You are on page 1of 27

Họ và tên: … Đào Thị Huyền ……… . .

Mã Sinh viên: …1973401010105……

Khóa/Lớp: (tín chỉ)… CQ57/31.1_LT2 (Niên chế):… CQ57/31.04……………

STT: …16……………………………. ID phòng thi: …581 058 1208………

Ngày thi:…12/06/2021……………………Giờ thi: …9h15…………………….

BÀI THI MÔN: …Quản lý hành chính công……………

Hình thức thi: Bài tập lớn/Tiểu luận

Thời gian thi: …3ngày…


BÀI LÀM

Đề tài: Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính ở Việt Nam trong
bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 2
I. Tính cấp thiêt của đề tài ............................................................................... 2
II. Mục đích, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài .............................. 4
III. Phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài ............................................................. 4
IV. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ..................................................... 4
V. Kết cấu công trình nghiên cứu ..................................................................... 5
CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH........... 5
I. TỔNG QUAN VỀ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ........................................... 5
1. Khái niệm.................................................................................................. 5
2. Đặc điểm ................................................................................................... 6
3. Ý nghĩa...................................................................................................... 6
4. Phân loại ................................................................................................... 6
5. Nguyên tắc xây dựng và thực hiện thủ tục hành chính ............................ 7
6. Nghĩa vụ cơ quan nhà nƣớc trong thực hiện thủ tục hành hính ............... 7
7. Các bƣớc giải quyết thủ tục hành chính ................................................... 8
II. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH 8
1. Sự cần thiết phải cải cách thủ tục hành chính .......................................... 8
2. Khái niệm cải cách thủ tục hành chính ..................................................... 9
3. Nội dung cải cách thủ tục hành chính ...................................................... 9
4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến cải cách thủ tục hành chính ....................... 10
III. CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH Ở MỘT SỐ QUỐC GIA VÀ BÀI HỌC CHO
VIỆT NAM ...................................................................................................... 10

1
1. Cải cách hành chính ở các quốc gia khác ............................................... 10
2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ....................................................... 12
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH Ở
VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KIHH TẾ QUỐC TẾ......... 13
I. TỔNG QUAN VỀ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH Ở VIỆT NAM ............ 13
II. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH
CHÍNH Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC
TẾ ...................................................................................................................15
1. Kết quả đạt đƣợc ..................................................................................... 15
2. Những hạn chế và nguyên nhân dẫn đến những hạn chế đó .................. 17
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH
CHÍNH Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC
TẾ ........................................................................................................................ 21
I. ĐỊNH HƢỚNG VÀ QUAN ĐIỂM CỦA NHÀ NƢỚC VỀ CẢI CÁCH
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH .............................................................................. 21
1. Định hƣớng của nhà nƣớc về cải cách thủ tục hành chính trong bối cảnh
hội nhập kinh tế quốc tế (giai đoạn 2021 - 2030) ......................................... 21
2. Quan điểm của Nhà nƣớc về cải cách hành chính, trong đó có thủ tục
hành chính giai đoạn 2021-2030 ................................................................... 22
II. GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ........................... 23
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 25
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................... 25

LỜI MỞ ĐẦU
I. Tính cấp thiêt của đề tài
Nhƣ chúng ta đã biết, thủ tục hành chính với tƣ cách là bộ phận của thể chế
hành chính, ngày càng có vai trò quan trọng trong hoạt động quản lý hành chính

2
nhà nƣớc. Thủ tục hành chính đƣợc quy định với mục đích tạo ra trật tự trong
hoạt động quản lý của các cơ quan nhà nƣớc khi tiến hành các hoạt động quản lý
của mình; đảm bảo cho các quyết định hành chính đƣợc thi hành thống nhất và
có thể kiểm tra đƣợc tính hợp pháp và hợp lý của quyết định hành chính thông
qua thủ tục hành chính. Đặc biệt, thủ tục hành chính là sự biểu hiện trình độ văn
hoá, mức độ văn minh của nền hành chính. Do đó, nếu không đẩy mạnh cải cách
thủ tục hành chính thì nó sẽ là một nguyên nhân gây ác tắc, kìm hãm các hoạt
động kinh tế - xã hội, việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công dân cũng
nhƣ sự hoạt động nhịp nhàng của bộ máy hành chính Nhà nƣớc, và điều đáng
ngại là chính nó sẽ làm giảm lòng tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nƣớc.
Trong nhiều năm qua, cùng với sự phát triển và hội nhập, cải cách thủ tục
hành chính ở nƣớc ta đã và đang có những chuyển biến hết sức tích cực. Điều
này đƣợc thể hiện thông qua những quyết sách vô cùng đúng đắn của Đảng và
Nhà nƣớc ta. Đó là Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22/06/2007, Nghị định
số 48/2013/NĐ-CP ngày 15/04/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số
điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính, Nghị quyết
số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ về Ban hành chương trình tổng
thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2011 - 2020. Trong quá trình triển
khai thực hiện, bên cạnh những kết quả đạt đƣợc nhƣ thủ tục hành chính đƣợc
công khai, giảm hẳn tình trạng gây phiền hà, sách nhiễu tổ chức, công dân; tinh
thần, trách nhiệm, năng lực chuyên môn của cán bộ công chức đƣợc nâng lên
đáng kể thì vẫn còn những tồn tại nhiều vấn đề bức xúc, biểu hiện ở thủ tục hành
chính còn rƣờm rà, thủ tục chồng chéo, trùng lặp, chƣa ban hành kịp thời gây
khó khăn cho công dân trong quá trình giải quyết công việc. Những hạn chế này,
cần phải đƣợc khắc phục kịp thời để phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã
hội của cả nƣớc. Việc cải cách thủ tục hành chính vừa có ý nghĩa lý luận và có
tính thực tiễn cấp thiết, đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế nhƣ
hiện nay. Để hiểu rõ một cách cụ thể, lý giải những vấn đề đang còn khúc mắc

3
do những bất cập hiện nay ở công tác hành chính gây ra và nhận thức đƣợc thực
trạng cũng nhƣ vai trò và ý nghĩa và tầm quan trọng đó, em đã lựa chọn đề tài:
"Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập
kinh tế quốc tế" làm đề tài nghiên cứu.
II. Mục đích, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Mục đích: Bài tiểu luận xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn cải cách thủ tục
hành chính ở Việt Nam để từ đó đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh việc cải
cách thủ tục hành chính ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Đối tượng nghiên cứu: việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính ở Việt
Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Phạm vi nghiên cứu: Tại Việt Nam từ năm 2011 đến nay
III. Phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài
Bài tiểu luận đƣợc thực hiện dựa trên các quan điểm, chủ trƣơng của Đảng,
chính sách của Nhà nƣớc về cải cách thủ tục hành chính và một số phƣơng pháp
nghiên cứu khoa học cụ thể nhƣ: phƣơng pháp phân tích - tổng hợp, phƣơng
pháp so sánh, phƣơng pháp lịch sử, phƣơng pháp thống kê,...
IV. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Về mặt lý luận: Bài tiểu luận góp phần hệ thống hóa các quan điểm, đánh giá
quá trình thực hiện cải cách thủ tục hành chính ở Việt Nam trong bối cảnh hội
nhập kinh tế quốc tế; là tài liệu tham khảo mang tính hệ thống về thực hiện cải
cách thủ tục hành chính ở Việt Nam. Chỉ ra những ƣu điểm, bất cập của quá
trình cải cách thủ tục hành chính qua kinh nghiệm thực tiễn để đề xuất những
giải pháp có tính khả thi cao.
Về mặt thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của bài tiểu luận là bức họa tƣơng đối
thực tế về việc đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính ở Việt Nam trong bối cảnh
hội nhập kinh tế quốc tế. Kết quả nghiên cứu của bài luận cũng có thể là tài liệu
tham khảo cho việc hoạch định, lập kế hoạch tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục
hành chính của Việt Nam trong những thời kỳ kế tiếp.

