You are on page 1of 129

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

ĐÀO DUY THẢN

KHAI THÁC TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN


DU LỊCH KHU DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỀN HÙNG
TỈNH PHÚ THỌ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

THÁI NGUYÊN - 2015

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

ĐÀO DUY THẢN

KHAI THÁC TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN


DU LỊCH KHU DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỀN HÙNG
TỈNH PHÚ THỌ

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế


Mã số: 60.34.04.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Cúc

THÁI NGUYÊN - 2015

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng:


Luận văn nghiên cứu là của cá nhân dựa trên cơ sở lý thuyết được học
tập và qua tham khảo tình hình thực tiễn tại tỉnh Phú Thọ. Các số liệu, bảng
biểu, sơ đồ và những kết quả trong luận văn là trung thực, các giải pháp đưa
ra xuất phát từ thực tiễn nghiên cứu và kinh nghiệm phù hợp với địa phương.
Các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.

, ngày 30 tháng 3 năm 2015


Tác giả luận văn

Đào Duy Thản

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/


ii

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trường, tôi xin trân trọng gửi
lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu, phòng Quản lý đào đạo Sau đại học của
Trường Đại học Kinh tế & QTKD Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi
giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành luận văn.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Cúc - người
đã tận tình chỉ dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn.
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn đến lãnh đạo và một số ban ngành liên quan
đã tạo điều kiện thuận lợi, cung cấp cho tôi số liệu, kiến thức, kinh nghiệm
thực tế Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các đồng chí, đồng nghiệp, bè bạn....và gia
đình đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ, động viên khích lệ tôi, đồng thời có những
ý kiến đóng góp trong quá trình tôi thực hiện và hoàn thành luận văn.

, ngày 30 tháng 3 năm 2015


Tác giả luận văn

Đào Duy Thản

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/


iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i


LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii
MỤC LỤC ....................................................................................................... iii
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT ....................................................... vii
DANH MỤC BẢNG ..................................................................................... viii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH ..................................................................... ix
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................ 1
2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài ........................................ 1
3. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................. 6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................. 6
5. Những đóng góp của luận văn .................................................................. 6
6. Bố cục của luận văn .................................................................................. 7
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TIỀM NĂNG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH ................................................................ 8
1.1. Khái niệm về du lịch .................................................................................. 8
1.1.1. Khái niệm du lịch ............................................................................ 8
1.1.2. Các loại hình du lịch ..................................................................... 12
1.1.3. Phát triển du lịch và nội dung phát triển du lịch ........................... 14
1.2. Tiềm năng và lợi thế phát triển du lịch .................................................... 18
1.2.1. Khái niệm tiềm năng và lợi thế ..................................................... 18
1.2.2. Tiềm năng và lợi thế trong du lịch ................................................ 19
1.2.3. Phân loại các tiềm năng và lợi thế trong du lịch ........................... 20
1.2.4. Khai thác tiềm năng về phát triển du lịch ..................................... 25
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến khai thác tiềm năng phát triển du lịch ........... 27
1.3.1. Cơ chế quản lý .............................................................................. 27

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/


iv

1.3.2. Hệ thống thể chế ........................................................................... 28


1.3.3. Hội nhập quốc tế ........................................................................... 28
1.3.4. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội ................................. 29
1.3.5. Tổ chức quản lý............................................................................. 31
1.3.6. Nguồn lực lao động ....................................................................... 31
1.3.7. Liên kết hợp tác ............................................................................. 32
1.4. Kinh nghiệm về khai thác tiềm năng phát triển du lịch ở một số địa phương 32
1.4.1. Khai thác tiềm năng phát triển du lịch ở thành phố Đà Lạt -
Lâm Đồng ............................................................................................... 33
1.4.2. Khai thác tiềm năng phát triển du lịch ở tỉnh Quảng Ninh ........... 35
Chƣơng 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................. 39
2.1. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 39
2.2. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 39
2.2.1. Thu thập tài liệu ............................................................................ 39
2.2.2. Phương pháp phân tích dữ liệu ..................................................... 42
2.2.3. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết ............................................... 45
Chƣơng 3. THỰC TRẠNG KHAI THÁC TIỀM NĂNG PHÁT
TRIỂN DU LỊCH KHU DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỀN HÙNG
TỈNH PHÚ THỌ ................................................................... 48
3.1. Khái quát về tiềm năng phát triển du lịch của Khu di tích lịch sử Đền Hùng 48
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ......................................................................... 49
3.1.2. Kinh tế - xã hội.............................................................................. 50
3.1.3. Lịch sử, văn hóa ............................................................................ 51
3.1.4. Cơ sở hạ tầng................................................................................. 53
3.1.5. Các tiềm năng khác ....................................................................... 56
3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến khai thác tiềm năng phát triển du lịch Khu
di tích lịch sử Đền Hùng ................................................................................. 57
3.2.1. Mô hình quản lý ngành, chính quyền ........................................... 58

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/


v

3.2.2. Hệ thống thể chế ........................................................................... 62


3.2.3. Cơ chế chính sách ......................................................................... 64
3.2.4. Hội nhập quốc tế ........................................................................... 65
3.2.5. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội ................................. 66
3.2.6. Khoa học công nghệ...................................................................... 67
3.2.7. Nguồn lực lao động ....................................................................... 68
3.3. Thực trạng khai thác tiềm năng phát triển du lịch Khu di tích lịch sử
Đền Hùng tỉnh Phú Thọ hiện nay.................................................................... 69
3.3.1. Đánh giá thực trạng khai thác tiềm năng thông qua các chỉ tiêu .. 69
3.3.2. Tác động đến kinh tế, xã hội, văn hóa, môi trường ...................... 76
3.4. Đánh giá hiệu quả khai thác tiềm năng phát triển du lịch Khu di tích
lịch sử Đền Hùng tỉnh Phú Thọ hiện nay ........................................................ 77
3.4.1. Thành tựu ...................................................................................... 77
3.4.2. Hạn chế và nguyên nhân ............................................................... 79
Chƣơng 4. GIẢI PHÁP KHAI THÁC TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN
DU LỊCH KHU DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỀN HÙNG TỈNH
PHÚ THỌ ............................................................................. 83
4.1. Định hướng phát triển khu di tích lịch sử Đền Hùng đến 2020 và
tầm nhìn 2030 ................................................................................................. 83
4.1.1. Quan điểm phát triển ..................................................................... 83
4.1.2. Ý nghĩa lịch sử .............................................................................. 84
4.1.3. Định hướng phát triển ................................................................... 85
4.2. Một số giải pháp khai thác tiềm năng phát triển du lịch ở Khu di tích
lịch sử đền Hùng tỉnh Phú Thọ ....................................................................... 89
4.2.1. Hoàn thiện quy hoạch phát triển khu di tích trong tổng thể quy
hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố Việt Trì ....................... 89
4.2.2. Hoàn thiện chính sách đặc thù đối với khu di tích lịch sử ............ 91
4.2.3. Đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng......... 92

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/


vi

4.2.4. Đào tạo nguồn nhân lực và các quan hệ ứng xử trong các hoạt
động du lịch ở khu di tích ....................................................................... 93
4.2.5. Liên kết giữa các điểm du lịch trong và ngoài Tỉnh ..................... 94
4.2.6. Xây dựng và hoạt động quảng bá thương hiệu khu di tích lịch sử 95
4.2.7. Bảo vệ môi trường sinh thái .......................................................... 96
4.2.8. Hoàn thiện quản lý Nhà nước và vai trò của cộng đồng bản địa
trong quản lý khu di tích ......................................................................... 97
4.3. Một số kiến nghị....................................................................................... 99
4.3.1. Đối với nhà nước........................................................................... 99
4.3.2. Đối với địa phương ..................................................................... 100
4.3.3. Đối với người dân địa phương .................................................... 100
KẾT LUẬN .................................................................................................. 102
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 103
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 106

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/


vii

DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Nghĩa tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt


CNVC Công nhân viên chức
Gross Domestic Product Tổng sản phẩm nội địa, hay tổng
GDP
sản phẩm quốc nội
HĐND Hội đồng nhân dân
International Union of Official Liên hiệp quốc tế các tổ chức lữ
IUOTO
Travel Organisation hành chính thức
NQ Nghị quyết
Organization for Economic Co- Diễn đàn cấp cao về cạnh tranh
OECD operation and Development công nghiệp của Tổ chức hợp tác
và phát triển kinh tế
QĐ Quyết định
QH Quốc hội
UBND Ủy ban nhân dân
The United Nations Educational, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và
UNESCO Scientific and Cultural Văn hóa Liên Hiệp Quốc
Organization

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/


viii

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1: Tài nguyên du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ ................................ 52
Bảng 3.2: Cấu trúc nhân khẩu học của mẫu khảo sát ..................................... 58
Bảng 3.3: Tổng hợp hiện trạng tài nguyên và tình hình sử dụng đất rừng ..... 69
Bảng 3.4: Hệ thống kinh doanh dịch vụ du lịch ở Phú Thọ giai đoạn 2000-2012 73
Bảng 3.5: Tỷ lệ du khách đánh giá về chất lượng hạ tầng dịch vụ du lịch tại
Khu di tích Đền Hùng ..................................................................... 74
Bảng 3.6: Kết quả phát triển du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ giai đoạn
2000 - 2012 ............................................................................ 78

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/


ix

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH

BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Sơ đồ thị phần nhận biết của khách du lịch đến Khu di tích Đền
Hùng qua các kênh quảng cáo ........................................................ 75
Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ phần trăm mục tiêu của khách du lịch khi đến Khu di tích
lịch sử Đền Hùng ............................................................................ 77
Biểu đồ 3.3: Số lượng khách du lịch đến Khu di tích lịch sử Đền Hùng trong
dịp lễ hội mồng 10 tháng 3 âm lịch trong hai năm 2013, 2014 ...... 78
Biểu đồ 3.4: Tổng doanh thu từ các hoạt động du lịch của tỉnh Phú Thọ trong
những năm gần đây ......................................................................... 79
Biểu đồ 4.1: Mục tiêu phát triển số lượng du khách trong nước và quốc tế
trong tương lai của tỉnh Phú Thọ .................................................... 87
Biểu đồ 4.2: Sơ đồ mục tiêu tổng doanh thu du lịch của tỉnh Phú Thọ trong
tương lai .......................................................................................... 87
Biểu đồ 4.3: Sơ đồ mục tiêu về đóng góp GDP ngành du lịch của tỉnh Phú
Thọ trong tương lai ......................................................................... 88

HÌNH
Hình 3.1. Bản đồ quy hoạch tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai ....................... 55

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/


1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài


Các hoạt động du lịch đã diễn ra từ rất lâu trong lịch sử loài người, tuy nhiên,
đến khoảng thế kỷ XVII-XVIII, con người mới bắt đầu hình thành những nhận thức
về du lịch. [23] Theo đó, du lịch trở thành một ngành phục vụ nhu cầu giải trí, khám
phá tìm hiểu, kinh doanh… của một bộ phận dân cư. Du lịch, ngày nay, được coi là
một ngành công nghiệp “không khói” và phát triển mạnh mẽ ở nhiều quốc gia trên
thế giới. Khai thác tiềm năng và lợi thế phát triển du lịch là một vấn đề đòi hỏi sự
am hiểu, tính định hướng phát triển và khả năng thực hiện của đội ngũ lãnh đạo
quốc gia, doanh nghiệp và cá nhân.
Việt Nam là một quốc gia mới trong phát triển du lịch. Từ một nhà nước
nông nghiệp, nền kinh tế Việt Nam đang từng bước chuyển đổi sang nền kinh tế
dịch vụ, trong đó, du lịch góp 5,3% trong tổng sản phẩm quốc nội (năm 2012). Việt
Nam là một đất nước có rừng vàng biển bạc đất phì nhiêu, thiên nhiên ưu đãi con
người nơi đây với nhiều cảnh quan tươi đẹp với bản sắc văn hóa dân tộc và các
vùng miền là nguồn tiềm năng phát triển du lịch dồi dào. Theo đó, hàng loạt các dự
án phát triển du lịch đang được thực hiện trên phạm vi cả nước.
Ở tỉnh Phú Thọ, bằng các hoạt động khai thác tiềm năng và lợi thế phát triển
du lịch của mình, Khu di tích lịch sử Đền Hùng đã có những tác động đến phát triển
kinh tế xã hội với những giải pháp tổng hợp để khai thác tiềm năng và lợi thế phát
triển du lịch. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, vẫn còn những hạn chế
cần tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện và đây là những nội dung cốt lõi của luận văn.
2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Việt Nam là một quốc gia giàu tiềm năng du lịch và sớm đặt mục tiêu
“ngành công nghiệp du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn” của đất nước.
Theo đó, những nghiên cứu về du lịch Việt Nam tất yếu được thực hiện một
cách sâu rộng bởi các học giả, các tổ chức trong và ngoài nước.
Với các nghiên cứu quốc tế, Tổ chức du lịch thế giới UNWTO là một
trong những tổ chức đi đầu với những báo cáo, những nghiên cứu thường niên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
2

về các hoạt động du lịch tại Việt Nam cũng như các yếu tố liên quan đến hoạt
động du lịch ở các quốc gia trên thế giới qua các năm. Báo cáo thường niên
năm 2013 “The UNWTO and Tourism Australia (2013) Key Outbound Tourism
Markets in South-East Asia: Indonesia, Malaysia, Singapore, Thailand and
Vietnam (April 2013)” của Tổ chức này đã phân tích những tiềm năng du lịch
tại các thị trường như Indonesia, Malaysia, Singapore, Thái Lan và Vietnam
trong bối cảnh so sánh, cung cấp các thông tin chi tiết về nhân khẩu học, các
yếu tố kinh tế và các yếu tố du lịch của từng thị trường. Du lịch Việt Nam cũng
được các nhà nghiên cứu nghiên cứu trong những trường hợp nghiên cứu cụ thể,
chẳng hạn như các bài viết được được đăng trên tạp chí Nghiên cứu Việt Nam
năm 1998 – 1999. Trong số này có thể kể đến như bài viết “Mô hình chiến lược
cho việc sử dụng công nghệ thông tin trong phát triển du lịch bền vững” của Gs.
A Lee Gilbert, Giảng viên Nguyễn Thị Minh Hoa – giảng viên đại học Kinh tế
Huế, Vũ Thế Bình – Giám đốc Bộ phận công nghệ thông tin, Tổng cục Du lịch
Việt Nam đã đưa ra hệ thống lý thuyết và kinh nghiệm thực tế trong việc làm rõ
vai trò của công nghệ thông tin trong ngành công nghiệp du lịch của các quốc
gia dựa trên mô hình phát triển bền vững; bài viết “Đầu tư vào du lịch bền vững
ở Việt nam: những gợi ý cho chính sách của Chính phủ” của các tác giả TS.
Usha C. V, Haley – Quản lý kinh doanh trong Chương trình Châu Á, Đại học
Quốc gia Australias và TS. George T. Haley – bộ phận Marketing và thương mại
quốc tế, đại học New Haven, Mỹ với nội dung xây dựng khung lý thuyết về phát
triển bền vững trong bối cảnh du lịch tại Việt Nam, phân tích ngành công nghiệp
du lịch thông qua sự cân bẳng với các vấn đề kinh tế, văn hóa và xã hội, từ đó
đưa ra các khuyến nghị chính sách cho sự phát triển du lịch bền vững trong
tương lai tại Việt Nam ….
Bên cạnh các công trình nghiên cứu quốc tế, các công trình nghiên cứu về
du lịch trong nước cũng gia tăng cả về chất và lượng. Qua các công trình nghiên
cứu này, tác giả có những hiểu biết sâu rộng về các khía cạnh khác nhau của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/


3

ngành du lịch Việt Nam. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (Quyết định số số 201/QĐ-TTg ngày 22
tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt “Quy hoạch
tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”
là một trong những văn bản quy tụ đầy đủ và tổng quan nhất về sự phát triển
trong tương lai của du lịch Việt Nam. Qua văn bản này, bên cạnh các mục
tiêu phát triển du lịch trong tương lai, tiềm năng và lợi thế phát triển du lịch
của đất nước Việt Nam nói chung và các tỉnh thành trên cả nước nói riêng
cũng được khái quát ở tầm vĩ mô làm cơ sở cho việc thực hiện các mục tiêu
về du lịch. Ở tầm vi mô, hoạt động nghiên cứu tiềm năng và phát triển du lịch
cũng được nghiên cứu một cách cụ thể. Chẳng hạn như Luận án Tiến sỹ
chuyên ngành Kinh tế phát triển, đại học Nông nghiệp Hà Nội của tác giả
Nguyễn Quyết Thắng năm 2013 với đề tài “nghiên cứu tiềm năng và các giải
pháp phát triển du lịch sinh thái tại một số trọng điểm Vùng du lịch Bắc
Trung bộ”; Luận văn thạc sỹ khoa Thương mại và du lịch, đại học Kinh tế,
đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh với đề tài “Tiềm năng và định hướng phát
triển du lịch sinh thái đồng bằng sông Cửu Long” của tác giả Cao Thị Tuyết
Lan năm 2013; Bài viết “Nghiên cứu tiềm năng tự nhiên phục vụ phát triển du
lịch theo hướng bền vững ở tỉnh Đồng Tháp” của tác giả Trịnh Phi Hoành
được đăng trên Tạp chí Khoa học Đại học Sư Phạm TP Hồ Chí Minh số 47
năm 2013… Qua các bài viết, các công trình nghiên cứu về du lịch trên phạm
vi cả nước, sự phát triển du lịch, trong đó có hoạt động khai thác tiềm năng và
lợi thế phát triển du lịch tại Việt Nam đã trở thành một vấn đề tất yếu và hết
sức quan trọng.
Nằm trong sự phát triển mạnh mẽ của du lịch Việt Nam, Khu di tích
lịch sử Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ là một trong những mảnh đất “vàng” cho
phát triển du lịch này. Một số các học giả cũng thực hiện các nghiên cứu về
du lịch tại mảnh đất này. Các công trình có thể kể đến như bài viết “Phát triển

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/


4

du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ: Thực trạng và giải pháp” của các tác giả Lê
Thị Thanh Thủy, Đinh Văn Đăn, Kim Thị Dung đăng trên Tạp chí Khoa học
Tạp chí Khoa học và Phát triển tập 12 số 2 năm 2014; hội thảo “nâng cao
chất lượng sản phẩm du lịch” của UBND ba tỉnh Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai
năm 2008; bài viết “Du lịch văn hóa lịch sử đất tổ Hùng Vương tiềm năng,
triển vọng” của tác giả Nguyễn Phi Nga trên báo Báo Văn hóa, Thể thao và
Du lịch Phú Thọ số 02 năm 2009 cùng nhiều bài viết và công trình nghiên cứu
khác. Có thể nói, các công trình nghiên cứu, các bài viết này đã, đang và sẽ
trở thành tiền đề cho những chính sách phát triển du lịch của tỉnh nhà trong
một tương lai không xa.
* Các công trình nghiên cứu nước ngoài
Malcolm Cooper (Chủ biên) (1998), The Journal of Vietnam Studies, The
Institute of Economic and Development Studies National Economics University
Hanoi Viet Nam, The Institute of Economic and Development Studies National
Economics University Hanoi Viet Nam, The University of Southern Queensland
Toowoomba Q 4350 Australia.
The UNWTO and Tourism Australia (2013) Key Outbound Tourism Markets in
South-East Asia: Indonesia, Malaysia, Singapore, Thailand and Vietnam (April 2013).
This report explores the outbound tourism generating potential of each of the five
markets in a comparative context, providing detailed information on demographics,
economic factors and outbound tourism factors of each source market.
* Các công trình nghiên cứu trong nước
An Như Hải (2013), Kính tế du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ trong hội nhập
kinh tế quốc tế, Luận án Tiến sỹ kinh tế, học viện Chính trị - hành chính Quốc gia
Hồ Chí Minh.
Nguyễn Quyết Thắng (2013), Nghiên cứu tiềm năng và các giải pháp phát
triển du lịch sinh thái tại một số trọng điểm Vùng du lịch Bắc Trung Bộ, Luận án
tiến sỹ chuyên ngành Kinh tế phát triển, Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
Cao Thị Tuyết Lan (2013), Tiềm năng và định hướng phát triển du lịch sinh
thái đồng bằng sông Cửu Long, Luận văn thạc sỹ khoa Thương mại và du lịch, Đại
học Kinh tế, đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
5

Trịnh Phi Hoành (2013), Nghiên cứu tiềm năng tự nhiên phục vụ phát triển
du lịch theo hướng bền vững ở tỉnh Đồng Tháp, Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm
Tp Hồ Chí Minh số 47 năm 2013.
Tạ Thị Kim Niên (2009), Tiềm năng du lịch Thái Nguyên nhìn từ góc độc
lịch sử, văn hóa (1995-2007), Luận văn thạc sỹ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam,
trường đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên.
Phan Trung Lương (1998), Cơ sở khoa học phát triển du lịch sinh thái Việt
Nam, Báo cáo đề tài khoa học cấp ngành, Hà Nội, 1998.
Vũ Thị Phương Thúy (2012), Quản lý phát triển du lịch sinh thái tại huyện
đảo Phú Quốc tỉnh Kiên Giang, Luận văn Thạc sỹ, Trường Đại học Thương mại.
Nguyễn Tấn Vinh (2008), Hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn
tỉnh Lâm Đồng - Luận án Tiến sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội
Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến
năm 2030 (Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng
Chính phủ về việc Phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”).
Các công trình trên đây đã làm sáng tỏ được những vấn đề về khai thác tiềm
năng du lịch, tuy nhiên còn một số vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu nhằm khai thác
tiềm năng phát triển du lịch khu di tích lịch sử Đền Hùng tỉnh Phú Thọ:
* Các công trình nghiên cứu về Khu di tích lịch sử Đền Hùng
Lê Thị Thanh Thủy, Đinh Văn Đăn, Kim Thị Dung (2014), Phát triển du lịch
cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ: thực trạng và giải pháp, Tạp chí Khoa học và Phát triển
2014, tập 12 số 2: 259-268.
UBND Ba tỉnh Phú Thọ - Yên Bái - Lào Cai (2008), Hội thảo nâng cao chất
lượng sản phẩm du lịch, Việt Trì.
Nguyễn Phi Nga (2009), Du lịch văn hóa lịch sử đất tổ Hùng Vương tiềm
năng năng, triển vọng, Báo Văn hóa, Thể thao và Du lịch Phú Thọ số 02 năm 2009.
Tuy nhiên, những nghiên cứu này chủ yếu tập trung vào việc tìm kiếm các
biện pháp nhằm phát triển tiềm năng và lợi thế khu di tích một cách chung chung
hoặc đi sâu vào từng mảng giá trị văn hóa đơn lẻ của Khu di tích còn thiếu những
giải pháp cụ thể có sức thuyết phục nhằm khai thác tiềm năng phát triển du lịch Khu
di tích lịch sử Đền Hùng một cách bền vững.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
6

3. Mục tiêu nghiên cứu


3.1. Mục tiêu chung
Đề xuất một số giải pháp khai thác tiềm năng phát triển du lịch Khu di tích
lịch sử Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ.
3.2. Mục tiêu cụ thể
+ Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về tiềm năng phát triển du lịch.
+ Đánh giá thực trạng khai thác tiềm năng phát triển du lịch của Khu di tích
lịch sử Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ.
+ Đề xuất các giải pháp nhằm khai thác tiềm năng phát triển du lịch của Khu
di tích lịch sử Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan
đến việc khai thác tiềm năng phát triển du lịch Khu di tích đền Hùng, tỉnh Phú Thọ.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
+ Về không gian: Khu di tích lịch sử Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ
+ Về thời gian: 2009 - 2014 định hướng 2020
5. Những đóng góp của luận văn
- Tiếp tục đưa ra một hướng tiếp cận mới về hoạt động khai thác tiềm
năng và lợi thế phát triển du lịch của Khu di tích lịch sử Đền Hùng, tỉnh
Phú Thọ.
- Giải mã thực trạng tiềm năng và lợi thế phát triển du lịch của Khu di
tích lịch sử Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ cũng như mối liên hệ của các yếu tố kinh
tế, chính trị, xã hội, văn hóa có liên quan đến hoạt động khai thác tiềm năng
và lợi thế phát triển du lịch của Khu di tích này.
- Đưa ra những kiến nghị về định hướng và khai thác tiềm năng và lợi
thế phát triển du lịch của Khu di tích lịch sử Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
7

6. Bố cục của luận văn


Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, Luận
văn được kết cấu thành bốn chương:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn khai thác tiềm năng phát triển du lịch;
Chƣơng 2: Phương pháp nghiên cứu;
Chƣơng 3: Thực trạng khai thác tiềm năng phát triển du lịch Khu di tích lịch
sử Đền Hùng tỉnh Phú Thọ;
Chƣơng 4: Giải pháp khai thác tiềm năng phát triển du lịch Khu di tích lịch
sử Đền Hùng tỉnh Phú Thọ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/


8

Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH

1.1. Khái niệm về du lịch


1.1.1. Khái niệm du lịch
1.1.1.1. Khái niệm du lịch
Ngay từ thời kỳ cổ đại, những hoạt động du lịch đầu tiên đã được thực hiện.
[1] Du lịch theo đó có lịch sử lâu đời về cách thức xác định ý nghĩa của nó.
Thuật ngữ du lịch, trong tiếng Anh: “travel” có nghĩa là cuộc hành trình hay
thực hiện cuộc hành trình, được bắt nguồn từ một từ Pháp cổ “travail”: lao động cực
nhọc (Theo Online etymology dictionary).
Ở các quốc gia khác nhau, thuật ngữ du lịch có những xuất phát điểm và quan
niệm khác nhau. Tại Anh, du lịch xuất phát từ tiếng “To Tour” có nghĩa là cuộc dạo
chơi. Tại Pháp, từ du lịch bắt nguồn từ “Le Tour” là cuộc dạo chơi, dã ngoại. Tại Việt
Nam, theo nhà sử học Trần Quốc Vượng du lịch bao gồm: “du” là đi chơi; “lịch” là lịch
lãm, từng trải, hiểu biết. Du lịch là việc đi chơi nhằm tăng kiến thức.
Về định nghĩa, có bao nhiêu nhà nghiên cứu thì có bấy nhiêu định nghĩa về
du lịch. Hienziker và Kraff năm 1941 định nghĩa du lịch là tổng hợp các mối quan
hệ và hiện tượng bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú tạm thời của các cá
nhân tại những nơi không phải là nơi ở và nơi làm việc thường xuyên của họ. [20]
Về khía cạnh kinh tế, nhà kinh tế học Picara - Edmod định nghĩa du lịch là tổng hòa
việc tổ chức và chức năng của nó không chỉ về phương diện khách vãng lai mà còn
về phương diện giá trị do khách chỉ ra và của những khách vãng lai mang đến với
một túi tiền đầy, tiêu dùng trực tiếp hoặc gián tiếp cho các chi phí của họ nhằm
thỏa mãn nhu cầu hiểu biết và giải trí. Theo từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam
du lịch được tách thành hai nội dung cơ bản: (1) (đứng trên góc độ mục đích du
lịch) du lịch là một dạng nghỉ dưỡng sức tham quan tích cực của con người ngoài
nơi cư trú với mục đích: nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng cảnh, di tích lịch
sử, công trình văn hóa, nghệ thuật… (2) (đứng trên góc độ kinh tế) du lịch là một
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
9

ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt: nâng cao hiểu biết về
thiên nhiên, truyền thống lịch sử và văn hóa dân tộc, từ đó góp phần tăng thêm tinh
thần yêu nước; đối với người nước ngoài là tình hữu nghị với dân tộc mình; về mặt
kinh tế, du lịch là lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu quả rất lớn, có thể coi là hình
thức xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tại chỗ. Theo các định nghĩa này, du lịch vừa
được hiểu theo ý nghĩa kinh tế vừa mang tính chất của một hiện tượng xã hội, góp
phần nâng cao dân trí, phục hồi sức khỏe cộng đồng, giáo dục lòng yêu nước…
Ngoài ra, Liên hiệp quốc tế các tổ chức lữ hành chính thức (International Union of
Official Travel Organisation - IUOTO) cũng đưa ra định nghĩa về du lịch, là hoạt
động du hành đến nơi khác với địa điểm cư trú của mình nhằm mục đích không
phải để làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống.
Theo Luật du lịch Việt Nam năm 2005, là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi
của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu
tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định
(Điều 4 chương I Luật Du lịch của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam số 44/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005).
Nhìn chung, du lịch là tổng hợp các hiện tượng và các mối quan hệ phát sinh
từ tác động qua lại giữa khách du lịch, các nhà kinh doanh, chính quyền và cộng
đồng dân cư địa phương trong quá trình thu hút và tiếp đón khách du lịch. Ngoài
ra, để xem xét du lịch một cách toàn diện hơn, khái niệm này cần đề cập và xem xét
tất cả các chủ thể tham gia vào hoạt động du lịch. Theo cách tiếp cận này, du lịch là
tổng hợp các hiện tượng và các mối quan hệ phát sinh từ sự tác động qua lại giữa
khách du lịch, các nhà kinh doanh, chính quyền, và cộng đồng dân cư địa phương
trong quá trình thu hút và tiếp đón khách du lịch.
1.1.1.2. Các khái niệm khác
Khách du lịch, theo nhà xã hội học Cohen quan niệm, là một người đi tự
nguyện, mang tính nhất thời, với mong muốn được giải trí từ những điều mới lạ và
thay đổi thu nhận từ một chuyến đi tương đối xa và không thường xuyên. Theo Luật
Du lịch Việt Nam, khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ
trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến (Khoản 2

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/


10

Điều 4 Luật Du lịch của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số
44/2005/QH11 ngày 14 tháng 06 năm 2005). Khách du lịch là đối tượng trực tiếp
tham gia vào quá trình hướng dẫn du lịch của hướng dẫn viên, là đối tượng của các
đơn vị phục vụ và kinh doanh du lịch. [8]
Hoạt động du lịch là hoạt động của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh
doanh du lịch, cộng đồng dân cư và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến du
lịch (Điều 4 Luật Du lịch của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
số 44/2005/QH11 ngày 14 tháng 06 năm 2005).
Cơ sở lưu trú du lịch là những cơ sở kinh doanh về buồng phòng, và các dịch
vụ khác phục vụ du khách. Cơ sở lưu trú bao gồm khách sạn, làng du lịch…
Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử -
văn hoá, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có
thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các
khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch (Điều 4 Luật Du lịch của
Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 44/2005/QH11 ngày 14
tháng 06 năm 2005). Có ba loại tài nguyên du lịch, bao gồm:
- Tài nguyên thiên nhiên bao gồm khí hậu, địa hình, phong cảnh, tất cả
những gì thiên nhiên ban tặng con người.
- Tài nguyên du lịch nhân văn gồm có những tài nguyên vật thể và tài
nguyên phi vật thể, đó là những di sản do con người tạo ra qua nhiều thế hệ và để lại
cho các thế hệ mai sau. Tài nguyên du lịch nhân văn vật thể bao gồm các di tích lịch
sử, các công trình kiến trúc, văn hóa, nghệ thuật…; tài nguyên du lịch nhân văn phi
vật thể bao gồm các truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc, các phong tục tập quán,
các loại hình nghệ thuật truyền thống…
- Tài nguyên du lịch xã hội bao gồm các sự kiện chính trị, kinh tế, văn hoá xã
hội do con người đương đại tổ chức tạo ra sức hấp dẫn để thu hút khách du lịch, ví dụ:
các sự kiện thể thao thế giới, các cuộc thi hoa hậu các hội nghị chính trị - kinh tế…
Điểm và Khu du lịch gắn liền với nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, có kết cấu
hạ tầng và dịch vụ du lịch cần thiết để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch, tạo công ăn
việc làm cho cộng đồng địa phương và đem lại nguồn thu và quảng bá cho đất nước

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/


11

và cộng đồng địa phương. Tuy nhiên, khái niệm giữa Điểm du lịch và Khu du lịch có
sự phân biệt với nhau. Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu
cầu tham quan của khách du lịch. Trong khi đó, Khu du lịch là nơi có tài nguyên du
lịch hấp dẫn với ưu thế về tài nguyên du lịch tự nhiên, được quy hoạch, đầu tư phát
triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch, đem lại hiệu quả về kinh tế -
xã hội và môi trường (Điều 4 Luật Du lịch của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam số 44/2005/QH11 ngày 14 tháng 06 năm 2005). Như vậy, nếu điểm
du lịch đáp ứng nhu cầu tham quan của khách du lịch là chủ yếu thì khu du lịch lại
đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch. Khu du lịch có quy mô và thu hút lượng
khách du lịch lớn hơn gấp nhiều lần so với điểm du lịch.
Sản phẩm du lịch bao gồm các dịch vụ du lịch, các hàng hóa và tiện nghi
cung ứng cho du khách, nó được tạo nên bởi sự kết hợp các yếu tố tự nhiên, cơ sở
vật chất kỹ thuật và lao động du lịch tại một vùng hay một địa phương nào đó. Sản
phẩm = Tài nguyên du lịch + các dịch vụ và hàng hóa du lịch. Sản phẩm du lịch có
tính vô hình, tính đồng nhất, tính đồng thời giữa sản xuất và tiêu dùng và tính mau
hỏng và không dự trữ được.
Dịch vụ là một loại hàng hóa đặc biệt, nó có những nét đặc trưng riêng mà
hàng hóa hiện hữu không có. Dịch vụ du lịch về cơ bản có 4 đặc điểm nổi bật, bao
gồm: tính không hiện hữu (vô hình), tính không đồng nhất, tính không tách rời,
không lưu trữ.
Động cơ du lịch chỉ nguyên nhân tâm lý khuyến khích con người thực hiện
du lịch, đi du lịch tới nơi nào đó, thường được biểu hiện ra bằng các hình thức
nguyện vọng, hứng thú, yêu thích, săn lùng điều mới lạ, từ đó thúc đẩy nảy sinh
hành động du lịch.
Thị trường du lịch là tổng hợp nhu cầu hay tập hợp nhu cầu về sản phẩm du
lịch , là nơi diễn ra các hoạt động mua bán dịch vụ.
Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa,
gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và bền vững, với sự
tham gia tích cực của cộng động địa phương. Du lịch sinh thái khác các loại hình du
lịch thiên nhiên ở các mặt: có mức độ giáo dục cao đối với môi trường và sinh thái,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/


12

thông qua những hướng dẫn viên có nghiệp vụ lành nghề; tạo ra mối quan hệ giữa
con người và thiên nhiên hoang dã cùng với ý thức được giáo dục để biến bản thân
du khách thành những người đi tiên phong trong công tác bảo tồn môi trường; đồng
thời sẽ làm giảm thiểu tác động tiêu cực của du khách đến văn hóa và môi trường,
đảm bảo cho địa phương hưởng nguồn lợi tài chính do du lịch mang lại và chú trọng
đến những đóng góp tài chính cho việc bảo tồn thiên nhiên.
Du lịch sinh thái cộng đồng là “một hình thái du lịch trong đó chủ yếu là
người dân địa phương đứng ra phát triển và quản lý. Lợi ích kinh tế có được từ du
lịch sẽ đọng lại nền kinh tế địa phương” (Theo nhà nghiên cứu Nicole và Wolfgang
Strasdas (2009). Để xây dựng và phát triển du lịch sinh thái cộng đồng, các điều
kiện tiềm năng về tài nguyên môi trường tự nhiên và nhân văn có ý nghĩa quyết
định. Các điều kiện phát triển du lịch sinh thái cộng đồng bao gồm yếu tố cộng
đồng dân cư, có thị trường khách trong nước và quốc tế, cơ chế chính sách hợp lý
và sự hỗ trợ từ chính phủ, các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước.
Du lịch bền vững là du lịch mà giảm thiểu các chi phí và nâng cao tối đa các
lợi ích của du lịch cho môi trường tự nhiên và cộng đồng địa phương và có thể được
thực hiện lâu dài nhưng không ảnh hướng xấu đến nguồn lợi mà nó phụ thuộc.
1.1.2. Các loại hình du lịch
Để thỏa mãn sự lựa chọn và đáp ứng tốt nhất cho nhu cầu của du khách, có
nhiều loại hình du lịch khác nhau được phân loại dựa trên sở thích, thị hiếu và nhu
cầu đa dạng của du khách. Có nhiều tiêu chí để phân loại các loại hình du lịch
1.1.2.1. Phân loại tổng quát
- Du lịch sinh thái, có nhiều tên gọi khác nhau: du lịch thiên nhiên, du lịch
dựa vào thiên nhiên, du lịch môi trường, du lịch đặc thù, du lịch xanh, du lịch thám
hiểm, du lịch bản xứ, du lịch có trách nhiệm, du lịch nhà tranh, du lịch bền vững.
- Du lịch văn hóa
1.1.2.2. Căn cứ vào mục đích của khách du lịch
- Du lịch chữa bệnh
- Du lịch nghỉ ngơi, giải trí
- Du lịch thể thao

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/


13

- Du lịch công vụ
- Du lịch tôn giáo
- Du lịch khám phá
- Du lịch thăm hỏi
- Du lịch quá cảnh
1.1.2.3. Căn cứ vào phương tiện giao thông
- Du lịch đi bộ
- Du lịch bằng xe đạp
- Du lịch tàu hỏa
- Du lịch tàu biển
- Du lịch ô tô
- Du lịch hàng không
1.1.2.4. Căn cứ theo phương tiện cư trú
- Du lịch ở khách sạn
- Du lịch ở Motel
- Du lịch nhà trọ
- Du lịch Camping
- Du lịch ở Bungalow
- Du lịch ở làng du lịch
- Du lịch khu nghỉ dưỡng
1.1.2.5. Căn cứ vào thời gian đi du lịch
- Du lịch dài ngày
- Du lịch ngắn ngày
1.1.2.6. Căn cứ vào đặc điểm địa lý của điểm du lịch
- Du lịch miền biển
- Du lịch núi
- Du lịch đô thị
- Du lịch đồng quê
1.1.2.7. Căn cứ vào hình thức tổ chức du lịch
- Du lịch theo đoàn
- Du lịch cá nhân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
14

