You are on page 1of 4

1 TÌM HIỂU VỀ MÁY TÍNH LƯỢNG TỬ

1.1 KHÁI NIỆM


 Máy tính lượng tử là một thiết bị tính toán hoạt động dựa trên các hoạt động của cơ học lượng tử
như sự chồng chập và vướng víu lượng tử để thực hiện các phép toán trên dữ liệu đầu vào.

1.2 CÔNG NGHỆ


 Máy tính lượng tử (Quantum Computing) không hoạt động theo ngôn ngữ máy tính thông thường,
nghĩa là nó không chỉ dùng hệ đếm thập phân 0 và 1 để thực hiện tác vụ. Chiếc máy này hoạt động
dựa trên các hiệu ứng của cơ học lượng tử là sự chồng chập và vướng víu của lượng tử.
 Máy tính lượng tử sử dụng đơn vị là “Qubits” (quantum bits, hay bits lượng tử) sẽ nhận các giá trị
rộng hơn nằm trong khoảng từ 0 tới 1, thậm chí nhận được cùng lúc giá trị 0 và 1.
 Hoạt động theo cơ chế lượng tử, theo cơ chế đó các hạt photon sẽ tồn tại ở trạng thái chồng chập
lượng tử. Trạng thái này này giúp nó có thể đi tất cả các con đường cùng một lúc mỗi con đường sẽ
có sự giao thoa trong trạng thái này, cho đến khi sự chồng chập đó sụp đổ nó sẽ để lộ ra điểm giao
thoa, điểm đó là con đường mà máy tính cần tính toán.
 Máy tính lượng tử sẽ sẽ bao gồm một nhân trung tâm là một siêu chip lượng tử, xung quanh siêu
chip này sẽ đặt các Qubit và sắp xếp theo dạng một bàn cờ. Nhiệm vụ của máy tính lượng tử là thực
hiện các tác vụ phức tạp có chứa những biến đỗi ngẫu nhiên nên việc thiết kế các Qubit cũng rất đặc
biệt. Các Qubit phải đáp ứng được khả năng di chuyển tự do trên mạch dưới dạng một bàn cờ.

1.3 ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM


a) Ưu điểm
 Có thể thực hiện các phép toán với số lượng cực lớn mỗi giây
 Máy tính lượng tử quy mô lớn sẽ có khả năng giải được các vấn đề phức tạp một cách nhanh hơn
bất kỳ một máy tính cổ điển sử dụng các thuật toán tốt nhất hiện nay
b) Nhược điểm
 Yêu cầu các điều kiện áp suất cũng như nhiệt độ và độ cách điện rất cụ thể để hoạt động chính xác.
 Nếu xảy ra sự tương tác với các hạt bên ngoài, máy tính có thể xuất hiện các lỗi đo lường.
 Các hệ thống máy tính này chỉ hoạt động trong khoảng thời gian rất ngắn, do đó thông tin bị hỏng và
không thể lưu trữ được khiến việc khôi phục dữ liệu khó khăn.

