You are on page 1of 3

Họ và tên : Neáng Srây Hane

MSSV : 2173401151664

Lớp : 212_71ECON20033_06

CHƯƠNG 1

Câu 1: Giải thích vì sao sản lượng tiềm năng (Yp) có khuynh hướng tăng
theo thời gian. Và tại sao các nhà kinh tế cho rằng Yp là mức sản lượng cao
nhất của một quốc gia mà không đưa nền kinh tế vào tình trạng lạm phát
cao?

- Sản lượng tiềm năng có khuynh hướng tăng theo thời gian vì tăng dân số làm
tăng lực lượng lao động, nếu sản lượng thực tế thấp hơn sản lượng tiềm năng
2% thì tỉ lệ thất nghiệp thực tế sẽ cao hơn tỉ lệ thất nghiệp tự nhiên là 1%.

- Tại vì Yp có xu hướng tăng theo thời gian và là mức sản lượng của một nền
kinh tế có thể phân phối, ứng với chứng trạng technology hiện hữu mang đến
trước, trường hợp tất cả những nguồn lực của nền kinh tế (lao hễ cùng vốn)
được áp dụng tại 1 nút cường độ bền chắc nên sẽ không đưa nền kinh tế vào tình
trạng lạm phát cao.

Câu 2: Bạn có đồng ý với nhận định: “Một nền kinh tế toàn dụng hay đầy đủ
công ăn việc làm có nghĩa là trong nền kinh tế đó có tỷ lệ thất nghiệp ở mức
bằng không”? Giải thích.

Em không đồng ý với nhận định trên vì một nền kinh tế toàn dụng hay có đầy
đủ công ăn việc làm vẫn còn tồn tại 1 tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên

CHƯƠNG 2

Câu 1: Tại sao các nhà hoạch định chính sách lại quan tâm đến GDP? Và tại
sao người ta thường cho rằng GDP không phải là thước đo phúc lợi hoàn
hảo?

- Vì nó là chỉ tiêu phản ánh tổng giá trị của các sản phẩm vật chất và dịch vụ
cuối cùng được tạo ra của một nền kinh tế trong một khoảng thời gian cụ thể.
Và nhớ đó các nhà hoạch định có thể đánh giá thực trạng nền kinh tế đang dư
thừa hay thiếu hụt, và có các mối đe dọa như suy thoái hoặc làm phát không từ
đó đưa ra các biện pháp cần thiết cho nền kinh tế.

- Vì GDP không phản ánh được những vấn đề sau:


+ Sự tăng lên số giờ nhàn rỗi của dân chúng

+ Chất lượng và sự phong phú về chủng loại mặt hàng của sản phẩm dịch vụ
trong GDP, GNP

+ Sự phân bố GDP và GNP giữa các nhóm thành viên trong xã hội mức độ trên
lệch thu nhập của các tầng lớp dân cư

+ Số lượng trái phẩm sản phẩm dịch vụ có hại tạo ra cho xã hội trong quá trình
sản xuất

+ Những chi phí xã hội gánh chịu như ô nhiễm không khí, nguồn nước trong
quá trình sản xuất.

Câu 2: Bạn có đồng ý với nhận định: “Sản lượng quốc gia tăng không có
nghĩa là mức sống của cá nhân tăng”? Giải thích. Các nhà kinh tế thường
dùng chỉ tiêu nào để đo lường tổng thể mức sống của người dân một quốc
gia?

Em đồng ý với quan điểm này bởi vì mức sống không chỉ được đo lường bởi vật
chất mà còn phải được đo lường dựa trên nhiều yếu tố như sự tự do, cảm giác
thoải mái về tâm lý , chất lượng môi trường.

- Các nhà kinh tế thường dùng chỉ tiêu GDP bình quân đầu người để đo lường
mức sống của người dân.

Câu 3: GDP và GNP khác nhau như thế nào về quan điểm hạch toán trong
hệ thống tài khoản quốc gia (SNA)? Chỉ tiêu nào thể hiện mối quan hệ giữa
GDP và GNP?

GNP được hạch toán theo quyền sở hữu còn GDP được hạch toán theo lãnh thổ

GDP gồm 2 phần: phần do công dân tạo ra trên lãnh thổ nước đó (A) và phần
OFFI còn GNP gồm 2 phần là A và IFFI

=> Chỉ tiêu thể hiện mối quan hệ giữa GDP và GNP là giá trị hàng hóa cuối
cùng của công dân 1 nước tạo ra trên chính lãnh thổ nước đó

Câu 4: Tại sao các nhà kinh tế lại sử dụng GDP thực (GDPr), chứ không
phải GDP danh nghĩa (GDPn) để tính tốc độ tăng trưởng kinh tế?

Các nhà kinh tế học sử dụng GDP thực thay GDP danh nghĩa để đánh giá tốc độ
tăng trưởng kinh tế bởi GDP danh nghĩa không loại bỏ lạm phát hoặc tốc độ
tăng giá, có thể làm tăng con số tăng trưởng. Còn GDP thực bởi nó chỉ xem xét
về khả năng sản xuất và giá cả không bị thay đổi do lạm phát.

Câu 5: Bạn hãy nêu 3 ví dụ có thể ảnh hưởng đến các yếu tố cấu thành GDP
và làm tăng giá trị GDP của Việt Nam.

Tăng thuế sản xuất (thuế doanh nghiệp, thuế hàng hóa, phí giao thông,...)

Tăng giá trị lao động của người sản xuất (Tăng lương, tăng bảo hiểm lao động,
tăng tiền trợ cấp,…)

Giảm thặng dư sản xuất (hạn chế hao mòn cố định, giảm chi phí sản phẩm vật
chất,…

You might also like