai ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất
đồng thời ban hành các chính sách mới phù hợp với điều kiện của huyện, nên
ngành nông nghiệp của huyện trong thời gian qua phát triển ổn định và khá
toàn diện. Giá sản xuất của ngành theo giá hiện hành năm 2010 đạt 1.405,36
tỷ đồng; năm 2011 giá trị của ngành đạt 1.861,942 tỷ đồng.
26

Nông nghiệp
Diện tích gieo cấy lúa bình quân đạt trên 16.000 ha/năm, năng suất bình
quân cả năm đạt 124 tạ/ha. Sản lượng lương thực có hạt bình quân đầu người
đạt 659,8 kg, tăng 15,3% so với nhiệm kỳ trước, đảm bảo an ninh lương thực,
là đơn vị dẫn đầu tỉnh về năng suất lúa.
Bảng 2.4: Trên địa bàn huyện Kim Sơn có những nhóm cây trồng
TT Loại cây trồng Diện tích gieo Sản lượng(Tấn)
trồng(ha)
2000 2005 2011 2000 2005 2011
1 Cây lương thực 17.321 16.504 17.177 99.066 85.043 107.670
có hạt
Lúa 17.253 16.351 16.560 98.907 84.659 105.289
Ngô 68 153 617 159 384 2.381
2 Cây chất bột có
củ
Khoai 162,8 139,6 168,0 1.075,7 909,3 1.186,9
Sắn 14 7 64,8 83,8
3 Cây công nghiệp
Cói 976 384,3 6.379 3.123.4
Đậu tương 4,0 546 3,9 622,4
Vừng 16,7 22,9 10,8 17,0
Đay 21,7 16,5 47,7 46,8
4 Cây ăn quả
Cam, quýt, bưởi 4,0 5,0 6,0 19 21 24
Nhãn, vải 17,0 21,0 21,0 39 46 148
Chuối 28,0 34,0 35,0 520 520 561
Na 7,0 8,0 8,0 10 22 30
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Kim Sơn 2011)
27

Thực hiện Nghị quyết 03-NQ/TU ngày 14/4/2006 của tỉnh ủy về phát
triển cây vụ đông, huyện tập trung chỉ đạo thực hiện tăng diện tích cây vụ
đông(năm 2008 trồng 99 ha, năm 2009 trồng 1.581,7 ha), chủ yếu là cây đậu
tương, bí xanh.
Bảng 2.5: Số lượng một số loại gia súc, gia cầm chủ yếu
Sản lượng thịt hơi xuất
Số lượng (Con)
Chỉ tiêu chuồng (Tấn)
2000 2005 2011 2000 2005 2011

Trâu 1.473 1.619 1.410 61 22 86


1

Bò 804 2.859 1.558 49 44 136


2

Lợn 46.342 62.714 55.464 3.306 4.567 5.786


3

Gia cầm 463.483 535.334 667.305 751 1.018 1.045


4
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Kim Sơn 2011)
Chăn nuôi gia súc, gia cầm được duy trì và phát triển. Các chỉ tiêu về
tổng đàn, sản lượng đều vượt mục tiêu Nghị quyết đề ra. Sản lượng thịt hơi xuất
chuồng năm 2009 đạt 6.663 tấn, năm 2010 ước đạt 6.750 tấn, tăng 63% so với
đầu nhiệm kỳ, đã xuất hiện một số mô hình trang trại chăn nuôi có hiệu quả.
Thủy sản
Thực hiện nghị quyết số 05- NQ/TU ngày 18/7/2005 của Ban Thường
vụ Tỉnh ủy về phát triển kinh tế ven biển, Ban thường vụ Huyện ủy đã tập
trung lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện. Đẩy mạnh việc ứng
dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, cải tạo ao đầm, đưa giống mới, tăng nguồn
vốn vay để đầu tư nuôi trồng, khai thác thủy, hải sản đem lại hiệu quả kinh tế.
28

Tình hình khai thác, nuôi trồng thủy sản trong thời gian 10 năm qua
được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.6: Giá trị sản xuất ngành thủy sản và sản lượng một số hàng hóa
thủy sản huyện Kim Sơn
Đ
TT Chỉ tiêu 2000 2006 2011
VT
1 GTSX (giá CĐ 94) Tr.đ 34.060 123.828 151.846
2 - Nuôi trồng thuỷ sản Tr.đ 21.257 104.910 132.371
3 - Khai thác thuỷ sản Tr.đ 12.720 18.275 18.299
4 - Dịch vụ thuỷ sản Tr.đ 83 643 1.176
5 Sản lượng thuỷ sản Tấn 4.467 6.446 16.911
- Sản lượng khai thác Tấn 2.043 2.270 3.769
- Sản lượng nuôi trồng Tấn 2.424 4.176 13.142
8 Diện tích nuôi trồng TS Ha 1.768 2.946 3.208
Trong đó : - DT nước Ha
1.012 786 907
ngọt
- DT nước lợ Ha 756 2.160 2.301
(Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Kim Sơn 2011 )
Diện tích nuôi trồng thủy sản năm 2000: là 1.768 ha, năm 2006 : 2.046
ha, năm 2011: 3.769 ha. Trong đó tăng ở diện tích nước lợ, với diện tích lớn
đó, năm 2006 UBND tỉnh đã phê duyệt dự án cho xây dựng cơ sở hạ tầng
nuôi trồng thủy sản vùng bãi bồi ven biển kim sơn, với tổng mức đầu tư là :
51,9 tỷ đồng vốn Trung ương và 138 tỷ đồng vốn tỉnh.
Lâm nghiệp
Công tác trồng và bảo vệ rừng ngập mặn vùng bãi bồi ven biển được
quan tâm chỉ đạo thực hiện, năm 2005 có 512 ha, đến nay có 482 ha rừng.
Quản lý, chăm sóc và bảo vệ rừng được các cấp, các ngành thường xuyên
29

quan tâm; ý thức của người dân về công tác bảo vệ rừng được nâng lên;
không xảy ra tình trạng phá rừng, đảm bảo môi trường cho khu du lịch sinh
thái. Tính đến năm 2011tổng diện tích đất lâm nghiệp là 482 ha chiếm 3,2%
tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện, trong đó cả 686 ha là rừng trồng.
Bảng 2.7: Giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp
TTT Hạng mục 2000 2005 2008 2011
I GTSX (giá 1994, Triệu đồng) 2.642 4.765 3.596 1.043
1 Trồng rừng và nuôi rừng 386 650 598 456
2 Khai thác gỗ và lâm sản 2.126 4.075 2.952 571
3 Dịch vụ và thu nhặt khác 130 40 46 16
(Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Kim Sơn 2011 )
b) Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
Ban chấp hành đảng bộ đã ban hành Nghị quyết số 12-NQ/HU ngày
16/5/2008 về đẩy mạnh, phát triển sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công
nghiệp và làng nghề đến năm 2010; định hướng phát triển đến năm 2015. Giá
trị sản xuất theo giá cố định 1994 bình quân hàng năm giai đoạn 2006-2010 là
231 tỷ đồng.
Đến năm 2010 có 15- 20 làng nghề được tỉnh cấp bằng công nhận làng
nghề, thu hút trên 80% số lao động nông nhàn vào sản xuất với hơn 5.000 hộ
cá thể, cơ sở và doanh nghiệp tham gia trồng, chế biến cói. Mỗi năm, doanh
thu từ chế biến cói đạt trên 200 tỷ đồng. Nghề trồng, chế biến cói đó giúp
phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho 23.250 lao động.
Các sản phẩm chủ yếu và đạt giá trị cao là: Thảm cói xuất khẩu, chiếu
nội địa, các mặt hàng mẫu nhỏ từ cói và bèo tây xuất khẩu, gạch nung, quần
áo may sẵn,khai thác. Một số doanh nghiệp có doanh thu khá như: Xí nghiệp
tư doanh chiếu cói Quang Minh, Xí nghiệp tư doanh thủ công mỹ nghệ Đổi
Mới.
30

Bảng 2.8: Giá trị sản xuất công nghiệp theo ngành công nghiệp
(ĐVT: Triệu đồng- giá so sánh năm 1994)
2000 2005 2011
STT Tổng số 87.951 126.489 305.627
I Phân theo TPKT
- Nhà nước 11.537 3.645 5.124
- Tập thể 7.351 6.840 2.125
- Tư nhân 43898 54.698 42.812
- Cá thể 25.165 61.306 255.566
Phân theo ngành
II
C/nghiệp
Công nghiệp khai
1 0 1.451 2.072
thác
Công nghiệp chế
2 83.974 121.145 298.196
biến
Sản xuất và PP
3 3.977 3.902 5.067
điện,khí đốt…
Cung cấp nước, xử
4 0 0 292
lý rác thải

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Kim Sơn 2011)

Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp năm sau cao hơn
năm trước và đạt mức tăng trưởng trung bình năm 21,3%/năm (giai đoạn
2005-2010) . Năm 2010 giá trị sản xuất ngành công nghiệp và tiểu thủ công
nghiệp theo giá hiện hành đạt 680,68 tỷ đồng; năm 2011 đạt 781,205 tỷ đồng.
31

Bảng 2.9: Sản lượng sản phẩm công nghiệp, TTCN chủ yếu

STT
Sản phẩm chủ yếu ĐVT 2005
2011
1 Khai thác đá Ngh.m3 22 32
2 Xay sát gạo Ngh.tấn 56 83,2
3 Chiếu các loại 1000 lá 5.182 4.782
4 Thảm cói 1000m2 726 1.080
5 Sản phẩm cói tết bện 1000 chiếc 19.061 25.726
6 Quần áo các loại 1000 chiếc 191 512,8
7 Gạch đỏ 1000 viên 31.846 63.723
8 Ngói xi măng 1000 viên 2.700
9 Giường các loại Cái 9.173 18.477
1 Tủ các loại Cái 5.645 6.967
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Kim Sơn 2011)
c) Các ngành dịch vụ và sản phẩm dịch vụ
Thương mại, dịch vụ và du lịch là lĩnh vực kinh tế quan trọng, đóng
góp tích cực vào quá trình tăng trưởng kinh tế, góp phần quan trọng giải quyết
một khối lượng lớn công việc cho người dân và là yêu cầu tất yếu, khách
quan, là đòn bẩy cho sản xuất phát triển, là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng.
Thương mại - dịch vụ:
Trong những năm qua các hoạt động thương mại – dịch vụ trên địa bàn
huyện về cơ bản đã đáp ứng nhu cầu thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống
của nhân dân trong huyện.
Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân hàng năm(2005-2010) là
14,9%.
32

Kim Sơn có chợ Nam Dân ở thị trấn Phát Diệm được Bộ Công thương
quy hoạch thành chợ đầu mối tổng hợp hạng 1, ngoài ra có các chợ sau là
được xếp hạng chợ loại 2, 3 ở Ninh Bình: chợ Cách Tâm-xã Chính Tâm, chợ
Chất Bình-xã Chất Bình, chợ Cồn Thoi-xóm 5-xã Cồn Thoi, chợ Kim Đông-
xóm 4-xã Kim Đông, chợ Kim Mỹ-xóm 3-xã Kim Mỹ, chợ Lưu Phương-xóm
8-xã Lưu Phương, chợ Quang Thiện-xóm 12-xã Quang Thiện, chợ Quy Hậu-
xã Hùng Tiến, chợ Văn Hải-xóm Động Thổ-xã Văn Hải, chợ Yên Lộc-xóm 7-
xã Yên Lộc.
Bảng 2.10: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trên địa bàn
(ĐVT:Triệu đồng)
TT Phân theo ngành 2005 2008 2011
1 Thương mại 265.303 649.104 1.358.987
2 Dịch vụ 11.152 31.963 61.278
3 Khách sạn, nhà hàng 20.771 54.096 136.909
(Nguồn: Niên giám Thống kê huyệnKim Sơn 2011 )
Du lịch:
Là huyện có nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch, những
năm qua, huyện Kim Sơn đã có những giải pháp thiết thực nhằm thực hiện
hiệu quả Nghị quyết số 15 của Tỉnh ủy về phát triển du lịch. Từ đó tạo động
lực thúc đẩy quá trình đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần
chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện. Hàng năm, lượng khách trong và ngoài
nước đến Kim Sơn khá đông, có được kết quả đó là do những năm qua, huyện
Kim Sơn luôn quan tâm sát sao đến hoạt động du lịch và có nhiều giải pháp
để thúc đẩy hoạt động du lịch trên địa bàn.
Cùng với sự phát triển của du lịch toàn tỉnh, lượng khách đến các điểm
du lịch huyện Kim Sơn như tham quan công trình kiến trúc nhà thờ Đá Phát
Diệm, đền thờ Nguyễn Công Trứ, chùa Đồng Đắc…ngày càng tăng. Từ năm
2005-2011, bình quân mỗi năm Kim Sơn đón từ 12.500 lượt khách, khách
quốc tế chiếm khoảng 15% tổng số khách đến Kim Sơn.
33

Hình 2.2.Nhà thờ đá Phát Diệm, Kim Sơn 13 F


2
1

Các điểm du lịch đã và đang khai thác: Nhà thờ Đá Phát Diệm, đền
Nguyễn Công Trứ, Chùa Đồng Đắc, Bãi ngang - cồn nổi Kim Sơn được
UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Sản phẩm du lịch chủ
yếu như: Du lịch tham quan di tích văn hóa lịch sử, du lịch văn hóa lễ hội kết
hợp với thưởng thức văn hóa ẩm thực, mua sắm.