1.1.2.8. Căn cứ vào thành phần của du khách


- Du khách thượng lưu
- Du khách bình dân
1.1.2.9. Căn cứ vào phương thức ký kết hợp đồng đi du lịch
- Du lịch trọn gói
- Mua từng phần du lịch của tour du lịch
1.1.2.10. Căn cứ vào Quốc tịch
- Du lịch quốc tế
- Du lịch nội địa
1.1.2.11. Căn cứ vào mục đích chuyến đi
- Du lịch tham quan
- Du lịch khám phá
- Du lịch nghỉ dưỡng
- Du lịch thể thao
- Du lịch văn hóa - nghiên cứ khoa học
- Du lịch lễ hội - sự kiện
- Du lịch tôn giáo
- Du lịch có tính chất xã hội
- Du lịch công vụ
- Du lịch quá cảnh
- Du lịch sinh thái
- Du lịch dã ngoại
- Du lịch bền vững
Một chuyến du lịch có thể là sự kết hợp của các hình thức du lịch với nhau.
1.1.3. Phát triển du lịch và nội dung phát triển du lịch
1.1.3.1. Khái niệm phát triển du lịch
a. Khái niệm phát triển
“Phát triển”, theo từ điển Hán - Việt, là mở rộng ra hoặc lớn mạnh lên. Theo
quan điểm của triết học duy vật biện chứng, phát triển là một quá trình tiến lên từ
thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của sự vật. Bên cạnh đó, từ điển

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/


15

Oxford định nghĩa phát triển là sự gia tăng dần của một sự vật theo hướng tiến bộ
hơn, mạnh hơn. Có thể nói, phát triển là một quá trình, là khuynh hướng vận động
tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn
thiện, trong đó các yếu tố bên trong khác nhau đều thay đổi theo đà tăng trưởng cả
về lượng và về chất. Các tính chất của phát triển gồm có: tính phổ biến; tính đa
dạng, phong phú; tính khách quan; tính kế thừa và tính phức tạp. [9]
b. Phát triển du lịch
Phát triển du lịch được hiểu là sự gia tăng số lượng và chất lượng tài nguyên
du lịch, các nguồn lực lao động, cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng, sản phẩm du
lịch và thị trường du lịch.
Để một quốc gia, một địa phương có thể phát triển mạnh mẽ hoạt động du
lịch, cần có những điều kiện nhất định. Những điều kiện cơ bản thúc đẩy sự phát
triển của du lịch gồm có: điều kiện chính trị ổn định, đất nước hòa bình; điều kiện
xã hội an ninh và an toàn; cơ chế, chính sách và luật pháp nhà nước về phát triển
hoạt động du lịch và cơ sở hạ tầng kỹ thuật và nguồn nhân lực đáp ứng đầy đủ yêu
cầu phát triển.
1.1.3.2. Nội dung phát triển du lịch
Phát triển du lịch là quá trình lớn lên, tăng tiến mọi mặt của hoạt động du
lịch. Nó bao gồm sự tăng trưởng về mặt kinh tế cung như có sự hoàn chỉnh về mặt
sản phẩm, dịch vụ, giữ gìn bản sắc văn hóa, thể chế...
Phát triển hoạt động du lịch bao gồm các nội dung cụ thể như:
Phát triển sản phẩm du lịch : hay còn gọi là „thiết kế và phát triển sản phẩm.
Phát triển sản phẩm du lịch là điểm giao thoa giữa các yếu tố „thiết kế‟ (công nghệ,
kỹ thuật...), „thương mại hóa‟ (kinh tế) và „khách hàng‟ (con người). Đơn giản hơn,
phát triển sản phẩm du lịch là việc đưa ra các ý tưởng thú vị, hữu ích, phát triển các
ý tưởng đó thành các sản phẩm đáp ứng nhu cầu thực tế xã hội. Để phát triển sản
phẩm du lịch, cần phải xác định cơ hội phát triển sản phẩm du lịch đó trong thị
trường, phát triển ý tưởng, kế hoạch, thử nghiệm... ưu tiên xây dựng sản phẩm du
lịch đặc trưng theo hướng bền vững.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
16

Phát triển hệ thống hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch: Đầu
tư phát triển hạ tầng du lịch bao gồm các hoạt động như : (1) tiếp tục đầu tư, nâng
cấp cơ sở hạ tầng giao thông quan trọng : hàng không, đường thủy, đường bộ,
đường sắt và các tuyến giao thông kết nối giữa các công trình du lịch ; (2) đầu tư
chỉnh trang các công trình đô thị, tôn tạo cảnh quan thành phố, nâng cấp và xây
dựng mới cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ du lịch tại các du tích và danh thắng ; (3)
ưu tiên thu hút đầu tư nâng cấp, xây mới hệ thống cơ sở lưu trú, hình thành tổ hợp
khách sạn kết hợp trung tâm thương mại, kết hợp với các công trình mang tầm cỡ
quốc gia, quốc tế...
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch : Phát triển nguồn nhân lực du
lịch là những hoạt động nhằm tăng cường số lượng và nâng cao chất lượng, hiệu
quả làm việc của lực lượng lao động đang và sẽ làm việc trực tiếp trong ngành du
lịch, bao gồm : lao động thuộc các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch và các đơn
vị sự nghiệp du lịch gồm đội ngũ cán bộ quản trị kinh doanh, đội ngũ lao động
nghiệp vụ trong các khách sạn – nhà hàng, công ty lữ hành, vận chuyển du lịch...,
lao động làm công tác đào tạo du lịch trong các trường dạy nghề, trung cấp chuyên
nghiệp, cao đẳng và đại học.
Phát triển thị trường, xúc tiến quảng bá và thương hiệu du lịch : là các hoạt
động chiến lược, cụ thể với tầm nhìn dài hạn và bước đi thích hợp về các hoạt động
quảng bá và xúc tiến du lịch. Việc thực hiệc xây dựng và quảng bá du lịch bao gồm
xây dựng hình ảnh – vị thế - thương hiệu – tầm nhìn và cần phải có logo và slogan
của du lịch của tỉnh. Các hoạt động quảng bá xúc tiến và xây dựng các ấn phẩm du
lịch đều phải dựa trên nền tảng của biểu trưng này. Các hoạt động này cần phải tuân
theo nguyên tắc xã hội hóa, thu hút nguồn lực vào việc tạo dựng hình ảnh du lịch
địa phương trên thị trường, trong đó cơ quan quản lý nhà nước về du lịch phải là
người tổ chức phối hợp và đóng vai trò chủ đạo.
Đầu tư và chính sách phát triển du lịch : Phát triển du lịch cũng bao gồm sự
phát triển về mặt cơ chế, chính sách liên quan đến lĩnh vực này. Một số các nội
dung liên quan đến vấn đề này có thể kể đến như (1) Nhà nước có cơ chế, chính
sách huy động mọi nguồn lực, tăng đầu tư phát triển du lịch để bảo đảm du lịch là

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/


17

ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước ; (2) Nhà nước có chính sách khuyến khích,
ưu đãi về đất đai, tài chính, tín dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức,
cá nhân nước ngoài vào các lĩnh vực như bảo vệ, tôn tạo tài nguyên du lịch và môi
trường du lịch ; tuyên truyền, quảng bá du lịch ; đào tạo, phát triển nguồn nhân lực
du lịch ; nghiên cứu, đầu tư, xây dựng sản phẩm du lịch mới ; hiện đại hóa hoạt
động du lịch ; xây dựng kết cấu hạ tầng du lịch, nhập khẩu phương tiện cao cấp
phục vụ cho việc vận chuyển khách du lịch, trang thiết bị chuyên dùng hiện đại cho
cơ sở lưu trú du lịch hạng cao và khu du lịch quốc gia ; phát triển du lịch tại nơi có
tiềm năng du lịch ở vùng sâu vùng xa... ; (3) Nhà nước bố trí ngân sách cho công
tác quy hoạch ; hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị du lịch, khu du lịch,
điểm du lịch, hỗ trợ công tác quảng bá, tuyên truyền, bảo vệ, tôn tạo tài nguyên du
lịch và môi trường du lịch, nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, đào tạo và
phát triển nguồn nhân lực du lịch ; (4) Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho người
nước ngoài, người Việt nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch, công dân
Việt Nam, người nước ngoài ở Việt Nam đi du lịch trong và ngoài nước, đảm bảo
quyền và lợi ích hợp pháp của khách du lịch ; (5) Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi
để tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế, các tầng lớp dân cư tham gia hoạt
động du lịch, mở rộng giao lưu hợp tác giữa du lịch Việt nam với du lịch khu vực
và quốc tế ; (6) Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện hình thành quỹ hỗ trợ phát
triển du lịch từ nguồn đóng góp của các chủ thể hưởng lợi từ hoạt động du lịch,
nguồn đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
Hợp tác quốc tế về du lịch : Đây là hoạt động nhằm đẩu mạnh hợp tác quốc
tế về du lịch với các nước, các tổ chức quốc tế trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi ;
phù hợp với pháp luật mỗi bên, pháp luật và thông lệ quốc tế nhằm phát triển du
lịch, gắn thị trường du lịch Việt nam với thị trường du lịch khu vực và thế giới, góp
phần tăng cường quan hệ hợp tác, hữu nghị và hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc.
Quản lý nhà nước về du lịch : Đây là quá trình tác động của Nhà nước đến
du lịch thông qua hệ thống cơ quan quản lý Nhà nước, hệ thống chính sách pháp
luật với mục tiêu phát triển du lịch đúng định hướng của Nhà nước, tạo nên trật tự
trong hoạt động du lịch làm cho du lịch thực sự là một ngành kinh tế mũi nhọn. Đối
tượng của sự quản lý này chính là hoạt động du lịch và cả chính các du khách.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
18

Nhìn chung, phát triển du lịch là một hoạt động đa dạng, được xây dựng dựa
trên nhiều ngành, nhiều lĩnh vực. Phát triển du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi
nhọn là mục tiêu của ngành du lịch Việt Nam hiện nay.
1.1.3.3. Mục tiêu phát triển du lịch
Mục tiêu „purpose‟ là một từ được chiết tự từ „mục‟ nghĩa là thấy và „tiêu‟ là
một điểm. Vậy, mục tiêu là một điểm đến có thể thấy. Mục tiêu phát triển du lịch là
một điểm đến có thể thấy của các hoạt động du lịch. Những mục tiêu phát triển du
lịch bao gồm các yếu tố đa dạng cả về kinh tế, văn hóa và xã hội.
Ở Việt Nam, các hoạt động phát triển du lịch đã và đang được thực hiện một
cách mạnh mẽ. Hiện nay, Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020,
tầm nhìn đến năm 2030 đã thể hiện rõ những nội dung này (Quyết định số
2473/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng chính phủ về phê duyệt
Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030).
Qua văn bản này, mục tiêu phát triển du lịch Việt Nam được thể hiện một cách cụ
thể. Mục tiêu tổng quát của ngành du lịch là đến năm 2020, du lịch cơ bản trở thành
ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật
tương đối đồng bộ, hiện đại ; sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có
thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, cạnh tranh được với các nước
trong khu vực và trên thế giới. Phấn đấu đến năm 2030, Việt Nam trở thành quốc
gia có ngành du lịch phát triển.
1.2. Tiềm năng và lợi thế phát triển du lịch
1.2.1. Khái niệm tiềm năng và lợi thế
Trước hết, tiềm năng (potential) là năng lực tiềm tàng, là những thế mạnh
chưa được khai thác, chưa được biết đến. Trong kinh doanh, tiềm năng hay còn gọi
là cơ hội kinh doanh. Tiềm năng là cơ hội để phát triển.
Lợi thế (advantage) là bất kỳ trạng thái, cơ hội, hay đặc biệt là phương tiện
thuận lợi để thành công, thu được lợi nhuận hay đặt được kết quả mong muốn (theo
http://dictionary.reference.com/browse/advantage). Lợi thế có các loại như lợi thế
cạnh tranh, lợi thế so sánh và lợi thế tuyệt đối. Lợi thế cạnh tranh (Competitive
advantage) là khả năng của các doanh nghiệp, ngành, quốc gia và vùng trong việc tạo

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/


19

ra việc làm và thu nhập cao hơn trong điều kiện cạnh tranh quốc tế (Diễn đàn cấp cao
về cạnh tranh công nghiệp của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (Organization
for Economic Co-operation and Development - OECD). Lợi thế so sánh
(Comparative Advantage), theo David Ricardo (1817), là khái niệm chỉ khả năng sản
xuất của một sản phẩm với chi phí thấp hơn so với sản xuất các sản phẩm khác. Lợi
thế tuyệt đối (Absolute advantage) là lợi thế có được trong điều kiện so sánh chi phí
sản xuất để sản xuất ra cùng một loại sản phẩm, khi một nước sản xuất sản phẩm có
chi phí thấp hơn có thể nhập sản phẩm đó từ nước khác có chi phí thấp hơn.
Có thể nói, bất kỳ quốc gia, địa phương hay bất kỳ ngành kinh tế nào muốn
phát triển nhanh chóng và bền vững đều phải nhận diện, thực hiện khai thác tiềm
năng và lợi thế một cách có hiệu quả. Hoạt động du lịch cũng cần tìm hiểu và phát
huy những tiềm năng và lợi thế du lịch như vậy.
1.2.2. Tiềm năng và lợi thế trong du lịch
Tiềm năng và lợi thế trong du lịch là một tập hợp những năng lực tiềm tàng,
những cơ hội kinh doanh, những phương tiện thực hiện phát triển du lịch một cách
hiệu quả. Nói cách khác, tiềm năng và lợi thế du lịch là tổng hợp tất cả các điều kiện
bên trong và bên ngoài có giá trị khai thác, sử dụng và phát triển. Đây là một trong
những điều kiện trực tiếp để phát triển du lịch. Lợi thế so sánh có hai loại :
+ Lợi thế so sánh tĩnh là khả năng vốn có của quốc gia, địa phương: Tài
nguyên thiên nhiên, khí hậu, môi trường tạo nên sự hấp dẫn đối với khách du lịch.
+ Lợi thế so sánh động do yếu tố chủ quan để khai thác có hiệu quả tiềm
năng và lợi thế : cơ chế chính sách, quản lý, các giải pháp thích hợp tận dụng các cơ
hội thị trường có thể biến tiềm năng thành khả năng hiện thực.
Khái niệm nên được thể hiện trên phương diện cung và cầu về du lịch.
1.2.2.1. Trên phương diện cung du lịch
Nguồn cung đối với du lịch bao gồm các yếu tố : điều kiện tài nguyên du lịch
và điều kiện sẵn sàng phục vụ khách.
Như đã nói ở trên, tài nguyên du lịch gồm có: tài nguyên thiên nhiên (vị trí
địa lý, khí hậu, địa hình, hệ động thực vật, đất nước...), tài nguyên nhân văn (các di
tích lịch sử, di tích lịch sử văn hóa, phong tục tập quán, lễ hội, các món ăn, thức
uống dân tộc, các loại hình nghệ thuật, các lối sống, nếp sống của các tộc người
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
20

mang bản sắc độc đáo và được lưu giữ cho đến nay...), và các tài nguyên du lịch xã
hội (các sự kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội do con người tổ chức).
Điều kiện sẵn sàng phục vụ khách trong nguồn cung của du lịch như tài
nguyên dân cư và lao động, tài nguyên cơ sở vật chất và hạ tầng, chính sách, những
cơ hội phát triển du lịch (kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục...) và các nguồn lực
bên ngoài.
Phát triển những nguồn cung của du lịch sẽ khai thác tốt hơn tiềm năng và
lợi thế du lịch.
1.2.2.2. Trên phương diện cầu về du lịch
Dựa trên phương diện cầu về du lịch, khách du lịch đóng vai trò chủ chốt.
Nhu cầu là một hiện tượng tâm lý của con người; sự đòi hỏi, ham muốn, nguyện
vọng của con người về vật chất và tinh thần.
Đối với hoạt động du lịch, con người với vai trò là một du khách có nhu cầu
du lịch, rời khỏi nơi cư trú để thực hiện du lịch. Con người trở thành khách du lịch
khi hội tụ đủ các điều kiện như: có thời gian dỗi, có nhu cầu cần được thỏa mãn có
khả năng thanh toán. Khách du lịch chính là đối tượng trực tiếp và là thị trường lớn
đối với du lịch.
Nắm bắt được tâm lý, thị hiếu của khách hàng, đáp ứng xu hướng của nhu
cầu về du lịch là cơ sở để khai thác tiềm năng, lợi thế nhưng cũng là những thách
thức lớn đối với các nhà quản trị ngành du lịch.
1.2.3. Phân loại các tiềm năng và lợi thế trong du lịch
1.2.3.1. Tiềm năng tự nhiên
Các điều kiện tự nhiên bao gồm vị trí địa lý, địa hình - địa mạo, các thành tạo
địa chất, khí hậu thủy văn, sóng và nhiệt độ nước biển, tài nguyên sinh vật thì các
tiềm năng và lợi thế du lịch tự nhiên hay tài nguyên du lịch tự nhiên có các yếu tố
như: cảnh quan địa hình, cảnh quan rừng, biển, đa dạng về nguồn gen sinh vật, đa
dạng hệ sinh thái…
Quản lý tiềm năng tự nhiên là việc quản lý các nguồn lực tự nhiên như đất,
nước, động thực vật và cảnh quan môi trường các giá trị truyền thống là một trong
những điều kiện để phát triển bền vững du lịch hiện tại và tương lai.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/


21

1.2.3.2. Tiềm năng kinh tế - xã hội


Tiềm năng kinh tế - xã hội phát triển du lịch bao gồm các yếu tố kinh tế và xã
hội như cơ cấu kinh tế, sự phát triển kinh tế, quản lý kinh tế - xã hội, cách ứng xử của
dân cư trong xã hội…. Tài nguyên kinh tế - xã hội có tác động không nhỏ đến sự phát
triển cũng như quản lý trong ngành du lịch. Chẳng hạn cơ cấu kinh tế khi kết hợp với
du lịch có thể kể đến các loại hình du lịch như du lịch sinh thái, du lịch bền vững…;
thành phần dân cư kết hợp với du lịch tạo thành các loại hình du lịch như du lịch mới
bản làng, du lịch ở tại làng nghề…hay các kiểu du lịch kết hợp hội họp…
1.2.3.3. Tiềm năng văn hóa, lịch sử
Tiềm năng văn hóa, lịch sử bao trùm các yếu tố về văn hóa và lịch sử. Nguồn
tài nguyên này là một loại tài nguyên du lịch nhân văn. Tiềm năng văn hóa, lịch sử
bao gồm: di sản văn hóa thế giới, di tích lịch sử - văn hóa, lễ hội, các đối tượng du
lịch gắn với dân tộc học, các đối tượng văn hóa - thể thao và các hoạt động nghệ
thuật khác.
a. Di sản văn hóa thế giới
Di sản văn hóa thế giới là những kết tinh cao nhất của những sáng tạo văn
hóa dân tộc được thế giới công nhận. Đó là sự tôn vinh lớn của dân tộc, và cũng là
nguồn tài nguyên quý giá, có sức hút khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch quốc
tế. Có 6 tiêu chuẩn của di sản văn hóa thế giới như: là các tác phẩm nghệ thuật độc
nhất vô nhị, tác phẩm hàng đầu của tài năng con người; có ảnh hưởng quan trọng
đến sự phát triển của nghệ thuật kiến trúc, nghệ thuật cấu tạo không gian trong một
thời kỳ nhất định, trong một khung cảnh văn hóa nhất định; chứng cớ xác thực cho
một nền văn minh đã biến mất; cung cấp một ví dụ điển hình về một thể loại xây
dựng hoặc kiến trúc phản ánh một giai đoạn lịch sử có ý nghĩa; cung cấp một ví dụ
hùng hồn về một dạng nhà truyền thống nói lên được một nền văn hóa có nguy cơ
bị hủy hoại trước những biến động không thể cưỡng lại được; và có mối quan hệ
trực tiếp với sự kiện, tín ngưỡng đáp ứng được những tiêu chuẩn xác thực về ý
tưởng sáng tạo, về vật liệu, về cách tạo lập cũng như về vị trí. Tính đến năm 2014,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/


22

thế giới có 1007 di sản trên 157 quốc gia, trong đó có 779 di sản về văn hóa.
b. Di tích lịch sử - văn hóa
Di tích lịch sử - văn hóa là tài sản quý giá của mỗi địa phương, mỗi dân tộc,
đất nước và cả nhân loại. Tiềm năng này chứa đựng tất cả những gì thuộc về truyền
thống tốt đẹp, những tinh hoa, trí tuệ, tài năng, giá trị văn hóa nghệ thuật của mỗi
quốc gia. Đó chính là bộ mặt quá khứ của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia. Di tích lịch sử
văn hóa được chia thành 4 loại như sau:
- Loại hình di tích văn hóa khảo cổ: là những địa điểm ẩn dấu một bộ phận
giá trị văn hóa, thuộc về một thời kỳ lịch sử - xã hội loài người chưa có văn tự và
thời điểm nào đó trong lịch sử cổ đại.
- Loại hình di tích lịch sử là những di tích ghi nhận các sự kiện lịch sử hoặc
các đặc điểm lịch sử tiêu biểu của các dân tộc trong quá trình phát triển lịch sử của
mình. Loại hình di tích lịch sử bao gồm: di tích ghi dấu về dân tộc học (sự ăn ở,
sinh hoạt của các tộc người); di tích ghi dấu những sự kiện lịch sử chính trị quan
trọng, tiêu biểu có ý nghĩa quyết định chiều hướng cuả đất nước, của địa phương);
di tích lịch sử ghi dấu chiến công chiến thắng quân xâm lược; di tích ghi dấu những
kỷ niệm; di tích ghi dấu sự vinh quang lao động và di tích ghi dấu tội ác của đế
quốc, phong kiến.
- Loại hình văn hóa - nghệ thuật là các công trình kiến trúc có giá trị hoặc các
tác phẩm nghệ thuật khác như tượng đài, phố cổ…
- Các danh lam thắng cảnh là sự tập hợp của 2 loại hình di tích: di tích nhân
tạo và di tích thiên tạo. Đây là nơi có phong cảnh thiên nhiên đẹp, có chứa đựng
những công trình do con người tạo ra, đền, chùa khu bảo tồn thiên nhiên.
c. Các lễ hội
Lễ hội là một hình thức sinh hoạt văn hóa đặc sắc phản ánh đời sống tâm linh
của một dân tộc, là hình thức sinh hoạt tập thể của nhân dân sau những ngày lao
động vất vả hoặc là một dịp để mọi người hướng về một sự kiện lịch sử trọng đại
của đất nước, hoặc là liên quan đến những sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân, hoặc
đơn thuần chỉ là những hoạt động có tính chất vui chơi giải trí. Lễ hội có tiềm năng
du lịch rất lớn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/


23

Lễ hội có hai phần là phần lễ và phần hội


- Phần lễ (hay phần nghi lễ). Phần lễ mở đầu ngày hội bao giờ cũng mang
tính chất tưởng niệm lịch sử, hướng về một sự kiện lịch sử trọng đại, một vị anh
hùng dân tộc có ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội. Nghi thức tế lễ nhằm tỏ
lòng tôn kính với các bậc thánh hiền và thần linh, cầu mong được thiên thời, địa lợi,
nhân hòa. Điều này tạo thành nên móng vững chắc, tạo nên một yếu tố văn hóa
thiêng liêng, một giá trị thẩm mỹ đối với toàn thể cộng động người đi hội trước khi
chuyển sang phần xem hội.
- Phần hội là phần tổ chức những trò chơi, thi đấu, biểu diễn… mang bản sắc
văn hóa dân gian.
Cũng có những lễ hội, phần lễ và phần hội hòa quyện lẫn nhau, trong đó
trọng tâm là phần hội.
d. Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học
Mỗi dân tộc có những điều kiện sinh sống, những đặc điểm văn hóa, phong
tục, tập quán, hoạt động sản xuất mang những sắc thái riêng của mình và có những
địa bàn cư trú nhất định. Nước ta là một trong những nước có nhiều dân tộc mỗi dân
tộc có một bản sắc văn hóa được lưu giữ.
e. Các đối tượng văn hóa - thể thao và hoạt động nhận thức khác
Các đối tượng văn hóa như các trung tâm khoa học, các trường đại học, các
thư viện lớn, các bảo tàng; những hoạt động mang tính sự kiện như các hoạt động
thể thao lớn, các cuộc triển lãm thành tựu kinh tế quốc dân, các hội chợ, các liên
hoan điện ảnh quốc tế,… đều có giá trị du lịch lớn.
1.2.3.4. Tiềm năng cơ sở hạ tầng - kỹ thuật
Cơ sở hạ tầng - kỹ thuật nói chung có vai trò đặc biệt trong việc phát triển du
lịch. Đó không chỉ là phương tiện thực hiện các hoạt động du lịch mà còn là một
loại tiềm năng phát triển du lịch.
a. Cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng bao gồm các yếu tố như: mạng lưới và phương tiện giao thông
vận tải; thông tin liên lạc; các công trình cung cấp điện, nước.
Du lịch phụ thuộc chặt chẽ vào giao thông vận tải. Có nhiều loại giao thông

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/


24

với những đặc trưng riêng biệt. Giao thông bằng ô tô tạo điều kiện cho khách dễ
dàng đi theo lộ trình lựa chọn. Giao thông đường sắt rẻ tiền nhưng chỉ đi theo
những tuyến cố định. Giao thông đường hàng không rất nhanh, rút ngắn thời gian đi
lại thuận lợi cho khách du lịch quốc tế. Giao thông đường thủy tuy chậm nhưng kết
hợp với tham quan giải trí… Thông tin liên lạc là điều kiện cần để đảm bảo giao lưu
cho khách du lịch trong nước và quốc tế. Ngoài ra, các công trình cung cấp điện,
nước là nhu cầu thiết yếu trong phục vụ hoạt động nghỉ ngơi, giải trí của khách.
b. Cơ sở vật chất - kỹ thuật
Cơ sở vật chất - kỹ thuật đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra và thực
hiện sản phẩm du lịch cũng như quyết định mức độ khai thác tiềm năng du lịch
nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch. Loại hình này bao gồm nhiều thành phần
khác nhau như cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành du lịch và cơ sở vật chất kỹ thuật
của một số ngành kinh tế quốc dân tham gia phục vụ du lịch như thương nghiệp
dịch vụ. Quy mô của các hoạt động du lịch phụ thuộc vào quy mô của cơ sở hạ tầng
- kỹ thuật: khách sạn, nhà hàng, khu vui chới giải trí, hội nghị…
Tiềm năng cơ sở hạ tầng - kỹ thuật phục vụ trực tiếp các hoạt động du lịch,
tạo ra lợi thế của du lịch vùng, miền nào đó so với những vùng, miền khác. Tiềm
năng cơ sở hạ tầng - kỹ thuật kết hợp với các tiềm năng du lịch khác thúc đẩy sự
phát triển toàn diện của các hoạt động du lịch.
1.2.3.5. Các tiềm năng về con người
Tiềm năng về con người phát triển các hoạt động du lịch bao gồm: thành
phần dân cư, chất lượng nguồn nhân lực và tính cách, cách ứng xử con người…
Đối với thành phần dân cư, hoạt động du lịch phát triển đa dạng tùy theo
thành phần dân cư của từng vùng, miền, khu du lịch. Mỗi nhóm cư dân có những
phong tục tập quán, thói quen sinh hoạt… khác nhau tạo nên bản sắc riêng thu hút
các hoạt động du lịch.
Chất lượng nguồn nhân lực là một trong những thành tố cơ bản tạo nên thành
công của hoạt động du lịch (cùng với công nghệ mới, phát triển kết cấu hạ tầng hiện
đại). Nguồn nhân lực chất lượng cao có khả năng đáp ứng nhu cầu của khách du
lịch về kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ chuyên nghiệp, thái độ… có sức hấp dẫn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/


25

đối với khách du lịch. Tiềm năng nguồn nhân lực là tiềm năng do con người xây
dựng nên. Sự hình thành và phát triển tiềm năng này là một quá trình lâu dài và phải
có những chính sách đầu tư đúng đắn.
Cách ứng xử của con người cũng là một dạng tiềm năng đối với du lịch. Sự
hình thành những đặc trưng tính cách khác nhau tạo nên những nét riêng biệt thu
hút khách du lịch. Nếu như cách ứng xử của người Châu Âu chú trọng đến tính lịch
sự, hiện đại hóa thì người Châu Á lại chịu ảnh hưởng của tôn giáo, có sự ứng xử hài
hòa với nhau và với tự nhiên. Đến với châu Âu, du khách sẽ cảm nhận được sự cổ
kính xen lẫn nét hiện đại hóa của kỹ thuật công nghiệp, con người ứng xử với nhau
lịch sự, coi trọng cá nhân. Đến với người châu Á, du khách lại cảm nhận được nét
thiên nhiên, sự cởi mở, mến khách và coi trọng cộng đồng.
Con người là thành tố trung tâm của các hoạt động du lịch đồng thời cũng là
tiềm năng và lợi thế thu hút sự phát triển du lịch. Cách ứng xử của con người, chất
lượng nguồn nhân lực và thành phần, cơ cấu dân cư là một trong những điểm thu
hút khách du lịch đến với vùng đất đó.
Có thể nói, các tiềm năng và lợi thế du lịch này khi kết hợp lại với nhau sẽ
thúc đẩy các hoạt động du lịch phát triển mạnh mẽ. Một quốc gia, địa phương có thể
có một hoặc nhiều tiềm năng, lợi thế du lịch. Từ đó, các nhà chức trách sẽ đưa ra
những chính sách, biện pháp phù hợp nhằm phát huy tối đa tiềm năng và lợi thế đó.
1.2.4. Khai thác tiềm năng về phát triển du lịch
Dựa trên nhu cầu phát triển của xã hội và những cuộc nghiên cứu về tiềm
năng và lợi thế về phát triển du lịch, các địa phương thực hiện các hoạt động khai
thác tiềm năng về phát triển du lịch.
Trước hết, Khai thác là một từ chỉ hoạt động để thu lấy những sản vật có
sẵn trong tự nhiên. Theo đó, khai thác tiềm năng về phát triển du lịch là hoạt
động để thu lấy những sản vật có sẵn trong tự nhiên, văn hóa, lịch sử, xã hội,
kinh tế... Mỗi địa phương có ưu thế về loại tiềm năng phát triển du lịch nào sẽ có
những phương pháp khai thác tiềm năng về phát triển du lịch đó, đồng thời hình
thức khai thác, nội dung khai thác và công cụ khai thác loại tiềm năng này cũng
khác nhau. Ở đây chú trọng tập trung vào khai thác tiềm năng phát triển du lịch

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/


26

của một khu di tích lịch sử.


Như đã nói ở trên, khai thác phát triển du lịch là việc sử dụng các tài
nguyên du lịch tại chỗ để tạo ra các sản phẩm du lịch, chương trình du lịch. Trên
thực tế, tài nguyên du lịch là phương tiện tham gia trực tiếp vào việc hình thành
nên các sản phẩm du lịch. Chẳng hạn như hình thức du lịch hướng về cội nguồn
là loại hình du lịch điển hình của một khu di tích lịch sử. Tài nguyên du lịch
càng phong phú, càng đặc sắc bao nhiêu thì sức hấp dẫn và hiệu quả khai thác
phục vụ hoạt động du lịch cao bấy nhiêu. Điều này tạo nên các chương trình du
lịch phong phú, hấp dẫn. Có thể nói, chất lượng tài nguyên du lịch, công tác khai
thác tài nguyên du lịch có hiệu quả sẽ là yếu tố cơ bản tạo nên chất lượng sản
phẩm du lịch và hiệu quả của hoạt động du lịch. Ở một khu di tích lịch sử, sự
giàu truyền thống văn hóa, bản sắc dân tộc, sự phát triển mạnh mẽ của các lễ hội
sẽ khơi dậy được tinh thần dân tộc, uống nước nhớ nguồn của nhân dân. Từ đó
các hoạt động khai thác tài nguyên lịch sử du lịch này vừa tạo nên các sản phẩm
du lịch hiệu quả, vừa phải bảo tồn văn hóa lịch sử dân tộc qua các công trình
kiến trúc của khu di tích và giá trị văn hóa lịch sử của nó.
Hơn nữa, trong quá trình phát triển du lịch, do đặc điểm phân bố, khai thác
tài nguyên du lịch, tổ chức lãnh thổ du lịch đã hình thành nên các điểm du lịch,
tuyến du lịch. Điểm du lịch là nơi tập trung một loại tài nguyên nào đó (ở khu di
tích lịch sử tập trung tài nguyên tự nhiên, tài nguyên văn hóa – lịch sử…) hay một
loại công trình riêng biệt được khai thác phục vụ du lịch với quy mô nhỏ. Các điểm
du lịch được nối với nhay bằng tuyến du lịch. Ở các trường hợp cụ thể, các tuyến du
lịch có thể là tuyến nội vùng (á vùng, tiểu vùng, trung tâm) hoặc là tuyến liên vùng
(giữa các vùng) phụ thuộc rất lớn vào quá trình khai thác tài nguyên du lịch. Các
tuyến du lịch trong một khu di tích lịch sử có thể là các tuyến khai thác trung tâm
khu di tích và các tuyến khai thác hệ sinh thái xung quanh khu di tích.
Đặc biệt, nguồn tài nguyên tương đối tập trung và được khai thác một cách
hiệu quả sẽ tạo ra các khu du lịch hấp dẫn dù nguồn tài nguyên không thật đa dạng
về loại hình. Chẳng hạn một khu di tích lịch sử có thể không thực sự bao gồm sự đa
dạng về tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực nhưng lại giàu có và được phát huy

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/


27

vào tài nguyên văn hóa lịch sử và đạt được sự hiệu quả từ hoạt động này. Trên lãnh
thổ của một khu du lịch tập trung rất nhiều điểm du lịch. Thực chất khu du lịch là sự
khai thác kết hợp của các điểm du lịch cùng loại hay khác loại có khả năng và sức
thu hút khách du lịch.
Nhìn chung, khai thác tiềm năng về phát triển du lịch nói chung và khai thác
tiềm năng về phát triển du lịch tại khu di tích nói riêng cần được tập trung khai thác
một cách có hiệu quả, phát triển theo hướng bền vững. Việc tạo ra các sản phẩm du
lịch này đòi hỏi các cách thức khai thác hiệu quả nguồn tiềm năng du lịch sẵn có
của địa phương và sự tổng hợp của các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình khai thác
tiềm năng phát triển du lịch.
1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến khai thác tiềm năng phát triển du lịch
Như đã nói ở trên, du lịch là tổng hợp các hiện tượng và các mối quan hệ
phát sinh từ tác động qua lại giữa khách du lịch, các nhà kinh doanh, chính quyền
và cộng đồng dân cư địa phương trong quá trình thu hút và tiếp đón khách du lịch.
Từ khái niệm này, du lịch chịu tác động của cả các chủ thể bên trong và chủ thể bên
ngoài tạo nên du lịch.
1.3.1. Cơ chế quản lý
Cơ chế quản lý có vai trò quan trọng quy hoạch, quản lý và điều tiết các hoạt
động du lịch. Quản lý phát triển du lịch không chỉ đơn thuần là quản lý về thị trường và
sản phẩm du lịch mà còn quản lý cả về quy hoạch, quản lý về tài chính, quản lý về cơ
sở hạ tầng, quản lý về văn hóa, xã hội. Quản lý phát triển du lịch có tính chất tổng hợp,
đa ngành, do đó, quản lý phát triển du lịch là sự phối hợp, liên kết quản lý từ cấp trung
ương, các bộ, ban ngành đến các cơ quan quản lý địa phương.
Tại Việt Nam, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 được
Đảng và Chính phủ đề ra, các Bộ ban ngành hướng dẫn và các cơ quan quản lý địa
phương lên kế hoạch và thực hiện. Cơ quan Trung ương quản lý, quy hoạch, điều
chỉnh trực tiếp các hoạt động phát triển du lịch là Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch.
Ở cấp Tỉnh, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch dưới sự quản lý trực tiếp của Bộ Văn
hóa Thể thao và Du lịch và UBND tỉnh xây dựng quy hoạch chi tiết, chương trình
hành động, kế hoạch thực hiện để quản lý phát triển du lịch văn hóa. Trong các vấn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/


28

đề liên quan, bên cạnh các đơn vị trực thuộc sở, các phòng ban chuyên trách về du
lịch văn hóa...còn có sự phối hợp với các Sở liên quan như Sở
...
Mô hình quản lý tổng hợp là mô hình quản lý theo chiều dọc, vừa liên kết theo
chiều ngang.
1.3.2. Hệ thống thể chế
Hệ thống pháp luật chính sách có những tác động trực tiếp đến phát triển du
lịch. Các chính sách phát triển du lịch được đưa ra và vận hành một cách linh hoạt
dựa trên mỗi hoàn cảnh kinh tế, chính trị xã hội khác nhau. Hệ thống pháp luật, cơ
chế chính sách ở Việt Nam đang gặp phải vấn đề khó và xuyên suốt trong quản lý
phát triển du lịch. Hiện nay, văn bản pháp luật chi phối hoạt động du lịch là Luật Du
lịch được Quốc hội ban hành năm 2005 đã bổ sung và hoàn thiện Pháp lệnh Du lịch
trước đó. Từ đó, các cơ quan quản lý nhà nước từ Trung ương đến Địa phương đưa
ra các văn bản luật, văn bản hướng dẫn luật, tổ chức thực hiện… Tuy nhiên, khi đưa
ra một cơ chế, chính sách mới thì phạm vi áp dụng trên toàn quốc và có tính chất
lan tỏa. Khi áp dụng vào thực tiễn, các chính sách này gặp phải nhiều hạn chế với
từng địa phương cụ thể. Chẳng hạn như chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư vào du
lịch được xuất phát từ Trung ương, sau đó các tỉnh mới cụ thể hóa và đưa ra chính
sách thu hút đầu tư đặc thù cho phù hợp với điều kiện tự nhiên và thực tiễn tại địa
phương. Sự phát triển nhanh chóng của trình độ sản xuất và năng lực sản xuất khiến
cho những cơ chế chính sách này không còn phù hợp với thực tế. Địa phương làm
các văn bản kiến nghị sửa đổi, sau đó Trung ương lúc này nghiên cứu và ban hành
những chính sách mới. Sự chậm chạp, thiếu linh hoạt trong cơ chế chính sách phần
nào làm hạn chế sự phát triển của các hoạt động du lịch.
1.3.3. Hội nhập quốc tế
Dựa trên sự phát triển nhanh chóng của hội nhập quốc tế, ngành du lịch theo
đó cũng tham gia vào tiến trình hội nhập. Hội nhập không chỉ là cơ hội mà còn là
thách thức đối với phát triển du lịch. Quản lý phát triển du lịch phải không ngừng
nâng cao và phải đáp ứng được nhu cầu của du khách trong và ngoài nước.
Hội nhập quốc tế, trước hết, mang lại những cơ hội phát triển và nâng cao
chất lượng của các hoạt động du lịch. Thị trường rộng lớn sẽ mang lại thuận lợi,
khai thác tốt tiềm năng cho người lao động, việc làm, thu nhập, phát huy được tiềm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
29

năng du lịch quốc gia.


