You are on page 1of 7

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I

Môn: Khoa học tự nhiên 6 - Năm học: 2021-2022

Câu 1. Nêu tên, đơn vị, dụng cụ các phép đo chiều dài, khối lượng, thời gian và nhiệt độ?
→ *Đo chiều dài
- Đơn vị đo chiều dài trong hệ thống đơn vị đo lường hợp pháp của nước ta là mét, kí hiệu là
m
- Dụng cụ đo chiều dài là thước. Có nhiều loại thước khác nhau: thước kẻ, thước giây, thước
kẹp…
*Đo khối lượng
- Đơn vị đo khối lượng trong hệ thống đo lường chính thức của nước ta là kilogam kí hiệu là
kg.
- Dụng cụ đo khối lượng là cân.
- Có nhiều loại cân khác nhau: cân đồng hồ, cân điện tử, cân y tế, cân Roberval…
*Đo thời gian
- Đơn vị đo thời gian trong hệ thống đo lường chính thức của nước ta hiện nay là giây, kí hiệu
là s
- Dụng cụ đo thời gian là đồng hồ.
- Có nhiều loại đồng hồ khác nhau như đồng hồ điện tử, đồng hồ treo tường, đồng hồ đeo
tay…
*Đo nhiệt độ
- Muốn đo nhiệt độ của người hay đồ vật ta dùng nhiệt kế.Có nhiều loại nhiệt kế khác nhau:
nhiệt kế rượu, nhiệt kế y tế thủy ngân, nhiệt kế điện tử…
- Cấu tạo nhiệt kế: Nhiệt kế gồm có: bầu đựng chất lỏng, ống quản, thang chia độ
- Nguyên tắc hoạt động: Nhiệt kế hoạt động dựa hiện tượng dãn nở vì nhiệt của các chất lỏng
khác nhau.
Câu 2. Thế nào là vật thể tự nhiên, vật thể nhân tao, vật hửu sinh (vật sống), vật vô
sinh(vật không sống)? Cho ví dụ
- Vật thể tự nhiên là những vật thể có sẵn trong tự nhiên.
- Vật thể nhân tạo là những vật thể do con người tạo ra để phục vụ cuộc sống.
- Vật hữu sinh (vật sống) là vật thể có các đặc trưng sống.
- Vật vô sinh (vật không sống) là vật thể không có các đặc trưng sống.
Câu 3. a/ Trình bày một số đặc điểm cơ bản ba thể của chất?
Đặc điểm cơ bản ba thể của chất:
Ở thể rắn
• Các hạt liên kết chặt chẽ.
• Có hình dạng và thể tích xác định.
• Rất khó bị nén.
Ở thể lỏng
• Các hạt liên kết lỏng lẻo.
• Có hình dạng không xác định, có thể tích xác định.
• Khó bị nén.
Ở thể khí/ hơi
• Các hạt chuyển động tự do.
• Có hình dạng và thể tích không xác định.
• Dễ bị nén.
b/ / Nêu được một số tính chất của chất (tính chất vật lí, tính chất hóa học)?
Tính chất vật lí: Không có sự tạo thành chất mới, bao gồm:
Thể (rắn, lỏng, khí).
Màu sắc, mùi, vị, hình dạng, kích thước, khối lượng.
Tính tan trong nước hoặc chất lỏng khác.
Tính nóng chảy, sôi của một chất.
Tính dẫn nhiệt, dẫn điện.
Tính chất hoá học: Có sự tạo thành chất mới, như:
Chất bị phân huỷ.
Chất bị đốt cháy.
Câu 4. Thế nào là sự bay hơi, sự ngưng tụ, sự nóng chảy, sự đông đặc, sự sôi?
- Sự nóng chảy là quá trình chuyển từ thể rắn sang thể lỏng của chất.
- Sự đông đặc là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể rắn của chất.
- Sự bay hơi là quá trình chuyên từ thể lỏng sang thể khí (hơi) của chất.
- Sự ngưng tụ là quá trình chất chuyển từ thể khí (hơi) sang thể lỏng.
- Sự sôi là quá trình bay hơi xảy ra trong lòng và cả trên mặt thoáng của chất lỏng. Sự sôi là
trường hợp đặc biệt của sự bay hơi.
Câu 5. a/ Thế nào là chất tinh khiết, chất hỗn hợp?
- Chất tinh khiết (chất nguyên chất) được tạo ra từ một chất duy nhất
- Hỗn hợp được tạo ra khi hai hay nhiều chất trộn lẫn với nhau.
b/ Phân biệt hỗn hợp đồng nhất và hỗn hợp không đồng nhất?
- Hỗn hợp đồng nhất là hỗn hợp có thành phần giống nhau tại mọi vị trí trong toàn bộ hỗn
hợp.
- Hỗn hợp không đồng nhất là hỗn hợp có thành phần không giống nhau trong toàn bộ hỗn
hợp
Câu 6. Nêu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng hòa tan các chất rắn trong nước?
+ Khuấy dung dịch
+ Đun nóng dung dịch
+ Nghiền nhỏ chất rắn
Câu 7. Phân biệt được chất tan, dung môi, dung dịch?
- Dung dịch là hỗn hợp đổng nhất của chất tan và dung môi.
- Chất tan là chất được hoà tan trong dung môi. Chất tan có thể là chất rắn, chất lỏng hoặc
chất khí.
- Dung môi là chất dùng để hòa tan chất tan. Dung môi thường là chất lỏng
Câu 8. Nêu một số phương pháp tách chất ra khỏi hỗn hợp và ứng dụng của các cách tách
đó?
Một số phương pháp vật lí thường dùng để tách các chất ra khỏi hỗn hợp:
 Phương pháp lọc: Dùng để tách chất rắn không tan ra khỏi hỗn hợp lỏng.
 Phương pháp cô cạn: Dùng để tách chất rắn tan (không hoá hơi khi gặp nhiệt độ cao) ra
khỏi dung dịch hỗn hợp lỏng.
 Phương pháp chiết: Dùng để tách các chất lỏng ra khỏi hỗn hợp lỏng không đồng nhất.
Câu 9. a/ Khái niệm cơ thể đơn bào, cơ thể đa bào.
b/ Cho các sinh vật sau: vi khuẩn lao, chim bồ câu, vi khuẩn E. coli, đà điểu, cây thông,
trùng roi, cây táo, trùng biến hình, tảo lục đơn bào. Hãy sắp xếp các đại diện trên vào hai
nhóm: cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào.
→ a/ Học sinh ôn tập phần ghi nhớ sgk/trang 92,93.
b/ Học sinh tự phân tích, sắp xếp vào hai nhóm.
Câu 10. a/ Vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ của năm cấp độ tổ chức trong cơ thể đa bào từ
nhỏ đến lớn.
b/ Quan sát hình ảnh cây cà chua. Kể tên và xác định các cơ quan, hệ cơ quan của cây cà
chua.

