You are on page 1of 12

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP

Học phần: sự học và sự phát triểm tâm lý MN 2


Câu 1: k/n HĐVC và đ2 của HĐVC
 K/N:
HĐVC là hoạt động vô tư trẻ chơi không nhằm một mục đích thiết thiết thực
nào cả, trong khi chơi các mqh giữa con người vời tự nhiên, giữa con người với xã
hội được mô phỏng lại, hđvc đem lại cho trẻ em một sự phát triển trong trạng thái
vui vẻ dễ chịu (vd: hoạt động góc).
 Đặc điểm của HĐVC.
1. Vui chơi là hoạt động mang tính vô tư tự nguyện cao
- Vui chơi là hoạt động không mang tính bắt buộc vì vui chơi là hoạt động không
tạo ra sản phẩm và hành động chơi cũng không bắt buộc phải tuân theo một
phương thức chặt chẽ nào cả ( trẻ chơi trò bác sĩ khi trẻ đóng vai bệnh nhân nói là
đau đầu thì thì trẻ đóng vai bác sĩ có thể khám ở chân).
- Nguyên nhân thu hút để trẻ tham gia trò chơi chính là sự hấp dẫn của bản thân
trò chơi mà không bị ràng buộc bởi các khác ngay cả kết quả chơi.
- Trong khi chơi điều trẻ quan tâm kg phải là kết quả chơi mà chính là những thao
tác, hành động chơi => động cơ của hđvc nằm ngay trong quá trình chứ kg phải
nằm ở kết quả hoạt động.
2. Vui chơi là hoạt động Mang tính tự lập cao
- Hơn bất kì hoạt động nào, trong trò chơi trẻ MG biểu hiện rõ nhất ý thức làm chủ,
hoạt động hết mình, tích cực, chủ động, độc lập.
- Trong hđvc người lớn không thể áp đặt hay chơi hộ trẻ được mà chỉ có thể hướng
dẫn gợi ý cho trẻ mà thôi. Và trẻ cũng chỉ thực hiện những điều gợi ý của người
lớn khi thấy phù hợp với nhu cầu hứng thú của bản thân.
- Trò chơi càng mang tính tự nguyện cao bao nhiêu càng phát huy tính tích cực và
làm nảy sinh nhiều sáng kiến ở trẻ bấy nhiêu.
3. Vui chơi là hoạt động mang tính hợp tác cao
- Trò chơi phản ánh hiện thực cuộc sống, phản ánh các mqh giữa con người với con
người vì vậy trẻ phải hợp tác với bạn cùng chơi thì mới chơi được.
- Trong hđvc trẻ cùng hợp tác với nhau, hoạt động với nhau, tính hợp tác và sự hoạt
động cùng nhau là nét mới tiêu biểu trong hđvc của trẻ MG, chính từ đây hình

1
thành nhóm bạn bè của trẻ em sau này. Nhóm chơi là một trong những cơ sở xã
hội đầu tiên của con người.
4. Vui chơi là hoạt động mang tính chất ký hiệu tượng trưng
- Trong trò chơi ở trẻ MG xuất hiện một chức năng mới của ý thức đó là chức năng
ký hiệu tượng trưng lấy vật này làm vật thay thế vật khác và hoạt động với nó như
vật thật. (vd: trẻ dùng bút để thay thế kim tiêm trong trò chơi bác sĩ)
- Trong trò chơi trẻ đóng vai tượng trưng thể hiện rằng đứa trẻ đã có khả năng nhận
thức đc hiện thực thông qua một số ký hiệu nhờ đó các chức năng tâm lý khác
như: Tư duy, tưởng tượng đc pt theo chức năng tâm lý người.
- Trong hoạt động vui chơi của trẻ từ đồ dùng, đồ chơi, đến hành động chơi, không
gian chơi đều đc ký hiệu hóa tượng trưng hóa.
5. Vui chơi mang màu sắc xúc cảm mạnh mẽ
- Đứa trẻ lao vào trò chơi bằng tất cả niềm hứng thú lòng say mê nhiệt tình vốn có
của nó, những tình cảmmà trẻ biểu hiện trong trò chơi đều đều là những tình cảm
chân thật nhất mặc dù trẻ biết rằng mọi thứ trong trò chơi chỉ mang ý nghĩa tượng
trưng (vd: trong trò chơi mẹ con trẻ đóng vai mẹ khi ở nhà được mẹ chăm sóc ntn
thì trong trò chơi trẻ sẽ biểu hiện y như vậy khi chăm sóc trẻ đóng vai con.)
 KLSP:
+ Người lớn hay nhà giáo dục kg nên cưỡng bức ép buộc trẻ trong hđvc mọi
sự cưỡng bức bắt buộc đều dẫn đến phá hoại trò chơi
+cần biến những yêu cầu giáo dục thành nội dung của hđvc và hướng dẫn và
tổ chức cho trẻ vui chơi sao cho vừa thỏa mãn nhu cầu hứng thú của trẻ vừa
đạt được yêu cầu giáo dục (ví dụ: trong tiết dạy làm quen với toán cô tổ chức
trò chơi “bé đi siêu thị” vừa thỏa mãn nhu cầu hứng thú của trẻ vừa đạt được
hiệu quả trong giáo dục).
+cần dạy trẻ biết lắng nghe chia sẻ với bạn bè tạo điều kiện khuyến khích trẻ
tích cực làm việc theo nhóm bằng các thiết lập các tình huống, tổ chức các trò
chơi mà trong đó trẻ phải tham gia vào nhóm chơi thì mới có thể chơi được.
(vd: nhảy dây, đoàn tàu…)

