You are on page 1of 55

BÀI TIỂU LUẬN KỸ THUẬT KIM HOÀN TRUYỀN THỐNG

Phần mở đầu

Chương I: Ý nghĩa và quá trình phát triển của trang sức


1.1. Định nghĩa: Trang sức là gì

Trang sức (hay còn gọi là nữ trang), là những đồ dùng trang trí cá nhân, ví dụ như: vòng cổ,
nhẫn, vòng đeo tay, khuyên, thường được làm từ đá quý, kim loại quý hoặc các chất liệu khác.
Từ trang sức trong tiếng Anh là jewellery bắt nguồn từ jewel được anh hóa từ tiếng Pháp cổ
"jouel" vào khoảng thế kỷ 13. Nó cũng bắt nguồn từ tiếng Latinh "jocale", có nghĩa là đồ chơi.
Đồ trang sức là một trong những hình thức trang trí cơ thể cổ xưa nhất. Gần đây người ta đã tìm
thấy những chuỗi hạt 100.000 năm tuổi được tin là một trong những món đồ trang sức cổ nhất
từng được biết đến.

1.2. Quá trình phát triển của trang sức thế giới

Thời kỳ Ai Cập cổ đại

Thời kỳ Ai Cập là thời kỳ hưng thịnh của trang sức, và được xem như bước ngoặt lớn, sở hữu
nhiều nét tương đồng với ngày nay. Trong thời kỳ đó, bạn chắc chắn sẽ cảm thấy vô cùng ngạc
nhiên khi biết rằng kỹ thuật chế tác trang sức của họ chuyên nghiệp đến như nào. Chính những
người chế tác trang sức, họ đã sử dụng sự khéo léo của đôi bàn tay để tạo nên những kiểu dáng,
hoa văn trên những món đồ trang sức.
Trang sức trong thời kỳ này được biết đến như những lá bùa hộ mệnh cho con người. Rất nhiều
những hình khắc về bọ hung, hoa sen, bọ cạp, rắn, chim ưng… Chất liệu được con người thời kỳ
này yêu thích nhất chính là những viên đá quý, kim loại màu. Họ tin rằng, mỗi viên đá đều ẩn
chứa những bí mật của vũ trụ, mang đến cho con người sức mạnh thần bí.

Thời Kỳ Hy Lạp - La Mã

Trang sức Hy Lạp

Hy Lạp cổ đại được gọi là “cái nôi của nền văn minh phương Tây “. Khoảng 2500 năm trước,
người Hy Lạp đã tạo ra một nền văn minh đáng ngưỡng mộ và có sức ảnh hưởng rộng lớn.

Thời đồ đồng

Cho đến thời kỳ đồ đồng, người Hy Lạp cổ đại làm trang sức bằng đất sét, xương, vỏ sò và đá.
Với sự xuất hiện của kim loại, kỹ thuật chế tác trang sức được nâng lên một tầm cao mới. Thời
kỳ đồ đồng gồm hai nền văn minh chính: Minoa và Mycenae.

Trang sức thời kỳ Minoa

Đặc diểm của trang sức thời kỳ này là ứng dụng các kỹ thuật chế tác vàng đặc biệt như đúc
khuôn và kéo chỉ.

Các thiết kế cũng dần trở nên phức tạp hơn. Người ta tìm thấy những chiếc vòng tay, vòng cổ và
ghim cài. Trang sức bắt đầu thể hiện quyền lực, địa vị và sự giàu sang của người đeo.

Cuối thời Mycenae, Hy Lạp rơi vào thời kỳ tăm tối từ năm 1100 TCN. Rất ít hiện vật trang sức
được tìm thấy.
Trang sức Hy Lạp cổ đại thời kỳ Mycenae(1750-1050 năm TCN)

Hy Lạp cổ điển

Từ năm 500 TCN, thời hoàng kim của nền văn minh Hy Lạp bắt đầu. Các kim loại quí như vàng
và đá quý ngày càng phổ biến.

Đặc điểm của trang sức thời kỳ này là chạm lộng và các lá vàng cán mỏng, tạo ra các sản phẩm
cầu kỳ và tinh tế.

Hy Lạp thời kỳ Hy Lạp hóa


Các thiết kế nữ trang ngày càng đa dạng, mang ảnh hưởng của phương đông. Thạch anh, ngọc
trai, turquoise và ngọc lục bảo thường được sử dụng, trang sức cameo được làm từ đá sardonyx
với những chạm khắc hình các vị thần, phong cảnh và khuôn mặt.

Sau khi Alexander Đại đế chinh phục vùng Tiểu Á, phong cách thiết kế của Hy Lạp chịu ảnh
hưởng của châu Âu và châu Á.

Trang sức La Mã

Trang sức ở thời La Mã cổ đại rất phong phú và sang trọng, đa phần là để thể hiện địa vị văn hóa
của các tầng lớp khác nhau hơn là làm đẹp. Trang sức được làm ra từ vàng, các kim loại quý
hiếm, và cả thủy tinh.

Vàng được đánh giá cao nhất vì người ta xem nó là thứ kim loại quý từ những vị thần và có
nguồn gốc từ Mặt Trời. Người La Mã rất xem trọng trang phục và đồ trang sức. Để đồ trang sức
sáng bóng, họ đã sáng tạo ra nhiều phương pháp làm sạch và đánh bóng bằng các chất tự nhiên
và chất lỏng.

La Mã cổ đại đã đánh bại khu vực Địa Trung Hải, Ai Cập, Châu Âu để trở thành một đế quốc
hùng mạnh. Do đó, phong cách trang sức của người La Ma cũng bị ảnh hưởng bởi các khu vực
khác. Một ví dụ điển hình về ảnh hưởng của Ai Cập và Hy Lạp đối với phong cách La Mã chính
là kiểu thiết kế thắt nơ Herakles Knot, dùng để bảo vệ người đeo khỏi con mắt của quỷ dữ.

Một vòng tua hình dây làm bằng vàng, có hình thắng nơ Heracles knot, thuộc thời La Mã cổ đại,
thế kỷ thứ 2 SCN.
Dưới sự cai trị của vua Augustus, châu Âu và khu vực Địa Trung Hải đã có một thời kỳ thịnh
vượng, được gọi là Thái bình La Mã. Khi đó, các ngành công nghiệp và nghệ thuật phát triển
phong phú. Đồng thời, những sản phẩm trang sức quý giá đại diện cho thời kỳ này, đặc biệt là
các thiết kế bằng thủy tinh, trở nên phổ biến hơn.

Để chế tạo trang sức, ngoài vàng, người ta còn sử dụng thủy tinh, đồng, đá quý và hạt xương –
được khai thác từ các vùng đất xa xôi như Thung lũng Indus, Viễn Đông, Ba Tư…

Thông qua Con đường tơ lụa, ngọc bích, ngọc lục bảo và kim cương đã tìm đường đến với La
Mã, góp phần vào sự hùng mạnh và giàu có của nền văn minh này.

Nhẫn

Người La Mã thích đeo nhẫn bản to vì chúng thể hiện địa vị của người đeo và thu hút sự chú ý
của mọi người. Quan lại và các nguyên lão thường đeo nhẫn có đính thủy tinh hoặc đá quý lớn.

Những người bình dân chỉ được phép đeo nhẫn làm bằng kim loại. Chỉ có số ít những người bình
dân vinh dự được ban nhẫn vàng vì có công lao đặc biệt với nhà nước hoặc vì lòng dũng cảm.

Tuy nhiên, các quy tắc nghiêm ngặt như vậy đã dần bị xóa bỏ trong thời kỳ Justinian I cầm
quyền. Lúc này, phụ nữ La Mã bất kể già trẻ được phép đeo các loại nhẫn với thiết kế và chất
liệu khác nhau mà không phụ thuộc vào tầng lớp xã hội.

Trâm cài
Một chiếc trâm cài ở thế kỷ thứ III SCN

Trâm cài là món trang sức phổ biến và có giá trị nhất trong thời đại này. Nó giúp thêm thắt điểm
nhấn cho quần áo và mang lại sự thanh lịch cho bộ trang phục. Thay vì khâu dính lại với nhau,
người La Mã lại chuộng kiểu dùng móc cài được làm bằng vàng và kim loại quý hoặc cài bằng
trâm. Mỗi chiếc trâm được tô điểm bằng một viên đá với nhiều phong cách khác nhau.

Vòng tay

Phụ nữ La Mã thường đeo những chiếc vòng tay có hình dạng tương tự như những con rắn cuộn
mình lại, được gắn chắc bằng các móc vàng. Thiết kế rắn cuộn mình có ý nghĩa đặc biệt đối với
người La Mã bởi vì rắn được coi là động vật có cấu tạo hoàn hảo và đại diện cho sự bất tử. Vòng
tay không có giá trị sử dụng thực tế mà chỉ dùng để trang trí. Vòng tay làm từ ngọc trai và vàng
được xem là khá hợp mốt ở La Mã thời trung kỳ, và người dân thời đó thường đeo vòng ở cả hai
tay.

