You are on page 1of 3

Kinh tế thế giới

Trong năm 2021, nền kinh tế thế giới dần thoát khỏi suy thoái, với sự phục hồi nhanh
hơn kỳ vọng khi các quốc gia bắt đầu mở cửa trở lại và thích ứng với trạng thái "bình
thường mới," nhu cầu tiêu dùng một lần nữa trở thành động lực cho tăng trưởng. Cùng
với hiệu quả của các gói kích thích kinh tế, năm 2021, nhiều nước dần kiểm soát dịch
bệnh và sớm điều chỉnh chính sách chống dịch phù hợp để mở cửa trở lại nền kinh tế,
tạo lực đẩy để nền kinh tế thế giới lấy lại đà tăng trưởng.
Theo số liệu của IHS Markit, GDP thực tế của thế giới trong quý 2/2021 vượt mức
của quý 4/2019 - giai đoạn trước đại dịch, đánh dấu mốc chuyển từ giai đoạn phục hồi
sang tăng trưởng trở lại.
Đà phục hồi có dấu hiệu chững lại trong những tháng cuối năm khi các làn sóng dịch
mới khiến nhiều nước trì hoãn kế hoạch mở cửa, song về tổng thể, kinh tế thế giới đã
có bước chuyển ngoạn mục so với mức giảm 3-5% của năm 2020. Các thể chế tài
chính đều dự báo kinh tế thế giới năm 2021 tăng trưởng ở mức 5-6%.

Kinh tế Việt Nam

Nền kinh tế Việt Nam nói riêng và cả thế giới nói chung đã phải chịu tác động nặng nề
bởi dịch bệnh Covid-19. Đặc biệt là từ giữa năm 2021, đợt dịch bùng phát lần thứ 4 ở
Việt Nam đã tác động nghiêm trọng đến mọi mặt hoạt động của nền kinh tế và đời
sống nhân dân. Mặc dù tăng trưởng kinh tế quý 3 âm 6% do đợt bùng phát dịch lần
thứ tư, nhưng sang quý 4 đã đạt mức tăng 5,22%, cao hơn cùng kỳ năm 2020 (4,61%),
và cả năm tăng trưởng 2,58%. Thu ngân sách nhà nước vẫn tăng 16,4%, cao hơn mức
tăng 11,3% của năm 2020. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa năm 2021 đạt
mức kỷ lục 668,5 tỷ USD, tăng 22,6% so với năm 2020 (đưa Việt Nam trở thành 1
trong 20 nước có nền kinh tế đứng đầu thế giới về thương mại); cán cân thương mại
duy trì xuất siêu năm thứ 6 liên tiếp, đạt khoảng 4 tỷ USD. Thị trường tiền tệ, tín
dụng, tỉ giá ổn định; mặt bằng lãi suất bình quân giảm; dự trữ ngoại hối tiếp tục được
củng cố, tăng trên 10%. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tương đương 34,4%
GDP, tăng 1,2% so với năm 2020. Nông nghiệp tiếp tục giữ được vai trò là trụ đỡ của
nền kinh tế, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia; xuất khẩu nông sản đạt 48,6 tỷ
USD...Mặc dù gặp nhiều khó khăn thách thức do dịch Covid bùng phát nhưng với kết
quả trên, nền kinh tế Việt Nam trên bình diện chung vẫn được đánh là nền kinh tế phát
triển ổn định và nhiều triển vọng tăng trưởng mạnh trở lại khi đại dịch qua đi.
 
Tổng quan ngành nhựa
Được cho là ngành “sinh sau đẻ muộn” so với các ngành công nghiệp lâu đời
khác như cơ khí, điện – điện tử, hoá chất, dệt may,… nhưng ngành công
nghiệp nhựa đã có sự phát triển và sức bật mạnh mẽ trong những năm gần
đây. Trong giai đoạn 2010 – 2020, ngành nhựa Việt Nam vươn mình trở
thành một trong những ngành công nghiệp có chỉ số tăng trưởng cao nhất
Việt Nam với mức tăng trưởng hàng năm đạt 16% – 18% (chỉ sau ngành viễn
thông và dệt may