2
Câu 2: cấu trúc của trò chơi đóng vai theo chủ đề
1. Chủ đề và nội dung chơi.
a, chủ đề chơi
- Các mảng hiện thực được phản ánh vào vai trò chơi được coi là chủ đề của trò
chơi
- Phạm vi hiện thực mà trẻ tiếp xúc càng rộng bao nhiêu thì các chủ đề của trò chơi
càng phong phú bấy nhiêu.
- Theo lứa tuổi thì chủ đề chơi không những được phát triển về mặt số lượng mà
còn được phức tạp hóa dần và mở rộng ra như vậy cùng 1 chủ đề nhưng ở mỗi lứa
tuổi trẻ lại tái tạo các mặt rất khác nhau của hiện thực cuộc sống.
b, nội dung chơi
- Là những hoạt động của người lớn mà đứa trẻ nhận thức được phản ánh vào trò
chơi của mình bao gồm:
+ hành động của người lớn đối với thế giới đồ vật
+ những mối quan hệ của người với người trong xã hội
- Chủ đề và nội dung chơi có mối quan hệ với nhau, chủ đề chơi quy định nội dung
chơi.(VD:chơi trò bác sỹ thì bác sỹ kg thể đi bê gạch đc)
- Mỗi một độ tuổi nội dung chơi trong một chủ đề có thể khác nhau.
* lưu ý: cuộc sống xã hội của người lớn xảy ra xung quanh đứa trẻ rất phong phú
và đa dạng , phức tạp . nó bao gồm cả mặt tốt lẫn mặt xấu, mặt tích cực và mặt
tiêu cực vì vậy khi hướng dẫn trẻ vui chơi nhà giáo dục và người lớn nói chung
phải biết giúp trẻ phân biệt cái nào sai cái nào đúng ..của những hành động mà trẻ
bắt chước cũng như mô phỏng các mối quan hệ xã hội
2. vai chơi và hành động chơi
a. vai chơi
- trẻ tham gia vào TCĐVTCĐ là muốn được thỏa mãn nhu cầu được làm như
người lớn , vì vậy khi chơi đứa trẻ phải nhập vai => vai chơi là yếu tố quan trọng để
tạo nên trò chơi.
- nhập vai tức là đứa trẻ ươm mình vào vị trí của người lớn, bắt chước hành động
của người đó . có thể mói rằng đóng vai là con đường để trẻ thâm ngập vào cuộc
sống của những người xung quanh