Bùa hộ mệnh

Trẻ em thường đeo bùa hộ mệnh được gọi là “bulla” từ khi mới lọt lòng. Chúng được coi là một
lá chắn chống lại linh hồn và con mắt của quỷ dữ. Bùa hộ mệnh này có hình dạng tương tự như
một dây hoặc chuỗi vàng, gồm một bao nhỏ. Đế chế La Mã tin rằng nam giới là giới tính vượt
trội, do đó, trẻ trai phải đeo bùa hộ mệnh hoặc bùa may mắn.
Nhẫn đóng dấu

Nhẫn đóng dấu giúp người La Mã cổ đại dễ dàng đóng dấu bằng sáp nóng lên các tài liệu quan
trọng. Chỉ có những người đàn ông thượng lưu trưởng thành mới được đeo loại nhẫn này.

Đế quốc La Mã là biểu tượng của những con người giàu có và quyền lực. Sự giàu có của họ được
thể hiện thông qua lối sống và đồ trang sức họ mang trên người. Thật không may, một thời kỳ
thịnh vượng như vậy lại không kéo dài được lâu vì lòng tham và sự tham nhũng đã len lỏi vào và
dần ăn mòn các thành tựu mà xã hội này từng tạo dựng nên. Kể từ cuối thế kỷ 4, đế quốc La Mã
bắt đầu tan rã do sự xâm lược của các man tộc từ phương Bắc.

Một bộ trang sức La Mã cổ đại

Thời Trung Cổ

Trang sức Byzantine


S
au khi đế quốc La Mã sụp đổ, nền sản xuất trang sức ở Tây Âu bị ngưng trệ nhưng lại tiếp tục
phát triển ở Đông Âu nhờ sự ổn định của đế quốc Byzantine.

Trang sức Byzantine mang ảnh hưởng Ki tô giáo với nhiều motif tôn giáo như thánh giá hoặc sự
sống sau cái chết. Kỹ thuật khảm cloisonné rất phổ biến.

Trang sức Viking

Người Viking rất giỏi chế tác bạc. Trang sức Viking thường mang hình ảnh động vật hoặc thiên
nhiên, sau này là các hình kỷ hà. Các kỹ thuật phổ biến gồm chạm lộng và repousse.

Thời trung cổ

Giữa thời Trung cổ, nhờ các cuộc Thập tự chinh mà giao thương ngày càng mở rộng, trang sức
trở nên phổ biến đến tận tầng lớp trung lưu. Tuy nhiên, vì nữ trang vẫn là biểu tượng của quyền
lực cho tầng lớp thống trị, người ta soạn ra các luật lệ giới hạn lượng vàng bạc, đá quí mà thường
dân có thể đeo.
Với sự tiến bộ của kỹ thuật cắt đá cuối thời Trung cổ, phong cách tạo hình Gothic của thế kỷ 13
dần chuyển thành phong cách Phục hưng.

Thời kỳ Phục Hưng

Thường được biết đến là “thời đại hoàng kim”, trong thời kỳ phục hưng đá quý đã bắt đầu tiếp
nhận một mục đích mới. trước đó trang sức chủ yếu được sử dụng như một biểu tượng cho sự
giàu có, và hình thành một phần không thể thiếu trong việc biểu lộ niềm tin tôn giáo. Trong thời
kỳ phục hưng, vai trò của trang sức bắt đầu được phân ra. Trang sức ngày càng phục vụ vai trò
làm đẹp cho cơ thể, chúng được tạo ra chủ yếu nhằm mục đích cải thiện hình ảnh và vẻ đẹp của
cá nhân. Trong khi trang sức vốn dĩ được xem là dấu hiệu của sự giàu có, bây giờ nhiều người
bắt đầu thu thập chúng với mục đích bảo vệ sự giàu có của mình. Như là một dạng tiền tệ chúng
rất dễ bảo vệ, dễ bán và có giá trị ở mọi nơi. Bởi vì được đề cập đến với vai trò làm trang sức để
cải thiện vẻ đẹp của cơ thể, đá quý được định giá theo một số yếu tố như màu sắc, độ bóng và độ
tỏa sáng thông qua niềm tin về sức mạnh huyền bí của người thời trước. Lần đầu tiên trong lịch
sử, kim cương được sử dụng phổ biến với nhiều phương pháp cắt xẻ và hình dáng được phát
triển. Việc khám phá ra những miền đất mới đã dẫn tới làn sóng săn lùng đá quý và kim loại
hiếm. Phần lớn những tác phẩm lộng lẫy mà chúng ta được chiêm ngưỡng ngày nay là các khoản
hoa hồng của người trong hoàng tộc Anh và Pháp thời bấy giờ.
Từ thế kỷ 17 trở đi

Trang sức thế kỷ 17

Những thiết kế trang sức nặng nề, đối xứng, chủ yếu bằng vàng của thế kỷ 17 dần dần biến mất,
nhường chỗ cho những thiết kế uốn lượn mềm mại của thế kỷ 18. Trang sức thời kỳ này thường
có nhiều lỗ hổng trang trí nhìn giống như đăng ten. Bạc được ưa chuộng hơn cả.

Trang sức thế kỷ 18

Tới thế kỷ 19, trang sức phong cách Victoria được biết đến như là một kiểu trang sức thanh lịch
nhất. Nó chủ yếu là kiểu trang sức theo phong cách của phụ nữ Anh trước kia và được đặt tên sau
khi Nữ hoàng Anh Victoria lên ngôi. Thiết kế trong thời đại Victoria thể hiện tính nữ tính, lãng
mạn, thanh lịch và đôi khi là sự ngây thơ trong trắng.

Màu sắc được sử dụng trong thiết kế cũng rất đa dạng. Các loại màu sắc trang sức thời đại Vic
thích hợp với mọi loại trang phục để làm tăng thêm sự sang trọng.

Gỗ và kim loại đều được sử dụng trong các thiết kế, cho phép in nhiều hoa văn hơn, chẳng hạn
như khuôn mặt của các Nữ hoàng. Phần gỗ cũng có rất nhiều màu sắc, các nét chạm khắc và in
ấn được sử dụng trong cả chuỗi dây.
Trang sức thời Victoria,
Edward.

Cuộc cách mạng công nghiệp đã giới thiệu những thay đổi chưa từng có trên thế giới và thời
trang đồ trang sức cùng các xu thế cũng thay đổi nhanh hơn trước đó. Những đồ trang sức thủ
công từ thời nghệ thuật Nouveau, thời Edward, phong cách Art Deco và Retro đặc biệt vẫn rất
được ưa chuộng trong thời gian này.

1.3. Quá trình phát triển của trang sức Việt Nam

Văn hóa Đông Sơn

Vòng ống chân.

Văn hóa Đông Sơn là thời kỳ nở rộ của các sản phẩm đồng thau, với sự phát triển mạnh mẽ của
kỹ thuật đúc đồng, những sản phẩm đồng đã dần chiếm ưu thế trong đời sống của cư dân Đông
Sơn. Trang sức bằng đồng được tìm thấy khá nhiều trong các di chỉ thuộc Văn hóa này, đa dạng
về loại hình và kiểu dáng như: vòng (gồm vòng ống chân, vòng ống tay, vòng trổ thủng, vòng
hình sống trâu, vòng có mặt cắt ngang hình bầu dục, hình tròn, hình lòng máng…) trâm cài, khóa
thắt lưng… Một trong những loại hình đồ trang sức đồng được cư dân Đông Sơn ưa chuộng nhất
là vòng ống. Vòng thường có hình nón cụt hay hình trụ rỗng,… trên thân có những đường gờ nổi
song song với nhau, các đường chỉ chìm, đường tròn tiếp tuyến có chấm giữa, hoa văn sóng
nước, ở một hay hai đầu thường được trang trí hoa văn hình bông lúa, hình chữ S…Vòng ống
loại này thường có một rãnh hở để điều chỉnh độ rộng khi đeo. Nhiều chiếc vòng ống, ở vành
miệng và thân được gắn nhạc đồng, chứng tỏ, ngoài chức năng làm đẹp, những chiếc vòng ống
này còn là loại nhạc cụ độc đáo, đặc biệt trong những lễ hội. Bởi khi múa, những quả nhạc đồng
(lục lạc) có kích thước xấp xỉ bằng nhau, đã rung đập vào nhau hay đập vào thân vòng tạo nên
những âm thanh vui nhộn. Những lục lạc đồng không chỉ được gắn trên vòng ống, các nhà
nghiên cứu còn bắt gặp chúng được gắn trên một số hiện vật khác của Đông Sơn tìm thấy trong
các di chỉ ở Làng Vạc (Nghệ An) như chuông đồng, muôi đồng, xà tích, khuyên tai, nhẫn, khóa
thắt lưng. Điều đó càng chứng tỏ đời sống của cư dân dân Đông Sơn gắn liền với âm nhạc và
nhảy múa, đặc biệt, trong những dịp hội hè, tế, lễ. Những hình ảnh này đã được khắc họa trên
một số trống đồng Đông Sơn như hình người đội mũ lông chim hóa trang nhảy múa, qua những
khối tượng như: Tượng người cõng nhau thổi khèn (Bảo tàng Lịch sử quốc gia – Bảo vật quốc
gia năm 2012), hay qua tượng người thổi khèn trên cán muôi đồng trong mộ thuyền Việt Khê….
Trong khi múa, có nhiều nhạc khí đệm theo như: trống, chiêng, khèn…và trong một dàn nhạc có
nhiều khạc khí như vậy thì vòng ống gắn nhạc có tác dụng làm cho tiết tấu bản nhạc thêm vui
tươi, nhộn nhịp. Vòng ống chân, ống tay còn có chức năng chống đỡ những vật nhọn, nặng đâm
vào cổ tay, cổ chân. Đặc biệt, đối với đàn ông, nó như một thứ giáp chắn khi ra trận. Nhiều dân
tộc còn đeo nhiều vòng ở cổ tay, cổ chân để tránh vắt cắn khi đi rừng.