Mặc khác, để hội nhập quốc tế, du lịch trong nước phải cạnh tranh với du
lịch quốc tế và khu vực. Quản lý không tốt sẽ làm mất lợi thế cạnh tranh của du lịch
trong nước. Theo hướng đó, sản phẩm du lịch phải ngày càng đa dạng hơn, phong
phú hơn, phát triển tốt cơ sở hạ tầng du lịch về quy mô, về chất lượng và về công
nghệ cũng như các điều kiện về tiêu chuẩn chất lượng du lịch, tiêu chuẩn về vệ sinh
an toàn thực phẩm…
Để hoạt động du lịch phát triển tích cực trong bối cảnh hội nhập quốc tế,
quản lý phát triển du lịch cần phấn đấu đưa các tiêu chí theo chuẩn quốc tế, phát
huy được tiềm năng lợi thế so sánh của đất nước.
1.3.4. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội
Mối quan hệ giữa điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội với ngành du
lịch là mối quan hệ tác động qua lại. Các điều kiện này có những tác động tích cực
và tiêu cực đối với các hoạt động du lịch.
a. Điều kiện tự nhiên
Điều kiện tự nhiên bao gồm các yếu tố tác động trực tiếp đến mức độ hấp
dẫn của sản phẩm du lịch văn hóa như vị trí địa lý, đất đai, khí hậu, sông ngòi, tài
nguyên… Đơn cử một ví dụ về tác động của khí hậu đến du lịch. Khí hậu tác động
đến hầu hết các loại hình du lịch. Nếu như du lịch biển phải là vùng biển ấm và
không phải là vùng mưa bão thì du lịch núi, thời tiết phải phù hợp như vùng lạnh có
sương, có tuyết, hoặc vùng ấm không phải mùa mưa; du lịch lễ hội, mua sắm
thường là mùa có thời tiết tốt trong năm. Khí hậu góp phần tạo nên tính thời vụ của
du lịch, hình thành mùa du lịch, vùng đặc trưng du lịch. Hơn nữa, sự khác biệt khí
hậu dẫn đến khác biệt về hệ sinh thái, do đó có vùng có thể phát triển các loại hình
du lịch sinh thái, có vùng không thể phát triển được.
Ở Việt Nam, điều kiện tự nhiên đa dạng và phong phú là điều kiện để thúc
đẩy hình thành những loại hình du lịch khác nhau. Về địa hình, nước ta có tiềm
năng lớn về du lịch chủ yếu là địa hình Karst, địa hình bờ biển và địa hình hải đảo.
Địa hình Karst chiếm khoảng 60.000 km2 tạo nên những điểm du lịch hấp dẫn với
hệ thống các hang động, núi đá vôi…Hơn nữa, Việt Nam có bờ biển dài 3.260 km,
với 125 bãi tắm biển rất đẹp và thuận lợi cho khai thác du lịch mà nhiều quốc gia
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
30

không có được. Đặc biệt, vùng biển Hạ Long là kỳ quan thiên nhiên đã được
UNESCO hai lần công nhận là Di sản Thiên nhiên thế giới vào các năm 1994 và
2000. Thêm vào đó, Nước ta có hơn 3.000 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó có nhiều đảo
có cảnh quan đẹp như Quan Lạn, Cô Tô (Quảng Ninh), Cát Bà (Hải Phòng), Phú
Quốc (Kiên Giang)… Về khí hậu, Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa, theo vĩ
tuyến và theo độ cao nên nước ta có hình thức du lịch của đới nóng và đới lạnh.
Hơn nữa, Việt Nam còn có nhiều điểm nghỉ mát vùng núi mang dáng dấp ôn đới
như những đô thị nhỏ ở châu Âu như: Sa Pa, Tam Đảo, Bạch Mã, Bà Nà Hills, Đà
Lạt… Về thủy văn, nước trên mặt có giá trị cung cấp các loại hình du lịch đa dạng
và phục vụ nhu cầu của các khu du lịch. Đặc biệt, mạng lưới sông ngòi ở đồng bằng
sông Cửu Long, một vài sông khác như sông Hương, sông Hàn, sông Hồng…; hệ
thống hồ như hồ Tây (Hà Nội), hồ Hòa Bình (Hòa Bình)… mang lại những tiềm
năng hấp dẫn khách du lịch. Nước ta có khoảng hơn 400 nguồn nước khoáng tự
nhiên như Kim Bôi (Hòa Bình), Quang Hanh (Quảng Ninh)… phục vụ loại hình du
lịch chữa bệnh. Về hệ động thực vật, Việt Nam ở nơi gặp gỡ giữa luồng di cư động
thực vật nên tài nguyên sinh vật rất phong phú. Nước ta hiện có 105 khu bảo tồn
thiên nhiên, bao gồm 27 vườn quốc gia, 44 khu bảo tồn thiên nhiên và 34 khu rừng
văn hóa, lịch sử, môi trường. Ngoài ra, Việt Nam còn sở hữu nhiều vùng tràm chim
và sân chim, nhiều khu rừng quốc gia nổi tiếng với những bộ sưu tập phong phú về
động thực vật nhiệt đới như: Vườn quốc gia Cúc Phương ở Ninh Bình, Vườn quốc
gia Cát Bà ở Hải Phòng, Vườn quốc gia Côn Ðảo ở Bà Rịa-Vũng Tàu…
b. Điều kiện kinh tế
Sự phát triển kinh tế tác động làm cho du lịch phát triển. Ngược lại, du lịch
phát triển đóng góp vào sự phát triển kinh tế. Do đó, điều kiện kinh tế có mối quan
hệ qua lại và hỗ trợ với sự phát triển du lịch. Kinh tế phát triển, thu nhập của đân cư
ngày càng tăng là điều kiện tiên quyết đến phát triển du lịch … trong các hoạt động
du lịch đều cần đến các nguồn lực tài chính.
Ở Việt Nam, nền kinh tế dựa vào nông nghiệp là chủ yếu đang chuyển sang
nền kinh tế dịch vụ. Vốn đầu tư vào các hoạt động phát triển du lịch đang được thu
hút một cách mạnh mẽ. Tuy nhiên, việc phát triển du lịch ở Việt Nam chưa xứng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/


31

với tiềm năng của đất nước do nguồn lực tài chính còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó,
ngành du lịch đang trong thời kỳ quá độ, còn tồn tại nhiều khó khăn nên chưa thực
sự đạt được mục tiêu thúc đẩy kinh tế phát triển.
c. Điều kiện văn hóa, xã hội
Điều kiện văn hóa xã hội mang tính chất địa phương hóa. Điều kiện này chịu
ảnh hưởng trực tiếp đến quản lý phát triển du lịch tại địa phương đó. Quản lý phát
triển du lịch phải phù hợp với điều kiện văn hóa và xã hội của địa phương. Bên
cạnh đó, sự ủng hộ của người dân địa phương kết hợp với chính quyền địa phương
sẽ hỗ trợ rất lớn cho các hoạt động quản lý phát triển du lịch.
Tại Việt Nam, sau khi Trung ương đưa ra các cơ chế, chính sách, các cơ
quan địa phương lên kế hoạch và thực hiện theo các chủ trương đã đề ra phù hợp
với tình hình văn hóa, xã hội ở địa phương, là một trong những yếu tố liên quan đến
phát triển.
1.3.5. Tổ chức quản lý
Tổ chức quản lý có vai trò quan trọng đối với các hoạt động du lịch. Quản lý là
quá trình thực hiện các tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý để phối hợp
hoạt động của các cá nhân và tập thể nhằm đạt các mục tiêu đã đề ra của tổ chức.
Tổ chức quản lý trong du lịch được thực hiện bởi các cơ quan Trung ương và
Địa phương. Chủ thể quản lý là tập hợp các thành phần tạo nên hoạt động du lịch
như quy hoạch, kế hoạch, chính sách quản lý nhà nước tạo điều kiện và môi trường
thuận lợi cho các cơ sở kinh doanh, khu du lịch, khách du lịch…. Tổ chức quản lý
các hoạt động du lịch một cách chặt chẽ, hợp lý, kết hợp hiệu quả các chủ thể quản
lý với nhau sẽ tạo ra những tác động tích cực, thúc đẩy sự phát triển của du lịch.
Ngược lại, tổ chức quản lý du lịch không hiệu quả sẽ làm chậm quá trình phát triển
của ngành du lịch. Ở Việt Nam, tổ chức quản lý hoạt động du lịch chưa thực sự
mang lại hiệu quả.
1.3.6. Nguồn lực lao động
Nhân lực bao gồm tất cả các tiềm năng của con người trong một tổ chức hay
xã hội (kể cả những thành viên trong ban lãnh đạo doanh nghiệp) tức là tất cả các
thành viên trong doanh nghiệp sử dụng kiến thức, kỹ năng ứng xử và giá trị đạo đức
để duy trì và phát triển du lịch. Nguồn nhân lực là nguồn lực của mỗi con người bao
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
32

gồm thể lực và trí lực. Nguồn nhân lực của quốc gia nói chung và nguồn nhân lực
trong du lịch nói riêng đều cần phải nâng cao, cập nhật các tri thức mới, vững vàng
về kiến thức chuyên môn, phát huy được những tố chất tốt đẹp của bản thân để tạo
nên được lợi thế cạnh tranh trong môi trường lao động nghề nghiệp hiện nay.
Những yêu cầu mới trong thế kỷ XXI đối với nguồn nhân lực được thể hiện
căn bản bao gồm: luôn nắm vững những tri thức mới; kiến thức nghề nghiệp, kỹ
năng chuyên sâu; áp dụng thành thục các ứng dụng khoa học kỹ thuật phục vụ công
việc; hiểu biết về du khách; tinh tế trong giao tiếp ứng sử, con người là yếu tố quyết
định sự phát triển, quản lý sự phát triển trong đó có quản lý con người. Để phát triển
du lịch, nguồn nhân lực luôn là nguồn lực hàng đầu và cơ bản nhất.
1.3.7. Liên kết hợp tác
Trong bối cảnh hội nhập, các mối liên kết hợp tác sẽ tạo ra những nguồn lực
mới để khai thác tốt tiềm năng và lợi thế. Liên kết hợp tác trong du lịch là sự kết
hợp giữa các yếu tố giưa du lịch với các ngành khác giữa địa phương này với địa
phương khác.
Hoạt động này phát triển dựa trên việc gắn kết các tiềm năng và lợi thế của
chủ thể này với chủ thể khác, sự phát triển về không gian và thời gian nhằm thu hút
và lưu giữ khách du lịch. Tuy nhiên, sự liên kết hợp tác không hiệu quả sẽ khiến
cho địa phương, vùng, miền du lịch đó làm giảm lợi thế cạnh tranh vốn có.
Nhìn chung, sự phát triển của du lịch là sự tổng hòa của các yếu tố tác động.
Các yếu tố này đan xen, hỗ trợ, tương tác lẫn nhau tạo nên những thành quả của du
lịch. Việc xây dựng và phát triển các yếu tố này phải được dựa trên sự nhận diện
đúng đắn về những tiềm năng sẵn có của địa phương, sự liên kết, phối hợp.
1.4. Kinh nghiệm về khai thác tiềm năng phát triển du lịch ở một số địa phƣơng
Như đã nói ở trên, các hoạt động du lịch đã ra đời từ rất lâu trong lịch sử loài
người. Qua đó, việc khai thác tiềm năng phát triển du lịch cũng được đẩy mạnh ở
nhiều quốc gia trên thế giới. Nhiều quốc gia và khu vực nổi tiếng thế giới đã phát
huy được những lợi thế vốn có của mình. Các quốc gia phát triển tiềm năng thiên
nhiên có thể kể đến như Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia với những hòn đảo hoang
sơ nhất thế giới; quốc gia với tiềm năng văn hóa - lịch sử như Malaysia với thánh
đường Hồi giáo quốc gia; quốc gia với tiềm năng kiến trúc lịch sử như Ai Cập với
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
33

các Kim tự tháp…


Du lịch Việt Nam được phát triển dựa trên các nguồn tiềm năng và lợi thế về
vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, khí hậu, di tích lịch sử văn hóa, những công
trình kiến trúc… Dựa trên những chính sách định hướng của Đảng và Nhà nước,
nhiều địa phương đã khai thác hiệu quả tiềm năng và lợi thế du lịch địa phương và
dần trở thành những điểm du lịch nổi tiếng trong và ngoài nước. Đà Lạt và Quảng
Ninh là hai địa phương nổi bật về khai thác những thế mạnh vốn có này.
1.4.1. Khai thác tiềm năng phát triển du lịch ở thành phố Đà Lạt - Lâm Đồng
Đà Lạt là thành phố trung tâm hành chính - kinh tế - xã hội của tỉnh Lâm
Đồng. Đà Lạt cách các trung tâm kinh tế lớn của vùng và khu vực không xa, hướng
Nam cách thành phố Hồ Chí Minh 300 Km, Biên Hòa 270 km, Vũng Tàu 340 km,
hướng Đông cách cảnh biển Nha Trang 210 km. Lâm Đồng là một tỉnh miền núi
Nam Tây Nguyên, độ cao trung bình từ 800-1500m so với mực nước biển. Các
tuyến quốc lộ 20, 27, 28, 55 và các tỉnh lộ 721, 722, 723, 724 và 725 và đường
Đông Trường Sơn nối liền Lâm Đồng với vùng Đông Nam bộ, thành phố Hồ Chí
Minh, các tỉnh thuộc Tây Nguyên và các tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ. Cảng sân
bay Liên Khương cách trung tâm thành phố Đà Lạt 28 km đạt tiêu chuẩn quốc tế
đáp ứng khai thác được các loại máy bay hàng không dân dụng tầm trung. Nơi đây
là địa bàn sinh sống của nhiều dân tộc anh em, trong đó có các cộng đồng người dân
tộc thiểu số như M‟nông, Mạ…. với những lễ hội đặc trưng. Người Đà Lạt có
phong cách kín đáo, khoan thai, nhẹ nhàng, sâu lắng, tiêu biểu cho nét văn hóa Đà
Lạt. Hơn nữa, Đà Lạt còn có các công trình kiến trúc đa dạng và ấn tượng khắc họa
nên một nét đẹp riêng của nhân văn Lâm Đồng - Đà Lạt.
Đà Lạt có tiềm năng và thế mạnh về đất, rừng, khoáng sản, nước, sinh vật,
văn hóa, xã hội và sản xuất nông nghiệp. Về tài nguyên đất, Lâm Đồng phát triển
sản xuất nông nghiệp và các loại cây công nghiệp dài ngày trên tổng số 277.000 ha
đất có khả năng sản xuất nông nghiệp. Về tài nguyên rừng, Lâm Đồng có 587.000
ha rừng với độ che phủ 60,4% diện tích toàn tỉnh. Rừng nơi đây mang nét điển hình
của thảm thực vật Việt Nam, rất đa dạng, có trên 400 loại gỗ, các loại lâm sản khác
nhau. Về tài nguyên khoáng sản, Lâm Đồng có 30 loại khoáng sản thuộc 5 nhóm
chính: kim loại, phi kim loại; đá quý - bán đá quý; đá ốp lát; nước khoáng, nước

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/


34

nóng và khoáng sản là vật liệu xây dựng thông thường. Về tài nguyên nước, tỉnh
Lâm Đồng nằm trên hệ thống sông Đồng Nai có nguồn nước phong phú, mạng lưới
sông hồ dày đặc, có khả năng thủy điện lớn; các hồ lớn có tiềm năng khai thác du
lịch như Hồ Xuân Hương... Về sinh vật, rừng là nơi lưu trữ nguồn gen động - thực
vật cực kỳ quý hiếm. Tính đa dạng sinh học của hệ sinh thái này đóng vai trò quan
trọng trong cảnh quan du lịch, đặc biệt là rừng thông Đà Lạt.
Đà Lạt đã tận dụng lợi thế để phát triển mạnh mẽ ngành du lịch. Toàn tỉnh có
32 khu, điểm du lịch và hơn 60 điểm tham quan miễn phí đó là các danh thắng tự
nhiên, các công trình kiến trúc cổ, cơ sở tôn giáo, làng nghề, làng dân tộc bản địa,
khảo cổ… Đây là những cơ sở quan trọng phục vụ du lịch.
Nằm trên cao nguyên Lâm Viên, Đà Lạt là vùng đất hiếm có của khu vực
Đông Nam Á có khí hậu ôn đới trong vùng nhiệt đới, thời tiết quanh năm mát mẻ ôn
hòa. Từ lâu, nơi đây đã nổi tiếng là một trung tâm du lịch, là nơi nghỉ dưỡng lý
tưởng được nhiều du khách trong và ngoài nước biết đến. Các loại hình du lịch tại
Đà Lạt khá phong phú, đa dạng được phát triển từ tiềm năng tự nhiên như du lịch lữ
hành - tham quan, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa, du lịch thể thao, du lịch sinh
thái, du lịch dưới tán rừng, du lịch vườn…
Đà Lạt hiện đang chủ trương đầu tư phát triển mạnh mẽ du lịch với cơ sở hạ
tầng công nghệ cao. Chính quyền địa phương chú trọng thu hút đầu tư, cho thuê đất để
xây dựng các loại hình du lịch sinh thái, du lịch dưới tán rừng…Hai khu du lịch Tuyền
Lâm và Suối Vàng - Dankia đang được quy hoạch. Đà Lạt hiện có một sân gofl 18 lỗ
đạt tiêu chuẩn quốc tế, hệ thống nhà nghỉ, khách sạn có sức chứa trên 20.000 khách/ 1
ngày, trong đó có 20 khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế từ 1 đến 5 sao.
Thêm vào đó, nhằm phát triển tài nguyên nhân văn và bản sắc văn hóa, tỉnh
Lâm Đồng đã đề ra phương hướng yêu cầu các cấp, các ngành, địa phương tiếp
tục triển khai học tập, quán triệt Nghị quyết 04-NQ/TU, ngày 10/5/2011 của Tỉnh
ủy Lâm Đồng về phát triển du lịch, dịch vụ giai đoạn 2011-2015, tăng cường hợp
tác phát triển du lịch với các tỉnh, thành trong nước và quảng bá xúc tiến du lịch ra
nước ngoài để thu hút khách quốc tế, xây dựng thương hiệu sản phẩm du lịch của
Lâm Đồng. Hơn nữa, chính quyền địa phương cũng quan tâm hơn nữa đến việc
bảo vệ, giữ gìn, tôn tạo các di tích, trong đó có cả di tích lịch sử và thắng cảnh,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
35

kiến trúc… Lễ hội Cồng chiêng là một ví dụ đơn cử trong việc phát triển loại hình
tiềm năng này.
Có thể nói, các hoạt động du lịch đã phát huy được phần nào những tiềm
năng thế mạnh của Đà Lạt. Du lịch đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và là khâu
đột phá của thành phố Đà Lạt nói chung và tỉnh Lâm Đồng nói riêng trong cơ cấu
kinh tế. Những năm gần đây, thương hiệu du lịch Đà Lạt ngày càng được mở rộng
và được định vị rõ nét.
1.4.2. Khai thác tiềm năng phát triển du lịch ở tỉnh Quảng Ninh
Quảng Ninh là một tỉnh ven biển thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam. Quảng
Ninh được ví như một Việt Nam thu nhỏ khi có biển, đảo, đồng bằng, trung du, đồi
núi, biên giới. Quảng Ninh với những ưu thế về vị trí địa lý thuận lợi, tiềm năng du
lịch phong phú, đa dạng cả về mặt tự nhiên và nhân văn.
Về mặt tự nhiên, Quảng Ninh là một trong ba trọng điểm của tam giác kinh
tế: Quảng Ninh - Hải Phòng - Hà Nội. Quảng Ninh có diện tích đất liền trên 6.000
km2, vùng biển và hải đảo có địa hình độc đáo tập trung hơn 2.000 đảo ở các Vịnh
Hạ Long và Bái Tử Long, các đảo Cát Bà, Tuần Châu, Cô Tô, Vân Đồn, đường ven
biển trải dài hơn 250 km chia thành nhiều lớp với hàng chục bãi tắm như Trà Cổ
(Móng Cái), Bãi Cháy... Du lịch sinh thái biển được chú trọng hàng đầu ở Quảng
Ninh. Đặc biệt, Vịnh Hạ Long đã hai lần được UNESCO công nhận là Di sản thế
giới, cửa khẩu Móng Cái - nơi thông thương với Trung Quốc. Khí hậu Quảng Ninh
nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm có nét riêng của vùng biển với một mùa
hạ nóng ẩm mưa nhiều, một mùa đông lạnh khô và ít mưa. Hơn nữa, Quảng Ninh
còn nằm trên vị trí địa lý thuận lợi với hệ thống giao thông đường bộ, đường thủy
nội địa, đường biển, đường sắt và cảng hàng không. Thêm vào đó, nguồn tài nguyên
khoáng sản than đá lớn đã đẩy mạnh sự phát triển của các nhà máy khai thác và
nhiệt điện. Nguồn tài nguyên nước ngọt và nước khoáng phân bố khắp tỉnh. Từ đó,
Quảng Ninh xác định du lịch biển trở thành ngành mũi nhọn của Tỉnh.
Về nhân văn, Quảng Ninh có 22 dân tộc anh em cùng sinh sống, cư trú thành
những cộng đồng và có ngôn ngữ, có bản sắc dân tộc rõ nét và những nền văn hóa
phong phú, đặc sắc, giàu truyền thống lịch sử, cách mạng như dân tộc Kinh, Dao,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/


36

Tày… Con người và xã hội nơi đây là nơi hội tụ, giao thoa, tạo nên sự thống nhất trong
đa dạng của nền văn minh Sông Hồng, là cái nôi của giai cấp công nhân Việt Nam, tập
trung sức mạnh đoàn kết dân tộc. Nơi đây có chùa Yên Tử - trung tâm Phật giáo lớn
của Việt Nam. Ngoài ra, Quảng Ninh còn có các di tích lịch sử văn hóa như Khu quần
thể di tích lăng các vua Trần, thương cảng Vân Đồn, bãi cọc Bạch Đằng…
Những năm qua, ngân sách Tỉnh đã tập trung đầu tư vào các hạng mục cơ sở
hạ tầng cho nhiều địa phương như Cô Tô, Vân Đồn, Móng Cái. Bên cạnh đó, các
doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh cũng tham gia hoàn thiện dịch vụ du lịch như hệ
thống nhà hàng, khách sạn… đáp ứng tối đa nhu cầu của khách du lịch. Đảng Bộ và
nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã quyết tâm đưa ngành du lịch phát triển mạnh hơn.
Nghị Quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh về đổi mới, phát triển du lịch và quy hoạch phát
triển du lịch Quảng Ninh giai đoạn 2001 - 2020 với mục tiêu khai thác các lợi thế về
vị trí địa lý, tài nguyên, cơ sở vật chất, các nguồn lực nhằm phát triển du lịch với tốc
độ nhanh, đặc biệt chú trọng các loại hình du lịch tự nhiên và nhân văn.
Có thể nói, các hoạt động du lịch tại Quảng Ninh đã bước đầu phát huy được
những tiềm năng, thế mạnh của Tỉnh nhà. Năm 2003 là năm phát triển đột biến của
ngành du lịch Quảng Ninh, nhằm thực hiện một chiến dịch tuyên truyền quảng bá,
xúc tiến du lịch với quy mô lớn ở trong và ngoài nước, với nhiệm vụ giới thiệu du
lịch Quảng Ninh, thu hút khách du lịch, kêu gọi đầu tư phát triển du lịch. Trong
năm 2013, tổng số khách du lịch đến với Quảng Ninh đạt hơn 7,5 triệu lượt, trong
đó khách du lịch quốc tế chiếm 2,6 triệu lượt, khách cư trú đạt 3,4 triệu lượt, tổng
doanh thu du lịch đạt 5.000 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2012. [10] Tuy nhiên,
quy mô và chất lượng các loại hình du lịch ở Quảng Ninh chưa ngang tầm với tiềm
năng, lợi thế đặc thù của địa phương. Hiệu quả kinh tế của du lịch còn khiêm tốn,
chưa quảng bá được hình ảnh của địa phương một cách rộng rãi nhằm nhu hút du
khách trong và ngoài nước. Nguyên nhân của tình trạng này là do những chính sách
chưa nhạy bén, cơ sở vật chất du lịch yếu kém, sản phẩm du lịch nghèo nàn, đơn
điệu, thiếu hấp dẫn.
Có thể nói, tiềm năng và lợi thế phát triển du lịch cũng như các hoạt động
khai thác tiềm năng và lợi thế phát triển du lịch của thành phố Đà Lạt và tỉnh Quảng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/


37

Ninh có những nét tương đồng và là những bài học kinh nghiệm đắt giá cho hoạt
động khai thác tiềm năng và phát triển du lịch của Khu di tích lịch sử Đền Hùng,
tỉnh Phú Thọ. Sự “giàu có” về tài nguyên thiên nhiên, bề dày lịch sử, sự chú trọng
đầu tư của Nhà nước trong hoạt động phát triển du lịch… là những giá trị đặc biệt
mà mỗi địa phương đang sở hữu. Tuy nhiên, trong khi du lịch Đà Lạt, du lịch
Quảng Ninh là những thị trường du lịch đang dẫn đầu cả nước về sự phát triển
nhanh chóng trong việc thu hút khách du lịch và gia tăng doanh thu từ hoạt động
này thì du lịch Khu di tích lịch sử Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ, mặc dù đã được quan
tâm phát triển từ lâu trong lịch sử những sự phát triển của hoạt động này lại chưa
thực sự đạt được hiệu quả do cơ chế chính sách cũng như mức độ quan tâm của cấp
chính quyền địa phương. Việc học hỏi, giao lưu, hợp tác chia sẻ kinh nghiệm trong
nội bộ ngành du lịch Việt Nam là một trong những đòi hỏi tất yếu nhằm xây dựng
sự phát triển chung của chính hoạt động này.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/


38

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/


39

Chƣơng 2
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Câu hỏi nghiên cứu


Để giải quyết được mục tiêu và đáp ứng nội dung nghiên cứu của đề tài cần
trả lời các câu hỏi sau:
- Tiềm năng phát triển du lịch của Khu di tích lịch sử Đền Hùng, tỉnh Phú
Thọ là gì?
- Thực trạng hiệu quả khai thác tiềm năng phát triển du lịch của Khu di tích
lịch sử Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ như thế nào?
- Tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả thực hiện khai thác tiềm năng
phát triển du lịch của Khu di tích lịch sử Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ như thế nào?
- Những giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác tiềm năng phát triển du lịch
của Khu di tích lịch sử Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ đến năm 2020 là gì?
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận: sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch
sử, phương pháp tiếp cận hệ thống.
- Các phương pháp nghiên cứu định tính: Kế thừa các công trình đã nghiên
cứu, các báo cáo tổng kết hoạt động của Khu di tích lịch sử Đền Hùng, phân tích
những hoạt động du lịch được áp dụng tại đây. Quy hoạch và chính sách phát triển
khu di tích lịch sử Đền Hùng của UBND tỉnh Phú Thọ và thành phố Việt Trì.
- Các phương pháp nghiên cứu định lượng: thông qua điều tra chọn mẫu và ý
kiến của khách du lịch và của chuyên gia được sử dụng làm căn cứ nhằm xây dựng
và phân tích các khả năng thực thi của các giải pháp đã đề ra.
2.2.1. Thu thập tài liệu
2.2.1.1. Thu thập tài liệu thứ cấp
Tài liệu thứ cấp có nguồn gốc từ những dữ liệu sơ cấp đã được phân tích,
giải thích và thảo luận, là nguồn dữ liệu đã được thu thập và xử lý cho mục tiêu nào
đó, được các nhà quản lý, nghiên cứu sử dụng lại phục vụ cho công việc chuyên
môn của mình.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/


40

Tài liệu thứ cấp được thu thập từ các niên giám thống kê, báo cáo tổng kết,
quyết toán của ngành về hoạt động du lịch của Khu di tích lịch sử Đền Hùng, tỉnh
Phú Thọ từ năm 2009 đến năm 2014 của các sở, ban ngành liên quan,....
Tài liệu thứ cấp cũng được thu thập qua các tài liệu văn bản như: số liệu qua
các công trình nghiên cứu, các bài báo trên các đặc san, tạp chí, nhật báo, internet...
2.2.1.2. Tài liệu sơ cấp
Tiềm năng phát triển du lịch có yếu tố có thể định lượng, có yếu tố không thể
định lượng. Việc đánh giá hoạt động khai thác tiềm năng phát triển du lịch của Khu
di tích lịch sử Đền Hùng cần được dựa trên sự quan sát và đánh giá trực tiếp tại Khu
di tích này. Chính vì vậy, nguồn tài liệu sơ cấp ở đây được người nghiên cứu tự thu
thập thông qua phương pháp quan sát. Đây là một phương pháp thu thập dữ liệu đơn
giản, dễ thực hiện nhưng rất hữu ích, dù đây không phải là 1 phương pháp điều tra
vì không có các câu hỏi hay câu trả lời. Có 2 cách khác nhau trong việc thực hiện
phương pháp quan sát, bao gồm: Quan sát, nghiên cứu các tài liệu có sẵn trong một
thời gian; Quan sát để ghi nhận lại thái độ của đối tượng nghiên cứu.
Nghiên cứu cũng thực hiện việc tham khảo các ý kiến của những người làm
công tác du lịch, các chuyên gia và các bài viết về đề tài để đảm bảo tính khách
quan trong việc đưa ra giải pháp.
Sử dụng phiếu điều tra phỏng vấn về mức độ nhận biết các tiềm năng phát
triển du lịch tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng và mức độ hài lòng của khách du lịch
đối với hoạt động khai thác phát triển du lịch của Khu di tích lịch sử Đền Hùng, tỉnh
Phú Thọ.
* Xây dựng phiếu điều tra:
- Mục đích: nhằm thu thập những thông tin về tình hình thực hiện công tác
phân tích thống kê tình hình nhận biết các tiềm năng phát triển du lịch của Khu di
tích lịch sử Đền Hùng và mức độ hài lòng của khách du lịch đối với hoạt động khai
thác du lịch tại đây.
- Đối tượng: là những người dân địa phương (bao gồm các thành phần như
các công chức nhà nước, các cơ sở kinh doanh du lịch, người dân địa phương và
khách du lịch). Chính những người dân địa phương là những người am hiểu và có
những đánh giá chính xác nhất về tiềm năng và lợi thế phát triển du lịch của chính
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
41

địa phương của họ. Bên cạnh đó, khách du lịch chính là đối tượng phục vụ của tất
cả các hoạt động du lịch cũng như các sản phẩm du lịch, do đó, nhận biết mức độ
hài lòng của họ là đưa ra những đánh giá chính xác về hiệu quả khai thác tiềm năng
phát triển du lịch của Khu di tích lịch sử Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ.
- Nội dung: mỗi phiếu điều tra gồm 3 phần, cụ thể như sau:
Phần I: Sơ lược về thông tin cá nhân để nhận biết vị trí, vai trò xã hội của
người tham gia điều tra.
Phần 2: hỏi về mức độ nhận biết về những yếu tố ảnh hưởng đến khai thác
tiềm năng phát triển du lịch của Khu di tích lịch sử Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ.
Phần III: hỏi về mức độ hài lòng của khách tham quan khi thực hiện các hoạt
động du lịch tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng.
- Hình thức hỏi: các câu hỏi được đưa ra dưới dạng câu hỏi trắc nghiệm, có
liệt kê các phương án trả lời và câu hỏi ở dạng trả lời cụ thể.
- Phương án trả lời: có thể lựa chọn phương án trả lời theo các ý liệt ke.
* Tiến hành điều tra
- Phát phiếu điều tra: trong khoảng thời gian từ ngày 15/11 đến ngày
30/11/2014 gặp gỡ và phát phiếu điều tra cho các đối tượng trên.
- Thu phiếu điều tra: sau khi các phiếu điều tra được trả lời, tiến hành thu lại
từ các đối tượng được hỏi để tổng hợp các thông tin cần thiết phục vụ cho việc viết
đề tài.
- Cách xác định cỡ mẫu
Công thức xác định kích thước mẫu:

Trong đó:
N: kích cỡ mẫu được tính
Z: giá trị liên quan đến độ tin cậy (thường chọn độ tin cậy 95%  z: 1.96)
p: ước tính phần trăm trong tập hợp
q= (1-p)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/


42

e: sai số
- Phương pháp chọn mẫu: tác giả sử dụng phương pháp chọn mẫu xác suất,
chọn mẫu nhắm đến kết quả.
Nhóm mẫu này được chọn ngẫu nhiên đơn giản. Đây là cách chọn các đơn vị
từ tổng thể vào mẫu hoàn toàn tự nhiên.
Xác suất được chọn của các phần tử là như nhau: n/N (trong đó: n: cỡ mẫy,
N: cỡ của tổng thể.
Nguyên tắc: xác xuất chọn của các phần tử là ngang nhau
Các bước tiến hành:
+ Xác định khung lấy mẫu bằng cách liệt kê tất cả các phần tử chọn mẫu;
đánh số tất cả các phần tử
+ Lấy ngẫu nhiên từ các phần tử.
Trong cuộc điều tra về mức độ nhận biết các tiềm năng phát triển du lịch tại
Khu di tích lịch sử Đền Hùng và mức độ hài lòng của khách du lịch đối với hoạt
động khai thác phát triển du lịch của Khu di tích này, Tổng số phiếu phát ra là 240
phiếu. Số phiếu thu về là 200 phiếu, chiếm 83.33%.
* Tổng hợp phiếu điều tra
- Tổng hợp các phiếu điều tra thành bảng kết quả về mức độ nhận biết các
tiềm năng phát triển du lịch của Khu di tích lịch sử Đền Hùng và mức độ hài lòng
của khách du lịch đối với hoạt động khai thác phát triển du lịch tại đây.
- Thu thập, chọn lọc các ý kiến khác nhau của từng đối tượng phỏng vấn đề
một đề tài được hỏi sau đó tổng hợp lại và đưa ra ý kiến đánh giá chung về vấn đề
nghiên cứu.
2.2.2. Phương pháp phân tích dữ liệu
2.2.2.1. Phương pháp phân tích dữ liệu sơ cấp
* Phương pháp phân tổ thống kê
Phân tổ thống kê là căn cứ vào một hay một số tiêu thức nào đó để tiến hành
phân chi các đơn vị hiện tượng nghiên cứu thành các tổ (và các tiểu tổ) có tính chất
khác nhau. Phân tổ thống kê phản ánh được bản chất và quy luật phát triển của hiện
tượng, phải nêu được đặc trưng của từng loại hình, từng bộ phận cấu thành hiện
tượng phức tạp, đánh giá tầm quan trọng của mỗi bộ phận, nêu lên mối liên hệ giữa
các bộ phận từ đó mới nhận thức được đặc trưng của toàn bộ tổng thể hiện tượng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
43

nghiên cứu.
* Phương pháp tổng hợp thống kê
Tổng hợp thống kê là tiến hành tập trung, chỉnh lý và hệ thống hóa một cách
khoa học các tài liệu ban đầu đã thu thập được trong điều tra thống kê.
Nhiệm vụ cơ bản của tổng hợp thống kê là làm cho các đặc trưng riêng của
từng đơn vị trong tổng thể chuyển thành đặc trưng chung toàn tổng thể.
2.2.2.2. Phương pháp phân tích dữ liệu thứ cấp
* Phương pháp dãy số thời gian
- Mục đích: Nghiên cứu các đặc điểm và xu hướng biến động của hiện tượng
theo thời gian, từ đó có thể đề ra định hướng hoặc biện pháp xử lý thích hợp và dự
đoán các mức độ của hiện tượng nghiên cứu có khả năng xảy ra trong tương lai.
- Nội dung: Trong phần phân tích thực trạng khai thác tiềm năng và lợi thế
phát triển du lịch của Khu di tích lịch sử Đền Hùng, tác giả sử dụng một số chỉ
tiêu sau:
+ Mức độ trung bình theo thời gian

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đại diện của hiện tượng trong suốt thời gian
nghiên cứu. Trong phần phân tích dữ liệu thứ cấp tác giả sử dụng dãy số thời ký có
công thức:
- Tốc độ phát triển: phản ánh tốc độ và xu hướng phát triển của hiện tượng
qua thời gian.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/


44

+ Tốc độ phát triển liên hoàn (hay từng thời kỳ):

+ Tốc độ phát triển định gốc: phán ảnh sự phát triển của hiện tượng trong
những khoảng thời gian dài.

