You are on page 1of 20

PHÂN TÍCH, THIẾT KẾ HỆ THỐNG THÔNG TIN

v Giảng viên: ThS. Nguyễn Đức Hiếu


v Khoa: Công nghệ thông tin
v Bộ môn: Khoa học máy tính
v Email: nguyenduchieu247@gmail.com
v Mobile: 0968.240.787
Nội dung

v Hệ thống thông tin (HTTT)

v Phương pháp luận phát triển các HTTT

2
Hệ thống (system) là gì?

v Hệ thống là một tập hợp các thành phần có liên quan với
nhau, chúng tương tác cùng nhau để đạt được một số kết quả.
v Một định nghĩa khác: Hệ thống là một nhóm các thành phần
có liên quan với nhau, chúng làm việc cùng nhau để hướng tới
một mục tiêu chung bằng cách nhận các đầu vào và sinh các
đầu ra trong một quá trình chuyển đổi có tổ chức.
• Có 3 thành phần tương tác cơ bản: input, processing, output.

3
Các thành phần cơ bản của hệ thống

v input: Liên quan đến việc nắm bắt và lắp ráp các phần tử
cho vào hệ thống để xử lý.
v processing: Liên quan đến các quá trình chuyển đổi đầu
vào thành đầu ra
v output: Liên quan đến việc chuyển các phần tử đã được tạo
ra bởi quá trình chuyển đổi đến vị trí cuối cùng của chúng.

4
Dữ liệu (data) và thông tin (information)

v Dữ liệu là các dòng sự kiện thô diễn đạt các sự kiện.


v Thông tin là sản phẩm của quá trình xử lý dữ liệu.

Dữ liệu Xử lý Thông tin

5
Các đặc điểm của thông tin

v Tính kịp thời (timeliness): Thông tin phải đến được với người nhận trong
khung thời gian quy định.
v Độ chính xác (accuracy): Thông tin cần phải chính xác, không được sai sót.
v Tính liên quan (relevance): Thông tin có tính liên quan nếu nó đặc biệt trả
lời cho người nhận what, why, where, when, who và why.
v Tính phù hợp (adequacy): Thông tin phải đủ về số lượng.
v Tính đầy đủ (completeness): Thông tin được cung cấp cho người quản lý
phải đầy đủ và cần đáp ứng mọi nhu cầu của người quản lý đó.
v Tính rõ ràng (explicitness): Một báo cáo có chất lượng tốt nếu nó không
đòi hỏi người nhận báo cáo phải phân tích thêm.
6
Hệ thống thông tin (information system) là gì?
v Hệ thống thông tin là một tập hợp các thành phần có liên quan
với nhau; chúng thu thập, xử lý, lưu trữ và cung cấp thông tin cần
thiết để hoàn thành các tác vụ kinh doanh -> output.

7
Các tài nguyên và các thành phần của HTTT

v Các tài nguyên con người (people resources):


• end users: Những người sử dụng hệ thống thông tin hoặc thông tin
nó tạo ra (kế toán, nhà cung cấp, kỹ sư, khách hàng, người quản lý).
• IS specialists: Những người phát triển và vận hành HTTT. (người
phân tích hệ thống, lập trình viên và người vận hành hệ thống).

v Các tài nguyên phần cứng (hardware resources):


• machines: Máy tính, màn hình video, máy in, ổ đĩa từ.
• media: Đĩa mềm, đĩa quang.

v Các tài nguyên dữ liệu (data resources): records, files,


inventory database.
8
Các tài nguyên và các thành phần của HTTT (tt.)

v Các tài nguyên phần mềm


(software resources): programs,
procedures.
• Thủ tục (procedure): Các hướng dẫn
vận hành cho những người sẽ sử
dụng hệ thống thông tin.
v Các tài nguyên mạng (network
resources): communications media,
network support, modems.