TL: a/ Tế bào → Mô → Cơ quan → Hệ cơ quan → Cơ thể.


b/ HS tự trả lời.
Câu 11. Một số loài thực vật có các biến dạng ở rễ, thân, lá giúp chúng thực hiện được các
chức năng phù hợp với điều kiện môi trường. Hãy lấy ví dụ về một số biến dạng ở thực vật
mà em biết.
TL: - Biến dạng của lá: lá cây xương rồng (lá → gai); cây mướp (lá → tua cuốn); cây dong
ta (lá → vảy); củ hành tím (bẹ là cuốn thành củ hành); cây nắp ấm (lá → cơ quan bắt mồi);
- Biến dạng của thân: cây khoai tây, cây su hào (thân → củ), cây gừng (thân → rễ);
- Biến dạng của rễ: cây cà rốt, cây khoai lang, cây sắn (rễ → củ), cây trầu không (rễ →
móc bám); cây đước, cây bần (rễ nhô lên khỏi mặt đất → rễ thở); cây đa, cây tơ hồng (rễ →
giác mút).
Câu 12. Quan sát sơ đồ phân loại dưới đây, hãy xác định các bậc phân loại từ nhỏ đến lớn
của loài Gấu trúc (hàng thứ tư từ trên xuống trong hình).

TL: Các bậc phân loại từ nhỏ đến lớn:


Loài Gấu trúc, giống Gấu, Họ Gấu, Bộ Ăn thịt, Lớp Thú (Động vật có vú) , Ngành Dây sống
(Động vật có xương sống), Giới Động vật.
Câu 13. Hãy sắp xếp các sinh vật sau đây vào các giới sinh vật: vi khuẩn E. coli, trùng roi,
nấm men, nấm mốc, rêu, lúa nước, mực ống, san hô.
Giới Đại diện sinh vật
Khởi sinh Vi khuẩn E. coli
Nguyên sinh Trùng roi
Nấm Nấm men, nấm mốc
Động vật Mực ống, san hô
Thực vật Rêu, lúa nước
Câu 14. a/ Sau khi học bài virus, bạn Ngọc nói: "Virus là một dạng sống đặc biệt". Em
hãy giải thích câu nói của bạn Ngọc.
b/ Quan sát hình bên và cho biết biểu hiện có thể xuất hiện ở người bị nhiễm virus corona
và biện pháp phòng chống.

