You are on page 1of 4

Chỉ cần ...

có một trái tim Thơ về người lính trong kháng chiến

CHUYÊN ĐỀ 03. THƠ VỀ NGƯỜI LÍNH TRONG KHÁNG CHIẾN

* TÁC PHẨM, TÁC GIẢ


+ Đồng chí (Chính Hữu)
+ Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật)
(liên hệ một số tác phẩm cùng chủ đề: Những ngôi sao xa xôi, Chiếc lược ngà, Ánh trăng)
* TÓM TẮT LÍ THUYẾT
- Xuất xứ
- Hoàn cảnh sáng tác
- Ý nghĩa nhan đề
- Nội dung chủ đạo
- Đặc sắc nghệ thuật
* HỆ THỐNG BÀI TẬP

Bài 1. Đọc khổ thơ và trả lời các câu hỏi:

... Không có kính, rồi xe không có đèn,

Không có mui xe, thùng xe có xước,

Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:

Chỉ cần trong xe có một trái tim.

(Trích Ngữ văn 9, tập 1 – NXB GD, 2008)

a. Khổ thơ trên được trích trong tác phẩm nào? Ai là tác giả? Giải thích ý nghĩa nhan đề bài thơ.

b. Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ đầu đoạn thơ trên.

c. Nhân vật trữ tình trong khổ thơ trên là ai? Viết đoạn văn ngắn (khoảng 4-5 câu) giới thiệu về hình ảnh nhân vật
trữ tình được thể hiện trong tác phẩm chứa đoạn thơ trên.

d. Từ "trái tim" trong câu thơ thứ tư được dùng để thể hiện biện pháp nghệ thuật gì? Tác dụng của biện pháp nghệ
thuật đó?

e. Viết đoạn văn (khoảng 10-12 câu) theo kiểu tổng - phân - hợp, nêu cảm nhận của em về hình ảnh những chiếc xe
không kính được thể hiện trong tác phẩm chứa đoạn thơ trên. Trong đoạn văn có dùng phép lặp và phép nối để liên
kết câu (gạch chân các từ lặp, từ nối và chú thích rõ).

g. Trong chương trình Ngữ văn 9, nhiều nhà thơ đã dùng hình ảnh trái tim để nói về thế giới tình cảm của con
người. Hãy ghi lại hai câu thơ có hình ảnh "trái tim" trong chương trình Ngữ văn 9 mà em nhớ.

Học văn cùng thầy Hùng SĐT : 0386.350.737 - Trang | 1-


Chỉ cần ... có một trái tim Thơ về người lính trong kháng chiến

Bài 2. Cho câu thơ


Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
.....

a. Chép tiếp 6 câu thơ liền sau hai câu thơ trên và cho biết đoạn thơ vừa chép trích từ tác phẩm nào và được viết
theo thể thơ nào?
b. Xác định những bút pháp được sử dụng trong đoạn thơ. Ở mỗi bút pháp, nêu ra một câu thơ để minh chứng.
c. Câu thơ Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới thể hiện những vẻ đẹp gì của người lính?
d. Kể tên các thành phần biệt lập. Xác định tên và chỉ ra biểu hiện của các thành phần biệt lập có trong đoạn văn
sau
Người lính là hình tượng đẹp của thơ ca kháng chiến, cả thời kì kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. Trong
bài thơ Đồng chí của Chính Hữu, những anh lính cụ Hồ để lại cho người đọc ấn tượng đẹp về tình yêu nước, tình
đồng đội tha thiết, về ý chí vượt thử thách và tâm hồn lãng mạn, bay bổng. Có lẽ, chính năm tháng gắn bó với
đồng đội đã giúp cho nhà thơ cảm nhận và thể hiện tinh tế những điều ấy.
e. Viết đoạn văn theo mô hình diễn dịch nêu cảm nhận của em về ba câu thơ cuối trong đoạn thơ em vừa chép.
g. Trong đoạn thơ trên có câu: "Thương nhau tay nắm lấy bàn tay". Em hãy ghi lại một câu thơ ở bài thơ khác đã
học cũng có hình ảnh tương tự thể hiện sự đoàn kết của những người lính trong chiến tranh.
Bài 3. Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới

Quê hương anh nước mặn đồng chua


Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau.
Súng bên súng, đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ
Đồng chí!