Vòng tay hình sống trâu trang trí trổ thủng Đồng & Vòng tay hình sống trâu Thủy tinh.
Người Đông Sơn rất thích đeo nhiều trang sức, ngoài trang sức ở tai, cổ, tay, thì họ còn quan tâm
đến mái tóc, bởi lẽ “cái răng cái tóc là góc con người”. Những chiếc trâm cài đầu có chất liệu
đồng tìm thấy trong các di tích Văn hóa Đông Sơn cũng là loại hình trang sức mang đặc trưng
của cư dân thời kỳ này. Ngoài chức năng giữ cho mái tóc gọn gàng, trâm cài còn là vật trang trí,
tô điểm cho mái tóc. Những phụ nữ quý tộc thường cài những loại trâm đẹp, có kích thước lớn,
điển hình như chiếc trâm hình chữ P (gần giống hình chiếc vợt cán dài), mang ký hiệu LSb
24291, Bảo tàng Lịch sử quốc gia nhượng lại của ông Triệu Văn Ánh ở Hà Nội năm 1999.
Trâm cài tóc Đồng. Vòng tay bằng đồng
Bên cạnh đó, khóa thắt lưng cũng là loại hình trang sức bằng đồng độc đáo của các thủ lĩnh, quan
lại và những người giàu có thời kỳ này. Trên khóa thắt lưng thường trang trí những đường xoắn
ốc, trang trí hình chữ S, có khóa thắt lưng gắn thêm lục lạc, và có những khóa thắt lưng trang trí
cá sấu, hình rùa. Những con vật thể hiện cho sự dũng mãnh của các thủ lĩnh thời Đông Sơn.
Như vậy, những đồ trang sức này không chỉ có chức năng làm đẹp mà nó còn đóng vai trò quan
trọng làm phong phú đời sống nghệ thuật, tinh thần và tâm linh của con người.

Khóa đai lưng bằng đồng

Bên cạnh những đồ trang sức bằng đồng, loại hình trang sức đá cũng được cư dân Đông Sơn ưa
chuộng, gồm các loại hình như vòng tay các loại, khuyên tai, hạt chuỗi…với kỹ thuật khoan tách
lõi, mài, giũa, đánh bóng… Có lẽ khuyên tai đá hình vành khăn là loại hình phổ biến của cư dân
Đông Sơn. Loại đá được người Đông Sơn lựa chọn làm đồ trang sức là các loại đá trắng, xanh,
có vân, xám, vàng nâu, nổi bật nhất là màu đỏ của mã não, xanh mát của đá ngọc hay trong suốt
của thạch anh. Như vậy, để làm đẹp, người Đông Sơn không chỉ chế tạo ra các loại hình trang
sức độc đáo, mà còn chú trọng về màu sắc của chúng, bởi chúng góp phần tôn thêm vẻ đẹp cho
bản thân họ. Đặc biệt, trong Văn hóa Đông Sơn có những hạt chuỗi đá dài 3-4cm, được mài vát 2
đầu, đây là loại hạt chuỗi không phải để đeo ở cổ, mà theo một số tài liệu dân tộc học thì chúng
được đeo ở tai, có lỗ ở giữa để cắm giải tua hay lông chim để trang trí.

Khuyên tai hình vành khăn Thạch Anh.


Ngoài những trang sức bằng đồng, đá, cư dân Đông Sơn còn sử dụng đồ trang sức bằng thủy
tinh. “Sản xuất thủy tinh là một nghề hoàn toàn mới, chỉ ra đời vào thời Đông Sơn…có ý kiến
nói đến sự ra đời sớm của trung tâm chế tạo thủy tinh Sa Huỳnh và ảnh hưởng lan tỏa của nó đến
các vùng xung quanh … Như vậy nghĩa là nghề làm thủy tinh Đông Sơn có nguồn gốc hay ít
nhất thì cũng chịu ảnh hưởng của nghề thủy tinh Sa Huỳnh”. [Hà Văn Tấn (1994), Văn hóa
Đông Sơn ở Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội]. Trang sức có chất liệu thủy tinh đang
trưng bày và giới thiệu tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia gồm: hạt chuỗi, vòng tay, khuyên tai…
trong đó những chiếc vòng tay được xem là một trong những loại hình tiêu biểu.
Tuy kỹ thuật chế tác thủy tinh không phải là thế mạnh của cư dân Đông Sơn, nhưng với sự xuất
hiện của đồ trang sức bằng thủy tinh trong văn hóa này cho thấy: cư dân Đông Sơn ngay từ rất
sớm đã có sự giao lưu, trao đổi, cả về kỹ thuật và hàng hóa với các vùng trong khu vực.

Chuỗi hạt đá Khuyên tai thủy tinh


Vậy những đồ trang sức đa dạng về chất liệu, phong phú về kiểu dáng, tinh xảo về hoa văn này
đã được người Đông Sơn sử dụng như thế nào? Điều đó được phản ánh qua những khối tượng
tròn trang trí trên thạp đồng, trên cán dao găm…Những khối tượng người trang trí cán kiếm, cán
dao găm đồng được mô tả rất chân thực và sống động như hình người đàn ông mặc khố, đứng
chống nạnh, tóc búi tròn, đôi vòng tai to chấm xuống vai, tay đeo vòng, cổ đeo vòng dài xuống
đến ngực. Đặc biệt là hình ảnh người phụ nữ trang trí trên cán kiếm được phát hiện ở núi Nưa
(Triệu Sơn, Thanh Hóa) thể hiện một vẻ đẹp quý phái. Với mái tóc búi cao hình búp sen, cổ đeo
hạt chuỗi dài đến bụng, vòng tai to chấm vai, hai tay đeo vòng. Qua đó cho thấy, thời kỳ này đồ
trang sức được cư dân Đông Sơn khá ưa chuộng và sử dụng phổ biến cho cả đàn ông và phụ nữ.
Tuy nhiên, cách trang sức của đàn ông và phụ nữ có đôi chút khác nhau, phụ nữ thường đeo
khuyên tai to, nặng, dài chấm xuống vai, nhiều tượng Đông Sơn còn phát hiện họ đeo nhiều
chiếc khuyên tai móc vào nhau, còn đàn ông thì đeo những chiếc khuyên nhỏ hơn, nhìn nghiêng
mới thấy. Những tượng Đông Sơn phát hiện được cho đến nay mới chỉ thấy tượng phụ nữ đeo
chuỗi hạt, và thường đeo nhiều chuỗi, chuỗi trong cùng sát vào cổ, chuỗi ngoài cùng chấm đến
bụng, loại hình trang sức này chưa thấy ở tượng đàn ông.
Qua số lượng di vật trang sức tìm thấy trong Văn hóa Đông Sơn, chúng ta có thể hiểu, đời sống
vật chất của cư dân thời kỳ này đã khá cao, từ đó họ mới có thể tập trung, dành nhiều tâm huyết
và thời gian để cho ra đời nhiều loại hình trang sức cầu kỳ, tỉ mỷ và đẹp đến như vậy. Bên cạnh
đó, chúng còn ánh sự phong phú trong đời sống tinh thần, đồng thời, phản ánh trình độ kỹ thuật,
tư duy, thẩm mỹ trong kỹ thuật luyện kim đúc đồng, cũng như kỹ thuật chế tác đá của cư dân
thời kỳ này.
Văn hóa Sa Huỳnh

Một trong những thành tựu của văn hóa Sa Huỳnh là kỹ nghệ chế tác đồ trang sức và phong cách
sử dụng của chủ nhân nền văn hóa này. Cư dân văn hóa Sa Huỳnh dùng trang sức để làm đẹp,
thể hiện sự giàu có, thể hiện địa vị xã hội, tuân theo phong tục và tín ngưỡng. Vì thế họ đã kỳ
công sáng tạo ra những món đồ trang sức tinh xảo và mang tính nghệ thuật cao.
Sự xuất hiện phong phú loại hình đồ trang sức, đa dạng về chất liệu cho thấy cư dân văn hóa Sa
Huỳnh là những người có năng khiếu, khéo tay và thẩm mỹ cao. Sưu tập đồ trang sức trong văn
hóa Sa Huỳnh trưng bày tại Bảo tàng lịch sử quốc gia tập trung chủ yếu vào các loại hình như:
hạt chuỗi, khuyên tai, vòng đeo tay, với chất liệu chủ yếu là đá, thủy tinh, số ít là kim loại quý.
Nói đến đồ trang sức trong văn hóa Sa Huỳnh chúng ta không thể không kể đến khuyên tai ba
mấu nhọn và khuyên tai hai đầu thú. Hai loại khuyên tai này được chế tác bằng đá và thủy tinh
với cấu tạo tương đối phức tạp và độc đáo. Các nhà nghiên cứu đều cho rằng, khuyên tai ba mấu
và khuyên tai hai đầu thú là những sản phẩm đặc trưng của văn hóa Sa Huỳnh do người Sa
Huỳnh sáng tạo.