Hình 2.3.Bãi ngang - cồn nổi Kim Sơn 14F


3
1
34

2.1.3.3. Các lĩnh vực văn hóa - xã hội


a) Giáo dục – đào tạo
Công tác giáo dục và đào tạo khoa học kỹ thuật có chuyển biến tích
cực. Ban thường vụ huyện ủy đã ban hành Nghị quyết số 10-NQ/HU, ngày
21/01/2008 về xây dựng, nâng cao chất lượng, ổn định đội ngũ giáo viên và
quản lý giáo dục. Đội ngũ giáo viên được tăng cường cả về số lượng và chất
lượng, có 98% giáo viên đạt chuẩn. Tỷ lệ huy động trẻ em trong độ tuổi đến
lớp mẫu giáo đạt 95,5%, vào lớp 1 đạt 100%, vào trung học cơ sở đạt 82%,
quy mô trường lớp ổn định, chất lượng giáo dục đại trà và mũi nhọn ở các cấp
học được nâng lên. Tốt nghiệp Trung học cơ sở bình quân đạt 98%, Trung
học phổ thông hệ công lập 95,7%, ngoài công lập 63,3%.
Phong trào xã hội hóa giáo dục phát triển, 100% số xã, thị trấn tổ chức
tốt hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng. Cơ sở vật chất phục vụ dạy và
học được tăng cường, đến nay toàn huyện đã xây dựng được 24 nhà công vụ
cho giáo viên, công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia được quan tâm, đến
nay có 54 trường đạt chuẩn quốc gia.
b) Công tác y tế, dân số, gia đình và trẻ em
Mạng lưới y tế cơ sở được tăng cường, đến nay 100% xã, thị trấn đạt
chuẩn quốc gia về y tế giai đoạn 2005-2010, công tác y tế dự phòng được chú
trọng, đã khống chế thành công các dịch bệnh nguy hiểm như cúm AH5N1,
H1N1, dịch tiêu chảy cấp. Trung tâm y tế huyện được nâng cấp, đầu tư cơ sở
vật chất, trang thiết bị máy móc. Chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân
được nâng lên.
Tỷ lệ giảm sinh bình quân hàng năm 0,25‰, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi
suy dinh dưỡng năm 2010 là 18.5%, chất lượng các dịch vụ chăm sóc sức
khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình được nâng cao ở tất cả các xã, thị trấn.

13
Nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BA%ADp_tin:Kimsonk8.JPG
35

c) Văn hóa thông tin, phát thanh truyền hình, thể dục thể thao
Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa“ được đẩy
mạnh. Có 274/298 khu dân cư tiên tiến, đạt 92%, 234/298 xóm phố văn hóa
đạt 78%, 33.438 gia đình văn hóa, đạt 80,8%. Quan tâm chỉ đạo đầu tư xây
dựng các thiết chế văn hóa: 135/298 xóm, phố có nhà văn hóa đạt 45,3%, 5/27
xã, thị trấn có nhà văn hóa đạt 18,5%, 16/27 xã, thị trấn có sân thể thao phổ
thông. Đài truyền thanh huyện, đài truyền thanh các xã được đầu tư, nâng cấp,
đã kịp thời tuyên truyền các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp
luật của nhà nước và các nhiệm vụ chính trị của địa phương. Nếp sống văn
minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội có chuyển biến tích cực. Các hoạt
động văn hóa ở cơ sở ngày càng phong phú, đa dạng, góp phần nâng cao đời
sống tinh thần của nhân dân.
d) Công tác xóa đói giảm nghèo
Công tác an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo được thực hiện tốt, đời
sống nhân dân ổn định và được cải thiện về nhiều mặt:
Triển khai thực hiện tốt Nghị quyết 10-NQ/TU ngày 15/10/2007 của
tỉnh ủy về công tác giảm nghèo, vùng nghèo được ưu tiên hỗ trợ xây dựng cơ
sở hạ tầng, người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn được hỗ trợ vay vốn
ưu đãi phát triển sản xuất, hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở. Đã hoàn thành xây
mới, cải tạo sửa chữa 259 nhà theo đề án 02 và 342 nhà theo đề án 06 của
thường trực HĐND tỉnh. Hàng năm, đã tạo việc làm mới cho từ 1.500-2.500
lao động. Số hộ nghèo giảm nhanh, năm 2006 là 13,7%, năm 2010 còn 6,7%
theo chuẩn nghèo giai đoạn 2006-2010. Đào tạo nghề cho 3.050 người.
e) Công tác khoa học công nghệ và vệ sinh môi trường
Công tác khoa học, công nghệ và vệ sinh môi trường đã có chuyển biến
và đạt kết quả tốt trong chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ,

14
Nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/Kim_S%C6%A1n
36

góp phần thiết thực vào việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Công tác tuyên truyền, kiểm tra và đánh giá, xử lý các hành vi vi phạm quy
định về vệ sinh môi trường được tiến hành thường xuyên, từng bước tạo ra
nhận thức mới cho nhân dân, vì vậy vệ sinh môi trường có chuyển biến tốt
hơn. Một số xã thực hiện mô hình thu gom, xử lý rác thải đạt hiệu quả tốt.
2.1.3.4. Hệ thống kết cấu hạ tầng
Tập trung nguồn lực, kêu gọi vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn
toàn huyện. Hoàn thành việc lập và triển khai xây dựng quy hoạch chung, xây
dựng đô thị huyện đến năm 2020, quy hoạch xây dựng chi tiết khu Trung tâm
hành chính của huyện, lập và thực hiện nhiều dự án với nguồn vốn lớn như:
Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá cửa sông Đáy, chợ thủy sản đầu mối
Kim Đông, đường giao thông đến trung tâm các xã bãi ngang, Cống điều tiết
cuối kênh cự lĩnh, Cầu Lưu Phương, Nạo vét kênh Lạc Thiện, nạo vét hệ
thống sông Ân, sông Cà Mâu, sông Hoành Trực, nạo vét sông Hồi Thuần, thi
công đường ĐT481, ĐT480, hàn khẩu đê Bình Minh III, nâng cấp đê Bình
Minh II, Đường Quốc lộ 10. Tập trung lãnh đaọ, chỉ đạo xây dựng trụ sở làm
việc các xã, thị trấn, trường học, trạm y tế theo hướng kiên cố, đã xây dựng
được 19 trường học cao tầng kiên cố, đến nay có 65/84 trường học cao tầng
kiên cố, 27 trạm y tế xã, thị trấn đã được kiên cố hóa, 27/27 xã, thị trấn có trụ
sở làm việc kiên cố.
2.2. Tình hình xây dựng nông thôn mới và bảo vệ môi trường ở huyện
Kim Sơn trong thời gian qua
2.2.1. Tình hình xây dựng nông thôn mới
Đến nay đã có 56/120 xã trên địa bàn tỉnh Ninh Bình hoàn thành công
tác đánh giá thực trạng nông thôn. Tất cả các huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh
đã thành lập Ban chỉ đạo và bộ phận thường trực giúp việc. 100% các xã đã
kiện toàn và thành lập bộ máy tổ chức, quản lý.
37

Xây dựng nông thôn mới ở huyện Kim sơn đến ngày 10/11 đã có: xã
Kim Đông đạt 15 tiêu chí; Thượng Kiệm 14 tiêu chí; Đồng Hướng 12 tiêu
chí; Chính Tâm, Quang Thiện, Định Hóa đạt 11 tiêu chí; Ân Hòa, Hùng Tiến,
Lưu Phương, Yên Lộc, Lai Thành, Văn Hải đạt 10 tiêu chí; Chất Bình, Kim
Định, Như Hòa, Tân Thành, Kim Tân đạt 9 tiêu chí; Xuân Thiện, Hồi Ninh,
Kim chính, Yên Mật, Kim Mỹ, Kim Hải đạt 8 tiêu chí; Cồn Thoi đạt 7 tieu
chí, Kim Trung đạt 5 tiêu chí. 15 F
4
1

Sau hơn 3 năm triển khai thực hiện chương trình này, Kim Sơn đã tập
trung lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện ở một số lĩnh vực có tính đột phá.Về
phát triển sản xuất, hình thành một số vùng sản xuất tập trung (nuôi trồng
thủy sản, sản xuất lúa đặc sản...), chú trọng thâm canh, tăng năng suất cây
trồng. Bên cạnh đó, tích cực áp dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất; triển
khai 39 mô hình và nhân rộng 15 mô hình sản xuất; tổ chức 98 lớp tập huấn
kỹ thuật cho 9.076 lượt người và mở 37 lớp dạy nghề cho 3.445 lượt người là
nông dân. Nhằm giảm chi phí, nhân công trong sản xuất nông nghiệp, giải
phóng sức lao động trên cơ sở đó nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập
cho người nông dân, nhiều khâu trong sản xuất đã được cơ giới hóa như: làm
đất, tuốt lúa đạt 100%; thu hoạch bằng máy đạt 10%. Toàn huyện có 525 máy
làm đất, 720 máy tuốt lúa, 20 máy gặt đập liên hợp).
Về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, chỉ tính riêng trong năm 2012, toàn
huyện đã tiếp nhận 7.668 tấn xi măng hỗ trợ của tỉnh và vận động nhân dân
hiến 16.006 m2 đất, góp 9.129 triệu đồng, 27.117 ngày công để làm mới, nâng
cấp được 346 tuyến đường với tổng chiều dài trên 70 km. Từ nhiều nguồn
đóng góp, đến nay toàn huyện đã xây dựng119/277 nhà văn hóa thôn xóm;
mua và trang bị cho các địa phương 142 xe đẩy thu gom rác, 2 ô tô chuyên
chở rác, 1 xe hút bùn... Tổng nguồn vốn đầu tư cho phát triển năm 2012 đạt

15
Nguồn: http://baoninhbinh.org.vn/ioan-cong-tac-ubnd-tinh-lam-viec-voi-btv-huyen-uy-kim-son-
38

1.154.635 triệu đồng (tăng 477.404 triệu đồng so với năm 2008), trong đó:
vốn ngân sách Nhà nước 457.154 triệu đồng, chiếm 39,6%; vốn từ nhân dân
và tư nhân 697.070 triệu đồng, chiếm 60,3%; nguồn vốn khác 411 triệu đồng,
chiếm 0,1%.

