You are on page 1of 18

Câu 1: Mô tả cấu trúc chung của hệ truyền động điện?

Giải :
Truyền động cho một máy, một dây chuyền sản xuất mà dùng năng lượng điện thì gọi là
truyền động điện (TĐĐ).
Hệ truyền động điện là một tập hợp các thiết bị như: Thiết bị điện, thiết bị điện từ, thiết bị
điện tử, cơ, thủy lực phục vụ cho việc biến đổi điện năng thành cơ năng cung cấp cho cơ
cấu chấp hành trên các máy sản xuất, đồng thời có thể điều khiển dòng năng lượng đó theo
yêu cầu công nghệ của máy sản xuất.
Về cấu trúc, một hệ thống TĐĐ nói chung bao gồm các khâu:

Hình 2.1 Cấu trúc hệ thống truyền động điện.


BBĐ: Bộ biến đổi dùng để biến đổi loại dòng điện (xoay chiều thành một chiều hoặc ngược
lại), biến đổi loại nguồn (nguồn áp thành nguồn dòng hoặc ngược lại), biến đổi mức điện
áp (hoặc dòng điện), biến đổi số pha, biến đổi tần số...
Các BBĐ thường là máy phát điện, hệ máy phát- động cơ (hệ F-Đ), các chỉnh lưu không
điều khiển và có điều khiển, các bộ biến tần...
Đ: Động cơ điện, dùng để biến đổi năng lượng điện thành cơ năng hay cơ năng thành điện
năng (khi hãm điện).
Các động cơ điện thương là: Động cơ điện xoay chiều KĐB ba pha rotor dây quấn hay lồng
sóc; động cơ điện một chiều kích từ song song, nối tiếp hay kích từ băng nam châm vĩnh
cửu; động cơ xoay chiều đồng bộ....
TL: Khâu truyền lực, dùng để truyền lực từ động cơ điện đến cơ cấu sản xuất hoặc dùng
để biến đổi dạng chuyển động (quay thành tịnh tiến hay lắc) hoặc làm phù hợp về tốc độ,
moment, lực.
Để truyền lực, có thể dùng các bánh răng, thanh răng, trục vit, xích, đai truyền, các bộ ly
hợp cơ hoặc điện từ ...
CCSX: Cơ cấu sản xuất hay cơ cấu làm việc, thực hiện các thao tác sản xuất và công nghệ
(gia công chi tiết, nâng – hạ tải trọng, dịch chuyển...).
ĐK: Khối điều khiển là các thiết bị dùng để điều khiển bộ biến đổi BBĐ, động cơ điển Đ,
cơ cấu truyền lực TL.
Khối điều khiển bao gồm các cơ cấu đo lường, các bộ điều chỉnh tham số và công nghệ,
các khí cụ, thiết bị điều khiển đóng cắt có tiếp điểm (các rơ le, công tắc tơ) hay không có
tiếp điểm (điện tử, bán dẫn). Một số hệ TĐĐ TĐ khác có cả mạch ghép nối với các thiết bị
tự động khác như máy tính điều khiển, các bộ vi xử lý, PLC...
Các thiết bị đo lường, cảm biến (sensor) dùng để lấy các tín hiệu phản hồi có thể là các loại
đồng hồ đo, các cảm biến từ, cơ, quang...
Một hệ thống TĐĐ không nhất thiết phải có đầy đủ các khâu trên. Tuy nhiên một hệ thống
TĐĐ bất kỳ nào luôn luôn bao gồm hai phần chính:
 Phần lực: Bao gồm bộ biến đôi và động cơ điện.
 Phần điều khiển.
Một hệ thống truyền động điện được gọi là hệ hở khi không có phản hồi, và được gọi là hệ
kín khi có phản hồi, nghĩa là giá trị của đại lượng đầu ra được đưa trở lại đầu vào dưới
dạng một tín hiệu nào đó để điều chỉnh lại việc điều khiển sao cho đại lượng đầu ra đạt
được giá trị mong muốn

Câu 2: Trình bày về các trạng thái làm việc của hệ truyền động điện?

Trạng thái động cơ:


Dòng công suất điện (Pđiện ) có giá trị dương nếu như có chiều truyền từ nguồn đến động
cơ và từ động cơ biến đổi công suất điện thành công suất cơ:
Pcơ = M.ω
Công suất cơ cấp cho máy sản xuất và được tiêu thụ tại cơ cấu công tác của máy. Công
suất cơ này có giá trị dương nếu như mômen động cơ sinh ra cùng chiều với tốc độ quay
Trạng thái máy phát:
Khi hệ truyền động làm việc, trong một điều kiện nào đó, cơ cấu công tác của máy sản
xuất có thể tạo ra cơ năng do động năng hoặc thế năng tích lũy trong hệ đủ lớn, cơ năng đó
được truyền về trục động cơ, động cơ tiếp nhận năng lượng này và làm việc như máy phát
điện.
Công suất điện có giá trị âm nếu nó có chiều từ động cơ về nguồn, công suất cơ có giá trị
âm khi nó truyền từ máy sản xuất về động cơ và mômen động cơ sinh ra ngược chiều với
tốc độ quay
Phương trình cân bằng công suất của hệ TĐĐ TĐ:

- Trạng thái động cơ: chế độ có tải và chế độ không tải. Trạng thái
động cơ phân bố ở góc phần tư I, III của mặt phẳng ω(M)
- Trạng thái hãm: Hãm không tải, hãm tái sinh, hãm ngược và hãm
động năng. Trạng thái hãm ở góc II, IV của mặt phẳng ω(M)
+ Hãm tái sinh: Pđ < 0, Pc < 0, cơ năng → điện năng trả về lưới
+ Hãm ngược: Pđ > 0, Pc < 0, điện năng + cơ năng → tổn thất ΔP
+ Hãm động năng: Pđ = 0, Pc < 0, cơ năng → tổn thất ΔP
Câu 3: Mô tả cấu trúc chung của hệ truyền động cơ?

Hệ truyền động cơ khí là những cơ cấu dùng để truyền cơ năng từ động cơ đến các bộ
phận của máy, thường có biến đổi lực, vận tốc hoặc momen hay đôi khi biến đổi cả đặc
tính làm hai nhóm chính:
+ Truyền động bằng ma sát, bao gồm: truyền động ma sát ( tiếp xúc trực tiếp ) và truyền
động đai (tiếp xúc gián tiếp )

Hình 1.1 Truyền động ma sát


+Truyền động bằng ăn khớp, bao gồm : truyền động bánh răng, truyền động trục vít –
bánh vít ( tiếp xúc trực tiếp ) và truyền động xích ( tiếp xúc gián tiếp )
Ngoài các bộ truyền động quay trên, thực tế còn sử dụng truyền động vít – đai ốc để biến
chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến.
Sử dụng các bộ truyền làm khâu nối giữa các động cơ cới các bộ phận làm việc của máy
liên quan đến việc giải quyết những nhiệm vụ đặt ra cho máy.

Câu 4: Trình bày các phương trình động học của hệ truyền động điện?
Câu 5: Mô tả cấu trúc chung của hệ truyền động thủy khí?
Câu 6: Trình bày về động cơ điện 3 pha rô to lồng sóc
a) Đặc điểm cấu tạo, ứng dụng?
b) Phương trình động học và đặc tính cơ?
A, a) Cấu tạo của rôto lồng sóc
STATOR
Rotor

Trong máy cảm ứng đồng bộ 3 pha, dòng điện xoay chiều sẽ cung cấp cho cuộn dây
stator một năng lượng để giúp cho nó tạo ra từ thông quay. Từ thông sẽ tạo ra 1 từ trường
quay từ trong khe hở không khí giữa stator và rotor, đồng thời tạo ra một điện áp để tạo ra
dòng điện chạy qua các thanh rotor.

Mạch và dòng điện ở trong dây dẫn rotor lúc này đã được kích hoạt. Tác động của từ
thông quay và dòng điện cùng lúc sẽ tạo ra một lực tạo ra mô men xoắn để thực hiện khởi
động động cơ.
B, Phương trình đặc tính cơ
Khái niệm đặc tính cơ :
+ Đạt được trạng thái làm việc với những thông số yêu cầu tốc độ, mômen, dòng điện
động cơ ... cần phải tạo ra những đặc tính cơ nhân tạo của động cơ tương ứng.
+ Mỗi động cơ có một đặc tính cơ tự nhiên xác định bởi các số liệu định mức và được sử
dụng như loạt số liệu cho trước.
+ Những đặc tính cơ nhân tạo có được do biến đổi thông số của nguồn, của mạch điện
động cơ, hoặc do thay đổi cách nối dây của mạch, hoặc do dùng thêm thiết bị biến đổi.
+ Bất kỳ thông số nào có ảnh hưởng đến hình dáng và vị trí của đặc tính cơ, đều được coi
là thông số điều khiển động cơ, và tương ứng là một phương pháp tạo đặc tính cơ nhân
tạo hay đặc tính điều chỉnh.
+ Phương trình đặc tính cơ của động cơ điện có thể viết theo dạng thuận M = f(ω) hay
dạng ngược ω = f(M). ( Là mối liên hệ giữa momen và tốc độ )
Câu 7: Trình bày về động cơ điện 3 pha rô to dây quấn
a) Đặc điểm cấu tạo, ứng dụng?
b) Phương trình động học và đặc tính cơ?
Phần Stator giống ở trên
Phần Rotor lõi thép giống ở trên

