You are on page 1of 2

DI TRUYỀN HỌC QUẦN THỂ

Câu 1: Giả sử một quần thể giao phối có thành phần kiểu gen là 0,21AA : 0,52Aa : 0,27aa, tần số của alen A
và alen a trong quần thể đó là:
A. A = 0,27; a = 0,73. B. A =0,53; a =0,47. C. A = 0,73; a = 0,27. D. A = 0,47; a = 0,53.
Câu 2: Tần số alen của một gen được tính bằng
A. tỉ lệ phần trăm các cá thể trong quần thể có kiểu gen đồng hợp về alen đó tại một thời điểm xác định.
B. tỉ lệ phần trăm các cá thể trong quần thể có kiểu hình do alen đó qui định tại một thời điểm xác định.
C. tỉ lệ phần trăm các cá thể mang alen đó trong quần thể tại một thời điểm xác định.
D. tỉ số giữa các giao tử mang alen đó trên tổng số giao tử mà quần thể đó tạo ra tại một thời điểm xác định.
Câu 3: Giả sử một quần thể giao phối có thành phần kiểu gen là 0,6AA : 0,4Aa, tần số của alen A và alen a
trong quần thể đó là:
A. A = 0,27; a = 0,73. B. A =0,80; a =0,20. C. A = 0,73; a = 0,27. D. A = 0,47; a = 0,53.
Câu 4: Giả sử một quần thể giao phối có thành phần kiểu gen là 0,5AA : 0,4Aa : 0,1aa, tần số của alen A và
alen a trong quần thể đó là:
A. A = 0,27; a = 0,73. B. A =0,80; a =0,20. C. A = 0,70; a = 0,30. D. A = 0,47; a = 0,53.
Câu 5: Ở một loài thực vật, gen trội A quy định quả đỏ, alen lặn a quy định quả vàng. Một quần thể của loài
trên ở trạng thái cân bằng di truyền có 75% số cây quả đỏ và 25% số cây quả vàng. Tần số tương đối của các
alen A và a trong quần thể là
A. 0,2A và 0,8a. B. 0,4A và 0,6a. C. 0,5A và 0,5a. D. 0,6A và 0,4a.
Câu 6: Ở một loài thực vật, gen trội A quy định quả đỏ, alen lặn a quy định quả vàng. Một quần thể của loài
trên ở trạng thái cân bằng di truyền có 91% số cây quả đỏ và 9% số cây quả vàng. Tần số tương đối của các
alen A và a trong quần thể là
A. 0,2A và 0,8a. B. 0,4A và 0,6a. C. 0,5A và 0,5a. D. 0,7A và 0,3a.
Câu 7: Giả sử một quần thể giao phối có thành phần kiểu gen là 0,26AA : 0,24Aa : 0,50aa, tần số của alen A
và alen a trong quần thể đó là:
A. A = 0,38; a = 0,62. B. A =0,80; a =0,20. C. A = 0,73; a = 0,27. D. A = 0,47; a = 0,53.
Câu 8: Ở một loài thực vật, gen trội A quy định quả đỏ, alen lặn a quy định quả vàng. Một quần thể của loài
trên ở trạng thái cân bằng di truyền có 84% số cây quả đỏ và 16% số cây quả vàng. Tần số tương đối của các
alen A và a trong quần thể là
A. 0,6A và 0,4a. B. 0,4A và 0,6a. C. 0,5A và 0,5a. D. 0,7A và 0,3a.
Câu 9. Giả sử một quần thể giao phối có thành phần kiểu gen là 0,6Aa : 0,4aa, tần số của alen A và alen a
trong quần thể đó là:
A. A = 0,27; a = 0,73. B. A =0,80; a =0,20. C. A = 0,30; a = 0,70. D. A = 0,47; a = 0,53.
Câu 10: Theo quan niệm hiện đại, tần số alen của một gen nào đó trong quần thể có thể bị thay đổi nhanh
chóng khi
A. các cá thể trong quần thể giao phối không ngẫu nhiên.
B. các cá thể trong quần thể giao phối ngẫu nhiên.
C. gen dễ bị đột biến thành các alen khác nhau.
D. kích thước quần thể giảm mạnh.
Câu 11: Khi nói về quần thể ngẫu phối, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Quá trình ngẫu phối làm cho quần thể đa hình về kiểu gen và kiểu hình.
B. Quá trình ngẫu phối không làm thay đổi tần số alen của quần thể.
C. Quá trình ngẫu phối làm cho tần số kiểu gen dị hợp giảm dần qua các thế hệ.
D. Quá trình ngẫu phối tạo ra nhiều biến dị tổ hợp.
Câu 12: Ở một loài thực vật, gen trội A quy định quả đỏ, alen lặn a quy định quả vàng. Một quần thể của loài
trên ở trạng thái cân bằng di truyền có 64% số cây quả đỏ và 36% số cây quả vàng. Tần số tương đối của các
alen A và a trong quần thể là
A. 0,2A và 0,8a. B. 0,4A và 0,6a. C. 0,5A và 0,5a. D. 0,7A và 0,3a.
Câu 13: Giả sử một quần thể giao phối có thành phần kiểu gen là 0,6AA : 0,4aa, tần số của alen A và alen a
trong quần thể đó là:
A. A = 0,27; a = 0,73. B. A =0,60; a =0,40. C. A = 0,73; a = 0,27. D. A = 0,47; a = 0,53.
Câu 14: Khi nói về quần thể tự thụ phấn, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Tự thụ phấn qua nhiều thế hệ luôn dẫn đến hiện tượng thoái hoá giống.
B. Tự thụ phấn qua các thế hệ làm tăng tần số của các alen lặn, giảm tần số của các alen trội.
C. Quần thể tự thụ phấn thường bao gồm các dòng thuần chủng về các kiểu gen khác nhau.
D. Quần thể tự thụ phấn thường đa dạng di truyền hơn quần thể giao phấn ngẫu nhiên.
Câu 15: Ở một loài thực vật, gen trội A quy định quả đỏ, alen lặn a quy định quả vàng. Một quần thể của loài
trên ở trạng thái cân bằng di truyền có 2,25% số cây quả vàng. Tần số tương đối của các alen A và a trong
quần thể là
A. 0,85A và 0,15a. B. 0,4A và 0,6a. C. 0,5A và 0,5a. D. 0,7A và 0,3a.

You might also like