Hình 2.4. Người dân xã Thượng Kiệm (Kim Sơn) tham gia
làm đường giao thông nông thôn 16
F
5
1

Theo đánh giá của Ban chấp hành Đảng bộ huyện sản xuất nông
nghiệp, thủy sản của Kim Sơn đã có nhiều bước tiến mới cả về cơ cấu giống,
năng suất, chất lượng, giá trị. Kinh tế nông thôn có sự chuyển dịch theo
hướng tăng tỷ trọng tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, nhưng chưa nhiều. Kết
cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn đã được quan tâm đầu tư xây dựng,
nhưng vẫn còn thiếu và chưa đồng bộ. Đời sống vật chất và tinh thần của cư

20131112024912975p12c16.htm
39

dân nông thôn đã được nâng lên nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ
nghèo còn cao... Mục tiêu của huyện là phấn đấu đến năm 2015 có 20% số xã
đạt chuẩn NTM và 50% số xã còn lại đạt trên 50% các tiêu chí NTM.
Năm 2020, có 50% số xã đạt chuẩn NTM và 75% số xã còn lại đạt 70%
số tiêu chí NTM trở lên. Để có được mục tiêu này, huyện xác định: Tiếp tục
thực hiện và làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền, nhất là việc thực hiện
Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM. Phát động phong trào thi
đua ứng dụng các tiến bộ của KHKT vào sản xuất nông nghiệp. Đẩy mạnh
công tác giáo dục, tập huấn kỹ thuật, đào tạo nghề cho người nông dân. Huy
động mọi nguồn lực đầu tư cho nông nghiệp, nông dân và nông thôn; khuyến
khích các doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực này, tạo mối liên kết “4 nhà”,
chú trọng huy động nguồn lực từ con em quê hương thành đạt. Tập trung lãnh
đạo, chỉ đạo thực hiện tốt 3 nhiệm vụ trọng tâm là: chuyển dịch cơ cấu kinh tế
gắn với phát triển dịch vụ, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và ngành
nghề;chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu cây trồng và vật nuôi gắn với nâng cao
chất lượng, hiệu quả và giá trị của sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền
vững, hình thành thương hiệu riêng; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực,
nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người nông
dân. 17
F
6
1

16
Nguồn: http://baoninhbinh.org.vn/kim-son-day-nhanh-tien-do-xay-dyng-nong-thon-moi-
20130930084438277p2c20.htm
17
Nguồn: http://baoninhbinh.org.vn/kim-son-sau-5-nam-thyc-hien-nghi-quyet-26nqtu-ve-nong-nghiep-
nong-dan-va-nong-thon-20130809094129985p2c20.htm
40

Hình 2.5.Khu nuôi tôm công nghiệp ở Kim Sơn (ảnh: Nguyễn Lựu)
2.2.2. Phân tích đánh giá công tác bảo vệ môi trường tại địa phương
trong quá trình xây dựng nông thôn mới
Trong quá trình triển khai xây dựng nông thôn mới, tiêu chí bảo vệ môi
trường bao gồm: Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo quy
chuẩn Quốc gia. Các cơ sở SX-KD đạt tiêu chuẩn về môi trường. Không có
các hoạt động gây suy giảm môi trường và có các hoạt động phát triển môi
trường xanh, sạch, đẹp. Nghĩa trang được xây dựng theo quy hoạch. Chất thải,
nước thải được thu gom và xử lý theo quy định
Có thể nói đây là một tiêu chí khó với nhiều chỉ tiêu cần thực hiện để
đạt theo yêu cầu đề ra khi mà vấn đề ô nhiễm môi trường nông thôn đang là
vấn đề bức xúc của toàn xã hội, đặc biệt đối với cộng đồng người dân sống ở
khu vực nông thôn. Trong đó, vấn đề đáng quan tâm hiện nay đó là ô nhiễm
môi trường nước do nước thải từ sinh hoạt và hoạt động sản xuất nông
nghiệp, ô nhiễm môi trường không khí từ các làng nghề thủ công, hoạt động
41

chăn nuôi, thói quen đốt rác..., chất thải rắn không được thu gom và xử lý hợp
vệ sinh, việc sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật, nuôi trồng thuỷ sản không
đúng qui định...
Kết quả khảo sát mới đây của các cơ quan chức năng cho thấy, với hơn
70% dân số ở khu vực nông thôn, mỗi năm phát sinh hàng chục triệu tấn rác
thải sinh hoạt. Trong đó, khoảng 80% khối lượng rác thải, nước thải sinh hoạt
và hầu hết lượng vỏ bao thuốc bảo vệ thực vật chưa được thu gom xử lý hợp
vệ sinh, xả trực tiếp ra môi trường. Ðiều dễ nhận thấy nhất là quá trình tăng
nhanh vòng quay đất trồng trọt, mà không chú trọng đúng mức đến các giải
pháp tái tạo độ phì nhiêu, khiến đất đai sớm bạc màu. Sử dụng phân và thuốc
bảo vệ thực vật tràn lan trong trồng trọt, chăn nuôi dẫn đến ô nhiễm nguồn
nước, ảnh hưởng môi trường sản xuất nông nghiệp và sức khỏe con người.

Hình 2.6. Sông Ân Giang - Thị trấn Phát Diệm


Thực tế, những địa phương phát triển mạnh trang trại chăn nuôi gia súc,
gia cầm thường gây ô nhiễm môi trường do chưa chú trọng các biện pháp xử
lý chất thải. Ðây là một trong những hạn chế cần được khắc phục trong phát
triển nền nông nghiệp hàng hóa chất lượng cao và các mục tiêu xây dựng
nông thôn mới hiện nay. Trong khi đó, nhiều khu dân cư ở vùng sâu, vùng xa
vẫn còn gặp khó khăn trong việc thu gom và xử lý rác thải. Ngoài ra, lượng
lớn chất thải phát sinh do chăn nuôi cùng với chất thải rắn từ các làng nghề và
nước thải sinh hoạt chưa được xử lý triệt để đã gây ô nhiễm môi trường.
42

Khu vực nông nghiệp là khu vực có tốc độ phát triển kinh tế thấp, hạ
tầng giao thông, văn hóa, giáo dục, y tế, vệ sinh môi trường... còn nhiều hạn
chế, đồng thời phải tiếp nhận một phần chất ô nhiễm từ các đô thị, khu công
nghiệp và cũng là nơi phát sinh chất thải trong sản xuất nông nghiệp, làng
nghề... Song việc thu gom, xử lý rác thải, chất thải ở khu vực này vẫn chưa
được quan tâm đầu tư đúng mức.
Đến năm 2011, hầu hết các xã đã triển khai thực hiện tiêu chí môi
trường nhưng chưa có xã nào đạt tiêu chí này. Xét riêng từng chỉ tiêu, mới có
chỉ tiêu về tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo quy chuẩn của Bộ
Nông nghiệp &PTNT đạt 79,1%; chỉ tiêu tỷ lệ xã có đội vệ sinh tự quản, duy
trì thường xuyên hoạt động thu gom, vận chuyển rác thải đạt 98%, nhưng rác
mới chỉ được tập kết tại bãi rác của địa phương chứ chưa được xử lý; chưa có
xã nào đạt chỉ tiêu các cơ sở sản xuất, kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi
trường. Hiện đã có một số xã triển khai xây dựng nghĩa trang nhưng không có
xã nào hoàn thành theo quy hoạch nông thôn mới, vì chưa có hướng dẫn cụ
thể về cơ chế chính sách đối với xây dựng nghĩa trang, hầu hết đang dừng ở
quy hoạch quỹ đất hoặc giữ nguyên hiện trạng nghĩa trang cũ của địa phương.
Việc sử dụng đất nghĩa trang vẫn phụ thuộc vào phong tục, tập quán địa
phương, chủ yếu quan tâm đến chôn cất người qua đời mà chưa quan tâm đến
diện tích cây xanh, các công trình phụ trợ, mỹ quan. Như vậy, đến hết năm
2011, chưa có xã nào đạt tiêu chí 17 (môi trường).
Nguyên nhân là do nhận thức của một bộ phận không nhỏ cán bộ các
cấp về xây dựng nông thôn mới còn hạn chế, thụ động, trông chờ vào sự hỗ
trợ của Nhà nước mà chưa phát huy được vai trò chủ thể của người dân. Bên
cạnh đó, ý thức của người dân về giữ gìn vệ sinh môi trường trong xây dựng
nông thôn mới chưa cao.
43

Ở nhiều địa phương, một bộ phận người dân thiếu ý thức đã "tiếp tay"
cho ô nhiễm môi trường khi vứt rác bừa bãi, chất kín nhiều dòng sông, ao hồ,
mương máng. Mỗi khi có nắng nóng, mùi hôi thối bốc lên nồng nặc từ các
nguồn nước ô nhiễm, gây ảnh hưởng đến chính cuộc sống của người dân nơi
đây.
Hệ thống thoát nước thải tại khu vực nông thôn chưa được chú trọng
đầu tư. Hầu hết nước thải sinh hoạt, chăn nuôi, sản xuất tiểu thủ công nghiệp,
các làng nghề đều đổ trực tiếp ra môi trường, ngấm vào đất hoặc chảy vào ao,
hồ, sông... vừa gây mất mỹ quan, vừa tiềm ẩn nhiều khả năng lây lan dịch
bệnh. Hơn nữa, việc quy hoạch và xây dựng chợ nhiều nơi không gắn với việc
xử lí rác thải. Sau mỗi phiên chợ, rác do người dân vứt bừa bãi ven đường
hoặc tràn xuống các dòng sông. Thiếu kinh phí cũng khiến cho một số xã đã
thành lập được tổ, đội thu gom rác thải nhưng hoạt động không thường xuyên,
vẫn còn nhiều xã chưa có bãi rác nên tình trạng ứ đọng rác trong khu dân cư
diễn ra khá phổ biến. Tiến độ triển khai công tác quy hoạch ở nhiều xã còn
chậm. Nguồn ngân sách hỗ trợ cho các địa phương còn thấp, chưa tương xứng
với nội dung tiêu chí. Mặt khác, chế độ thu hút nguồn lực từ các thành phần
kinh tế khác cho xây dựng nông thôn mới nói chung, tiêu chí 17 nói riêng
chưa phù hợp nên không thu hút được nhiều doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực
môi trường.
2.3. Đánh giá chung
2.3.1. Những kết quả đạt được
Sau 3 năm thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, bộ mặt
nông thôn có nhiều chuyển biến tích cực, đáp ứng yêu cầu sản xuất, dân sinh.
Các địa phương trong huyện đã cải tạo, nâng cấp trên 151 km kênh mương;
xây dựng mới 1 nhà văn hóa xã; 34 nhà văn hoá thôn, xóm; xây dựng và nâng
cấp 32 công trình trường học; lắp đặt mới 50 trạm biến áp, làm mới 100 km
44

đường dây điện hạ thế; xây dựng mới 1 chợ nông thôn đạt chuẩn; đầu tư xây
mới và nâng cấp trạm Y tế các xã. Về đường giao thông nông thôn, đã đầu tư
bê tông hóa, nhựa hóa trên 43 km đường trục xã; các xã tiếp nhận trên 9.000
tấn xi măng, đổ bê tông làm mới và nâng cấp trên 93 km đường giao thông
thôn; làm mới và nâng cấp gần 6 km đường ngõ xóm và hơn 13 km đường
trục chính nội đồng.
Để phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, Kim Sơn đã tuyên truyền, vận
động nhân dân ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, phát triển
ngành nghề, đẩy mạnh chăn nuôi và chỉ đạo các cấp, các ngành phối kết hợp
thực hiện đồng bộ các chương trình, dự án trên địa bàn phục vụ xây dựng
nông thôn mới như: Đề án đào tạo nghề, các chương trình tập huấn chuyển
giao khoa học kỹ thuật cho nông dân, đề án hỗ trợ sản xuất lúa chất lượng
cao, sản xuất cây dược liệu, đề án xây dựng mô hình cánh đồng mẫu sản xuất
lúa hàng hóa tại 6 xã điểm và xã Ân Hòa, các dự án khuyến nông, chuyển đổi
cơ cấu cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, phát triển mạnh các mô hình
trang trại, gia trại có hiệu quả.
Do đó, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ
rệt. Thu nhập bình quân đầu người hàng năm đều tăng, năm 2010 là 11,1 triệu
đồng/người; năm 2012 đã tăng 14,2 triệu đồng/người và năm 2013 ước đạt
15,5 triệu đồng/ người. Tỷ lệ hộ nghèo qua các năm đều giảm, năm 2010 là
17%, năm 2012 giảm xuống còn 9,99% và dự kiến năm 2013 tỷ lệ hộ nghèo
còn 8%.
Cùng với đó, các vấn đề phát triển giáo dục, văn hóa, môi trường, xây
dựng hệ thống tổ chức chính trị - xã hội vững mạnh và gìn giữ an ninh trật tự
xã hội được các địa phương trong huyện quan tâm chỉ đạo thực hiện. Đến nay,
toàn huyện có 99,8% tỷ lệ học sinh trong độ tuổi đến trường, 25/25 xã hoàn
thành phổ cập trung học cơ sở, 81% học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục
45

học THPT, bổ túc, học nghề; 100% xã đạt chuẩn Quốc gia về y tế; trên 72%
thôn, xóm được công nhận là xóm văn hóa.
Vấn đề nước sạch và vệ sinh môi trường được tăng cường và là một
trong những nội dung trọng tâm có trong hương ước, quy ước của các thôn
xóm. Toàn huyện đã mua và đưa vào sử dụng 142 xe đẩy 3 bánh thu gom rác
thải tại các khu đông dân cư và hoàn thành, đưa vào sử dụng 3/5 dự án đầu tư
xây dựng trạm cấp nước sạch cho 6 xã.
Theo cán bộ Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Kim Sơn, thực hiện
chương trình xây dựng nông thôn mới, bộ mặt nông thôn của huyện Kim Sơn
đã có nhiều khởi sắc, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng
lên. Tăng trưởng kinh tế của huyện những năm gần đây tương đối cao và
khá ổn định. Từng bước công tác quy hoạch theo ngành và lãnh thổ được
tiến hành: quy hoạch vùng kinh tế biển, quy hoạch vùng sản xuất nông
nghiệp, quy hoạch tổng thể khai thác và sử dụng hợp lý vùng bãi bồi ven
biển, quy hoạch phát triển thủy lợi, đề án xây dựng các cụm công nghiệp
tập trung, xây dựng các làng nghề, tạo tiền đề xây dựng các dự án đầu tư
cho tăng trưởng kinh tế.
Tăng trưởng kinh tế của huyện những năm gần đây tương đối cao và
khá ổn định. Từng bước công tác quy hoạch theo ngành và lãnh thổ được
tiến hành: quy hoạch vùng kinh tế biển, quy hoạch vùng sản xuất nông
nghiệp, quy hoạch tổng thể khai thác và sử dụng hợp lý vùng bãi bồi ven
biển, quy hoạch phát triển thủy lợi, đề án xây dựng các cụm công nghiệp
tập trung, xây dựng các làng nghề, tạo tiền đề xây dựng các dự án đầu tư
cho tăng trưởng kinh tế.
Phong trào thi đua yêu nước hàng năm do huyện phát động được
đông đảo các tầng lớp nhân dân đồng tình hưởng ứng, tích cực thực hiện,
duy trì nghiêm túc việc thực hiện quy chế dân chủ, phong trào toàn dân
46

đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa đã góp phần quan trọng trong việc
phát triển kinh tế - xã hội.
2.3.1. Những tồn tại cần khắc phục
Trong những năm qua chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông
thôn, thực hiện quy hoạch vùng sản xuất lúa hàng hóa, vùng trồng cói
chuyên canh, triển khai thực hiện quy hoạch chi tiết nuôi trồng thủy sản
tiểu vùng 3, quy hoạch chung xây dựng đô thị huyện và quy hoạch chi tiết
khu trung tâm hành chính còn chậm, chỉ tiêu về sản lượng cói chẻ khô
không đạt, việc sơ kết và nhân rộng các mô hình, điển hình trong nông
nghiệp còn hạn chế, thu hút đầu tư vào cụm Công nghiệp Đông Hướng tiến
độ chưa đạt so với yêu cầu đề ra.
Một số xã triển khai công tác khảo sát thực trạng, lập quy hoạch, xây
dựng đề án và triển khai thực hiện Đề án xây dựng nông thôn mới còn chậm
so với yêu cầu tiến độ đề ra; lập quy hoạch xây dựng nông thôn mới chậm và
chất lượng quy hoạch thấp. Việc triển khai Chương trình xây dựng nông thôn
mới nhận được sự đồng thuận cao của nhân dân nhưng do đời sống của người
dân còn khó khăn nên việc huy động nguồn lực phục vụ cho nhu cầu đầu tư,
xây dựng còn hạn chế, chủ yếu phải dựa vào ngân sách Nhà nước.
Quản lý tài chính ở một số đơn vị chưa chặt chẽ, một số xã, thị trấn
ngân sách còn khó khăn, công tác quản lý đất đai, quản lý nhà nước về quy
hoạch đô thị, xây dựng còn hạn chế.
Năng lực sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm
của một số doanh nghiệp còn yếu. Năng suất lao động, sức cạnh tranh của
hàng hóa còn thấp.
Tỷ lệ lao động qua đào tạo trên địa bàn huyện tương đối thấp. do vậy
việc ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất còn hạn chế.
47

Kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội chưa đồng bộ, một số công trình quan
trọng tiến độ còn chậm, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển; việc thực
hiện phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” trong xây dựng cơ sở
hạ tầng ở một số xã còn hạn chế.
Tỷ lệ hộ nghèo ở một số xã còn cao. Công tác chăm sóc sức khỏe
nhân dân có mặt còn bất cập; việc quản lý hành nghề y dược tư nhân còn
lỏng lẻo. Việc thu gom xử lý rác thải ở một số nơi chưa được quan tâm
đúng mức, vệ sinh môi trường còn yếu kém.
Việc chỉ đạo giải quyết một số vấn đề xã hội bức xúc như việc làm
cho người lao động, nhất là ở những địa phương có nhiều diện tích đất thu
hồi để thực hiện các dự án còn hạn chế. Công tác tuyên truyền có lúc chưa
đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Quản lý các dịch vụ văn hóa chưa chặt
chẽ, việc xây dựng và thực hiện nếp sống văn minh ở một số khu du lịch
còn hạn chế.
An ninh nông thôn có lúc, có nơi còn xảy ra một số vụ việc phức tạp
gây mất ổn định ở địa phương; các tệ nạn xã hội trên địa bàn huyện chưa
được kiểm soát đầy đủ.
Bên cạnh đó, một số địa phương chưa có sự chuyển biến thực sự
trong nhận thức của một bộ phận cán bộ, đảng viên và người dân về xây
dựng nông thôn mới, còn có tâm lý ỷ lại, trông chờ vào hỗ trợ của Nhà
nước, nguồn hỗ trợ từ ngân sách còn hạn chế.
Kết luận chương 2
Thực hiện đường lối đổi mới của đảng trong những năm qua, Đảng
bộ và nhân dân huyện Kim Sơn, đã đoàn kết thống nhất, tập trung sức
người, sức của, phát triển kinh tế xã hội.
48

Xây dựng nông thôn mới là một chủ trương đúng của Đảng và Nhà
nước là sự nghiệp cách mạng của nước ta. Làm cho dân giàu, nước mạnh,
xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.
Việc huy động các cơ quan khoa học, kỹ thuật, các doanh nghiệp
trực tiếp tham gia phát triển sản xuất của các xã điểm đã bước đầu có các
kết quả rõ ràng. Giá trị thu trên một đơn vị diện tích và thu nhập của nông
dân được tăng lên, một số xã có mức thu nhập tăng đáng kể, cải thiện đời
sống kinh tế nhân dân ở địa phương.
Các xã coi trọng triển khai xây dựng các thiết chế văn hóa, tuyên
truyền vận động nhân dân đăng ký, thực hiện các nội dung ''Làng văn hóa'',
giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa Làng quê nông thôn. Ngoài thực hiện
các dự án xử lý rác thải, nước thải, xây dựng nghĩa trang, nhiều địa phương
coi trọng chỉ đạo, vận động nhân dân, đoàn thể, thôn xóm thực hiện công
trình vệ sinh tại hộ, chỉnh trang đường làng ngõ xóm, kết hợp với khơi
thông hệ thống thoát nước. Tổ chức các tổ, hợp tác xã tham gia vệ sinh
nông thôn, trồng cây xanh làm hàng rào, bờ dậu tạo cảnh quan, thay đổi bộ
mặt nông thôn.
49

CHƯƠNG 3
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở
HUYỆN KIM SƠN, TỈNH NINH BÌNH
3.1. Định hướng xây dựng nông thôn mới của huyện Kim Sơn trong thời
gian tới
Nghị quyết đại hội lần thứ VII BCH Trung ương Đảng khoá X về nông
nghiệp, nông dân và nông thôn đã chỉ rõ: Nông nghiệp, nông dân, nông thôn
có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc. Các vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn phải được
giải quyết đồng bộ, gắn với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Trong mối quan hệ mật thiết giữa nông nghiệp - nông dân - nông thôn,
nông dân là chủ thể của quá trình phát triển. Xây dựng nông thôn gắn với xây
dựng các cơ sở công nghiệp, dịch vụ và phát triển đô thị theo quy hoạch là
căn bản, phát triển toàn diện, hiện đại hoá nông nghiệp là then chốt. Xây dựng
nông thôn có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, hiện đại, cơ cấu kinh tế và các
hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công
nghiệp và dịch vụ, đô thị theo quy hoạch, xã hội nông thôn ổn định, giàu bản
sắc văn hoá dân tộc, dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ,
hệ thống chính trị nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường.
Nghiên cứu mô hình nông thôn mới theo đặc điểm sinh thái và tập quán
sinh sống của từng địa phương nhằm đạt được các mục tiêu sau:
- Nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn với điều
kiện tiện nghi giúp giảm dần khoảng cách với cuộc sống đô thị.
- Tổ chức quy hoạch và kiến trúc công trình phải góp phần kích cầu về
kinh tế, phù hợp điều kiện tự nhiên, địa hình, có tính chất khả thi, phù hợp với
50

điều kiện kinh tế và đảm bảo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa nông nghiệp,
nông thôn.
- Đảm bảo về kích cầu về phát triển kinh tế phù hợp với điều kiện của
địa phương, khai thác ưu thế của từng địa phương.
- Đảm bảo về điều kiện sống, nhu cầu xã hội: y tế, giáo dục, văn hóa,
thể thao, nâng cao dân trí của người dân địa phương…
- Cơ sở hạ tầng phát triển bền vững, xây dựng hệ thống công trình công
cộng, hạ tầng kỹ thuật, trung tâm công nghiệp để đáp ứng các nhu cầu tối
thiểu và tính đến các giai đoạn tiếp theo sau 20 năm và tầm nhìn sau 50 năm.
- Giữ gìn bản sắc tập quán văn hóa của địa phương
- Xây dựng nền nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, đồng thời
phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn.
Tiếp tục tổng kết, đổi mới và xây dựng các mô hình kinh tế, hình thức tổ
chức sản xuất có hiệu quả ở nông thôn. Có chính sách khuyến khích phát triển
các mối liên kết giữa hộ nông dân với các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức
khoa học, hiệp hội ngành hàng và thị trường tiêu thụ sản phẩm để hỗ trợ kinh tế
hộ phát triển theo hướng gia trại, trang trại có quy mô phù hợp, sản xuất hàng
hoá lớn.
Tiếp tục đổi mới, phát triển hợp tác xã, tổ hợp tác phù hợp với nguyên
tắc tổ chức của hợp tác xã và cơ chế thị trường; hỗ trợ kinh tế tập thể về đào
tạo cán bộ quản lý, lao động; tiếp cận các nguồn vốn, trợ giúp kỹ thuật và
chuyển giao công nghệ, phát triển thị trường, xúc tiến thương mại và các dự
án phát triển nông thôn; hợp tác xã phải làm tốt các dịch vụ đầu vào, chế biến,
tiêu thụ sản phẩm cho nông dân.
Đổi mới mạnh mẽ cơ chế, chính sách để huy động cao các nguồn lực,
phát triển nhanh kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của
nông dân
51

Tăng cường phân cấp thu chi ngân sách cho các địa phương, bao gồm
cả cấp huyện và xã; tăng cường hỗ trợ nông dân sản xuất nông sản hàng hoá;
tiếp tục dành nguồn vốn tín dụng ưu đãi và khuyến khích các ngân hàng, định
chế tài chính cho vay đối với nông nghiệp, nông thôn. Có cơ chế, chính sách
đủ mạnh khuyến khích các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đầu tư
vào nông nghiệp, nông thôn, kể cả huy động vốn ODA và FDI.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong nhân dân mục tiêu của Chương
trình xây dựng nôn thôn mới hiện nay
Đẩy mạnh xây dựng, triển khai hoàn thiện, phê duyệt quy hoạch chi tiết
trên các lĩnh vực (tiêu chí quy hoạch) vì quy hoạch phải đi trước một bước
Đẩy mạnh hoàn thành cơ bản cơ sở hạ tầng thiết yếu theo yêu cầu của đề án
Đẩy mạnh tập trung khai thác các nguồn lực cho phát triển sản xuất
tăng thu nhập và chuyển dịch cơ cấu lao động
Xây dựng các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư hoặc hợp tác
xây dựng doanh nghiệp tại các vùng nông thôn mục đích: đẩy mạnh chuyển
dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn, đẩy mạnh sản xuất hàng hóa ở nông thôn,
nâng cao thu nhập cho người lao động, tạo điều kiện đào tạo nghề cho lao
động nông thôn; có cơ chế ưu đãi các doanh nghiệp tạo thị trường đầu ra tiêu
thụ sản phẩm nông nghiệp.
Xây dựng các chế độ, chính sách tín dụng riêng đối với các địa phương
triển khai xây dựng nông thôn mới với lãi xuất thấp, ra hạn thời gian thanh
toán - vay dài hạn.
Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào nông thôn, kể cả các
doanh nghiệp nước ngoài.
Chính sách về phát triển chợ nông thôn:
Phải xây dựng mô hình điểm về chợ nông thôn:
52