+ Tốc độ phát triển bình quân


* Phương pháp hồi quy tương quan
Hồi quy là phương pháp của toán học được vận dụng trong thống kê để biểu
hiện xu hướng biến động cơ bản của hiện tượng theo thời gian.
Trong phần dự báo tổng doanh thu du lịch của tỉnh Phú Thọ trong tương lai,
tác giả đã sử dụng phương pháp này để dự báo doanh thu từ các hoạt động du lịch
của toàn tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới.

Áp dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất, hệ phương trình sau được sử
dụng để xác định các tham số

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/


45

2.2.3. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết


Phương pháp phân tích lý thuyết là nhóm các phương pháp thu thập thông tin
khoa học trên cơ sở nghiên cứu các văn bản, tài liệu đã có và bằng các thao tác tư
duy logic để rút ra các kết luận khoa học cần thiết.
Nhóm này bao gồm các phương pháp: Phương pháp phân tích và tổng hợp lý
thuyết, Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết, Phương pháp mô hình hóa
2.2.3.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết
a. Phương pháp phân tích lý thuyết
Phân tích trước hết là phân chia cái toàn thể của đối tượng nghiên cứu thành
những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu, phát
hiện ra từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó, và từ đó hiểu được đối tượng
nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu được cái chung phức tạp từ những yếu tố bộ
phận ấy. Hay nói cách khác, phương pháp phân tích lý thuyết là phương pháp phân
tích lý thuyết thành những mặt, những bộ phận, những mối quan hệ theo các điều
kiện khác nhau để nhận thức, phát hiện và khai thác các khía cạnh khác nhau của lý
thuyết; từ đó chọn lọc những thông tin cần thiết phục vụ cho đề tài nghiên cứu
Nhiệm vụ của phân tích là thông qua cái riêng để tìm ra được cái chung,
thông qua hiện tượng để tìm ra bản chất, thông qua cái đặc thù để tìm ra cái phổ
biến. Khi phân chia đối tượng nghiên cứu cần phải: Xác định tiêu thức để phân chia,
Chọn điểm xuất phát để nghiên cứu, Xuất phát từ mục đích nghiên cứu để tìm thuộc
tính riêng và chung. Trong bài nghiên cứu, phương pháp này được sử dụng để bóc
tách các yếu tố khác nhau cấu thành nên tiềm năng phát triển du lịch của Khu di tích
lịch sử Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ.
b. Phương pháp tổng hợp lý thuyết
Tổng hợp là quá trình ngược với quá trình phân tích, nhưng lại hỗ trợ cho
quá trình phân tích để tìm ra cái chung, cái khái quát. Phương pháp tổng hợp lý
thuyết là phương pháp liên quan kết hợp những mặt, những bộ phận, những mối
quan hệ thông tin từ các lý thuyết đã thu thập được thành một chỉnh thể để tạo ra
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
46

một hệ thống lý thuyết mới đầy đủ và sâu sắc về chủ đề nghiên cứu; hoặc liên kết,
sắp xếp các tài liệu, thông tin lý thuyết đã thu thập được để tạo ra một hệ thống lý
thuyết đầy đủ, sâu sắc về chủ đề nghiên cứu. Ở đây, từ kết quả của hoạt động đánh
giá, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình khai thác phát triển du lịch tại
Khu di tích lịch sử Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ, tác giả sẽ đưa ra khung phân tích
chung, đánh giá một cách khách quan hiệu quả của các hoạt động khai thác tiềm
năng phát triển du lịch của Khu di tích này.
Phân tích và tổng hợp là hai phương pháp gắn bó chặt chẽ quy định và bổ
sung cho nhau trong nghiên cứu, và có cơ sở khách quan trong cấu tạo, trong tính
quy luật của bản thân sự vật. Trong phân tích, việc xây dựng một cách đúng đắn
tiêu thức phân loại làm cơ sở khoa học hình thành đối tượng nghiên cứu bộ phận ấy,
có ý nghĩa rất quan trọng. Trong nghiên cứu tổng hợp vai trò quan trọng thuộc về
khả năng liên kết các kết quả cụ thể (có lúc ngược nhau) từ sự phân tích, khả năng
trìu tượng, khái quát nắm bắt được mặt định tính từ rất nhiều khía cạnh định lượng
khác nhau. Từ hoạt động phân tích này, những lý luận và thực tiễn đã được áp dụng
nhằm đánh giá thực trạng phát triển du lịch của Khu di tích lịch sử Đền Hùng, tỉnh
Phú Thọ cũng như đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao tính hiệu quả của hoạt
động này.
2.2.3.2. Phương pháp mô hình hóa
Phương pháp mô hình hóa là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng khoa
học bằng việc xây dựng các mô hình giả định về đối tượng và dựa trên mô hình đó
để nghiên cứu trở lại đối tượng (chuyển cái trừu tượng thành cái cụ thể, dùng cái cụ
thể để trở lại nghiên cứu cái trừu tượng). Xây dựng các chỉ tiêu nhằm đánh giá mức
độ nhận biết và hiệu quả khai thác phát triển du lịch của Khu di tích lịch sử Đền
Hùng được thực hiện qua phương pháp mô hình hóa bởi lẽ những tiềm năng phát
triển du lịch của Khu di tích này không chỉ bao gồm các yếu tố hữu hình mà còn có
cả các yếu tố vô hình. Định lượng được các yếu tố này là vấn đề không nhỏ trong
việc khai thác có hiệu quả các tiềm năng du lịch tại Đền Hùng nói riêng và tỉnh Phú
Thọ nói chung.
Có thể nói, bài nghiên cứu sử dụng đa dạng các phương pháp nghiên cứu
khoa học. Từ sự kết hợp của các phương pháp nghiên cứu này, bài viết hoàn thành
nội dung nghiên cứu: nêu lên một số giải pháp khai thác tiềm năng phát triển du lịch

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/


47

Khu di tích lịch sử Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/


48

Chƣơng 3
THỰC TRẠNG KHAI THÁC TIỀM NĂNG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH KHU DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỀN HÙNG
TỈNH PHÚ THỌ

3.1. Khái quát về tiềm năng phát triển du lịch của Khu di tích lịch sử Đền Hùng
Tỉnh Phú Thọ là tỉnh thuộc khu vực miền núi, trung du phía Bắc, nằm trong
khu vực giao lưu giữa vùng Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng và Tây
Bắc. Phía Bắc giáp tỉnh Tuyên Quang và Yên Bái, phía đông giáp tỉnh Vĩnh Phúc,
huyện Ba Vì - thành phố Hà Nội, phía tây giáp tỉnh Sơn La, phía nam giáp tỉnh Hòa
Bình. Phú Thọ có 13 đơn vị hành chính; trong đó, thành phố Việt Trì là trung tâm
hành chính, kinh tế chính trị văn hóa giáo dục của tỉnh.
Tỉnh Phú Thọ phát triển manh mẽ về du lịch văn hóa và du lịch sinh thái bởi
những tiềm năng lớn về tự nhiên và nhân văn. Về tự nhiên, Phú Thọ là tỉnh miền
núi, trung du nên địa hình bị chia cắt, tạo nên những tiểu vùng thấp. Diện tích rừng
có độ che phủ lớn (42% diện tích tự nhiên). Trong đó, Vườn Quốc gia Xuân Sơn là
một trong 30 vườn quốc gia của Việt Nam có đa dạng sinh thái phong phú, đa dạng
sinh học cao, đa dạng địa hình kiến tạo. Phú Thọ có 3 con sông lớn là sông Hồng
(sông Thao), sông Lô và sông Đà cùng với đầm Ao Châu với 99 ngách được tạo bởi
hàng trăm hòn đảo thu nước của 99 con suối lớn nhỏ đổ về tạo nên bức tranh thủy
mạc vùng trung du. Hơn nữa, Phú Thọ còn có mỏ nước khoáng nóng Thanh Thủy
có trữ lượng
. Về tài nguyên du lịch nhân văn, Phú Thọ đã
lưu trữ một kho tiềm năng văn hóa, lịch sử. Phú Thọ có bản sắc văn hoá dân tộc gắn
liền với lịch sử dựng nước và giữ nước từ thời Hùng Vương với trên 200 di tích lịch
sử, danh lam thắng cảnh, di tích cách mạng kháng chiến. Các di tích nổi tiếng có thể
kể đến như: Khu di tích lịch sử Đền Hùng (thành phố Việt Trì), Đền Mẫu (Hạ Hòa),
đầm Ao Châu, Ao Giời, Suối Tiên, khu rừng nguyên sinh Xuân Sơn (33.687 ha,
trong đó 15.000 ha rừng nguyên sinh), vùng nước khoáng nóng Thanh Thuỷ… Các
di tích kháng chiến gồm có: chiến khu Hiền Lương (Hạ Hoà). Vạn Thắng (Cẩm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
49

Khê)… Ngoài ra, Phú Thọ còn là miền đất lưu giữ nhiều giá trị văn hoá dân tộc đặc
sắc của tổ tiên, mang tính giáo dục truyền thống uống nước nhớ nguồn; lễ hội Đền
Hùng, hội phết (Hiền Quan), hội làng Đào Xá, Sơn Vi…; nhiều làn điệu dân ca,
xoan ghẹo, nhiều trò diễn dân gian, nhiều truyền thuyết - huyền thoại về dựng nước,
nhiều truyện cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười giàu tính nhân văn, mang nét đặc sắc
của vùng đất Tổ, đặc trưng văn hoá Lạc Hồng. Đặc biệt tỉnh Phú Thọ có 2 di sản
văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại được UNESCO công nhận là “Tín ngưỡng
thờ cúng Hùng Vương” và “Hát Xoan Phú Thọ”.
Có thể nói, Phú Thọ là vùng đất “Địa linh Nhân kiệt” trong việc xây dựng và
phát triển các hoạt động du lịch. Trong đó, Khu di tích lịch sử Đền Hùng là khu di
tích lịch sử đặc biệt của quốc gia Việt Nam và cũng là khu du lịch được tập trung
phát triển hàng đầu tại Phú Thọ.
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
Khu di tích lịch sử Đền Hùng thuộc thôn Cổ tích - xã Hy Cương - thành phố
Việt Trì - tỉnh Phú Thọ. Khu Di tích nằm trong vùng tam giác kinh tế công nghiệp
Việt Trì - Bãi Bằng - Lâm Thao, trên vùng đất thấp phía Tây Bắc thành phố Việt
Trì, cách thành phố Việt Trì 12 km, cách Thu đô Hà Nội 90 km. Phía Đông giáp
phường Vân Phú, xã Kim Đức - Thành phố Việt Trì; Phía Tây giáp xã Phù Ninh -
Huyện Phù Ninh và xã Tiên Kiên - Huyện Lâm Thao; Phía Nam giáp xã Chu Hoá -
Thành phố Việt Trì; Phía Bắc giáp xã Kim Đức - Thành phố Việt Trì và xã Phù
Ninh - Huyện Phù Ninh. Khu di tích có tổng diện tích 1.625 ha được chia thành 3
vùng (theo Quyết định số 63/TTg ngày 08 tháng 02 năm 1994 của Thủ tướng
Chính phủ). Thời xa xưa vùng đất này là khu vực trung tâm của nước Văn Lang,
nằm giữa hai dòng sông giống như hai dãy hào thiên nhiên khổng lồ bao bọc lấy cố
đô xưa của các Vua Hùng.
Khu di tích được xây dựng trên núi Hùng - thuộc đất Phong Châu - vốn là đất
kế đô của Nhà nước Văn Lang 4.000 năm trước đây. Núi Hùng hay núi Cả - theo
tiếng địa phương và nhiều tên khác như: Nghĩa Lĩnh, Nghĩa Cương, Hy Cương, Hy
Sơn, Bảo Thiếu Lĩnh, Bảo Thiếu Sơn... Núi có độ cao 175m so với mặt nước biển.
Người xưa kể rằng núi Hùng là chiếc đầu rồng hướng về phía Nam, mình rồng uốn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/


50

khúc thành núi Vặn, núi Trọc, núi Pheo... Núi Vặn cao 170m, xấp xỉ núi Hùng. Núi
Trọc nằm giữa núi Hùng và núi Vặn, cao 145 m. Ba đỉnh núi: núi Hùng, núi Vặn,
núi Trọc theo truyền thuyết là ba đỉnh “Tam sơn cấm địa” được dân gian thờ từ rất
lâu đời. Khu di tích này xưa kia nằm trong rừng già nhiệt đới. Đến nay chỉ còn núi
Hùng là rừng núi rậm rạp xanh tươi với 150 loài thảo mộc thuộc 35 họ, trong đó có
một số cây đại thụ như chò, thông, nụ,... và một vài giống cây cổ sơ như kim giao,
thiên tuế… Ngoài hệ thống núi non hung vĩ, Khu di tích còn là đầu nguồn của nhiều
sông suối, một số các hồ nhỏ nằm rải rác ở các thung lũng giữa các núi như hồ Lạc
Long Quân, hồ Gò Cong, hồ Khuôn Muồi… và một số ao hồ nhỏ hơn, liên hoàn
thành một nhóm. Thời tiết khí hậu, nhiệt độ, độ ẩm, chế độ mưa và gió ở khu vực
này thuận lợi cho nhiều loài động vật và thực vật sinh trưởng, phát triển tốt.
Thiên nhiên hài hòa kết hợp với linh khí đất trời hội tụ nơi đây khiến bức
tranh toàn cảnh của Khu di tích Đền Hùng thu hút người xem hơn bao giờ hết. Dựa
trên các tiêu chí đánh giá, nguồn tài nguyên thiên nhiên của Khu di tích Đền Hùng
được đánh giá ở mức độ rất hấp dẫn. Khu di tích này sở hữu nhiều phong cảnh đẹp
và đa dạng; độ bền vững của tài nguyên thiên nhiên cao; có sức chứa khách du lịch
rất lớn (khoảng trên 10.000 người/ngày). Có thể nói, tiềm năng thiên nhiên là nguồn
tiềm năng lớn mạnh cho các hoạt động du lịch của Khu di tích Đền Hùng.
3.1.2. Kinh tế - xã hội
Kinh tế - xã hội của Khu di tích lịch sử Đền Hùng là một nền kinh tế - xã hội
thuần nông. Phần lớn 85% dân cư ở đây sống ở nông thôn và vùng núi. Nền kinh tế
thuần nông mang đến cho người dân tính cách chất phác, mộc mạc của những con
người quen nghiệp lúa nước. Nét tính cách này mang đến cho khách du lịch sự dấp
dẫn, thu hút, đậm phong cách Á Đông.
Khu di tích nằm chủ yếu trên lãnh thổ xã Hy Cương với tổng diện tích 500
ha, gồm có thôn 3, thôn 5 và thôn 6, với số hộ là 646 hộ và 2.030 nhân khẩu. Xã hội
được hình thành từ truyền thống lâu đời của dân tộc. Từ đó mà thu hút khách du
lịch đến với nơi đây. Cùng với đó, Khu di tích Đền Hùng thuộc sự chỉ đạo của
UBND tỉnh Phú Thọ phát triển cùng với thành phố Việt Trì thành phố lễ hội cội
nguồn dân tộc Việt Nam. Theo Thống kê điều tra, toàn thành phố có 106,8 nghìn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/


51

người trong độ tuổi lao động, trong đó có 46,2 nghìn người làm việc trong các
ngành dịch vụ (Theo thống kê năm 2013).[3] Nguồn lực lao động dồi dào cũng là
một trong những tiềm năng để ngành du lịch tỉnh Phú Thọ phát triển một cách
nhanh chóng.
Tuy nhiên, việc khai thác tiềm năng kinh tế - xã hội phát triển du lịch của
Khu di tích Đền Hùng còn nhiều hạn chế. Tuy nền kinh tế du lịch được lấy làm nền
tảng mũi nhọn phát triển kinh tế của toàn tỉnh nhưng với những hạn chế trong việc
tổ chức và quản lý đã làm chậm quá trình phát triển các hoạt động du lịch nơi đây.
3.1.3. Lịch sử, văn hóa
Tiềm năng lịch sử, văn hóa là tiềm năng du lịch lớn nhất mà Khu du lịch Đền
Hùng sở hữu. Khu di tích lịch sử Đền Hùng là tên gọi khái quát quần thể đền, mộ
lăng tẩm thờ phụng các Vua Hùng và tôn thất của nhà vua trên núi Nghĩa Lĩnh, gắn
với lễ hội Đền Hùng. Khu di tích này là nơi có “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương”
di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại được UNESCO công nhận ngày 6
tháng 12 năm 2012. Nơi đây chứa đựng nhiều yếu tố văn hóa và tâm linh.
Tiềm năng văn hóa của Khu di tích mang đậm tính lịch s

nhau giữa 2 loại hình n


. Đây là một không gian văn hóa có một không hai, vô cùng
thiêng liêng của dân tộc Việt Nam. Đầu tiên, Đền Hùng được coi là nơi gốc phát
tích của dân tộc Việt Nam. Nơi đây là trung tâm của nhà nước Văn Lang - nhà nước
đầu tiên của người Việt từ hơn 4.000 năm trước. Tiếp đến, Hát xoan (còn gọi là
Khúc môn đình (hát cử đình)) đã tồn tại hơn 2.000 năm, là di sản văn hóa dân gian
hết sức quý báu. [19] Ngày 24 tháng 11 năm 2011, UNESCO đã công nhận “Hát
xoan - Phú Thọ” là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại. Ngoài ra, “Tín
ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” bắt nguồn từ thời đại các Vua Hùng với niềm tin cả
dân tộc có cùng chung giống nòi "con Rồng cháu Tiên". Loại tín ngưỡng này được

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/


52

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam ghi danh vào Danh mục di sản văn hóa
phi vật thể quốc gia (đợt 1) và UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể
đại diện cho nhân loại vào ngày 6 tháng 12 năm 2012. [17] “Tín ngưỡng thờ cúng
Hùng Vương” không phải là một tôn giáo mà là biểu trưng của lòng thành kính, sự
biết ơn - tri ân công đức các Vua Hùng là những người có công dựng nước Văn
Lang. “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” là tín ngưỡng lớn nhất và lâu đời nhất
trong tiến trình phát triển lịch sử của dân tộc Việt Nam. [19] [16]
Nơi đây còn có Lễ hội Đền Hùng hay Giỗ tổ Hùng Vương là lễ hội mang tầm
cỡ quốc gia. Lễ hội được tổ chức vào ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm để tưởng nhớ
và tỏ lòng biết ơn công lao lập nước của các vua Hùng, những vị vua đầu tiên của dân
tộc. Lễ hội bao gồm nhiều các phong tục khác nhau, trong đó có 2 lễ được cử hành vào
ngày chính hội là Lễ rước kiệu vua và Lễ dâng hương. Phần hội có nhiều trò chơi dân
gian đặc sắc như hững cuộc thi hát xoan (tức hát ghẹo), một hình thức dân ca đặc biệt
của Phú Thọ, những cuộc thi vật, thi kéo co, bắn nỏ, hay thi bơi trải ở ngã ba sông Bạch
Hạc, nơi các vua Hùng luyện tập các đoàn thủy binh luyện chiến.
Hơn nữa, nơi đây còn mang đậm dấu ấn tâm linh về cội nguồn dân tộc Việt
với những truyền thuyết gắn với quá trình dựng nước của 18 đời Vua Hùng. Điều
này từ lâu khiến Đền Hùng trở thành điểm dừng chân trong hành trình du lịch của
bao thế hệ con dân đất Việt.
Bảng sau cho thấy tài nguyên du lịch văn hóa lịch sử hay còn gọi là tài
nguyên du lịch cội nguồn của toàn tỉnh Phú Thọ, trong đó phần lớn đều thuộc Khu
di tích lịch sử Đền Hùng.
Bảng 3.1: Tài nguyên du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ
Tổng Cấp công nhận
Diễn giải Ghi chú
số Thế giới Quốc gia Tỉnh
1. Di tích lịch sử 01 Di tích Quốc
1.372 0 74 212
văn hóa gia đặc biệt
2. Lễ hội 260 0 01 33
02 Di sản văn
3. Di sản văn hóa 02 02
hóa phi vật thể
4. Bảo tàng 02 02
Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ, 2013. [15]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
53

Do nguồn tài nguyên văn hóa lịch sử dồi dào như vậy nên các cấp lãnh đạo Tỉnh
và Khu du lịch định hướng phát triển các hình thức du lịch về với cội nguồn là chủ đạo.
Hiện nay, nguồn tiềm năng này không chỉ được khai thác, sử dụng mà đi đôi với nó là
quá trình trùng tu, tu bổ, xây mới nhằm hoàn thiện không gian văn hóa, thu hút và đáp
ứng hơn nữa nhu cầu của khách du lịch trong và ngoài nước.
3.1.4. Cơ sở hạ tầng
Toàn bộ khu di tích có 4 đền, 1 chùa và 1 lăng thuộc khu vực núi Nghĩa Lĩnh,
Đền thờ tổ Mẫu Âu Cơ trên đỉnh núi Vặn (Ốc sơn), Đền thờ quốc tổ Lạc Long Quân tại
Đồi Sim hài hòa trong cảnh thiên nhiên, có địa thế cao rất ngoạn mục, hùng vĩ, đất đầy
khí thiêng của sơn thủy hội tụ. Theo các tài liệu khoa học đã công bố thì nền móng kiến
trúc Đền Hùng bắt đầu được xây dựng từ thời vua Đinh Tiên Hoàng trị vì. Đến thời
Hậu Lê (thế kỷ XV) được xây dựng hoàn chỉnh theo quy mô như hiện tại. Cơ sở hạ
tầng của Khu di tích có các khu chức năng, phân khu chức năng được chia thành 2 khu:
khu I và khu II. (Quy hoạch phát triển Khu du tích lịch sử Đền Hùng - Quyết định số
48/2004/QĐ-TTg, ngày 30 tháng 3 năm 2003 của Thủ tướng chính phủ).
* Khu I
Khu I là khu vực quan trọng nhất có đền thờ Tổ tiên. Khu này bao gồm đền,
chùa, tháp, lăng Vua Hùng, bảo tàng Hùng Vương và rừng nguyên sinh với diện
tích 32 ha trong phạm vi núi rừng. Hàng năm, tại đây sẽ tổ chức lễ dâng hương các
vị lãnh đạo cao nhất của Nhà nước, của tỉnh Phú Thọ, đồng bào cả nước trong ngày
giỗ Tổ và du khách thập phương trong cả năm.
* Khu II
Khu II là vùng bảo vệ cảnh quan khu di tích và bố trí các công trình phục vụ
lễ hội. Khu II có diện tích 985 ha (trước đây là 253 ha) với các khu:
Khu vực trung tâm lễ hội bao gồm quảng trường trung tâm, trục hành lễ, các
tượng đài và các dịch vụ công cộng.
Trục hành lễ được mở từ quốc lộ 32C đến Quảng Trường trung tâm giữa trường
THCS và trạm y tế xã Hy Cương. Trục chạy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam. Núi
Nghĩa Lĩnh trở thành chắn trục, sẽ tạo nên vẻ uy nghiêm, hoành tráng và linh thiêng.
Quảng trường trung tâm có bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ được làm bởi đám
mây lành đặt ở chính giữa trục hành lễ và sân lễ hội sẽ gây những ấn tượng mạnh
mẽ thể hiện chủ đề "đồng bào." Phía trước biểu tượng bọc trăm trứng là quảng
trường để tổ chức khai mạc lễ hội hàng năm. Tuyến hành lễ từ sân lễ hội qua Cổng
đền lên đền Hạ, đền Trung, đền Thượng, lăng Vua Hùng, đền Giếng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/


54

Nhà tiếp đón có sa bàn lớn giúp thiệu toàn bộ Khu di tích Đền Hùng; chỉ dẫn
các tuyến đi lễ hội, tham quan, có phòng chiếu phim chiếu những bộ phim về lễ hội
văn hóa dân gian thời Hùng Vương. Ở đây có bố trí dịch vụ ăn uống, giải khát, quầy
hang đặc trưng của các địa phương trong Tỉnh, nơi bán đồ tế lễ - hàng lưu niệm và
nhiều các công trình phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi, tham quan, mua sắm của du khách
như nhà phong lan ở thung lũng phía Tây Bắc hồ Gò Cong, nhà Thủy Đình ở phía
Bắc hồ Khuôn Muồi để tổ chức múa rối nước, biểu diễn ca nhạc...
- Làng du lịch văn hóa thời Hùng Vương tại đồi Sim và các dãy đồi Khang
Phụ. Trên sườn đồi Sim xây dựng đền thờ Lạc Long Quân. Khu ruộng trũng phía
trước xây dựng thành 3 hồ nước lớn với 3 cấp hồ: hồ Hạ, hồ Trung, hồ Thượng. Từ
hồ Thượng nước tràn xuống hồ Trung và hồ hạ thành những thác nước nhân tạo. Hệ
thống đập nước được tạo thành đường ngầm nối hai bên bờ Đông Tây. Những
đường ngầm này cũng là những thủy cung phục vụ du khách. Trên những dãy đồi
hai bên bờ hồ được xây dựng các nhà nghỉ sinh thái, các điểm lưu niệm, những ngôi
nhà mang sắc thái kiến trúc của các dân tộc vùng đất Tổ: Kinh, Tày, Mường, Thái,
Cao Lan… Những người phục vụ cũng dùng các trang phục cổ của dân tộc mình
biểu diễn các làn điệu dân ca, phục vụ các món ăn dân tộc.
- Tháp Hùng Vương và khu du lịch các vùng đặc trưng của đất nước. Tháp
Hùng Vương được xây dựng ở đồi Mom Gà. Tháp được xây dựng 18 tầng, tượng
trưng cho 18 chi đời Vua Hùng. Tầng trên cùng đặt bài vị Vua Hùng để du khách
lên thắp hương tưởng niệm. Tầng thứ 17 là nơi du khách ngắm cảnh non sông đất
nước, nhìn thẳng ra ngã ba Hạc, nơi hợp lưu của hai dòng sông Lô, sông Hồng, thấy
thành phố Việt Trì, kinh đô Văn Lang xưa và xa hơn nữa là dãy Tản Viên, Tam Đảo
đứng hai bên. Hai tầng dưới là Bảo tàng Hùng Vương. Xung quanh tháp sẽ bố trí
khu du lịch sinh thái với các công trình đặc trưng cho các vùng miền của đất nước.
- Khu rừng phía Bắc bao gồm núi Trọc, núi Vặn: có đền Mẫu Âu Cơ và hòn
đá Cối Xay. Đền Quốc Mẫu Âu Cơ có quy mô lớn, công trình đẹp. Di tích hòn đá
Cối Xay được tôn tại trở thành điểm tham quan cho du khách. Khu phía Bắc núi
Vặn và hồ Lạc Long Quân được xây dựng thành rừng tự nhiên có động vật và thực
vật bán hoang dã và tái tạo lại cảnh các Vua Hùng cũng các Lạc hầu, Lạc tướng tổ
chức săn bắn chim thú.
- Khu rừng phía Nam được mở rộng diện tích trồng rừng chủ yếu là rừng cây

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/


55

bản địa Việt Nam. Diện tích các mặt hồ như hồ Chùa, hồ Minh Phú tao nên cảnh
quan thiên nhiên hữu tình bao quanh các khu vực lành du lịch văn hóa thời Hùng
Vương, khu tháp Hùng Vương và làng du lịch sinh thái đặc trưng cho các vùng
miền đất nước.
- Khu du lịch sinh thái, vườn hoa, cây cảnh và khu trồng cây lưu niệm. Khu
trồng cây lưu niệm phía Nam nằm trên đồi Phân Đăng. Khu phía Bắc được đặt ở đồi
Dãy Kiên, Đồng Lềnh lớn, Đồng Lềnh bé và đồi Dãy thuộc địa bàn hai xã Hy
Cương và Phù Ninh.
- Trung tâm hoạt động thanh thiếu niên Hùng Vương được xây dựng trên đồi
Phân Bùng để thanh thiếu niên đến đây học tập, vui chơi giải trí, hoạt động thể thao,
cắm trại, giao lưu văn hóa văn nghệ…
Về hệ thống giao thông vận tải, Phú Thọ là một trong số ít tỉnh trung du miền
núi có hệ thống giao thông đường bộ và đường sông tương đối đều và hợp lý. Đền
Hùng nằm dưới sự quản lý của thành phố Việt Trì - trung tâm của tỉnh Phú Thọ, lại
nằm trong vùng ảnh hưởng kinh tế của thủ đô Hà Nội cũng như tam giác kinh tế Hà
Nội - Quảng Ninh - Hải Phòng khiến cho vị trí tiếp cận điểm du lịch rất thuận tiện.
Có rất nhiều cách thức để du khách có thể du lịch đến với Đền Hùng. Ngoài giao
thông đường bộ với các phương tiện vận chuyển bằng xe bus, xe khách, khách du
lịch còn có thể sử dụng các tuyến giao thông đường thủy, đường sắt. Đối với đường
bộ, giao thông từ Hà Nội đến Đền Hùng hiện nay cũng được rút ngắn và giảm thời
gian du chuyển với gói thầu A3 cao tốc Nội Bài - Lào Cai được thông xe vào ngày
06 tháng 04 năm 2014. Từ đó, việc di chuyển từ thủ đô Hà Nội lên Đền Hùng chỉ
còn hơn một giờ đồng hồ (trước đây là 2-3 giờ). [13]

Hình 3.1. Bản đồ quy hoạch tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
56

(Nguồn: Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Phú Thọ)


Tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai dài 296 km, riêng đoạn qua Phú Thọ dài
98,2 km, nối liền trung tâm kinh tế Hà Nội với các tỉnh trung du miền núi phía Bắc và
từ đó có thể thông sang Trung Quốc. Hệ thống đường sắt có hướng tuyến tốt, tương
đối ổn định. Ga Việt Trì, ga Phú Thọ và ga Ấm Thượng đều là ga lớn có vị trí thuận
lợi và nằm gần các trung tâm thị trấn, thị xã, thành phố và gần điểm du lịch. Trên địa
bàn tỉnh Phú Thọ có hai cảng sông đã được quy hoạch, xây dựng khá hoàn chỉnh.
Hoạt động giao thông mùa lễ hội cũng được giải quyết bằng các biện pháp như hoạt
động phân luồng giao thông… Tuy nhiên, tình trạng giao thông ùn tắc, nạn móc túi,
chặt chém khách … vẫn chưa được kiểm tra xử lý triệt để vì dịp lễ hội số lượng người
tham gia quá đông, từ đó, lượng khách du lịch phần nào cũng có những hạn chế.
Về hệ thống cung cấp điện, số lượng đường dây cung cấp điện tăng lên không
ngừng nhằm phục vụ nhu cầu của người dân và du khách. Năm 2000 có 174 xã có điện
thì năm 2009 tăng lên 223 xã. Như vậy, hầu hết xác xã trong tỉnh đều có điện.
Về hệ thống bưu chính, viễn thông, mạng lưới này đang phát triển khá tốt với
102,5 nghìn thuê bao di động năm 2005 lên 295,5 nghìn thuê bao năm 2009. Chất
lượng mạng lưới hoạt động tốt từ đó đáp ứng hoạt động thu thập thông tin nhanh
nhạy, kịp thời, chính xác và nâng cao dân trí và đáp ứng nhu cầu của khách du lịch.
Về hệ thống cấp thoát nước, nguồn ước sạch của địa phương này được cải thiện
nhờ hai nhà máy nước Việt Trì và Phú Thọ. Tuy nhiên, một số nơi vẫn sử dụng các
nguồn nước có sẵn, không qua xử lý nên chưa thực sự đảm bảo chất lượng vệ sinh.
Khu di tích lịch sử Đền Hùng thể hiện bề dày về lịch sử văn hóa cũng như cội
nguồn dân tộc Việt. Hiện nay, cơ sở hạ tầng của Khu di tích được Đảng và Nhà nước ta
rất quan tâm và chú trọng đầu tư. Những giá trị văn hóa được bảo tồn đồng thời phát
triển những điểm hấp dẫn mới thu hút du khách đến với Khu di tích Đền Hùng là
những mục tiêu quan trọng nhằm phát huy được hết tiềm năng du lịch tại đây.
3.1.5. Các tiềm năng khác
Ngoài các tiềm năng lớn về điều kiện tự nhiên, văn hóa lịch sử, Khu di tích
Đền Hùng còn sở hữu một loạt các tiềm năng lợi thế phát triển du lịch khác như
tiềm năng truyền thống văn hóa và con người nơi đây và du khách đến Đền Hùng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/


57

du lịch; tiềm năng về phương tiện thông tin đại chúng;


Con người Việt Nam nói chung đều có ý thức sâu sắc về cội nguồn văn hóa
dân tộc. Khách du lịch trong nước đến với Đền Hùng như muốn về với tổ tiên dân
tộc, thể hiện lòng thành kính đối với những người đã có công khởi xướng xây dựng
nên đất nước Việt Nam.
Nguồn tiềm năng về phương tiện thông tin đại chúng cũng đã được các cấp
lãnh đạo chú trọng. Nguồn tiềm năng này không chỉ tạo ra sự phát triển mới của
ngành du lịch, thu hút du khách một cách nhanh chóng mà còn tạo nên sự hiểu biết
của đông đảo người dân, đạt hiệu quả quảng bá nền văn hóa, lịch sử lâu dài của dân
tộc. Một số kênh đại chúng được thực hiện như: Đài phát thanh và truyền hình, báo
chí, internet …
Có thể nói, Khu di tích lịch sử Quốc gia Đền Hùng là mảnh đất "vàng" để
phát triển du lịch. Các loại tiềm năng lớn như tiềm năng về điều kiện tự nhiên và
văn hóa lịch sử được chú trọng nhằm đặt ra mục tiêu phát triển du lịch "về cội
nguồn" cho cả Khu di tích nói riêng và tỉnh Phú Thọ nói chung. Các tiềm năng về
kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng... sẽ kết hợp thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của loại
hình du lịch hướng về cội nguồn này. Ngành du lịch được phát triển dựa trên một
kho tiềm năng du lịch dồi dào như vậy cần được đánh giá, quan tâm dựa trên các
yếu tố ảnh hưởng đến quá trình khai thác cả về phương diện chủ quan lẫn phương
diện khách quan.
3.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến khai thác tiềm năng phát triển du lịch Khu di
tích lịch sử Đền Hùng
Để khai thác tiềm năng phát triển du lịch một cách hiệu quả, các yếu tố tác
động đến hoạt động du lịch của Khu di tích lịch sử Đền Hùng được phân tích dựa
trên cơ sở lý luận về các yếu tố này và một số cuộc khảo sát điều tra. Mục đích của
cuộc khảo sát là tìm hiểu mức độ nhận biết của các cấp chính quyền và người dân
nơi đây đối với các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động khai thác tiềm năng và lợi thế
phát triển du lịch Khu di tích lịch sử Đền Hùng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/


58

Tổng số phiếu phát ra là 240 phiếu. Số phiếu thu về là 200 phiếu, chiếm
83.33%. Bảng sau thể hiện sự phân loại người tham gia nghiên cứu. (Phụ lục 02)
Bảng 3.2: Cấu trúc nhân khẩu học của mẫu khảo sát
Tỷ lệ phần trăm
Tiêu chí Thang chia Số lƣợng
(%)
Nam 78 39
Giới tính
Nữ 122 621
15-18 12 6
Tuổi 18-45 140 70
> 45 48 24
Cán bộ công chức
66 33
Nhà nước
Các cơ sở kinh
24 12
Nghề nghiệp doanh du lịch
Người dân địa
24 12
phương
Khách du lịch 86 43
Nguồn: Tác giả tự điều tra qua phiếu điều tra

Các yếu tố ảnh hưởng đến khai thác tiềm năng và lợi thế phát triển du lịch
của Khu di tích lịch sử Đền Hùng có thể kể đến như:
3.2.1. Mô hình quản lý ngành, chính quyền
Yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến khai thác tiềm năng phát triển du lịch của bất
kỳ điểm khu lịch nào đều là mô hình quản lý ngành, chính quyền. Mô hình quản lý
các hoạt động du lịch cũng được thực hiện một cách hiệu quả nhằm phát huy tiềm
năng phát triển du lịch. Mô hình quản lý ngành, chính quyền của Khu di tích Đền
Hùng là mô hình quản lý bao quát, thực hiện nhiều chức năng trên một bộ máy
không ngừng phát triển cả về chuyên môn và số lượng.
* Bộ phận quản lý chung - Ban quản lý Khu di tích lịch sử Đền Hùng
Khu di tích lịch sử Đền Hùng được hình thành từ năm 1962, khi Bộ Văn hóa
thông tin có Quyết định số 313/VHQĐ ngày 28 tháng 04 năm 1962 xếp hạng Di
tích lịch sử văn hóa Đền Hùng là di tích cấp quốc gia. Từ năm 1962 đến năm 1989
có 4 cơ quan đơn vị cùng quản lý, bảo vệ khai thác giá trị khu di tích lịch sử Đền
Hùng là Ban quản lý Khu di tích Đền Hùng, Đội Lâm nghiệp Đền Hùng, Lâm Viên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/


59

Đền Hùng, Cửa hàng dịch vụ Đền Hùng.