3
b. hành động chơi
- chính là hành động vai mà trẻ đóng .hành động chơi xuất phát từ thực tế mà trẻ
quan sát được hay nghe kể lại .
- để có thể hành động chơi phải có thao tác chơi. Thao tác của hành động phụ thuộc
vào đồ chơi và vật thay thế.
- Hành động chơi chỉ là hành động mang tính khái quát , ước lệ mà nó không đòi
hỏi giống hoàn toàn như hành động của người lớn.
3. Các mqh qua lại của trẻ trong trò chơi
- Trong trò chơi của trẻ tồn tại hai mqh gồm
+ quan hệ chơi
+ quan hệ thực
- Quan hệ chơi: là quan hệ giữa các vai trong trò chơi theo 1 chủ đề nhất định đó là
những quan hệ đc trẻ quan tâm và trở
- thành đối tượng hành động của chúng.
+trong trò chơi đvtcđ các q,hệ xã hội đc bộc lộ ra rõ rệt. việc thực hiện hành
động của vai chơi là phải tạo ra mqh với các vai khác nhau sức sống của
tcđvtcđ là ở chỗ nó tạo ra đc những mqh giữa các vai chơi.
- Quan hệ thực:là quan hệ qua lại của các trẻ với nhau những người tham gia vào
trò chơi, trẻ tập hợp thành nhóm để bàn bạc với nhau về chủ đề chơi, về việc phân
vai, thỏa thuận với nhau về quy tắc hành vi của vai này với vai nọ và giải quyết các
vấn đề xảy ra trong quá trình chơi. Có thể thấy rằng luật lệ hành động của các vai đc
nảy sinh từ những mqh đc xác lập giữa những trẻ tham gia vào trò chơi đây là cơ sở
để nảy sinh trò chơi có luật.
4. Đồ chơi và hoàn cảnh chơi
a. Đồ chơi
- Để cho trò chơi có thể tiến hành đc trẻ cần phải có đồ chơi có hai loại đố chơi là
+ đồ chơi do người lớn làm ra cho trẻ, mô phỏng lại đồ vật thật
+ đồ chơi là vật thay thế
b. Hoàn cảnh chơi
- Là hoàn cảnh tưởng tượng nếu kg tham gia trò chơi trẻ sẽ kg tưởng tượng đc hoàn
cảnh chơi

4
câu 3: Vai trò của HĐVC mà trung tâm là TCĐVTCĐ đối với sự pt của triểnt
MG
- Những phẩm chất tâm lý và đ2 nhân cách của trẻ MG đc pt mạnh mẽ nhất trong
hđvc đặc biệt là tcđvtcđ.
- Hoạt độmg vui chơi ảnh hưởng mạnh đến sự hình thành tính chủ địn h của quá
trình tâm lý.
+ trong trò chơi trẻ bắt đầu hình thành chú ý có chủ định và ghi nhóe có chủ
định vì nếu kg chú ý và ghi nhớ một cách có mục đích thì sẽ trở thành hành
động lung tung và kg phối hợp đc với các bạn dẫn đến trẻ kg đc bạn chấp
nhận
- Hđvc ảnh hưởng tới sự pt tư duy trí tuệ của trẻ
+ trò chơi góp phần quan trọng chuyển tư duy từ bình diện bên ngoài vào
bình diện bên trong tức là tức là chuyển từ tư duy trực quan hành động sang
tư duy trực quan hình tượng.
+ trò chơi còn giúp trẻ tích lũy các biểu tượng làm cơ sở cho hoạt động tư
duy (tư duy trực quan hình tượng).
+ những kinh ngiệm đc rút ra trong các mqh qua lại trong trò chơi giúp trẻ
phán đoán đc hành vi của người khác trên cơ sở đó lập kế hoạch hoạt động
tổ chức hành vi bản thân.
- Vui chơi ảnh hưởng đến sự pt ngôn ngữ của trẻ MG
+ khi tham gia vào trò chơi đòi hỏi trẻ MG phải có trình độ giao tiếp bằng
ngôn ngữ để diễn đạt ý muốn của mình như vậy chơi là điều kiện kích thích
trẻ pt ngôn ngữ một cách nhanh nhất.
- Tcđvtcđ có một ý nghĩa quyết định đến sự phát triển trí tưởng tượng của trẻ MG
+ trong vui chơi trẻ học cách thay thế đố vật này bằng đồ vật khác,
nhận đóng những vai khác nhau từ đó pt trí tưởng tượng
+ hđvc làm nảy sinh hoàn cảnh chơi từ đó làm nảy sinh hoàn cảnh
tưởng tượng, trong vui chơi trẻ thỏa sức tưởng tượng
+ vui chơi giúp tưởng tượng của trẻ chuyển từ bình diện bên ngoài
(tưởng gắn liền với đồ vật chơi và hoạt động chơi) vào bình diện bên trong
(tưởng tượng không cần thiết phải có đồ chơi) tức là tưởng tượng ngầm. đây
là tưởng tượng đích thực của trẻ.

