You are on page 1of 9

3.

Đặt cọc:

3.1. Định nghĩa:

Theo bộ luật dân sự năm 2015 điều 328 khoản 1 thì đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là
bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim
khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một
thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

Như vậy, đặt cọc là sự thỏa thuận của các bên, theo đó một bên giao cho bên kia một tài
sản trong một thời hạn nhất định nhằm xác nhận các bên đã thống nhất sẽ giao kết một hợp
đồng hoặc đã giao kết một hợp đồng và buộc các bên phải thực hiện đúng nội dung đã cam
kết.

3.2. Đặc điểm pháp lý:

Từ khái niệm trên, chúng ta có thể suy ra biện pháp đặt cọc có những đặc điểm pháp lý
sau:

- Đối tượng của đặt cọc là những vật có giá trị hoặc các vật có tính thanh toán cao.
Đối tượng của đặt cọc là tiền thì vừa mang chức năng bảo đảm, vừa mang chức
năng thanh toán. Vì vậy, việc đặt cọc phải được lập thành văn bản, trong đó phải
xác định rõ số tiền đặt cọc, số tài sản đặt cọc,…
- Trong biện pháp đặt cọc, tùy theo thỏa thuận mà bên này hoặc bên kia là người đặt
cọc. Bên đặt cọc là bên dùng tiền hoặc vật có giá trị khác của mình giao cho bên kia
giữ để bảo đảm việc giao kết hoặc thực hiện hợp đồng. bên nhận tiền hoặc tài sản là
bên nhận đặt cọc.
- Mục đích của biện pháp đặt cọc có thể là bảo đảm cho việc giao kết hợp đồng; cũng
có thể nhằm bảo đảm cho việc thực hiện hợp đồng; hoặc nhằm cả hai mục đích trên.
Đây là điểm tạo ra sự khác biệt giữa biện pháp đặt cọc và các biện pháp bảo đảm
khác. Thông thường các biện pháp bảo đảm khác chủ yếu bảo đảm cho việc thực
hiện hợp đồng nhưng biện pháp đặt cọc được giao kết trước hợp đồng chính thức lại
nhằm mục đích bảo đảm cho việc giao kết hợp đồng, tránh sự bội tín trong giao kết
hợp đồng.

3.3. Những quy định của pháp luật hiện hành về biện pháp đặt cọc:
3.3.1. Chủ thể của đặt cọc:

Quan hệ đặt cọc gồm hai chủ thể là bên đặt cọc và bên nhận đặt cọc

- Bên đặt cọc: là bên đã giao cho bên kia một khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc
vật có giá trị khác để đảm bảo cho việc giao kết hoặc thực hiện hơp đồng.
- Bên nhận đặt cọc: là bên nhận tài sản do bên đặt cọc giao để đảm bảo việc giao kết,
thực hiện hợp đồng dân sự.

Không phải bất cứ chủ thể nào cũng có thể trở thành chủ thể của các giao dịch dân sự nói
chung và của đặt cọc nói riêng mà phải đáp ứng được những điều kiện nhất định do pháp
luật quy định:

- Thứ nhất là các bên khi tham gia quan hệ phải có năng lực pháp luật dân sự, năng
lực hành vi dân sự phù hợp với quan hệ đặt cọc. Điều này sẽ đảm bảo giá trị pháp lý
của giao dịch đặt cọc, để đảm bảo cho chủ thể đáp ứng được yêu cầu trong năng lực
nhận thức và làm chủ hành vi của mình, từ đó có năng lực để chịu trách nhiệm với
những hậu quả pháp lý mà việc thiết lập giao dịch có thể tạo ra.
- Thứ hai là các bên tham gia quan hệ đặt cọc phải tự nguyện. Việc các bên xác lập
quan hệ đặt cọc phải xuất phát từ ý chí chủ quan của mình, không bị lừa dối, cưỡng
ép, đe dọa.