1.4 SO SÁNH VỚI MÁY TÍNH HIỆN TẠI


Máy tính lượng tử Máy tính hiện tại
Không có mã lập trình riêng vì nó yêu cầu các Có các ngôn ngữ được tiêu chuẩn hóa như Java,
thuật toán rất cụ thể. SQL và Python...
Chỉ có thể được sử dụng trong các lĩnh vực như Có thể được sử dụng rộng rãi, hàng ngày.
khoa học và công nghệ.
Có kiến trúc đơn giản, chỉ bao gồm một tập hợp Có kiến trúc phức tạp, cần có bộ nhớ hoặc bộ
các qubit giúp nó chạy. xử lý.
1.5 MÁY TÍNH LƯỢNG TỬ MẠNH NHẤT HIỆN NAY?
Zuchongzhi 2, máy tính lượng tử siêu dẫn lập trình 66 qubit đặt theo tên nhà toán học ở thế kỷ 5,
nhanh gấp 10 triệu lần siêu máy tính nhanh nhất thế giới và mạnh hơn hẳn máy tính Sycamore 55 qubit của
Google, ra đời cách đây hai năm. Có thể thực hiện nhiệm vụ tính toán phức tạp gấp 1 triệu lần Sycamore. Cỗ
máy này có lĩnh vực ứng dụng hạn chế hơn nhưng có thể đạt tốc độ nhanh hơn 100.000 tỷ tỷ lần máy tính
thường lớn nhất thế giới. Cỗ máy này có lĩnh vực ứng dụng hạn chế hơn nhưng có thể đạt tốc độ nhanh hơn
100.000 tỷ tỷ lần máy tính thường lớn nhất thế giới. Những ứng dụng của nó bao gồm dự đoán giá cổ phiếu
tới tính toán đột biến gene, phát triển vật liệu mới và tạo dòng khí phục vụ bay siêu thanh ở tốc độ từ Mach
5 6.174 km/h trở lên. Về lý thuyết, Zuchongzhi 2 có thể tính toán nước đi ngẫu nhiên trên 66 bàn cờ cùng
lúc, nhiệm vụ bất khả thi với bất kỳ máy tính nào khác ngày nay.

1.6 NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH TRÊN MÁY TÍNH LƯỢNG TỬ?
a) Ngôn ngữ mệnh lệnh
 Quantum Computing Language (QCL) là một trong những ngôn ngữ lập trình lượng tử đầu tiên
được triển khai. Cú pháp và kiểu dữ liệu của nó giống với ngôn ngữ C.
 Mã giả lượng tử (Quantum pseudocode) là ngôn ngữ chính thức hóa đầu tiên để mô tả các thuật
toán lượng tử.
 Q# được sử dụng để diễn đạt các thuật toán lượng tử, được Microsoft phát hành để sử dụng trên
Quantum Development Kit.
 Q|SI> là một nền tảng được nhúng trong ngôn ngữ .NET để hỗ trợ lập trình lượng tử.
 Q là ngôn ngữ lập trình lượng tử mệnh lệnh được triển khai thứ hai, là một phần mở rộng của ngôn
ngữ lập trình C++
 Quantum Guarded Command Language (qGCL) là một ngôn ngữ đặc tả các chương trình lượng tử
dựa trên Guarded Command Language.
 QMASM (Quantum Macro Assembler) là một ngôn ngữ lập trình bậc thấp. Nó giúp lập trình viên
không cần phải biết chi tiết về phần cứng của hệ thống mà vẫn cho phép các chương trình thể hiện ở
mức độ trừu tượng thấp.
 Scaffold giống với ngôn ngữ C, nó biên dịch sang QASM và OpenQASM.
 Silq là một ngôn ngữ lập trình bậc cao.
b) Ngôn ngữ hàm
 QFC và QPL là hai ngôn ngữ lập trình lượng tử có liên quan chặt chẽ với nhau. QFC sử dụng cú pháp
biểu đồ luồng, trong khi QPL sử dụng cú pháp văn bản.
 QML là một ngôn ngữ lập trình lượng tử giống như Haskell.
 Quantum Lambda Calculus mở rộng các ngôn ngữ lập trình lượng tử với lý thuyết về các hàm bậc
cao hơn.
 LIQUi|> là một phần mở rộng mô phỏng lượng tử trên ngôn ngữ lập trình F#, được sử dụng để dịch
thuật toán lượng tử được viết dưới dạng chương trình cấp cao thành các lệnh máy cấp thấp cho
thiết bị lượng tử.
 Quippe được triển khai dưới dạng ngôn ngữ nhúng, sử dụng Haskell làm ngôn ngữ chính.