Mô hình kết cấu hạ tầng phù hợp với điều kiện nông thôn, thuận lợi
trong giao dịch mua bán, tiết kiện chi phí xây dựng…
Chính sách về phát huy mọi nguồn lực xây dựng nông thôn mới:
+ Nguồn lực về tài chính:
Chính sách huy động vốn từ trong nhân dân để dầu tư phát triển sản
xuất hàng hóa.
Khuyến khích thu hút nguồn vốn từ liên doanh liên kết - liên kết 4 nhà;
Coi trọng nguồn vốn đầu tư từ các doanh nghiệp để đẩy mạnh sản xuất hàng
hóa.
Đẩy mạnh thu hút nguồn hỗ trợ, kể cả hỗ trợ từ thân nhân người Việt,
người nước ngoài…
+ Nguồn lực về con người:
Nhà nước hỗ trợ các địa phương trong đào tạo nhân lực quản lý, công
nhân kỹ thuật, đào tạo nghề…
Có chính sách đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý, kết hợp kinh
nghiệm của người địa phương và vận dụng kiến thức khoa học phát triển
những bước mới trong sản xuất hàng hóa ở nông thôn.
Khuyến khích thu hút những người tài tâm huyết với quê hương về
phục vụ quê hương.
+ Nguồn lực về khoa học kỹ thuật:
Hỗ trợ cho nông dân trong nghiên cứu cơ bản, xây dựng quy hoạch chi
tiết, xác định phát triển cây con gì có hiệu quả.
Hỗ trợ mời gọi các doanh nghiệp trong và ngoài nước đến phát triển tại
địa phương theo cơ chế Nhà nước đẩy mạnh xúc tiến mời gọi các doanh
nghiệp đầu tư khoa học - kỹ thuật vào nông thôn cùng hưởng lợi, cung cấp bí
quyết kỹ thuật nuôi trồng sản phẩm và bao tiêu 100% sản phẩm đầu ra.
53

3.2. Những thuận lợi và khó khăn của việc bảo vệ môi trường trong quá
trình xây dựng nông thôn mới
3.2.1. Những thuận lợi
Vệ sinh môi trường lâu nay là một trong những vấn đề bức xúc ở vùng
nông thôn, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống. Triển khai chương trình xây
dựng nông thôn mới, nhiều địa phương đã tập trung thực hiện nhiều giải pháp
để cải thiện môi trường.
Xác định tiêu chí môi trường khó thực hiện nên ngay từ khi triển khai
xây dựng nông thôn mới, huyện đã chú trọng tuyên truyền, vận động để bà
con hiểu và cùng tham gia. Bởi một khi nhận thức, thói quen, tập quán của
người dân thay đổi thì công tác bảo vệ môi trường sẽ có hiệu quả. Bên cạnh
việc tuyên truyền vận động nhân dân sử dụng nước hợp vệ sinh và xử lý chất
thải trong chăn nuôi, địa phương đã phát động phong trào xây dựng hố rác gia
đình. Phong trào này đã từng bước làm thay đổi tập quán của người dân nông
thôn, làm cho môi trường sống không còn bị ô nhiễm vì rác thải.
Từ thực hiện tiêu chí về môi trường, các gia đình đều có nước sạch sử
dụng, có hố tiêu, nhà tắm và hố rác hợp vệ sinh. Các khu dân cư có cây xanh,
môi trường trong lành. Có thể nói sự đầu tư cho nông thôn mới, mục đích
cuối cùng là làm cho người dân nông thôn có chất lượng cuộc sống tốt hơn.
Trong quá trình xây dựng nông thôn mới đã tạo ra những thuận lợi về
bảo vệ môi trường như: quy hoạch sản xuất Nông nghiệp, phát triển thương
mại dịch vụ, phát triển Công nghiệp – TTCN, quy hoạch khu dân cư, quy
hoạch hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn.
a) Quy hoạch sản xuất Nông nghiệp:
Quy hoạch sản xuất Nông nghiệp là một vấn đề quan trọng trong phát
triển kinh tế địa phương, bởi vì, đối với huyện Kim Sơn kinh tế nông nghiệp
54

chiếm đa số, ảnh hưởng tới đời sống người dân. Trong quá trình quy hoạch
sản xuất Nông nghiệp có thể giải quyết một số tiêu chí môi trường như:
- Tăng cường tỷ lệ hộ dân có chuồng trại gia súc hợp vệ sinh.
- Tăng tỷ lệ số cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi trường.
- Không có các hoạt động làm suy giảm môi trường và có các hoạt
động phát triển môi trường xanh, sạch, đẹp.
- Các điểm, khu dân cư và các đoạn song, suối không gây ô nhiễm môi
trường.
- Chất thải, nước thải được thu gom và xử lý theo quy định.
b) Phát triển thương mại dịch vụ
Phát triển thương mại dịch vụ cũng là một trong các mũi nhọn phát
triển kinh tế ở huyện Kim Sơn, do đó gắn các tiêu chí môi trường trong quá
trình phát triển là một việc làm cần thiết. Một số tiêu chí môi trường có thể sử
dụng như:
- Tăng tỷ lệ số cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi trường.
- Không có các hoạt động suy giảm môi trường và có các hoạt động
phát triển môi trường xanh, sạch, đẹp.
- Các điểm, khu dân cư và các đoạn song, suối không gây ô nhiễm môi
trường.
- Chất thải, nước thải được thu gom và xử lý theo quy định.
- Có khu xử lý rác thải của xã hoặc cụm xã, có khu xử lý trong huyện,
liên huyện và người dân phải trả chi phí thu gom và xử lý.
- Chất thải, nước thải trong khu dân cư, chợ, cơ sở sản xuất kinh doanh
được thu gom và xử lý theo quy định và người dân phải trả chi phí xử lý.
c) Phát triển Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp
Ngay nay, cùng với sự phát triển kinh tế xã hội địa phương thì ngành
công nghiệp – TTCN cũng đang đóng góp một phần đáng kể vào sự thay đổi
55

diện mạo địa phương huyện Kim Sơn nhưng trong quá trình phát triển cần
phải đáp ứng các chỉ tiêu môi trường:
Tăng tỷ lệ số cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi trường;
Không có các hoạt động suy giảm môi trường và có các hoạt động phát
triển môi trường xanh, sạch, đẹp;
Các điểm, khu dân cư và các đoạn sông, suối không gây ô nhiễm môi
trường;
Chất thải, nước thải được thu gom và xử lý theo quy định;
Có khu xử lý rác thải của xã hoặc cụm xã hoặc có khu xử lý trong
huyện, liên huyện và người dân phải trả chi phí thu gom và xử lý;
Chất thải, nước thải trong khu dân cư, chợ, cơ sở sản xuất kinh doanh
được thu gom và xử lý theo quy định và người dân phải trả chi phí xử lý.
Quy hoạch khu dân cư
Thói quen sinh hoạt của người dân ảnh hưởng rất lớn đến môi trường
do vậy một số tiêu chí môi trường được lồng ghép trong quá trình quy hoạch
khu dân cư:
Tăng Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo quy chuẩn
Quốc gia.
Tăng tỷ lệ hộ dân có nhà tiêu hợp vệ sinh đạt chuẩn (Theo Quyết định
số 08/2005/QĐ-BYT ngày 23/11/2005).
Tăng tỷ lệ hộ dân có chuồng trại gia súc hợp vệ sinh.
Tăng tỷ lệ số cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi trường.
Không có các hoạt động suy giảm môi trường và có các hoạt động phát
triển môi trường xanh, sạch, đẹp.
Các điểm, khu dân cư và các đoạn sông, suối không gây ô nhiễm môi
trường.
Chất thải, nước thải được thu gom và xử lý theo quy định.
56

Có khu xử lý rác thải của xã hoặc cụm xã hoặc có khu xử lý trong


huyện, liên .huyện và người dân phải trả chi phí thu gom và xử lý;
Chất thải, nước thải trong khu dân cư, chợ, cơ sở sản xuất kinh doanh
được thu .gom và xử lý theo quy định và người dân phải trả chi phí xử lý;
Nghĩa trang, nghĩa địa được xây dựng theo quy hoạch.
d) Quy hoạch hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn
Như đã nói ở trên thói quen sinh hoạt của người dân ảnh hưởng rất lớn
đến môi trường do vậy trong quá trình xây dựng nông thôn mới đã lồng ghép
các tiêu chí môi trường trong quá trình quy hoạch đặc biệt là quy hoạch hạ
tầng kinh tế - xã hội nông thôn:
- Tăng tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo quy chuẩn
Quốc gia.
- Tăng tỷ lệ hộ dân có nhà tiêu hợp vệ sinh đạt chuẩn (Theo Quyết định
số 08/2005/QĐ-BYT ngày 23/11/2005).
- Tăng tỷ lệ hộ dân có chuồng trại gia súc hợp vệ sinh.
- Tăng tỷ lệ số cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi trường.
- Không có các hoạt động suy giảm môi trường và có các hoạt động phát
triển môi trường xanh, sạch, đẹp.
- Các điểm, khu dân cư và các đoạn sông, suối không gây ô nhiễm môi
trường.
- Chất thải, nước thải được thu gom và xử lý theo quy định.
- Có khu xử lý rác thải của xã hoặc cụm xã hoặc có khu xử lý trong
huyện, liên huyện và người dân phải trả chi phí thu gom và xử lý.
- Chất thải, nước thải trong khu dân cư, chợ, cơ sở sản xuất kinh doanh
được thu gom và xử lý theo quy định và người dân phải trả chi phí xử lý.
- Nghĩa trang, nghĩa địa được xây dựng theo quy.
57

3.2.2. Những khó khăn


Trong triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới ở huyện Kim
Sơn, việc thực hiện tiêu chí môi trường là một vấn đề nan giải. Trước nhất
phải kể đến xuất phát điểm về hạ tầng bảo vệ môi trường tại các xã trước khi
triển khai Chương trình xây dựng nông thôn mới là rất thấp, hầu như chưa
được đầu tư xây dựng. Tiêu chí vệ sinh môi trường tại các xã trong huyện cần
thực hiện với khối lượng và nguồn kinh phí rất lớn, điều này dẫn đến các xã
khó đảm bảo việc thực hiện hoàn thành được Tiêu chí về môi trường. Thiếu
kinh phí cũng là nguyên nhân khiến cho một số xã dù đã thành lập được hợp
tác xã vệ sinh môi trường, tổ, đội thu gom rác thải nhưng hoạt động không
thường xuyên, việc thu gom rác chưa kịp thời dẫn đến tình trạng ứ đọng rác
trong khu dân cư diễn ra khá phổ biến... Tính đến thời điểm này vẫn chưa có
địa phương nào đạt được tiêu chí trên.
Công tác vệ sinh môi trường nông thôn đang được các địa phương hết
sức quan tâm. Tuy nhiên, khi ý thức tự giác của người dân chưa cao thì vấn đề
vệ sinh môi trường vẫn đang là một trở lực lớn trong việc xây dựng nông thôn
mới.
Tại các xã trong huyện, rác thải được người dân vứt bỏ tràn lan trên
đường đi, trước cổng làng và các bãi đất trống trong khu dân cư... Rác thải
làm ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến mỹ quan nông thôn cũng như đời
sống và sinh hoạt của chính người dân địa phương. Việc thực hiện ở địa
phương cũng gặp nhiều khó khăn, bởi đến thời điểm này không ít hộ dân chưa
nhận thức đầy đủ về các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, một phần cũng là
do các địa phương chưa thực sự chú trọng công tác tuyên truyền.
Quá trình thực hiện cho thấy một số chỉ tiêu khó đạt được ngay như:
Tỷ lệ cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi trường, tỷ lệ hộ dân có
chuồng trại gia súc hợp vệ sinh, chất thải được thu gom và xử lý theo quy
58

