You are on page 1of 7

Chương 1: Tổng quan về mạng MAN:

1. Khái niệm:
MAN là viết tắt của "Metropolitan Area Network" là mạng đô thị. Khoảng cách tối đa
giữa hai nút (node) thuộc mạng MAN là 100 Km. Mạng MAN là sự kết hợp giữa nhiều
mạng LAN lại với nhau. Phạm vi của MAN có thể bao trùm cả một tỉnh/thành phố và
phạm vi toàn quốc.
MAN có thể được phân loại thành hai loại: DQDB và SMDS.
 DQDB (Distributed Queue Dual Bus): Được coi là cấu hình bus kép đề cập
rằng mỗi máy chủ trong mạng sẽ được liên kết với hai đường truyền mạng
backbone.
 SMDS (Switched Multimegabit Data Services): SMDS kết nối các mạng LAN
khác nhau và cho phép các gói dữ liệu chuyển sang bất kỳ mạng LAN nào
khác trên SMDS. Đây là một mạng MAN tốc độ cao sử dụng tính năng chuyển
mạch gói (packet switching) như một datagram service (chế độ trong đó mạng
định tuyến mỗi datagram mà không liên quan đến bất kỳ datagram nào đến
trước hoặc sau nó).

2. Những yếu tố thúc đẩy sự phát triển mạng MAN:


 Sự phát triển bùng nổ các tổ hợp văn phòng, khu công nhiệp, công nghệ cao,
các khu chung cư. Sự bùng nổ về nhu cầu và loại hình trao đổi thông tin trong
tất cả các lĩnh vực hoạt động của xã hội như kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa
học lỹ thuật,…
 Các mạng nội bộ LAN đáp ứng được nhu cầu trao đổi thông tin với phạm vi
địa lý rất hẹp. Hàng loạt các dự án phát triển thông tin của chính phủ, của các
nhà cung cấp dịch vụ, các cơ quan, công ty, cơ sở đào tạo.
 Định hướng chuyển từ lưu lượng định hướng kênh sang lưu lượng định hướng
gói trong các mạng ngày nay. Công nghệ mạng truyền thống (TDM, PSTN)
không đáp ứng được nhu cầu truyền tải băng rộng và đa dịch vụ.
 Nhu cầu băng thông lớn đang thực sự trở thành nhu cầu thiết yếu tại các đô thị
lớn như Hà Nội, TP.HCM và một số các tỉnh lớn.
3. Ưu, nhược điểm của MAN:
3.1 Ưu điểm
 MAN có khả năng tạo ra các kết nối tốc độ cao, lên đến hàng trăm Mb/s có thể
mở rộng lên đến 1 Gb/s phục vụ cho: công tác chỉ đạo, quản lý hành chính nhà
nước, trao đổi thông tin, cung cấp các dịch vụ hành chính công, phát triển
thương mại điện tử.
 Xu hướng đa dịch vụ với nhu cầu băng thông lớn đang thực sự trở thành nhu
cầu thiết yếu tại các đô thị lớn như Hà Nội, TP.HCM và một số các tỉnh lớn.
Dịch vụ mạng đô thị băng rộng MAN sẽ cung cấp cho khách hàng nhiều dịch
vụ giá trị gia tăng, mang lại lợi nhuận đáng kể cho các nhà cung cấp dịch vụ.
 Sử dung mạng Man với nhiều loại hình dịch vụ với việc tối đa hóa lưu lượng
trên băng thông hiện tại,đa dạng hoá dịch vụ bằng việc cung cấp cả các dịch vụ
hiện tại và các dịch vụ mới trong tương lai, tăng cường khả năng cung cấp dịch
vụ trên diện rộng để đáp ứng các nhu cầu tương lai.
3.2 Nhược điểm
 Có mức băng thông trung bình nhằm để chạy các ứng dụng, dịch vụ thương
mại điện tử, ứng dụng trong hệ thống Ngân hàng.
 Phạm vi kết nối tương đối lớn.
 Chi phí cao.
 Quản trị mạng MAN phức tạp hơn.