4
V. Kết cấu công trình nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phần nội dung
của bài tiểu luận sẽ đƣợc chia thành 3 chƣơng:
CHƢƠNG 1: Lý luận về cải cách thủ tục hành chính.
CHƢƠNG 2: Thực trạng cải cách thủ tục hành chính ở Việt Nam trong bối cảnh
hội nhập kinh tế quốc tế.
CHƢƠNG 3: Giải pháp đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính ở Việt Nam trong
bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

CHƢƠNG 1:
LÝ LUẬN VỀ CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
I. TỔNG QUAN VỀ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
1. Khái niệm
Khái niệm: "Thủ tục hành chính là trình tự về thời gian, không gian và là
cách thức giải quyết công việc của cơ quan hành chính công trong mối quan hệ
với các cơ quan, tổ chức và cá nhân công dân."
Thủ tục hành chính đƣợc đặt ra để các cơ quan nhà nƣớc có thể thực hiện
mọi hoạt động cần thiết của mình, trong đó bao gồm:
+ Trình tự thành lập các công sở.
+ Trình tự bổ nhiệm, bãi nhiệm, điều động công chức.
+ Trình tự lập quy, áp dụng quy phạm pháp luật.
+ Trình tự điều hành, tổ chức các hoạt động tác nghiệp hành chính.
Thủ tục hành chính đƣợc điều chỉnh bởi quy phạm hành chính, là cơ sở pháp
lý cho các cơ quan nhà nƣớc thực hiện chức năng của mình, tạo điều kiện đảm

5
bảo cho pháp chế đƣợc giữ vững, mở rộng dân chủ, công khai trong quản lý nhà
nƣớc theo một quy trình thống nhất.
2. Đặc điểm
+ Thủ tục hành chính lệ thuộc vào nhận thức của cơ quan xây dựng và cơ quan
thực hiện các thủ tục đã ban hành.
+ Thủ tục hành chính phụ thuộc vào thực tế của quá trình giải quyết công việc.
+ Thủ tục hành chính rất đa dạng, phức tạp.
3. Ý nghĩa
+ Thủ tục hành chính đảm bảo cho các quy phạm vật chất quy định trong các
quyết định hành chính đƣợc thi hành thuận lợi.
+ Thủ tục hành chính đảm bảo cho việc thi hành quyết định đƣợc thống nhất và
kiểm tra đƣợc tính hợp lý, các hệ quả do việc thực hiện các quyết định hành
chính tạo ra.
+ Thủ tục hành chính sẽ nâng cao tính chất nghiêm minh của pháp luật. Nó sẽ
cho phép các cơ quan hành chính áp dụng các biện pháp thích hợp và thống
nhất để thi hành một công vụ nhất định.
+ Thủ tục hành chính khi đƣợc xây dựng và vận dụng hợp lý sẽ tạo khả năng
sáng tạo trong việc thực hiện các quyết định quản lý đã đƣợc thông qua, đem
lại hiệu quả thiết thực cho quản lý nhà nƣớc.
+ Thủ tục hành chính liên quan đến quyền lợi của công dân nên nếu đƣợc xây
dựng và vận dụng hợp lý vào đời sống sẽ tạo ra mối quan hệ tốt giữa nhà
nƣớc và công dân, hiệu quả quản lý nhà nƣớc đƣợc nâng cao, lòng tin của
ngƣời dân vào cơ quan nhà nƣớc đƣợc củng cố.
+ Thủ tục hành chính là một bộ phận của pháp luật về hành chính, nên việc xây
dựng và thực hiện tốt các thủ tục hành chính sẽ góp phần quan trọng trong
quá trình xây dựng và triển khai pháp luật.
4. Phân loại

6
- Theo đối tƣợng quản lý hành chính công: thủ tục trong xây dựng cơ bản, thủ
tục trƣớc bạ,...
- Theo các công việc hành chính cụ thể trong quá trình hoạt động của cơ quan
Nhà nƣớc: thủ tục thông qua và ban hành văn bản pháp quy; thủ tục xét phong
tặng các danh hiệu (đơn vị, cá nhân anh hùng, chiến sỹ thi đua, nhà giáo ƣu
tú,...); thủ tục tuyển dụng cán bộ,...
- Theo chức năng hoạt động của các cơ quan: thủ tục cung cấp các dịch vụ thông
tin, thủ tục cho phép xuất khẩu các nguyên liệu hiếm, thủ tục kiểm tra mức độ an
toàn lao động,..
- Theo quan hệ công tác: thủ tục nội bộ, thủ tục liên hệ, thủ tục văn thƣ.
5. Nguyên tắc xây dựng và thực hiện thủ tục hành chính
- Các nguyên tắc xây dựng thủ tục hành chính:
+ Thủ tục hành chính đƣợc xây dựng phải trên cơ sở luật, nhằm thực hiện luật,
đảm bảo pháp chế.
+ Thủ tục hành chính đƣợc xây dựng phải phù hợp với thực tế, với yêu cầu
khách quan của sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc.
+ Thủ tục hành chính đƣợc xây dựng phải đơn giản, dễ hiểu, công khai, thuận
lợi cho việc thực hiện.
- Các nguyên tắc thực hiện thủ tục hành chính:
+ Thực hiện thủ tục hành chính phải đảm bảo chính xác, công minh.
+ Các bên tham gia thủ tục hành chính đều bình đẳng trƣớc pháp luật.
+ Các cơ quan nhà nƣớc giải quyết nhanh chóng và gọn các yêu cầu của dân,
đồng thời tăng cƣờng quản lý chặt chẽ, tránh bị sơ hở, lợi dụng thủ tục hành
chính gây phiền hà cho dân.
6. Nghĩa vụ cơ quan nhà nƣớc trong thực hiện thủ tục hành hính
- Quy định rõ về chế độ công vụ
- Công khai hóa các thủ tục hành chính
- Giải quyết kịp thời các khiếu nại của nhân dân

7
- Có đội ngũ cán bộ am hiểu chuyên môn và phẩm chất tốt
7. Các bƣớc giải quyết thủ tục hành chính
- Khởi xướng vụ việc: là giai đoạn bắt đầu thủ tục hành chính. Trong giai đoạn
này phải tiến hành các hoạt động mang tính thủ tục: Triệu tập ngƣời có liên
quan; tập hợp chứng cứ, hồ sơ, lập biên bản hoặc ra văn bản có giá trị pháp lý để
đƣa vụ việc ra giải quyết.
- Xem xét và ra quyết định giải quyết vụ việc: là giai đoạn trung tâm của thủ tục
hành chính, thƣờng theo một quy trình nhất định gồm: Nghiên cứu vụ việc; thu
thập, xác minh các căn cứ cần thiết; đánh giá khách quan và toàn diện vụ việc
xảy ra; ra quyết định về vụ việc. Thời hạn ra quyết định, trình tự, nội dung,...
phải theo quy định chi tiết của pháp luật.
- Thi hành quyết định: Nếu không có khiếu nại hoặc kháng nghị thì các bên tham
gia vào thủ tục hành chính phải có trách nhiệm thi hành quyết định theo luật
định.
- Giải quyết khiếu nại: Khiếu nại và xem xét khiếu nại đối với quyết định là giai
đoạn có thể xảy ra sau khi ra quyết định và cả trong trƣờng hợp sau khi quyết
định đã đƣợc thi hành.
II. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH
CHÍNH
1. Sự cần thiết phải cải cách thủ tục hành chính
Thủ tục hành chính là trình tự cần thiết để cơ quan nhà nƣớc giải quyết
quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân và các tổ chức theo pháp luật. Hiện nay
thủ tục hành chính ở nƣớc ta còn có những điểm hạn chế sau:
- Đòi hỏi quá nhiều giấy tờ, gây phiền hà cho dân, nhất là với những ngƣời ít
hiểu biết các quy định lề lối làm việc của cơ quan nhà nƣớc.
- Còn nhiều cửa, nhiều tầng nấc trung gian không cần thiết, còn rƣờm rà, không
rõ ràng về trách nhiệm.

