You are on page 1of 13

BÁO CÁO TÓM TẮT

DỰ ÁN

MÁY LỌC KHÍ THẢI XE “CEF”

Lĩnh vực: Hoá học môi trường, Vật Lý


MỤC LỤC

PHẦN I. LỜI MỞ ĐẦU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN...............................................


A. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI..................................................................................
B. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN..................................
C. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU..........................................................................
D. GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU...........................................................................
E. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................
F. ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI.............................................................................
PHẦN II. KẾT QUẢ...........................................................................................
A. KẾT QUẢ THIẾT KẾ VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG ..........................
B. KẾT QUẢ SỐ ĐO CƠ BẢN THÔNG SỐ....................................................
C. KẾT QUẢ THIẾT KẾ CHẾ TẠO.................................................................
D. KẾT QUẢ CHẠY THỬ VÀ ĐÁNH GIÁ THỬ NGHIỆM.........................
PHẦN III. KẾT LUẬN.....................................................................................
PHẦN IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………
LỜI MỞ ĐẦU
Đất nước ta trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nền sản xuất công
nghiệp, nông nghiệp đang không ngừng hội nhập và phát triển. các doanh
nghiệp đang nghe theo những ý tưởng sáng tác độc đáo của các tài năng nhỏ.
Các bộ phận xã hội và nhà nước đang không ngừng đi tìm những nhà bác
học nhí trên khắp mọi miền tổ quốc. Nhằm mục tiêu thắp sáng ước mơ của
các học sinh từ những ý tưởng mang lại lại ích cho cuộc sống hàng ngày,
làm cho công việc công nghiệp hóa đất nước càng diễn ra nhanh chóng hơn,
đưa Việt Nam có thể vững bước ra quốc tế và kĩ thuật. Bộ Giáo dục và đào
tạo đã tổ chức cuộc thi khoa học kĩ thuật dành cho học sinh trung học, tạo ra
một sân chơi bổ ích và lí thú, là cơ hội cho các bạn học sinh được trải
nghiệm, được khám phá và thỏa lòng đam mê nghiên cứu khoa học.
Bắt nguồn từ hồi chuông cảnh báo từ thiên tai năng nề của thiên đang gánh
vác sẽ tới ngày chính con người phải chịu những ảnh hưởng đó và ý thức
của những người dân xung quanh, chúng tôi đã nảy nở ra ý tưởng làm ra một
sản phẩm khoa học để ứng dụng vào thực tế với sự hỗ trợ và hướng dẫn tận
tình của cô giáo Nguyễn Thị Năm- Giáo viên bộ môn Công Nghệ và một số
giáo viên bộ môn khác. Chúng tôi đã hoàn thành và tự tin mang sản phẩm
tới Hội thi để được các thầy cô giáo trong Ban tổ chức, Ban giám khảo góp ý
và tư vấn thêm để sản phẩm thêm hoàn thiện.
Chúng tôi xin được gửi lời cảm ơn tới Ban tổ chức cuộc thi, cha mẹ, thầy cô
và các bạn! Con đường nghiên cứu khoa học nói riêng và làm chủ tri thức
nói chung còn rất nhiều gian khó nhưng chúng tôi tin rằng: Niềm tin của gia
đình, thầy cô và bè bạn sẽ là động lực để chúng tôi tiếp tục học hỏi, phấn
đấu vì một tương lai tươi sáng.
Xin chân thành cảm ơn!
PHẦN I: CƠ SỞ LÍ LUẬN
A. Lí do chọn đề tài.
Mặc dù nước ta đang phát triển mạnh mẽ về nhiều lĩnh vực gặt hái được
nhiều thành công lớn, nhưng việc chú trọng đến bảo vệ môi trường là rất éo
le. Nếu cứ tình trạng ô nhiễm không giảm thì Việt Nam là những nước hịu
ảnh hưởng nặng nề nhất. Người ta đã dự đoán đến năm 2050, Việt Nam sẽ
mất trăng vùng Miền Trung, và phía Nam của tổ quốc. Những vùng đất quý
báu ấy sẽ bị trim dưới đại dương sâu thẳm. Con người sẽ thiếu chỗ ở, chúng
ta phải nằm trên đóng rác hòa quện. Không khí sẽ ô nhiệm chầm trọng, mật
độ các hại nguyên tử tăng cao, không thể hít bầu khồng khí trong lành nữa,
phải đeo khẩu trang để chống lại chúng. Chúng ta hãy cứu lấy Trái Đất xanh
này khi còn có thể!
Hiện nay, người Việt Nam chủ yếu sử dụng phương tiện giao thông là xe
máy và do ý thức của người sử dụng những xe máy sử dụng lâu, và không
sửa chữa khiến xe máy tạo ra rất nhiều khí độc hại thải ra môi trường đó là
khí Cacbonic(CO2) gây hiệu ứng nhà kính làm trái đất nóng lên và khí Lưu
huỳnh(SO2) là một trong những chất gây mưa axit chết rừng và ô nhiễm
đương hô hấp, gây ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng. Theo thống kê cho
thấy nguyên nhân dẫn đến thủng tầng ôdôn là do 30% khí thải công nghiệp
và phương tiện giao thong. Vì vậy, cần tạo ra máy lọc khí để giảm những
chất này.

B. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn.


Nếu sáng tạo thành công chiếc máy lọc khí này thì sẽ cải thiện được tình
hình ô nhiễm không khí Trái Đất, làm cho môi trường trong sạch hơn. Bệnh
tật về đường hô hấp ngày càng giảm đi.
1. Mục tiêu nghiên cứu.
Thiết kế được chiếc máy lọc khí phù hợp với mọi loại hình xe máy, có
nhiều ưu việt.
2. Giới hạn nghiên cứu.
Tập trung nghiên cứu chế tạo chiếc máy lọc khí Cef dựa trên việc tân dụng
những vật dụng có sẵn, giá thành rẻ, phù hợp với môi trường
Trên thị trường, chưa có máy lọc khí nào dành cho xe, mọi người vẫn chưa
biết làm cho bảo vệ môi trường một cách dễ dàng nhất.
3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu.
-Nghiên cứu tập trung vào các nội dung chính:
-Nghiên cứu chất liệu và hình dạng miếng truyền điện.
-Nghiên cứu máy phát tĩnh điện.
-Nghiên cứu các chất có máy lọc.
Từ các quy trình hoàn thành bản vẽ, nghiên cứu vật liệu thiết kế vừa vặn,
đẹp.
4. Điểm mới của dự án.
Đây là sản phẩm chưa sẵn có đến tay người dung, vì vậy cần nâng cấp nhiều
lợi ích hơn.
PHẦN II: KẾT QUẢ
A. Kết quả nghiên cứu, chế tạo nguyên lý hoạt động.
Nhóm nghiên cứu chúng tôi bẳ đầu thực hiện từ tháng 8 năm 2019. Qua
nhiều lần chạy thử nghiệm đã không thành công do lớp lọc và lượng điện
cung cấp quá ít lúc đầu thử nghiệm dynamo còn nhiều vướng mắc nên chúng
tôi chọn bo mạch từ vợt muỗi cũ.
Máy lọc khí CEF gồm những khoang chứa các chất có thể lọc được khí thải
của xe máy và oto. Các khí từ các chất độc hại đi qua các khoang lọc sẽ biến
thành chất lành tính hoặc bị giữ lại trong máy.
1. Thiết kế và chế tạo.

Hình 1.1. Bản vẽ mô hình máy lọc khí hóa học xe máy kiểu kín.
Hình 1.2: Mô hình máy lọc khí hóa học.

Hình 1.3. Sơ đồ chi tiết máy lọc khí Hóa học xe máy kiểu kín.

Hình 1.4. Cấu tạo máy lọc khí Vật Lý (Tĩnh điện). Phần lọc khí tiếp (lần 2)
của máy lọc khí Hóa học xe máy kiểu kín. Lắp ở phần thoát khí Hình 1.2.
+ (+). Cực dương của máy.
+ (-). Cực âm của máy.
+ ( ____ ). Dây dẫn điện.
+ 1. Các tua nhọn mang điện tích âm làm bằng Nhôm (Al, lon bia).
+ 2. Khí thải chưa tác dụng hết từ bộ lọc Hóa học.
+ 3. Máy phát tĩnh điện.
+ 4. Mảnh Nhôm (Al, lon bia).

