You are on page 1of 4

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II

Môn: Khoa học tự nhiên 6 - Năm học: 2021-2022

I. LÝ THUYẾT
Câu 1: Thế nào gọi là lực? Nêu đơn vị và dụng cụ đo lực? Cách biểu diễn lực? Lực tác
dụng lên vật gây ra những kết quả gì? Nêu ví dụ
- Tác dụng đẩy, kéo vật này lên vật khác gọi là lực. Lực kí hiệu bằng chữ F
Đơn vị của lực là niutơn, kí hiệu là N. Dụng cụ đo lực là lực kế.
* Cách biểu diễn lực: Mỗi lực được biểu diễn bằng mũi tên có:
+ Gốc là điểm mà lực tác dụng lên vật (còn gọi là điểm đặt của lực).
+ Hướng cùng hướng với sự kéo hoặc đẩy.
+ Độ lớn biểu diễn theo một tỉ xích cho trước
- Lực tác dụng lên một vật có thể làm thay đổi tốc độ, thay đổi hướng chuyển động của vật,
làm biến dạng vật, hoặc đồng thời làm thay đổi tốc độ, thay đổi hướng chuyển động và làm
biến dạng vật.
VD: HS tự nêu ví dụ
Câu 2: Khối lượng, lực hấp dẫn và trọng lượng của vật?
Khối lượng là số đo lượng chất của một vật. Khi không tính bao bì thì khối lượng đó được
gọi là khối lượng tịnh.
Lực hấp dẫn là lực hút giữa các vật có khối lượng
Trọng lượng của vật là độ lớn lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật.Trọng lượng kí hiệu là
chữ P
Trọng lượng của quả cân 100g là 1N
Trọng lượng của một vật 1 kg là 10N
Câu 3: Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc? Cho ví dụ
Lực tiếp xúc xuất hiện khi vật (hoặc đối tượng) gây ra lực có sự tiếp xúc với vật (hoặc đối
tượng) chịu tác dụng của lực.
Lực không tiếp xúc xuất hiện khi vật (hoặc đối tượng) gây ra lực không có sự tiếp xúc với
vật (hoặc đối tượng) chịu tác dụng của lực.
Câu 4: Lực ma sát? Nêu tác dụng và ảnh hưởng của lực ma sát?
Lực ma sát là lực tiếp xúc xuất hiện ở bề mặt tiếp xúc giữa hai vật.
Sự tương tác giữa bề mặt của hai vật tạo ra lực ma sát giữa chúng.
Lực ma sát có thể thúc đẩy hoặc cản trở chuyên động của các vật và có vai trò quan trọng
trong an toàn giao thông đường bộ.
Câu 5: Lực ma sát trượt, lực ma sát nghỉ? Cho ví dụ.
Lực ma sát trượt xuất hiện khi một vật trượt trên bề mặt của vật khác.
Lực ma sát nghỉ xuất hiện ngăn cản sự chuyển động của một vật khi nó tiếp xúc với bề mặt
của một vật khác và có xu hướng chuyển động trên đó.
Câu 6: Các dạng năng lượng và phân loại năng lượng theo tiêu chí. Đặc trưng của năng
lượng?
- Theo nguồn tạo ra năng lượng, năng lượng được phân loại theo các dạng: cơ năng (động
năng, thế năng), nhiệt năng, điện năng, quang năng, hoá năng, năng lượng hạt nhân,...
- Theo nguồn gốc vật chất của năng lượng, năng lượng được phân loại theo các dạng:
+ Năng lượng chuyển hoá toàn phần là dạng năng lượng được sinh ra từ nhiên liệu hoá
thạch như than đá, dẩu mỏ, khí tự nhiên.
+ Năng lượng tái tạo là dạng năng lượng như ánh sáng mặt trời, gió, thuỷ triều, hạt nhân,
địa nhiệt, ...
- Theo mức độ ô nhiễm môi trường thì năng lượng được chia thành
+ năng lượng sạch như năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng thuỷ triều …
+ năng lượng gây ô nhiễm môi trường như năng lượng hoá thạch.
- Năng lượng đặc trưng cho khả năng tác dụng lực
Câu 7: Nhiên liệu và năng lượng tái tạo?
Nhiên liệu là các vật liệu khi bị đốt cháy giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt và ánh sáng.
Năng lượng tái tạo là năng lượng từ những nguồn liên tục được coi là vô hạn như Mặt Trời,
gió, thuỷ triều, sóng…
Câu 8. Chọn đáp án phù hợp trong các từ/ cụm từ gợi ý sau: Nguyên sinh vật, nhân thực, một
tế bào, nhiều tế bào, tảo lục, trùng biến hình, hình dạng, vi khuẩn, virus để điền vào chỗ trống
trong đoạn thông tin dưới đây:

(1) ... là nhóm sinh vật có cấu tạo tế bào (2) ..., kích thước hiển vi. Đa số cơ thể chỉ gồm một tế
bào nhưng đảm nhận được đầy đủ các chức năng của một cơ thể sống.