Ban Quản lý Khu di tích lịch sử Đền Hùng được thành lập ngày 21 tháng 11
năm 1989 theo Quyết định số 801/QĐ-UB ngày 21 tháng 11 năm 1989 (theo Quyết
định này 4 cơ quan quản lý và khai thác Đền Hùng được sát nhập lại thành Ban
Quản lý Khu di tích Đền Hùng thuộc Sở Văn hóa thông tin Phú Thọ) là đơn vị quản
lý trực tiếp khu di tích Đền Hùng. Sự sát nhập các cơ quan quản lý này tạo ra sự
quản lý một cách đồng bộ, giúp định hướng chính xác sự phát triển trong tương lai
của Khu di tích. Đến nay cơ cấu tổ chức của Khu di tích gồm có Ban lãnh đạo và 8
phòng ban chuyên môn.
Ban lãnh đạo của Khu di tích gồm có 1 giám đốc và 3 phó giám đốc.
Các phòng ban chuyên môn gồm có:
- Phòng Tổ chức - Hành chính
- Phòng Kế toán - Tài vụ
- Phòng Quản lý Di tích - Bảo tàng
- Phòng Quản lý Dịch vụ - Du lịch
- Phòng Quản lý rừng
- Phòng Bảo vệ
- Ban Quản lý Dự án đầu tư và xây dựng
- Trung tâm Dịch vụ - Du lịch.
- Trung tâm dịch vụ môi trường và hạ tầng kỹ thuật.
Khu di tích có trên 400 cán bộ CNVC và người lao động với 152 biên chế
HCSN trực thuộc 06 phòng chuyên môn, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng, Trung
tâm Dịch vụ - Du lịch Đền Hùng và Trung tâm dịch vụ môi trường và hạ tầng kỹ
thuật. Trong đó: Trên đại học 03 cán bộ (01 Tiến sỹ và 13 Thạc sỹ); đại học: 58 cán
bộ, trung cấp, cao đẳng: 82 cán bộ; công nhân kỹ thuật: 140 cán bộ... Ban quản lý
khu di tích Đền Hùng quản lý rộng với diện tích hơn 1000 ha trên địa bàn của 7 xã,
thuộc 3 đơn vị hành chính: huyện Lâm Thao, Phù Ninh và thành phố Việt Trì.
Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh và trực tiếp là Ủy ban
nhân dân tỉnh Phú Thọ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ có sự kết
hợp với thành phố Việt Trì, huyện Lâm Thao, huyện Phù Ninh và các xã vùng ven,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/


60

Ban quản lý Khu di tích có nhiệm vụ nghiên cứu lịch sử về thời đại Hùng Vương và
Di tích lịch sử Đền Hùng, tham gia tổ chức lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và Lễ hội Đền
Hùng hàng năm theo kế hoạch của Tỉnh, các bộ ngành Trung ương; trồng mới,
chăm sóc, tu bổ rừng Quốc gia Đền Hùng và bảo vệ hệ sinh thái theo hướng phát
triển các cây bản địa; tổ chức, thực hiện các dự án xây dựng, tôn tại, tu bổ di tích và
rừng quốc gia Đền Hùng trên cơ sở quy hoạch tổng thể và chi tiết được duyệt, phối
hợp với các ban, ngành chức năng lập kế hoạch và tổ chức thực hiện đầu tư xây
dựng mới, trùng tu, tôn tạo các công trình trong Khu di tích Đền Hùng và rừng
Quốc gia Đền Hùng; tổ chức tiếp nhận các nguồn vốn Trung ương và địa phương,
nguồn vật tư, công đức của các tổ chức, cá nhân đóng góp; phối hợp với các ngành
liên quan bảo vệ và hướng dẫn các đoàn khách du lịch về thăm viếng Khu di tích, tổ
chức, quản lý các hoạt động dịch vụ thương mại, du lịch đáp ứng nhu cầu ăn nghỉ,
tham quan, tìm hiểu lịch sử thời đại Hùng Vương và hệ sinh thái rừng Quốc gia Đền
Hùng theo quy định; và quản lý cán bộ, công chức, viên chức, tài chính, cơ sở vật
chất theo quy định hiện hành.
Mô hình quản lý của khu di tích là mô hình quản lý đồng bộ theo chỉ đạo của
các ban, ngành Trung ương và địa phương. Mô hình quản lý vừa quản lý theo chiều
dọc, vừa liên kết theo chiều ngang là mô hình quán lý tổng hợp thúc đẩy sự phát
triển của hoạt động khai thác tiềm năng du lịch nơi đây. Tuy nhiên, mô hình quản lý
này còn dàn trải, nặng về lý thuyết, thực tế vẫn chưa giải quyết được các vấn đề
đang tồn tại của Khu di tích. Hoạt động kết hợp với người dân địa phương trong
việc quản lý, tổ chức trồng rừng và các loại cây bản địa khác là một ví dụ minh họa
của vấn đề này. Theo Quyết định số 3332/QĐ-UBND ngày 02 tháng 10 năm 2002
của chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ "Về việc phê duyệt dự án khả thi đầu tư xây dựng
khu rừng quốc gia Đền Hùng - tỉnh Phú Thọ" hiện nay đã và đang thực hiện trong
đó có đầu tư trồng mới, chăm sóc rừng trồng và rừng nguyên sinh khu di tích lịch sử
Đền Hùng trong 538 ha, gồm bảo vệ diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng hiện có,
làm giàu rừng, phục hồi rừng và trồng mới các loại cây trồng trong khu vực Đền
Hùng tổng mức đầu tư được phê duyệt là 107.413 triệu đồng, bình quân 1 ha cần
đầu tư là 199,6 triệu đồng, trong đó riêng cây giống khoảng 50% là 99,8 triệu đồng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/


61

* Một số bộ phận chức năng có vai trò quan trọng trong ngành du lịch, dịch vụ
Trong các phòng ban chức năng của khu di tích, Trung tâm dịch vụ - du lịch
là nơi trực tiếp quản lý và thực hiện các hoạt động du lịch. Nằm trong các trung tâm
dịch vụ du lịch không thể không nhắc đến những người bán hàng trong các quầy
hàng của trung tầm. Những quầy hàng này đa dạng về sản phẩm, bán đúng giá quy
định của Ban quản lý. Bên cạnh đó còn có hệ thống các dịch vụ ăn uống. Trung tâm
dịch vụ du lịch Đền Hùng đã xây dựng một số nhà hàng ăn uống, giải khát có thể
phục vụ tới 1000 du khách. Các nhà hàng đều khang trang, sạch đẹp, đảm bảo vệ
sinh. Đây là điểm đến hấp dẫn với nhiều du khách. Khu di tích có khoảng trên 500
người trực tiếp phục vụ, từ những người bán hàng, thợ ảnh đến những cán bộ làm
công tác quản lý.
Tuy nhiên, tính chuyên nghiệp trong quá trình tổ chức và thực hiện các hoạt
động quản lý du lịch chưa đạt được hiệu quả. Công việc buôn bán của người dân ở
đây chủ yếu mang tính tự phát. Khu di tích phát triển, người dân nhận thấy nhu cầu
của khách du lịch cần những gì thì họ đăng ký làm dịch vụ. Ban quan lý ở đây chỉ
quản lý họ về địa điểm, còn những vấn đề khách thì không thể quản lý được. Hơn
nữa, quy mô hàng quán của người dân còn nhỏ. Chỉ có 1 số ít các cửa hàng đại lý có
tính chuyên nghiệp cao trong việc phục vụ du khách. Tuy nhiên còn có số lượng lớn
những người bán hàng ở Đền Hùng trong mùa lễ hội mà Ban quản lý không quản lý
được. Trong những ngày lễ hội, lượng khách quá đông nên người dân tranh thủ bán
hàng để tăng thêm thu nhập. Những mặt hàng thường thấy như vài chục nén hương,
những túi đồ lưu niệm hay những bó tiền lẻ đi mời chào khách. Cách làm ăn này
cho thấy sự manh mún và thiếu chuyên nghiệp.
Nhìn chung, mô hình quản lý Khu di tích lịch sử Đền Hùng bước đầu đã đạt
được hiệu quả trong công tác mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng các hoạt
động của lịch của Khu du lịch. Mặc khác, những tồn tại như cơ chế quản lý còn dàn
trải, thiếu tính chuyên nghiệp, trình độ chuyên môn của đội ngũ quản lý chưa cao
cũng đã làm hạn chế quá trình khai thác tiềm năng và lợi thế du lịch nơi đây. Mô
hình quản lý ngành, chính quyền có ảnh hưởng lớn đến khai thác tiềm năng và lợi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/


62

thế phát triển du lịch. Kết quả điều tra cho thấy: tổng số phiếu nhận định yếu tố này
ảnh hưởng “rất nhiều” và “nhiều” chiếm tỷ trọng cao chiếm 42% và 37.5%. Trong
khi đó, số người nhận thấy có ảnh hưởng ít là 20.5% và không có ai trả lời không có
ảnh hưởng.
3.2.2. Hệ thống thể chế
Hệ thống pháp luật Nghị định, Quyết định điều chỉnh các liên quan đến sự
phát triển chung của Khu di tích bao gồm các yếu tố khác nhau như khoa học, khảo
cổ học, lịch sử, du lịch… Do đặc thù của Khu di tích mang tính chất lịch sử quốc
gia, là công trình liên quan đến lịch sử dân tộc, hệ thống thể chế liên quan đến Khu
di tích được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Hệ thống pháp luật này được ban
hành từ Trung ương, tỉnh, thành phố, huyện, ban quản lý Khu di tích.
Trước hết, hệ thống pháp luật điều chỉnh các hoạt động của Khu di tích được
ban hành bởi các cơ quan Trung ương. Luật Du lịch được Quốc hội ban hành năm
2005 đã bổ sung và hoàn thiện Pháp lệnh Du lịch trước đó; Luật Di sản văn hóa
được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29 tháng
06 năm 2001 và Luật sử đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa được
Quốc hội thông qua ngày 18 tháng 06 năm 2009 là văn bản pháp lý cao nhất điều
chỉnh các hoạt động của Khu di tích. Ngoài ra, một loạt các văn bản được Thủ
tướng Chính phủ, các bộ liên quan ban hành nhằm quy hoạch phát triển cũng như
điều chỉnh các hoạt động, trong đó của hoạt động du lịch của Khu di tích Đền Hùng.
Quyết định số 313/VHQĐ ngày 28 tháng 04 năm 1962 của Bộ Văn hóa - thông tin
là quyết định mang ý nghĩa lịch sử. Theo Quyết định này, Khu di tích lịch sử Đền
Hùng là di tích lịch sử mang tầm cỡ quốc gia. Tiếp đó, Quyết định số 48/2004/QĐ-
TTg ngày 30 tháng 03 năm 2004 của Thủ tướng chính phủ đã quy hoạch và mở
rộng phát triển Khu di tích lịch sử Đền Hùng. Sau Quyết định này, Khu di tích lịch
sử Đền Hùng thuộc xã Hy Cương và được mở rộng ra các xã Chu Hóa, Thanh Đình,
Kim Đức, Vân Phú (thành phố Việt Trì), Tiên Kiên (huyện Lâm Thao) và Phù Ninh
(huyện Phù Ninh). Quyết định này đã một lần nữa khẳng định vai trò của Khu di
tích đền Hùng đối với quốc gia, tỉnh, thành phố. Với quy mô quốc gia, Đền Hùng là
đền thờ Tổ của cả nước và cộng đồng người Việt, nơi phát tích của dân tộc Việt
Nam. Lễ hội Đền Hùng - Giỗ tổ Hùng Vương; Đền Hùng gắn liền với thành phố
Việt Trì, trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của tỉnh Phú Thọ và của vùng Tây
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
63

Bắc, thành phố lễ hội trong tương lai; Đền Hùng nằm trong vùng ảnh hưởng của thủ
đô Hà Nội, gắn liền với tam giác tăng trưởng Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; và
là khu vực có tiềm năng phát triển kinh tế phù hợp với định hướng phát triển kinh tế
của tỉnh và của vùng. [2] Ngoài ra, Khu di tích Đền Hùng hiện đang được khai thác
và xây dựng theo Quyết định số 48/2004/QĐ-TTg ngày 30 thág 03 năm 2004 của
Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Quy hoạch phát triển Khu di tích lịch sử Đền
Hùng, tỉnh Phú Thọ đến năm 2015 [2]…
Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ (trước là Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phú) là
cơ quan quản lý nhà nước tiếp theo ban hành các văn bản pháp luật về Khu di tích
lịch sử Đền Hùng. Các văn bản có thể kể đến như Quyết định số 345/QĐ-UB ngày
02 tháng 04 năm 1994 và Quyết định số 1132/QĐ-UB ngày 18 tháng 08 năm 1994
của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phú; Quyết định số 1199/1999/QĐ-UB ngày 28
tháng 05 năm 1999 của Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ về việc ban hành quy định
một số vấn đề về quản lý, bảo bệ khu di tích lịch sử Đền Hùng. Tiếp đó, Quyết định
số 801/ QĐ-UB ngày 21 tháng 11 năm 1989 với sự sát nhập về mặt pháp lý bốn cơ
quan quản lý Khu di tích tạo nên sự thống nhất về quản lý của Khu di tích…
Nhìn chung, hệ thống pháp luật được ban hành nhằm điều chỉnh các vấn đề
liên quan đến xây dựng, phát triển và trùng tu Khu di tích lịch sử là không ít. Tuy
nhiên, các văn bản này còn gặp phải nhiều vướng mắc, hiệu quả thực thi chưa cao.
Các văn bản được ban hành sau tuy có sự tiến bộ hơn so với những văn bản pháp luật
trước nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển một cách nhanh chóng của Khu di
tích. Các văn bản chưa có sự tách bạch rõ ràng với các chính sách phát triển văn hóa
và du lịch. Hơn nữa, các chính sách này còn chưa đa dạng và chưa bám sát vào tình
hình thực tế. Ngoài ra, số lượng văn bản pháp luật quá nhiều, cùng điều chỉnh một
hay một số vấn đề sẽ dẫn đễn sự chồng chéo, tạo ra áp lực và khó khăn khi đưa vào
thực tế. Các hoạt động du lịch do đó chưa phát huy được tiềm năng và lợi thế của
Khu di tích lịch sử Đền Hùng. Khi được hỏi về mức độ quan trọng của hệ thống pháp
luật đối với kha thác và phát triển du lịch, có đến 90% số người được hỏi cho rằng hệ
thống pháp luật có vai trò rất quan trọng, 10% còn lại nhận thấy sự quan trọng của hệ
thống pháp luật. Trên thực tế, hệ thống pháp luật là một trong những yếu tố quan
trọng ảnh hưởng tới hoạt động phát triển du lịch của địa phương này.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/


64

3.2.3. Cơ chế chính sách


Cũng giống như hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách của Khu di tích được
ban hành từ Trung ương đến địa phương. Cơ chế chính sách được thực hiện tại Khu
di tích lịch sử Đền Hùng là cơ chế chính sách đặc thù. Chẳng hạn như trong xây
dựng cơ bản, Thủ tướng giao Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ phê duyệt các
nhóm dự án thành phần của Khu di tích lịch sử Đền Hùng, nhưng trước khi có quyết
định phải có sự đồng ý bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du
lịch và các bộ, ngành có liên quan. Riêng đối với các dự án tu bổ, tôn tạo và phục
dựng các hạng mục di tích gốc phải thực hiện theo trình tự, thủ tục được quy định
tại Luật Di sản văn hóa, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa;
Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 quy định chi tiết một số điều của
Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa;
Nghị định số 70/2012/NĐ-CP ngày 18/9/2012 của Chính phủ quy định thẩm quyền,
trình tự, thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích
lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh. Với cơ chế đấu thầu, các dự án của Khu di
tích cần thực hiện theo các quy định hiện hành theo Luật đấu thầu hoặc trình Thủ
tướng Chính phủ xem xét. Với tổ chức lễ hội, Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ sẽ
phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các bộ,
ngành có liên quan xây dựng kế hoạch tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương hằng năm theo
đề án đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý, báo cáo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du
lịch để tổ chức thực hiện. Với cơ chế hỗ trợ và thu hút vốn đầu tư, Ngân sách Trung
ương sẽ hỗ trợ có mục tiêu trong kế hoạch đầu tư phát triển hàng năm cho tỉnh Phú
Thọ để thực hiện nhiệm vụ đầu tư các dự án thuộc Khu di tích Đền Hùng. Mức hỗ
trợ là 500 tỷ đồng trong cả giai đoạn 2013 - 2015. Ngoài ra, Phú Thọ được sử dụng
nguồn tăng thu của Ngân sách Trung ương và địa phương (nếu có) theo quy định
của Luật Ngân sách Nhà nước để bổ sung thực hiện các nhiệm vụ của quy hoạch.
Hơn thế nữa, Khu di tích lịch sử Đền Hùng còn là di sản văn hóa của
UNESCO, do đó, cơ chế chính sách phần này phải thực hiện theo các yêu cầu, điều
kiện của UNESCO.
Nhìn chung, các cơ chế chính sách được thực hiện nhằm phát triển và bảo

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/


65

tồn Khu di tích lịch sử Đền Hùng rất đa dạng. Các cơ chế này được thực hiện từ
Trung ương bởi tính quốc gia và lịch sử của Khu di tích Đền Hùng. Tuy nhiên, sự
dày đặc về cơ chế, cách thức thực hiện chưa đồng bộ khiến việc quy hoạch Khu di
tích khi đi vào triển khai thực hiện còn gặp nhiều vướng mắc, sai lại sửa tốn kém
chi phí đầu tư nhưng hiệu quả đạt được chưa cao. [101] Chính vì vậy, tiềm năng
phát triển du lịch của Khu di tích lịch sử Đền Hùng chưa được phát huy một cách
đúng mức. Về tầm quan trọng của cơ chế chính sách, có đến 79.5% số người được
hỏi hoàn toàn đồng ý với mức độ quan trọng của cơ chế, số còn lại trả lời đồng ý.
3.2.4. Hội nhập quốc tế
Việt Nam đang trong thời kỳ hội nhập quốc tế, trong đó, hội nhập về văn hóa
là điều tất yếu. Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09 tháng 06 năm 2014 về Xây dựng
và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất
nước đã khẳng định “văn hóa phải đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội và
yêu cầu phải chủ động hội nhập quốc tế về văn hóa…. văn hóa được coi là động lực
của “hội nhập và phát triển bền vững.” [9] Khu di tích lịch sử Đền Hùng là di tích
lịch sử văn hóa mang tầm cỡ quốc gia, tham gia vào hội nhập quốc tế với tư cách
của Di sản văn hóa nhân loại. Khu di tích lịch sử Đền Hùng hiện nay có hai Di sản
văn hóa phi vật thể thế giới là “Hát xoan Phú Thọ” được UNESCO công nhận vào
ngày 24 tháng 11 năm 2011 và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” được
UNESCO công nhận ngày 6 tháng 12 năm 2012. Những di sản của Đền Hùng được
công nhận là Di sản văn hóa thế giới chứng tỏ sức sống của văn hóa Việt nam gắn
liền với dòng chảy văn hóa hội nhập với thế giới. [1]
Quá trình hội nhập quốc tế này giúp Khu di tích lịch sử Đền Hùng nói riêng
và dân tộc Việt Nam nói chung khẳng định vị thế lịch sử nghìn năm của dân tộc.
Xét về phương diện phát triển các hoạt động du lịch, quá trình hội nhập với sự hấp
dẫn sẽ mở rộng không gian phát triển và thu hút ngày càng nhiều du khách khi đến
nơi đây đặc biệt là khách quốc tế cả du khách nội địa.
Tuy nhiên, việc phát triển mạnh mẽ của quá trình hội nhập quốc tế cũng tạo ra
những thách thức đối với các hoạt động du lịch nơi đây. Hội nhập văn hóa quốc tế dễ
dẫn đến những tác động tiêu cực nếu không có những chính sách đúng đắn, kịp thời,
đòi hỏi các vấn đề về trình độ chuyên môn, sự chuyên nghiệp trong các dịch vụ du lịch.
Điều này vừa tác động tạo nên sự phát triển nhanh chóng của cơ sở hạ tầng, dịch vụ kỹ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
66

thuật du lịch tại đây nhưng cũng đòi hỏi về nguồn vốn, nguồn nhân lực chất lượng cao
phục vụ du khách. Hội nhập quốc tế là vấn đề được người dân nói đây đánh giá mức độ
quan trọng trung bình với 55% số người hoàn toàn đồng ý. Đây là yếu tố khách quan
và tất yếu cho sự phát triển của các hoạt động du lịch. Do đó, ảnh hưởng của hội nhập
quốc tế trong phát triển tiềm năng du lịch ngày càng sâu rộng.
3.2.5. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội
Điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội là tiềm năng phát triển du lịch
của Khu di tích lịch sử Đền Hùng nhưng cũng là những yếu tố không nhỏ làm ảnh
hưởng đến quá trình khai thác tiềm năng phát triển du lịch nơi đây.
Về tự nhiên, Khu di tích lịch sử Đền Hùng là vùng đất được thiên nhiên ưu
đãi, thuận lợi cho phát triển các hình thức du lịch sinh thái và tâm linh. Quản lý phát
triển du lịch cần hiểu rõ đặc điểm, điều kiện tự nhiên và tình trạng sử dụng tài
nguyên thiên nhiên hiện tại của địa phương (Phụ lục 01). Tuy nhiên, điều kiện tự
nhiên của vùng đất này trước đây đã bị khai thác một cách bừa bãi bởi người dân
nơi đây. Những vấn đề về tự nhiên liên quan đến các vấn đề an sinh xã hội như mức
sống của người dân còn thấp, ngoài nguồn thu nhập hạn chế, người dân nơi đây
thường vào rừng săn bắt kiếm thức ăn. Chính điều này đã phần nào gây khó khăn
cho việc phát triển và bảo tồn Khu di tích.
Về kinh tế - xã hội, kinh tế khu vực này chủ yếu là nông nghiệp với hoạt động
trồng lúa nước; trồng màu như sắn, lạc, đậu, khoai…; cây ăn quả như cam, quýt, chanh,
na… Tuy nhiên, giá trị kinh tế về nông nghiệp còn hạn chế. Chăn nuôi gia súc, gia
cầm, đặc biệt là trâu, bò nhằm tạo sức kéo và sinh sản bán giống. Đối với lâm nghiệp,
có 19 hộ dân khoán bảo vệ rừng trồng với tổng diện tích khoảng 70 ha. Ở khu vực dịch
vụ, có khoảng trên 20 hộ tham gia vào dịch vụ phục vụ du khách thường xuyên, trong
đó có 2 hộ làm dịch vụ sản xuất bánh kẹo và sấy khô củ quả, còn lại phục vụ hàng lưu
niệm, hương, vàng mã. Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỷ
trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp.
Về văn hóa, sự giàu có về nguồn vốn văn hóa lịch sử của Khu di tích tạo ra
những điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch nơi đây. Tuy nhiên, những vấn đề
về bảo tồn văn hóa truyền thống luôn là vấn đề đau đầu của những người quản lý
Khu di tích trong bối cảnh hội nhập như hiện nay.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
67

Nhìn chung, nền kinh tế - xã hội của cư dân khu di tích còn trong tình trạng
nghèo nàn do các điều kiện về thời tiết, đất đai, phương thức canh tác lạc hậu, môi
trường sinh thái bị xuống cấp. Phát triển các vấn đề kinh tế, xã hội có ảnh hưởng
không nhỏ đến kinh doanh du lịch nơi đây. Nếu không có sự quan tâm đúng mức,
kịp thời thì sự suy thoái tài nguyên thiên nhiên, kinh tế xã hội kém phát triển, nền
tảng cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch còn nghèo và những vấn đề về văn hóa
có thể gây tác động xấu đến việc hình thành điểm đến du lịch đặc thù của Đền
Hùng. Ngược lại, sự quan tâm và những định hướng rõ ràng đối với các vấn đề này
sẽ thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của du lịch bởi lẽ kinh doanh du lịch chính là
chịu tác động của các vấn đề xung quanh nó. Theo kết quả của cuộc điều tra gần
đây, số người nhận thấy tầm quan trọng của các vấn đề tự nhiên, kinh tế, xã hội, văn
hóa đến khai thác tiềm năng phát triển du lịch của Khu di tích là 89%. Số còn lại
nhận thấy tầm quan trọng ở mức độ vừa phải của vấn đề này.
3.2.6. Khoa học công nghệ
Các vấn đề về khoa học công nghệ thể hiện mức độ đầu tư và tạo ra sự thỏa mãn
các nhu cầu của khách du lịch. Trong thời đại công nghệ hóa như hiện nay, khoa học
công nghệ có vai trò quan trọng trong sự phát triển du lịch. Trên thực tế, để hiện đại
hóa và gia tăng tính hiệu quả của việc khai thác tiềm năng phát triển du lịch của Khu di
tích lịch sử Đền Hùng, một loạt các dự án đầu tư và nâng cấp các trang thiết bị, cơ sở
vật chất khoa học công nghệ tạo nên những hạng mục công trình cơ bản và có sức hấp
dẫn khách du lịch. Hoạt động nâng cao khoa học công nghệ được thực hiện tại Khu di
tích Đền Hùng bao gồm đầu tư trang thiết bị gồm: trang thiết bị công nghệ thông tin,
thiết bị nghe, nhìn và các cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn…; quản lý, sử dụng và lưu trữ các
trang thiết bị và đào tạo, tập huấn sử dụng hiệu quả trang thiết bị… Khoa học công
nghệ trong các hoạt động du lịch thể hiện tính đầu tư, tính chuyên nghiệp nhằm thỏa
mãn tối đa nhu cầu của khách du lịch. Thêm vào đó, yếu tố này cũng làm tăng khả
năng phát triển, xây dựng, khai thác cơ sở hạ tầng, kiến trúc, nghiên cứu và bảo tồn các
vấn đề liên quan đến văn hóa, lịch sử, kinh tế xã hội, từ đó, thúc đẩy sự phát triển của
du lịch, tuy nhiên do kinh tế kém phát triển, nguồn vốn đầu tư còn hạn hẹp chủ yếu từ
Tỉnh, Trung ương nên còn thiếu các công trình lớn đạt tiêu chuẩn chất lượng: hệ thống

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/


68

khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí, cảnh quan môi trường…
Theo kết quả của cuộc điều tra, chỉ có 32.5% nhận thấy tầm quan trọng của
khoa học công nghệ trong khai thác tiềm năng và lợi thế du lịch tại địa phương. Giả
thuyết được đưa ra từ kết quả thu được này là Khu di tích lịch sử Đền Hùng phát
triển du lịch dựa trên nguồn tiềm năng tự nhiên, văn hóa và lịch sử có sẵn, khoa học
công nghệ dường như mới chỉ đóng góp một phẩn làm ảnh hưởng tới các hoạt động
khai thác này.
3.2.7. Nguồn lực lao động
Các hoạt động du lịch thực chất là sử dụng các nguồn lực có sẵn của địa
phương khu du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch của du khách đến với nơi đây.
Một trong những nguồn lực quan trọng có vai trò chủ chốt trong việc khai thác và
phát triển du lịch nói đây là nguồn lực lao động.
Nguồn lao động tại Khu di tích Đền Hùng chủ yếu mang tính chất thuần nông.
Phần lớn người dân nơi đây đều làm nông, trồng rừng và cây ăn quả. Đối với bộ phận
người dân làm dịch vụ, qua quan sát thực tế thì những người dân nơi đây làm dịch vụ
nhưng đa số họ vẫn làm nông nghiệp, chủ yếu là trồng lúa để lấy lương thực không
trồng thêm các loại rau củ quả khác. Từ đó cho thấy nếp sống nông nghiệp vẫn ăn sâu
trong suy nghĩ của họ. Những người dân vừa làm tiểu nông, vừa làm tiểu thương. Do
đó, tư tưởng của cư dân nông nghiệp ảnh hưởng đến cách làm ăn manh mún, nhỏ lẻ.
Họ vẫn chưa thoát ly hẳn đời sống tự nhiên, không cần giữ uy tín. Vì vậy, tình trạng
chặt chém khách du lịch còn xảy ra. Chẳng hạn như các mặt hàng quà lưu niệm được
nói giá rất cao để khách trả giá nên rất nhiều người phải mua đắt. Nhiều đồ ăn thức
uống không hợp vệ sinh. Hầu hết những công việc buôn bán này đều mang tính tự
phát, chưa được đào tạo. Hơn nữa, do hoạt động làm kinh tế chưa đem lại nguồn thu
nhập đáp ứng nhu cầu cuộc sống của người dân, nên một bộ phận người dân thường
khai thác rừng bừa bãi dẫn đến tình trạng suy thoái môi trường, ảnh hưởng đến quá
trình phát triển du lịch sinh thái và cảnh quan thiên nhiên.
Trong những năm gần đây, nguồn nhân lực về du lịch đã được địa phương quan
tâm. Năm 2000, lao động làm việc trực tiếp trong ngành là 375 người, năm 2012, là
2.250 người trên địa bàn toàn tỉnh, góp phần phát triển du lịch trong đó hoạt động phần

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/


69

lớn tại Khu di tích Đền Hùng. Tuy nhiên, tỷ lệ đào tạo đúng chuyên ngành du lịch chỉ
chiếm 54,96%. Qua khảo sát điều tra, chỉ có 20% người dân nơi đây nhận thức được
tầm quan trọng chất lượng của nguồn nhân lực. Chính vì vậy, tình trạng chặt chém, trèo
kéo du khách, các dịch vụ kinh doanh du lịch nhỏ lẻ chưa được khắc phục.
Ngoài các yếu tố trên, hoạt động khai thác tiềm năng phát triển du lịch của
Khu di tích lịch sử Đền Hùng còn chịu tác động của các yếu tố khác như: sự phát
triển kinh tế - xã hội của các vùng lân cận, sự hợp tác với các điểm du lịch khác
trong tỉnh và các địa phương khác…
3.3. Thực trạng khai thác tiềm năng phát triển du lịch Khu di tích lịch sử Đền
Hùng tỉnh Phú Thọ hiện nay
3.3.1. Đánh giá thực trạng khai thác tiềm năng thông qua các chỉ tiêu
Khu Di tích lịch sử Đền Hùng tỉnh Phú Thọ là một khu du lịch có nguồn tiềm
năng phong phú và đa dạng. Để đánh giá thực trạng khai thác tiềm năng phát triển
du lịch mà Ban Quản lý Khu di tích đã và đang thực hiện, một hệ thống các chỉ tiêu
được đặt ra, nghiên cứu được thực hiện dựa trên các số liệu và sự đánh giá của
người dân địa phương cũng như khách du lịch đến với nơi đây.
3.3.1.1. Tiềm năng tự nhiên
Khai thác tiềm năng tự nhiên của Khu di tích lịch sử Đền Hùng là khai thác
các nguồn lực tự nhiên về vị thế của khu di tích vị trí địa lý, đất, nước, rừng, hệ
động thực vật… Khu di tích lịch sử Đền Hùng ngoài yếu tố lịch sử - tâm linh hiện
đang có dự án phát triển trở thành khu du lịch sinh thái. Do đó, việc khai thác nguồn
tài nguyên này là rất quan trọng. Nguồn tài nguyên đất, rừng, hệ động thực vật…
ngoài việc duy trì và bảo tồn nguồn vốn có sẵn, các hoạt động nuôi trồng mới cũng
được thực hiện nhằm phát triển hình thức du lịch sinh thái này (Phụ lục 04).
Đối với quy mô, cơ cấu rừng, bảng tổng hợp hiện trạng tài nguyên và tình
hình sử dụng đất rừng cho thấy tình hình sử dụng đất và bảo vệ rừng.
Bảng 3.3: Tổng hợp hiện trạng tài nguyên và tình hình sử dụng đất rừng
Thứ tự Các loại đất đai Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
Tổng diện tích 1.689,72 100,0
1 Đất có rừng 481,15 28,5
1.1 Rừng tự nhiên 18,70 1,11
1.2 Rừng trồng 462,45 27,37
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
70

2 Đất trống 53,25 3,2


3 Đất nông nghiệp 633,60 37,5
4 Đất thổ cư 424,93 25,1
5 Đất mặt nước 50,10 3,0
6 Đất chuyên dụng 46,69 2,7
Nguồn: Trung tâm Tài nguyên Môi trường - Viện điều tra Quy hoạch rừng
Trước đây, do việc sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ đời sống
nhân dân đã khai thác quá mức khiến nguồn tài nguyên bị suy thoái. Tuy nhiên,
trong những năm gần đây, Ban quản lý khu di tích đã và đang tập trung cải tạo
nguồn tài nguyên thiên nhiên. Đất rừng tự nhiên tại Khu di tích Đền Hùng hiện nay
chỉ chiếm 1,11% tổng số đất rừng; trong khi đó, đất rừng trồng chiếm 27,37%.
Trong đó, trồng rừng chủ yếu tập trung nghiên cứu và trồng các giống cây bản địa
như thông, keo, bạch đàn … Hiện nay, Khu di tích đã cơ bản hoàn thành và tạo
được khu rừng Quốc gia theo đúng quy hoạch của Chính phủ, tạo nên một khu rừng
nơi thờ phụng tổ tiên có môi trường, cảnh quan phù hợp.
Đối với các loại động, thực vật, tại khu vực này có rất nhiều loài quý hiếm là
7 loài (4 loài bò sát, 2 loài chim và 1 loài cú) được ghi trong sách đỏ, các loài côn
trùng rất nhiều đẹp, các loài vật nuôi làm cảnh hầu hết sinh sống, phát triển tại khu
rừng cấm Quốc gia Đền Hùng. Hiện nay, Nhà nước đang xây dựng kế hoạch xây
dựng vườn nuôi thú tại đây, với quy mô phục vụ du lịch gồm nhiều loài động vật
quý hiếm.
Việc tập trung khai thác tiềm năng sinh thái của Khu di tích được tập trung
chú trọng hơn bao giờ hết. Hoạt động bảo vệ và tạo mới nguồn tài nguyên rừng này
đem lại những tác động kép không chỉ về cải thiện môi trường tự nhiên mà giúp cải
thiện cảnh quan và phục vụ nhu cầu của du khách. Tuy nhiên, mặc dù nguồn tài
nguyên rất phong phú nhưng hoạt động khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên này
trong các hoạt động du lịch chưa thực sự đạt hiệu quả. Phần vì đời sống người dân
nơi đây còn khó khăn, thường xuyên sử dụng nguồn tài nguyên sẵn có một cách bừa
bài; phần vì các chính sách, quy hoạch của các cấp chính quyền chưa cụ thể; nguồn
đầu tư còn thiếu; phần nữa là vì ý thức của khách du lịch đến nơi đây.
Theo kết quả cuộc điều tra, trong tổng số khách du lịch (86 người) được hỏi,
có đến 75,6% đánh giá rất hài lòng và hài lòng về cảnh quan thiên nhiên nơi đây;
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
71

17,4% không hài lòng và 7% còn lại rất không hài lòng. Số khách du lịch hài lòng
chiếm ¾ tổng số người được hỏi cho thấy những nỗ lực phát triển sinh thái khu vực
vì mục đích du lịch về cơ bản đã đạt được. Tuy nhiên, khách du lịch đến Khu di tích
này vì mục đích du lịch sinh thái chỉ chiếm 5%.
3.3.1.2. Tiềm năng lịch sử, văn hóa
Khu di tích lịch sử Đền Hùng tập trung phát triển thế mạnh lịch sử, văn hóa
của địa phương. Các loại hình du lịch văn hóa, lịch sử được thực hiện tại Khu di
tích chủ yếu là các loại hình du lịch tham quan bảo tàng, công trình, di tích; du lịch
văn hóa sự kiện, lễ hội.
Tiềm năng lịch sử, văn hóa của Đền Hùng trước hết được phát triển bằng
cách không ngừng gia tăng số lượng các di tích, các lễ hội văn hóa nhằm tạo ra
nhiều điểm du lịch thu hút khách du lịch. Số lượng di tích trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
được xếp hạng không ngừng tăng lên. Nếu như năm 2000, cả tỉnh có 138 di tích, 70
lễ hội đến năm 2012 có 286 di tích, 84 lễ hội. Trong đó đa phần là các di tích và lễ
hội thuộc Khu di tích lịch sử Đền Hùng. Năm 2010, Bảo tàng Hùng Vương được
xây dựng là bảo tàng tổng hợp trong hệ thống Bảo tàng Việt Nam có giá trị khoa
học cao. Năm 2011, Hát Xoan Phú Thọ được Unesco công nhận là di sản văn hóa
phi vật thể của nhân loại cần được bảo vệ khẩn cấp. Năm 2012, Tín ngưỡng thờ
cũng Hùng Vương ở Phú Thọ được Tổ chức này công nhận là di sản văn hóa phi vật
thể đại diện nhân loại.
Tuy nhiên, đối với các di tích, lễ hội hiện tại, công tác bảo tồn tài nguyên du lịch
lịch sử văn hóa vẫn còn thiếu chặt chẽ, chưa có quy chế quản lý cụ thể, có di tích đang
bị kiến trúc hiện đại lấn át, đồng thời chưa phát huy được giá trị của tài nguyên du lịch
để phục vụ du lịch cội nguồn nên chưa mang lại sự hài lòng cho du khách.
Theo kết quả của cuộc khảo sát người dân và khách du lịch đến nơi đây, tài
nguyên du lịch lịch sử văn hóa (hay còn gọi là tài nguyên cội nguồn) có độ hấp dẫn
khá cao (đạt 85%) và có nhiều lợi thế về khả năng khai thác. Tuy nhiên, trong cuộc
hành trình du lịch đến Khu di tích Đền Hùng, phần lớn là khách du lịch cội nguồn
98,1%) nhưng chỉ có 24,4% trong số đó cảm thấy hài lòng.
3.3.1.3. Tiềm năng kinh tế - xã hội
Cư dân của Khu di tích Đền Hùng là những cư dân thuần nông. Nắm bắt
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
72