5
- Trò chơi đóng vai theo chủ đề tác động mạnh đến đời sống tình cảm của trẻ MG
+ trong trò chơi trẻ phản ánh những mqh giữa con người với con
người, nhập vào các mqh của người qua đó những rung động mang tính
con người đc gợi lên ở trẻ , trẻ cũng đc thể hiện tình người ( sự ân cần chu
đáo…)
+khi chơi trẻ say mê vui sướng, nhiệt tình, những tình cảm mà trẻ bộc
lộ trong trò chơi là những tình cảm chân thực góp phần làm cho tình cảm
của trẻ ngày càng trở nên phong phú làm phát triển thêm tình cảm đạo đức
thẩm mỹ…
- các phẩm chất ý chí của trẻ MG được hình thành và pt mạnh mẽ trong trò chơi
đvtcđ.
+ trong trò chơi trẻ buộc phải tuân theo những quy tắc trò chơi, từ đó trẻ
biết điều khiển hành vi của mình bằng ý chí để phục tùng mục đích
chung của trò chơi
+ thông qua trò chơi trẻ còn đc hình thành những phẩm chất ý chí như
mục đích, tính kỷ luật, tính dũng cảm.
*Tóm lại:
- hđvc mà trung tâm là tcđvtcđ thực sự đóng vai trò là hđ chủ đạo của trẻ MG, ý
nghĩa chủ đạo đó đc thể hiện ở các mặt sau:
+ giúp trẻ giải quyết mâu thuẫn trong bước phát triển từ tuổi ấu nhi lên
trưởng thành (tuổi MG)
+ trò chơi là phương tiện phát triển toàn diện nhân cách của trẻ MG
thông qua phát triển các chức năng tâm lý
+ trò chơi tạo ra những nét chung đặc trưng cho tuổi MG trong đó nổi
bật là tính hình tượng và dễ xúc cảm.
 KLSP:
 Người lớn cần phải tổ chức và tạo điều kiện cho trẻ được gia nhập
vào trò chơi, phát huy vai trò chủ đạo của trò chơi, tạo điều kiện
thuận lợi cho sự pt của các giai đoạn sau này

6
Câu 4: sự phát triển trí nhớ không chủ định của trẻ MG
- ở trẻ mẫu giáo năng lực ghi nhớ, nhớ lại đã pt mạnh
- ở trẻ MG trí nhớ của trẻ thường mang tính chất máy móc, rập khuôn, kg chủ định
đc hình thành do tác động trực tiếp của các ấn tượng bên ngoài dẫn đến trẻ ghi nhớ
một cách tự nhiên các ấn tượng bên ngoài
- trẻ càng tích cực tham gia hoạt động thực tiễn đặc biệt là tham gia hđvc bao nhiêu
thì càng nhớ tốt những gì diễn ra trong đó bấy nhiêu
- trẻ thường ghi nhớ những điều mà mình thích hoặc gây ấn tượng mạnh đối với trẻ
đặc biệt là những sự vật hiện tượng mang tính trực quan rõ nét tác động mạnh đến
đời sống tình cảm của trẻ
- đối với những tài liệu đc thể hiện bằng ngôn ngữ giàu hình ảnh hoặc có nhạc điệu,
vần điệu hấp dẫn thì trẻ vẫn nhớ nhanh và rất lâu bền
- trí nhớ của trẻ mẫu giáo đặc biệt là trẻ MG bé mang tính trực quan hình tượng,
tính
- trí nhớ kg chủ định có ý nghĩa đặc biệt đối với sự pt của trẻ vì nhờ đó mà trẻ ghi
nhớ một cách nhẹ nhàng những ấn tượng bên ngoài cần thiết cho cuộc sống và học
tập của trẻ sau này
 KLSP:
+ thường xuyên tổ chức các hoạt động đa dạng cho trẻ đặc biệt là
hoạt động vui chơi để giúp trẻ ghi nhớ tối hơn
+ trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ đặc biệt là trong dạy
học cần kết hợp ngôn ngữ với các phương tiện đồ dùng dạy học
mang tính chất trực quan để giúp trẻ nhớ nhanh nhớ lâu
+ thường xuyên tạo ra các ấn tượng bên ngoài cho trẻ tiếp xúc để
tạo sự hứng thú nhẹ nhàng trong học tập cho trẻ