8
- Còn trì trệ và còn có thói quen kinh nghiệm chủ nghĩa, không thích hợp và
không đáp ứng với yêu cầu mới của thời kỳ mở cửa.
- Thiếu thống nhất và thƣờng bị thay đổi một cách tùy tiện và còn thiếu công
khai.
Chính do những nhƣợc điểm trên mà thủ tục hành chính của Nhà nƣớc còn
gây nhiều phiền hà, gây ra tệ cửa quyền, bệnh giấy tờ trong bộ máy hành chính
và là mảnh đất thuận lợi cho nạn tham nhũng phát triển, làm giảm lòng tin của
nhân dân, của các đối tác nƣớc ngoài vào bộ máy Nhà nƣớc. Chính vì vây, cải
cách thủ tục hành chính là rất cần thiết, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế
quốc tế hiện nay; là chủ trƣơng lớn của Đảng và Nhà nƣớc ta nhằm tạo thuận lợi
cho nhân dân, các tổ chức, và các doanh nghiệp trong mọi mặt đời sống, thúc
đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc.
2. Khái niệm cải cách thủ tục hành chính
"Cải cách thủ tục hành chính là cải cách các quy định pháp luật về trình tự,
thủ tục thực hiện thẩm quyền của các cơ quan hành chính nhà nƣớc, ngƣời có
thẩm quyền; cải cách các quy định về các loại thủ tục hành chính; cải cách việc
thực hiện các thủ tục hành chính."
3. Nội dung cải cách thủ tục hành chính
- Đảm bảo tính pháp lý, hiệu quả, minh bạch và công bằng trong giải quyết các
công việc hành chính:
Cắt giảm và nâng cao chất lƣợng thủ tục hành chính trong tất cả các lĩnh vực
quản lý nhà nƣớc, nhất là thủ tục hành chính liên quan tới ngƣời dân, doanh
nghiệp. Mẫu hóa thống nhất trong cả nƣớc các loại giấy tờ cần thiết, công khai
minh bạch tất cả các thủ tục hành chính bằng các hình thức thiết thực và thích
hợp; thực hiện thống nhất cách tính chi phí mà cá nhân, tổ chức phải bỏ ra khi
giải quyết thủ tục hành chính tại cơ quan hành chính nhà nƣớc; duy trì và cập
nhật cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính.

9
- Ban hành cơ chế kiểm tra cán bộ, công chức tiếp nhận và giải quyết các công
việc của dân:
Kiểm soát chặt chẽ việc ban hành mới các thủ tục hành chính theo quy định
của pháp luật, quy định rõ ràng, cụ thể trách nhiệm cá nhân trong khi thi hành
công vụ. Xử lý nghiêm ngƣời có hành vi sách nhiễu, hách dịch, vô trách nhiệm,
và khen thƣởng những ngƣời hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao. Đi cùng với đó
là đơn giản hóa thủ tục hành chính,..
- Mở rộng thực hiện cơ chế “một cửa” trong việc giải quyết công việc của cơ
quan hành chính nhà nƣớc các cấp đối với tổ chức và cá nhân:
Theo Quyết định 181/QĐ-TTg ngày 04/09/2003 của Thủ tƣớng Chính phủ,
việc thực hiện cơ chế "một cửa" là: tổ chức, công dân có nhu cầu giải quyết
công việc, chỉ cần đến một địa điểm tại cơ quan hành chính nhà nƣớc ở địa
phƣơng sẽ đƣợc cung cấp các thông tin cần thiết đầy đủ và chính xác nhất.
4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến cải cách thủ tục hành chính
- Thứ nhất, năng lực nhận thức của chủ thể thủ tục hành chính
- Thứ hai, hệ thống các quy định về thủ tục hành chính
- Thứ ba, truyền thông và sự tham gia của các nguồn lực xã hội
III. CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH Ở MỘT SỐ QUỐC GIA VÀ BÀI
HỌC CHO VIỆT NAM
1. Cải cách hành chính ở các quốc gia khác
- Singapore: Có diện tích nhỏ, dân số ít, tài nguyên thiên nhiên không có gì,
nhƣng đƣợc coi là “một con hổ” của châu Á. Sự thần kỳ trong quản lý và phát
triển kinh tế của nƣớc này xuất phát từ việc cải cách hành chính đƣợc quan tâm
thực hiện từ đầu những năm 70 của thế kỷ XX và có chính sách thu hút nhân tài
rõ ràng, đúng đắn. Trong đó, có một số biện pháp cải cách hành chính nhƣ sau:
+ Áp dụng bộ quy chuẩn ISO 9000 trong bộ máy hành chính, coi đó vừa là công
cụ cải tiến lề lối làm việc, vừa là công cụ đánh giá hiệu quả, phân loại công
chức.

10
+ Đƣa tinh thần “doanh nghiệp” vào hoạt động của bộ máy hành chính mà cốt
lõi là lấy hiệu quả làm thƣớc đo.
+ Đề ra Chƣơng trình xoá bỏ cách làm việc quan liêu, nhiều tầng nấc của bộ
máy hành chính với mục tiêu là việc gì cũng phải có cơ quan chịu trách nhiệm.
+ Thƣờng xuyên rà soát để loại bỏ những quy định lỗi thời không còn phù hợp.
+ Đặc biệt chú trọng công tác đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ công chức, coi đó
là giải pháp cơ bản nhất để xây dựng nền công vụ có hiệu quả.
Nhà nƣớc đã có chính sách cụ thể trong việc trả lƣơng xứng đáng cho cán
bộ, công chức, qua đó hạn chế tối đa nạn tham nhũng, minh bạch hóa chính phủ,
tạo đà cho cán bộ công chức dành hết tâm sức cho công việc đƣợc giao.
- Nhật Bản: Mục tiêu cải cách của Nhật Bản là xây dựng một chính phủ có bộ
máy hành chính gọn nhẹ, hiệu quả cao nhằm tăng cƣờng vai trò lãnh đạo của
Thủ tƣớng và nội các. Phƣơng pháp thực hiện là tổ chức lại và giảm số lƣợng
các Bộ, xây dựng hệ thống các cơ quan hành chính độc lập, quy định rõ phạm vi
thẩm quyền và nâng cao hiệu quả việc phối hợp công tác giữa các cơ quan; thiết
lập một hệ thống tiêu chí nhằm đánh giá các chính sách, tách bộ phận hoạch
định chính sách khỏi các cơ quan có chức năng tổ chức, đẩy mạnh tƣ nhân hóa,
thuê khoán bên ngoài một loạt dịch vụ…Và kết quả thu đƣợc rất đáng khích lệ.
Trƣớc cải cách, đa phần các chính sách đƣợc các Bộ đề xuất, sau cải cách thì
những chính sách quan trọng có tầm chiến lƣợc đƣợc Thủ tƣớng chỉ đạo và đề
xuất…
- Cuba: đã tiến hành cải cách hành chính trong nhiều năm qua với một số nét nổi
bật sau: Năm 2007, Cu Ba đã quy định sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nƣớc
để thông qua một hệ thống quản lý “hoàn thiện”; năm 2008, tiến hành cải cách
nông nghiệp, tăng giá nông sản nhà nƣớc chi trả cho ngƣời dân, cho thuê đất bỏ
hoang, nới lỏng quy định về việc ngƣời dân bán sản phẩm cho ngƣời tiêu dùng,
cải cách tiền lƣơng theo năng suất lao động. Năm 2009, cải cách cơ quan quản
lý kinh tế nhà nƣớc, Chính phủ cắt giảm ngân sách và nhập khẩu. Năm 2010,