TL: a/ Virus là một dạng sống đặc biệt vì virus có cấu tạo đơn giản, chưa có cấu tạo tế bào, có
kích thước siêu hiển vi, sống kí sinh nội bào bắt buộc, khi ra khỏi tế bào vật chủ, virus tồn tại
như một vật không sống.
b/ Một số biểu hiện có thể có ở người bị nhiễm virus corona: sốt hoặc ớn lạnh, ho, hụt hơi
hoặc khó thở, mệt mỏi, đau cơ hoặc đau người, đau đầu, mất vị giác hoặc khứu giác, đau
họng. Có khi người bị nhiễm virus corona không có các biểu hiện trên nên chúng ta phải thực
hiện các biện pháp phòng tránh cẩn thận như: đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên với xà
phòng dưới vòi nước, tránh tiếp xúc với nguồn gây bệnh... thực hiện đúng nguyên tắc 5k của
bộ y tế.

(Lưu ý: Đề cương mang tính chất tham khảo. HS cần phải nắm vững các kiến thức cơ bản
và các kiến thức thực tiễn để vận dụng khi làm bài kiểm tra.)

****** Chúc các em thi tốt ******

ĐỀ THAM KHẢO
ĐỀ KIỂM TRA HK1
MÔN: KHTN - LỚP: 6
Thời gian làm bài: 60 phút
(Đề gồm 02 trang)

I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Các vật thể nào sau đây là vật thể tự nhiên?
A. Cái bàn, cây cối, nước, không khí B. Cây cối, cái cặp, không khí
C. Không khí, nước, cây cối D. Nước, cái bàn, không khí.
Câu 2: Đặc điểm cơ bản để phân biệt vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo là
A. vật thể nhân tạo đẹp hơn vật thể tự nhiên.
B. vật thể nhân tạo do con người tạo ra.
C. vật thể tự nhiên làm từ chất, còn vật thể nhân tạo làm từ vật liệu.
D. vật thể tự nhiên là những vật thể có sẵn trong tự nhiên, vật thể nhân tạo là những vật thể do
con người tạo ra
Câu 3: Dấu hiệu chính để phân biệt hiện tương vật lý và hiện tượng hóa học
A. Sự thay đổi về màu sắc của chất B. Sự xuất hiện chất mới
C. Sự thay đổi về trạng thái của chất D. Sự thay đổi về hình dạng của chất
Câu 4: Quá trình nào sau đây thể hiện tính chất hoá học?
A. Hoà tan đường vào nước.
B. Cô cạn nước đường thành đường.
C. Đun nóng đường tới lúc xuất hiện chất màu đen.
D. Đun nóng đường ở thể rắn để chuyển sang đường ở thể lỏng.
Câu 5: Vật ở thể rắn có đặc điểm nào sau đây?
A. Các hạt liên kết chặt chẽ B.Các hạt liên kết không chặt chẽ
C. Các hạt chuyển động tự do D. Các hạt liên kết lỏng lẽo
Câu 6: Chọn phát biểu đúng:
A. Oxygen là chất khí, tan ít trong nước và nặng hơn không khí.
B. Oxygen là chất khí, tan vô hạn trong nước và nặng hơn không khí.
C. Oxygen là chất khí, tan ít trong nước và nhẹ hơn không khí.
D. Oxygen là chất khí, tan vô hạn trong nước và nhẹ hơn không khí.
Câu 7: Chọn kết luận đúng?
A. Chất tinh khiết được tạo nên từ hai chất trở lên
B. Chất tinh khiết được tạo nên từ một chất duy nhất
C. Chất tinh khiết được tạo nên từ hai hay nhiều chất trộn lẫn với nhau.
D. Hỗn hợp được tạo nên từ một chất
Câu 8: Hòa tan đường vào nước ta được dung dịch nước đường. Chọn đáp án đúng.
A. Đường là dung môi B. Nước đường là dung dịch
C. Nước là chất tan D. Nước đường là chất tan
Câu 9: Để tách muối ăn ra khỏi dung dịch muối, người ta sử dụng phương pháp nào sau đây?
A. Hỗn hợp không đồng nhất B. Hỗn hợp đồng nhất
C. Huyền phù D. Nhũ tương
Câu 10: Để tách muối ăn ra khỏi dung dịch muối, người ta sử dụng phương pháp nào sau
đây?
A. Phương pháp lọc B. Phương pháp cô cạn
C. Phương pháp chiết D. Cả ba phương pháp trên
Câu 11. Hệ cơ quan ở thực vật bao gồm