định. Riêng chỉ tiêu về chất thải, nước thải được thu gom và xử lý theo quy
định thì rất khó thực hiện vì hiện nay chỉ một phần nhỏ nước thải từ nhà vệ
sinh và hoạt động sản xuất chăn nuôi được thu gom và xử lý sơ bộ, còn lại
hầu hết đều đổ trực tiếp ra môi trường, ngấm vào đất hoặc chảy vào ao, hồ,
sông... vừa gây mất mỹ quan, vừa tiềm ẩn nhiều nguy cơ dịch bệnh.
3.3. Đề xuất một số giải pháp bảo vệ môi trường trong quá trình xây
dựng nông thôn mới
Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức và trách
nhiệm bảo vệ môi trường cho mọi người. Tập trung xử lý các điểm, cơ sở,
khu vực gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là các điểm, cơ sở, khu vực thuộc
thẩm quyền quản lý của địa phương. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ các
cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ; các khu - cụm công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp, đầu tư đầy đủ các hạng mục công trình bảo vệ môi trường và
vành đai cây xanh. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ các hoạt động sản xuất
nông nghiệp, chăn nuôi gia súc gia cầm, nuôi trồng thủy sản. Di dời các làng
nghề ô nhiễm vào khu quy hoạch, hướng dẫn áp dụng các công nghệ, thiết bị
xử lý chất thải trước khi thải ra môi trường. Tái chế, tái sử dụng chất thải, tiết
kiệm và nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Triển khai thực
hiện tốt phân loại chất thải rắn tại nguồn kết hợp với việc cải tiến toàn bộ hệ
thống thu gom - vận chuyển - xử lý chất thải rắn. Xử lý dứt điểm các bãi rác
quá tải, gây ô nhiễm và đầu tư nhà máy xử lý rác hiện đại. Tăng cường các
hoạt động kiểm soát ô nhiễm; thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về
bảo vệ môi trường, bao gồm cả kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các nội dung
trong báo cáo đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường đã
được phê duyệt/xác nhận. Tăng cường công tác quan trắc, cảnh báo môi
trường. Chủ động phòng, chống và giảm thiểu các sự cố môi trường và các tai
biến tự nhiên; khắc phục có hiệu quả các tác hại do sự cố môi trường và thiên
59

tai gây ra. Phát triển các hệ thống cung cấp nước sạch và cải thiện điều kiện
vệ sinh môi trường nông thôn. Triển khai chương trình tín dụng ưu đãi đầu tư
cho bảo vệ môi trường và xã hội hóa đầu tư cho bảo vệ môi trường. Phát triển
thể chế, chính sách, tăng cường năng lực quản lý nhà nước về bảo vệ môi
trường và tăng cường hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường.
3.3.1. Giải pháp về tăng tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh và
vệ sinh môi trường nông thôn
a) Cấp nước sạch
Ðể đạt được mục tiêu 85% số dân nông thôn được sử dụng nước sinh
hoạt hợp vệ sinh vào năm 2015, những năm qua, ngoài nguồn kinh phí đầu tư
từ Trung ương, ngành nước sạch đã huy động và kêu gọi nhiều nguồn đầu tư
từ các tổ chức quốc tế và cả doanh nghiệp trong nước tham gia xây dựng các
công trình nước sạch cho vùng nông thôn. Ðáng chú ý, một số địa phương đã
triển khai thành công các mô hình xã hội hóa cấp nước sạch nông thôn, được
kỳ vọng sẽ mở ra hướng đi mới để người nông dân nghèo được sử dụng
nguồn nước sinh hoạt hợp vệ sinh...
Chính phủ cần có chính sách ưu đãi hơn để mời gọi, tạo hành lang pháp
lý để các doanh nghiệp tư nhân vào đầu tư trong lĩnh vực kinh doanh nước
sạch. Một chiến lược mang tính bền vững, thì việc huy động nội lực là vấn đề
cần tính đến. Bởi nguồn vốn tư nhân có thể huy động được số lượng lớn.
Song hành với đó, các trung tâm sẽ kết hợp doanh nghiệp tư nhân thành lập
các phòng, ban chức năng chịu trách nhiệm cung cấp, quản lý,vận hành và
chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát, như vậy việc quản lý sau đầu tư mới đạt
hiệu quả cao, phục vụ người dân được tốt hơn.
b) Nhà vệ sinh
Tăng tỷ lệ hộ dân có nhà tiêu hợp vệ sinh đạt chuẩn: Hỗ trợ hộ dân xây
dựng nhà vệ sinh cố định, đảm bảo tiêu chuẩn theo hướng dẫn của Sở Y tế với
60

mức hỗ trợ 01 triệu đồng/bộ. Tăng cường công tác truyền thông, triển khai
sâu rộng đến mọi tầng lớp nhân dân nhằm nâng cao tỷ lệ người dân tích cực
sử dụng nước sạch, các công trình vệ sinh, xem đây là nhiệm vụ của cả hệ
thống chính trị, mặt trận, đoàn thể và phải được thể hiện rõ trong Nghị quyết
của Hội đồng nhân dân các cấp. Đưa việc xây dựng và sử dụng nhà tiêu hợp
vệ sinh vào các phong trào thi đua, bình xét gia đình văn hóa, vào hương ước,
lệ làng để cộng đồng cùng thực hiện. Huy động nhiều nguồn lực: vốn Trung
ương, vốn tài trợ, ngân sách địa phương (theo tinh thần Quyết định
104/2000/QĐ-TTg ngày 25/8/2000 về việc phê duyệt Chiến lược Quốc gia về
cấp nước sạch và VSMT nông thôn đến năm 2020) vốn dân và xã hội hóa đầu
tư lĩnh vực cấp nước (theo tinh thần Quyết định 131/2009/QĐ-TTg ngày
02/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một số chính sách ưu
đãi, khuyến khích đầu tư và quản lý, khai thác công trình cấp nước sạch nông
thôn) để đầu tư xây dựng, nâng cấp cải tạo các công trình cấp nước tập trung,
các công trình vệ sinh trường học, chợ, trụ sở UBND xã, thị trấn đạt Quy
chuẩn kỹ thuật Quốc gia.
3.3.2. Giải pháp về chăn nuôi
Tăng tỷ lệ hộ dân có chuồng trại gia súc hợp vệ sinh: hỗ trợ hộ nghèo
có chăn nuôi trâu, bò làm chuồng với quy mô từ 1 đến 2 con; Mức hỗ trợ tối
đa 02 triệu đồng/hộ/chuồng.
Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn, thông tin tuyên truyền để người
chăn nuôi thay đổi được nhận thức, nắm bắt được các kỹ thuật để chủ động
phòng trị bệnh cho vật nuôi. Trong đó, khâu tiêm phòng vắc xin theo định kỳ,
đúng quy trình và vệ sinh môi trường, phun tiêu độc, khử trùng một cách
thường xuyên là yêu cầu mang tính bắt buộc
61

3.3.3. Giải pháp về tổ chức sản xuất kinh doanh


Cơ sở sản xuất, kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi trường : cơ sở phải có
đầy đủ thủ tục pháp lý về môi trường, như Giấy xác nhận Bản cam kết bảo vệ
môi trường do UBND cấp huyện cấp, Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá
tác động môi trường của UBND tỉnh /Bộ Tài nguyên và Môi trường. Các cơ
sở sản xuất kinh doanh trước khi đi vào hoạt động phải được cơ quan quản lý
Nhà nước xác nhận hoàn thành các công trình xử lý chất thải theo quy định
hiện hành. Đào tạo cán bộ nguồn đáp ứng nhu cầu quản lý môi trường tại địa
phương; Và bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đối với các
cán bộ hiện hữu. Trước khi dự án, đề án triển khai thực hiện phải thực hiện
đánh giá tác động môi trường và được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (Báo
cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cam kết bảo vệ môi trường), hướng
chủ dự án đến với các công nghệ sạch, thân thiện môi trường. Chủ cơ sở sản
xuất kinh doanh có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các yêu cầu, quy định của
pháp luật về bảo vệ môi trường; thực hiện đầu tư, vận hành hệ thống xử lý
nước thải, khí thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại và giám sát chất lượng
môi trường định kỳ. Thường xuyên cập nhật, đưa tin về các mô hình, công
nghệ hiện đại trong sản xuất trên các phương tiện thông tin đại chúng để vận
động chủ cơ sở sản xuất kinh doanh dần thay đổi công nghệ cũ, áp dụng công
nghệ sản xuất sạch hơn, tiên tiến trong sản xuất, tận dụng, tái sử dụng chất
thải để giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Triển khai trình diễn và hỗ trợ sản
xuất sạch hơn, kiểm toán môi trường, khuyến khích và hỗ trợ thí điểm Chứng
nhận ISO 14001 cho một số cơ sở. Đến năm 2015 có ít nhất 20% số cơ sở sản
xuất quy mô trung bình trở lên thực hiện chương trình Ngăn ngừa ô nhiễm
công nghiệp - Sản xuất sạch hơn và đến năm 2020 nâng tỷ lệ này lên tối thiểu
50%; có ít nhất 50% số dự án đầu tư trong khu công nghiệp và 30% số cơ sở
sản xuất bên ngoài khu công nghiệp được cấp Chứng chỉ ISO 14001 hay các
62

chứng chỉ khác về môi trường và đến năm 2020 nâng tỷ lệ trên tương ứng lên
70% và 50%.
3.3.4. Giải pháp về sản xuất nông nghiệp
Trong lĩnh vực nông nghiệp theo hướng nông nghiệp sinh thái, an toàn
sinh học, hạn chế sử dụng thuốc BVTV, gia tăng tỷ lệ thu hồi các bao bì, chai
lọ hóa chất bảo vệ thực vật, áp dụng theo tiêu chuẩn GlobalGAP, VietGAP.
Khuyến khích chăn nuôi trang trại và hạn chế dần chăn nuôi nhỏ lẻ khó kiểm
soát nguồn phát sinh ô nhiễm. Tổ chức sắp xếp lại các làng nghề, di dời các cơ
sở nằm xen kẽ khu dân cư, đi đôi với hình thành các cụm công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp có đầy đủ hạ tầng bảo vệ môi trường để bảo đảm các điều kiện về
xử lý môi trường tập trung. Khuyến khích hình thành các đơn vị tư vấn, dịch
vụ thiết kế, xử lý môi trường; ngành công nghiệp môi trường. Những cơ sở
không đạt tiêu chuẩn chuẩn môi trường sẽ bị xử lý theo quy định tại Nghị
định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009 của Chính phủ về xử lý vi phạm
pháp luật trong lĩnh vực BVMT. Yêu cầu khắc phục nhanh tình trạng ô nhiễm
môi trường, sử dụng biện pháp đình chỉ hoạt động một phần hoạt toàn bộ quá
trình sản xuất đối với những doanh nghiệp cố tình không thực hiện xử lý các
chất thải hoặc những doanh nghiệp có tổng lượng chất thải lớn và bị khiếu nại
nhiều lần. Hàng năm tiếp tục thực hiện tốt Chương trình giải thưởng môi
trường đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh thực hiện tốt công tác bảo vệ
môi trường.
Không có các hoạt động suy giảm môi trường và có các hoạt động phát
triển môi trường xanh, sạch, đẹp:
- Thực hiện công tác vệ sinh môi trường nông thôn: vệ sinh đường làng,
xóm, thôn bản, và các khu vực công cộng; khơi thông cống rãnh thoát nước.
- Vận động nhân dân xây chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh.
63

- Vận động nhân dân xây dựng và sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, sử dụng
phân chuồng và quản lý phân tươi đúng cách, không dùng phân tươi để bón
tưới cho rau màu.
- Thành lập và tổ chức các đội kỹ thuật chuyên xây dựng công trình vệ
sinh tại các huyện, xã, thôn.
- Hướng dẫn cho cộng đồng xây dựng các công trình nhà tiêu đúng kỹ
thuật, đảm bảo chất lượng, đồng thời hỗ trợ công tác giám sát sử dụng tại
cộng đồng.
- Đầu tư nghiên cứu các mô hình vệ sinh phù hợp cho các vùng ngập lụt,
hộ gia đình, trường học, trạm xá, chợ nông thôn, ủy ban nhân dân các xã.
- Hướng dẫn, và quản lý việc sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật.
- + Xây dựng các mô hình về dịch vụ vệ sinh môi trường, thu gom rác
thải. Các tổ chức, cá nhân là Chủ đầu tư xây dựng mới các khu dân cư ngay từ
khi lập dự án phải bố trí nguồn kinh phí xây dựng các hạng mục bảo vệ môi
trường và phải được phê duyệt trước khi triển khai dự án. Phải có kết cấu hạ
tầng về bảo vệ môi trường phù hợp với quy hoạch khu dân cư đã được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt như: Hệ thống công trình thu gom,
xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường trước khi thải ra nguồn
tiếp nhận; có hệ thống tiêu thoát nước mưa và nước thải riêng biệt; có thiết bị,
phương tiện thu gom, tập trung chất thải rắn sinh hoạt phù hợp với khối
lượng, chủng loại chất thải và đủ khả năng tiếp nhận chất thải từ các hộ gia
đình trong khu dân cư phù hợp với quy hoạch quản lý chất thải rắn; Công
trình vệ sinh công cộng; hệ thống cây xanh. Chỉ được bàn giao đưa vào sử
dụng khi hoàn tất các công trình kết cấu hạ tầng bảo vệ môi trường này. Các
địa phương chủ động điều tra các khu điểm dân cư gây ô nhiễm môi trường,
sau đó tiến hành khảo sát thực tế mức độ ô nhiễm của các khu điểm dân cư
này, phân loại mức độ ô nhiễm để đề xuất ngay giải pháp cải tạo, nâng cấp
64