7
Câu 5: đặc điểm pt tình cảm của trẻ MG
- Tình cảm của trẻ MG pt khá mãnh liệt đặc biệt nổi bật hơn cả là tính đồng cảm
(dễ cảm thông và sẵn sáng chia sẻ niềm vui, nỗi buồn với người khác) và dễ xúc
cảm (nhạy cảm với các rung động của người khác đối với con người cũng như
cảnh vật xung quanh) đây là thời điểm giào dục tình cảm thuận lợi nhất cho trẻ.
- Sự pt tình cảm của trẻ MG còn biểu hiện ra nhiều mặt trong đời sống tinh thần
của trẻ nhờ đó Các loại tình cảm cao cấp như: tình cảm đạo đức, tình cảm thẩm
mỹ tình cảm trí tuệ đề ở vào một thời điểm phát triển thuận lợi nhất do đó đây là
thời điểm thuận lợi để giáo dục tình cảm thẩm mỹ.
- ở giai đoạn cuối tuổi MG trong tình cảm của trẻ MG lớn có thêm 1 nhân tố mới đó
là tính hợp lý khiến cho tình cảm của trẻ trở nên bền vững hơn sự pt tính hợp lý
không chỉ biểu hiện thái độ đối với mọi người xung quanh mà còn có thái độ với
bản thân mình cụ thể như sau:
+ ý thức trách nhiệm của trẻ bắt đầu rõ nét đối với công việc.
+ trẻ bắt đầu biết kiềm chế tình cảm của mình trong trường hợp cần thiết và đôi
khi còn biết sử dụng tình cảm của mình để tác động tới người khác để thông
báo cho họ biết thái độ của mình về một việc gì đó.
+ trẻ biết kiềm chế những xúc cảm mạnh mẽ và đột ngột của mình và biết cách
thể hiện tình cảm 1 cách tế nhị bằng các phương tiện biểu cảm.
 KLSP:
+ tạo đk khuyến khích trẻ thể hiện tình cảm yêu thương tốt đẹp với
người khác cũng như vạn vật xung quanh.
+ tạo môi trường “lớp học thân thiện” với tình cảm gắn bó yêu thương
để có cơ hội giáo dục xúc cảm và pt các hoạt động giao tiếp cho trẻ.
+ trong quá trình giáo dục tình cảm cho trẻ thì phụ huynh và nhà giáo
dục cần phải thống nhất, nhất quán với nhau về các tác động giáo dục
đối với trẻ.
+ giáo dục trẻ có trách nhiệm với công việc
+ hướng dẫn trẻ biết kiềm chế cảm xúc bột phát của mình và thể hiện
tình

8
Cảm của mình một cách tế nhị bằng phương tiện biểu cảm
+ khuyến khích trẻ biết đồng cảm với niềm vui nỗi buồn của người khác
Câu 6: đặc điểm pt ngôn ngữ của trẻ MG
1) Bước chuyển biến về chất trong sự pt ngôn ngữ của trẻ MG
- Trong suốt độ tuổi MG ngôn ngữ của trẻ pt mạnh mẽ về các phương diện :về ngữ
âm, về vốn từ, về cách sử dụng ngữ pháp tiếng mẹ đẻ. Sự pt ngôn ngữ của trẻ mẫu
giáo diễn ra khi hoạt động của trẻ ngày càng phong phú và giao tiếp của trẻ với
những người xung quanh đc mở rộng cụ thể như sau:
+ bước vào tuổi MG trẻ tham gia nhiều hình thức hoạt động như: tcđvtc, múa
hát, kể chuyện, đọc thơ…
+ với việc sử dụng ngôn ngữ của trẻ ngày càng ngày càng tích cực nhằm đạt đc
kết quả cao trong học tập, nhờ pt ngôn ngữ mà trẻ có thể ý thuwesc đc các quá
trình tâm lý của mình biến chúng thành chức năng tâm lý bậc cao. Nếu ở trẻ
ấu nhi ngôn ngữ gắn liền với sự vật hay hành động mà trẻ đang tri giác thì đến
độ tuổi MG trẻ đã biết sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ trong sinh hoạt hàng
ngày. Ngôn ngữ thực sự trở thành phương tiện cơ bản để cải tổ các chức năng
tâm lý. Giúp cho đời sống tinh thần của trẻ luôn pt.
+ lứa tuổi MG là giai đoạn khá nhạy cảm đối với các hiện tượng ngôn ngữ
khiến cho ngôn ngữ pt mạnh => hầu như trẻ em đều có thể sử dụng thành thạo
tiếng mẹ đẻ.
2) Các hướng pt ngôn ngữ của trẻ MG
a. Nắm vững ngữ âm ngữ điệu khi sử dụng tiếng mẹ đẻ
- ở trẻ MG lớn do việc giao tiếp bằng ngôn ngữ đc mở rộng tai âm vị đc rèn luyện
thường xuyên để tiếp nhận các ngữ âm, mặt khác cơ quan phát âm đã trưởng thành
đến mức độ có thể phát âm tương đối chuẩn kể cả những âm khó
- trẻ chỉ mắc lỗi bởi những trường hợp sau
+ có tật về cơ quan phát âm
+ do đ2 về mặt phát âm của địa phương
- trẻ MG lớn đã biết sử dụng ngữ điệu một cách phù hợp với nội dung giao lưu hay
nội dung của chuyện kể (dùng ngữ điệu êm ái nhẹ nhàng để thể hiện tình yêu
thương và ngược lại)

