You are on page 1of 4

BÀI 19

PHONG TRÀO CÁC MẠNG 1930 – 1935

I/ VIỆT NAM TRONG THỜI KÌ KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI (1929-1933)
Câu 1: Tình hình Việt Nam trong thời kì khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 -1933.
- Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 từ các nước TBCN đã lan sang các nước thuộc
địa trong đó có Việt Nam.
o Nông nghiệp giá lúa gạo giảm sút, ruộng đất bỏ hoang . . .
o Công nghiệp các nhà máy xí nghiệp phải đóng cửa . . .
o Thương nghiệp bị đình đốn , hàng hóa tiêu dùng khan hiếm đắt đỏ . . .
- Đời sống các tầng lớp nhân dân trở nên điêu đứng, cực khổ. Nông dân bị bần cùng hóa, công
nhân bị thất nghiệp, người đi làm thì tiền lương bị cắt giảm. Tiểu tư sản, viên chức, thợ thủ công
bị thất nghiệp, phá sản. Ngay cà tư sản, địa chủ cũng điêu đứng do cuộc khủng hoảng.
- Hai mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam tiếp tục gay gắt (mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam
với thực dân Pháp; mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến, trong đó, mâu thuẫn chủ
yếu là giữa dân tộc Việt Nam với đế quốc tay sai)
- Ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng, thực dân Pháp tăng cường khủng bố, càng làm cho
mâu thuẫn xã hội thêm gay gắt. Đó là nguyên nhân đưa đến sự bùng nổ phong trào cách mạng
1930 – 1931.

II/ PHONG TRÀO CÁC MẠNG 1930-1931 VỚI ĐỈNH CAO XÔ VIẾT NGHỆ-TĨNH
Câu 2: Trình bày khái quát điễn biến, kết quả, ý nghĩa của phong trào cách mạng 1930 – 1931.
- Từ 1929, phong trào đấu tranh của quần chúng bùng lên mạnh mẽ trên cả nước (Bắc-Trung -
Nam) và đến năm 1930 – 1931 phát triển tới đỉnh cao với Xô Viết Nghệ - Tĩnh.
- Tháng 2/1930, bãi công của 3000 công nhân đồn điền Phú Riềng.
- Tháng 4/1930, bãi công của công nhân nhà máy sợi Nam Định, nhà máy cưa Bến Thủy, nhà máy
xi măng Hải Phòng . . . Cờ đỏ búa liềm xuất hiện tại Hà Nội.
- Đặc biệt, ngày 1/5/1930, lần đầu công nhân và nhân dân Đông Dương đoàn kết với vô sản thế
giới: khắp nơi xuất hiện nhiều truyền đơn, cờ Đảng, mít tinh, bãi công, biểu tình . . . Các cuộc
đấu tranh của công nhân, của nông dân nổ ra.

