You are on page 1of 12

TRẮC NGHIỆM CHƯƠNG 4

Câu 1: “Tư duy trừu tượng, gián tiếp, khái quát không thẻ tồn tại bên ngoài ngôn
ngữ, nó phải dừng ngôn ngữ làm phương tiện cho mình.Nếu không có ngôn ngữ thì
bản thân quá trình tư duy không thể diễn ra được, đồng thời các sản phẩm tư duy
cùng không được chủ thể và người khác tiếp nhận”. thể hiện đặc điểm nào cảu tư
duy?

A. Tính “có vấn đề” của tư duy.

B. Tính gián tiếp của tư duy.

C.Tính trừu tượng và khái quát của tư duy.

D. Tư duy của con người có quan hệ chặt chẽ với ngôn ngữ.

Câu 2: Điền vào chỗ trống:


Về nội dung phản ánh, tưởng tượng.(1)....................... Những cái chưa có trong
kinh nghiệm cá nhân hoặc của xã hội. Cái mới ấy được tưởng tượng tạo ra dưới
hình thức (2)........................, xây dựng nên nó trên cơ sở những biểu tượng đã có.
A. (1): phản ánh những cái chưa có.
(2): biểu tượng mới bằng cách sáng tạo ra nó.
B. (1) : cái mới bằng cách sáng tạo ra nó.
(2): phản ánh những cái đã có.
C. (1): Phản ánh tư duy.
(2): phản ánh những cái chưa có.
D. (1): phản ánh cái mới.
(2): biểu tượng mới bằng cách sáng tạo ra nó.
Câu 3: Trong mối quan hệ giữa tư duy và tưởng tượng quá trình phản ánh hiện
thực khách quan sử dụng gì để làm cơ sở, chất liệu để giải quyết vấn đề?

A. Hình ảnh và kinh nghiệm.

B. Ngôn ngữ và tài liệu cảm tính.

C. Hình ảnh và ngôn ngữ.

D. Hoàn cảnh và tri giác.

Câu 4: Các nhà văn, nhà soạn kịch… đã xây dựng nên tính cách cho các nhân vật
trong tác phẩm của mình bằng phương pháp:
A. Chắp ghép.
B. Điển hình hóa.
C. Loại suy.
D. Thay đổi kích thước, số lượng.
Câu 5: Mình người, đầu dê là cách sáng tạo hình ảnh nào của tưởng tượng?

A. Thay đổi kích thước, số lượng.

B. Nhấn mạnh.

C. Chắp ghép.

D. Điển hình hoá.

Câu 6: Muốn kích thích tư duy thì hoàn cảnh có vấn đề phải bảo đảm các điều
kiện:
1.Cá nhân ý thức được vấn đề.
2. Dữ kiện nằm ngoài tầm hiểu biết.
3. Có nhu cầu giải quyết vấn đề.
4. Dữ kiện nằm trong tầm hiểu biết.
5. Dữ kiện quen thuộc.
Phương án đúng là:

A. 1,3,5. B. 1,2,4. C. 1,3,4 . D. 2,3,5.

Câu 7: Câu nào sau đây định nghĩa đúng về tư duy?

A. Tư duy là một quá trình tâm lý phản ánh những thuộc tính bản chất
những mối liên quan và quan bên trong có tính quy luật của sự vật hiện tượng
trong hiện thực khách quan mà trước đó ta chưa biết.

B.Tư duy là một quá trình tâm lý phản ánh những thuộc tính bản năng những
mối liên quan và quan hệ bên trong có tính quy chuẩn của hiện tượng trong hiện
thực khách quan mà trước đó ta chưa biết.

C.Tư duy là một quá trình tâm lý thuộc nhận thức lý tính là một mức độ
nhận thức mới về chất so với cảm giác và tri giác.

D.Tư duy là một quá trình tâm lý thuộc tính nhận thúc lý học là một mức độ
nhận thức mới về chất so với cẩm giác và tri giác.

Câu 8: Điền từ thích hợp vào chỗ trống:

Tưởng tượng là một quá trình ..., được bắt đầu và thực hiện chủ yếu bằng ..., nhưng
vẫn mang tính ... và khái quát cao so với trí nhớ.