PHƯƠNG TRÌNH ĐẶC TÍNH CƠ GIỐNG PHẦN TRÊN


Câu 8: Trình bày về động cơ điện một chiều kích từ hỗn hợp
a) Đặc điểm cấu tạo, ứng dụng?
b) Phương trình động học và đặc tính cơ
- Phân loại động cơ điện một chiều
Khi xem xét động cơ điện một chiều cũng như máy phát điện một chiều người ta phân
loại theo cách kích thích từ các động cơ. Theo đó ta có 4 loại động cơ điện một chiều
thường sử dụng:
+) Động cơ điện một chiều kích từ độc lập: Phần ứng và phần kích từ được cung cấp từ
hai nguồn riêng rẽ.
+) Động cơ điện một chiều kích từ song song: Cuộn dây kích từ được mắc song song với
phần ứng.
+) Động cơ điện một chiều kích từ nối tiếp: Cuộn dây kích từ được mắc nối tếp với phần
ứng.
+) Động cơ điện một chiều kích từ hỗn hợp: Gồm có 2 cuộn dây kích từ, một cuộn mắc
song song với phần ứng và một cuộn mắc nối tiếp với phần ứng.
Câu 9: Trình bày về động cơ điện một chiều kích từ nối tiếp
a) Đặc điểm cấu tạo, ứng dụng?
b) Phương trình động học và đặc tính cơ?
Câu 10: Trình bày về động cơ điện một chiều kích từ độc lập
a) Đặc điểm cấu tạo, ứng dụng?
b) Phương trình động học và đặc tính cơ?
Câu 11: Trình bày ưu nhược điểm của biến tần trong điều khiển tốc độ
động cơ?
Ưu điểm của máy biến tần
– Máy biến tần là thiết bị có khả năng làm thay đổi tần số dòng điện vì vậy nên dễ dàng thay đổi
tốc độ quay của động cơ một cách linh hoạt và hiệu quả

– Máy biến tần tiết kiệm được tối đa năng lượng

– Máy biến tần hoạt động một cách ổn định ít khi bị hư hỏng

– Khi bị hư hỏng thì bạn cũng có thể trục tiếp khắc phục được hoặc chi phí sửa chữa biến tần
không quá cao

– Sử dụng máy biến tần trong sản xuất nâng cao được tuổi thọ của các thiết bị bởi quá trình khởi
động và dừng động cơ êm dịu, giúp cho tuổi thọ của động cơ và các bộ phận cơ khí ổn định và
kéo dài hơn.

– Giảm chi phí sản xuất và giảm giá thành sản phẩm

– Có thể điều khiển trực tiếp momen của động cơ


– Cho phép mở rộng dải điều chỉnh và nâng cao tính chất động học của hệ thống

– Biến tần có thể làm việc được trong nhiều môi trường khác nhau nhờ hệ thống điều chỉnh tốc
độ động cơ bằng biến tần có kết cấu đơn giản

– Có khả năng đáp ứng cho nhiều ứng dụng khác nhau.

– Các thiết bị cần thay đổi tốc độ nhiều động cơ cùng một lúc (dệt, băng tải …).

– Đầy đủ các chức năng bảo vệ động cơ: Quá dòng, quá áp, mất pha, đảo pha …

– Có thể kết nối mạng với hệ thống điều khiển trung tâm.

– Có khả năng điều chỉnh tần số theo giá trị tốc độ đặt mong muốn.

– Dễ dàng kết nối với hệ điều khiển tự động

Nhược điểm của máy biến tần


– Để sử dụng và vận hành biến tần đúng cách hiệu quả thì người sử dụng, lắp đặt nhất thiết phải
có kiến thức nhất định

– Chi phí đầu tư ban đầu cao.


– Để khởi động hoặc dừng động cơ điện không đồng bộ với công suất vừa và lớn thường thì
dùng phương pháp khởi động trực tiếp nên sẽ gây giảm áp trên đường dây rất lớn.

– Biến tần tốc độ quay của động cơ điện cảm ứng chỉ được điều khiển theo từng cấp (hữu cấp);
thông thường thì mỗi động cơ chỉ có thể thay đổi được một trong những dãy tốc độ đồng bộ

– Cần phải bảo trì, bảo dưỡng máy biến tần định kỳ nếu không muốn máy gây ra các lỗi 2
năm/lần

Câu 12: Vẽ sơ đồ mạch khởi động và hãm động năng động cơ điện 3 pha
rô to lồng xóc?

Câu 13: Vẽ sơ đồ mạch khởi động và đảo chiều động cơ điện 3 pha rô to
lồng xóc?
Câu 14: Thiết kế mạch đảo chiều và điều khiển tốc độ động cơ điện một
chiều kích từ độc lập?

Câu 15: Trình bày nguyên tắc điều khiển và các phương pháp điều khiển
tốc độ động cơ bước?

You might also like