9
b. phát triển vốn từ và cơ cấu ngữ pháp
- vốn từ của trẻ MG lớn khá phong phú cả về động từ, danh từ, tính từ…, đủ để đứa
trẻ diễn đạt các mặt trong sinh hoạt hàng ngày.
- Từ MG bé đến MG lớn vốn từ của trẻ tăng gấp 3 lần đồng thời trẻ MG lớn nắm
đc các các cách kết hợp từ vào trong câu theo đúng các quy tắc ngữ pháp. Điều
này phụ thuộc điều kiện sống điều kiện giáo dục và tính tích cực của bản thân đứa
trẻ.
c. Sự pt ngôn ngữ mạch lạc
- Ngôn ngữ mạch lạc là thể hiện một trình độ pt tương đối cao không những về
phương diện ngôn ngữ mà cả về phương diện tư duy.
- ở tuổi MG lúc đầu trẻ sử dụng ngôn ngữ tình huống ( ngôn ngữ gắn chặt với tình
huống cụ thể) là chủ yếu. sau đó đến ngôn ngữ ngữ cảnh ( ngôn ngữ dùng để mô
tả những điều đã nghe thấy mà không cần dựa vào tình huống cụ thể trước mắt )
ngôn ngữ ngữ cảnh là bước đầu của ngôn ngữ mạch lạc.
- 1 kiểu ngôn ngữ khác cũng đang pt trong độ tuổi mẫu giáo là ngôn ngữ giải thích
(đòi hỏi trẻ phải trình bày ý kiến của mình theo 1 trình tự nhất định, phải nêu bật
đc những đ2 chủ yếu, những mqh liên kết các sự vật hiện tượng một cách hợp lý
để người nghe có thể hiểu đc và dễ dàng đồng tình.) nó yêu cầu có tính chặt chẽ
mạch lạc vì vậy còn gọi là ngôn ngữ mạch lạc.
- Sự hình thành ngôn ngữ mạch lạc có 1 ý nghĩa quan trọng trong hình thành các
mqh qua lại của trẻ trong nhóm trẻ và với những người xung quanh đặc biệt là đối
với sự pt trí tuệ của trẻ
- Ngôn ngữ mạch lạc là phương tiện làm cho tư duy của trẻ pt thêm một bước mới
đó là sự nảy sinh những yếu tố mới của tư duy logic làm cho sự pt tư duy của trẻ
đc nâng lên 1 bước mới.
 KLSP:
+ cấn chú ý sửa sai các tật về nói lắp, nói ngọng, nói tiếng địa phương cho trẻ
+ tạo mt sống văn hóa để mở rộng vốn từ tích cực cho trẻ
+ dạy trẻ sử dụng đúng kết cấu ngữ pháp của câu
+ pt ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ thông qua các hoạt động kể chuyện, sáng tạo
trò chơi, đóng kịch…
+ nhà giáo dục cần phối kết hợp với phụ huynh trong việc pt ngôn ngữ cho trẻ

10
+ mở rộng các mqh giao tiếp với những người xung quanh cho trẻ
+ gia đình và nhà trường cần phải coi nhiệm vụ phát triển ngôn ngữ cho trẻ là
nội dung hết sức quan trọng của giáo viên mầm non.

11
12

You might also like