4. So sánh LAN, MAN, WAN:


Cơ sở so sánh LAN MAN WAN
Local Area Metropolitan Area
Tên đầy đủ Wide Area Network
Network Network
Mạng kết nối một Mạng bao phủ những Nó mở rộng những
nhóm máy tính khu vực tương đối lớn khu vực lớn và kết
Ý nghĩa
trong một khu như thành phố, thị nối các quốc gia với
vực địa lý nhỏ. trấn. nhau. Ví dụ Internet.
Quyền sở hữu mạng Riêng tư Riêng tư hoặc chung Riêng tư hoặc chung
Thiết kế và bảo trì Dễ dàng Khó Khó
Độ trễ trên đường
Ngắn Trung bình Dài
truyền
Tốc độ Cao Trung bình Thấp
Tắc nghẽn Ít xảy ra Xảy ra nhiều hơn Xảy ra nhiều hơn
Trường học, bệnh Thị trấn nhỏ, Thành
Được dùng cho Quốc gia/Lục địa.
viện. phố.
Một cặp thiết bị Một lượng lớn các
Nhiều máy tính có thể
Cho phép duy nhất giao máy tính liên lạc
đồng thời tương tác.
tiếp. cùng một lúc.

5. Kiến trúc MAN theo mô hình của Cisco:


Tổng quan về kiến trúc của MAN thường đặt trong mối quan hệ với các dịch vụ MAN
được cung cấp bởi các nhà cung cấp khác nhau. Mỗi tổ chức lại có một cách xây dựng
kiến trúc MAN khác nhau. Theo Cisco, kiến trúc MAN được chia thành 5 lớp:
 Lớp truy nhập (Access): Cung cấp truy nhập băng rộng cho các khách hàng là
doanh nghiệp và dân cư, dựa trên công nghệ xDSL (ADSL, ADSL 2+, VDSL).
 Lớp kết tập (Aggregation): Cung cấp dịch vụ vận chuyển giữa lớp mạng truy
nhập và lớp mạng biên, bao gồm cả các nút phân phối và tổng hợp kết nối
trong topo vật lý khác nhau
 Lớp biên (Edge): Cung cấp các dịch vụ và các chính sách điều khiển quản lý
của mạng.
 Lớp ứng dụng dịch vụ (Service Application): Các giao diện ứng dụng mật độ
cao, chuyển mạch tốc độ cao, cổng dịch vụ IP và MPLS, định nghĩa dịch vụ
VPLS và VPWS, cổng liên kết làm việc dịch vụ VPN L2, VPN L3,…
 Lớp lõi (Core): Thực hiện chức năng chuyển tiếp gói tin nhanh (IP/MPLS),
quản lý tắc nghẽn và kỹ thuật điều khiển lưu lượng phức tạp, giao diện quang
tốc độ cao, sự hội tụ của xử lý gói tin và công nghệ quang.