được đặc điểm này, các nhà quản lý du lịch nơi đây đã phát triển du lịch dựa trên
sinh thái nông nghiệp. Hình thức du lịch sinh thái cũng bước đầu được quan tâm tại
đây. Các hoạt động chủ yếu là tạo môi trường canh tác tự nhiên, tác động tích cực
đến cảnh quan thiên nhiên, nhất là thế hệ trẻ và khách du lịch quốc tế.
Đối với cây ăn quả, diện tích cây ăn quả tại Khu di tích có quy mô nhỏ,
không đồng đều. Đại diện là vườn cây ăn quả Vườn Vải Bác Hồ diện tích 5,3 ha, vị
trí ngay chân núi Hùng, đã phát triển tốt thành rừng màu xanh, vừa có giá trị về kinh
tế vừa có giá trị về cảnh quan, du lịch.
Đối với các loại cây cảnh, việc đầu tư xây dựng các dự án tại Khu di tích
luôn chú ý đến khuôn viên cây cảnh bố trí ở nhiều khu vực, hệ thống cây cảnh được
bố trí từ cổng đi vào dài trên 3km. Số lượng các vườn hoa cây cảnh lớn là 7,9 ha,
được phân bố trồng đều ở các khu vãn cảnh vui chơi, phục vụ du lịch gồm: Vườn
hoa Trung tâm lễ hội diện tích 1 ha; vườn hoa đồi Công quán diện tích 4,2 ha; vườn
cây lưu niệm diện tích 2,2 ha; vườn hoa ngã 5 Đền Giếng diện tích 0,5 ha.
Đối với các loại vật nuôi, tại Khu di tích Đền Hùng, các loại vật nuôi đa
dạng. Có loại nuôi để lấy sức kéo; có loại để thịt vừa phục vụ người dân địa
phương, vừa phục vụ khách du lịch; có loại để làm cảnh.
Nhìn chung, các cấp chính quyền đã có những hoạt động tích cực nhằm khai
thác, vận động phát triển nền nông nghiệp khu di tích theo hướng nông nghiệp sinh
thái. Hoạt động phục vụ du lịch sinh thái nơi đây đã hướng tới các sản phẩm tham
quan, đặc biệt là phục vụ du lịch.
Kết quả của cuộc khảo sát gần đây đã cho thấy các hoạt động phát triển tiềm
năng kinh tế - xã hội tại Khu di tích Đền Hùng chưa thực sử hiệu quả. Chỉ có 29%
khách du lịch hài lòng về các sản phẩm du lịch sinh thái nơi đây, còn lại phần lớn
(64%) du khách cảm thấy không hài lòng và 7% du khách rất không hài lòng. Mặt
khác, khả năng mua sắm các sản phẩm nông sản ở khu vực này chưa đạt được hiệu
quả kinh tế cao. Giả thuyết cho rằng các sản phẩm nông nghiệp được buôn bán ở
đây chủ yếu là các sản phẩm đơn điệu tự phát, như măng ngâm, sắn… Các sản
phẩm du lịch đặc trưng của địa phương chưa được chú trọng và hấp dẫn du khách.
3.3.1.4. Tiềm năng cơ sở hạ tầng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/


73

Cơ sở hạ tầng là vấn đề còn nhiều hạn chế đối với ngành du lịch tỉnh Phú
Thọ nói chung, Khu di tích lịch sử Đền Hùng nói riêng.
Trước hết, cơ sở hạ tầng thiết yếu như nguồn nước, điện, giao thông… đã
phần nào đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch. Hệ thống điện, mạng lưới thông
tin liên lạc đã được khai thác một cách triệt. Nguồn nước phục vụ cho sống người
dân và khách du lịch tuy đã được cải thiện nhưng phần lớn vẫn sử dụng nguồn nước
tự cấp, chưa đạt được độ an toàn đối với sức khỏe (Phụ lục 01). Mạng lưới giao
thông vận tải cũng được hoàn thiện nhằm phục vụ nhu cầu phát triển du lịch. Các
tình huống phân luồng giao thông cũng được thực hiện một cách nghiêm túc mỗi
mùa lễ hội. Tuy nhiên, tình trạng ùn tắc, chen chúc vẫn còn diễn ra thường xuyên do
sức chứa của điểm du lịch còn có hạn. Đặc biệt các biện pháp bảo vệ du khách đến
Khu di tích Đền Hùng còn rất yếu kém.
Các hoạt động xây dựng các công trình phục vụ du lịch cũng như tôn tạo,
bảo tồn di tích lịch sử văn hóa đã và đang được quan tâm bởi các cấp chính quyền.
Tổng vốn đầu tư phát triển du lịch giai đoạn 2006-2010 là 789,63 tỷ đồng. Đặc biệt
trong hai năm 2011, 2012 vốn đầu tư tăng gấp 3 lần so với giai đoạn 2006-2010.
Trong đó kinh phí tu bổ, tôn tạo các di tích và phục hồi các lễ hội truyền thống giai
đoạn 2011-2012 trên 20 tỷ đồng. (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ,
2013). [15, 262]
Các cơ sở kinh doanh du lịch được tỉnh Phú Thọ tập trung khai thác chỉ có
Khu di tích Đền Hùng và tuyến Phú Thọ - Lào Cai - Yên Bái. Bảng sau chỉ rõ hệ
thống kinh doanh dịch vụ du lịch ở Phú Thọ giai đoạn 2000-2012.
Bảng 3.4. Hệ thống kinh doanh dịch vụ du lịch ở Phú Thọ giai đoạn 2000-2012
Tốc độ phát
STT Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2006 Năm 2012 triển trung
bình (%)
1 Nhà nghỉ, khách sạn 12 60 202 126,53
1.1 Số phòng 345 1021 2.754 118,9
2 Nhà hàng 2.771 3.922 4.934 104,93
3 Cơ sở du lịch lữ hành - - 11
Nguồn: Cục thống kê tỉnh Phú Thọ (2013)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
74

Tổng vốn đầu tư cho hoạt động này là 573 tỷ đồng trong giai đoạn 2006-
2012 (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, năm 2013). [15, 264] Tuy đã có sự phát
triển nhanh về số lượng nhưng các cơ sở này về cơ bản mới đáp ứng nhu cầu lưu trú
của khách du lịch; các nhà hàng ăn uống phần lớn có quy mô nhỏ, bài trí đơn giản,
các món ăn chưa phong phú; các cơ sở lữ hành có năng lực yếu, chưa phát huy được
vai trò trong phát triển du lịch. Thêm vào đó, các điểm vui chơi giải trí liên hợp
trong Khu di tích bước đầu được chú trọng nhưng chưa đủ. Các cửa hàng lưu niệm
chưa có nhiều chủng loại hàng hóa, hình thức và kiểu dáng đơn điệu, có sự trùng lặp
về sản phẩm … do đó chưa thu hút được khách du lịch.
Kết quả điều tra về mức độ hài lòng của du khách đối với chất lượng hạ tầng
dịch vụ du lịch ở Khu di tích đạt mức tốt, tốt nhất là ở hạ tầng dịch vụ tham quan.
Bảng 3.5: Tỷ lệ du khách đánh giá về chất lƣợng hạ tầng dịch vụ du lịch
tại Khu di tích Đền Hùng
Diễn giải Rất tốt Tốt Bình thƣờng Kém Rất kém
Dịch vụ vận chuyển 17,4 52,3 16,3 12,8 1,2
Dịch vụ tham quan 17,4 64 11,6 7 0
Dịch vụ lưu trú 5,8 46,5 29,1 11,6 7
Dịch vụ ăn uống 4,7 48,8 27,9 9,3 9,3
Dịch vụ giải trí 3,5 17,4 54,7 15,1 9,3
Hàng lưu niệm 2,3 11,6 64 14 8,1
Dịch vụ khác 0 7 87,2 5,8 0

Nhìn chung, cơ sở hạ tầng kỹ thuật luôn là vấn đề nan giải đối với các khu du
lịch. Theo đó, việc khai thác nguồn tiềm năng này là rất hạn chế và gặp nhiều khó khăn.
3.3.1.5. Các tiềm năng khác
Các tiềm năng khác trong phát triển du lịch Khu di tích Đền Hùng bao gồm
tiềm năng về con người, về các phương tiện thông tin đại chúng.
Tiềm năng về con người luôn là chất xúc tác trong việc phát triển du lịch ở bất
kỳ địa phương nào. Thái độ, giao tiếp ứng xử văn hóa đối với khách du lịch của công
nhân viên và người dân không chỉ ở cử chỉ thân thiện mà còn ở tính chuyên nghiệp
trong các hoạt động dịch vụ du lịch. Với nguồn nhân lực thuần nông và đội ngũ lao
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
75

động làm việc trong ngành du lịch hầu hết là nghiệp dư, số lượng người lao động
được đào tạo bài bản còn thấp, mức độ quan tâm và khai thác nguồn tiềm năng này
chỉ bắt đầu, các chương trình đào tạo, tuyển dụng… nhằm nâng cao chất lượng và gia
tăng số lượng người hoạt động du lịch đã được thực hiện. Tuy nhiên, so với mức độ
phát triển của du lịch tại địa phương này thì quá trình khai thác tiềm năng này còn
nhiều bất cập. Kết quả của cuộc khảo sát cho thấy tiềm năng này chưa được khách du
lịch đánh giá cao và chưa tạo được hiệu quả mong muốn: có đến 64% du khách nhận
định sự phục vụ của nhân viên tại các khu vui chơi, giải trí và hơn 45% du khách
đánh giá nhân viên của các công ty lữ hành, nhà nghỉ, khách sạn là yếu kém.
Công tác quảng bá sự phát triển của Khu di tích Đền Hùng không chỉ có tác
dụng phát triển du lịch mà còn tác động mạnh mẽ đến nhận thức về cội nguồn của
người dân. Theo nhiều tổ chức, cơ quan của địa phương và cả nước, nhà nước và tư
nhân đều thực hiện công tác quảng cáo xúc tiến này. Thông qua nguồn tin tổng hợp
từ cuộc điều tra, khách du lịch đến với Đền Hùng chủ yếu qua nguồn thông tin tổng
hợp chiếm 52,3%, từ truyền hình là 17,5% và từ bạn bè, người thân 11,6%. Sơ đồ
sau cho thấy thị phần phần lớn thuộc về các kênh tổng hợp.

Tổng hợp
Truyền hình
Người thân
Lữ hành
Báo chí
tivi

Biểu đồ 3.1: Sơ đồ thị phần nhận biết của khách du lịch đến Khu di tích
Đền Hùng qua các kênh quảng cáo
Nguồn:Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ (2013)
Có thể nói, các hoạt động khai thác tiềm năng và lợi thế phát triển du lịch của
Khu di tích lịch sử Đền Hùng đã phần nào đạt được hiệu quả trong việc thu hút
khách du lịch. Các tiềm năng về tự nhiên, văn hóa, lịch sử, kinh tế - xã hội, cơ sở
vật chất hạ tầng kỹ thuật… là những tiềm năng tuy cụ thể mà bổ sung, tương tác lẫn
nhau thành một thể thống nhất. Muốn khai thác một cách hiệu quả nguồn tiềm năng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
76

này, đòi hỏi ngành du lịch phải có những nghiên cứu, chính sách và nguồn đầu tư
hợp lý. Khai thác các tiềm năng và thế mạnh về du lịch sẽ có tác động không nhỏ
đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Các tác động này bao gồm cả các tác động tích
cực và các tác động tiêu cực.
3.3.2. Tác động đến kinh tế, xã hội, văn hóa, môi trường
3.3.2.1. Tác động tích cực
Khai thác một cách có hiệu quả nguồn tiềm năng phát triển du lịch tại Đền
Hùng đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa
phương. Tốc độ tăng trưởng kinh tế Phú Thọ hằng năm bình quân tăng 10%/ năm.
Trong đó, tỷ trọng ngành dịch vụ đóng góp tăng mạnh. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển
dịch theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông
nghiệp. Năm 2011, nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm tỷ trọng 25,1% - công nghiệp,
xây dựng chiếm tỷ trọng 39,7% - dịch vụ chiếm tỷ trọng 35,2%. Thu nhập bình
quân đầu người năm 2011 đạt 14.500.000 đồng. Thu ngân sách năm 2011 đạt 2.153
tỷ đồng.
Các hoạt động phát triển du lịch đem lại những tác động kép, mang lại nhiều
hiệu quả hữu hiệu, nó cho phép con người tại địa phương vừa khai thác các nguồn
lợi sẵn có bằng các hình thức tổ chức dịch vụ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hàng ngày;
vừa tạo ra một hệ thống cảnh quan, môi trường toàn diện; nâng cao cơ sở hạ tầng kỹ
thuật đồng thời giải quyết việc làm tăng thu nhập cơ bản cho người dân địa phương.
Trong đó, việc nâng cao chất lượng sống của người dân là giá trị cốt lõi của mọi
hoạt động kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước ta.
3.3.2.2. Tác động tiêu cực
Bên cạnh những tác động tích cực, hoạt động khai thác tiềm năng phát triển
du lịch này cũng có những tác động tiêu cực không nhỏ đến mọi mặt của đời sống
địa phương.
Khai thác mỗi tiềm năng phát triển du lịch sẽ tác động làm thay đổi kết cấu
vốn có của tiềm năng đó. Chẳng hạn, khai thác tài nguyên thiên nhiên sẽ làm thay
đổi môi trường, làm thay đổi sự phát triển của các loài động thực vật nơi đây. Khai
thác tiềm năng văn hóa lịch sử nếu không có sự định hướng đúng đắn sẽ làm thay

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/


77

đổi văn hóa địa phương. Chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế theo hướng dịch vụ làm
mất đi các ngành nghề truyền thống…
Sự phát triển du lịch kèm theo đó là sự tiếp xúc các nền văn hóa có thể làm
thay đổi giá trị văn hóa, làm mất tính đặc trưng của văn hóa bản địa.
Có lẽ chính vì những thay đổi này mà các cấp chính quyền cần có cơ chế
chính sách để thu hút khách du lịch đến với Khu di tích lịch sử Đền Hùng. Mặt
khác, sự giao thoa về văn hóa nhưng có chọn lọc hạn chế những ảnh hưởng làm mất
đi bản sắc văn hóa của địa phương. Phát triển các ảnh hưởng tích cực, hạn chế tối
thiểu các tác động tiêu cực là cách làm mà các cấp chính quyền thực hiện nhằm phát
triển du lịch bền vững của Khu di tích lịch sử Đền Hùng.
3.4. Đánh giá hiệu quả khai thác tiềm năng phát triển du lịch Khu di tích lịch
sử Đền Hùng tỉnh Phú Thọ hiện nay
3.4.1. Thành tựu
Qua quá trình khai thác tiềm năng phát triển du lịch Khu di tích lịch sử Đền Hùng,
tỉnh Phú Thọ đã đạt được một số thành tựu đáng kể trong việc thu hút khách du lịch.
* Lượng khách du lịch
Khu di tích lịch sử Đền Hùng có tiềm năng du lịch vô cùng đa dạng và phong
phú. Lượng khách du lịch đến với Đền Hùng năm sau cao hơn năm trước. Theo kết
quả điều tra, mục đích của khách du lịch đến Đền Hùng: du lịch văn hóa, cội nguồn
(81%), du lịch nghỉ dưỡng (7%); du lịch sinh thái (5%), du lịch hội nghị, hội thảo
(4%), còn lại là du lịch kết hợp thăm người thân và mục đích khác...

Du lịch văn hóa cội


nguồn
Du lịch nghỉ dưỡng

Du lịch sinh thái

Du lịch hội nghị, hội


thảo
Du lịch vì mục đích
khác
Slice 6
Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ phần trăm mục tiêu của khách du lịch khi đến
Khu di tích lịch sử Đền Hùng Slice 7
Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ (2013)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
78

Khách du lịch với Đền Hùng chủ yếu là khách du lịch đến với cội nguồn kết hợp
với các điểm du lịch khác trong tỉnh Phú Thọ. Trong hai năm gần đây (2013, 2014),
vào dịp giỗ tổ Hùng Vương, lượng khách du lịch lần lượt là 5 triệu lượt và 6 triệu
lượt khách du lịch.

6200000
6000000
5800000
5600000
5400000
Lƣợt khách
5200000
5000000
4800000
4600000
4400000
2013 2014

Biểu đồ 3.3: Số lượng khách du lịch đến Khu di tích lịch sử Đền Hùng trong dịp
lễ hội mồng 10 tháng 3 âm lịch trong hai năm 2013, 2014
Nguồn Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ (2014)
Kết quả này cho thấy sự gia tăng một cách mạnh mẽ lượng khách du lịch tại Đền
Hùng, Phú Thọ.
* GDP du lịch cội nguồn
Theo số liệu điều tra, hầu hết các hoạt động du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ
đều diễn ra ở Khu di tích Đền Hùng. Đóng góp của các hoạt động khai thác phát
triển du lịch đối với tổng sản phẩm quốc nội cũng gia tăng một cách nhanh chóng.
Biểu đồ sau cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động này.
Bảng 3.6. Kết quả phát triển du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ
giai đoạn 2000 - 2012
Tốc độ phát
Chỉ tiêu ĐVT 2000 2006 2012 triển Bình
quân (%)
1 Khách tham quan triệu lượt 1,5 3,0 6,1 112.40
2 Khách lưu trú lượt 66.033 183.816 436.540 117,05
2.1 Khách quốc tế lượt 1.382 2.217 3.280 107,47
2.2 Khách nội địa lượt 64.651 181.599 433.260 117,18
3 GDP du lịch cội nguồn tỷ đồng 54,15 125,01 283,2 114,78

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/


79

Tỷ trọng GDP du lịch cội


4 % 2,796 3,93 4,112
nguồn/GDP ngành dịch vụ
Tỷ trọng GDP du lịch cội
5 % 0,72 1,06 1,29
nguồn/GDP toàn tỉnh

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Phú Thọ (2013); Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
* Doanh thu từ các hoạt động du lịch
Mục đích của các hoạt động khai thác tiềm năng và phát triển du lịch là
nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Doanh thu từ hoạt động du lịch Khu di tích Đền Hùng
đóng vai trò lớn trong tổng doanh thu du lịch của Phú Thọ. Tổng doanh thu từ du
lịch của Phú Thọ tăng trưởng cao trong các năm gần đây. Năm 2012, con số này là
1.414 tỷ đồng, năm 2013 đạt khoảng 1.420 tỷ đồng; doanh thu 6 tháng đầu năm
2014 ước đạt 800 tỷ đồng và mục tiêu đề ra trong năm 2014, doanh thu của ngành
du lịch Phú Thọ đạt 1.450 tỷ đồng.
Đơn vị tính: Tỷ đồng

1600
1400
1200
1000
800
600 Tổng doanh thu từ hoạt động
400 du lịch
200
0
2012 2013 6 tháng
đầu năm
2014

Biểu đồ 3.4: Tổng doanh thu từ các hoạt động du lịch


của tỉnh Phú Thọ trong những năm gần đây
Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ (2014)
Nhìn chung, các hoạt động khai thác tiềm năng phát triển du lịch của Khu di
tích Đền Hùng đã đạt được những thành tựu đáng kể trong việc thu hút khách du
lịch và gia tăng doanh thu từ các hoạt động này. Các hoạt động này đã đảm bảo cơ
bản nhu cầu của khách du lịch đến với Đền Hùng. Tuy nhiên, bên cạnh các thành
tựu đạt được, hoạt động khai thác này vẫn còn nhiều hạn chế.
3.4.2. Hạn chế và nguyên nhân
3.4.2.1. Hạn chế
Hạn chế của các hoạt động khai thác tiềm năng phát triển du lịch Khu di tích
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
80

lịch sử Đền Hùng là chưa thực sự thu hút được số lượng khách, tiềm năng nhất là
mùa lễ hội, doanh thu du lịch còn thấp, sản phẩm còn nghèo nàn, khả năng đáp ứng
nhu cầu của khách du lịch còn hạn chế…
Trước tiên, số lượng khách du lịch đến Đền Hùng tuy tăng mạnh nhưng thị
phần chủ yếu tập trung vào khách du lịch nội địa. Đây cũng chính là thị trường tập
trung khai thác phát triển du lịch của Khu di tích Đền Hùng. Số du khách quốc tế
tuy có tăng nhưng chưa thỏa mãn nhu cầu phát triển tiềm năng du lịch của Đền
Hùng. Mặt khác, khách du lịch đến với Đền Hùng còn mang tính thời vụ. Mỗi năm
vào tháng cuối xuân, nhân dân cả nước lại hành hương về đất Tổ Hùng Vương.
Lượng du khách tập trung vào thời gian này rất đông và tăng nhanh. Các thời điểm
khác trong năm bị hạn chế rất lớn về số lượng du khách. Thiếu cơ chế để phối hợp,
kết nối giữa khu di tích Đền Hùng với khu di tích lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Kinh
Dương Vương và chưa gắn quy hoạch phát triển du lịch với quy hoạch phát triển
kinh tế xã hội, dự báo nhu cầu, cơ cấu lượng khách, sự đồng bộ giữa phát triển du
lịch với cơ sở hạ tầng, lượng khách du lịch đến Khu di tích Đền Hùng có thời gian
lưu lại rất ít (bình quân 1,15 ngày) và chủ yếu là khách nội địa (trên 97%). Theo kết
quả điều tra khách du lịch đến Đền Hùng năm 2012, mức chi tiêu của du khách rất
thấp, có đến hơn 60% du khách chỉ chi tiêu chưa đến 500.000 đồng trong thời gian
ở đây, trong khi đó tỷ lệ khách chi tiêu chỉ từ 101.000 - 300.000 nghìn đồng chiếm
tới 43,5%. Ngoài ra, tỷ lệ GDP du lịch của Khu di tích còn quá thấp. Nếu tính mức
tham quan trong ngày thì du khách đến Phú Thọ tương đối cao, nhưng lưu trú lại đạt
rất thấp so với các tỉnh khác trong khu vực trung du miền núi. Chỉ tính năm 2011,
tỉnh Phú Thọ đón 6 triệu lượt khách, trong đó tới 5,5 triệu là khách trong ngày. Mức
chi tiêu cũng chỉ đạt khoảng 250.000 đồng đối với khách lưu trú, khoảng 100.000
đồng đối với khách trong ngày, thấp hơn mặt bằng chung cả nước từ 400.000 -
600.000 đồng.
Hoạt động đáp ứng nhu cầu của khách du lịch còn nhiều hạn chế. Quy mô trữ
lượng khách du lịch tại mỗi mùa lễ hội tại Khu di tích là không đủ cho số lượng
khách ngày một gia tăng. Các vấn đề về nhu cầu thiết yếu như điện, nước, thông tin
liên lạc, ăn nghỉ, nhu cầu bảo vệ… của du khách mới chỉ được đáp ứng về cơ bản và
có sự giới hạn. Đặc biệt, thái độ ứng xử văn hóa của nhân dân đối với du khách còn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/


81

hạn chế.
3.4.2.2. Nguyên nhân
Ngoài nguyên nhân khách quan, nguyên nhân cơ bản của tình trạng trên là do
quy hoạch còn bất cập, thiếu hợp tác, chưa chặt chẽ giữa các cơ quan trong phát
triển du lịch, chất lượng nhân lực còn thấp, dịch vụ nghèo nàn. Bên cạnh đó, đầu tư
phát triển du lịch còn hạn hẹp, cơ sở hạ tầng kém, nên chưa tập trung khai thác đồng
bộ các tiềm năng du lịch; chưa tạo được cơ chế đồng bộ giữa ngành Thương mại -
Du lịch với các ngành hữu quan để thu hút đầu tư phát triển du lịch; các doanh
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch quy mô nhỏ khả năng cạnh tranh hạn chế
nên chưa khai thác hết tiềm năng du lịch của tỉnh. Nhiều dự án chậm triển khai, các
hạng mục đưa vào khai thác chiếm tỷ lệ thấp.
Ngoài ra, các vấn đề về nhận thức của người dân và huy động sức mạnh cộng
đồng cũng là một vấn đề lớn đối với hoạt động khai thác tiềm năng phát triển du
lịch tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng.
Nhìn chung, quá trình khai thác tiềm năng phát triển du lịch của Khu di tích
lịch sử Đền Hùng có những thành tựu và cũng có những hạn chế. Nhận định được
những nguyên nhân và những hạn chế này một cách khách quan sẽ giúp cho những
định hướng phát triển du lịch trong tương lai có hiệu quả.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/


82

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/


83

Chƣơng 4
GIẢI PHÁP KHAI THÁC TIỀM NĂNG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH KHU DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỀN HÙNG
TỈNH PHÚ THỌ

4.1. Định hướng phát triển khu di tích lịch sử Đền Hùng đến 2020 và tầm
nhìn 2030
4.1.1. Quan điểm phát triển
4.1.1.1. Quan điểm
Phát triển du lịch Khu di tích lịch sử Đền Hùng phù hợp với Chiến lược phát
triển du lịch Việt Nam, định hướng phát triển du lịch vùng Trung du miền núi Bắc
Bộ, quy hoạch mở rộng vùng Thủ đô, Chiến lược phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ,
với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch các ngành kinh tế khác của
tỉnh Phú Thọ.
Phát triển du lịch Khu di tích lịch sử Đền Hùng đồng bộ, có trọng tâm, trọng
điểm theo hướng bền vững; gắn với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân
tộc; giữ vững an ninh, quốc phòng, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; giữ gìn cảnh
quan và bảo vệ môi trường; tạo môi trường an toàn lành mạnh, thu hút khách du
lịch và đầu tư trong lĩnh vực du lịch.
Phát triển du lịch Khu di tích Đền Hùng đặt trong mối liên hệ với các tỉnh,
vùng, cả nước và quốc tế để khai thác khách du lịch nội địa, đồng thời mở rộng thu
hút khách du lịch quốc tế.
Phát triển du lịch văn hóa lịch sử và sinh thái với việc lấy du lịch văn hóa
lịch sử làm trọng tâm để phát huy có hiệu quả tiềm năng phát triển du lịch của Khu
di tích; kết hợp giữa truyền thống với hiện đại nhằm khai thác tiềm năng, đặc biệt là
giá trị bản sắc văn hóa truyền thống, gắn với kết hợp liên kết hội nhập quốc tế.
Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực của địa phương, trong và
ngoài tỉnh, các thành phần kinh tế đầu tư vào kết cấu hạ tầng, các cơ sở, các hoạt
động du lịch trên địa bàn tỉnh theo hướng có trọng tâm, trọng điểm; phát triển mạnh
du lịch cộng đồng. Bên cạnh đó, các vấn đề về lịch sử, văn hóa, chính trị cũng cần
được cân nhắc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
84

4.1.1.2. Mục tiêu chung


Tập trung điều tra toàn diện, nghiên cứu, sưu tầm, bảo tồn và phát huy giá trị
vật thể và phi vật thể. Kết hợp hài hòa việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa lịch
sử với các hoạt động phát triển kinh tế, du lịch bền vững. Phát huy các nhân tố tích
cực các yếu tố truyền thống đạo đức, văn hóa tôn giáo, tín ngưỡng, khuyến khích
các giá trị lành mạnh, hướng thiện, nhân đạo, có ý nghĩa tiến bộ; đấu tranh chống
việc lợi dụng tôn giáo, tín ngưỡng thực hiện ý đồ chống phá Nhà nước.
Hoàn thiện hệ thống các thể chế và thiết chế văn hóa cả thể chế chính thức và
các thể chế mang tính cộng đồng.
Với các tiềm năng về du lịch văn hóa lịch sử, dưới tác động của các vấn đề
kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội, nhiệm vụ phát triển du lịch trước mắt vẫn là củng
cố và tập trung khai thác thị trường khách du lịch nội địa, khai thác sản phẩm mang
bản sắc riêng của Khu di tích như : sản phẩm gắn liền với di tích lịch sử - văn hóa,
lễ hội - tâm linh… Trong tương lai phải hướng tới thị trường khách du lịch quốc tế.
4.1.2. Ý nghĩa lịch sử
Như một tập quán ăn sâu vào đời sống tinh thần của người dân Việt Nam.
Hàng năm, vào dịp giỗ tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng ngày mùng 10 tháng 3
âm lịch, đồng bào trong nước, kiều bào sống xa quê hương lại nhớ về cội nguồn,
náo nức trẩy hội đến Khu di tích Đền Hùng. Đây là dịp lễ hội để khắc sâu truyền
thống “uống nước nhớ nguồn” của người Việt. Trong mỗi thôn, xóm, mỗi làng
người Việt đều có đình, chùa, lăng, miếu để con cháu thờ tổ tiên, thờ những vị anh
hùng có công với làng, xã, đất nước. Cả dân tộc Việt Nam có chung một ngày giỗ
Tổ. Mỗi người Việt luôn tự hào có chung Tổ Hùng Vương với 18 đời Vua dựng xây
nhà nước đầu tiên của Việt Nam - Nhà nước Văn Lang.
Ngày 10 tháng 3 âm lịch, cả nước hướng về vùng đất Tổ và luôn nhắc nhở
con cháu: ai ai cũng nên làm tròn bổn phận, nhiệm vụ và chức năng của mình, giữ
đúng kỷ cương phát triển xã hội ngày càng hưng thịnh.
Đền Hùng mang ỹ nghĩa giáo dục truyền thống uống nước nhớ nguồn, tinh
thần đoàn kết, truyền thống yêu nước biết ơn các thế hệ cha ông đã hy sinh máu
xương để xây dựng và bảo vệ non sông gấm vóc dân tộc Việt Nam. Về với Đền

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/


85

Hùng là về với ngôi nhà của mình. Tinh thần uống nước nhớ nguồn là tinh thần tốt
đẹp đã thấm vào dòng máu dân tộc Việt Nam.
Đền Hùng còn là biểu tượng của ý chí và tinh thần của dân tộc với tinh thần
lao động cần cù, sáng tạo, tài trí thông minh trong xây dựng đất nước cũng như tính
ngoan cường và dũng cảm trong việc chống giặc ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc.
Về du lịch, Đền Hùng có giá trị du lịch lịch sử và tâm linh rất lớn. Quanh
năm có rất nhiều khách du lịch đến đây tham quan tìm hiểu lịch sử, trong đó có cả
khách quốc tế. Vì vậy, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã có
những chính sách đầu tư tu bổ, mở rộng, nhằm xây dựng Đền Hùng đúng với tầm
vóc và giá trị lịch sử của nó, đồng thời cũng tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc
phát triển du lịch Đền Hùng, quảng bá rộng rãi với bạn bè thế giới về bề dày lịch sử
dân tộc Việt Nam.
4.1.3. Định hướng phát triển
Trong xu thế đổi mới và phát triển, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã chú
trọng đầu tư xây dựng Khu di tích lịch sử Đền Hùng trở thành tâm điểm du lịch của
Phú Thọ và trở thành thành phố lễ hội thu hút đồng bào cả nước về với đất Tổ.
Theo quan điểm chỉ đạo của Trung ương và tỉnh Phú Thọ, trong những năm
qua, Khu di tích lịch sử Đền Hùng đã được đầu tư hàng trăm tỷ đồng để mở rộng
đường xá, xây dựng dựng những công trình mới ngày càng khang trang to đẹp, thu
hút đồng bào cả nước.
Trước đây, theo Quy hoạch phát triển được Chính phủ phê duyệt đến năm
2015, Khu di tích Đền Hùng được mở rộng tới gần 1.000 ha, mở rộng về phía Nam.
Trong đó, phân chia thành các phân khu chức năng, gồm: khu vực trung tâm lễ hội
sẽ tiếp tục được tu bổ, tôn tạo các đền chùa trên núi Nghĩa Linh và xây dựng trục
đường hành lễ là nhà điều hành lễ hướng về phía Tây Nam của Tổ quốc. Gần với
trục đường hành lễ là nhà điều hành của khu và nhà đón tiếp khách quốc tế và trong
nước. Nơi đây sẽ đảm bảo cảnh quan môi trường sạch đẹp để thu hút vài triệu lượt
khách viếng thăm Đền Hùng. Để tạo được sự hấp dẫn của du khách về với Đền
Hùng, ở phía Nam đường 32C, một loạt công trình mới được xây dựng - đó là làng
văn hóa du lịch thời đại Hùng Vương, đài tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ và Tháp
tưởng niệm các vua Hùng. Bên cạnh đó là hàng loạt công trình hỗ trợ về dịch vụ để
đảm bảo đáp ứng nhu cầu của du khách. Tại làng văn hóa - du lịch thời đại Hùng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
86

Vương, hệ thống kết cấu hạ tầng đầy đủ, có môi trường sinh thái (hồ nước, vườn
cây sinh cảnh…) mời gọi các nhà đầu tư xây dựng những công trình mới phục vụ
vui chơi, giải trí và ăn nghỉ để phục vụ du khách tới tham quan và nghỉ ngơi. Đối
với nơi thờ tự các vua Hùng, Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ tại đồi Cá Chuối -
gắn với Làng Văn hóa du lịch thời đại Hùng Vương. Đây là công trình kiến trúc do
Bộ Lao động thương binh và xã hội đầu tư xây dựng. Như vậy, theo thời gian, du
lịch Phú Thọ ngày càng phát triển, đa dạng và phong phú hơn. Các chỉ tiêu về khách
du lịch, doanh thu du lịch, GDP du lịch, cơ sở lưu trú, lao động việc làm cũng thay
đổi… Quy hoạch và định hướng phát triển du lịch cũng theo đó mà phát triển hơn.
Hiện nay, định hướng phát triển khai thác tiềm năng phát triển du lịch Đền
Hùng nằm trong định hướng phát triển của Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch
Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (Theo Quyết định số 201/QĐ-TTg
ngày 22 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch
tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030); Quy
hoạch phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011-2020, định hướng đến năm
2030 (Theo Nghị quyết số 30/2012/NQ-HĐND ngày 27 tháng 12 năm 2012 của Hội
đồng nhân dân tỉnh Phú Thọ khóa XVII, kỳ hợp thứ năm về việc Quy hoạch phát
triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011-2020, định hướng đến năm 2030) và Điều
chỉnh quy hoạch chung thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ đến năm 2030 (Theo Nghị
quyết số 02/2014/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Thọ kỳ họp thứ Tám,
khóa XVII ngày 16 tháng 07 năm 2014 về việc điều chỉnh quy hoạch chung thành
phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ đến năm 2030). Theo đó, các hoạt động du lịch của Khu
di tích Đền Hùng tập trung vào du lịch sinh thái kết hợp với du lịch văn hóa lịch sử.
Phương hướng phát triển ngành du lịch Khu di tích lịch sử Đền Hùng trong
thời gian sắp tới sẽ là : Phấn đấu xây dựng Khu di tích Đền Hùng thành trung tâm
du lịch về cội nguồn, du lịch văn hóa truyền thống, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.
Một số chỉ tiêu nằm trong định hướng phát triển hoạt động du lịch Khu di
tích Đền Hùng có thể kể đến như:
1. Số lượng khách du lịch, doanh thu từ du lịch
Khu di tích lịch sử Đền Hùng nằm trong bối cảnh phát triển chung của tỉnh
Phú Thọ, do đó, các mục tiêu phát triển khách du lịch, doanh thu du lịch của Khu di
tích Đền Hùng nằm trong các mục tiêu cụ thể của toàn tỉnh Phú Thọ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
87

* Khách du lịch:

Sơ đồ mục tiêu phát triển về số lượng khách du lịch trong


nước và quốc tế trong tương lai
12000000

10000000

8000000

6000000

4000000

2000000

0
2015 2020 2030
Khách du lịch trong nước Khách du lịch quốc tế

Biểu đồ 4.1. Mục tiêu phát triển số lượng du khách trong nước và quốc tế
trong tương lai của tỉnh Phú Thọ
Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ (2013)
* Tổng thu từ du lịch:

Biểu đồ 4.2. Sơ đồ mục tiêu tổng doanh thu du lịch


của tỉnh Phú Thọ trong tương lai
Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ (2013)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
88

* Dự báo giá trị gia tăng GDP du lịch:

Biểu đồ 4.3. Sơ đồ mục tiêu về đóng góp GDP ngành du lịch


của tỉnh Phú Thọ trong tương lai
Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ (2013)
2. Đầu tư phát triển du lịch
Đẩy nhanh tiến độ xây dựng và hoàn thiện các công trình: Trung tâm Lễ hội
- giai đoạn II; Tôn tạo, tu bổ chùa Thiên Quang; Cổng vào khu trung tâm lễ hội; cải
tạo vườn cây lưu niệm số 2; hạ tầng kỹ thuật cảnh quan Hồ Mẫu giai đoạn 1.... Tiếp
tục tranh thủ sự ủng hộ của các Bộ, Ngành Trung ương để bố trí đủ nguồn vốn đầu
tư cho Khu Di tích lịch sử Đền Hùng, để đến năm 2015 hoàn thành các dự án theo
đúng tiến độ theo Quyết định số 48/QĐ-TTg, ngày 30/3/2004 của Thủ tướng Chính
phủ. Đồng thời, tuyên truyền vận động các tỉnh, thành, các tổ chức, cá nhân tham
gia đóng góp công đức góp phần tu bổ, tôn tạo và xây dựng Di tích lịch sử đặc biệt
Quốc gia Đền Hùng xứng tầm là nơi thờ tự Tổ tiên chung của cả dân tộc Việt Nam.
- Nội dung đầu tư trong thời gian tới:
+ Tiếp tục đẩy mạnh chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
khu di tích lịch sử Đền Hùng theo hướng phát triển các sản phẩm địa phương có giá
trị kinh tế cao, phục vụ du lịch, dịch vụ trên địa bàn; chuyển đổi dần quá trình sản
xuất phân tán, đan xen hình thành các vùng sản xuất tập trung hoá, chuyên môn hoá
kết hợp phát triển kinh doanh tổng hợp các hoạt động sản xuất nông nghiệp và dịch
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
89

vụ, du lịch như các mô hình sản xuất bánh củ mài, bánh kẹo, hoa, quả vừa sản xuất
vừa tiêu thụ tại chỗ và kết hợp thăm quan du lịch, dịch vụ; mô hình nuôi thuỷ sản
kết hợp vườn cây ăn quả và du lịch; mô hình cây ăn quả, cây lâm nghiệp kết hợp
chăn nuôi sinh thái và du lịch sinh thái; mô hình sinh thái ao, hồ đầm kết hợp với du
lịch nghỉ ngơi cuối tuần.
+ Đầu tư phát triển du lịch phải đồng bộ về cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực
phục vụ du lịch, chất lượng sản phẩm du lịch, xúc tiến quảng bá thương hiệu du lịch
Khu di tích Đền Hùng, bảo vệ tài nguyên môi trường du lịch,...
+ Đầu tư phát triển du lịch phải có trọng tâm, trọng điểm trong từng giai
đoạn, phù hợp về nguồn lực, tập trung đầu tư các lĩnh vực then chốt tại các địa bàn
trọng điểm.
+ Đầu tư du lịch phải có kế hoạch phù hợp với chương trình, dự án đầu tư ở
các lĩnh vực khác, đặc biệt là hệ thống hạ tầng giao thông.
3. Công tác bảo vệ trị an
Đẩy mạnh công tác bảo vệ trật tự trị an trong Khu di tích: Bảo vệ an toàn
đền, chùa, tài sản của cơ quan, Bảo tàng Hùng Vương và Rừng quốc gia Đền Hùng;
phối hợp với cơ quan chức năng giữ gìn an ninh trật tự trong khu vực di tích và đẩy
mạnh công tác PCCC rừng Quốc gia Đền Hùng; quản lý, bảo vệ 39,6ha rừng tại khu
8, xã Phù Ninh; bảo vệ an toàn các đoàn khách của Đảng, Nhà nước, các tỉnh, thành
phố và đồng bào về thăm viếng di tích; ngăn chặn và kiên quyết xử lý những người
bán hàng rong chèo kéo, ép giá khách trong khu vực Đền Hùng.
4.2. Một số giải pháp khai thác tiềm năng phát triển du lịch ở Khu di tích lịch
sử đền Hùng tỉnh Phú Thọ
Khai thác các tiềm năng phát triển du lịch của Khu di tích lịch sử Đền Hùng
đã và đang được các cấp chính quyền đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, sự phát triển
các hoạt động du lịch tại đây vẫn chưa xứng với tiềm năng phát triển du lịch đa
dạng, phong phú của khu du lịch này. Dựa trên các nguyên nhân chủ quan và khách
quan, một số giải phát nhằm khai thác tiềm năng phát triển du lịch ở Khu di tích lịch
sử Đền Hùng tỉnh Phú Thọ như sau:
4.2.1. Hoàn thiện quy hoạch phát triển khu di tích trong tổng thể quy hoạch phát
triển kinh tế - xã hội của Thành phố Việt Trì
Khu di tích lịch sử Đền Hùng nằm trong địa phận thành phố Việt Trì, tỉnh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/


90

Phú Thọ. Nơi đây nói riêng và tỉnh Phú Thọ nói chung có không ít những tiềm năng
phát triển du lịch tương đồng với Khu di tích lịch sử Đền Hùng. Do đó, phát triển
Khu di tích lịch sử Đền Hùng, nằm trong tổng thể phát triển du lịch của thành phố
Việt Trì cũng như tổng thể quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thành phố này.
Các văn bản về Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011-
2020, định hướng đến năm 2030 với Nghị quyết số 30/2012/NQ-HĐND ngày 27
tháng 12 năm 2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Thọ khóa XVII, kỳ hợp thứ
năm về việc Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011-2020, định
hướng đến năm 2030 và Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Việt Trì, tỉnh Phú
Thọ đến năm 2030 với Nghị quyết số 02/2014/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân
tỉnh Phú Thọ kỳ họp thứ Tám, khóa XVII ngày 16 tháng 07 năm 2014 về việc điều
chỉnh quy hoạch chung thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ đến năm 2030 là những
chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước trong việc phát triển hoạt động này.
Theo đó, thành phố Việt Trì trở thành một thành phố lễ hội về với cội nguồn
dân tộc Việt Nam gắn liền với du lịch sinh thái đặc trưng của vùng Tây Bắc. Thành phố
Việt Trì phấn đấu trở thành đô thị du lịch, gìn giữ không gian xanh, du lịch sinh thái.
Nằm trong sự phát triển chung của thành phố Việt Trì, Khu di tích lịch sử
Đền Hùng cần có các hệ thống đồng bộ với mục đích sử dụng chung cho các nhu
cầu phát triển khác của toàn thành phố. Chẳng hạn, các công trình điện, đường, trạm
cần thực hiện vừa đáp ứng nhu cầu của người dân vừa đáp ứng nhu cầu của khách
du lịch. Khu di tích này cần phát triển hình thái du lịch sinh thái trong tổng thể hài
hòa của toàn thành phố, từ đó tạo nên môi trường xanh, sạch, đẹp, làm phát triển mỹ
quan đô thị. Ngoài ra, việc nghiên cứu và phát triển các tuyến, điểm du lịch cội
nguồn với các hình thức nghỉ dưỡng, tham quan Khu di tích với những khu du lịch
khác trong thành phố bảo đảm tính đồng bộ giữa phát triển du lịch với đầu tư cơ sở
hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực, bảo vệ môi trường.
Sự quan tâm đúng mức đến sự phát triển tổng hòa của các yếu tố trong một
hệ thống sẽ tạo ra những hiệu quả kép, thúc đẩy nhanh chóng sự phát triển kinh tế -
xã hội của một vùng, miền. Trường hợp Khu di tích lịch sử Đền Hùng là một ví dụ
điển hình bởi lẽ Khu di tích này không chỉ nằm trong những tuyến điểm phát triển
du lịch sinh thái, cội nguồn đã được quy hoạch mà còn nằm trong quá trình bảo tồn,
duy trì và phát triển các yếu tố văn hóa, chính trị, kinh tế, xã hội, có ý nghĩa lịch sử
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
91

mang tầm quốc gia.


4.2.2. Hoàn thiện chính sách đặc thù đối với khu di tích lịch sử
Khu di tích lịch sử Đền Hùng là Khu di tích có một không hai tại Việt Nam.
Do đó, việc hình thành các chính sách đặc thù đối với khu di tích lịch sử này là điều
tất yếu. Các chính sách đặc thù này được tập trung nghiên cứu dựa trên những hiểu
biết về lịch sử, văn hóa truyền thống của đại dân tộc Việt và xu thế phát triển kinh
tế - xã hội hiện nay. Nội dung của các chính sách đặc thù đối với Khu di tích lịch sử
Đền Hùng bao gồm:
- Xây dựng và phát triển Khu di tích trở thành điểm hội tụ cội nguồn. Các
chính sách cần tập trung chú trọng vào suy nghĩ “uống nước nhớ nguồn” đã ăn sâu
vào tâm trí người Việt, các giá trị tâm linh.
- Xây dựng và phát triển du lịch sinh thái. Du lịch sinh thái là đặc điểm nổi
bật của hầu hết các điểm, tuyến du lịch tại Việt Nam bởi các tiềm năng tự nhiên trù
phú mà thiên nhiên ban tặng cho Việt Nam. Khu di tích lịch sử Đền Hùng là Khu di
tích có bối cảnh thiên nhiên đẹp, hùng vĩ đặc trưng của miền Tây Bắc và mang
những nét oai hùng riêng của một thời đại Hùng Vương - dạng thức đầu tiên của
Nhà nước Việt Nam. Hơn nữa, nền kinh tế thế mạnh của Việt Nam là nền kinh tế
nông nghiệp. Du lịch sinh thái là du lịch phát triển dựa trên những tiềm năng về
kinh tế sẵn có, đảm bảo người dân nơi đây áp dụng những ưu điểm phát triển nông
nghiệp của địa phương vào các hoạt động phát triển du lịch. Đặc biệt, du lịch sinh
thái nơi đây sẽ cải thiện môi trường tự nhiên và cảnh quan thiên nhiên, giúp thu hút
và hấp dẫn du khách.
- Lưu trữ và giữ gìn nét văn hóa độc đáo từ xa xưa của dân tộc, từ đó tạo ra
những sản phẩm du lịch đậm tính bản địa là cơ sở thu hút khách quốc tế nhiều hơn
phục dựng nền văn minh lúa nước qua các triều đại, các nghề thủ công, phương
thức quản lý. Bởi lẽ thị trường quốc tế là một thị trường tuy rất khó tính về mặt dịch
vụ nhưng tìm hiểu, khám phá bất kỳ điểm đến du lịch độc đáo nào cũng mang tính
hấp dẫn những vị khách này. Phần lễ hội và làng văn hóa du lịch truyền thống là
những vấn đề cần được các cấp lãnh đạo phát triển mạnh hơn nữa.
Tóm lại, hoạt động hoàn thiện các chính sách đặc thù đối với khu di tích lịch

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/


92

sử Đền Hùng cần dựa trên tính chất đặc thù về văn hóa và lịch sử của khu vực này,
Các chính sách phát triển du lịch không chỉ nhằm tối đa hóa lợi nhuận thu được từ
các hoạt động kinh doanh du lịch mà còn cần phải dựa trên nhu cầu cố định về lưu
giữ bản sắc văn hóa dân tộc. Thêm vào đó, Khu di tích này cũng mang tính chất lịch
sử chính trị. Bởi lẽ Khu di tích này là niềm tự hào dân tộc, là nền tảng cơ bản để
Việt Nam “sánh ngang với các cường quốc năm châu” với bề dày lịch sử văn minh
lâu đời; hay nói cách khác, có giữ được phần gốc, Việt Nam mới có thể phát triển
mạnh mẽ phần ngọn trong tình hình quốc tế phức tạp như hiện nay.
4.2.3. Đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng là vấn đề cấp thiết của bất kỳ địa phương nào.
Đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật xây dựng đòi hỏi những nguồn vốn lớn, đặc biệt là tại
Khu di tích lịch sử Đền Hùng nơi mà cơ sở hạ tầng còn yếu kém.
Nguồn vồn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cần được đa dạng hóa từ nhiều
nguồn, bao gồm nguồn vốn Nhà nước, nguồn vốn của các nhà đầu tư trong nước,
nguồn vốn tư nhân nước ngoài và nguồn vốn được đóng góp từ du khách thập phương.
Nguồn vốn đầu tư từ Nhà nước là nguồn vốn chính được đầu tư vào Khu di
tích Đền Hùng hiện nay. Khu di tích Đền Hùng là Khu di tích lịch sử cội nguồn của
dân tộc Việt Nam. Do đó, Đảng và Nhà nước rất quan tâm chú trọng đến sự phát
triển của Khu di tích này. Trong những năm những năm gần đây, ngân sách nhà
nước chi hàng trăm tỷ đồng nhằm phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật của khu di tích.
Tuy nhiên, nguồn vốn Nhà nước luôn bị hạn chế bởi có quá nhiều hoạt động cần chi
mà số vốn lại có hạn.
Nguồn vốn thứ hai có vai trò đóng góp lớn cho sự phát triển của Khu di tích
là nguồn vốn được đóng góp từ du khách thập phương, các nhà hảo tâm. Khu di tích
Đền Hùng có thờ phụng 18 vị vua Hùng, nhiều đền thờ trong đó. Số tiền công đức
của du khách thập phương sẽ được sử dụng nhằm mục đích tu bổ, trùng tu các khu
di tích này. Nhưng nguồn vốn này cũng là nguồn vốn bị hạn chế.
Nguồn vốn cần thu hút đầu tư hiện nay là nguồn vốn của các doanh nghiệp,
các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Nguồn vốn này dồi dào, tuy nhiên để có thể thu
hút được các nhà đầu tư đòi hỏi nhiều yếu tố về mặt chính sách khuyến khích đầu tư

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/


93

thông qua hỗ trợ về đất đai, tín dụng, thủ tục hành chính. Các nhà quản lý khu di
tích, các cấp chính quyền cần có các chính sách thu hút đầu tư của nhóm các nhà
đầu tư. Một số biện pháp có thể kể đến như nới lỏng các chính sách xin cấp giấy
phép đầu tư, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, quy hoạch phát triển theo hướng
mở rộng để các nhà đầu tư có thể dễ dàng nhận biết, sự phối hợp hỗ trợ của các
Thành phố, các tập đoàn lớn. Để làm được điều này, các cấp lãnh đạo cần làm tốt
công tác tuyên truyền quảng bá, xúc tiến, phát huy ý thức cội nguồn và niềm tự hào
dân tộc để thu hút nguồn vốn này. Có chính sách ưu tiên, tạo thuận lợi trong các
hoạt động đầu tư và kinh doanh tại mảnh đất này do các yếu tố về văn hóa, lịch sử,
chính trị của Khu di tích lịch sử Đền Hùng.
4.2.4. Đào tạo nguồn nhân lực và các quan hệ ứng xử trong các hoạt động du
lịch ở khu di tích
Nguồn nhân lực là đối sách cơ bản trong các giải pháp nhằm khai thác tiềm
năng phát triển du lịch của Khu di tích lịch sử Đền Hùng. Nguồn nhân lực cần được
nâng cao không chỉ về số lượng mà còn về chất lượng, chuyên môn đào tạo và đạo
đức nghề nghiệp.
Trước hết, nguồn nhân lực du lịch tại Khu di tích Đền Hùng cần được đánh giá
đúng hiện trạng, xác định đúng nhu cầu làm căn cứ tuyển dụng, đào tạo. Trong năm
2012, trên địa bàn toàn tỉnh Phú Thọ chỉ có khoảng 2.250 lao động làm việc trực tiếp
trong ngành du lịch và tỷ lệ đào tạo chỉ chiếm 54,96% đúng chuyên ngành du lịch. Con
số này là quá ít so với số lượng khách và nhu cầu phục vụ du khách đang gia tăng hàng
năm tại Đền Hùng. Lực lượng làm việc trong các hoạt động du lịch tại Đền Hùng chủ
yếu là tự phát từ người dân địa phương và những người lao động trái ngành trái nghề,
chưa có những quy hoạch về số lượng lao động này. Ban quản lý Khu di tích cần có
những chính sách thu hút nguồn lực lao động có tri thức, đúng ngành, đúng nghề đang
dư thừa như lượng sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành du lịch về làm việc tại địa
phương, nâng cao thu nhập và các chính sách xã hội của họ.
Nguồn nhân lực du lịch tại Đền Hùng cũng cần được đảm bảo về chất, về
trình độ chuyên môn và kỹ năng, kết hợp đào tạo ngắn hạn nhằm bồi dưỡng kiến
thức của đội ngũ đang chiếm đa số trong đội ngũ dịch vụ du lịch tại đây. Về lâu dài,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/


94

ban quản lý cần gửi người đi đào tạo trong và ngoài nước chuyên ngành du lịch, lịch
sử, văn hóa, nông nghiệp, tạo đội ngũ lao động cho tương lai. Các buổi hội thảo
chuyên đề, các chương trình liên kết hợp tác trong đào tạo, các chương trình kết hợp
với các điểm, tuyến du lịch khác trong thành phố Việt Trì và của tỉnh Phú Thọ cần
được thực hiện thường xuyên nhằm học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.
Ngoài ra, ngoài kiến thức, kỹ năng cần ứng xử văn hóa của những người lao
động trong lĩnh vực du lịch cũng như của những người dân nơi đây đối với các hoạt
động du lịch và khách du lịch. Hiện nay, vấn đề ứng xử văn hóa trong du lịch là vấn
đề rất lớn của du lịch Việt Nam. Tình trạng lôi kéo, chèn ép, yêu cầu, đòi hỏi khách
mua hàng đang là những vấn nạn đòi hỏi ngành du lịch ở các địa phương nắm bắt và
giải quyết triệt để. Đội ngũ lãnh đạo Khu di tích cần nghiên cứu và đặt ra những
chuẩn mực trong giao tiếp, hành vi ứng xử với du khách. Từ đó, các cơ quan ban
ngành có những hướng chỉ đạo tích cực nhằm đưa những chuẩn mực này vào hoạt
động của nhân viên và ứng xử của người dân. Những chuẩn mực này cần sớm được
thực hiện bởi thị trường khách du lịch quốc tế là thị trường du lịch tiềm năng mà
trong tương lai không xa Khu di tích lịch sử Đền Hùng sẽ hướng tới. Nâng cao ứng
xử văn hóa trong du lịch trở thành nghệ thuật giao tiếp ứng xử sẽ giải quyết vấn đề
nâng cao hình ảnh thương hiệu du lịch quốc gia. Thái độ lịch sự, chân thật, nhiệt
tình là những nét văn hóa còn thiếu trong du lịch Khu di tích Đền Hùng cũng như
du lịch Việt Nam hiện nay.
Nhìn chung, nâng cao chất và lượng nguồn nhân lực du lịch cần thực hiện
đồng bộ, theo kịp trình độ phát triển trong khu vực và trên thế giới hiện nay. Hoạt
động này là yếu tố cần thiết để khai thác tiềm năng và lợi thế phát triển du lịch một
cách bền vững tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng hiện nay.
4.2.5. Liên kết giữa các điểm du lịch trong và ngoài Tỉnh
Liên kết hợp tác là cách thức kinh doanh phổ biến trong hoạt động du lịch
hiện nay. Khu di tích lịch sử Đền Hùng nằm trong quần thể du lịch văn hóa cội
nguồn, sinh thái của thành phố Việt Trì và nằm trên tuyến, điểm ưu tiên phát triển
du lịch của toàn tỉnh Phú Thọ; cũng như phát triển cùng với khu vực thủ đô Hà Nội.
Theo đó, các hoạt động liên kết hợp tác giữa Khu di tích lịch sử Đền Hùng với các
điểm du lịch trong và ngoài tỉnh là giải pháp thực tế để mở rộng quy mô và nâng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/


95

cao hiệu quả du lịch.


Như đã nói ở trên, tỉnh Phú Thọ là một tỉnh giàu tiềm năng và lợi thế phát
triển du lịch. Tiềm năng tự nhiên và tiềm năng du lịch nhân văn là hai tiềm năng
chủ đạo trong phát triển du lịch của tỉnh Phú Thọ. Ngoài khu di tích lịch sử Đền
Hùng, Phú Thọ còn có trên 200 di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, di tich cách
mạnh kháng chiến khác. Các di tích nổi tiếng có thể kể đến như: khu Đền Mẫu (Hạ
Hòa), đầm Ao Châu, Ao Giời, Suối Tiên, khu rừng nguyên sinh Xuân Sơn (33.687
ha, trong đó 15.000 ha rừng nguyên sinh), vùng nước khoáng nóng Thanh Thuỷ…
Các di tích kháng chiến gồm có: chiến khu Hiền Lương (Hạ Hoà), Vạn Thắng (Cẩm
Khê)… Kết hợp giữa các điểm du lịch này sẽ mang lại các sản phẩm du lịch phong
phú và đa dạng, thu hút và hấp dẫn khách du lịch. Một số hình thức liên kết, hợp tác
phát triển du lịch của tỉnh Phú Thọ có thể kể đến như xây dựng các tour du lịch cội
nguồn bao gồm các điểm, các di tích như Khu di tích lịch sử Đền Hùng, đầm Ao
Châu…; các tour du lịch tham quan, tìm hiểu lịch sử cội nguồn của dân tộc đến lịch
sử kháng chiến chống giặc ngoại xâm của nhân dân Việt Nam từ Khu di tích lịch sử
Đền Hùng đến chiến khu Hiền Lương, Vạn Thắng…; hay các chương trình du lịch
sinh thái, các tour du lịch kết hợp với nghỉ ngơi, giải trí… Từ sự kết hợp các điểm
du lịch trong Tỉnh, ngành du lịch Phú Thọ với các tỉnh, thành phố khác. Đồng thời,
các khu du lịch có thể từ đó học hỏi các bài học kinh nghiệm quý báu lẫn nhau.
Ngoài ra, Khu di tích lịch sử Đền Hùng tỉnh Phú Thọ là vùng đệm liên kết phát
triển kinh tế xã hội giữa thủ đô Hà Nội với các tỉnh trung du miền núi Tây Bắc và nằm
trong tam giác kinh tế trọng điểm của vùng đồng bằng Bắc Bộ (Hà Nội - Hải Phòng -
Quảng Ninh). Do đó, nghiên cứu và phát triển các tour du lịch các tỉnh miền Tây Bắc
mà trong đó Phú Thọ là điểm đến đầu tiên của tour du lịch, hay nơi đây cũng là điểm
dừng chân của những tour du lịch dài ngày để đi tới các tỉnh miền núi Tây Bắc.
Các sản phẩm liên kết du lịch này sẽ mang lại những hiệu quả kinh tế cao
hơn so với những sản phẩm du lịch đơn thuần. Những bài học kinh nghiệm từ sự
hợp tác và liên kết này cũng đáng kể trong quá trình hội nhập, giao lưu phát triển
kinh tế - xã hội như hiện nay.
4.2.6. Xây dựng và hoạt động quảng bá thương hiệu khu di tích lịch sử
Du lịch là một hoạt động kinh doanh cần được quảng bá một cách mạnh mẽ.
Khu di tích lịch sử Đền Hùng cần tận dụng những lợi thế sẵn có của địa phương như

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/


96

lịch sử, văn hóa … để tuyên truyền, thu hút hơn nữa khách du lịch.
Biện pháp đầu tiên trong các hoạt động xây dựng, quảng bá thương hiệu Khu
di tích lịch sử Đền Hùng là tận dụng lợi thế lịch sử, văn hóa của Khu di tích trên các
phương tiện thông tin đại chúng. Chương trình giỗ Tổ hàng năm được tổ chức bởi
tỉnh Phú Thọ, chương trình giỗ Tổ cứ 5 năm một lần là cách thức tuyên truyền hữu
dụng nhất đối với Khu di tích Đền Hùng, nâng cao chất lượng dịch vụ, tạo dựng chữ
tín đối với khách. Đây là việc làm lâu dài, đồng bộ từ chính quyền, doanh nghiệp và
người dân.
Đã là người dân Việt Nam, ai ai cũng biết đến Khu di tích Đền Hùng. Do đó,
vấn đề quảng bá thương hiệu du lịch Đền Hùng vốn đã có những yếu tố cơ bản.
Hoạt động quảng bá này cần tập trung vào các hoạt động giới thiệu về những nét
mới của khu di tích mà mọi người chưa biết đến (ngoài du lịch tham quan di tích,
lịch sử; du lịch lễ hội), chẳng hạn như các sản phẩm du lịch sinh thái, du lịch nghỉ
dưỡng, du lịch giải trí…
Các hoạt động quảng bá về các sản phẩm du lịch cao cấp cần được gia tăng
nhiều hơn nữa. Trong khi đối tượng hướng tới của các sản phẩm du lịch cội nguồn
thường là đại đa số người dân thì thành phần du khách của các sản phẩm nghỉ
dưỡng sẽ là những khách du lịch chuyên nghiệp (có nhiều thời gian dư thừa, tài
chính đủ điều kiện đáp ứng, có nhu cầu du lịch và có sự hiểu biết nhất định về các
hoạt động du lịch). Có thể nói, các hoạt động quảng bá thương hiệu du lịch hiện nay
của Đền Hùng chủ yếu dựa vào các phương tiện thông tin đại chúng, theo hướng
“hữu xạ tự nhiên hương” mà chưa có những động thái tích cực, chủ động trong việc
quảng bá chính mình. Các hoạt động này là cần thiết dựa trên sự đa dạng hóa các
kênh quảng bá du lịch (báo, đài, internet…)
4.2.7. Bảo vệ môi trường sinh thái
Một trong những giải pháp quan trọng nhằm khai thác tiềm năng phát triển
du lịch một cách hiệu quả và bền vững là công tác bảo vệ môi trường sinh thái. Bảo
vệ môi trường sinh thái của Khu di tích lịch sử Đền Hùng là cải thiện các vấn đề về
đất, nước, rừng… tạo nên cảnh quan thiên nhiên của khu di tích, nhằm đảm bảo đời
sống, sức khỏe người dân và thu hút khách du lịch. Hơn nữa, bảo vệ môi trường
sinh thái cũng nhằm mục tiêu phát triển hình thức du lịch sinh thái bền vừng của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
97

khu du lịch Đền Hùng. Vì vậy cần có các giải pháp cụ thể, thiết thực:
- Bồi dưỡng kiến thức về du lịch cho những người có tham gia hoạt
động du lịch
- Phát triển các hình thức du lịch bản địa.
Các biện pháp bảo vệ môi trường sinh thái rất đa dạng. Các biện pháp này
bao gồm việc áp dụng các chỉ tiêu môi trường vào các hoạt động du lịch, các gói
giải pháp về kinh tế - xã hội, nâng cao nhận thức người dân… Giải pháp về kinh tế -
xã hội trong việc bảo vệ môi trường sinh thái là nâng cao mức sống người dân, tạo
công ăn việc làm. Môi trường thiên nhiên bị suy thoái, ngoài các tác động từ chính
môi trường tự nhiên còn có sự tác động mạnh mẽ từ cách sinh hoạt của người dân.
Người dân địa phương của Khu di tích Đền Hùng chủ yếu sống nhờ nghề nông.
Trong những tháng nông nhàn, cuộc sống trở nên khó khăn, họ thường vào rừng
kiếm ăn. Xây dựng quy chế bảo vệ môi trưởng ở khu di tích xử lý triệt để các nguồn
gây ô nhiễm chất thải, nước thải, thu gom, xử lý. Xây dựng quy chế bảo vệ rừng.
4.2.8. Hoàn thiện quản lý Nhà nước và vai trò của cộng đồng bản địa trong quản
lý khu di tích
Hoạt động khai thác tiềm năng phát triển du lịch có đạt hiệu quả hay không
phụ thuộc rất nhiều vào hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách và bộ máy quản lý
của Nhà nước cũng như vai trò của cộng đồng bản địa.
Hoàn thiện tổ chức bộ máy, phân cấp quản lý để khai thác tiềm năng và phát
triển du lịch cũng cần được thực hiện. Bộ máy quản lý tỉnh Phú Thọ xuyên suốt từ Ủy
ban nhân dân tỉnh xuống các cơ quan quản lý tổng hợp như huyện, xã và các cơ quan
quản lý lĩnh vực chuyên trách như Sở ban ngành hoặc các phòng. Tuy nhiên, bộ máy
quản lý và phát triển khai thác các loại tiềm năng du lịch của Sở Văn hóa, thể thao và
du lịch Phú Thọ lại chưa thực sự rõ ràng. Thực tế quản lý vẫn còn bị chống chéo về
một số lĩnh vực như cấp phép hoạt động kinh doanh, cấp phép đạt tiêu chuẩn hay
không hoặc trong xử lý vi phạm. Vì vậy, trong thời gian sắp tới cần nghiên cứu hoàn
thiện tổ chức bộ máy nhằm khai thác có hiệu quả các tiềm năng phát triển du lịch
nhằm đáp ứng với nhu cầu thực tế; phải quy định rõ những bộ phận, lĩnh vực phụ
trách, thẩm quyền thực hiện, quy định cụ thể các cơ quan liên quan gồm những cơ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/


98

quan nào, mức độ, phạm vi liên kết, phối hợp; trách nhiệm của cơ quan, cá nhân
trong quyết định quản lý. Thực tế tại Phú Thọ hiện nay chỉ ra rằng phân cấp quản lý
nhằm khai thác có hiệu quả nguồn tiềm năng du lịch còn gặp nhiều khó khăn do tình
trạng trì trệ của cả bộ máy, chuyển đổi mô hình rất khó, ảnh hưởng đến các nhóm lợi
ích và sự không đồng ý của người dân địa phương. Chính vì vậy cần thiết phải có một
mô hình quản lý khai thác tiềm năng du lich một cách khoa học, phù hợp, khách quan
để giải quyết vấn đề này. Học hỏi mô hình quản lý từ các quốc gia du lịch tiên tiến
trên thế giới là một trong những giải pháp cần được thực hiện.
Hoàn thiện quá trình quản lý nhà nước về khai thác tiềm năng phát triển du
lịch còn cần thực hiện tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm soát xử lý vi phạm
nhằm nâng cao chất lượng hoạt động khai thác này. Công tác thanh tra, kiểm tra,
kiểm soát các hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh là một nhiệm vụ mà các cơ quan
hữu quan đều phải thực hiện theo chức năng, quyền hạn của mình. Công tác này
được thực hiện tốt sẽ giúp các hoạt động khai thác phát triển du lịch đạt hiệu quả
cao hơn, có các biện pháp chỉ đạo, điều hành, giải quyết các vấn đề kịp thời. Công
tác này không chỉ thực hiện khi các sai phạm đã xảy ra hoặc có dấu hiệu vi phạm
mới tiến hành kiểm tra mà cần phải được thực hiện thường xuyên. Kiểm tra, kiểm
soát phát hiện những sai phạm nhằm kịp thời xử lý, chấn chỉnh, khắc phục; đồng
thời cũng phát hiện các tổ chức, cá nhân có cách làm hay, sáng tạo, phù hợp với
điều kiện kinh tế - xã hội của Tỉnh, phù hợp với môi trường tự nhiên, lịch sử văn
hóa, với thuần phong mỹ tục… để động viên, khen thưởng và nhân rộng mô hình.
Từ đó cần thay đổi cách kiểm tra, kiểm soát theo kiểu cũ.
* Nâng cao ý thức người dân
Ý thức người dân bản địa đối với các hoạt động khai thác tiềm năng phát
triển du lịch tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng có vai trò quan trọng.
Thực tế hiện nay cho thấy các vấn đề về ý thức, nhận thức và thái độ ứng xử
văn hóa đối với môt trường tự nhiên, các hoạt động du lịch và với du khách quốc tế
tại Khu di tích Đền Hùng còn thấp. Người dân thường xuyên khai thác bừa bãi các
loại tiềm năng tự nhiên, lấn áp, phá hoại các tiềm năng lịch sử, văn hoá và có thái
độ cư xử kém văn hóa đối với khách du lịch. Đây là khó khăn rất lớn của Ban quản

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/


99

lý khu di tích trong các hoạt động khai thác tiềm năng phát triển du lịch của địa
phương. Bởi lẽ các hoạt động khai thác này chỉ có thể đạt hiệu quả cao nhất khi
được sự đồng thuận của người dân địa phương.
Các ban ngành lãnh đạo cần có những biện pháp nhằm nâng cao ý thức
người dân và đạt được sự đồng thuận cao nhất nhằm hướng tới mục tiêu phát triển
chung. Các chương trình hội nghị, hội thảo, các chiến dịch tuyên truyền, đào tạo…
cần được thực hiện thường xuyên trong địa bàn dân cư. Có như vậy, khai thác tiềm
năng phát triển du lịch mới có thể tạo nên nền tảng xây dựng một cách hiệu quả.
4.3. Một số kiến nghị
4.3.1. Đối với nhà nước
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật như các Nghị định của Chính phủ,
thông tư của các Bộ ban ngành trước khi ban hành (dự thảo) cần có tính nhất quán
cao của các cơ quan liên quan, tránh tình trạng nhiều văn bản khi được ban hành
mâu thuẫn giữa các cơ quan hữu quan dẫn đến các khó khăn trong công tác thực
hiện. Các văn bản pháp luật này cần được nghiên cứu dựa trên những số liệu thực
tiễn, các số liệu khảo sát thực địa để đạt hiệu quả khách quan cao nhất. Sau khi các
văn quy định pháp luật này được công bố cần có ngay những văn bản hướng dẫn thi
hành luật để các địa phương có cơ sở thực hiện.
Quyết định cho phép Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập một bộ phận chuyên
trách trực thuộc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch phụ trách các vấn đề về khai thác
tiềm năng phát triển du lịch. Bộ phận này bao gồm các cán bộ được điều chuyển từ
Sở Văn hóa thể thao và Du lịch và các cơ quan liên quan để đáp ứng nhu cầu công
việc. Trách nhiệm của cơ quan này là phụ trách các vấn đề về khai thác tiềm năng
phát triển du lịch của Khu di tích Đền Hùng cũng như của toàn tỉnh Phú Thọ. Ý
nghĩa của việc phân cấp quản lý này là để thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của du
lịch tỉnh Phú Thọ và của Khu di tích Đền Hùng, đồng thời cũng là một dạng tiềm
năng, lợi thế so sánh của Khu di tích Đền Hùng, đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế.
Đối với Tổng cục du lịch - cơ quan chủ quản trực tiếp của các hoạt động du
lịch trên cả nước.
- Cơ quan này cần có những nghiên cứu lên kế hoạch cụ thể đối với các hoạt
động khai thác tiềm năng phát triển du lịch. Tổng cục du lịch cần kết hợp với các
bộ, ban ngành có liên quan xây dựng các kế hoạch đồng bộ nhằm phát triển thống

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/


100

nhất và bền vững các lĩnh vực bổ sung cho hoạt động du lịch.
- Cơ quan này cũng cần có kế hoạch, chiến lược xây dựng và phát triển các
sản phẩm du lịch, chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch Khu di tích Đền Hùng,
gắn chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch Khu di tích Đền Hùng với chương trình
quảng bá, xúc tiến du lịch quốc gia.
Đối với các Bộ, Ban ngành liên quan, cần có những hoạt động tích cực hơn
nữa trong quá trình thực hiện khai thác tiềm năng phát triển du lịch bằng cách xây
dựng và soạn thảo các văn bản, quy định, quy chế; chú trọng đào tạo các chuyên gia
du lịch; tiếp thu các công nghệ mới…
4.3.2. Đối với địa phương
Dựa trên các định hướng phát triển của Chính phủ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du
lịch tỉnh Phú Thọ cần nhanh chóng quyết định xây dựng một bộ phận nghiên cứu và
khai thác tiềm năng phát triển du lịch của tỉnh nói chung và của Khu di tích Đền Hùng
nói riêng. Bộ phận phát triển thương hiệu này bao gồm những người có hiểu biết về
Khu di tích, có tâm huyết với sự phát triển của Khu di tích và có chuyên môn. Nhiệm
vụ chính của bộ phận này là nghiên cứu và thực hiện các dự án phát triển tiềm năng
phát triển du lịch.
Với Ban quản lý Khu di tích lịch sử Đền Hùng, cần tổ chức đào tạo, tuyển chọn
những người có trình độ chuyên môn cao, yêu nghề, năng động nhiệt tình trong công
việc. Chuyên môn hóa, giao từng vai trò cụ thể và đưa ra những chỉ tiêu riêng cho mỗi
bộ phận góp phần vào xây dựng toàn diện hệ thống du lịch của Khu di tích.
Ngoài ra, tỉnh Phú Thọ và Ban quản lý Khu di tích Đền Hùng cần có những
chương trình giáo dục, tuyên truyền, đào tạo tới từng người dân. Hoạt động này đạt
hiệu quả sẽ thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của du lịch Khu di tích Đền Hùng.
4.3.3. Đối với người dân địa phương
Người dân địa phương cần tham gia tích cực vào quá trình đào tạo và tự đào
tạo. Ngoài việc học hỏi, rút kinh nghiệm, tích lũy kiến thức cho bản thân, người dân
địa phương cần có thái độ cư xử văn hóa đối với môi trường tự nhiên, các di tích
lịch sử, văn hóa, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, nhận biết những phần
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
101

tiêu cực trong cách suy nghĩ và hành động để điều chỉnh kịp thời cũng như phát
triển những mặt tích cực… Đặc biệt là đối với những người kinh doanh, những
người tham gia trực tiếp vào các hoạt động du lịch của Khu di tích. Từ đó, người
dân địa phương là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến hoạt động khai
thác tiềm năng phát triển du lịch và cũng là một loại tiềm năng phát triển du lịch của
Khu di tích.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/


102

KẾT LUẬN

Du lịch là ngành công nghiệp không khói đem lại không ít lợi nhuận đối với
những địa phương sở hữu chúng. Phát triển du lịch nói chung đã trở thành đòi hỏi
tất yếu nhằm phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, khai thác tiềm năng phát triển du
lịch là nền tảng cơ bản để phát triển du lịch một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Khu di tích lịch sử Đền Hùng là nơi hội tụ của nhiều dạng tiềm năng du lịch.
Tiềm năng tự nhiên và tiềm năng nhân văn là hai dạng tiềm năng dồi dào nhất mà
Khu di tích này sở hữu. Đền Hùng nằm ở vị trí địa lý thuận lợi, là nơi chuyển tiếp từ
thủ đô Hà Nội tới các tỉnh trung du miền núi Tây Bắc. Thiên nhiên nơi đây trù phú
với bức tranh phong cảnh hữu tình. Đặc biệt, Khu di tích này còn là nơi phát tích
của nhà nước Việt Nam đầu tiên - Nhà nước Văn Lang với nhiều truyền thuyết về
gốc tích xa xưa của đại dân tộc Việt. Bên cạnh đó, văn hóa bản sắc dân tộc của
những người dân nơi đây mang đậm tính cách của những người dân miền Tây Bắc.
Du lịch từ đó là sự phát triển tất yếu của một cộng động như vậy.
Quá trình hoạt động khai thác tiềm năng phát triển du lịch tại Khu di tích lịch
sử Đền Hùng đã có đạt được những thành tựu đáng kể. Số lượng khách du lịch hàng
năm tăng nhanh, doanh thu và đóng góp GDP vào ngân sách nhà nước của các hoạt
động du lịch là những minh chứng cụ thể cho hoạt động này. Tuy nhiên, những con
số này cũng cho thấy mức độ khai thác tiềm năng du lịch tại đây còn nhiều hạn chế.
Sự hài lòng của du khách đến với Khu di tích chưa cao. Mức độ hấp dẫn về mặt du
lịch của Đền Hùng còn thấp. Chính vì vậy mà lượng khách du lịch đến với Đền
Hùng chủ yếu là những người con đất Việt muốn tìm về mảnh đất cội nguồn chứ
không thực sự là những người khách có nhu cầu du lịch. Các định hướng và giải
pháp nhằm phát triển các hoạt động du lịch tại Đền Hùng đã và đang được Đảng và
Nhà nước Việt Nam hết sức quan tâm và chú trọng trên mọi khía cạnh. Trong tương
lai, du lịch Khu di tích lịch sử Đền Hùng có thể xuất hiện trên bản đồ thương hiệu
du lịch trên thế giới.
Nhìn chung, thương hiệu du lịch Khu di tích lịch sử Đền Hùng cũng đã phần
nào đạt được những thành tựu nhất định, đóng góp vào thương hiệu du lịch Việt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/


103

Nam trong những năm gần đây.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu tiếng Việt


1. Đặng Văn Bài (2013), Đền Hùng và tín ngưỡng thờ cũng Hùng Vương trong xã
hội đương đại, báo di sản văn hóa số 3 (44)-2013, Di sản văn hóa phi vật thể.
2. Nguyễn Mạnh Cầm (2014), Văn hóa và hội nhập Kỳ 1: Văn hóa: Động lực
của hội nhập và phát triển bền vững, báo Thế giới và Việt Nam, ngày 22
tháng 08 năm 2014.
3. Trịnh Phi Hoành (2013), “Nghiên cứu tiềm năng tự nhiên phụ vụ phát triển du
lịch theo hướng bền vững ở tỉnh Đồng Tháp”, Tạp chí Khoa học, Đại học Sư
phạm TP Hồ Chí Minh, số 47 năm 2013.
4. Phan Văn Khải (2004), Quy hoạch phát triển Khu di tích lịch sử Đền Hùng
đến năm 2015, Bài viết đăng trên báo điện tử Nhân dân, cơ quan Trung ương
của Đảng Cộng sản Việt Nam.
5. Nguyễn Bá Lâm (2007), Giáo trình tổng quan về du lịch và phát triển du lịch
bền vững (Lưu hành nội bộ), Khoa du lịch, Đại học Kinh doanh và công nghệ
Hà Nội.
6. Phạm Trọng Lê Nghĩa (2009-2010), “Tổng quan du lịch”, Tạp chí du lịch Việt
Nam, số 11/207 năm 2010.
7. Nghị Quyết số 02/2014/NQ-HĐND ngày 16 tháng 07 năm 2014 về việc điều
chỉnh quy hoạch chung thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ đến năm 2030 của
Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Thọ, kỳ họp thứ tám, khóa XVII.
8. Nguyễn Khôi Nguyên (2012), Bài giảng Tính chất và đặc điểm của sự
phát triển.
9. Thu Nguyên (2014), Du lịch Quảng Ninh: Dấu ấn 2013, Bài viết trên báo điện
tử tỉnh Quảng Ninh, ngày 05 tháng 01 năm 2014.
10. Nhiều phóng viên (2012), Những điều khó hiểu trong dự án di tích Đền Hùng
- Bài 1: “Cứ sai thì sửa”, không lo tốn kém…, Bài viết đăng trên báo điện tử
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
104

tin tức ngày 02 tháng 07 năm 2012.