 Phong trào đạt đến đỉnh cao, sôi nổi nhất là ở Nghệ An và Hà Tĩnh
- Tháng 9/1930, phong trào công - nôngphát triển đến đỉnh cao.
- Khẩu hiệu đấu tranh chính trị kết hợp khẩu hiệu kinh tế.
- Các cuộc đấu tranh diễn ra quyết liệt, quần chúng biểu tình có vũ trang tự vệ, tấn công vào chính
quyền địch ở địa phương. Điển hình nông dân ở các huyện Nam Đàn, Thanh Chương, Can Lộc,
Đô Lương đã biểu tình vũ trang kéo đến các huyện lị, đưa yêu sách, đập phá các công sở, nhà lao
. . . làm tê liệt, tan rã từng mảng chính quyền địch ở địa phương.
- Các ban Chấp hành nông hội xã đã đứng ra quản lý mọi mặt đời sống chính trị - xã hội theo hình
thức Xô Viết  Lần đầu tiên nhân dân ta thực sự nắm chính quyền ở một số huyện thuộc hai tỉnh
Nghệ An và Hà Tĩnh.
 Chính quyền cách mạng đã trấn áp bọn phản cách mạng, thực hiện các quyền tự do dân chủ, chia
lại ruộng đất công cho nông dân, bài trừ mê tín dị đoan, lập các tổ chức quần chúng . . . Đây
thực sự là một chính quyền của dân, do dân, vì dân
- Trước tình hình đó, thực dân Pháp đưa binh lính về đóng nhiều nơi ở Nghệ An và Hà Tĩnh tiến
hành khủng bố, kết hợp các thủ đoạn mua chuộc, chia rẽ. Vì thế, từ nửa sau 1931, phong trào tạm
lắng xuống.
 Ý nghĩa
- Tuy tồn tại trong một thời gian ngắn nhưng phong trào Xô Viết Nghệ - Tĩnh đã chứng tỏ tinh
thần oanh liệt và năng lực cách mạng của nhân dân lao động Việt Nam.
- Phong trào Xô Viết Nghệ - Tĩnh khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng, chưng tỏ đường lối của
Đảng đúng đắn, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân “Độc lập dân tộc” và “Ruộng đất cho dân
cày”
- Xây dựng được khối liên minh công - nông được hình thành.
- Để lại nhiều bài học kinh nghiệm (bài học về xây dựng chính quyền, về xây dựng khối liên minh
công – nông)
- Đây là cuộc tập dượt đầu tiên cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này.

BÀI 20

. CUỘC VẬN ĐỘNG DÂN CHỦ 1936 – 1939

I/TÌNH HÌNH THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC.


Câu 1: Nêu những nét chính về tình hình thế giới và trong nước 1936 – 1939.
- Do hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933, chủ nghĩa phát xít ra đời ở một
số nước, đe dọa nền dân chủ hòa bình thế giới.
- Đại hội Quốc tế Cộng sản tháng 7/1935, đã:
+ Xác định kẻ thù trước mắt là chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh.
+ Chủ trương thành lập mặt trận nhân dân chống phát xít, chống chiến tranh.
- Ở Pháp, Mặt trận Nhân dân giành thắng lợi 1936, thực hiện một số chính sách tiến bộ cho cả
thuộc địa.
- Ở Việt Nam, hậu quả kéo dài của cuộc khủng hoảng 1929 – 1933 đã tác động sâu sắc đến các
tầng lớp nhân dân Việt Nam, đời sống nhiều khó khăn . . .Trong khi đó bọn cầm quyền ở Đông
Dương vẫn bóc lột, vơ vét, khủng bố phong trào đấu tranh của nhân dân.

II/ MẶT TRẬN DÂN CHỦ ĐÔNG DƯƠNG


VÀ PHONG TRÀO ĐẤU TRANH ĐÒI TỰ DO, DÂN CHỦ

Câu 2: Sự chuẩn bị của Đảng trong thời kì 1936 – 1939.


* Hội nghị Trung ương lần I (7/1936) của Đảng cộng sản Đông Dương đã:
- Nhận định kẻ thù trước mắt của nhân dân là bọn phản động Pháp và tay sai.
- Nhiệm vụ trước mắt là “chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc, đòi tự do, dân chủ, cơm áo
và hòa bình”
- Đảng chủ trương thành lập Mặt Trận dân chủ Đông Dương vào 1936
- Phương pháp đấu tranh: đấu tranh hợp pháp và nửa hợp pháp, công khai và nửa công khai.
*Diễn biến:
- Giữa 1936, phong trào Đông Dương đại hội.
- Tổng bãi công của công nhân công ty than Hòn Gai(1936) và bãi công của công nhân xe lửa
Trường Thi – Vinh(1937).
- Cuộc mít tinh 1/5/1938 tại khu Đấu Xảo Hà Nội với 2,5 vạn người tham gia
- Phong trào báo chí: Giới thiệu chủ nghĩa Mác-Lênin và tuyên truyền chính sách của Đảng
- Nhận xét: là phong trào quần chúng rộng rãi, thu hút đông đảo nhân dân cùng tham gia (từ nông
thôn đến thành thị) hình thức đấu tranh phong phú với mục đích tự do dân chủ.
*Ý nghĩa và bài học kinh nghiệm của phong trào 1936-1939.
- Trình độ giác ngộ của nhân dân được nâng cao.
- Đảng Cộng sản Đông Dương trưởng thành nhanh chóng, cơ sở và ảnh hưởng của Đảng được mở
rộng. Một đội ngũ cán bộ được đào tạo và trưởng thành trong đấu tranh.
- Phong trào để lại nhiều bài học quý báu về:
+ Xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất.
+ Tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh
+ Những bài học về hình thức đấu tranh và khẩu hiệu đấu tranh. . .
- Phong trào được coi là cuộc tập dượt, chuẩn bị lần thứ hai cho tổng khởi nghỉa tháng Tám 1945.

