You are on page 1of 4

Bài Kiểm Tra

Môn học Lịch Sử Đảng Cộng sản Việt Nam

Họ và tên : Nguyễn Hà Mỹ Linh


MSV : 220000622

Đề bài : Phân tích quá trình đảng giải quyết mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ dân tộc
và dân chủ của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn 1945-1954.

Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng là một hệ thống quan điểm,
chủ trương, chính sách về mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp của cách
mạng Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, giành độc lập dân tộc. Những
quan điểm, chủ trương, chính sách đó gắn liền với hoàn cảnh lịch sử cụ thể của đất
nước ta lúc bấy giờ. Đó là đứng trước những thuận lợi và vô vàng những khó khăn .
Trước tình hình đó Đảng đã đề ra đường lối kháng chiến hay còn gọi là Đường lối
kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của Đảng (1945-1954) cho toàn dân với
những nội dung cơ bản, đúng đắn, sáng tạo phù hợp với tình hình nước ta lúc bấy giờ ,
kế thừa được kinh nghiệm của tổ tiên, đúng với nguyên lí về chiến tranh cách mạng
của Chủ nghĩa Mác-Lênin. Chính vì thế đã đưa cuộc kháng chiến của dân tộc ta nhanh
chóng đi vào ổn định và phát triển đúng hướng và từng bước đi đến thắng lợi. Đồng
thời, chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu rõ mối liên hệ biện chứng giữa đấu tranh giải
phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Tư tưởng này là cơ sở quá độ từ cách
mạng dân tộc dân chủ nhân dân lên cách mạng xã hội chủ nghĩa. Chính cách mạng xã
hội chủ nghĩa đã kế thừa, khẳng định và bảo đảm vững chắc thành quả của cuộc cách
mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Sự phát triển này là quy luật tất yếu của lịch sử. Các
giai đoạn của tiến trình cách mạng là những bước đi không thể tách rời nhau dù mỗi
giai đoạn có những mục tiêu cụ thể riêng. Quá trình phát triển nhận thức của Đảng và
thực tiễn cách mạng nước ta là minh chứng lịch sử cho mối liên hệ biện chứng trên.