Trong nhiều năm qua, tăng trưởng của ngành nhựa luôn đạt trên 11%/năm, có giai
đoạn 12-15%. Trong thời gian tới, ngành nhựa được kỳ vọng tiếp tục đà tăng trưởng
cao vì những lý do sau:

 Ngành nhựa là một ngành đặc biệt bởi các sản phẩm nhựa vừa có thể là đầu
vào của một ngành khác (dệt may, da giày, điện tử,…), vừa có thể là sản
phẩm tiêu dùng cuối cùng (bao bì, đồ gia dụng, xây dựng…). Do đó, khi các
ngành này phát triển thì nhu cầu sử dụng các sản phẩm nhựa cũng tăng lên.
 Việt Nam là một quốc gia đang phát triển. Tốc độ tăng trưởng GDP trung bình
của Việt Nam trên 6% trong 10 năm trở lại đây. Các hoạt động sản xuất, xuất
khẩu, xây dựng…đều tăng trưởng nhanh, kéo theo nhu cầu tiêu thụ và sử
dụng các sản phẩm nói chung và đặc biệt là sản phẩm nhựa – sản phẩm có
vai trò quan trọng trong nhiều ngành kinh tế – tăng mạnh. Trong thời gian tới,
dự kiến tiêu dùng, xuất khẩu và xây dựng của Việt Nam tiếp tục gia tăng,
khiến cho nhu cầu các sản phẩm nhựa bao bì, gia dụng, xây dựng được dự
kiến tăng tương ứng.
 Việt Nam ngày càng mở cửa và cải thiện môi trường đầu tư thu hút nhiều đầu
tư nước ngoài vào Việt Nam, trong đó có ngành nhựa, giúp tạo điều kiện cho
ngành này phát triển cạnh tranh và hiện đại hơn, từ đó tăng thêm cơ hội ở cả
thị trường trong nước và quốc tế.
 Các Hiệp định thương mại tự do mới của Việt Nam một mặt giúp đa dạng hóa
thị trường nhập khẩu và giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu và máy móc cho
ngành nhựa, mặt khác tăng cường khả năng tiếp cận các thị trường mới cho
các sản phẩm nhựa của Việt Nam.
 Tình hình kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn sau đại dịch COVID-19 có thể
sẽ khiến người tiêu dùng nhiều quốc gia chuyển sang sử dụng các sản phẩm
nhựa với giá cả phải chăng hơn và do đó nhựa của Việt Nam sẽ có nhiều cơ
hội hơn ở các thị trường này.

Dự báo tình hình kinh tế 2022


Ngân hàng thế giới (WB) dự báo mức tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ giảm xuống còn
4,1% trong năm 2022, thấp hơn so với mức 5,5% của năm 2021 trong bối cảnh sự lây
lan nhanh chóng của biến thể Omicron và việc hệ thống y tế bị quá tải do số ca mắc
gia tăng. Chính phủ các nước có kế hoạch thu hẹp chương trình hỗ trợ, tăng lãi suất và
lạm phát đang tăng mạnh trở lại trên toàn cầu sẽ là những rủi ro và thách thức rất lớn
đối với kinh tế thế giới. Đặc biệt rủi ro địa chính trị toàn cầu với cuộc chiến tranh tại
Ucraina xẩy ra vào cuối tháng 2/2022 cũng ảnh hưởng rất lớn đến thương mại và đầu
tư toàn cầu, đây là những rủi ro chưa thể đánh giá được với nền kinh tế thế giới nói
chung và Việt Nam nói riêng trong năm 2022.
Với đà tăng trưởng mạnh trở lại từ Quý 4/2021, nền Kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ
phục hồi trở lại trong năm 2022, theo dự báo của ngân hàng Standard Chartered tốc độ
tăng trưởng dự kiến sẽ đạt 6,7% trong năm 2022 và 7% trong năm 2023. Triển vọng
trung hạn của Việt Nam duy trì tích cực. Việt Nam sẽ tiếp tục là một mắt xích quan
trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu và là một điểm đến được nhiều doanh nghiệp lựa
chọn, tuy nhiên rủi ro lạm phát và những rủi ro địa chính trị tác động đến thương mại
toàn cầu cũng là biến số khó kiểm soát và ảnh hưởng nhiều đến sự tăng trưởng của
nền kinh tế Việt Nam trong năm 2022.

You might also like