A. hệ rễ và hệ thân. B. hệ thân và hệ lá.


C. hệ chồi và hệ rễ. D. hệ cơ và hệ thân.
Câu 12. Cấp độ thấp nhất hoạt động trong cơ thể đa bào là
A.hệ cơ quan. B. cơ quan.
C. mô. D. tế bào.
Câu 13. Cơ thể đơn bào là cơ thể được cấu tạo từ
A.hàng trăm tế bào. B. hàng nghìn tế bào.
C. một tế bào. D. một số tế bào.
Câu 14. Vật sống nào sau đây không có cấu tạo cơ thể là đa bào?
A.Hoa hồng. B. Hoa mai.
C. Hoa hướng dương. D. Tảo lục.
Câu 15. Các bậc phân loại sinh vật từ thấp đến cao theo trình tự nào sau đây?
A. Loài BộChi (giống) Họ Lớp Ngành Giới.
B. Chi (giống) Loài  Họ  Bộ  Lớp  Ngành Giới.
C. Giới Ngành Lớp Bộ Họ Chi (giống)Loài.
D. Loài Chi (giống)HọBộ Lớp Ngành Giới.
Câu 16. Tên phổ thông của loài được hiểu là
A. Cách gọi truyền thống của người dân bản địa theo vùng miền, quốc gia.
B. Tên giống + Tên loài + (Tên tác giả, năm công bố).
C. Cách gọi phổ biến của loài có trong danh mục tra cứu.
D. Tên loài + Tên giống + (Tên tác giả, năm công bố).
Câu 17. Cấu tạo tế bào nhân thực, cơ thể đa bào, có khả năng quang hợp là đặc điểm của sinh
vật thuộc giới nào sau đây?
A. Khởi sinh. B. Nguyên sinh.
C. Nấm. D. Thực vật.
Câu 18. Tiêu chí nào sau đây được dùng để phân loại sinh vật?
(1) Đặc điểm tế bào.
(2) Mức độ tổ chức cơ thể.
(3) Môi trường sống.
(4) Kiểu dinh dưỡng.
(5) Vai trò trong tự nhiên và thực tiễn.
A. (1), (2), (3), (5). B. (2), (3), (4), (5).
C. (1), (2), (3), (4). D. (1), (3), (4), (5).
Câu 19. Nhà phân loại học nào đề xuất phân loại sinh vật theo khoá lưỡng phân?
A. Linnaeus. B. Haeckel.
C. Whittaker. D. Aristotle.
Câu 20. Virus sống kí sinh nội bào bắt buộc vì chúng
A. có kích thước hiển vi. B. có cấu tạo tế bào nhân sơ.
C. chưa có cấu tạo tế bào. D. có hình dạng không cố định.
II. TỰ LUẬN
Câu 1. Thế nào là vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo? Cho ví dụ
Câu 2: Khi đun nóng đường, xảy ra các giai đoạn sau: (1) đường nóng chảy chuyển từ trạng
thái rắn sang lỏng; (2) Đường cháy chuyển từ màu trắng dần sang nâu, cuối cùng màu đen và
có hơi nước thoát ra. Hãy cho biết giai đoạn nào thể hiện tính chất vật lí, giai đoạn nào thể
hiện tính chất hóa học của đường.
Câu 3: a/Vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ của năm cấp độ tổ chức trong cơ thể đa bào từ nhỏ
đến lớn.
b/Một số loài thực vật có các biến dạng ở rễ, thân, lá giúp chúng thực hiện được các chức
năng phù hợp với điều kiện môi trường. Hãy lấy ví dụ về một số biến dạng ở thực vật mà em
biết.
Câu 4. Hãy sắp xếp các sinh vật sau đây vào các giới sinh vật: vi khuẩn, rêu, trùng giày, nấm
bào ngư, nấm mốc, tảo đỏ, hoa sen, san hô, cá chép.
------ HẾT -------
(Lưu ý đề chỉ mang tính chất tham khảo, minh họa cấu trúc của đề thi cuối HK1)

You might also like