Một số (3) ... có khả năng quang hợp như (4) ..., trùng roi. (5) ... đa dạng về (6) ..., một số có
(7) ... không ổn định như (8) …

→ (1) Nguyên sinh vật, (2) nhân thực, (3) nguyên sinh vật, (4) tảo lục, (5) Nguyên sinh vật, (6)
hình dạng, (7) hình dạng, (8) trùng biến hình.

Câu 9. Em hãy nêu tên một số bệnh lây nhiễm thường gặp do nguyên sinh vật gây ra trong đời
sống bằng cách hoàn thành bảng sau:

→ Học sinh có thể có câu trả lời khác những gợi ý trả lời trong bảng

Tên bệnh Nguyên nhân

1 Cúm A Virus cúm

2 Sốt xuất huyết Virus Dengue

3 Lao phổi Vi khuẩn lao

4 Sốt rét Trùng sốt rét

5 Kiết lị Trùng kiết lị

Câu 10. Hai bạn học sinh đang tranh luận về môi trường sống của nguyên sinh vật. Bạn thứ
nhất nói: "Nguyên sinh vật có thể sống tự do ngoài môi trường tự nhiên"; bạn thứ hai lại nói:
"Nguyên sinh vật chỉ có thể sống kí sinh trong cơ thể vật chủ". Em hãy đưa ra giải thích đúng
nhất cho hai bạn.

→ Một số nguyên sinh vật có thể sống tự do trong môi trường tự nhiên do trong tế bào có chứa
lục lạp, lục lạp có khả năng quang hợp để tổng hợp các chất cho cơ thể. Một số khác không chứa lục
lạp thì không tự tổng hợp được các chất mà phải lấy từ cơ thể vật chủ nên phải sống kí sinh. Do vậy
cả hai bạn đều nói đúng nhưng chưa đủ.
Câu 11. Hãy nêu tên một số nấm và lợi ích, tác hại của các loại nấm đó trong tự nhiên và trong
thực tiễn?

STT Tên nấm Lợi ích/Tác hại

1 Nấm mốc Có ích trong nghiên cứu, sản xuất kháng sinh

Có hại: làm hư hỏng thực phẩm, gây bệnh cho người,


động vật, ...

2 Nấm mộc nhĩ Làm thức ăn

3 Nấm linh chi Làm thức ăn

4 Nấm men Sản xuất thực phẩm, đồ uống…

5 Nấm đông trùng hạ thảo Làm dược phẩm

II. BÀI TẬP

Bài 1: Diễn tả bằng lời các ỵếu tố của các lực được vẽ ở hình dưới đây:

Bài 2: Một người kéo một hàng hướng từ trái sang phải với lực kéo có độ lớn 120 N. Hãy
biểu diễn lực đó trên hình vẽ (tỉ xích 1cm ứng với 30 N).
Bài 3: Khi treo vật nặng có trọng lượng 1 N, lò xo dãn ra 0,5 cm. Hỏi khi treo vật nặng có
trọng lượng 3 N thì lò xo ấy dãn ra bao nhiêu?
Bài 4: Hãy giải thích các hiện tượng sau và cho biết trong các hiện tượng này, ma sát có lợi
hay có hại:
a/. Ô tô đi vào bùn dễ bị sa lầy.
b/. Khi đi trên sàn nhà đá hoa mới lau dễ bị ngã.
Bài 5. Quan sát hình bên về cấu tạo nấm độc và trả lời các câu hỏi:

a) Tên các thành phẩn cấu tạo nấm độc (1), (2), (3), (4), (5), (6) là gì?

b) Thành phẩn cấu tạo nào sau đây thường có ở nấm độc mà không có ở nấm ăn được?
Bài 6. Quan sát hình ảnh một số nấm sau và trả lời các câu hỏi:

(1) (2) (3) (4)

a) Tên các loại nấm (1), (2), (3), (4) là gì?

b) Nấm nào có cấu tạo cơ thể đơn bào?

******* Chúc các em sức khỏe và học tập tốt *******

You might also like