Câu 4: So sánh phong trào dân chủ 1936-1939 với phong trào 1930-1931, rút ra nhận xét.

Nội dung so sánh Phong trào cách mạng 1930-1931 Phong trào dân chủ 1936-1939
Mục tiêu đấu tranh Chống đế quốc, giành độc lập dân tộc. Chống phát xít, chống chiến tranh đế
Chống phong kiến giành ruộng đất quốc, chống phản động thuộc địa và tay
cho dân cày. sai, đòi tự do, dân chủ, cơm áo và hòa
bình.
Lực lượng tham gia Công nhân, nông dân Công nhân, nông dân và các tầng lớp
nhân dân khác.
Hình thức đấu tranh Mít tinh, biểu tình, khởi nghĩa vũ Bãi công, bãi thị, bãi khóa, mít tinh, biểu
trang giành chính quyền. tình, công khai và bí mật, hợp pháp và
bất hợp pháp.
Quy mô phong trào Chủ yếu ở Nghệ an và Hà Tĩnh Khắp toàn quốc, kéo dài suốt ba năm
mới chấm dứt.
Kết quả, ý nghĩa - Giáng một đòn mạnh mạnh vào - Pháp nhượng bộ một số yêu sách
đế quốc và phong kiến tay sai. của nhân dân dân về dân sinh, dân
- Thành lập ra các Xô viết. chủ.
- Khẳng định đường lối đúng đắn - Quần chúng nhân nhân dân được
của đảng, quyền lãnh đạo của giác ngộ về chính trị, trở thành
giai cấp công nhân đối với cách lực lượng chính trị hùng hậu.
mạng Đông Dương. - Các bộ cách mạng được rèn luyện
- Từ phong trào, khối liên minh và ngày càng trưởng thành.
công nông được hình thành. - Đảng tích lũy được nhiều bài học
- Được coi là cuộc tập dượt cho kinh nghiệm.
cách mạng tháng Tám 1945 - Được coi là cuộc tập dượt, chuẩn
bị lần thứ hai cho tổng khởi nghỉa
tháng Tám 1945
 Ý nghĩa và bài học kinh nghiệm của phong trào 1936-1939.
- Trình độ giác ngộ của nhân dân được nâng cao.
- Đảng Cộng sản Đông Dương trưởng thành nhanh chóng, cơ sở và ảnh hưởng của Đảng được mở
rộng. Một đội ngũ cán bộ được đào tạo và trưởng thành trong đấu tranh.
- Phong trào để lại nhiều bài học quý báu về:
o Xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất.
o Tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh
o Những bài học về hình thức đấu tranh và khẩu hiệu đấu tranh. . .
- Phong trào được coi là cuộc tập dượt, chuẩn bị lần thứ hai cho tổng khởi nghỉa tháng Tám 1945.

Câu hỏi: Bằng những sự kiện lịch sử điển hình từ 1930 – 1945, hãy làm rõ công lao của
Nguyễn Ái Quốc đối với mạng Việt Nam cách.( Sáng lập ra ĐCSVN. Trực tiếp lãnh đạo chuẩn
bị CMT8/1945. Linh hồn của Tổng khởi nghĩa tháng Tám)
______________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________
_______________________________________________________________________-_____
______________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________
_____________________________________________________________________________

You might also like