You are on page 1of 3

BÀI 17 : TÔI YÊU EM

-A.X.PUSKIN-
I/ TÌM HIỂU CHUNG
1/ Tác giả (1799 – 1837)
- Vị trí: là nhà thơ có công lao to lớn trong sự phát triển văn học Nga và thế giới, là
“Mặt trời của thi ca Nga”
- Cuộc đời ông gắn bó với số phận của nhân dân đất nước, dũng cảm đấu tranh
chống chế độ chuyên chế, độc đoán Nga hoàng
- Ông là một tài năng đa dạng, Ông viết nhiều thể loại với nhiều tác phẩm xuất sắc
Các tác phẩm của ông đã thể hiện tuyệt đẹp tâm hồn nhân dân Nga khao khát tự do
và tình yêu
Tình yêu là môt chủ đề, là nguồn cảm hứng lớn trong thơ Puskin, luôn thấm đượm
một tinh thần nhân văn cao cả
- Tác phẩm của ông được thể hiện một cách giản dị, chân thực tâm hồn Nga trong
sáng
- Tác phẩm tiêu biểu: Ép – ghê – nhi Ô – nhê – ghin (tiểu thuyết bằng thơ),
Bôrixgođunốp (kịch lịch sử), Kỵ sĩ đồng (trường ca), con đầm pích (truyện ngắn).
2/ Bài thơ: TÔI YÊU EM
a) Xuất xứ: là bài thơ tình nổi tiếng của Puskin, ra đời vào năm 1829
b) Hoàn cảnh sáng tác: Lúc ở Pêtechpua, năm 1828, Puskin ngỏ lời cầu hôn một
thiếu nữ đẹp tên Ôlênhia nhưng không được đáp lại. nên năm 1829 bài thơ ra đời
từ tình cảm chân thành của nhà thơ
II/ ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
1/ Nhận xét về đặc điểm nghệ thuật của bài thơ:
- Bài thơ được sắp xếp liền mạch 8 câu. Toàn bài gồm 2 câu thơ lớn. mội câu trình
bày ý rõ ràng
- Ngôn ngữ thơ giản dị, dễ hiểu, tinh tế…
2/ Bốn câu đầu: Tình yêu mãnh liệt
- Mở đầu bằng lời khẳng định 1 cách trực tiếp “Tôi yêu em” , nhân vật trữ tình đã
bộc lộ tình yêu mãnh liệt:
- Sắc thái tình yêu gợi sự mâu thuẫn trong tâm hồn nhân vật trữ tình:
+ Câu 1 và 2: (Tình cảm) Tình yêu âm thầm dai dẳng
+ Câu 3 và 4: (ý trí) sự trân trọng người yêu – Không để em bận lòng
Mâu thuẫn giữa trật tự logic, giữa lý trí và tình cảm. Bộc lộ sự day dứt, trăn trở
trong lòng nhân vật trữ tình: giữa tình cảm dành cho em vân như ngọn lửa âm ỉ
rong lòng nhưng không muốn em phải bâng khuâng buồn lòng
*- Cụm từ “tôi yêu em “đã diễn tả chính xác mối quan hệ vừa gần vừa xa => Gợi
tình cảm đơn phương dang dở trong mối quan hệ giữa nhân vật trữ tình và nhân vật
“em”
3/ Bốn câu cuối: tình yêu nhân hậu và cao thương
- Điệp ngữ “Tôi yêu em” được lặp lại mở đầu đoạn thơ để nhấn mạnh và khẳng
định tình yêu
- Trạng thái tình yêu được bộc lộ cụ thể:
+ Âm thầm không hy vọng
+ Lúc rụt rẻ, khi hậm hực lòng ghen
+ Chân thành đằm thắm
Đó là tình yêu đơn phương, tình yêu cháy bỏng mãnh liệt, tình yêu chân thành nên
trong tâm hồn mang nổi đau khổ tuyệt vọng và bị dằn vặt giữa “yêu – ghen”, giữa
“lí trí và tình cảm”
Câu cuối: nhân vật trữ tình mong ước cho người yêu được hạnh phúc
=> Câu thơ như một lời chúc cũng là lời bày tỏ thái độ: quyết định rút lui nhưng
cũng làm tăng thêm ý khẳng định: Tình yêu đích thực của nhân vật trữ tình là luôn
chân thành, đằm thắm và cao thượng
III/ GIÁ TRỊ NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT
Tôi yêu em thấm đượm nỗi buồn của mối tình vô vọng, nhưng là nỗi buồn trong
sáng của một tâm hồn yêu đương chân thành, mãnh liệt, nhân hậu, vị tha. Lời giãi
bày yêu của Pu-skin được thể hiện qua ngôn từ giản dị và tinh tế.

CHUYÊN ĐỀ 3: NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ


ĐỀ: Cảm nhận của anh (chị) về bài thơ “Từ ấy” của Tố Hữu để thấy rõ niềm
vui sướng, say mê mãnh liệt của nhà thơ trong buổi đầu gặp gỡ lý tưởng cộng
sản.
I-Mở bài:
- Giới thiệu tác giả Tố Hữu, nêu được ND chính của bài thơ: Ghi nhận kỉ niệm
đáng nhớ với những cảm xúc, suy tư chân thật; đánh dấu một bước ngoặt quan
trọng trong cuộc đời cách mạng và đời thơ Tố Hữu khi gặp lý tưởng của Đảng.
II-Thân bài:
- Phân tích niềm vui lớn khi nhà thơ được giác ngộ lý tưởng cách mạng trong
khổ thơ thứ nhất
+ Dùng hình ảnh “nắng hạ” và “mặt trời chân lí” → Nhấn mạnh niềm vui sướng
trào dâng của khoảnh khắc nhà thơ được đón nhận lí tưởng cộng sản.
+ Sử dụng các động từ mạnh“bừng” “chói”: → Khẳng định lí tưởng cộng sản như
một nguồn sáng mới làm bừng sáng cả trí tuệ và tâm hồn nhà thơ.
+ Hình ảnh so sánh, ẩn dụ đã diễn tả tâm hồn nhà thơ khi được đón nhận lí tưởng
cộng sản tràn đầy sức sống và hương sắc.
- Phân tích rõ những nhận thức mới về lẽ sống ở khổ thơ thứ hai
+ Từ ngữ đặc sắc “buộc” “trang trải” “gần gũi”
+ Hình ảnh ẩn dụ “ khối đời”, điệp từ “để”
→ Diễn tả nhận thức mới về lẽ sống của Tố Hữu: hài hòa giữa riêng - chung, cá
nhân - cộng đồng, đoàn kết gắn bó, tạo ra sức mạnh trong cuộc đấu tranh cách
mạng.
- Phân tích sự chuyển biến mãnh mẽ về tình cảm ở khổ thơ thứ 3.
+ Lặp cấu trúc “Tôi đã là...” → Khẳng định ý thức tự giác, chắc chắn, vững vàng
của tác giả.
+ Điệp từ, số từ ước lệ, từ ngữ biểu cảm → Khẳng định tình cảm đầm ấm, thân
thiết, ruột thịt. Tấm lòng đồng cảm, xót thương tới những kiếp người đau khổ, bất
hạnh, những con người lao động vất vả của nhà thơ.
- Đánh giá lại nội dung và nghệ thuật
III-Kết bài: Khái quát lại bài thơ

You might also like