You are on page 1of 2

Câu 1: Đặc điểm địa hình vùng núi Trường Sơn Bắc là

A. có bốn cánh cung lớn chụm đầu ở Tam Đảo. B. ba dải địa hình hướng đông bắc – tây nam.
C. gồm các dãy núi song song và so le nhau. D. nhiều bề mặt cao nguyên khá bằng phẳng.
Câu 2: Phát biểu nào sau đây đúng về đặc điểm của thềm lục địa nước ta?
A. Là vùng biển rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở.
B. Được coi như một bộ phận lãnh thổ trên đất liền.
C. Nhà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế.
D. Là phần ngầm dưới biển và lòng đất dưới đáy biển.
Câu 3: Vị trí địa lí đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta là mang tính chất
A. ôn đới ẩm gió mùa. B. cận xích đạo gió mùa.
C. nhiệt đới ẩm gió mùa. D. cận nhiệt đới gió mùa.
Câu 4: Ý nào sau đây không chính xác khi nói về đặc điểm vị trí địa lí của nước ta?
A. Nước ta có chung đường biên giới với 3 nước, chung biển Đông với 8 nước.
B. Hệ tọa độ địa lí nước ta từ 8034’B - 23023’B và 102009’Đ - 109024’Đ.
C. Nằm ở rìa Đông bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.
D. Kinh tuyến 1050Đ chạy qua lãnh thổ nước ta nên nước ta thuộc múi giờ số 7.
Câu 5: Đặc điểm chung của đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long là
A. được thành tạo và phát triển do phù sa sông bồi tụ.
B. gồm các khu ruộng cao bạc màu và ô trũng ngập nước.
C. gần 2/3 diện tích đồng bằng là đất phèn và đất mặn.
D. cao ở rìa phía tây và tây bắc, thấp dần về Đông Nam.
Câu 6: Nét nổi bật của địa hình vùng núi Tây Bắc là
A. có các dãy núi cao và đồ sộ nhất nước ta. B. có sự bất đối xứng giữa 2 sườn đông - tây.
C. bốn cánh cung lớn chụm lại ở Tam Đảo. D. gồm các khối núi và cao nguyên ba dan.
Câu 7: Đặc điểm nổi bật của địa hình đồi trung du là
A. có các bậc thềm phù sa cổ và bề mặt phủ badan.
B. thềm phù sa cổ bị chia cắt do tác động dòng chảy.
C. cao ở rìa phía tây và tây bắc, thấp dần ra biển.
D. bề mặt địa hình thường phân chia làm ba dải.
Câu 8: Hướng vòng cung của địa hình nước ta được thể hiện chủ yếu ở vùng núi.
A. Đông Bắc và Tây Bắc. B. Tây Bắc và Trường Sơn Bắc.
C. Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam. D. Đông Bắc và Trường Sơn Nam.
Câu 9: Đặc điểm nào sau đây không đúng với cấu trúc địa hình Việt Nam?
A. Cấu trúc cổ được vận động Tân kiến tạo làm trẻ lại.
B. Địa hình có sự phân bậc theo độ cao rất rõ rệt.
C. Địa hình thấp dần từ tây bắc xuống đông nam.
D. Địa hình núi cao từ 2000m chiếm diện tích lớn.
Câu 10: Đặc điểm nào sau đây chứng tỏ thiên nhiên nước ta khác hẳn với các nước có cùng vĩ độ ở Tây
Nam Á và Bắc Phi?
A. Thảm thực vật bốn mùa xanh tốt, giàu sức sống.
B. Tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng.
C. Có nhiều thiên tai bất thường, khó phòng tránh.
D. Thiên nhiên phân hóa đa dạng giữa các miền.
Câu 11: Nước Việt Nam nằm ở
A. gần trung tâm khu vực Đông Nam Á. B. khu vực ôn đới của bán cầu Bắc.
C. khu vực cận nhiệt đới bán cầu Bắc. D. rìa phía đông của Thái Bình Dương.
Câu 12: Địa hình nước ta có hai hướng chính là
A. đông bắc – tây nam và vòng cung. B. đông nam – tây bắc và vòng cung.
C. tây bắc – đông nam và vòng cung. D. tây nam – đông bắc và vòng cung.