11. Niên giám thống kê 2013, tỉnh Phú Thọ, Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ.
12. Lê Quốc Phương (2010), “Sự chuyển dịch cơ cấu lợi thế so sánh của Việt
Nam: phân tích, nhận định và khuyến nghị”, Tạp chí quản lý kinh tế, số
23/11+12/2008, CIEM.
13. Quyết định số 48/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 30 tháng 03
năm 2004 về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển Khu di tích lịch sử Đền
Hùng, tỉnh Phú Thọ đến năm 2015.
14. Đức Thắng, Nguyễn Hồng (2014), Hà Nội đi Đền Hùng chỉ còn hơn 1 giờ, Bài
viết trên báo điện tử Giao thông vận tải, Bộ giao thông vận tải ngày 04 tháng
04 năm 2014.
15. Lê Thị Thanh Thủy, Đinh Văn Đãn, Kim Thị Dung (2014), “Phát triển du lịch
cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ: thực trạng và giải pháp”, Tạp chí Khoa học và Phát
triển 2014, tập 12 số 2, 259 - 268.
16. Tạ Văn Toàn (2014), Phú Thọ bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể, Bài viết trên
trang điện tử Báo tin tức ngày 04 tháng 09 năm 2014.
17. Khánh Trang (2014), Di tích lịch sử Đền Hùng, Bài viết trên trang điện tử Cục
di sản văn hóa.
18. Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ (2012), Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Phú
Thọ giai đoạn 2011-2020, định hướng đến năm 2030, Quyết định số
3651/QĐ-UBND về việc Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn
2011 - 2020, định hướng đến năm 2030.
19. Website: http://www.phutho.gov.vn/
http://denhung.org.vn/
http://cinet.gov.vn/
http://www.vietnamtourism.com/
II. Tài liệu tiếng Anh
20. Hunziker và Kraf (2008), Tourism, bài viết đăng trên http://alltourism-
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
105

kewal.blogspot.com ngày 9 tháng 9 năm 2008.


21. Malcolm Cooper (Chủ biên) (1998), The Journal of Vietnam Studies, The
Institute of Economic and Development Studies National Economics
University Hanoi Viet Nam, The Institute of Economic and Development
Studies National Economics University Hanoi Viet Nam, The University of
Southern Queensland Toowoomba Q 4350 Australia.
22. The UNWTO and Tourism Australia (2013), Key Outbound Tourism Markets
in South-East Asia: Indonesia, Malaysia, Singapore, Thailand and
Vietnam (April 2013). This report explores the outbound tourism generating
potential of each of the five markets in a comparative context, providing
detailed information on demographics, economic factors and outbound
tourism factors of each source market.
23. Website: http://www.historyworld.net

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/


106

PHỤ LỤC

Phụ lục 01
BẢNG ĐIỀU TRA TRỮ LƢỢNG TÀI NGUYÊN THIÊN THIÊN
VÀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
TẠI KHU DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỀN HÙNG, TỈNH PHÚ THỌ

1. Khí hậu
Theo kết quả nghiên cứu của Trạm khí tượng Phú Hộ - Phong Châu - Phú
Thọ cho thấy: Khu vực Đền Hùng có khí hậu á nhiệt đới gió mùa, hàng năm có 2
mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô:
- Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm
- Mua khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau khí hậu khô lạnh, trong thời
gian này lượng mưa nhỏ hơn lượng bốc hơi.
Bảng sau thể hiện một số chỉ tiêu về thời tiết khí hậu khu vực Đền Hùng:
Biểu 01: Một số chỉ tiêu khí hậu - Thuỷ văn khu vực Đền Hùng
Độ ẩm không khí Lƣợng Lƣợng
Nhiệt độ (0C)
Tháng (W%) mƣa bốc hơi
Tmax Tmin TTB WTB Wmin (mm) (%)
1 29,5 9,7 17,2 85 46 17,8 52,0
2 29,2 9,8 18,7 84 53 34,3 48,2
3 31,2 11,6 20,3 92 61 48,5 42,5
4 37,4 19,7 25,7 87 43 165,2 80,3
5 37,4 21,4 27,8 85 49 247,6 91,9
6 39,6 24,2 29,2 84 48 102,5 83,6
7 38,1 24,7 29,6 82 47 136,6 110,0
8 37,0 24,2 28,9 85 54 117,2 92,6
9 35,3 18,9 27,5 81 28 137,0 89,6
10 33,2 17,2 24,9 79 29 37,9 96,7
11 29,5 14,7 21,9 78 31 40,6 83,6
12 31,6 10,9 19,3 17 55 15,8 82,7
TBnăm 34,08 17,25 24,5 83,25 43,66 1101 79,47
Nguồn: Trạm khí tượng Phú Thọ - Tại xã Phú Hộ - huyện Phong Châu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/


107

* Chế độ nhiệt:
- Nhiệt độ trung bình năm: 24,250C.
- Nhiệt độ tối cao bình quân năm: 34,080 C.
- Nhiệt độ tối thấp bình quân năm: 17,250C.
* Chế độ mưa:
- Tổng lượng mưa trong năm là: 1.101mm.
- Số ngày mưa trong năm là: 144 ngày.
* Chế độ gió:
- Gió Đông Nam thổi vào từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm.
- Gió Đông Bắc thổi vào từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.
* Độ ẩm không khí:
- Độ ẩm trung bình là 83,25%.
- Độ ẩm tương đối thấp nhất trung bình năm là 43,66%.
- Lượng bốc hơi trung bình năm là 79,4%.
2. Tài nguyên nƣớc
Nguồn nước cấp chủ yếu cho lễ hội Đền Hùng là giếng nước khoan sâu
130m, đường kính 2R = 200mm gần Trường THCS Hy Cương, công suất bơm
720m3/ngày đêm trong ngày hội và 90m3/ngày đêm và hệ thống nước sạch đường
ống dẫn từ công ty cấp thoát nước Việt Trì phục vụ cho hoạt động lễ hội và dịch vụ
du lịch khu vực Đền Hùng.
Ngoài ra, còn có hệ thống các hồ, đập trong khu vực Đền Hùng, cụ thể:
- Khu vực Đền Hùng là đầu nguồn của nhiều sông suối, các suối phát triển
thành hai hệ thống bắt nguồn từ trục trung tâm đến trục nếp lồi Đền Hùng. Trục nếp
lồi Đền Hùng là đường phân thuỷ tại đây hệ thống suối phía tây đổ ra sông Hồng
hướng chảy Đông bắc - Tây nam. Hệ thống suối phía đông đổ ra sông Lô, hướng
chảy Tây nam - Đông bắc, lòng suối hẹp có dạng chữ U, suối thường dốc thoải, tốc
độ nước chảy chậm, phần lớn các suối đều được cải tạo để sử dụng tưới tiêu cho
nông nghiệp.
- Khu vực Đền Hùng còn có một số hồ nhỏ nằm rải rác ở các thung lũng giữa
các núi và trước núi là hồ Lạc Long Quân, hồ Gò Cong, hồ Khuôn Muồi, hồ Rừng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/


108

Im, hồ Hóc Trai, hồ Năm Bờ, hồ Nhà Phắng, hồ Nhà Hà, hồ Núi Vặn, hồ Nhà
Nhen, hồ Cây Sẻn..., ngoài các đầm hồ lớn còn có một số ao hồ nhỏ hơn và chúng
thường liên hoàn thành một nhóm, đó là thế mạnh về sinh thái môi trường nếu như
biết tận dụng nó. Các hồ lớn hiện nay đã và đang được quy hoạch cải tạo là các hồ
cảnh quan du lịch và dùng để cung cấp nước cho ruộng, nuôi trồng thuỷ sản kết hợp
làm hồ điều hoà khi mùa mưa đến.
3. Quy mô cơ cấu rừng
Về hệ thống thực vật: tại khu di tích lịch sử Đền Hùng, đã thống kê được 636
loài cây (trong đó có 180 loại cây trồng) 429 chi, 144 họ thuộc năm ngành thực vật
bậc cao có mạch là ngành thống đất (Lycopodiophyta) ngành tháp bút và ngọc lan
trong đó ngành dương xỉ cũng chiếm phần lớn, nhóm cây gỗ có 295 loài chiếm
46,38%, tiếp đó nhóm cây thảo (21,54%), cây bụi (17,76%) và cây dây leo
(14,31%). Trong tổng 636 loài, thống kê được 15 loài nằm trong sách đỏ Việt Nam
cần được bảo vệ. Hệ sinh thái rừng trong khu bảo tồn là hệ sinh thái lớn giữ vai trò
chủ đạo, bên cạnh hệ sinh thái rừng còn có các hệ sinh thái khác phân bố như hệ
sinh thái ao - hồ, hệ sinh thái làng xóm, hệ sinh thái đồng ruộng, các hệ sinh thái có
diện tích bị chia cắt phân bố xen kẽ, tập trung ở vùng đệm khu dân cư.
Kết quả điều tra hiện trạng rừng và sử dụng đất do Trung tâm Tài nguyên
Môi trường - Viện Điều tra Quy hoạch rừng, tiến hành tháng 6 năm 2001 được
thống kê như sau:
Biểu 02: Tổng hợp hiện trạng tài nguyên và tình hình sử dụng đất rừng
Thứ tự Các loại đất đai Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
Tổng diện tích 1.689,72 100,0
1 Đất có rừng 481,15 28,5
1.1 Rừng tự nhiên 18,70 1,11
1.2 Rừng trồng 462,45 27,37
2 Đất trống 53,25 3,2
3 Đất nông nghiệp 633,60 37,5
4 Đất thổ cư 424,93 25,1
5 Đất mặt nước 50,10 3,0
6 Đất chuyên dụng 46,69 2,7
Nguồn: Trung tâm Tài nguyên Môi trường - Viện điều tra Quy hoạch rừng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
109

Rừng tự nhiên thứ sinh nghèo trên sườn, đỉnh núi đất, mật độ cây lớn thấp
khoảng 200 cây/ha. Độ khép tán đạt trung bình 0,4 - 0,7, cây có chiều cao trung
bình 10 - 20m, đường kính bình quân D1.3 = 15 - 25cm.
Tầng A1: Gồm các loại cây phổ biến như: Chò nâu, Bồ nầm, Trám trắng,
Sấu gội, Hồng pháp, Lim sẹt mồng, Ràng ràng, Đa, Đa si ...vv, ngoài ra còn Sui, Sa
nùa, Chò chỉ, Lim xanh...vv, có chiều cao vượt khỏi tán rừng H = 20 - 25m D1.3 =
25 - 30cm có nhiều cây D = 50 - 80cm.
- Tầng cây tái sinh của cây gỗ mật độ tái sinh đạt 1.800.
- 3.000 cây/ha thuộc loại tái sinh yếu.
- Tầng cây bụi thảm tươi phát triển khá độ che phủ mặt đất 60 - 70% bao
gồm nhiều loại.
- Ngoài ra còn có thực vật ngoại tầng như: Tầm gửi, dây leo ...
+ Theo báo cáo thực trạng đất - rừng quốc gia Đền Hùng ngày 20 tháng 5
năm 2006 của Khu di tích lịch sử Đền Hùng, đến nay năm 2006, 2007 quy mô, cơ
cấu rừng thuộc các khu I và khu II, diện tích 285 ha có thay đổi và được phân chia
theo địa giới hành chính như sau:
Biểu 03: Thực trạng đất - rừng phân chia theo địa giới hành chính
Hạng mục Xã Hy Cƣơng Xã Phù Ninh Cộng
Đất - Rừng 123,9 ha 8,9 ha 132,8 ha
Vườn hoa cây cảnh 7,9 ha 0 7,9 ha
Các loại cây khác 144,3 ha 0 144,3 ha
Cộng 276,1 ha 8,9 ha 285 ha

Nguồn: Báo cáo thực trạng đất - rừng của khu di tích lịch sử Đền Hùng
Về động vật: Tại khu vực Đền Hùng đã thống kê được:
- Nhóm thú: (Mammalia) 13 loài
- Nhóm chim: (Aves) 59 loài
- Nhóm bò sát: (Reptilia) 14 loài
- Nhóm lưỡng cư: (Amphibia) 9 loài
- Nhóm cá: 36 loài
Trong số đó có 2 loài thuộc nhóm chi, 1 nhóm thú, 4 nhóm bò sát thuộc quý
hiếm có trong sách đỏ Việt Nam cần được bảo vệ. Thành phần động vật có xương
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
110

sống bao gồm các lớp chim, thú, bò sát, lưỡng cư ở khu vực xung quanh Đền Hùng
đã được trình bày ở trên, còn một số loài thú lớn vốn sống trong rừng già hay rừng
nguyên sinh mà nhân dân cho biết trước đây vẫn thường có ở khu vực này như Nai,
Lợn rừng ... thì hầu như không thấy tại khu vực nghiên cứu. Tuy nhiên các loài đã
có ở khu vực là những đóng góp có giá trị cho khoa học nghiên cứu để chứng tỏ
tính đa dạng và giá trị của khu di tích lịch sử Đền Hùng.
3.1. Tình hình đầu tư nuôi trồng mới
- Rừng trồng:
Các loại cây bản địa được trồng trồng và phát triển tốt ở Khu di tích Đền
Hùng như Thông, Keo, Bạch đàn
Biểu 04: Hiện trạng rừng và sử dụng đất theo đơn vị quản lý.
Đơn vị quản lý
T.T NC
Thứ tự Tên hiện trạng Ban quản Vùng đệm Tổng (ha)
Phù Ninh
lý (ha) (ha)
(ha)
Đất có rừng 142,87 14,95 323,33 481,15
1 Rừng tự nhiên 18,70 18,70
1.1 Rừng trung bình 12,73 12,73
1.2 Rừng nghèo 5,31 5,31
1.3 Rừng phục hồi 0,66 0,66
2 Rừng trồng 124,17 14,95 323,33 462,45
2.1 Thông 24,63 1,40 36,29 62,32
2.2 Keo 43,22 8,5 25,57 77,29
2.3 Bạch đàn 21,31 5,05 240,80 267,16
2.4 Tre 4,26 2,53 6,79
2.5 Thông+Keo 17,72 5,28 23,0
2.6 Keo+Bạch đàn 3,91 6,51 10,42
2.7 Sơn 0,85 2,13 2,47
2.8 Xà cừ 0,34 2,13 2,47
2.9 RT cây bản địa 7,93 2,09 10,02
Nguồn: Trung tâm Tài nguyên Môi trường - Viện điều tra Quy hoạch rừng
Theo Quyết định số 3332/QĐ-UBND ngày 02 tháng 10 năm 2002 của chủ
tịch UBND tỉnh Phú Thọ "Về việc phê duyệt dự án khả thi đầu tư xây dựng khu
rừng quốc gia Đền Hùng - tỉnh Phú Thọ" hiện nay đã và đang thực hiện trong đó có
đầu tư trồng mới, chăm sóc rừng trồng và rừng nguyên sinh khu di tích lịch sử Đền
Hùng trong 538 ha, gồm bảo vệ diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng hiện có, làm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
111

giàu rừng, phục hồi rừng và trồng mới các loại cây trồng trong khu vực Đền Hùng
tổng mức đầu tư được phê duyệt là 107.413 triệu đồng, bình quân 1 ha cần đầu tư là
199,6 triệu đồng, trong đó riêng cây giống khoảng 50% là 99,8 triệu đồng. Hiện nay
việc thực hiện Quyết định của chủ tịch UBND tỉnh đã cơ bản hoàn thành và đã tạo
được khu rừng Quốc gia theo đúng quy hoạch của Chính phủ, tạo nên một khu rừng
nơi thờ phụng Tổ tiên có môi trường, cảnh quan hết sức ý nghĩa.
Ngoài trồng rừng ra thì còn một số diện tích các hộ sống trên khu vực đền
Vua Hùng còn trồng các loại cây ăn quả trong các khu vườn tạp hộ gia đình, cũng
chỉ mang tính chất phủ xanh đất trống, hiệu quả thu nhập chưa cao.
- Về động vật: Các loại động vật hoang dã trong khu vực hầu như không có nuôi
trồng mới mà chỉ mang tính chất tự phát triển theo quy luật, còn các hộ gia đình chăn
nuôi gia súc, gia cầm vừa lấy thịt vừa tận dụng sức kéo cho sản xuất nông nghiệp.
3.2. Tình hình chăm sóc, bảo vệ
Khu di tích lịch sử Đền Hùng được thành lập ngày 21 tháng 11 năm 1989 là
đơn vị quản lý trực tiếp khu di tích Đền Hùng. Đã có nhiều phương án chăm sóc,
bảo vệ và phát huy tác dụng của khu di tích, dưới sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ, HĐND
tỉnh, và trực tiếp là UBND tỉnh Phú Thọ, có sự phối kết hợp của Thành phố Việt
Trì, Huyện Lâm Thao, Huyện Phù Ninh và các xã vùng ven đã quản lý quy hoạch
chăm sóc và bảo vệ. Đã phối kết hợp với viện quy hoạch rừng điều tra động - thực
vật trong khu di tích, phối kết hợp với các lực lượng công an, kiểm lâm có biện
pháp chăm sóc, bảo vệ tốt rừng cấm Quốc gia Đền Hùng.
4. Thực trạng phát triển các loại cây trồng
4.1. Đối với cây ăn quả
Diện tích cây ăn quả tại Khu di tích Đền Hùng có quy mô nhỏ, không
đồng đều, hiện nay có một vườn cây ăn quả Vườn Vải Bác Hồ diện tích 5,3 ha,
vị trí ngay chân núi Hùng, đã phát triển tốt thành rừng màu xanh, vừa có giá trị
về kinh tế vừa có giá trị về cảnh quan, du lịch. Còn lại là các vườn nhỏ dưới 0,3
ha của các hộ dân, loài cây chủ yếu là vải, nhãn, hồng, mít... và với diện tích hết
sức khiêm tốn, gần 30 ha, chỉ chiếm hơn 1,5% diện tích toàn khu vực, mặc dầu
tiềm năng đất đai là rất phong phú.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/


112

Xu hướng trong những năm tiếp theo tại khu vực Đền Hùng phát triển các
loại cây ăn quả có giá trị cao như Dẻ trùng khánh, Nhãn, Vải thiều, Đào, Xoài... từ
nhiều địa phương trên toàn quốc đưa đến gây trồng, dần thay thế các loài cây trồng
có giá trị kinh tế thấp, xây dựng những mô hình trang trại, nông lâm kết hợp là
những hoạt động thiết thực trong việc phát triển kinh tế xã hội, cải thiện cảnh quan
và môi trường sinh thái nhằm phát triển chung về nền nông nghiệp sinh thái theo
hướng bền vững tại khu vực đền Vua Hùng.
Trồng vườn cây ăn quả là một phương thức trồng các loài thân gỗ đa tác
dụng, theo hướng thâm canh đang phát triển theo các mô hình khoa học bao gồm
các mô hình vườn rừng, mô hình vườn quả:
- Mô hình vườn rừng: Bao gồm các cây ăn quả lâu niên thân gỗ kích thước to
hoặc nhỏ. Do có ưu thế về chiều cao, nên vườn rừng có cấu trúc gần giống với cấu
trúc của rừng tự nhiên chỉ khác tầng trên là những cây ăn quả, vì vậy mô hình này
ngoài lợi ích kinh tế còn có tác dụng tận dụng không gian sống và cải tạo môi
trường rất tốt. Dưới đây là một mô hình theo phương thức sau:
Tầng trên là Mít, Trám, Sấu, tầng giữa và dưới là chè dứa, sắn, củ từ, củ mỡ,
lạc, cây cốt khí... được trồng theo hàng và theo các đường đồng mức. Xung quanh
vườn rừng là hàng rào tre, mây.
- Mô hình vườn quả: Thông thường trong các vườn quả trồng các loài cây ăn
quả thân gỗ chỉ có tầm vóc nhỏ, dạng cây bụi như:
Tầng trên Vải thiều, Na, Bưởi mỹ, chanh, Cam, Xoài... tầng dưới là các loài
cây Sả, Gừng, Nghệ, Dứa và các loại rau thơm.
4.2. Đối với các loại cây cảnh
Theo thống kê bước đầu đã ghi nhận được 97 loài thuộc 45 họ, chiếm
15,25% tổng số loài, trong đó 81 loài do gây trồng mà có. Điều đó nói lên nguồn tài
nguyên cây cảnh trong rừng tự nhiên ở đây còn nghèo và ít. Các họ có nhiều cây
cảnh nhất là Caesalpiniaceae (7 loài), tiếp đến là Moraceae (5 loài), Rubiaceae (5
loài), Âgvaceae (5 loài), Arecaceae (5 loài), Euphorbiaceae (4 loài), Araceae (4
loài), Orchidaceae (3 loài), Poaceae (3 loài)...
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
113

Trong những năm gần đây, việc đầu tư xây dựng cảnh quan khu di tích Đền
Hùng có rất nhiều dự án, trong đó các dự án luôn chú ý đến khuân viên cây cảnh bố
trí ở nhiều khu vực, hệ thống cây cảnh được bố trí từ cổng đi vào dài trên 3km, và
các công trình vườn hoa cây cảnh tại các khu trung tâm lễ hội, trung tâm hoạt động
vui chơi các loại hình dân gian, đặc biệt là được bố trí tại các đền, chùa, lăng, cơ
quan, các đồi cây cảnh khu Bảo tàng, vườn cây lưu niệm, cổng đền Mẫu Âu cơ, khu
ngã 5 Đền giếng và các khu dịch vụ Hồ Gò Cong, Hồ Khuân Muồi, Trung tâm hoạt
động thanh thiếu niên Hùng Vương ...vv được chăm sóc hàng ngày phát triển tốt và
tạo hình đẹp phục vụ khách thập phương du ngoạn, tham quan.
Số lượng các vườn hoa cây cảnh lớn là 7,9 ha, được phân bố trồng đều ở các
khu vãn cảnh vui chơi, phục vụ du lịch gồm: Vườn hoa Trung tâm lễ hội diện tích 1
ha; vườn hoa đồi Công quán diện tích 4,2 ha; vườn cây lưu niệm diện tích 2,2 ha;
vườn hoa ngã 5 Đền Giếng diện tích 0,5 ha.
4.3. Đối với các loại cây trồng khác
Các loại cây trồng khác thuộc khu di tích gồm các loại cây bản địa lấy gỗ,
lấy hạt, lấy củ chủ yếu do người dân trồng thời vụ hoặc xen canh, nhưng diện tích
trồng hiện nay còn ít do Nhà nước thu hồi phục vụ các công trình du lịch, các công
trình tái tạo rừng Quốc gia Đền Hùng, như Vườn Ươm rừng Quốc gia Đền Hùng đã
xây dựng hoàn thiện đưa vào sử dụng với mục đích ươm giống các loại cây trồng
cho khu rừng Đền Hùng. Các loại cây trồng này cũng có giá trị thu nhập cao như củ
Hoài Sơn, Củ mài, Củ Từ... hàng năm là hàng bán cho du khách thập phương có
hiệu quả kinh tế, những năm tiếp theo, địa phương đã có quy hoạch vùng sản xuất
các loại cây trồng địa phương phục vụ khách du lịch tại khu di tích Đền Hùng.
5. Thực trạng phát triển các loại vật nuôi tại khu di tích lịch sử Đền Hùng
5.1. Đối với vật nuôi lấy thịt
Vật nuôi lấy thịt tại khu di tích lịch sử Đền Hùng tập trung vào các hộ thuộc
thôn Cổ Tích - xã Hy Cương và thôn Khang Phụ - xã Chu Hoá:
5.2. Đối với vật nuôi làm cảnh
Vật nuôi làm cảnh tại khu vực đền Vua Hùng gồm rất nhiều loài như: Nhóm
thú: 13 loài; Nhóm chim: 59 loài; Nhóm bò sát: 14 loài; Nhóm lưỡng cư: 9 loài

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/


114

thuộc 81 giống, 4 lớp; và Nhóm cá 36 loài, trong đó Chim là nhóm có số lượng


giống và loài nhiều nhất, lưỡng cư có số lượng giống và loài ít nhất, trong số lượng
động vật tại khu di tích Đền Hùng có số loài quý hiếm được ghi trong sách đỏ là 7
loài (4 loài bò sát, 2 loài chim và 1 loài cú), các loài côn trùng rất đẹp và rất nhiều,
các loài vật nuôi làm cảnh hầu hết sinh sống, phát triển tại khu rừng cấm Quốc gia
Đền Hùng được bảo vệ nghiêm ngặt, chúng tự sinh trưởng và phát triển trong sự
bảo vệ của con người, hàng năm chúng đã sinh đẻ khá nhiều, bởi vì trong những
thời gian gần đây thì người dân và du khách mới nhìn thấy chúng, chủ yếu các loài
Sóc, Tắc kè, Chim lợn, Rùa bè, Rắn hổ mang, Rắn cạp nong, Khiếu, Diều hâu,
Chiết vá ...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/


115

Phụ lục 02
BẢNG CÂU HỎI ĐIỀU TRA MỨC ĐỘ NHẬN BIẾT CÁC TIỀM NĂNG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI KHU DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỀN HÙNG
VÀ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH DU LỊCH ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG
DU LỊCH CỦA KHU DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỀN HÙNG, TỈNH PHÚ THỌ

Kính thưa Quý vị!


Tôi là………..học viên trường…………………... Hiện nay, tôi đang làm
Luận văn tốt nghiệp với đề tài “Khai thác tiềm năng phát triển du lịch khu di tích
lịch sử Đền Hùng tỉnh Phú Thọ.” Vì vậy, tôi xây dựng bảng câu hỏi dưới đây
nhằm tìm hiểu mức độ nhận biết các tiềm năng phát triển du lịch tại Khu di tích lịch
sử Đền Hùng và mức độ hài lòng của khách du lịch đối với hoạt động du lịch của
Khu di tích này. Những ý kiến của Quý vị sẽ là những thông tin quý báu giúp tôi
hoàn thành đề tài trên. Tôi rất mong nhận được sự hợp tác từ phía Quý vị. Tôi xin
đảm bảo những thông tin của quý vị chỉ phục vụ mục đích học tập, xin chân thành
cảm ơn.
Phần I: Thông tin cá nhân
Xin Quý vị cho biết một số thông tin cá nhân sau:
- Họ và tên:
- Giới tính:
- Nghề nghiệp:
Phần II: Mức độ nhận biết về những yếu tố ảnh hƣởng đến khai thác tiềm
năng phát triển du lịch Khu di tích lịch sử Đền Hùng
1. Anh/ Chị nhận thấy mô hình quản lý ngành, chính quyền có ảnh hưởng như thế nào
đến hoạt động khai thác tiềm năng phát triển du lịch của Khu di tích Đền Hùng (hoạt
động khai thác). Khoanh tròn vào đáp án Anh/ Chị cho là đúng nhất.
a. Rất nhiều b. Nhiều c. Ít d. Rất ít
2. Anh/ Chị nhận thấy hệ thống pháp luật hiện nay có vai trò như thế nào đến hoạt
động khai thác. Khoanh tròn vào đáp án Anh/ Chị cho là đúng nhất.
a. Rất nhiều b. Nhiều c. Ít d. Rất ít

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/


116

3. Anh/ Chị nhận thấy cơ chế chính sách của Đảng và Nhà nước hiện nay đóng vai trò
ra sao trong hoạt động khai thác. Khoanh tròn vào đáp án Anh/ Chị cho là đúng nhất.
a. Rất nhiều b. Nhiều c. Ít d. Rất ít
4. Anh/ Chị nhận thấy hoạt động và xu thế hội nhập quốc tế có ý nghĩa như thế nào
trong hoạt động khai thác. Khoanh tròn vào đáp án Anh/ Chị cho là đúng nhất.
a. Rất nhiều b. Nhiều c. Ít d. Rất ít
5. Anh/ Chị nhận thấy vai trò của điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội ra sao
trong hoạt động khai thác. Khoanh tròn vào đáp án Anh/ Chị cho là đúng nhất.
a. Rất nhiều b. Nhiều c. Ít d. Rất ít
6. Anh/ Chị nhận thấy những tiến bộ về khoa học công nghệ hiện nay có vai trò như
thế nào trong việc phát triển du lịch tại Khu di tích Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ.
Khoanh tròn vào đáp án Anh/ Chị cho là đúng nhất.
a. Rất nhiều b. Nhiều c. Ít d. Rất ít
7. Anh/ Chị nhận thấy nguồn lực lao động tại địa phương hiện nay có vai trò như
thế nào trong hoạt động khai thác tiềm năng này. Khoanh tròn vào đáp án Anh/ Chị
cho là đúng nhất.
a. Rất nhiều b. Nhiều c. Ít d. Rất ít
III. Đối với khách du lịch
Mức độ hài lòng của Anh/ Chị đối với quá trình khai thác tiềm năng phát
triển du lịch của Khu di tích lịch sự Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ qua các chỉ tiêu:
8. Anh/ Chị cảm thấy như thế nào về cảnh quan thiên nhiên (mức độ khai thác cảnh
quan thiên nhiên vào các hoạt động du lịch, sự hài hòa trong việc bố trí cảnh quan
thiên nhiên…) của Khu di tích lịch sử Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ? Khoanh tròn vào
đáp án Anh/ Chị cho là đúng nhất.
a. Rất hài lòng b. Hài Lòng c. Không hài lòng d. Rất không hài lòng
9. Anh / Chị đánh giá như thế nào về mức độ hấp dẫn của các di tích lịch sử văn
hóa, các lễ hội… (các tài nguyên du lịch nhân văn) của Khu di tích lịch sử Đền
Hùng? Khoanh tròn vào đáp án Anh/ Chị cho là đúng nhất.
a. Rất hài lòng b. Hài Lòng c. Không hài lòng d. Rất không hài lòng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/


117

10. Anh/ Chị đánh giá như thế nào về các sản phẩm du lịch sinh thái của Khu di tích
lịch sử Đền Hùng. Khoanh tròn vào đáp án Anh/ Chị cho là đúng nhất.
a. Rất hài lòng b. Hài Lòng c. Không hài lòng d. Rất không hài lòng
11. Anh/ Chị nhận thấy như thế nào về cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch của
Khu di tích lịch sử Đền Hùng. Khoanh tròn vào đáp án Anh/ Chị cho là đúng nhất
đối với từng loại cơ sở vật chất kỹ thuật.
- Dịch vụ vận chuyển
a. Rất tốt b. Tốt c. Bình thường d. Kém e. Rất kém
- Dịch vụ tham quan
a. Rất tốt b. Tốt c. Bình thường d. Kém e. Rất kém
- Dịch vụ lưu trú
a. Rất tốt b. Tốt c. Bình thường d. Kém e. Rất kém
- Dịch vụ ăn uống
a. Rất tốt b. Tốt c. Bình thường d. Kém e. Rất kém
- Dịch vụ giải trí
a. Rất tốt b. Tốt c. Bình thường d. Kém e. Rất kém
- Hàng lưu niệm
a. Rất tốt b. Tốt c. Bình thường d. Kém e. Rất kém
- Dịch vụ khác
a. Rất tốt b. Tốt c. Bình thường d. Kém e. Rất kém
12. Anh/ Chị nhận thấy như thế nào về ứng xử văn hóa của những người làm du
lịch tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng. Khoanh tròn vào đáp án Anh/ Chị cho là
đúng nhất.
- Đối với các nhân viên khách sạn, nhà nghỉ, công ty lữ hành
a. Rất hài lòng b. Hài Lòng c. Không hài lòng d. Rất không hài lòng
- Đối với các nhân viên khu vui chơi, giải trí
a. Rất hài lòng b. Hài Lòng c. Không hài lòng d. Rất không hài lòng
13. Anh/ Chị biết đến Đền Hùng bằng phương thức nào? Khoanh tròn vào đáp án
Anh/ Chị cho là đúng nhất.
a. Qua các kênh tổng hợp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/


118

b. Qua truyền hình


c. Qua người thân, bạn bè
d. Qua các công ty lữ hành
e. Qua báo chí
f. Qua tivi
14. Anh/ Chị đến Khu di tích lịch sử Đền Hùng vì mục đích gì? Khoanh tròn vào
đáp án Anh/ Chị cho là đúng nhất.
a. Du lịch văn hóa cội nguồn
b. Thực hiện các hình thức du lịch sinh thái
c. Nghỉ dưỡng
d. Du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo
e. Du lịch kết hợp thăm người thân và mục đích khác
15. Anh / Chị đã đi du lịch đến Khu di tích lịch sử Đền Hùng bao nhiêu lần?
Khoanh tròn vào đáp án Anh/ Chị cho là đúng nhất.
a. Duy nhất một lần
b. Từ 2-5 lần
c. Từ 5 lần trở lên
16. Anh / Chị thường ở lại Khu di tích lịch sử Đền Hùng bao lâu? Khoanh tròn vào
đáp án Anh/ Chị cho là đúng nhất.
a. Một ngày
b. Từ 2-5 ngày
c. Từ 5 ngày trở lên
17. Mức độ chi tiêu của Anh/ Chị khi đến Khu di tích lịch sử Đền Hùng? Khoanh
tròn vào đáp án Anh/ Chị cho là đúng nhất.
a. Từ 100.000đ - 300.000đ
b. Từ 300.000đ - 500.000đ
c. Từ 500.000đ trở lên

Cảm ơn Quý vị đã dành thời gian giúp tôi hoàn thành phiếu điều tra,
xin chúc quý vị vạn sự như ý!

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

You might also like