3.3.2. Đối tượng đặt cọc:

Tài sản đặt cọc không chỉ là tiền mà còn có thể là những tài sản có giá trị khác, tài sản phải
đăng ký quyền sở hữu như ô tô, mô tô, tàu bay, tàu biển… và đây cũng là những tài sản có
giá trị lớn nên khi dùng để đặt cọc cần thiết phải bằng văn bản có công chứng, chứng thực
của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc phải được đăng ký giao dịch bảo đảm nếu các
đối tượng bảo đảm bắt buộc phải được đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định của pháp
luật.

Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 163/2006/NĐ-CP: “Tài sản bảo đảm do các bên thoả
thuận và thuộc sở hữu của bên có nghĩa vụ hoặc thuộc sở hữu của người thứ ba mà người
này cam kết dùng tài sản đó để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ đối với
bên có quyền. Tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có, tài sản hình thành trong tương lai
và được phép giao dịch.” Theo đó, có thể hiểu rằng tài sản được mang ra đặt cọc không
nhất thiết phải thuộc sở hữu của bên đặt cọc, mà có thể là tài sản thuộc quyền định đoạt
của bên đặt cọc thông qua thoả thuận giữa các bên; có thể là tài sản hiện có hoặc là tài sản
hình thành trong tương lai.

Quy định trên đã bao quát tài sản đặt cọc nói riêng và tài sản bảo đảm nói chung không chỉ
thuộc sở hữu của bên bảo đảm mà có thể thuộc quyền định đoạt của bên bảo đảm thông
qua thoả thuận với chủ sở hữu và thể hiện nguyên tắc hiến định công dân được làm những
gì pháp luật không cấm. Đồng thời thể hiện nguyên tắc tự do, tự nguyện, cam kết thỏa
thuận trong việc xác lập quyền, nghĩa vụ dân sự nếu cam kết, thỏa thuận đó không vi phạm
điều cấm của pháp luật và không trái với đạo đức xã hội.

3.3.3. Mục đích của đặt cọc:

Nếu như các biện pháp bảo đảm khác chỉ có mục đích là bảo đảm thực hiện hợp đồng thì
đặt cọc còn có thêm mục đích là bảo đảm cho việc xác lập hợp đồng, tùy vào sự thỏa thuận
của các bên mà giao dịch đặt cọc có thể mang một hoặc cả hai mục đích đó. Nếu các bên
không thỏa thuận về mục đích của đặt cọc hoặc thỏa thuận không rõ ràng thì có thể căn cứ
vào thời điểm phát sinh thỏa thuận đặt cọc để xác định mục đích của đặt cọc.

Trường hợp thỏa thuận đặt cọc được lập trước khi các bên thiết lập hợp đồng mà các bên
không thỏa thuận về mục đích của đặt cọc thì biện pháp đặt cọc đó sẽ nhằm mục đích bảo
đảm giao kết hợp đồng. Thỏa thuận này sẽ buộc các bên trong quan hệ phải giao kết hợp
đồng, nếu không sẽ phải chịu những chế tài do luật quy định. Khi hợp đồng đã được giao
kết, các bên có thể thỏa thuận với nhau lựa chọn áp dụng các biện pháp bảo đảm khác
hoặc áp dụng biện pháp đặt cọc với mục đích bảo đảm cho việc thực hiện hợp đồng.

Trường hợp thỏa thuận đặt cọc phát sinh sau khi hợp đồng đã được giao kết thì mục đích
của việc đặt cọc là nhằm thực hiện hợp đồng. Khi một trong các bên không thực hiện hợp
đồng sẽ phải chịu những chế tài nhất định.