11
chính quyền thành phố đƣợc xây dựng kế hoạch kinh tế có thể có các hợp tác xã
hay doanh nghiệp nhỏ, thời hạn cho công ty nƣớc ngoài thuê đất tăng từ 50 năm
lên 99 năm đối với các dự án du lịch và giải trí; cắt giảm 500.000 biên chế và
trong thời gian 6 tháng đã cấp 250.000 giấy phép kinh doanh mới cho các hộ
kinh doanh. Đảng Cộng sản Cu Ba đang tiến hành các kế hoạch cải tổ một cách
mạnh mẽ, trong đó nổi bật là từng bƣớc “tƣ nhân hóa” nền kinh tế, “trẻ hóa” đội
ngũ lãnh đạo, mở đầu cho quá trình cải cách sâu rộng trên tất cả mọi lĩnh vực
đời sống xã hội tại Cu Ba.
2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Kinh nghiệm cải cách hành chính quốc tế rất phong phú, đa dạng. Trong thời
gian tới, chúng ta có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm để vận dụng vào điều
kiện cụ thể của Việt Nam, cụ thể là:
+ Thứ nhất, sự lãnh đạo, chỉ đạo kiên quyết của Đảng cầm quyền. Phải có quyết
tâm và sự lãnh đạo quyết liệt từ ngay cấp cao nhất của hệ thống chính trị thì cải
cách mới có thể thành công.
+ Thứ hai, cải cách bắt đầu từ thay đổi nhận thức. Cần tạo đƣợc sự đồng thuận,
thống nhất trong quan điểm và nhận thức về cải cách của lãnh đạo và đội ngũ
cán bộ, công chức trong các cơ quan công quyền và ngƣời dân về chủ trƣơng,
đƣờng lối cải cách do Đảng cầm quyền lãnh đạo
+ Thứ ba, cải cách cần đƣợc tiến hành một cách kiên trì, lâu dài và đồng bộ,
toàn diện trong toàn bộ hệ thống chính trị và hành chính. Chúng ta thấy rất
nhiều nƣớc bắt đầu cải cách từ rất lâu (Malaysia từ những năm 60 thế kỷ trƣớc,
Singapore cải cách từ đầu những năm 70, Trung Quốc từ năm 1979...) đã tiến
hành hàng chục năm và chƣa có dấu hiện kết thúc, hay nói cách khác là cải
cách một cách liên tục, kéo dài đến nay và sẽ tiếp tục trong thời gian tới.
+ Thứ tư, xây dựng, đào tạo đội ngũ công chức nhà nƣớc đủ năng lực, có khả
năng đáp ứng đƣợc các yêu cầu ngày càng cao trong giai đoạn mới. Kinh
nghiệm cải cách hành chính của các nƣớc trên thế giới cho thấy việc xây dựng

12
đƣợc đội ngũ cán bộ, công chức nhà nƣớc đủ năng lực chuyên môn, tinh thần
thái độ, có trách nhiệm trong thực hiện công vụ có vai trò rất quan trong trong
thành công của cải cách.
+ Thứ năm, tăng cƣờng đầu tƣ xây dựng, phát triển cơ sở kỹ thuật hạ tầng phục
vụ nền hành chính quốc gia.
+ Thứ sáu, vận dụng các bài học kinh nghiệm, tăng cƣờng giao lƣu hợp tác quốc
tế về cải cách hành chính. Có thể nghiên cứu kinh nghiệm của Ai Cập khi đã kêu
gọi đƣợc nguồn vốn quốc tế (cụ thể là từ Mỹ) phục vụ cải cách hành chính và
phát triển kinh tế.
=> Kết luận chung chương 1: Thủ tục hành chính là cơ sở pháp lý cho các
cơ quan nhà nƣớc thực hiện chức năng của mình, tạo điều kiện đảm bảo cho
pháp chế đƣợc giữ vững, mở rộng dân chủ, công khai trong quản lý nhà nƣớc
theo một quy trình thống nhất. Cải cách thủ tục hành chính là một điều hết sức
cần thiết để có thể xóa bỏ những hạn chế trong thủ tục hành chính của Việt Nam
hiện nay nhƣ: đòi hỏi quá nhiều giấy tờ, còn nhiều cửa, nhiều tầng nấc trung
gian, còn trì trệ,...Với những nội dung cải cách cụ thể và kinh nghiệm cải cách
hành chính từ nhiều quốc gia trên thế giới, Việt Nam sẽ thành công trên con
đƣờng cải cách thủ tục hành chính. Trên đây là toàn bộ cơ cở lý thuyết để chúng
ta tiếp tục nghiên cứu thực trạng của cải cách hành chính công ở Việt Nam trong
bối cảnh hội nhập quốc tế nhƣ hiện nay.

CHƢƠNG 2:
THỰC TRẠNG CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH Ở VIỆT NAM
TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KIHH TẾ QUỐC TẾ
I. TỔNG QUAN VỀ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH Ở VIỆT NAM

13
Mặc dù đã có nhiều giải pháp đƣợc triển khai, song cải cách thủ tục hành
chính (TTHC) hiện nay vẫn nặng về định tính, chủ quan và chƣa đáp ứng đƣợc
kỳ vọng của đông đảo ngƣời dân.
Trong 6 tháng đầu năm 2013, Chính phủ đã ban hành gần 60 nghị định quan
trọng để kịp thời điều chỉnh các quan hệ kinh tế - xã hội cần thiết, đáp ứng yêu
cầu của công tác quản lý nhà nƣớc. Các bộ, ngành và địa phƣơng tiếp tục triển
khai thực hiện đơn giản hóa TTHC, cụ thể là: đơn giản hóa 115 TTHC, nâng
tổng số lên 3.396 TTHC trên tổng số 4.751 TTHC đƣợc Chính phủ phê duyệt tại
25 nghị quyết; đánh giá tác động 1.053 TTHC đƣợc quy định tại 237 dự thảo
văn bản quy phạm pháp luật; ban hành 2.181 quyết định công bố TTHC và cập
nhật vào cơ sở dữ liệu quốc gia.
Mặc dù đã đạt đƣợc những kết quả nhất định, song cải cách hành chính nói
chung còn chậm, TTHC vẫn còn rƣờm rà, mang nặng tính hình thức, chƣa chủ
động, chƣa tạo đƣợc sự tham gia rộng rãi của các cơ quan, tổ chức, ngƣời dân và
xã hội. Nhiều bộ, ban, ngành và địa phƣơng chƣa ban hành kế hoạch cải cách
TTHC năm 2013; việc xây dựng văn bản pháp luật còn chậm, không đồng bộ.
Công tác ban hành các TTHC không đúng quy trình dẫn đến sự chồng chéo,
mâu thuẫn lẫn nhau trong quản lý điều hành giữa các bộ, ngành và chính quyền
các cấp; làm cho nhiều văn bản quản lý cấp dƣới trái với luật pháp và văn bản
quản lý của cơ quan quản lý nhà nƣớc cấp trên. Hiện tƣợng các cơ quan đùn đẩy
trách nhiệm cho nhau khi giải quyết công việc, thái độ thiếu tôn trọng nhân dân,
cửa quyền, ban ơn, thậm chí sách nhiễu, đòi hối lộ vẫn còn diễn ra.
Thời gian gần đây, có khá nhiều văn bản pháp lý vừa “ra đời” đã bị bãi bỏ
ngay sau đó, bởi thiếu tính thực tế và nhiều khi còn trái với quy định của pháp
luật, nhƣ: ƣu tiên cộng điểm cho Bà mẹ Việt Nam anh hùng thi đại học, quy
định cấm thí sinh phát tán bằng chứng tiêu cực trong ngành giáo dục dƣới mọi
hình thức... của Bộ Giáo dục và Đào tạo; hay việc ghi tên cha mẹ trên chứng
minh thƣ nhân dân của Bộ Công an; quay phim, chụp ảnh cảnh sát giao thông