Câu 13: Phát biểu nào sau đây không đúng với địa hình Việt Nam?
A. Địa hình của vùng nhiệt đới khô hạn. B. Chịu tác động mạnh của con người.
C. Phần lớn là địa hình đồi núi thấp. D. Cấu trúc địa hình khá đa dạng.
Câu 14: Phần lớn biên giới nước ta nằm ở
A. đồng bằng. B. ven biển. C. trung du. D. miền núi.
Câu 15: Biểu hiện của địa hình nhiệt đới ẩm gió mùa của nước ta là
A. ở miền núi có độ dốc lớn. B. có nhiều đồng bằng rộng.
Trang 1/2 - Mã đề thi 721
C. có nhiều cao nguyên đá vôi. D. xâm thực và bồi tụ phổ biến.
Câu 16: Nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới ở bán cầu Bắc nên có
A. lượng mưa rất lớn. B. độ ẩm không khí cao.
C. nền nhiệt độ cao. D. chia hai mùa rõ rệt.
Câu 17: Điểm cực Tây của Việt Nam thuộc tỉnh
A. Điện Biên. B. Lai Châu. C. Hà Giang. D. Sơn La.
Câu 18: Phát biểu nào sau đây không đúng với đặc điểm địa hình vùng núi Đông Bắc?
A. nằm ở phía đông thung lũng sông Hồng. B. hướng nghiêng chung Đông Bắc – Tây Nam.
C. địa hình núi thấp chiếm phần lớn diện tích. D. gồm 4 cánh cung lớn chụm lại ở Tam Đảo.
Câu 19: Vùng núi Đông Bắc nằm ở
A. giữa sông Hồng và sông Cả. B. phía đông thung lũng sông Hồng.
C. phía nam sông Cả đến 160B. D. từ dãy Bạch Mã đến 100B.
Câu 20: Tác động của vị trí địa lí đến khí hậu nước ta không phải là?
A. Khí hậu mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. B. Khí hậu chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển.
C. Khí hậu đồng nhất giữa các vùng lãnh thổ. D. Khí hậu có sự phân hóa theo chiều bắc – nam.
Câu 21: Nằm chuyển tiếp giữa miền núi với vùng đồng bằng là
A. sơn nguyên. B. cao nguyên. C. bán bình nguyên. D. đồi núi thấp.
Câu 22: Vùng biển nào sau đây được xem như bộ phận lãnh thổ trên đất liền?
A. Tiếp giáp lãnh hải. B. Nội thủy.
C. Lãnh hải. D. Đặc quyền kinh tế.
Câu 23: Căn cứ để xác định chiều rộng và giới hạn phạm vi của lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng
đặc quyền kinh tế, thềm lục địa là
A. đường cơ sở. B. các đảo ven bờ. C. biên giới trên biển. D. đường đẳng sâu.
Câu 24: Vị trí địa lí của Việt Nam tiếp giáp với đại dương nào sau đây?
A. Đại Tây Dương. B. Bắc Băng Dương. C. Ấn Độ Dương. D. Thái Bình Dương.
Câu 25: Do biển đóng vai trò chủ yếu trong sự hình thành đồng bằng ven biển miền Trung nên
A. đồng bằng phần nhiều là hẹp ngang.
B. đất thường nghèo, nhiều cát, ít phù sa sông.
C. bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ.
D. một số đồng bằng mở rộng ở các cửa sông lớn.
Câu 26: Điểm nào sau đây không đúng với dải đồng bằng ven biển miền Trung ?
A. Bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ.
B. Đất thường nghèo, nhiều cát, ít phù sa sông.
C. Từ tây sang đông thường có 3 dải địa hình
D. Diện tích đồng bằng lớn, mở rộng về phía biển.
Câu 27: Ở đồng bằng sông Hồng, do có hệ thống đê ven sông ngăn lũ nên
A. trong đê được bồi đắp phù sa. B. ngoài đê không được bồi phù sa.
C. có các khu ruộng cao bạc màu. D. được bồi tụ phù sa hàng năm.
Câu 28: Dạng địa hình nào sau đây ở nước ta chiếm diện tích chủ yếu?
A. Đồi núi thấp và núi cao. B. Đồng bằng và đồi núi thấp.
C. Sơn nguyên và cao nguyên. D. Đồng bằng và cao nguyên.

Trang 2/2 - Mã đề thi 721

You might also like