Khuyên tai ba mấu


Khuyên tai ba mấu là một trong những loại hình đồ trang sức mang đặc trưng của văn hóa Sa
Huỳnh. Chất liệu chế tác khuyên tai là đá ngọc, thủy tinh, đá quý trong đó chủ yếu là đá ngọc.
Khuyên tai ba mấu gồm hai loại cơ bản: một loại hình ôvan vát hẹp ở phần mấu và một loại khác
thân tròn, có ba mấu nhô ra sắc cạnh và ngắn. Loại khuyên tai này thường có đường kính từ
2,3cm đến 2,5cm, và gồm hai phần: phần dưới được mài, chuốt nhẵn, phần còn lại tạo gờ tròn. Ở
phía trên đầu có khe hở tạo thành mấu đeo. Loại hình khuyên tai này không chỉ được phát hiện ở
văn hóa Sa Huỳnh, Đồng Nai, Óc Eo mà còn phổ biến ở các vùng Java, Miến Điện, Đài Loan.
Điều đó cho thấy, từ rất sớm cư dân Sa Huỳnh đã có sự trao đổi, giao lưu rộng rãi với các nước
trong khu vực.
Một loại trang sức khác cũng do các thợ thủ công tài khéo thời kỳ văn hóa Sa Huỳnh sáng tạo là
khuyên tai hai đầu thú. Khuyên tai hai đầu thú thường được làm bằng đá ngọc nephrite và thủy
tinh trong đó bằng đá ngọc chiếm phần nhiều hơn. Có những khu mộ cổ các nhà khảo cổ học đã
phát hiện tới 15 chiếc khuyên tai hai đầu thú như ở Đại Lãnh thuộc huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng
Nam. Loại khuyên tai này được phát hiện cùng với nhiều hiện vật khác của văn hóa Sa Huỳnh
như cuốc, giáo sắt và đồ gốm minh khí… Nét đẹp của loại khuyên tai này không chỉ ở chất liệu
đá màu trắng đục hay màu xanh nhạt được mài bóng trong chuốt công phu, mà còn đẹp ở tạo
hình. Khuyên tai này có hai loại hình cơ bản: một loại thân tròn, tai ngắn, mặt thú ngắnn, mắt
tròn lồi. Loại kia thân mảnh mai hơn, hai tai dài công vút và nhọn đầu, mặt thú thon, mắt dài
xếch như hình chiếc lá. Nhiều nhà khoa học cho rằng đây là đầu của một loại thú, mặt nhìn về
hai phía, mắt được chạm khắc hình như chiếc lá nhỏ phía bên trên, chính giữa là chiếc móc để
đeo. Theo nhà khảo cổ học Lê Duy Sơn, loại khuyên tai lạ mắt này chính là sản phẩm sáng tạo
tại chỗ của cư dân cổ Sa Huỳnh, và cho đến nay, chưa ai biết loại trang sức hai đầu thú này được
đeo như thế nào. Có người cho rằng, loại hiện vật này thường nằm trước ngực trong chuỗi hạt
hỗn hợp đa chất liệu bằng đá, thủy tinh, mã não, xương, sừng, vỏ ốc… mà người xưa thường đeo
ở cổ, chúng được dùng như một chiếc “bùa hộ mệnh”. Một số người khác lại cho rằng, chúng
được móc vào vách giữa hai lỗ mũi. Về hình con vật trang trí trên khuyên tai cho đến nay vẫn
còn có nhiều điều bí ẩn. Nhiều người cho rằng, đó là hình ảnh của con dê, trâu… Theo tiến sĩ
Andreas, Reineker nhà khảo cổ học người Đức đã có nhiều năm nghiên cứu về văn hóa Sa
Huỳnh, thì hình đầu thú hai sừng trên các chiếc khuyên tai hai đầu thú của văn hóa Sa Huỳnh có
mối quan hệ nhất định với Sao La, loài động vật được phát hiện lần đầu vào năm 1992 ở phía
Tây miền Trung Việt Nam. Các nhà nghiên cứu cho rằng, loại thú này vốn ngày xưa sống ở miền
đồng hoang và có thể nó được coi là con vật thiêng vì ngày càng hiếm. Nhưng cho đến nay
chúng đã bị tiệt chủng. Một số nhà khảo cổ học cũng nhận xét rằng “nếu khuyên tai ba mấu dịu
dàng, tinh tế và khá duyên dáng thì khuyên tai hai đầu thú lại thể hiện chất dũng mạnh, kiêu
hãnh, cường tráng của nam giới”. Loại hình khuyên tai hai đầu thú đã góp phần làm nên sự
phong phú và độc đáo của văn hóa Sa Huỳnh.

Khuyên tai hai đầu thú


Bên cạnh các loại khuyên tai đặc sắc, cư dân Sa Huỳnh còn ưa thích sử dụng các chuỗi hạt thủy
tinh, mã não làm đẹp cho mình. Để có một sản phẩm thủy tinh, người thợ thủ công phải chuẩn bị
nguyên liệu bao gồm cát thạch anh, chất nóng chảy, chất ổn định gồm vôi hoặc chì và chất tạo
màu là oxit kim loại. Vật liệu được nung nóng chảy khoảng từ 9000c đến 12000c… Nhờ những bí
quyết nghề nghiệp, người thợ thủ công có thể hạ độ nóng chảy xuống thấp hơn, tăng độ bền cho
sản phẩm. Qua phân tích các mẫu thủy tinh nhân tạo ở các di chỉ khảo cổ các nhà khảo cứu nhận
thấy có những công thức pha trộn vật liệu khác nhau để làm ra các sản phẩm thủy tinh. Như vậy,
mỗi vùng tùy theo kinh nghiệm của mỗi người thợi làm thủy tinh, sản phẩm thủy tinh sẽ có chất
lượng và màu sắc khác nhau. Vì thế khi quan sát kiểu dáng, màu sắc, phân tích thành phần thủy
tinh, các nhà khoa học có thể nhận biết được nguồn gốc sản phẩm, sự giao lưu, truyền bá kỹ
thuật nấu thủy tinh… Những người thợ thủ công tài khéo thời kì này đã tiếp thu kỹ thuật thủy
tinh của người Ấn Độ để làm nên những sản phẩm khuyên tai và hạt chuỗi cho riêng mình với
kiểu dáng và màu sắc phong phú. Những loại hạt chuỗi có hình dáng, màu sắc khác nhau như
xanh lơ, vàng nhạt hoặc màu ngọc. Từ loại hạt chuỗi lớn hình quả trám, hình đốt trúc cho đến hạt
chuỗi nhỏ li ti đều cho thấy rằng hạt chuỗi này được xâu vào dây với số lượng lớn để đeo vào cổ
hoặc ở tay. Trong các loại hình đồ trang sức, hạt chuỗi chiếm số lượng nhiều nhất, chúng là một
trong những loại hình hiện vật thể hiện mối quan hệ giao lưu của văn hóa Sa Huỳnh với những
nền văn hóa xung quanh.Những khu mộ chum có số lượng hạt chuỗi mã não được phát hiện
nhiều là ở Đại Lãnh thuộc huyện Đại Lộc tỉnh Quảng Nam và ở Lai Nghi thuộc huyện Điện Bàn
tỉnh Quảng Nam

Hạt chuỗi văn hóa Sa Huỳnh


Như vậy, đồ trang sức của cư dân văn hóa Sa Huỳnh không chỉ khiến chúng ta khâm phục về
trình độ chế tác và tư duy thẩm mỹ ẩn chứa trong mỗi chiếc vòng tay, mỗi đôi hoa tai hoặc chuỗi
vòng thủy tinh, mã não ấy mà đó còn là những thông điệp thể hiện về địa vị và cả ước nguyện
sâu sắc của cư dân văn hóa Sa Huỳnh, một trong những văn hóa góp phần quan trọng hình thành
nên nền văn hóa Việt Nam thống nhất trong đa dạng.