Đầu tiên là Chủ trương Xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng ( 1945 - 1946 ).
Hoàn cảnh nước ta sau Cách mạng tháng Tám có  những thuận lợi cơ bản : Hình thành
phe xã hội chủ nghĩa do Liên Xô đứng đầu, phong trào giải phóng dân tộc ngày càng
phát triển, phong trào dân chủ và hòa bình ở các nước tư bản phát triển cũng phát triển
tạo thành dòng thác cách mạng , chính quyền nhân dân trong nước được thành lập, lực
lượng vũ trang nhân dân ngày càng tăng cường, toàn thể nhân dân ủng hộ chính
quyền.
Bên cạnh đó có những khó khăn nghiêm trọng :  Hậu quả do chế độ để lại ( giặc đói
giặc dốt ), ngân quỹ quốc gia trống rỗng, kinh nghiệm quản lý nhà nước của cán bộ
còn kém, nền độc lập của dân tộc chưa được quốc gia nào trên thế giới công nhận và
đặt quan hệ ngoại giao, được sự hậu thuẫn của Anh , Pháp đã đánh chiếm Sài Gòn
nhằm tách Nam Bộ ra khỏi Việt Nam.
Chủ trương kháng chiến chính quốc của Đảng
 25/11/1945 , Ban chấp hành trung ương Đảng ra chỉ thị về " Kháng chiến kiến
quốc " 
 Về chủ đạo chiến lược : nêu cao mục tiêu " dân tộc giải phóng " , bảo vệ độc
lập dân tộc, với khẩu hiệu " dân tộc là trên hết, tổ quốc trên hết "
 Về xác định kẻ thù : Kẻ thù chính của dân tộc là thực dân Pháp. Do vậy chủ
trương mở rộng mặt trận Việt minh để thu hút mọi tầng lớp nhân dân chống
Pháp
 Về phương hướng, nhiệm vụ
+ 4 nhiệm vụ chủ yếu : củng cố chính quyền, chống thực dân Pháp, bài trừ nội phản,
diệt giặc đói giặc dốt, cải thiện đời sống nhân dân
+ Phương hướng : kiên trì theo nguyên tắc " thêm bạn bớt thù " nên đưa ra khẩu hiệu 
" Hoa Việt thân thiện " đối với quân đội của Tưởng Giới Thạch. Nhân nhượng Pháp
về mặt kinh tế nhưng độc lập về mặt chính trị
Kết quả 
 Về chính trị xã hội : xây dựng được nền móng cho xã hội mới, chế độ dân chủ
nhân dân với đầy đủ các yếu tố cấu thành cần thiết. Quốc hội, Hội đồng nhân
dân được thành lập thông qua phổ thông bầu cử . Hiến pháp được Quốc hội
thông qua và ban hành. Bộ máy chính quyền với các cơ quan tư pháp toà án,
các công cụ chuyên chính như vệ quốc đoàn công an nhân dân được thiết lập và
tăng cường. Các đoàn thể nhân dân như mặt trận Việt minh, Hội liên hiệp quốc
dân Việt Nam,.. được xây dựng và mở rộng. Đảng dân chủ Việt Nam Đảng xả
hội Việt Nam được thành lập
 Về kinh tế, văn hoá : phát động phong trào gia tăng sản xuất, cứu đói, xoá bỏ
các thứ thuế vô lý của chế độ cũ ra sắc lệnh giảm tô, xây dựng ngân quỹ quốc
gia. Các lĩnh vực sản xuất được hồi phục. Cuối năm 1945 nạn đói cơ bản được
đẩy lùi, năm 1946 đời sống nhân dân ổn định và cải thiện. Phát hành tiền Việt
Nam. Mở lại trường lớp, phong trào bình dân học vụ được thực hiện sôi nổi
 Về bảo vệ chính quyền cách mạng : 
+ Khi Pháp nổ súng đánh chiếm Nam Bộ , Đảng đã tổ chức nhân dân đứng lên kháng
chiến, ngăn không cho Pháp tiến ra Trung Bộ
+ Bằng biện pháp hoà hoãn rồi sau đó dàn xếp với Pháp để đuổi quân đội Tưởng Giới
Thạch về nước. Hiệp định sơ bộ 6/3/1946 cuộc đàm phán ở Đà Lạt và Phông ten nơ
blo , tạm ước 14/9/1946 đã tạo điều kiện cho ta có thêm thời gian để chuẩn bị cho
cuộc chiến mới
Ý nghĩa
 Bảo vệ được nền độc lập dân tộc, giữ vững chính quyền cách mạng
 Xây dựng được nền móng đầu tiên cho một chế độ xã hội mới chế độ Việt Nam
dân chủ cộng hoà
 Chuẩn bị những điều kiện trực tiếp, cần thiết cho cuộc kháng chiến toàn quốc
sau đó

Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954) của Đảng được hình thành,
bổ sung, hoàn chỉnh qua thực tiễn. Trung ương Đảng và Hồ Chí Minh đã chỉ đạo kết
hợp đấu tranh quân sự, chính trị với ngoại giao để làm thất bại âm mưu của Pháp định
tách Nam Bộ ra khỏi Việt Nam.
Thường vụ Trung ương Đảng mở Hội nghị Quân sự toàn quốc lần thứ nhất diễn ra vào
ngày 19-10-1946 do Tổng Bí thư Trường Chinh chủ trì. Hội nghị đề ra nhận định
“Không sớm thì muộn, Pháp sẽ đánh mình và mình cũng nhất định phải đánh Pháp”.
Cũng tại hội nghị Đảng ta đã đề ra những biện Pháp, chủ trương cụ thể cả về tổ chức
và tư tưởng. Hồ Chí Minh đã nêu lên chỉ thị Công việc khẩn cấp bây giờ (5-11-1946)
những việc có tầm toàn cục khi bước vào cuộc kháng chiến toàn cục và khẳng định
lòng tin vào thắng lợi cuối cùng.
– Đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng được thể hiện trong các văn kiện: 
+ Chỉ thị “Toàn dân kháng chiến” của Ban Thường vụ Trung ương Đảng
(12/12/1946).
+ Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chí Minh (19/12/1946).
+ Tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi của Tổng Bí thư Trường Chinh (9/1947).
Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp 46-54
– Nội dung của đường lối kháng chiến là: Kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì,
tự lực cánh sinh và tranh thủ sự giúp đỡ của quốc tế.
– Mục đích kháng chiến: kế tục và phát triển sự nghiệp Cách mạng Tháng Tám,
“đánh phản động thực dân Pháp xâm lược; giành thống nhất và độc lập”.
– Tính chất kháng chiến: trường kì kháng chiến, toàn diện kháng chiến.
– Nhiệm vụ kháng chiến: “Cuộc kháng chiến này chính là một cuộc chiến tranh cách
mạng có tính chất dân tộc độc lập và dân chủ tự do…nhằm hoàn thành nhiệm vụ giải
phóng dân tộc và phát triển dân chủ mới”.
– Phương châm tiến hành kháng chiến: tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân, thực
hiện kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính.
+ Kháng chiến toàn dân: “Bất kì đàn ông, đàn bà không chia tôn giáo, đảng phái, dân
tộc, bất kì người già, người trẻ. Hễ là người Việt Nam phải đứng lên đánh thực dân
Pháp”, thực hiện mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi làng xóm là một pháo đài.
+ Kháng chiến toàn diện: đánh địch về mọi mặt chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa,
ngoại giao. Trong đó:
Về chính trị: thực hiện đoàn kết toàn dân, tăng cường xây dựng Đảng, chính
quyền, các đoàn thể nhân dân; đoàn kết với Miên, Lào và các dân tộc yêu chuộng tự
do, hòa bình.
Về quân sự: thực hiện vũ trang toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, tiêu
diệt địch, giải phóng nhân dân và đất đai, thực hiện du kích chiến tiến lên vận động
chiến, đánh chính quy, là “triệt để dùng du kích, vận động chiến. Bảo toàn thực lực,
kháng chiến lâu dài… vừa đánh vừa võ trang thêm; vừa đánh vừa đào tạo thêm cán
bộ”.
Về kinh tế: tiêu thổ kháng chiến, xây dựng kinh tế tự cấp, tập trung phát triển nền
nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp và công nghiệp quốc phòng.
Về văn hóa: xóa bỏ văn hóa thực dân phong kiến, xây dựng nền văn hóa dân chủ
theo ba nguyên tắc: dân tộc, khoa học, đại chúng.
Về ngoại giao: thực hiện thêm bạn, bớt thù, biểu dương thực lực. “Liên hiệp với
dân tộc Pháp, chống phản động thực dân Pháp”, sẵn sàng đàm phán nếu Pháp công
nhận Việt Nam độc lập,…
+ Kháng chiến lâu dài (trường kì): là để chống âm mưu đánh nhanh, thắng nhanh
của Pháp, để có thời gian phát huy yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” của ta, chuyển
hóa tương quan lực lượng từ chỗ ta yếu hơn địch đến chỗ ta mạnh hơn địch, đánh
thắng địch.
+ Dựa vào sức mình là chính: “phải tự cấp, tự túc về mọi mặt”, vì ta bị bao vây bốn
phía.  Khi nào có điều kiện ta sẽ tranh thủ sự giúp đỡ của các nước, song lúc đó cũng
không được ỷ lại.
+ Triển vọng kháng chiến: mặc dù lâu dài, gian khổ, khó khăn song nhất định thắng
lợi.

Bước vào thời kỳ mới, đất nước đứng trước những thuận lợi, thời cơ, nhưng đồng thời
cũng có không ít khó khăn, thách thức. Bài học về nắm bắt thời cơ và vận dụng sáng
tạo thời cơ của Cách mạng Tháng Tám năm xưa vẫn không ngừng được phát huy, tỏa
sáng, trở thành điểm tựa tinh thần vững chắc để nhân dân ta vượt qua muôn vàn khó
khăn, thử thách.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, từ một nước trước Đổi mới còn khủng hoảng, trì trệ, lưu
thông phân phối ách tắc, rối ren; hàng hóa, vật phẩm tiêu dùng khan hiếm; đời sống
các tầng lớp nhân dân gặp nhiều khó khăn; sau Đổi mới, đã thành một Việt Nam năng
động, phát triển, chuyển đổi thành công sang mô hình và cơ chế quản lý kinh tế mới,
có mức tăng trưởng kinh tế cao liên tục trong nhiều năm; vị thế, uy tín, quan hệ ngoại
giao của Việt Nam ngày càng rộng mở và nâng cao, được đánh giá là quốc gia có môi
trường chính trị ổn định, an ninh và an toàn, là địa chỉ tin cậy cho các nhà đầu tư quốc
tế.

You might also like