các hệ thống, hạ tầng bảo vệ môi trường, nâng tỷ lệ diện tích cây xanh. Đối
với các khu điểm dân cư hiện hữu chưa có hạ tầng bảo vệ môi trường thì địa
phương phải xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường, bố trí kinh phí thực hiện,
xây dựng cải tạo hệ thống cống thu gom nước thải, xây dựng hệ thống xử lý
nước thải tập trung, xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra môi
trường bên ngoài. Tăng cường công tác tuyên truyền vận động cộng đồng dân
cư, hộ gia đình và cá nhân bảo vệ môi trường ở khu vực công cộng và khu
dân cư như: Thu gom và chuyển chất thải sinh hoạt đến đúng nơi do tổ chức
giữ gìn vệ sinh môi trường tại địa bàn quy định; xả nước thải vào hệ thống thu
gom nước thải; Không chặt, bẻ cành cây hoặc có hành vi khác phá hoại cây
cối, các thảm thực vật tại khu vực công cộng và khu dân cư; Không được phát
tán khí thải, tiếng ồn vượt quá tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng đến sức
khỏe, sinh hoạt của cộng đồng dân cư xung quanh; Có công trình vệ sinh,
chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm bảo đảm vệ sinh; không để các vật
nuôi gây mất vệ sinh khu vực công cộng. Thực hiện tốt việc đóng các loại phí
về thu gom rác thải, phí nước thải sinh hoạt và phí về bảo vệ môi trường khác
theo quy định của pháp luật.
3.3.5. Giải pháp về cam kết và hương ước bảo vệ môi trường
Khuyến khích hình thành các tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường,
xây dựng hương ước bảo vệ môi trường trong khu dân cư để tuyên truyền,
vận động nhân dân xoá bỏ các hủ tục, thói quen mất vệ sinh, có hại cho môi
trường. Hàng năm tăng cường mở rộng vị trí quan trắc chất lượng nước các
đoạn sông, suối kịp thời phát hiện các đoạn bị ô nhiễm để khắc phục, xử lý.
Thống kê các nguồn xả nước thải ra sông, suối để buộc xử lý đạt tiêu chuẩn
môi trường trước khi thải ra; Tổ chức đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải
của các sông, suối tự nhiên để bảo đảm nồng độ các chất ô nhiễm trong nguồn
nước không vượt quá giá trị giới hạn được quy định trong các quy chuẩn tiêu
65

chuẩn chất lượng nước cho mục đích sử dụng của nguồn nước tiếp nhận. Tăng
cường kiểm tra, xử phạt, thậm chí đóng cửa những doanh nghiệp có hành vi
xả thải vào nguồn nước vi phạm môi trường nghiêm trọng; thu gom và xử lý
nước thải sinh hoạt phát sinh. Tiến hành thực hiện các biện pháp tháo dỡ nhà
ở vi phạm hành lang sông, suối.
3.3.6. Giải pháp về thu gom và xử lý nước thải và rác thải
Chất thải, nước thải được thu gom và xử lý theo quy định: Xây dựng
khu khu xử lý chất thải và nước sinh hoạt theo quy trình hợp vệ sinh; các các
chất thải từ làng nghề và của hộ gia đình được cơ bản được xử lý. Hệ thống
thoát nước: Tỷ lệ thu gom nước thải và lựa chọn hệ thống thoát nước các
điểm dân cư cần phù hợp với khu vực nông thôn tối thiểu phải thu gom được
40% lượng nước cấp để xử lý. Lựa chọn hệ thống thoát nước phải đáp ứng
yêu cầu thoát nước và đảm bảo vệ sinh. Sử dụng bể xí tự hoại hoặc nhà tiêu
hai ngăn hợp vệ sinh. Xây dựng hệ thống cống, mương có tấm đan hoặc m-
ương hở để thoát nước chung. Quản lý chất thải rắn: Cần sử dụng các hình
thức tổ hợp vườn, ao chuồng, thùng rác, hầm chứa rác, hố chứa rác tự phân
huỷ, hố ủ phân trát bùn tại các hộ gia đình để xử lý chất thải rắn từ sinh hoạt,
trồng trọt, chăn nuôi. Hình thành các hợp tác xã, hộ kinh doanh hoặc các hình
thức khác để thực hiện thu gom chất thải rắn vô cơ từ các thôn tới các trạm
trung chuyển và vận chuyển tới khu xử lý chất thải rắn của xã hoặc cụm xã.
Trạm trung chuyển chất thải rắn được bố trí trong phạm vi bán kính thu gom
đến khu xử lý tập trung không quá 2 ngày đêm. Khoảng cách của trạm trung
chuyển chất thải rắn đến ranh giới khu dân cư ≥ 20m. Khu xử lý chất thải rắn
được quy hoạch phải phù hợp với yêu cầu trước mắt và phát triển trong tương
lai. Khoảng cách ly vệ sinh từ khu xử lý đến ranh giới khu dân cư ≥ 3000m.
Bãi chôn lấp chất thải rắn phải được xây dựng tại vị trí phù hợp với quy
hoạch chung đã được phê duyệt. Khoảng cách từ bãi chôn lấp (có quy mô ≥
66

15 hộ) đến các công trình xây dựng theo tiêu chí nông thôn mới, với bãi chôn
lấp vừa và nhỏ là ≥ 3.000m.
Bãi chôn lấp bao gồm khu chôn lấp, khu xử lý nước rác và khu phụ trợ.
Thiết kế của bãi chôn lấp theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCXDVN 261: 2001.
Giải pháp thực hiện: Có khu xử lý rác thải của xã hoặc cụm xã hoặc có
khu xử lý trong huyện, liên huyện và người dân phải trả chi phí thu gom và xử
lý. Từ nay đến năm 2015 rà soát các bãi rác hiện hữu để xác định mức độ ô
nhiễm, tình trạng xử lý. Lập kế hoạch đóng cửa bãi quá tải, ô nhiễm và
chuyển sang các khu xử lý mới theo quy hoạch có đầy đủ kết cấu hạ tầng về
bảo vệ môi trường. Cải tạo, phục hồi môi trường các bãi rác cũ ngay sau khi
đóng cửa và chuyển sang mục đích sử dụng khác thích hợp nhằm tiết kiệm tài
nguyên đất. Đầu tư nâng cấp, cải tiến toàn bộ hệ thống thu gom - vận chuyển
- xử lý chất thải rắn, tăng cường lực lượng thu gom, mở rộng địa bàn thu gom.
Tiến tới phân loại rác sinh hoạt tại nguồn: Tuyên truyền vận động và hướng
dẫn thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn cùng với việc ban hành các
chính sách, quy định cụ thể về phân loại chất thải rắn tại nguồn. Xây dựng nội
dung chương trình tuyên truyền, giáo dục cho mọi người nhận thức và thực
hiện đầy đủ các yêu cầu, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đóng
góp nguồn lực và tài chính cho việc đầu tư và vận hành các hệ thống xử lý
nước thải, chất thải rắn sinh hoạt cụ thể tiến tới thu phí xử lý rác thải. Năm
2012 cần xây dựng lại mức thu phí thu gom và xử lý rác đối với hộ gia đình,
cá nhân trên địa bàn có sự tham vấn cộng đồng để cho phù hợp thực tế. Trong
đó, có phân loại mức phí thật cụ thể từng đối tượng phải nộp phí, khu vực nộp
phí để đảm bảo cho người dân nộp đúng, nộp đủ để bù chi một phần cho toàn
bộ công tác thu gom xử lý.
Chất thải, nước thải trong khu dân cư, chợ, cơ sở sản xuất kinh doanh
được thu gom và xử lý theo quy định và người dân phải trả chi phí xử lý :
67

Tiến hành điều tra, thống kê nguồn phát sinh nước thải tại các khu chợ, trung
tâm thương mại, đánh giá tình hình xử lý để cải tạo lại hệ thống cống, xây
dựng mới các hệ thống xử lý nước thải. Từ nay đến năm 2015 cải tạo, nâng
cấp các hệ thống thoát nước và xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt
các khu dân cư, chợ.
3.3.7. Giải pháp về nghĩa trang
Nghĩa trang, nghĩa địa được xây dựng theo quy hoạch: Xây dựng mới ở
tất cả các xã có nghĩa trang đạt chuẩn với quy chế quản lý hoạt động phù hợp
với phong tục, tập quán địa phương. Xác định các nghĩa trang cần đóng cửa,
di chuyển hoặc cải tạo mở rộng để tiếp tục sử dụng: Các nghĩa trang phải
được đóng cửa khi không còn diện tích sử dụng, không có điều kiện mở rộng
và không gây ô nhiễm môi trường hoặc gây ô nhiễm môi trường vượt quá tiêu
chuẩn cho phép mà có khả năng khắc phục; Các nghĩa trang được cải tạo khi
vẫn còn phù hợp với quy hoạch xây dựng nhưng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và
cảnh quan, môi trường chưa phù hợp với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
hiện hành.
3.3.8. Các giải pháp về quản lý môi trường
Ủy ban nhân dân huyện Kim Sơn, với sự tham mưu của phòng Tài
nguyên và môi trường cần có những chính sách đúng đắn trong việc sử dụng,
bảo vệ, phát triển tài nguyên và thực hiện một cách khoa học các quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế xã hội. Các văn bản, quy chế về quy hoạch, kế
hoạch sử dụng tài nguyên cần được xây dựng chi tiết, khoa học và có tính
thực tiễn đến cấp xã.
Quy định rõ chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của cán bộ chuyên
trách về môi trường và giám sát việc thực hiện công tác bảo vệ môi trường
của các xã, các đơn vị sản xuất gây phát sinh chất thải trong địa bàn huyện.
68

Ban hành quy định về việc thu phí bảo vệ môi trường đối với các doanh
nghiệp. Cần thiết triển khai việc xây dựng quy định về thuế môi trường, định
giá khai thác tài nguyên để tăng kinh phí hỗ trợ cho ngành môi trường, cải
thiện công tác quản lý, kích thích tạo ra các lợi ích môi trường và hỗ trợ các
nỗ lực giảm đói nghèo. Chẳng hạn như cấp tài chính cho phát triển cơ sở hạ
tầng để cải thiện cơ hội sử dụng các dịch vụ nước, vệ sinh.
Tổ chức thực hiện chi trả các dịch vụ hệ sinh thái (chi trả các dịch vụ
môi trường).
Thực hiện giám sát và quan trắc môi trường định kỳ 6 tháng hoặc 1
năm một lần. Xây dựng báo cáo hiện trạng môi trường cấp huyện hàng năm
để kịp thời phát hiện các điểm nóng ô nhiễm, các cơ sở xả thải quá giới hạn
cho phép từ đó có các kế hoạch ngăn chặn, xử lý ô nhiễm triệt để.
Xây dựng quy chế quản lý, hương ước, quy ước về môi trường của từng
thôn, bản.
Bảng 3.1.Các tiêu chí môi trường
Đến
Tiêu Đơn vị
Nội dung tiêu chí năm
chí tính
2015
Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh
17.1
theo quy chuẩn Quốc gia
Tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch theo quy
chuẩn của Bộ Y tế (QCVN 02:2009/BYT ban
17.1.1. % 74
hành theo Thông tư số 05/2009/TT-BYT ngày
17/6/2009).
Tỷ lệ hộ dân có nhà tiêu hợp vệ sinh đạt chuẩn
17.1.2. (Theo Quyết định số 08/2005/QĐ-BYT ngày % 70
23/11/2005).
69

Đến
Tiêu Đơn vị
Nội dung tiêu chí năm
chí tính
2015
17.1.3. Tỷ lệ hộ dân có chuồng trại gia súc hợp vệ sinh % 70
Tỷ lệ số cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu
17.2 % 100
chuẩn về môi trường.
Không có các hoạt động suy giảm môi trường
17.3 và có các hoạt động phát triển môi trường Đạt
xanh, sạch, đẹp;
Các điểm, khu dân cư và các đoạn sông, suối
Đạt
không gây ô nhiễm môi trường
Chất thải, nước thải được thu gom và xử lý
17.4 Đạt
theo quy định
Có khu xử lý rác thải của xã hoặc cụm xã hoặc
17.4.2. có khu xử lý trong huyện, liên huyện và người Đạt
dân phải trả chi phí thu gom và xử lý
Chất thải, nước thải trong khu dân cư, chợ, cơ
sở sản xuất kinh doanh được thu gom và xử lý
17.4.3. Đạt
theo quy định và người dân phải trả chi phí xử
lý.
Nghĩa trang, nghĩa địa được xây dựng theo quy
17.5 Đạt
hoạch.
70