Ruộng nương anh gửi bạn thân cày


Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.

(trích Đồng chí - Chính Hữu, Ngữ văn 9, tập một, tr.128, NXB GDVN, 2005)

a. Xác định nội dung chính của đoạn thơ trên.

b. Xác định và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ trong câu thơ: "Súng bên súng, đầu sát bên đầu".

Học văn cùng thầy Hùng SĐT : 0386.350.737 - Trang | 2-


Chỉ cần ... có một trái tim Thơ về người lính trong kháng chiến

c. Câu thơ "Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ" gợi cho em liên tưởng đến câu thơ nào trong Bài thơ về tiểu đội
xe không kính của Phạm Tiến Duật? Vì sao?

d. Theo em, điều gì khiến những con người vốn "xa lạ" lại có thể "quen nhau" và thành "tri kỉ" của nhau.

e. Câu thơ thứ bảy của đoạn thơ có hình thức rất đặc biệt. Hãy chỉ ra sự đặc biệt ấy và nêu ý nghĩa của nó đối với
việc thể hiện nội dung câu thơ.

g. Có người cho rằng từ "mặc kệ" trong đoạn thơ thể hiện sự bất cần của người lính. Em có đồng ý với cách lí giải
ấy không? Vì sao?

h. Xác định biện pháp tu từ được dùng trong câu thơ: "Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính".

i. Từ nội dung đoạn thơ trên, và dựa vào những hiểu biết xã hội của em, hãy viết đoạn văn (khoảng 2/3 trang giấy
thi) nêu suy nghĩ của mình về một tình bạn đẹp.

Bài 4. Đọc đoạn thơ và trả lời các câu hỏi

Không có kính không phải vì xe không có kính

Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi

Ung dung buồng lái ta ngồi,

Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.

Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng

Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim

Thấy sao trời và đột ngột cánh chim

Như sa, như ùa vào buồng lái.


a. Xác định nội dung chính của đoạn thơ trên.
b. Tại sao nói, hình ảnh những chiếc xe không kính trong thơ Phạm Tiến Duật là một sự sáng tạo, một khám phá
mới mẻ, độc đáo?
c. Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được dùng trong hai câu thơ: "Ung dung buồng lái ta ngồi - Nhìn
đất, nhìn trời, nhìn thẳng".
d. Ghi lại các hình ảnh người lính lái xe nhìn thấy khi ngồi trong cabin những chiếc xe không kính. Qua những gì
họ nhìn thấy, cảm thấy, em nhận ra điều gì về vẻ đẹp tâm hồn người lính?
d. Từ hình ảnh người lính trong đoạn thơ trên vượt qua hiểm nguy để đưa đoàn xe băng băng ra trận, cùng với
những hiểu biết xã hội của em, hãy viết đoạn văn nghị luận nêu suy nghĩ của em về chủ đề: vượt lên nghịch cảnh.

Học văn cùng thầy Hùng SĐT : 0386.350.737 - Trang | 3-


Chỉ cần ... có một trái tim Thơ về người lính trong kháng chiến

Bài 5. Cho câu thơ


Không có kính ừ thì có bụi
Bụi phun tóc trắng như người già
....
a. Chép tiếp 6 câu thơ liền sau hai câu thơ trên và cho biết nội dung chính của đoạn thơ em vừa chép.
b. Ghi lại các hình ảnh so sánh được sử dụng trong đoạn thơ vừa chép và nêu tác dụng của các hình ảnh ấy trong
việc thể hiện nội dung đoạn thơ.
c. Xác định các từ láy có trong đoạn thơ và cho biết giá trị biểu đạt của những từ láy ấy.
d. Em có nhận xét gì về giọng thơ được thể hiện trong đoạn thơ này.
e. Viết đoạn văn (12-15 câu) nêu cảm nhận của em về hình tượng người lính lái xe được thể hiện trong Bài thơ về
tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật.
Bài 6. Viết đoạn văn (khoảng 2/3 trang giấy thi) nêu cảm nhận của em về hình ảnh người lính trong kháng chiến
chống Pháp được thể hiện qua bài thơ Đồng chí của Chính Hữu.

Học văn cùng thầy Hùng SĐT : 0386.350.737 - Trang | 4-

You might also like