A. Tư duy, trí nhớ, gián tiếp.

B.Nhận thức, trí nhớ, trực tiếp.

C.Tư duy, hình ảnh, gián tiếp.

D.Nhận thức, hình ảnh, trực tiếp.


Câu 9: Đâu không phải tác dụng của tưởng tượng trong việc học tập và rèn luyện
của sinh viên:

A.Giúp sinh viên có thể hình dung và tiếp thu tri thức mới dễ dàng hơn.

B. Giúp sinh viên có khả năng tư duy, giải quyết vấn đề đã gặp tốt và có trí
nhớ tốt.

C.Giúp sinh viên phát triển nhân cách và đạo đức tốt hơn, hướng đến chân
thiện mỹ trong cuộc sống.

D.Giúp sinh viên hoàn thiện hình ảnh cá nhân giữa xã hội xung quanh.

Câu 10: Các giai đoạn của tư duy:

1. Xác định vấn đề và biểu đạt vấn đề.


2. Sàn lọc các liên tưởng về giả thuyết.
3. Huy động các tri thức, kinh nghiệm.
4. Giải quyết nhiệm vụ.
5. Kiểm tra giả thuyết.

Đâu là ý đúng trong các ý trên:

A.1,2,3,4. B. 1,3,4,5. C. 1,2,3,5. D. 2,3,4,5.

Câu 11: Tưởng tượng tiêu cực là gì?

A.Là quá trình xây dựng hình ảnh mới , độc lập với cá nhân và xã hội được
thực hiện hóa trong các sản phẩm độc đáo có giá trị.

B.Là loại tưởng tượng tạo ra những hình ảnh nhằm dáp ứng nhu cầu, kích
thích tích cực thực tế con người.
C. Là loại tưởng tượng tạo ra những hình ảnh không thể hiện thực hoá trong
cuộc sống.

D. Là loại tưởng tượng tạo ra các hình ảnh chỉ là mới đối với cá nhân người
tưởng tượng và dựa trên sự mô tả của người khác.

Câu 12: Tư duy của con người là chủ thể có mấy đặc điểm cơ bản?

A.2. B.3. C.4. D.5.

Câu 13: Tưởng tượng là gì ?


A.Là một quá trình tâm lý phản ánh những cái chưa từng có trong kinh
nghiệm của cá nhân bằng cách xây dựng những hình ảnh mới trên cơ sở biểu
tượng chưa có.
B. Là một quá trình tâm lý phản ánh những cái chưa từng có trong kinh
nghiệm của cá nhân bằng cách xây dựng những hình ảnh mới trên cơ sở những
biểu tượng đã có.
C. Là một quá trình tâm lý phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối
liên hệ và quan hệ trong có tính quy luật của sự vật, hiện tượng trong hiện thực
khách quan, mà trước đó ta chưa biết.
D. Là một quá trình tâm lý phản ánh những mối liên hệ và quan hệ trong có
tính quy luật của sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan, mà trước đó ta đã
biết.
Câu 14: Nếu kết quả của ……….. là những khái niệm, những phán đoán và suy lý
về thế giới, thì kết quả của …………. là những biểu tượng, hình ảnh về thế giới
những biểu tượng đó là ………, mang tính sáng tạo.

A. Tưởng tượng, Tư duy, Cái cũ.

B. Tư duy, Tưởng tượng, Cái mới.


C. Tư duy, Hình ảnh, Cái mới.

D. Tưởng tượng, Nhận thức, Cái Mới.

Câu 15: Thế nào là Chắp ghép (kết tinh)?


A. Phương pháp ghép các bộ phận của nhiều sự vật, hiện tượng khác nhau
lại để tạo ra hình ảnh mới. Ở đây các bộ phận hợp thành hình ảnh mới không bị chế
biến, mà chỉ ghép nối, kết dính đơn giản.
B. Phương pháp ghép các bộ phận của nhiều sự vật, hiện tượng khác nhau
lại để tạo ra hiện tượng mới.Ở đây các bộ phận hợp thành hình ảnh mới không bị
chế biến, mà chỉ ghép nối, kết dính đơn giản.
C. Phương pháp ghép các sự việc của nhiều sự vật, hiện tượng khác nhau lại
để tạo ra hình ảnh mới.Ở đây các bộ phận hợp thành hình ảnh mới không bị chế
biến, mà chỉ ghép nối, kết dính đơn giản.
D. Phương pháp ghép các bộ phận của nhiều sự vật, hiện tượng khác nhau
lại để tạo ra hình ảnh mới. Ở đây các bộ phận hợp thành hình ảnh mới không bị chế
biến, mà chỉ ghép nối, kết dính phức tạp.