Văn hóa Óc Eo

Một trong những thành tựu nổi bật của chủ nhân văn hóa Óc Eo chính là kỹ nghệ chế tác đồ
trang sức và lối phục sức của chủ nhân nền văn hóa này. Theo các nhà khảo cổ, người xưa chế
tác và sử dụng đồ trang sức vì nhiều lý do: làm đẹp, thể hiện sự giàu có, thể hiện địa vị xã hội,
tuân theo tập tục và tín ngưỡng. Vì thế, họ đã kỳ công sáng tạo ra những món trang sức rất tinh
xảo, kỹ thuật cao và giàu tính nghệ thuật. Chủ nhân văn hóa Óc Eo cũng làm điều tương tự.
Do đã làm chủ được những kỹ thuật cao trong lĩnh vực thủ công - mỹ nghệ như nghề gốm, nghề
luyện đồng, luyện sắt, luyện thiếc, nghề kim hoàn nên người Óc Eo đã làm ra những món trang
sức xuất chúng. Họ đã biết cách mài thạch anh để làm nên một chuỗi trang sức gồm 1 hạt chuỗi
bằng thạch anh tím và 33 hạt chuỗi bằng pha lê, dài 41cm, được tìm thấy trong di chỉ Gò Hàng,
tỉnh Long An, có niên đại vào khoảng thế kỷ 1 - thế kỷ 3. Kỹ thuật khoan và chạm khắc chìm
trên những vật thể cứng và nhỏ cũng được người Óc Eo sử dụng thành thạo. Bằng chứng là
những món trang sức phẳng, tương tự như mặt dây chuyền hay mặt nhẫn trong nữ trang hiện đại,
làm bằng mã não và carnelian, trên đó có khắc chìm hình sư tử và hình người ngồi, khai quật ở di
chỉ Óc Eo, tỉnh An Giang, có niên đại vào khoảng thế kỷ 6.

Chuỗi hạt, vòng cổ và khuyên tai vàng.

Tuy nhiên, thành tựu nổi bật nhất trong nghệ thuật chế tác đồ trang sức của chủ nhân văn hóa Óc
Eo chính là việc tạo nên những món trang sức bằng vàng với sự điêu luyện trong thuật luyện kim
và sự tinh tế về mặt thẩm mỹ. Họ đã biết làm ra những sợi dây chuyền bằng vàng với sự tinh xảo
mà thợ kim hoàn đời nay cũng phải thán phục, hoặc những hạt chuỗi bằng vàng hình khối cầu có
8 đỉnh tỏa ra 8 hướng tạo thành 1 chuỗi trang sức với 14 hạt có kích thước nhỏ dần, gắn với một
hạt chuỗi bằng thủy tinh tinh luyện, trông rất bắt mắt.
Các nhà khảo cổ học còn phát hiện trong di chỉ Óc Eo những chiếc nhẫn gắn hình bò thần
Nandin bằng vàng (đường kính 1,9cm), những chiếc khuyên tai bằng vàng với nhiều kiểu dáng
khác nhau, những chiếc vòng tay hình lò xo và những chiếc chuông bằng vàng xâu chuỗi đeo ở
cổ chân.

Sang thế kỷ 7 - 8, người Óc Eo dùng vàng lá để chế tác các vật trang sức và trang trí dạng phẳng,
với kỹ thuật khắc miết tạo hình và chữ trên lá vàng để tạo nên các đồ án trang trí mà chiếc hoa
sen bằng vàng (đường kính 7,1cm) khai quật ở di chỉ Gò Xoài (Long An) là hiện vật điển hình.
Ngoài ra, vàng cũng được chế tác các vật để dâng hiến thần linh như hình rắn hổ mang và nhiều
mảnh vàng dát mỏng có khắc chữ Phạn, dấu tích chứng tỏ sự ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đối
với văn hóa Óc Eo. Trong số đó, đáng chú ý nhất là chiếc nhẫn vàng có khắc dòng chữ Phạn trên
bề mặt, có niên đại vào thế kỷ 7 - 8.

Người Óc Eo cũng đã biết đến kỹ thuật khảm đá quý lên các món đồ trang sức bằng vàng. Tại di
chỉ Gò Xoài, các nhà khảo cổ học đã phát hiện 3 món trang sức rất đặc biệt của người Óc Eo,
gồm một mặt dây chuyền bằng vàng nạm thạch anh tím (cao 2,6cm, rộng 1,9cm; dày 0,2cm);
một chiếc nhẫn vàng nạm ngọc xanh (đk. 2,2cm) và một nhẫn vàng nạm ngọc ruby (đk. 1,8cm).
Ba hiện vật này được coi là những đại diện tiêu biểu cho đồ trang sức khảm đá quý của văn hóa
Óc Eo.

Không chỉ phát hiện các món trang sức, các nhà khảo cổ học cũng đã phát hiện cả khuôn đúc đồ
trang sức bằng đá trong di chỉ Óc Eo (An Giang). Điều này đã chứng minh tính bản địa của các
món đồ trang sức Óc Eo, cho dù, Óc Eo nằm trên con đường giao lưu thương mại nổi tiếng, liên
kết các nền văn minh cổ đại là Trung Hoa và Ấn Độ ở phương Đông, với La Mã ở phương Tây.
Có thể nói rằng, nghệ thuật chế tác đồ trang sức trong văn hóa Óc Eo là những thành tựu rực rỡ,
phản ánh trình độ văn hóa, thẩm mỹ, kỹ thuật điêu luyện của những chủ nhân xưa của vùng đất
Nam bộ. Nhiều món đồ trang sức của người Óc Eo xưa không chỉ có giá trị lịch sử, giá trị văn
hóa và giá trị kinh tế, mà còn xứng đáng là hình mẫu cho các bộ sưu tập trang sức hiện đại, nhất
là trong bối cảnh xu hướng “hoài cổ” đang là thời thượng trong giới thiết kế đồ trang sức ở Việt
Nam hiện nay.

Từ thế kỷ X-XX

Nhìn chung, trang sức Việt thời kỳ này thường dành cho vua chúa, quan lại và tầng lớp trung
lưu, người giàu có. Chất liệu phổ biến là kim loại quý, đá; với họa tiết cách điệu từ thiên nhiên
hình long, ly, quy, phượng. Người ta tìm thấy những chiếc tram cài, mũ miện, nhẫn, lắc tay,
kiềng,…Đặc biệt, các làng nghề kim hoàn bắt đầu xuất hiện. Một số kỹ thuật chế tác tiêu biểu có
thể kể đến trơn, đấu, đậu, chạm.

Không có nhiều tư liệu về trang sức thời Lý, Trần. Tuy nhiên ta vẫn có thể tìm thấy hình ảnh
trang sức thời Hậu Lê trên những bức tượng thờ.

Trang sức phụ nữ thời Lê


Bộ trang sức của vương phi chúa Nguyễn

Trang sức thời Nguyễn


Thời Nguyễn (1802 - 1945), việc chế tác và sử dụng đồ ngọc trở nên rất phổ biến trong Cung
đình Huế. Đồ ngọc có mặt trong hầu hết mọi dòng sản phẩm ngự dụng dành cho vua và hoàng
tộc, từ những vật phẩm biểu trưng cho quyền lực, vật dụng nghi lễ, đồ thờ cúng, văn phòng tứ
bảo, đồ trang trí, giải trí, đồ trang sức, trang điểm cho đến đồ dùng sinh hoạt hàng ngày... Trong
đó, đa dạng về loại hình, kiểu dáng, hình thức biểu hiện và được gửi gắm đầy đủ nhất ý nghĩa
biểu trưng của ngọc chính là đồ trang sức.
Thời Nguyễn (1802 - 1945), việc chế tác và sử dụng đồ ngọc trở nên rất phổ biến trong Cung
đình Huế. Đồ ngọc có mặt trong hầu hết mọi dòng sản phẩm ngự dụng dành cho vua và hoàng
tộc, từ những vật phẩm biểu trưng cho quyền lực, vật dụng nghi lễ, đồ thờ cúng, văn phòng tứ
bảo, đồ trang trí, giải trí, đồ trang sức, trang điểm cho đến đồ dùng sinh hoạt hàng ngày... Trong
đó, đa dạng về loại hình, kiểu dáng, hình thức biểu hiện và được gửi gắm đầy đủ nhất ý nghĩa
biểu trưng của ngọc chính là đồ trang sức.
Ngọc dùng để chế tác đồ trang sức cung đình Huế gồm hai loại là ngọc mềm (nephrite) và ngọc
cứng (jadeite) cùng nhiều loại đá quý khác. Nguyên liệu chế tác vừa khai thác ở trong nước, vừa
nhập khẩu từ nước ngoài nên rất đa dạng về màu sắc, chủng loại. Việc chế tác được giao cho các
công xưởng Triều đình chuyên về chế tác kim hoàn và đồ ngọc. Đây là nơi trưng tập những thợ
thủ công tài giỏi nhất trên cả nước. Bởi vậy, sưu tập trang sức ngọc Cung đình Triều Nguyễn
không những phản ảnh trình độ kỹ thuật và mỹ thuật chế tác điêu luyện, tuyệt mỹ và tinh xảo mà
còn thể hiện những giá trị văn hóa, nghệ thuật gắn với Vương triều Nguyễn trong lịch sử Việt
Nam.

Lược, trâm cài, hoa tai

Để trang trí cho mái tóc, phụ nữ xưa thường cài lược hoặc trâm tùy theo kiểu tóc. Hoa tai xưa có
nhiều kiểu dáng đa dạng lấy cảm hứng từ thiên nhiên như hình hoa lá, nụ thông hoặc hình tròn,
… Hoa tai bằng vàng hoặc bạc, có hoặc không gắn mặt đá.