Hình 1.1 Kiến trúc mạng MAN theo Cisco


Hình 1.2. Mô hình cung cấp dịch vụ trên mạng MAN
6. Xu hướng phát triển và kiến trúc của MAN Ethernet (MAN-E)
6.1 Xu hướng phát triển
Trong vài năm trở lại đây các nhà khai thác mạng viễn thông có khuynh
hướng tập trung đầu tư xây dựng mạng đường trục (backbone) để đáp ứng yêu cầu
băng thông truyền tải cho lưu lượng bùng nổ của Internet. Hiện nay khuynh hướng
phát triển mạng đã có sự thay đổi, người ta tập trung sự chú ý đến việc xây dựng
mạng nội vùng, nội hạt nói chung và MAN tại các đô thị, thành phố nói riêng, nơi
cần thiết phải đầu tư xây dựng, tổ chức lại để có thể đáp ứng được nhu cầu đa dạng
hoá dịch vụ của người sử dụng, đưa dịch vụ đến gần với khách hàng hơn, đảm bảo
việc kết nối với khách hàng “mọi nơi, mọi lúc, mọi giao diện”. Hình 1.3 cho ta một
cái nhìn tổng quan nhất về cấu trúc phân lớp xét trên quan điểm về cung cấp dịch
vụ.
Không giống như mạng đường trục, nơi có khuynh hướng hội tụ các
loại hình lưu lượng truyền tải về loại hình giao thức truyền tải phổ biến nhất là
IP/MPLS nhằm đạt được hiệu suất sử dụng mạng cao, mạng đô thị thực hiện tiếp
cận với rất nhiều loại hình ứng dụng và giao thức truyền tải cần phải truyền một
cách “trong suốt” giữa người sử dụng hoặc các mạng văn phòng với nhau. Do vậy
vấn đề đặt ra là cần phải cân nhắc giữa mục tiêu là truyền lưu lượng trong suốt và
đạt hiệu suất sử dụng mạng cao, đó là một bài toán đặt ra đối với các nhà xây dựng
mạng đô thị. Nó sẽ quyết định đến chiến lược triển khai mạng và dịch vụ cũng như
việc lựa chọn nhà cung cấp thiết bị mạng.
Nhìn từ quan điểm phân lớp cấp dịch vụ, đáp ứng các nhu cầu về dịch vụ
trong tương lai MAN có cấu trúc sau:

Hình 1.3. Cấu trúc mạng MAN về khả năng cung cấp dịch vụ
ASP: Nhà cung cấp ứng dụng (Application Service Provider).
SAN: Mạng lưu trữ dữ liệu vùng (Stogage Area Network).
TSL: Dịch vụ LAN trong suốt (Transparent LAN Service).
ISP : Nhà cung cấp dịch vụ (Internet Service Provide).
Xu hướng phát triển mạng của thế hệ kế tiếp (NGN: Next Generation
Networks) là từng bước thay thế hoặc chuyển lưu lượng mạng sử dụng công nghệ
TDM sang mạng sử dụng công nghệ chuyển mạch gói. Do vậy, công nghệ áp dụng
xây dựng MAN cũng không nằm ngoài xu hướng nói trên, đó là xây dựng cơ sở hạ
tầng mạng với mục tiêu hội tụ các loại hình dịch vụ dữ liệu, tiếng nói, truyền hình để
truyền tải trên cùng một cơ sở hạ tầng mạng.
Hiện nay một số công nghệ chủ yếu ở phân lớp 2 như là GbE (Gigabit
Ethenet), RPR (Resilient Packet Ring), SDH-NG(Next Generation SDH) được xem
là có triển vọng áp dụng để xây dựng MAN thế hệ kế tiếp.
6.2 Kiến trúc chung của MAN Ethernet
Kiến trúc mạng Metro dựa trên công nghệ Ethernet điển hình có thể mô tả như
hình 1.4. Phần mạng truy nhập tập hợp lưu lượng từ các khu vực (cơ quan, toà nhà,
…) trong khu vực của mạng Metro. Mô hình điển hình thường được xây dựng xung
quanh các vòng Ring quang, với mỗi vòng Ring truy nhập gồm từ 5 đến 15 node.
Những vòng Ring này mang lưu lượng từ các khách hàng khác nhau đến các điểm
POP mà các điểm này được kết nối với nhau bằng mạng lõi. Một mạng lõi điển hình
sẽ bao phủ được nhiều thành phố hoặc một khu vực tập trung nhiều doanh nghiệp.