Câu 16: “ Là một cách đặc biệt của con người chế tạo ra các công cụ lao động theo
sự tương tự của những thao tác lao động của đôi bàn tay như chế tạo ra các kẹp, cái
cào, cái bát…” thì được hiểu là phướng pháp sáng tạo nào?
A.Chắp ghép.
B.Loại suy.
C.Thay đổi số lượng, kích thước.
D.Liên hợp.

Câu 17: Trong những tình huống sau, tình huống nào chứng tỏ tư duy xuất hiện?
A. Cô ấy đang nghĩ về cảm giác sung sướng ngày hôm qua khi lên nhận
phần thưởng.

B. Cứ đặt mình nằm xuống, Vân lại nghĩ về Sơn: những kỉ niệm từ thuở
thiếu thời tràn đầy kí ức.

C. Trống vào đã 15 phút mà cô giáo chưa đến, Vân nghĩ: chắc cô giáo hôm
nay lại ốm.

D. Cả A, B, C.

Cau 18: Tư duy phản ánh những điều gì ?

1.Phản ánh những mối.

2. Phản ánh các quy luật.

3.Phản ánh những cái mới..

4.Phản ánh suy nghĩ.

A. 1,2,4 B. 1,3,2 C. 1,3,4 D. 1,2,3

Câu 19: Trường hợp nào dưới đây là ví dụ đúng của sự tưởng tượng.

A. Một kỹ sư đang mường tượng lại hình dạng của một chi tiết máy ông đã
thấy.

B. Phi công chính đang hình dung ra đường bay cho chuyến bay.

C.Một công nhân đang hình dung hình ảnh ngôi nhà sắp được xây.

D.Một diễn viên đang nhớ lại một cảnh phim trong bộ phim của mình đóng.

Câu 20: Điền vào chỗ trống:


Loại tưởng tượng tạo ra các hình ảnh chỉ là mới đối với cá nhân …...... ,thì
gọi là tưởng tượng tái tạo.

A. Mình và dựa vào trí nhớ bản thân.

B. Người tưởng tượng và dựa trên sự mô tả của người khác.

C. Xây dựng hình ảnh mới lạ độc đáo.

D. Nhằm đáp ứng nhu cầu kích thích thực tế của con người.

Câu 21. Vai trò của tư duy :

a. Tư duy mở rộng không giới hạn của ý thức

b. Tư duy chỉ giải quyết những nhiệm vụ trước mắt

c. Tư duy không giải quyết trước những nhiệm vụ ngày mai

d. Tư duy cải tạo lại thông tin của nhận thức cảm tính làm cho chúng có ý
nghĩa hơn cho hoạt động của con người

Câu 22. Tư duy mở rộng giới hạn của nhận thức :

a. Tạo ra khả năng để vượt ra ngoài những giới hạn của kinh nghiệm trực tiếp
do cảm giác và tri giác mang lại

b. Để đi sâu vào bản chất của sự vật, hiện tượng

c. Tìm ra những mối quan hệ có tính quy luật giữa chúng với nhau.

d. Cả 3 câu trên đều đúng

Câu 23. Tư duy cải tạo lại thông tin của nhận thức cảm tính :

a. Làm cho chúng có ý nghĩa hơn cho hành vi của con người
b. Tư duy vận dụng những cái chưa biết để đề ra những giải quyết tương tự,
nhưng chưa biết, do đó làm tiết kiệm công sức của con người.