14
đang làm nhiệm vụ phải xin phép... Một thực tế diễn ra ở Việt Nam, đó là có quá
nhiều các loại thủ tục với các tầng nấc khác nhau, hơn nữa thủ tục cũng còn
rƣờm rà. Để giải quyết một công việc nào đó, ngƣời dân phải tốn nhiều thời
gian, sức lực và tiền của mới giải quyết đƣợc. Một ví dụ điển hình cho công tác
hành chính ở nƣớc ta còn phức tạp, chƣa đơn giản hóa, đó là: khi nộp hồ sơ, thì
giấy tờ bản sao, nhƣ: hộ khẩu, chứng minh thƣ nhân dân đều phải đƣợc yêu cầu
chứng thực, mặc dù trong hồ sơ đã có bản chính. Điều này dẫn đến việc lãng phí
thời gian, tiền của.
Theo báo cáo của Trung tâm nghiên cứu Phát triển và Hỗ trợ cộng đồng,
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Chƣơng trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP)
công bố ngày 14/5/2013 về kết quả chỉ số hiệu quả quản trị hành chính công cấp
tỉnh, năm 2012 cho thấy, 32% ý kiến cho rằng, phải lót tay khi làm TTHC xin
cấp giấy tờ về nhà đất (năm 2011 là 21%); 44% ý kiến cho rằng, phải lót tay để
làm thủ tục xin vào làm việc tại cơ quan nhà nƣớc (năm 2011 là 29%)... Những
con số trên thực sự rất đáng lo ngại, bởi nhƣ vậy, mục tiêu của cải cách TTHC là
xoá bỏ cơ chế “xin - cho”, đơn giản hoá và loại bỏ TTHC gây khó khăn, phiền
hà cho nhân dân đã không hoàn thành
II. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG CẢI CÁCH THỦ TỤC
HÀNH CHÍNH Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP
KINH TẾ QUỐC TẾ
1. Kết quả đạt đƣợc
Cải cách thủ tục hành chính (TTHC) đƣợc xác định là một khâu trọng tâm,
đột phá và đƣợc triển khai ở tất cả các cấp hành chính theo hƣớng đơn giản hóa,
tạo môi trƣờng thuận lợi, thông thoáng cho phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm
lợi ích chính đáng và quyền làm chủ của Nhân dân.
Kết quả thống kê cho thấy, tính từ đầu nhiệm kỳ Chính phủ khóa XIV đến
tháng 11/2020 đã đơn giản hóa hơn 1.000 TTHC, có 3.893/6.191 điều kiện kinh
doanh đƣợc cắt giảm, tiết kiệm hơn 5,9 triệu ngày công, tƣơng đƣơng hơn 893,9

15
tỷ đồng/năm; chỉ còn 6.776/9.926 danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên
ngành; tổng chi phí xã hội tiết kiệm đƣợc hơn 18 triệu ngày công/năm, tƣơng
đƣơng hơn 6.300 tỷ đồng/năm. Các bộ, ngành đã có phƣơng án xử lý 1.501 mặt
hàng có chồng chéo về thẩm quyền. Những quy định về kiểm soát TTHC cơ bản
đƣợc hoàn thiện.
TTHC đƣợc các bộ, ngành, địa phƣơng từng bƣớc chuẩn hóa, công bố, niêm
yết, công khai tại nơi tiếp nhận, giải quyết TTHC, trên Cổng thông tin điện tử
của bộ, ngành, địa phƣơng và trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC, giúp cá
nhân, tổ chức truy cập tìm hiểu, thực hiện thuận tiện, chính xác. Cơ chế một cửa,
cơ chế một cửa liên thông, Trung tâm phục vụ hành chính công, Bộ phận tiếp
nhận và trả kết quả tập trung cấp tỉnh, cấp huyện đã đƣợc triển khai ở các địa
phƣơng với nhiều đổi mới về phƣơng thức hoạt động, tăng cƣờng ứng dụng
công nghệ thông tin, tạo sự chuyển biến rõ nét trong giải quyết TTHC; các nội
dung gắn kết đồng bộ giữa cải cách TTHC và xây dựng Chính phủ điện tử cũng
tạo điều kiện thuận lợi hơn cho ngƣời dân, doanh nghiệp tiếp cận với cơ quan
hành chính nhà nƣớc.
Đặc biệt, việc triển khai tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết TTHC qua
dịch vụ bƣu chính công ích theo Quyết định số 45/2016/QĐ-TTg ngày
19/10/2016 của Thủ tƣớng Chính phủ đạt đƣợc những kết quả tích cực. Năm
2019, cả nƣớc có hơn 14,5 triệu lƣợt hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC thực hiện
qua dịch vụ bƣu chính công ích, trong đó dịch vụ tiếp nhận hồ sơ là gần 2,2 triệu
lƣợt, dịch vụ trả kết quả là 12.329.670 lƣợt, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí cho
ngƣời dân, tạo tiền đề thúc đẩy triển khai cung ứng dịch vụ công trực tuyến mức
độ 3 và mức độ 4.
Quay lại năm 2018, tiếp tục ghi nhận những nỗ lực trong đẩy mạnh cải cách
TTHC của Chính phủ và các bộ, ngành, đặc biệt là việc quyết liệt triển khai thực
hiện các nghị quyết của Chính phủ về cải thiện môi trƣờng kinh doanh và hỗ trợ
doanh nghiệp. Tại Nghị quyết số 19-2018/NQ-CP ngày 15/5/2018 của Chính