3.3.4. Nghĩa vụ và quyền:

Quyền và nghĩa vụ của các bên không được quy định đầy đủ trong bộ luật dân sự, mà
được quy định tại Nghị định 163/2006/NĐ-CP nghị định về giao dịch bảo đảm.
 Đối với bên đặt cọc:

Theo điều 30 của Nghị định 163/2006/NĐ-CP quy định nghĩa vụ của bên đặt cọc, bên ký
cược:

- 1. Thanh toán cho bên nhận đặt cọc, bên nhận ký cược chi phí hợp lý để bảo quản,
giữ gìn tài sản đặt cọc, tài sản ký cược, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
- 2. Thực hiện việc đăng ký quyền sở hữu tài sản đặt cọc, tài sản ký cược cho bên
nhận đặt cọc, bên nhận ký cược đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký
quyền sở hữu trong trường hợp tài sản đó được chuyển quyền sở hữu cho bên nhận
đặt cọc, bên nhận ký cược theo quy định của pháp luật hoặc theo thoả thuận.

Dùng để đặt cọc không chỉ là tiền, mà còn có thể là vàng bạc, kim khí quý, xe máy, ô tô,…
do đó khi bên đặt cọc giao cho bên nhận đặt cọc thì bên nhận đặt cọc cũng có nghĩa vụ bảo
quản những tài sản đó và việc này có thể sẽ phát sinh chi phí nên bên đặt cọc cần phải
thanh toán cho bên nhận đặt cọc chi phí đó. Tuy nhiên, nếu hai bên có thỏa thuận khác thì
pháp luật vẫn sẽ tôn trọng thỏa thuận này.

Trong trường hợp tài sản đặt cọc là tài sản phải đăng ký quyền sở hữu và được chuyển
sang cho bên nhận đặt cọc (ví dụ như trường hợp bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực
hiện hợp đồng) thì bên đặt cọc có nghĩa vụ thực hiện việc đăng ký quyền sở hữu tài sản đặt
cọc cho bên nhận đặt cọc đối với tài sản đó.

Theo điều 31 Nghị định 163/2006/NĐ-CP quy định về quyền của bên đặt cọc, bên ký
cược:

- Bên đặt cọc, bên ký cược có quyền yêu cầu bên nhận đặt cọc, bên nhận ký cược
ngừng việc sử dụng tài sản đặt cọc, tài sản ký cược, nếu do sử dụng mà tài sản có
nguy cơ bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị.

Trên thực tế, dù tài sản đặt cọc đã được giao cho bên nhận đặt cọc nhưng đó vẫn là tài sản
thuộc quyền sở hữu của bên đặt cọc. Vì vậy, nếu nhận thấy tài sản có nguy cơ bị mất giá
trị hoặc giảm sút giá trị do việc sử dụng của bên nhận đặt cọc gây ra.
 Đối với bên nhận đặt cọc:

Điều 32 Nghị định 163/2006/NĐ-CP quy định về nghĩa vụ của bên nhận đặt cọc, bên ký
cược:

- 1. Bảo quản, giữ gìn tài sản đặt cọc, tài sản ký cược; không được khai thác, sử dụng
tài sản đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
- 2. Không được xác lập giao dịch đối với tài sản đặt cọc, tài sản ký cược, trừ trường
hợp bên đặt cọc, bên ký cược đồng ý.”

Điều 33 Nghị định 163/2006/NĐ-CP quy định về quyền của bên nhận đặt cọc, bên nhận
ký cược:

- Bên nhận đặt cọc có quyền sở hữu tài sản đặt cọc, nếu bên đặt cọc từ chối giao kết,
thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
- Bên nhận ký cược có quyền sở hữu tài sản ký cược trong trường hợp tài sản thuê
không còn để trả lại cho bên nhận ký cược, trừ trường hợp có thoả thuận khác

Như đã nói ở trên, đối tượng trong biện pháp đặt cọc không chỉ là tiền mà có thể là vật có
giá trị, là nguyên liệu, hàng hóa…mà bên đặt cọc giao cho bên nhận đặt cọc nắm giữ. Kể
từ khi nhận tài sản đặt cọc bên nhận phải bảo quản tài sản đó. Mặt khác, để phát huy chức
năng, công dụng của tài sản, pháp luật cho phép bên nhận đặt cọc được phép khai thác, sử
dụng và xác lập những giao dịch đối với tài tài sản đặt cọc nếu được sự đồng ý của bên đặt
cọc.