c. Nhờ tư duy, con người hiểu biết sâu sắc và vững chắc về thực tiễn hơn với
xã hội

d. Nhờ tư duy con người hành động có kết quả cao hơn

Câu 24. Trừu tượng hóa và khái quát hóa:

a. Trừu tượng hóa là quá trình dùng trí óc để gạt bỏ những mặt, những thuuộc
tính, những liên hệ, quan hệ thứ yếu, không cần thiết và chỉ giữ lại những yếu tố
cần thiết cho tư duy

b. Khái quát hóa là quá trình dùng trí óc để hợp nhất nhiều đối tượng giống
nhau thành một nhóm, một loại theo những thuộc tính, những liên hệ, quan hệ
chung

c. Trừu tượng hóa và khái quát hóa không có quan hệ qua lại với nhau như
quan hệ giữa phân tích và tổng hợp nhưng ở mức độ cao hơn.

d. Cả 3 câu trên đều sai

Câu 25. Tưởng tượng:

a. Chỉ nẩy sinh trước một hoàn cảnh có vấn đề

b. Chỉ nẩy sinh trước những đòi hỏi cũ của thực tiễn

c. Là một thuộc tính tâm lý thuộc nhận thức lý tính,

d. Chỉ phản ánh cái mới chưa từng có trong kinh nghiệm của loài người

Câu 26. Điểm khác biệt giữa tưởng tượng với tư duy:
a. Tưởng tượng giải quyết vấn đề hay nhiệm vụ một cách tường minh (tường
tận và minh bạch) .

b. Tư duy dùng khái niệm để giải quyết vấn đề một cách hợp lý, logic

c. Tưởng tượng dùng cách xây dựng những hình ảnh mới từ những biểu tượng
cá nhân không cần tích lũy

d. Về phương thức phản ánh, tưởng tượng được bắt đầu từ ấn tượng và được
thực hiện chủ yếu dưới hình thức ngôn ngữ cụ thể có trong trí nhớ.

Câu 27. Tưởng tượng là gì:

a. Tưởng tượng là một thuộc tính tâm lý

b. Phản ánh những cái chưa từng có trong kinh nghiệm của cá nhân

c. Xây dựng những hình ảnh cũ trên cơ sở những biểu tượng đã có.

d. Cả 3 câu trên đều đúng

Câu 28. Tưởng tượng chỉ nảy sinh trước hoàn cảnh có vấn đề:

a. Tức là trước những đòi hỏi cũ, thực tiễn đã từng gặp, trước những nhu cầu
khám phá, phát hiện, làm sáng rõ cái mới, nhưng chỉ khi tính bất định (không xác
định rõ ràng) của hoàn cảnh quá lớn (nếu rõ ràng, rành mạch thì diễn ra quá trình
tư duy).

b. Gía trị của tưỏng tượng chính là ở chỗ tìm được lối thoát trong hoàn cảnh có
vấn đề ngay cả khi không đủ điều kiện để tư duy

c. Nó cho phép “nhảy cóc” qua một vài giai đoạn nào đó của tư duy mà vẫn
hình dung ra kết quả cuối cùng, đây chính là chỗ mạnh trong giải quyết vấn đề của
tưởng tượng
d. Cả 3 câu trên đều đúng

Câu 29. Tưởng tượng tiêu cực :

a. Có thể xảy ra có chủ định nhưng gắn liền với ý chí thể hiện hình ảnh tưởng
tượng trong đời sống, gọi là mơ mộng (về cái gì đó vui sướng, dể chịu, hấp dẫn).

b. Tưởng tượng tiêu cực cũng có thể nảy sinh không chủ định. Điều này chủ
yếu xảy ra khi ý thức, hệ thống tín hiệu thứ hai mạnh mẽ, hoạt động hay nửa hoạt
động, ở trạng thái xúc động hay rối loạn bệnh lý của ý thức (ảo giác, hoang tưởng)

c. Loại tưởng tượng tạo ra những hình ảnh không được thể hiện trong cụôc
sống

d. Cả 3 câu trên đều đúng

Câu 30. Hình ảnh của tưởng tượng được tạo ra bằng nhiều cách (thủ thuật) :

a. Thay đổi kích thước và số lượng, nhấn mạnh, chắp ghép (kết dính), liên hợp,
điển hình hóa và loại suy

b. Thay đổi kích thước, số lượng, chắp ghép, liên hợp, điển hình hóa

c. Thay đổi kích thước và số lượng, nhấn điểm, chắp ghép (kết dính), liên hợp,
khái quát hóa và loại suy

d. Thay đổi kích thước và số lượng, nhấn mạnh, liên hợp, điển hình hóa và loại
suy

You might also like