16
phủ về tiếp tục thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi
trƣờng kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, Chính phủ đã yêu
cầu các bộ trƣởng, chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng phải
trực tiếp chỉ đạo và tổ chức thực hiện các giải pháp và nhiệm vụ cụ thể quy định
tại Nghị quyết theo thẩm quyền đƣợc giao.
Qua đó, nhằm tạo chuyển biến tích cực trong việc cải thiện môi trƣờng đầu
tƣ, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, nhất là các nhiệm vụ
trọng tâm nhƣ: Cắt giảm danh mục hàng hóa, sản phẩm phải kiểm tra chuyên
ngành; bãi bỏ, đơn giản hóa điều kiện đầu tƣ, kinh doanh; ứng dụng công nghệ
thông tin trong giải quyết TTHC… Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 05/3/2018 của
Thủ tƣớng Chính phủ về tiếp tục đẩy mạnh triển khai, thực hiện hiệu quả Nghị
quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến
năm 2020 theo tinh thần Chính phủ đồng hành cùng doanh nghiệp trong năm
2018 đã đạt đƣợc nhiều kết quả tích cực trong cải cách TTHC.
Giá trị trung bình của lĩnh vực cải cách TTHC năm 2018 của các bộ đạt
81,78%, cao hơn 5,48% so với năm 2017 (năm 2017 giá trị là 76,30%). Có 12
bộ đạt kết quả Chỉ số thành phần cải cách TTHC trên mức giá trị trung bình đạt
đƣợc của 18 bộ, bao gồm: Bộ Tài chính; Ngân hàng Nhà nƣớc; Bộ Lao động -
Thƣơng binh và Xã hội; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Tƣ pháp; Bộ
Công Thƣơng; Bộ Ngoại giao; Thanh tra Chính phủ; Bộ Xây dựng; Bộ Giáo dục
và Đào tạo; Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng và Bộ Thông tin và Truyền thông. Bộ
Y tế tiếp tục đứng cuối Chỉ số thành phần cải cách TTHC, với kết quả là 49,12%
(Năm 2017 kết quả là 49,78%)
2. Những hạn chế và nguyên nhân dẫn đến những hạn chế đó
Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, công tác cải cách thủ tục và kiểm soát
TTHC vẫn còn một số hạn chế nhƣ sau:
+ Một là, việc trễ hẹn trong giải quyết và trả kết quả giải quyết hồ sơ TTHC vẫn
còn phổ biến ở một số lĩnh vực trọng tâm nhƣ: đất đai, xây dựng, lao động -

17
thƣơng binh và xã hội. Theo quy định của pháp luật thì việc giải quyết và trả kết
quả giải quyết trên cơ sở xác minh của nhiều cơ quan. Tuy nhiên, trong quá trình
thực hiện, sự phối hợp của một số cơ quan, đơn vị có liên quan đôi lúc còn thiếu
chặt chẽ, trách nhiệm chƣa cao, nên có một số trƣờng hợp quá thời hạn theo quy
định. Ngoài ra cũng do còn vƣớng mắc trong việc kết nối liên thông phần mềm
tại Trung tâm Hành chính công và Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả với các phần
mềm chuyên ngành, nhƣ các lĩnh vực: đất đai, công an, thuế,.., dẫn đến có nhiều
địa phƣơng gặp khó khăn trong việc chia sẻ dữ liệu thông tin để theo dõi, từ đó
cũng dẫn đến trễ hẹn trong giải quyết thủ thục hành chính cho ngƣời dân và
doanh nghiệp.
+ Hai là, hiện nay, chủ trƣơng của Chính phủ đang đẩy mạnh thực hiện TTHC ở
mức độ 3 và mức độ 4, tuy nhiên qua thực tiễn thực hiện, nhận thấy rằng, mặc
dù đã tuyên truyền rộng rãi và hình thức thực hiện TTHC đã thể hiện rõ tại Cổng
Thông tin điện tử mục Dịch vụ công trực tuyến của từng tỉnh và của từng sở,
ngành, nhƣng kết quả giải quyết TTHC mức độ 3, 4 vẫn đang còn thấp, thậm chí
có lĩnh vực không phát sinh hồ sơ.
Nguyên nhân của vấn đề này thứ nhất, đó là ngƣời dân chƣa có thói quen sử
dụng mà chỉ muốn đến trực tiếp để làm TTHC, thứ hai điều kiện cơ sở vật chất
phục vụ cho nhiệm vụ này đang còn hạn chế, nhất là ở những địa bàn vùng nông
thôn, vùng có điều kiện kinh tế khó khăn (máy vi tính có kết nối internet, máy
scan...) nên nếu có nhu cầu thì cũng không thực hiện đƣợc.
Mặt khác, theo quy định đối với phƣơng thức gửi hồ sơ trực tuyến thì sau
khi nhận đƣợc hồ sơ trực tuyến đầy đủ, cán bộ tiếp nhận gửi Phiếu hẹn trả kết
quả có chữ ký số của cán bộ tiếp nhận đến địa chỉ thƣ điện tử cho ngƣời có yêu
cầu. Tuy nhiên, trên thực tế, do điều kiện cơ sở vật chất còn hạn chế nên mặc dù
đã triển khai sử dụng chữ ký số nhƣng chƣa thể đăng ký chữ ký số cho cán bộ
tiếp nhận. Do vậy, phƣơng thức gửi hồ sơ trực tuyến chủ yếu đƣợc thực hiện ở
mức độ tiếp nhận Tờ khai và hồ sơ.

18
+ Ba là, thực tế qua thực tiễn rà soát TTHC để đề xuất phƣơng án đơn giản hóa
gửi cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp
luật cho phù hợp.Tuy nhiên, qua theo dõi nắm bắt thì đề xuất phƣơng án đơn
giản hóa TTHC của các sở, ngành, địa phƣơng chƣa đƣợc các cơ quan có thẩm
quyền tiếp thu xử lý kịp thời
+ Bốn là, việc quy định thời gian giải quyết TTHC trong nhiều văn bản quy
phạm pháp luật của Bộ, ngành Trung ƣơng chƣa thống nhất về cách tính thời
gian giải quyết giữa “ngày” và “ngày làm việc”. Nhiều thủ tục hành chính quy
định “ngày” nên rất khó phân định khi xây dựng quy trình các bƣớc giải quyết
TTHC cụ thể giữa các cơ quan.
Đồng thời, nhiều văn bản không quy định thời gian cụ thể mà chỉ quy định
chung chung nhƣ “trong thời hạn .... ngày kể từ ngày nhận đƣợc văn bản này”,
nên còn gặp khó khăn trong quá trình phối hợp giải quyết TTHC.
+ Năm là, nguồn lực thực hiện nhiệm vụ TTHC chƣa đảm bảo.
Ví dụ nhƣ trong lĩnh vực cấp Phiếu lý lịch tƣ pháp, theo quy định của Thông
tƣ 244/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế
độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cung cấp thông tin lý lịch tƣ pháp thì tất cả
kinh phí thu đƣợc đều nộp vào ngân sách nhà nƣớc và chuyển cho các Cơ quan
có liên quan (Trung tâm Lý lịch tƣ pháp quốc gia 4%; Cơ quan hồ sơ nghiệp vụ
cảnh sát 60%; số còn lại nộp vào ngân sách nhà nƣớc), Sở Tƣ pháp không đƣợc
trích lại một khoản nào để chi cho hoạt động trong khi đó tất cả các thủ tục đều
thực hiện tại Sở Tƣ pháp.
+ Sáu là, có một số TTHC trong lĩnh vực bổ trợ tƣ pháp (chẳng hạn nhƣ: thủ tục
Chấm dứt hoạt động của tổ chức hành nghề luật sƣ trong trƣờng hợp chấm dứt
hoạt động do Trƣởng văn phòng luật sƣ, Giám đốc công ty luật trách nhiệm hữu
hạn một thành viên chết, thủ tục Thu hồi Giấy đăng ký hoạt động của tổ chức
hành nghề luật sƣ, chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sƣ, thủ tục Giải thể
đoàn luật sƣ ...) qua thực tiễn tham mƣu công bố nhận thấy các TTHC nêu trên