1.7 ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÁC CÔNG NGHỆ KHÁC NHƯ THẾ NÀO?
 Máy tính lượng tử có thể được ứng dụng trong hỗ trợ dự báo thời tiết, dự báo thị trường, phân tích
quỹ đạo của tàu vũ trụ,… và đặc biệt là trí tuệ nhân tạo
 Các lợi ích của điện toán lượng tử đối với chăm sóc sức khỏe bao gồm tăng tốc độ phát triển vắc xin
và dược phẩm, giúp chẩn đoán bệnh nhân sớm hơn và cá nhân hóa việc điều trị.
 Lợi ích đối với lĩnh vực tài chính là khả năng tính toán kết quả trên thị trường chứng khoán mà trước
đây quá ngẫu nhiên và không thể tính toán được nhiều. Ngoài ra, khi tính toán các khoản cho vay và
danh mục đầu tư, máy tính lượng tử sẽ đưa ra các tính toán chính xác hơn về tín dụng, giúp đưa ra
các quyết định cho vay tốt hơn.
 Máy tính lượng tử cũng có thể dự đoán thời tiết. Dự báo khí hậu được cải thiện này có thể ảnh
hưởng đến nhiều ngành công nghiệp khác phụ thuộc vào thời tiết, bao gồm giao thông vận tải, sản
xuất lương thực và hơn thế nữa.
 Điện toán lượng tử, kết hợp với AI, sẽ mang lại lợi ích cho việc đi lại và vận chuyển thông qua việc tối
ưu hóa tín hiệu giao thông, phát triển các phương tiện tự hành, kiểm soát không lưu và hơn thế nữa.
Máy tính lượng tử sẽ có thể tính toán các tuyến đường giao thông tối ưu một cách nhanh chóng,
giảm tắc nghẽn và đảm bảo vận chuyển hàng hóa nhanh hơn.
 Máy tính lượng tử có thể giúp đẩy nhanh sự phát triển của các phương tiện tự hành, vốn phải được
đào tạo thông qua AI.
 Máy tính lượng tử cũng sẽ phá vỡ quyền riêng tư và an ninh mạng với những hậu quả tiêu cực
nghiêm trọng. Các phương pháp mã hóa cổ điển sẽ dễ bị tấn công bởi các máy tính lượng tử và đã có
một thuật toán lượng tử được phát triển có thể làm được điều đó: Thuật toán Shor.

2 TRÌNH BÀY SỰ GIỐNG VÀ KHÁC NHAU GIỮA CÁC LOẠI MÁY TÍNH
 Giống nhau: là những thiết bị hay hệ thống dùng để tính toán, kiểm soát các hoạt động có thể biểu
diễn dưới dạng số hay qui luật logic.
 Khác nhau:

- Personal Computer:

 Sử dụng cho nhu cầu cá nhân đơn giản.


 Giá thành phù hợp với từng nhu cầu.
 Dễ dàng di chuyển

- Workstation:

 Được thiết kế chuyên biệt để chạy các ứng dụng khoa học hoặc kỹ thuật
 Cấu hình mạng nhanh hơn, mạnh hơn so với máy thông thường
 Hiệu suất lớn.
 Khả năng xử lí đa nhiệm.

- Mini Computer:

 Thiết kế nhỏ gọn


 Không được di động
 Được sử dụng trong kiểm soát quá trình sản xuất, chuyển mạch điện thoại.

- Mainframe:

 Sử dụng như máy chủ, lưu trữ cơ sở dữ liệu lớn.


 Phục vụ một số lượng lớn người dùng đồng thời
 Tốc độ có thể thực hiện hàng triệu lệnh đồng thời.
 Giá thành đắt( ít hơn siêu máy tính)
 Chạy nhiều hệ điều hành.
 Sử dụng ở qui mô lớn.

- Super Computer:

 Thực hiện nhành các phép tính toán học lớn và phức tạp.
 Kích thước lớn.
 Chi phí đắt nhất thế giới.
 Có tốc độ xử lí tương đương với tốc độ của 6000 máy tính hiện đại ngày nay.
 Được coi là vũ khí chiến lược của các quốc gia.

You might also like