9
Phân loại các hệ thống thông tin

10
Biểu diễn các hệ thống thông tin
v Không gian biểu diễn các HTTT là không gian ba chiều.
Các mức nhận thức

Quan niệm

Tổ chức
Vật lý
Các thành phần
Dữ Phần Phần Con Cơ sở
liệu mềm cứng người hạ tầng
- Lập kế hoạch
- Nghiên cứu tính khả thi
Các bước phát triển 11
-…
Vòng đời phát triển hệ thống
v Vòng đời phát triển hệ thống SDLC (System Development Life
Cycle) bao gồm nhiều giai đoạn, tính từ khi bắt đầu phát triển hệ
thống cho đến khi kết thúc việc khai thác hệ thống.
v Các bước chính phát triển hệ thống trong thực tiễn:
• Lập kế hoạch
• Nghiên cứu tính khả thi, khảo sát hiện trạng
• Hợp đồng ràng buộc trách nhiệm
• Phân tích, thiết kế
• Cài đặt và thử nghiệm
• Triển khai
• Bảo trì, thích ứng 12
Nội dung

v Hệ thống thông tin (HTTT)

v Phương pháp luận phát triển các HTTT

13
Tiếp cận hướng tiến trình

v Thay đổi một tiến trình xử lý thì dữ liệu tương ứng cũng bị thay đổi.
v Không thể chia sẻ dữ liệu giữa các ứng dụng với nhau.
v Các ứng dụng khác nhau có thể chứa những phần tử dữ liệu giống
nhau.
• Tạo ra sự dư thừa dữ liệu.
• Tốn công sức và thời gian để thu thập và tổ chức lại dữ liệu.

Hệ thống quản lý tiền lương Hệ thống quản lý dự án

• Dữ liệu nhân sự • Dữ liệu nhân sự


• Dữ liệu thuế • Dữ liệu dự án
• … • …

14
Tiếp cận hướng dữ liệu
v Ý tưởng: Tách dữ liệu ra khỏi các quá trình xử lý, tách cơ sở dữ
liệu ra khỏi các ứng dụng.

Ứng dụng 1 Ứng dụng 2 Ứng dụng n

Cơ sở dữ liệu

v Ưu điểm: Tối ưu về phương diện lưu trữ và sử dụng, dữ liệu


được tổ chức một cách tập trung và nhất quán.
v Nhược điểm: Trong thực tiễn rất khó tổ chức dữ liệu một cách
tập trung. 15
Tiếp cận hướng cấu trúc

v Cải tiến của tiếp cận hướng dữ liệu.


v Cấu trúc các chương trình được cải tiến -> mô-đun hoá.
• Dễ theo dõi, quản lý và bảo trì.
v Đặc tính “cấu trúc” được thể hiện bởi cấu trúc dữ liệu, cấu
trúc HTTT, cấu trúc chương trình và mô-đun.
v Cung cấp đầy đủ các đặc tả hệ thống, logic hệ thống.

16
Tiếp cận hướng cấu trúc (tt.)

17
Tiếp cận hướng đối tượng

v Hướng tới việc xây dựng hệ thống gồm các đối tượng liên kết với nhau.

18
Tiếp cận hướng đối tượng (tt.)
v Các đối tượng thường tương ứng với các thực thể trong HTTT.
v Các đối tượng chứa dữ liệu và hành vi (xử lý).
v Hoạt động của một đối tượng không làm ảnh hưởng đến các đối
tượng khác.
v Các đối tượng được ghép nối với nhau thành một hệ thống hoàn
chỉnh thông qua việc trao đổi các thông điệp.
v Cải thiện đáng kể chất lượng của hệ thống.
Ø Hệ thống được “lắp ghép” và “tháo dỡ” dễ dàng.
Ø Dễ bảo trì.
Ø Có khả năng tái sử dụng.
Ø Có thể mở rộng phạm vi của hệ thống.
Ø Tăng năng suất của hoạt động phân tích và thiết kế.
19

You might also like