19
đây không phải là TTHC mà là một biện pháp quản lý hành chính của cơ quan
nhà nƣớc. Vì theo quy định, để cấu thành 1 TTHC phải có thành phần hồ sơ, cá
nhân, tổ chức thực hiện TTHC, tuy nhiên đối với các TTHC nêu trên, thì Luật
Luật sƣ và các văn bản hƣớng dẫn thi hành không quy định thành phần hồ sơ,
không có yêu cầu của cá nhân, tổ chức thực hiện TTHC.
+ Bảy là, về thủ thục hành chính: còn rƣờm rà, phức tạp, thiếu đồng bộ, không
đƣợc xây dựng trên cơ sở thực tế nên không còn thích hợp cho việc vận hành
một bộ máy hành chính thời cơ chế thị trƣờng và hội nhập.
+ Tám là, do hiểu biết pháp luật của ngƣời dân, thậm chí của một bộ phận công
chức của chúng ta chƣa tƣơng xứng với yêu cầu đặt ra trong giai đoạn mới. Điều
này đã làm cho việc tuân thủ luật pháp nói chung và các TTHC nói riêng của
nhiều ngƣời không tốt.
=> Kết luận chung chương 2: Nhƣ vậy, trong thời gian qua, Việt Nam đã
đạt đƣợc một số thành tựu lớn trong công cuộc cải cách TTHCtrong bối cảnh hội
nhập kinh tế quốc tế nhƣ đã cắt giảm và nâng cao đƣợc chất lƣợng TTHC trong
tất cả các lĩnh vực quản lý của nhà nƣớc, mẫu hóa thống nhất các giấy tờ cần
phải làm khi có yêu cầu cần giải quyết (nhƣ mẫu giấy đăng ký khai sinh, giấy
cấp phép hoạt động quán coffee,...), ..đặc biệt là việc áp dụng cơ chế "một cửa".
Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đã đạt đƣợc, Việt Nam cũng gặp những khó
khăn, hạn chế khi giải quyết TTHC và kiểm soát TTHC nhƣ sự chậm trễ trong
giải quyết TTHC, tình hình giải quyết TTHC ở mức độ 3 và mức độ 4 chƣa cao,
nhận thức của ngƣời dân và một số công chức còn thấp,...Và đây chính là những
cơ sở thực tiễn để chúng ta có thể đề xuất các giải pháp ở chƣơng 3.

20
CHƢƠNG 3:
GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH Ở VIỆT
NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
I. ĐỊNH HƢỚNG VÀ QUAN ĐIỂM CỦA NHÀ NƢỚC VỀ CẢI
CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
1. Định hƣớng của nhà nƣớc về cải cách thủ tục hành chính trong bối
cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (giai đoạn 2021 - 2030)
Báo cáo tổng kết Chƣơng trình tổng thể cải cách hành chính nhà nƣớc giai
đoạn 2011 - 2020 và định hƣớng giai đoạn 2021 - 2030 đƣợc trình Hội nghị tổng
kết diễn ra chiều ngày 18/3 xác định các định hƣớng trọng tâm trong cải cách
hành chính nhà nƣớc giai đoạn 2021 -2030, trong đó có định hƣớng cải cách thủ
tục hành chính giai đoạn 2021 -2030 nhƣ sau:
+ Tiếp tục hoàn thiện thể chế kiểm soát thủ tụ hành chính theo hƣớng gắn kết
chặt chẽ với xây dựng Chính phủ điện tử và thực hiện kiểm soát thực hiện thủ
tục hành chỉnh điện tử.
+ Tiếp tục rà soát, đề xuất phƣơng án cất giá, đơn giản hóa toàn bộ các quy định
liên quan đến sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp để tháo gỡ mọi rào cản,
thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển.
+ Đồng thời, tăng cƣờng giải quyết, gắn với kiểm soát, đánh giá, giám sát việc
giải quyết thủ tục hành chính trên môi trƣờng điện tử; nâng cao tỷ lệ hồ sơ trực
tuyển, giao dịch thanh toán trực tuyến; đảm bảo kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ
giải quyết thủ tục thành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến.
+ Ngoài ra, nâng cao chất lƣợng phục vụ, gắn với việc đổi mới cơ chế thực hiện
thủ tục hành chính theo mô hình một cửa, một cửa liên thông hiện đại, gắn với
số hóa hồ sơ, giấy tờ và phi địa giới hóa việc tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành
chính. Tập trung rà soát, cải cách thủ tục hành chính nội bộ, gắn với việc đẩy
mạnh xây dựng nền hành chính phi giấy tờ và công chức điện tử.

21
2. Quan điểm của Nhà nƣớc về cải cách hành chính, trong đó có thủ tục
hành chính giai đoạn 2021-2030
Chiều ngày 18/3/2021, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc - Ủy viên Bộ Chính trị,
Thủ tƣớng Chính phủ chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết Chƣơng
trình tổng thể cải cách hành chính (CCHC) Nhà nƣớc giai đoạn 2011 - 2020,
định hƣớng giai đoạn 2021 - 2030.
Thay mặt Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ghi nhận,
biểu dƣơng những kết quả toàn diện của chƣơng trình CCHC giai đoạn 2011-
2020 đã đạt đƣợc.
Thủ tƣớng yêu cầu các cấp, các ngành tiếp tục thực hiện đồng bộ, quyết liệt,
có trọng tâm, trọng điểm, lấy sự hài lòng của ngƣời dân làm thƣớc đo; chú trọng
công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý nghiêm các vi phạm; hoàn thiện các cơ chế
chính sách, thúc đẩy sáng tạo, tạo lập môi trƣờng đầu tƣ kinh doanh thông
thoáng, hiệu quả; hoàn thiện thể chế pháp luật theo hƣớng dễ hiểu, dễ vận dụng.
Bên cạnh đó, Thủ tƣớng cũng nêu ra quan điểm: Cần tiếp tục đơn giản hóa thủ
tục hành chính, công khai, minh bạch để phòng chống hiệu quả tình trạng nhũng
nhiễu; hoàn thiện pháp luật về bộ máy nhà nƣớc gắn với tinh giản biên chế. Tiếp
tục rà soát, quản lý hiệu quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập; tăng
cƣờng phân cấp, phân quyền, gắn trách nhiệm để phát huy tinh thần sáng tạo,
đổi mới; đẩy mạnh cải cách công vụ, thay đổi lề lối làm việc, nâng cao năng lực,
kỹ năng cho cán bộ, công chức trong thực hiện nhiệm vụ.
Tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Thủ tƣớng Chính Phủ Nguyễn Xuân Phúc, đồng
chí Nguyễn Văn Thi - Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh: CCHC là 1 trong 3
khâu đột phá quan trọng mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX,
nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã đề ra. Vì vậy, các ban, sở, ngành và các địa phƣơng
phải quyết tâm thực hiện CCHC toàn diện và đồng bộ, tạo ra nền hành chính dân
chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, phục vụ tốt hơn yêu cầu của ngƣời dân, doanh