Hình 1.3. Mô hình máy lọc khí Vật Lý( Tĩnh Điện).
Hình 1.5. Cấu tạo máy phát tĩnh điện.
-(1) Nguồn Pin.
-(2) Bo mạch của vợt muỗi.
-(3) Công tắc.
Máy lọc khí có 3 bộ phận chính là: Máy lọc khí hóa học, máy lọc khí Vật lý
(Tĩnh điện) và máy phát tĩnh điện.
Ngoài ra còn có các bộ phận phụ như là: Vỏ bọc, Lớp cách nhiệt,....
2. Nguyên lý hoạt động.
Khi các khí thải đi qua máy lọc Hóa học, đầu tiên đi qua khoang thứ nhất có
chứa nước (H2O) các cắn to hay bụi nặng sẽ bị nắng xuống ở tại vị trí này.
Những khí sẽ lần lượt tác dụng với các chất ở 2 khoang còn lại ta có:
PTHH: Ca(OH)2(l) + CO2(k) -----> CaCO3(r) + H2O
Ca(OH)2(l) + SO2(k) -----> CaSO3(r) +H2O
CaO + CO2(k) -----> CaCO3(r)
CaO + SO2(k) -----> CaSO3®
Mỗi khoang chứa chất khử có thể chứa được 200g.
Vậy sau 3 khoang ta thu được các chất ít tác hại đến môi trường như:
CaSO3(Muối Sunfit) và không tác hại với môi trường như CaCO3(Đá vôi),
H2O(Nước). Sau công đoạn lọc chất đến công đoạn lọc mùi vì nhiều xe máy
tạo ra mùi khó chịu như mùi xăng, vậy qua bước cuối Than hoạt tính sẽ khử
mùi và làm sạch hoàn toàn chất cặn.
Chú ý:Lớp vôi sống phải để vào khoang thứ 3 vì để khí sẽ được khô khi
bước qua máy lọc Vật Lý các ion sẽ dễ bị nhiễm điện hơn.
Do nguồn nhiên liệu hoá học ít, không tác dụng được hết khí thải và còn 2
chất khí được thải ra từ xe là khí Cacbonmonooxit(CO), khí NOx, cần điều
kiện mới tác dụng và chưa tìm ra chất có thể tác dụng giá giẻ nên cần sử
dụng máy lọc khí Vật lý tĩnh điện. Do các tua nhọn dễ bị mất điện tích âm,
vì vậy khi khói đi qua các tua nhọn, bụi khói sẽ được nhiễm điện âm, bụi
khói khi đi qua cực dương, các điện cực dương hút và giữ lại. Kết quả khói
bốc qua sẽ trong sạch hơn. Các dây điện cực dương sẽ bị ám khói và có màu
vàng.
C. Kết quả thiết kế, chế tạo.
3. Chuẩn bị.
+ 2 Vỏ nhựa.
+ 2 Dây đồng(dây dẫn).
+ 3 Non bia nhôm (Al).
+ 1 Pin 18650.
+ 1 công tắc.

.
+1 bo mạch.
.
+ than hoạt tính.
+ Vôi sống.
+ Ống dẫn khí.
+ Cọ hợp kim inox.