Đồng thời, trong trường hợp bên đặt cọc từ chối giao kết, thực hiện hợp đồng thì bên nhận
đặt cọc có quyền sở hữu tài sản đặt cọc. Đây là sự cụ thể hóa mục đích bảo đảm cho việc
xác lập, thực hiện hợp đồng dân sự của biện pháp đặt cọc.

3.3.5. Xử lý tài sản đặt cọc:

Theo điều 328 khoản 2 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Trường hợp hợp đồng được giao
kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện
nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt
cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp
đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài
sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”

Theo đó, tài sản đặt cọc được xử lý theo những hướng sau:

- Thứ nhất, đặt cọc dùng để bảo đảm cho việc giao kết, thực hiện hợp đồng, do đó khi
hợp đồng được giao kết, thực hiện thì việc đặt cọc chấm dứt và tài sản bảo đảm có
thể được xử lý bằng cách trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ
trả tiền.
- Thứ hai, nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc
thuộc về bên nhận đặt cọc. Ngược lại, nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết,
thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền
tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Như vậy, trong trường hợp đặt cọc bảo đảm cho giao kết và thực hiện hợp đồng. Nếu một
bên làm trái thỏa thuận thì sẽ áp dụng chế tài đặt cọc do luật quy định hoặc do các bên
thỏa thuận. Nếu hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc có thể được trả lại
cho bên đặt cọc hoặc được bù trừ cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên đặt cọc.

Đặt cọc là một biện pháp bảo đảm cho việc giao kết và thực hiện hợp đồng dân sự được
pháp luật dân sự Việt Nam ghi nhận cùng với hệ thống các biện pháp bảo đảm thực hiện
nghĩa vụ dân sự khác. Đặt cọc có ưu điểm so với các biện pháp bảo đảm khác đó là được
sử dụng để đảm bảo cho việc giao kết một giao dịch nào đó. Vì vậy, pháp luật dân sự cần
hoàn thiện hơn nữa các quy định của pháp luật về biện pháp này để có thể tạo ra hành lang
pháp lý vững chắc nhằm bảo đảm quyền và lợi ích của các bên khi tham gia quan hệ.

3.4 Tình huống:

Ông A muốn một ngôi mua nhà của ông B. Trước khi ký kết hợp đồng, ông A có đặt cọc
cho ông B số tiền là 500 triệu đồng để đảm bảo cho việc trong vòng 10 ngày, kể từ ngày
đặt cọc, hai bên sẽ tiến hành ký kết và công chứng hợp đồng mua bán. Việc đặt cọc này có
ý nghĩa đảm bảo việc ông A sẽ ký kết hợp đồng mua bán với ông B và ngược lại. Nếu ông
A không ký kết hợp đồng theo thỏa thuận của các bên, số tiền đặt cọc này sẽ thuộc về ông
B.
Hình ảnh về Hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất
Tài liệu tham khảo

- Bộ luật dân sự năm 2015


- Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về giao
dịch bảo đảm.

- Thế nào là cầm cố, thế chấp và đặt cọc? (2021, 3 21). Retrieved from Wiki Luật
Kho tàng Pháp Luật: https://wikiluat.com/2021/03/21/the-nao-la-cam-co-the-chap-
va-dat-coc/
- Huy, Q. (n.d.). Phân tích quy định của pháp luật hiện hành về biện pháp đặt cọc.
Retrieved from Luật Quang Huy Tổng hợp bài tập Luật:
https://www.luatquanghuy.edu.vn/blog/bai-tap-luat/luat-dan-su/phan-tich-quy-dinh-
cua-phap-luat-hien-hanh-ve-bien-phap-dat-coc/#Khai_niem

-
-

You might also like