Nhẫn, vòng tay, vòng cổ, xà tích


Nhẫn có nhẫn trơn, nhẫn nạm mặt đá, kim cương hoặc chạm trổ. Ngoài nhẫn, người xưa còn đeo
những đôi vòng, xuyến vàng hay bạc ở cổ tay, có hoặc không chạm trổ; hoặc những chiếc vòng
ngọc. Trang sức trên cổ bao gồm kiềng, dây chuyền, chuỗi hạt vàng được quấn thành nhiều
vòng. Ngoài ra còn có dây chuyền nách, được làm bằng vàng, bạc, một phần đeo quanh cổ nối
với vật trang trí, phần dưới nối từ vật trang trí đến cúc áo người mặc. Xà tích là trang sức phổ
biến ở miền Bắc, thường được làm bằng bạc, giắt thong ở cạnh bao lưng, gồm hai phần: chùm và
dây bạc, mỗi dây treo một thứ như chìa khóa, nhíp bạc, dao con, ống bạc,…

Kim bài, kim khánh, ngọc khánh

Đây là những món đồ trang sức của vua chúa, đồng thời cũng là vật thể hiện địa vị và đẳng cấp
của người sở hữu chúng. Ngoài kim bài,vua, hoàng hậu, hoàng tử, công chúa và các vương tôn
còn đeo kim khánh và ngọc khánh. Nhà vua còn dùng kim bài, kim khánh và ngọc khánh như vật
phong tặng, quà kỷ niệm hay vật ân thưởng cho quý tộc và quan lại cao cấp trong những dịp đặc
biệt.

Từ 1945 – nay
Từ năm 1945-1986, nền trang sức không phát triển do ảnh hưởng của chiến tranh. Sau năm 1986,
nền trang sức bắt đầu phát triển trở lại, nhiều công ty vàng bạc đá quí được thành lập như PNJ,
Doji, Huy Thành, Ngọc trai Hoàng gia,… Các sản phậm được chế tác với chất liệu phong phú,
không chỉ dùng kỹ thuật truyền thống mà còn có thêm công nghệ đúc khuôn sáp, cho phép sản
xuất hàng loạt. Các họa tiết cũng ngày càng đa dạng hơn như hình hoa lá, động vật, hình học,…

Chương II: Vật liệu sử dụng trong chế tác đồ trang sức
2.1. Vàng

Vàng là một kim loại quý hiếm, với công thức hóa học là Au. Vàng được sử dụng làm nguyên
liệu tinh chế các loại trang sức đắt tiền hoặc được đúc miếng làm tài sản tích trữ. Theo ước tính,
trên toàn thế giới chỉ có khoảng 19 mét khối vàng. Do đó, đây là kim loại vô cùng quý.

Tại Việt Nam, người ta thường phân biệt vàng thành hai khái niệm: Vàng ta và vàng Tây. Bản
chất của 2 loại vàng này được phân biệt bởi độ tinh khiết của vàng. Vàng ta hay còn gọi là vàng
ròng nguyên chất, có hàm lượng là 99,99%. Có nghĩa là tỷ lệ tạp chất lẫn trong vàng chỉ chiếm
0.01% (Vàng không có tạp chất). Vàng tây là loại vàng có lẫn tạp chất, là hợp kim vàng với các
kim loại khác nhau. Điều này giúp cho vàng tây có nhiều màu sắc như trắng, vàng, hồng…

Trang sức vàng ta

Trong thực tế vàng tây được sử dụng rộng rãi và chủ yếu trong lĩnh vực làm trang sức bởi đặc
điểm đa dạng về màu sắc, có độ sáng bóng và dễ dàng chế tác. Trong số các loại vàng tây, vàng
Ý, vàng Đức, Vàng của Hàn Quốc được đánh giá cao về chất lượng hơn hẳn so với các quốc gia
khác, do đó giá thành của chúng cũng cao hơn.
Vàng Ý chính là dòng vàng có màu trắng có nguồn gốc xuất xứ ở nước Italia. Vàng ý được tạo
ra bởi hợp kim bạc với tỷ lệ bạc nguyên chất. Vàng có độ bóng cao, nét đẹp nhẹ nhàng và tinh
khiết nên vàng ý được mọi người mua về dùng để làm vòng tay, dây chuyền, nhẫn... đeo trên
người.

Trang sức vàng Ý


Ngoài vàng Ý, còn nhiều loại hợp kim vàng phổ biến khác như:

Trang sức vàng trắng


Vàng trắng là một hợp kim của vàng và có ít nhất một loại kim loại có màu trắng, được tạo ra
bằng công nghệ luyện kim đặc biệt với nhiều quy trình nghiêm ngặt. Trong đó có vàng là nguyên
tố chính chiếm hàm lượng cao trong hợp kim, thường là 58,3% Au(14k) đến 75%Au(18k). Qua
nhiều thử nghiệm, người ta lựa chọn những kim loại quý với tỷ lệ thích hợp để nấu chảy cùng
với vàng để thu được một hợp chất màu trắng đây được gọi là vàng trắng. Thành phần của nó
gồm có vàng và các kim loại quý hiếm như niken, mangan hay paladium... Do tính chất đặc biệt
của hợp kim nên màu vàng của vàng đã mất trong quá trình tinh luyện. Vàng trắng cũng giống
như vàng tuổi của nó cũng được tính bằng carat, ngoài ra kim loại này còn phụ thuộc vào các
kim loại trong hỗn hợp. Vàng trắng có thể sử dụng với nhiều mục đích khác nhau: với các hợp
kim của vàng trắng với niken sẽ cứng và bền thích hợp để chế tác trang sức. Hợp kim giữa vàng
trắng và palladium thì mềm, dễ uốn thích hợp để kết hợp với trang sức gắn đá quý. Ngoài ra nó
cũng kết hợp với các kim loại khác như đồng, bạc để tăng khối lượng và độ bền và điều quan
trọng hơn là giảm giá thành sản phẩm. Vàng trắng có màu trắng tinh khiết, ánh kim lấp lánh cùng
với đặc tính cứng, dẻo khiến vàng trắng phản quang đàn hồi tốt, chịu đựng được mat sát, ít bị hao
mòn biến dạng. Đặc biệt thường được sử dụng làm nguyên liệu chế tác sản phẩm từ kim cương.

Trang sức vàng hồng


Vàng hồng mai là hợp kim vàng–đồng được sử dụng cho một số loại đồ trang sức chuyên biệt.
Vàng hồng mai, còn được biết đến như là vàng hồng phấn hay vàng đỏ, là phổ biến ở Nga vào
đầu thế kỷ 19, nên cũng được biết đến với tên gọi vàng Nga, mặc dù thuật ngữ này hiện nay đã
trở thành lỗi thời. Trang sức vàng hồng mai trở nên phổ biến trong thế kỷ 21, và được sử dụng
phổ biến để làm nhẫn cưới, vòng tay và các đồ trang sức khác. Mặc dù các tên gọi này có thể
dùng thay thế lẫn nhau, nhưng khác biệt giữa vàng đỏ, vàng hồng mai và vàng hồng phấn là ở
hàm lượng đồng: đồng càng nhiều thì màu càng nghiêng về phía đỏ. Vàng hồng phấn sử dụng ít
đồng nhất, kế tiếp là vàng hồng mai và cuối cùng là vàng đỏ với hàm lượng đồng cao nhất.
Để phân biệt chất lượng vàng, thông thường người ta còn dựa vào tuổi vàng hay còn gọi chất
lượng vàng. Loại vàng 10 tuổi là loại vàng tốt nhất, hầu như không lẫn tạp chất (tỷ lệ chỉ 0.01%).
Vàng 9 tuổi là loại vàng có tỷ trọng vàng chiếm 90% trọng lượng. Cả hai loại vàng trên đều có
chung tên gọi là vàng 24K, nhưng đương nhiên là giá thành của loại vàng 10 tuổi sẽ cao hơn hẳn
so với vàng 9 tuổi.
Ngoài hai loại trên, vàng còn được phân biệt thành các loại tuổi: 7 tuổi rưỡi và 7 tuổi, gọi chung
là vàng 18K với hàm lượng tạp chất chiếm lần lượt từ 25% đến 30%. Loại vàng cuối cùng được
xác định là vàng 6 tuổi, với hàm lượng kim loại khác chiếm gần 50%, gọi là vàng 14%.

2.2. Bạc
Bạc là kim loại quý (ký hiệu hóa học là “Ag”) có giá trị quy đổi thành tiền tệ trong đời sống. Có
ánh kim trắng, có độ mềm tương đối và là chất dẫn diện tốt nhất trong họ kim loại.
Với đặc tính là kim loại mềm và dẻo nên dễ dạng tạo hình, uốn cong, có màu trắng và nếu được
làm bóng bề mặt thì bạc sẽ có độ trắng bóng ánh kim rất sáng. Trong môi trường tự nhiên kim
loại bạc sẽ mờ hoặc xỉn màu khi tiếp xúc trực tiếp với acid, lưu huỳnh hay các hóa chất tẩy
nhuộm có chứa acid sẽ làm bạc xỉn màu nhanh chóng.
Trong ngành kim hoàn thông thường sử dụng 2 loại chất liệu bạc như: Bạc tinh khiết (Bạc ta
99.9) và Bạc 925 (còn gọi là Bạc sterling, Bạc Ý hay Bạc 92.5) là 2 loại nguyên liệu chủ yếu làm
trang sức cao cấp trên thị trường trong và ngoài nước hiện nay đang ưa chuộng.