Hình 1.4. Mô hình MAN Ethernet điển hình


Một khía cạnh quan trọng của những mạng lõi này là các trung tâm dữ liệu,
thường được đặt node quan trọng. Đây cũng chính là nơi mà các dịch vụ từ nhà cung
cấp cho các khách hàng. Quá trình truy nhập đến đường trục Internet được cung cấp
tại một hoặc một số điểm POP cấu hình trên mạng lõi. Việc sắp xếp này có nhiều ưu
điểm phụ liên quan đến quá trình thương mại điện tử. Hiện tại cơ sở hạ tầng cho
mục đích phối hợp thương mại điện tử cũng gần giống như lõi của mạng Ethernet,
có nhiều phiên giao dịch hơn được xử lý và sau đó giảm dần - đây là hai ưu điểm nổi
trội khi tổ chức một giao dịch thành công dựa trên sự thực hiện của Internet.
6.3 Công nghệ Ethernet quang (Gigabit Ethernet - GbE)
Hiện nay, Ethernet chiếm tới 85% trong ứng dụng mạng LAN. Chuẩn Gigabit
Ethernet có thể sử dụng để mở rộng dung lượng LAN tiến tới MAN và thậm chí cả
đến WAN nhờ các card đường truyền Gigabit trong các bộ định tuyến IP. Những
card này có giá thành rẻ hơn 5 lần so với card đường truyền cùng dung lượng sử
dụng công nghệ SDH. Nhờ đó, Gigabit Ethernet trở nên hấp dẫn trong môi trường
MAN để truyền tải lưu lượng IP qua các mạch vòng WDM hoặc thậm chí cho cả các
tuyến WDM cự ly dài. Hơn thế nữa, các cổng Ethernet 10 Gbit/s đã được chuẩn hoá.
Mạng Ethernet tốc độ bit thấp (ví dụ 10Base-T hoặc 100Base-T) sử dụng kiểu
truyền hoàn toàn song công, ở đây băng tần truyền dẫn hiệu dụng được chia sẻ giữa
tất cả người sử dụng và giữa hai hướng truyền dẫn. Để kiểm soát sự truy nhập vào
băng tần chia sẻ có thể dử dụng công nghệ CSMA-CD. Điều này sẽ giảm giới hạn
kích thước vật lý của mạng vì thời gian chuyển tiếp không vượt quá “khe thời gian”
có độ dài khung nhỏ nhất (chẳng hạn 512 bit đối với 10 Base-T và 100 Base-T.
Khi Gigabit Ethernet (1000 Base-X) sử dụng kiểu song công nó trở thành một
phương pháp tạo khung và bao gói đơn giản và tính năng CSMA-CD không còn
được sử dụng. Chuyển mạch Ethernet cũng được sử dụng để mở rộng tô-pô mạng
thay thế cho các tuyến điểm-điểm.
Độ dài cực đại của Gigabit Ethernet là 1500 byte nhưng có thể mở rộng tới
9000 byte (khung jumbo) trong tương lai. Tuy nhiên, kích thước tải lớn hơn sẽ khó
tương hợp với các chuẩn Ethernet trước đây và hiện tại cũng chưa có chuẩn nào cho
vấn đề này.
Khung Ethernet được mã hoá trong sóng mang quang sử dụng mã 8B/10B.
Trong 8B/10B mỗi byte mã hoá sử dụng 10 bit nhằm để đảm bảo mật độ chuyển tiếp
phù hợp trong tín hiệu khôi phục đồng hồ. Do đó thông lượng đầu ra 1 Gbit/s thì tốc
độ đường truyền là 1,25 Gbit/s. Việc mã hoá cũng phải đảm bảo chu kỳ trống được
lấp đầy ký hiệu có mật độ chuyển tiếp phù hợp giữa trạng thái 0 và 1 khi các gói
không được phát đi nhằm đảm bảo khả năng khôi phục đồng hồ.
Gigabit Ethernet cung cấp một số CoS như định nghĩa trong tiêu chuẩn IEEE
802.1Q và 802.1P. Những tiêu chuẩn này dễ dàng cung cấp CoS qua Ethernet bằng
cách gắn thêm thẻ cho các gói cùng chỉ thị ưu tiên hoặc mức dịch vụ mong muốn
cho gói. Những thẻ này cho phép tạo những ứng dụng liên quan đến khả năng ưu
tiên của gói cho các phần tử trong mạng.

You might also like