Kết luận chương 3


Trong nội dung chương 3 đã đưa ra nhiều giải pháp để thúc đẩy công
tác bảo vệ môi trường trong quá trình xây dựng nông thôn mới thành công,
những giải pháp, mô hình cụ thể để phù hợp với phong tục tập quán, điều kiện
địa hình, khí hậu, con người trong huyện.
Xây dựng văn hóa ứng xử thân thiện với môi trường trên cơ sở đổi mới
tư duy, cách làm, hành vi, ý thức trách nhiệm với môi trường là lựa chọn
thông minh, bảo đảm sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Tiếp tục phòng
ngừa ô nhiễm, bảo tồn đa dạng sinh học, sử dụng hợp lý các tài nguyên thiên
nhiên, chống suy thoái, cải thiện môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống
là vấn đề cốt lõi trong công tác bảo vệ môi trường của huyện. Ngoài tuyên
truyền, giáo dục, nâng cao hiểu biết, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra,
xử lý quyết liệt, giải quyết dứt điểm các vụ việc vi phạm, nhất là những vấn
đề bức xúc về môi trường, việc thực hiện hiệu quả các đề án, dự án của huyện
như: xử lý nước thải sinh hoạt, làng nghề, bệnh viện; xử lý chất thải rắn, chất
thải công nghiệp, xây dựng, y tế... là một trong những giải pháp quan trọng
trong công tác bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, xây dựng, hoàn thiện cơ chế,
chính sách về phí, lệ phí môi trường và cơ chế hỗ trợ, khuyến khích các thành
phần kinh tế tham gia xử lý môi trường; hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý
môi trường của huyện, chú ý đến việc phân cấp và phân công trách nhiệm rõ
ràng, cụ thể; coi trọng việc phát động phong trào bảo vệ môi trường trong các
tầng lớp nhân dân; xây dựng tiêu chí về bảo vệ môi trường và định kỳ đánh
giá, kịp thời khen thưởng các cơ quan đơn vị, gia đình, làng, khu phố có thành
tích xuất sắc trong công tác bảo vệ môi trường; hợp tác với các huyện lân cận
để giải quyết các vấn đề môi trường
71

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


Kết luận
Xây dựng nông thôn mới là một công trình lớn, cũng là công trình do
nông thôn tự chủ xây dựng. Tuy nhiên, quá trình xây dựng NTM còn bộc lộ
nhiều khó khăn hạn chế, nhất là về công tác bảo vệ môi trường. Bảo vệ môi
trường trong xây dựng nông thôn mới là một vấn đề mới, liên quan đến nhiều
lĩnh vực nhiều bên tham gia. Thiếu sự tham gia, đóng góp của người dân là
nguyên nhân lớn nhất dẫn đến thực trạng trên. Nhưng do hiện nay, mức thu
nhập của người nông dân còn thấp, không thể tự mình hoàn thành công tác
xây dựng nông thôn mới mà cần phải có sự trợ giúp về tài chính của chính
phủ, thậm chí ở những vùng có kinh tế kém phát triển phải hoàn toàn dựa vào
chính phủ đầu tư.
Trong quá trình nghiên cứu tác giả đã đi sâu vào nghiên cứu giải pháp
bảo vệ môi trường trong xây dựng nông thôn mới cụ thể là ở huyện Kim Sơn,
tỉnh Ninh Bình. Kết quả nghiên cứu đạt được như sau:
Xác định tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường đối với quá
trình phát triển kinh tế xã hội, mục tiêu chung được xây dựng là nhằm phân
tích thực trạng về vấn đề bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện, xác định nguy
cơ và khả năng tác động của quá trình phát triển kinh tế xã hội đối với môi
trường, từ đó đưa ra những giải pháp bảo vệ môi trường thích hợp đối với các
xã trong huyện.
Giải pháp đưa ra thúc đẩy người dân huyện Kim Sơn nói riêng và
người dân trên cả nước nói chung tham gia vào công tác bảo vệ môi trường
trong quá trình xây dựng nông thôn mới.
Cần nâng cao năng lực quản lý Nhà nước về hoạt động BVMT; tập
trung thực hiện tốt công tác quy hoạch BVMT; rà soát tháo gỡ khó khăn,
vướng mắc thực hiện các dự án BVMT; tiếp tục đề xuất cơ chế, chính sách,
kế hoạch BVMT; đặc biệt là sử dụng ngân sách phải đúng mục đích, có hiệu
quả, huy động sức dân để tham gia xây dựng cũng như trực tiếp BVMT.
72

Kiến nghị
Xây dựng nông thôn mới là một quá trình lâu dài và liên tục. Để đảm
bảo tính thống nhất, cần thiết phải xây dựng một kế hoạch phát triển tổng thể
có định hướng dài hạn. Tuy nhiên, muốn gì vẫn phải đảm bảo yếu tố hài hòa
giữa yêu cầu tính thống nhất trong phát triển với năng lực hiện tại của cộng
đồng. Để đem đến sự thay đổi mạnh mẽ, có hiệu quả thì công tác phát triển
nông thôn cấp cơ sở phải được thực hiện liên tục. Cần tạo ra một phong trào
với sự vào cuộc của người dân địa phương và các cấp chính quyền liên quan.
Muốn vậy, mô hình phát triển nông thôn mới phải sát với điều kiện thực tế và
khả năng nhân rộng.
Với sự hỗ trợ chủ trương và chính sách của Đảng, Nhà nước cùng với
sự hỗ trợ của các tổ chức bên ngoài về cả mặt tài chính và kỹ thuật thì việc
triển khai xây dựng mô hình nông thôn mới sẽ đáp ứng đúng tiến độ và kết
quả như mong muốn. Qua nghiên cứu tìm hiểu tình hình thực hiện chủ trương
xây dựng nông thôn mới tại huyện Sơn Kim tỉnh Ninh Bình, tôi đưa ra một số
kiện nghị như sau:
Trong điều kiện nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước còn hạn hẹp, còn coi
nguồn vốn nội lực là chính, dựa vào nội lực cộng đồng và do người dân làm chủ.
Cơ chế chính sách quản lý nhà nước:
- Xây dựng cơ chế hoạt động, cơ chế kiểm tra giám sát thực hiện.
- Thực hiện lồng ghép các nguồn vốn của các chương trình MTQG, dự
án hỗ trợ.
- Huy động tối đa nguồn lực của địa phương để triển khai.
- Huy động vốn đầu tư của doanh nghiệp.
- Sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn tín dụng.
- Huy động các nguồn tài chính hợp pháp khác.
Đối với ban lãnh đạo huyện, đặc biệt là các tổ chức đoàn thể trong từng xã:
73

- Cần đôn đốc, thúc đầy, tạo động lực cho các hộ nông dân đưa vốn đầu
tư, khoa học kỹ thuật vào sản xuất mở rộng ngành nghề tạo thêm công ăn việc
làm cho lao động trong xã.
- Phải tuyên truyền để người dân hiểu được mục đích, ý nghĩa, nội dung
của việc xây dựng nông thôn mới
- Phải giúp người dân xây dựng được quy hoạch phát triển nông thôn
mới dựa trên bộ tiêu chí quốc gia đã ban hành và dựa trên tiêu chuẩn của
ngành.
- Cho người nông dân biết những chính sách hỗ trợ của Nhà nước để họ
có thể lựa chọn việc nào làm trước, việc nào làm sau.
Đối với hộ nông dân, cần phải tham gia tích cực hơn nữa vào công cuộc
xây dựng thôn, xóm giàu đẹp. Mạnh dạn đưa các tiến bộ khoa học vào ứng
dụng để tìm ra phương thức sản xuất phù hợp với địa phương và với điều kiện
của từng hộ để mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tích cực tham gia vào việc giữ
gìn, phát huy truyền thống của các làng nghề để tận dụng nguồn lao động
nhàn rỗi, tăng thêm thu nhập cho hộ.
Đối với ban tổ chức lãnh đạo của từng xã: Cần nâng cao trình độ quản
lý, các hoạt động phát triển thôn cần khuyến khích người dân tham gia cả trực
tiếp lẫn gián tiếp, đảm bảo tính dân chủ của người dân.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt
1. Bảo vệ môi trường để phát triển bền vững, Tạp chí Thông tin Môi trường 3
(1993).
2. Cục Môi trường, 1998. Hiện trạng môi trường Việt Nam và định hướng
trong thời gian tới, Tuyển tập Công nghệ môi trường, Hà Nội, 1998.
3. Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản hướng dẫn thi hành, NXB Chính
trị Quốc gia Hà Nội, 1997.
4. Niên giám thống kê huyện Kim Sơn năm 2011.
5. Nghị quyết 26 TW ngày 05/08/2008 của ban chấp hành Trung ương Đảng
khóa X “về nông nghiệp, nông dân, nông thôn”.
6. Tạp chí Khoa học Môi trường, Số ra ngày 02/01/2010.
7. Quyết định 491/2009/QĐ-TTg ngày 16/04/2009 của Thủ tướng chính phủ về
ban hành bộ tiêu chí Quốc gia nông thôn mới và thông tư số 54/2009/TT-
BNNPTNT, ngày 21/8/2009 của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn
hướng dẫn thực hiện bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới.
8. Quyết định số 800/QD-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng
Chính phủ. Những vấn đề cơ bản về xây dựng nông thôn mới UBND
huyện Kim sơn, 2012.
9. Quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới các xã trong huyện Kim Sơn,
tỉnh Ninh bình.
10. Hoàng Kim Cơ (2001), Kỹ thuật môi trường, NXB Khoa học kỹ thuật
11. Nguyễn Trung Dũng, Giáo trình Kinh tế Môi trường, NXB Xây dựng;
12. Vũ Thị Thanh Hương (2010) Báo các kết quả điều tra đánh giá tác động của
các chính sách đến công tác quản lý chất thải nông thôn tỉnh Nam Định
13. Nguyễn Xuân Nguyên (2004), Công nghệ xử lý rác thải và chất thải rắn
NXB Khoa học kỹ thuật.
14. Holger Rogall (2010), Kinh tế học bền vững, NXB Khoa học - kỹ thuật,
Hà Nội (do Nguyễn Trung Dũng dịch)
15. Nguyễn Bá Uân, Bài giảng quản lý dự án;
16. Nguyễn Bá Uân, Ngô Thị Thanh Vân, Giáo trình Kinh tế Thủy lợi, NXB
Xây dựng;
PHỤ LỤC
PHIỀU ĐIỀU TRA

Đánh giá tình hình bảo vệ môi trường trong xây dựng nông thôn mới ở
huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình
I. THÔNG TIN CHUNG
1. Họ và tên người được phỏng vấn: Nam/Nữ
2. Địa chỉ:
Xã/thị trấn:
3. Thông tin về hộ gia đình:
Quan hệ với
chủ hộ
Giới 0=Chủ hộ
Thu
Họ và Năm tính Dân Trình Nghề 1=Vợ/chồng
TT nhập
tên sinh 1=Nam tộc độ nghiệp 2=Con cái
chính
2=Nữ 3=Cha/mẹ
4=Anh em
5=Khác
1
2
3
4
5
6
7
8
4. Diện tích đất Đất ở: Chăn nuôi:
Vườn: Ruộng:
II. THÔNG TIN VỀ HIỆU QUẢ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG
XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
5. Hiện trạng nhà ở:
 Nhà kiên cố  Nhà tạm và nhà khác  Nhà bán
kiên cố
6. Nguồn nước sử dụng chính:
 Nước máy riêng  Giếng xây  Giếng khoan có  Nước mưa
bơm
 Nước máy công  Giếng đất  Nước sông có lọc
cộng
7. Gia đình có hố xí không?  Có  Không
Nếu có, thì có loại nào:
 Tự hoại, bán tự hoại  Thấm đội nước
 Hai ngăn
 Cầu cá  Khác
8. Tác động của xây dựng nông thôn mới đến môi trường?
 Tăng ô nhiễm môi trường  Tăng độ phì của đất
 Giảm ô nhiễm môi trường  Tăng mạch nước ngầm
 Không có tác động gì
9. Lý do gia đình tham gia làm đường giao thông thôn, xóm?
 Tiện cho đi lại vận chuyển
 Bảo vệ môi trường xung quanh
 Do yêu cầu của thôn
10. Năng lượng chính dùng cho đun nấu của hộ gia đình là gì?.......................
11. Gia đình có vay vốn từ ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng không? Nếu
có thì:
Tổng số tiền vay:………………………… Lãi suất:…………/tháng
Mục đích vay:…………………………………………………………………..
III. THÔNG TIN VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
12. Trồng trọt:
Tên Cây hàng năm Cây lâu năm
Diện Năng Lợi
TT cây Số vụ Thời gian Năm Năm thu
tích suất nhuận
trồng gieo trồng trồng hoạch
1
2
3
4
5
6

13. Chăn nuôi

TT Tên gia súc/gia cầm Số lượng Năng suất Lợi nhuận


1
2
3
4
5
6

You might also like