22
nghiệp, tạo nền tảng quan trọng cho việc cải thiện môi trƣờng đầu tƣ kinh
doanh, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
II. GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
Trƣớc định hƣớng và quan điểm của nhà nƣớc để khắc phục những khó khăn,
em xin đề xuất một số giải pháp nhƣ sau:
+ Thứ nhất, đối với các TTHC liên thông có sự phối hợp của các cơ quan, để
giải quyết tình trạng chậm trễ trong giải quyết TTHC đề nghị mỗi cơ quan, đơn
vị có liên quan cần xác định rõ hơn nữa vai trò và trách nhiệm của mình trong
việc phối hợp, thực hiện nhiệm vụ nhằm hƣớng tới không chỉ "nói không" với
việc chậm trả kết quả giải quyết TTHC mà ngày càng rút ngắn hơn nữa thời gian
giải quyết nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách TTHC trong giai đoạn hiện nay.
Ngoài ra, Nhà nƣớc cũng cần tích cực giúp đỡ, hỗ trợ các địa phƣơng giải quyết
khó khăn, vƣớng mắc trong việc kết nối liên thông phần mềm tại Trung tâm
Hành chính công và Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả với các phần mềm chuyên
ngành, góp phần giúp đỡ nhân dân và doanh nghiệp nhanh chóng và tận tình
hơn.
+ Thứ hai, có thể đƣa ra những quyền lợi tích cực nhƣ đƣợc ƣu tiên giải quyết
trƣớc nhằm khuyến khích ngƣời dân thực hiện TTHC ở mức độ 3 và mức độ 4.
Bên cạnh đó, Nhà nƣớc cũng cần tích cực hỗ trợ, đầu tƣ các cơ sở vật chất phục
vụ cho việc thực hiện TTHC ở mức độ 3 và mức độ 4, đặc biệt là ở các vùng
nông thôn, vùng có điều kiện kinh tế khó khăn.
+ Thứ ba, đề nghị cơ quan có thẩm quyền khi nhận đƣợc phƣơng án đơn giản
hóa TTHC của các địa phƣơng, cần sớm nghiên cứu để đề xuất sửa đổi, bổ sung
các quy định của pháp luật cho phù hợp với thực tiễn; đối với các TTHC không
quy định thành phần hồ sơ, không có yêu cầu của cá nhân, tổ chức thực hiện
TTHC mà là một biện pháp quản lý hành chính của cơ quan nhà nƣớc thì không

23
đƣa vào các quyết định công bố TTHC. Cần có biện pháp hoặc chế tài đối với
các cơ quan phối hợp để chậm trễ trong việc thực hiện TTHC.
+ Thứ tư, Nhà nƣớc cần đƣa ra các văn bản quy định thống nhất về cách tính
thời gian giải quyết để từ đó góp phần tạo điều kiện phối hơp giải quyết TTHC
giữa các cơ quan.
+ Thứ năm, cần bổ sung thêm nguồn lực thực hiện giải quyết TTHC.
+ Thứ sáu, cần kiểm tra kỹ lƣỡng và phân biệt rõ đâu là TTHC trong lĩnh vực bổ
trợ tƣ pháp, đâu là biện pháp quản lý hành chính của cơ quan nhà nƣớc, để tránh
sai lầm khi thực hiện.
+ Thứ bảy, cần tiếp tục cải cách TTHC hƣớng tới bảo đảm tính pháp lý, hiệu
quả, minh bạch và công bằng giữa các cơ quan, đơn vị trong việc phối hợp cùng
tạo ra một sản phẩm TTHC, có tính đến mức độ, trách nhiệm và công sức bỏ ra
trong môi trƣờng làm việc giống nhau. Thƣờng xuyên rà soát, sửa đổi các TTHC
theo hƣớng đơn giản, thuận lợi cho cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp... Bên
cạnh đó cần tuyên truyền, tổ chức các buổi đào tạo, giảng dạy nhằm nâng cao
nhận thức, hiểu biết về pháp luật cho ngƣời dân và một bộ phận công chức
tƣơng xứng với những nhiệm vụ đƣợc giao.
+ Thứ tám, có cơ chế kiểm tra, giám sát việc tiếp nhận và giải quyết các TTHC,
xử lý nghiêm ngƣời vi phạm, khen thƣởng kịp thời những ngƣời thi hành xuất
sắc nhiệm vụ nhằm tiếp tục tạo bƣớc chuyển căn bản trong quan hệ giữa cơ quan
hành chính nhà nƣớc với cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp, giữa các cơ quan
hành chính nhà nƣớc với nhau trong giải quyết và thực hiện các TTHC.
+ Thứ chín, cần đẩy mạnh hơn nữa việc phân cấp thẩm quyền giải quyết TTHC
nói chung và TTHC trong lĩnh vực tƣ pháp nói riêng cho địa phƣơng các cấp
thực hiện. Cơ quan Trung ƣơng chỉ quản lý vĩ mô, không trực tiếp giải quyết
TTHC của cá nhân, tổ chức.

24
KẾT LUẬN
Tóm lại trong những năm qua Đảng và Nhà nƣớc xác định Cải cách hành chính,
đặc biệt là cải cách thủ tục hành chính là trọng tâm để phát triển kinh tế xã hội.
Những năm qua cải cách thủ tục hành chính đã đóng góp một phần không nhỏ
vào quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá, hội nhập kinh tế quốc tế của đất
nƣớc. Nhƣng bên cạnh đó thì cải cách thủ tục hành chính nhà nƣớc vẫn còn
nhiều hạn chế, yếu kém. Tình trạng quan liêu, tham nhũng, lãng phí vẫn nghiêm
trọng. Thủ tục hành chính còn nhiều vƣớng mắc, gây phiền hà cho tổ chức và
nhân dân. Mặc dù cải cách thủ tục hành chính là quá trình khó khăn, lâu dài và
phải có lộ trình, không thể nóng vội. Nhƣng, trong thời đại hội nhập kinh tế hiện
nay, khi nƣớc ta đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thƣơng mại thế
giới và nhất là đƣợc bầu làm Uỷ viên không thƣờng trực Hội đồng Bảo an Liên
hợp quốc thì chúng ta không thể trì trệ hơn đƣợc nữa. Bởi lịch sử là dòng chảy
khách quan, vô tận. Quy luật lịch sử sẽ loại bỏ những ai chậm chân hoặc lội
ngƣợc dòng. Đảng đã dẫn dắt dân tộc ta nhận thức và đi đúng quy luật, đạt
những thành tựu đƣợc cả thế giới thừa nhận, không lẽ gì không lãnh đạo thành
công cải cách thủ tục hành chính nói riêng, cải cách hành chính nói chung.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. TS.Nguyễn Thị Thu Hƣơng, TS.Nguyễn Đức Lợi, ThS.Lê Hoàng Anh,
ThS. Nguyễn Quang Sáng (2018), Giáo trình Quản lý hành chính công,
Nhà xuất bản Tài Chính, Hà Nội.
2. Học viện Hành chính Quốc gia (2007), Giáo trình Thủ tục hành chính,
Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
3. Học viện Hành chính Quốc gia (2011), Giáo trình Lý luận Hành chính nhà
nước, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

25
4. Nguyễn Đức Mạnh (2010), Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành
chính, Tạp chí Cộng sản số 11/2010, Hà Nội.
5. Nguyễn Thị Ngọc Mỹ (2014), Hoàn thiện cơ chế một cửa liên thông tại
Uỷ ban nhân dân quận (từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh), Luận văn
thạc sỹ quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia, thành phố HCM.
6. Thủ tƣớng Chính phủ (2015), Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 10 tháng 6 năm
2015 về việc tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành
chính nhà nước các cấp trong công tác cải cách thủ tục hành chính, Hà
Nội.
7. UBND Tỉnh Thanh Hóa, Tổng kết Chương trình tổng thể cải cách hành
chính Nhà nước giai đoạn 2011 – 2020, Websỉte thanhhoa.gov.vn.
8. UBND Tỉnh Đaklak, Cải cách thủ tục hành chính và cơ chế “một cửa”,
“một cửa liên thông”, Website thanhtradaklak.gov.vn.
9. Bộ Nội Vụ, Định hướng cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-
2030, Website moha.gov.vn.
10. Cơ quan nghiên cứu và ngôn luận của Học Viện Hành chính Quốc gia,
Cải cách Hành chính công ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp, Website
quanlynhanuoc.vn.

26

You might also like