Bạc ta hay còn gọi là bạc tinh khiết (nguyên chất) với tỷ lệ 99.9% không pha tạp chất hoặc kim
loại khác. Với đặc tính của bạc ta rất mềm và độ dẻo cao nên rất dễ uống hoặc tạo hình nhưng bù
lại không có độ cứng nên khi va chạm, cọ sát thì bạc ta sẽ rất dễ bị biến dạng hoặc trầy xước.
Bạc tinh khiết nóng chảy trong nhiệu độ 960°C có trọng lượng riêng là 10.5 Bạc ta đen hay sáng
tùy thuộc vào cơ địa, môi trường và các yếu tố khác tác động từ bên ngoài sẽ có ảnh hưởng đến
độ bền màu của sản phẩm theo thời gian. Chính vì tính chất của bạc như vậy nên từ xưa đã dùng
bạc để thử độc, đánh gió.

Bạc ta
Bạc ta thường được kết hợp (hợp kim hóa) với kim loại khác như: đồng, thao, chì,…. nhằm mục
đích để tăng độ cứng, sắc nét đồng thời dễ chế tác hơn và làm tăng vẻ đẹp, độ sắc nét được giữ
bền lâu sau khi bạc được chế tác ra thành phẩm.
Những kim loại được sử dụng pha kết hợp với bạc nguyên chất tùy theo công thức riêng của
người thợ chế tác sẽ giúp tăng những tính chất khác của hợp kim bạc, ví dụ như giảm những lỗ tổ
ong (hay xuất hiện trên bạc nguyên chất), giảm sự biến màu của hợp kim bạc, giữ cho hợp kim
sáng bóng lâu hơn.
Bạc Ý 925

Bạc Ý là một trong những loại bạc được sử dụng thông dụng trong việc chế tác đồ trang sức, bạc
Ý bền đẹp và lấp lánh bởi độ cứng của chất liệu bạc này rất cao. Bạc Ý là loại bạc có 92.5% là
bạc nghiên chất 7,5% là các hợp kim khác. Vì vậy bạc Ý còn được biết đến với cái tên Bạc 925.
Khi thử qua lửa bạc này vẫn có màu trắng đục nhưng hơi chuyển màu khác không còn trắng đục
tinh như bạc nõn nữa.
Bạc Thái cũng là một trong những chất liệu được dùng để chế tác thành những món đồ trang sức.
Bạc Thái cũng giống như bạc Ý đều có độ cứng cao, dễ dàng chế tác thành những món đồ trang
sức bạc đẹp, tinh xảo với nhiều mẫu mã, đa dạng. Tuy nhiên, bạc Thái vẫn có một số tính chất
khác so với bạc Ý.

Bạc Xi cũng có tính chất khá giống so với bạc Ý và bạc Thái bởi đều là bạc 92,5% trong lõi sản
phẩm. Điểm khác biệt ở đây chính là bạc Xi được phủ một lớp vàng trắng bên ngoài làm cho
món đồ trở nên sáng và trắng hơn, vì vậy giá thành khá cao.

Nhiều hợp kim chứa bạc mới đã xuất hiện trong những năm gần đây được pha trộn để có thể
giảm sự đổi màu, giảm độ xỉn. Một số nguyên tố có thể thay cho đồng, thao như germanium,
kẽm,… thêm vào đó một chút silic, hoặc bo, từ đó các nhà sản xuất trang sức bạc nhanh chóng
tạo ra những loại hợp kim bạc mới với chất lượng ngày càng tăng và công thức pha chế bạc của
họ được coi là bí quyết riêng của từng đơn vị sản xuất hoặc gia công chế tác trang sức bạc cao
cấp.

2.3. Platin
Platin còn gọi là bạch kim, là kim loại quý hiếm đứng vị trí thứ 2  trong top 10 kim loại quý hiếm
nhất thế giới, không bị oxy hóa, có tính chống ăn mòn cao, không tan trong axit và chịu được
nhiệt độ ở khoảng gần 1.800 độ C. Cũng chính vì những đặc tính đó nên việc tạo ra được các sản
phẩm Platin nguyên chất là điều không thể. Thông thường hàm lượng Platin chỉ chiếm 80%
(PT800), 85% (PT850) hoặc 90% (PT900) trong hợp kim.

Platin có đặc tính chống ăn mòn cao và tỷ trọng lớn nên khá khó để chế tác được thành sản phẩm
phức tạp. Thông thường, trang sức Platin có thiết kế tối giản, nhẹ nhàng nhưng những đường nét,
họa tiết vẫn hiện lên sắc nét, uyển chuyển và tinh tế. Đây là kết quả của quá trình chế tác công
phu, đòi hỏi đội ngũ thợ kim hoàn bậc thầy điêu luyện, khéo léo và có nhiều thời gian để mài
giũa, trau chuốt cho sản phẩm.

Trang sức platin

Platin sở hữu màu trắng ánh kim tự nhiên, sáng bóng, khi
dùng để chế tác trang sức không cần phải xi mạ thêm bất kỳ một lớp kim loại nào. Sau thời gian
dài sử dụng, sản phẩm vẫn giữ được màu sắc như ban đầu. Ngành công nghiệp trang sức thế giới
đánh giá Platin là “Ông hoàng của các kim loại”. Đây cũng là chất liệu mang ý nghĩa của sự vĩnh
cửu thường được các cặp uyên ương lựa chọn để chế tác nhẫn cưới như một biểu tượng của tình
yêu trường tồn theo thời gian.

2.4. Đồng
Đồng là kim loại dẻo có độ dẫn điện và dẫn nhiệt cao. Với bề mặt đồng tươi có màu cam đỏ đặc
trưng, đồng còn được biết đến là nguyên tố hóa học quan trọng trong bản tuần hoàn nguyên tố(kí
hiệu là Cu).
Đồng được sử dụng phổ biến làm chất dẫn nhiệt và điện, vật liệu xây dựng, đặc biệt là thành
phần trong nhiều kim loại khác nhau như vàng hồng mai.

Trang sức đồng thau


Đồng thau là hợp kim của đồng và kẽm, một trong những chất liệu được sử dụng làm trang sức
rất phổ biến trên thế giới. Chính từ đặc tính vật lý, đồng được các chuyên gia trang sức sử dụng
cho những ý tưởng tạo ra sản phẩm có hình dáng phức tạp, đòi hỏi khả năng chạm trổ tinh xảo và
mang tính nghệ thuật cao. Dù không có giá trị kinh tế cao về mặt chất liệu như vàng, bạc hay
platin nhưng đồng lại mang đến một giá trị nghệ thuật lâu bền.

2.5. Kẽm
Kẽm là kim loại màu trắng xanh, óng ánh, mặc dù hầu hết kẽm phẩm chất thương mại có màu
xám xỉn. Kẽm kim loại cứng và giòn ở nhiệt độ bình thường nhưng trở nên dễ uốn từ 100 đến
150 độ. Trên 210 độ kim loại kẽm giòn trở lại và có thể được tán nhỏ bằng lực. Kẽm dẫn điện
khá. So với các kim loại khác kẽm có nhiệt độ nóng chảy tương đối thấp. Một số hợp kim của
kẽm như đồng thau bao gồm kẽm và đồng.

Kẽm là một trong những vật liệu làm trang sức phổ biến với giá thành rẻ và độ bền cao.

2.6. Thiếc

Thiếc là một kim loại màu trắng bạc, kết tinh cao, dễ uốn, dễ dát mỏng. Thiếc trắng ổn định ở
nhiệt độ phòng, dễ dát mỏng, thiếc xám ổn định ở 13,2 độ C, giòn. Vì tính chống oxi hóa và
chống gỉ, thiếc thường được trộn vào các hợp kim.

2.7. Các loại đá sử dụng trong đồ trang sức

2.7.1. Kim cương


Kim cương là một trong hai dạng thù hình của carbon được biết đến nhiều nhất vì vẻ đẹp lung
linh, độ cứng rất cao và giá trị kinh tế của nó.
Kim cương là loại đá quý được hình thành trong môi trường nhiệt độ và áp suất cao, khoảng 100
dặm dưới bề mặt trái đất.

Những viên kim cương có chất lượng đá quý là những viên kim cương hoàn hảo nhất, với ít tạp
chất và khuyết tật nhất. Chúng có trọng lượng riêng rất gần 3,52.

Kim cương công nghiệp chủ yếu được sử dụng trong các quy trình cắt, mài, khoan và đánh bóng.
Ở đây, độ cứng và đặc tính dẫn nhiệt là những tính chất được quan tâm hàng đầu.

Kích thước, độ trong, màu sắc và các thước đo chất lượng khác liên quan đến đá quý không quan
trọng bằng. Kim cương công nghiệp thường được nghiền để tạo ra bột mài mòn có kích thước
micromet. Một lượng lớn kim cương có chất lượng đá quý nhưng có hình dạng hoặc kích thước
không phù hợp để cắt và thay vào đó được sử dụng để làm kim cương công nghiệp.

