You are on page 1of 1

Vai trò của ý thức pháp luật đối với việc thực hiện pháp luật, xây

dựng lối sống theo pháp luật


Việc thực hiện pháp luật một cách chủ động, đúng đắn trước hết phụ thuộc vào sự
hiểu biết pháp luật và thái độ pháp lí của chủ thể. Khi chủ thể hiểu được nội dung
của các quy phạm pháp luật tức là thấy được những điều mà pháp luật cho phép,
bắt buộc hoặc ngăn cấm gắn liền với những điều kiện, hoàn cảnh nhất định. Tham
gia các quan hệ pháp luật cụ thể, chủ thể nhận thức được quyền, nghĩa vụ pháp lí
và trách nhiệm của mình để từ đó lựa chọn cách ứng xử cho phù hợp. Như vậy,
muốn thực hiện pháp luật tốt cần phải hiểu biết pháp luật. Việc thực hiện pháp luật
khi kém hiểu biết pháp luật sẽ trở nên thụ động, rất khó khăn và trên thực tế, khả
năng đảm bảo tính hợp pháp của hành vi thấp, hiệu quả không cao. Mặt khác, tình
cảm, thái độ pháp lí của chủ thể cũng rất quan trọng. Nó là yếu tố tạo ra sự gắn bó
đối với pháp luật, làm tăng thêm khả năng thực thi quyền, nghĩa vụ của chủ thể.
Như vậy, quá trình thực hiện pháp luật đòi hỏi các chủ thể phải tự mình tạo lập được
tiền đề, nền tảng ý thức pháp luật đúng đắn, tích cực để chủ động xác lập những
hành vi trong giới hạn được pháp luật quy định.
Lối sống theo pháp luật chỉ có thể được hình thành trên một nền tảng ý thức, nhận
thức cao về các yêu cầu của pháp luật và một thái độ tôn trọng thực thi pháp luật
của mọi chủ thể trong xã hội. Hình thành một lối sống theo pháp luật trước hết và
quan trọng nhất là ý thức pháp luật của mỗi người. Vai trò của ý thức pháp luật trong
việc xây dựng lối sống theo pháp luật thể hiện thông qua việc:
- Tiếp nhận chọn lọc lối sống công nghiệp, hiện đại phù hợp với bản sắc dân tộc;
hiểu biết, tôn trọng và sử dụng pháp luật làm thước đo khi tham gia quan hệ và các
hoạt động pháp lí.
- Loại trừ lối sống theo đạo đức, phong tục tập quán... Hạn chế, xoá bỏ các quan
niệm, phong tục, tập quán lạc hậu cản trở, làm giảm thiểu hiệu quả thực thi pháp
luật, phủ nhận các giá trị pháp lí tích cực.
- Không khoan nhượng đối với hiện tượng vi phạm pháp luật; tích cực đấu tranh
chống vi phạm pháp luật dựa trên nguyên tắc pháp chế thống nhất và sự công bằng,
bình đẳng về trách nhiệm đối với xã hội...

You might also like