You are on page 1of 2

CHÍNH SÁCH CÁC NƯỚC TRONG VIỆC GIẢM NGHÈO

ĐÓI VÀ BẤT BÌNH ĐẲNG Ỏ ĐÔNG NAM Á

Từ những vấn đề nhức nhói trong khu vực, một số quốc gia ở Đông Nam Á đã có
những chính sách cụ thể chống lại sự nghèo đói và bất bình đẳng cho quốc gia họ.
Trong đó có những chính sách mang lại hiệu quả và song song đó cũng có những
chính sách chưa thực sự hiểu quả. Cụ thể:
+ Malaysia: Trong chiến lược giảm tỷ lệ nghèo đói của Malaysia, họ đã chủ động áp
dụng các chính sách theo cơ chế tạo việc làm cho người dân thay vì dùng tiền để trợ
cấp. Tiền trợ cấp chỉ thực sự dành cho những người đang sống ở mức đói nghèo.
Chính phủ còn đề ra đề án “Phát triển phúc lợi cộng đồng” với sự tham gia của toàn thể
bộ ngành của đất nước chung tay thực hiện các chương trình phúc lợi xã hội. Những
chương trình đó tập trung mang lại lợi ích vào một nhóm đối tượng cụ thể như phụ nữ,
người già, trẻ em,... Kết quả của những chương trình này là tỷ lệ nghèo đói của họ đã
nằm trong top thấp nhất khu vực.
+Phillipines: Quốc gia này cũng có sự kết hợp những chính sách trong nhiều lĩnh vực,
họ khuyến khích các chủ thể cá nhân tham gia vào. Nhưng cơ sở vật chất và nguồn
nhân lực còn khá hạn chế nên tạo ra sự bất bình đẳng về con người. Trong vài năm
gần đây, tỷ lệ người dân đói nghèo ở Phillipines đang có xu hướng tăng trở lại. Một số
chính sách cụ thể mà nước này đang thực hiện “Để nâng cao hiệu quả của các biện pháp
can thiệp bảo trợ xã hội, chính phủ Philippines đã khởi động chương trình Chuyển tiền có điều kiện
(CCT[8]). Đây là một giải pháp xóa đói giảm nghèo bằng việc xây dựng một chương trình phúc lợi
áp dụng có điều kiện đối với những đối tượng được hưởng lợi. Tuy nhiên, các chương trình bảo trợ
xã hội  cần phải phối hợp với chương trình CCT nằm nâng cao hiệu quả và toàn diện hơn. Hỗ trợ về
nhà ở cũng là một chính sách đáng chú ý ở Philippines và chính phủ đã cùng các cấp, các ngành
liên quan cấp hỗ trợ nhà ở thông qua nhiều biện pháp cải cách.” (Theo Trang thông tin điện tử Hội
đồng Lý luận Trung ương).

+ Thái Lan: để thực hiện tốt các chính sách, quốc gia này đã đề cao mô hình Quản trị
tốt. Trong chiến lược phát triển đất nước, Thái Lan đã cho các địa phương được quản
lý và đề ra các chính sách cụ thể cho từng địa phương đó “ Nhà nước trao quyền tự chủ cho
địa phương phù hợp với nguyên tắc tự quản theo nhu cầu và mong muốn của người dân địa
phương và khuyến khích chính quyền địa phương đóng vai trò là cơ quan chính trong việc cung cấp
dịch vụ công cho người dân cũng như tạo điều kiện cho người dân tại địa phương có thể cùng chính
quyền địa phương tham gia giải quyết vấn đề tại khu vực đó. Các địa phương sẽ đưa ra chính sách
và chiến lược để phát triển kinh tế địa phương, xây dựng hệ thống cơ sở và các tiện ích công cũng
như cơ sở hạ tầng thông tin cơ bản ở cấp địa phương được thông suốt và công bằng trên cả nước.”
(Theo Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương).

Tại Việt Nam, Đảng và Nhà nước cũng đã đề ra nhiều chính sách xóa đói giảm nghèo
và áp dụng cho từng khu vực. Thành quả của những nỗ lực đó đã được cộng đồng
chung ASEAN và thế giới ghi nhận khi đã hoàn thành chỉ tiêu xóa đói giảm nghèo là
một trong những Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDG). Nhưng trong thực tế nghèo
đói và bất bình đẳng vẫn còn đang hiện diện trong đời sống. Chúng ta cần phải kết hợp
những chinh sách hợp lý hơn nữa để những chính sách thực sự tiếp cận được người
nghèo và xóa nhòa hơn nữa sự bất bình đẳng trong xã hội.

You might also like