4. Cách làm.
-Máy lọc khí hóa học(hình 1.2 và hình 1.1):
+ Cắt vỏ nhựa ra làm 4 khoang rỗng.
+ Ghép 4 khoang trên cố định lại với nhau bằng keo.
+ Đục các nỗ ở phía trên của khoang sao cho vừa với các nắp giữ, sau gắn cố
định chúng lại với nhau.
+ Ở phía bên dìa của các khoang có gắn những ống dẫn khí thong với nhau.
Chú ý: có thể gắn thêm van xả nhiên liệu cho thuận thiện.
-Máy lọc khí tĩnh điện( Vật Lý, hình 1.4):
+ Cắt 2 vỏ nhựa như hình vẽ 1.3.
+ Cắt một mảnh non bia dát bẹp gắn vào vỏ nhựa thứ nhất và được nối với
dây đồng và dẫn ra ngoài có vai trò là cực dương của máy lọc. Vị trí lắp đặt
như vị trí số 4 trong hình 1.3.
+ Gắn vỏ nhựa thứ hai gắn vào đáy của khuôn vỏ thứ nhất như hình 1.3.
+ Cọ Inox được vào gắn trong khuôn thứ 2 như hình vẽ 1.3 và được nối với
dây đồng hở thông qua đầu vỏ thứ 1. Sau đó cuốn 3 vòng ở cổ và nối dây
diện ra có vai trò làm cực âm của máy lọc.
Chú ý: Đường kính cọ inox cần cực kỳ nhỏ vì các tua nhọn càng nhỏ thì
chứa càng nhiều điện tích âm và hiện tượng truyền điện tích sang khí thải
diễn ra nhanh hơn.
-Máy phát tĩnh điện:
Mắc nối tiếp pin, công tắc, bo mạch lại với nhau. Nối dây ra ngoài(hình 1.5).
Bọc lớp bảo vệ ra ngoài.
Hình 4.1:Học sinh tiến hành làm máy phát tĩnh điện.
B,D. Chaỵ thử, đánh giá và thông số kĩ thuật.

Hiệu điện thế định mức AC 220V/50Hz-0.4A.


Điện áp ra DC 2200V.
Khối lượng 400g.
Kích thước -Máy hóa học:5x4x18cm.
-Máy vật lý: có r=5cm.
Vận tốc xe máy thoát ra khí để máy Từ 30 km/h đến 60 km/h.
có thể lọc
Dung lượng pin 1500 mAh.

Thiết bị thiết kế gắn phía sau là chưa được chắc chắn.


PHẦN III: KẾT LUẬN
1. Kết quả nghiên cứu.
Việc đưa thiết bị lọc khĩ xe máy Cef vào đời sống là vô cùng hữu ích cải
thiện được rõ rệt về tình hình môi trường.
2. Cách sử dụng.
Lắp trực tiếp máy lọc vào ống bô xe máy, giữ cố định làm sao cho chắc
chắn. Và trước khi sử dụng bật công tắc và lái xe máy như bình thường. Hãy
thay thế nhiên liệu thường xuyên và lau cho máy. Mỗi lần dùng xong cần
phải đổ chất thừa cẩn thận, đúng nơi, chánh hắt nên người.
3. Cảnh báo nguy hiểm.
-Thời gian sạc tốt nhất là dưới 8h.
-Không chạm vào bên trong của máy vì có điện áp cao.
-Tránh xa tầm tay trẻ em.
-Giữ sản phẩm khô giáo.
4. Hạn chế và hướng phát triển của dự án.
- Ưu điểm:
+ Chi phí, chất nhiên liệu giá rẻ, dễ kiếm, dễ tìm.
+ Tốt cho môi trường.
- Nhược điểm:
Thiết bị cồng kềnh, phải thay thế nhiên liệu nhiên liệu nhiều lần cho thiết bị.
- Hướng phát triển:
Do khí thải xe rất nóng nên dự kiến sản phẩm tương lai được làm bằng chất
liệu amiang. Các nhà sản xuất lớn có thể thu nhỏ sản phẩm, tích hợp vào
trong ống bô giúp cho sự quý phái của xe được giữ nguyên, tiện lợi, nhẹ
nhàng hơn.
5. Thời gian hoàn thành dự án.
Dự án được thực hiện trong từ tháng 8 năm 2019 đến tháng 11 năm 2019,
chúng tôi hoàn thành sản phẩm dưới sự chỉ giúp tận tình của các thầy cô và
các bác kĩ thuật cho hướng sửa sai và thiết kế.

PHẦN IV: TÀI LIỆU THAM KHẢO


-Hóa học 9.
-Vật lý 9,11.

Phổ Yên, ngày 6 tháng 11 năm 2019.

T/M NHÓM TÁC GIẢ.

Ngô Quang Hưng.

You might also like