Kim cương được xem như là vật huyền bí tượng trưng cho sức mạnh, quyền lực, sự giàu sang và
lòng quả cảm. Kim cương mang lại may mắn cho gia chủ tuổi tuất và sinh vào tháng tư. ... Ngoài
giá trị vật chất, kim cương còn là hiện thân của sức mạnh, quyền lực, sự giàu sang, lòng can đảm
và là biểu tượng bất diệt của tình yêu.

2.7.2. Ruby

Ruby là một loại đá quý tự nhiên, có màu hồng đậm hoặc đỏ như máu, thuộc họ Corundum. 

Đá Ruby có tên gọi khác là Hồng ngọc Ruby ở Việt Nam. Cùng với các loại đá quý khác, Hồng
ngọc Ruby ngày càng trở thành một lựa chọn phổ biến cho nhẫn đính hôn và các đồ trang sức
khác. Với màu sắc đậm và vẻ ngoài nổi bật, đá Ruby có thể là một sự thay thế hấp dẫn cho một
viên kim cương trong các món trang sức ấn tượng.
Hồng ngọc là loại đá quý có màu đỏ hiếm nhất được tìm thấy trong tự nhiên, thậm chí còn hiếm
hơn cả kim cương. Sự quý hiếm này càng được phản ánh trong giá của ruby. Giá ruby bắt đầu từ
mức thấp từ 12 đô la đến trên 1.600 đô la cho 1 carat.

 Hầu hết các viên đá Ruby được phân loại thành một số loại nhất định dựa trên quốc gia hoặc khu
vực mà chúng được khai thác. Các loại đá ruby phổ biến bao gồm:

Hồng ngọc Ruby Miến Điện (Myanmar): thường được coi là một trong những viên hồng ngọc
đáng mơ ước nhất thế giới. Hồng ngọc Miến Điện có màu đỏ đậm rất nổi bật và vẻ ngoài đặc biệt.
Hồng ngọc Ruby Thái Lan: có màu sắc ít đậm hơn chút so với hồng ngọc Miến Điện và thường
được xếp thứ hai về chất lượng Ruby.
Hồng ngọc Ruby châu Phi: Đá ruby từ các nước châu Phi như Kenya và Mozambique có màu đỏ
sẫm hoặc đỏ tím.
Hồng ngọc Ruby huyết bồ câu: Đây là loại Ruby đặc biệt đáng mơ ước và có giá trị cao. Những
viên hồng ngọc này có màu đỏ tươi với một chút màu tím nhẹ. Nhìn dưới ánh sáng, chúng lại có
màu đỏ đậm.

Hồng ngọc Ruby được biết đến như một loại đá mang lại hạnh phúc và niềm đam mê trong cuộc
sống. Đá Ruby trở thành một món quà hoàn hảo cho người thân yêu trong những dịp như Ngày lễ
tình nhân hoặc ngày kỷ niệm. Người ta tin rằng loại đá quý có sức mạnh hồi sinh năng lượng cho
cơ thể dù là đeo trang sức có gắn đá Ruby hay trưng đá Ruby thô trong nhà.

Đá Ruby được cho là giúp cơ thể giảm đau và điều trị các vấn đề về máu và tuần hoàn, năng
lượng thấp, các vấn đề về tim và giải độc. Trong lịch sử, Hồng ngọc Ruby được dùng để chà xát
trên da để thúc đẩy sức sống và tuổi trẻ.

Từ lâu, Hồng ngọc Ruby đã là đại diện cho tình yêu lãng mạn, là biểu tượng của sự tận tâm và
chung thủy trong một mối quan hệ. Ruby là một loại đá quý khuyến khích người đeo sống trọn
vẹn và đón nhận từng khoảnh khắc cuộc sống, giúp người đeo nhìn thấy sức mạnh và tiềm năng
với góc độ từ trái tim của chính họ.

2.7.3. Sapphire
Đá Sapphire là 1 khoáng vật corundum có độ bền cao cùng chung người anh em là Ruby, ngoại
trừ corundum màu đỏ được gọi là Ruby, còn lại tất cả những khoáng vật được hình thành từ
corundum có màu sắc khác được gọi là Sapphire. Trong đó màu xanh dương là phổ biến và được
yêu thích nhất.

Đá Saphire còn gọi là đá lam ngọc – một loại đá được hình thành bởi cương thạch, nó mang vẻ
đẹp tinh tế nhưng không kém phần lộng lẫy. Đá có độ cứng được tính theo thang Mohs là 9.
Sapphire có màu sắc phong phú, nổi bật nhất là màu xanh dương đậm, ngoài ra còn có các màu
xanh phớt, xanh có ánh hồng, ánh tía… Đá Sapphire bóng, trong, không lẫn tạp chất là loại đá
cao cấp, có giá trị không kém gì kim cương.

Đá Sapphire không đơn thuần chỉ là một món trang sức bình thường mà còn ẩn chứa nhiều năng
lượng tâm linh sâu sắc. Theo thuyết ngũ hành, đá Sapphire là bùa may mắn cho những người
mệnh Mộc, mệnh Thủy. Theo đó, khi mang trang sức đính đá Sapphire, chủ nhân sẽ luôn gặp
được may mắn và thịnh vượng trong đời sống.

2.7.4. Topaz

Đá Topaz hay còn được biết đến với cái tên khác là hoàng ngọc. “Topaz” theo tiếng Hy Lạp có
nghĩa là tìm kiếm, theo ngôn ngữ Phạn cổ topaz có nghĩa là lửa.

Với độ cứng cao trong thang đo Mohs, ánh thủy tương đối mạnh. Đặc biệt là có màu sắc đa dạng,
một số loại đá quý có màu vàng. Thậm chí cả những loại có màu lục cũng được gọi là topaz. Đá
Topaz hay còn được biết đến với cái tên khác là hoàng ngọc.

Brazil là nước có nhiều mỏ khai thác đá topaz nổi tiếng ở bang Minas và Gerais. Ở Mehico mỏ
Lapaz được biết đến với topaz màu vàng tuyệt đẹp. Tại Mỹ có mỏ topaz màu hồng, vàng và xanh
lam rất đẹp. Một số nước khác cũng khai thác nhiều Topaz như Úc, Myanma. Và đặc biệt là ở
Nga khai thác nhiều topaz màu lam, màu lam ở vùng núi Ural.
Ở Việt Nam, Topaz được tìm thấy trong pegmatit ở Thạch Khoán, Vĩnh Phúc. Topaz ở vùng
Xuân Lệ, Thường Xuân, Thanh Hóa cũng có nguồn gốc pegmatit, cộng sinh với aquamarin và
thạch anh. Topaz Lâm Đồng trong pegmtit cộng sinh với felspat, thạch anh.

Đem lại may mắn, tài lộc và cân bằng cuộc sống. Topaz là loại đá tượng trưng cho tình yêu, sự
gắn kết và hòa hợp trong tâm hồn. Ngoài ra, nó còn giúp đem lại may mắn, tài lộc, những điều
tích cực trong cuộc sống

2.7.5. Ngọc trai

Ngọc trai (tên khoa học là Pearl) là một loại đá quý có một không hai khi là loại ngọc duy nhất
được tạo ra từ một sinh vật sống. Trong môi trường nước mặn, ngọc trai sẽ được sản sinh từ loài
hàu biển. Còn môi trường như sông suối ao hồ, loại ngọc đẹp mắt này sẽ được lấy từ loài trai
nước ngọt. 
Ngày nay, ngọc trai vùng nước ngọt có sẵn trên thị trường chủ yếu đến từ Trung Quốc. Mặt khác,
ngọc trai nước mặn được tìm thấy ở ngoài khơi Nhật Bản, Polynesia thuộc Pháp và Úc. Các loại
ngọc trai khác Akoya, Handama, Tahitian hay South Sea sẽ có những đặc điểm hình thức, chất
lượng và giá cả riêng biệt.

Quá trình này bắt đầu khi một vật nhỏ hoặc hạt cát lọt vào bên trong hàu hoặc con trai. Về bản
chất, mảnh này có chức năng như hạt nhân của ngọc trai – là phần xuất hiện đầu tiên. Một khi
những vật lạ lọt vào, cơ thể của con trai sẽ tự động phủ lớp xà cừ lên mảnh nhân này như một lớp
màng bảo vệ. 

Xà cừ là một hỗn hợp được làm chủ yếu từ aragonit, rất chắc chắn và có màu sắc óng ánh. Ánh
sáng độc đáo của ngọc trai đến từ hợp chất này. Nhuyễn thể sẽ phủ lên hạt nhân với hàng nghìn
lớp xà cừ, và theo thời gian, một viên ngọc trai dần dần được hình thành. Thời gian của quá trình
này phụ thuộc vào tốc độ phát triển của hợp chất xà cừ, hầu hết thường mất từ hai đến bốn năm để
phát triển hoàn toàn.

Ngọc trai tự nhiên


Ngọc trai hình thành trong cơ thể của động vật nhuyễn thể (thường là con trai hoặc hàu biển) mà
không có bất kỳ sự can thiệp nào của con người. Vật thể kích ứng bị mắc kẹt trong nhuyễn thể có
kích thước cực nhỏ và xảy ra hoàn toàn tình cờ. Do yếu tố tự nhiên diễn ra trong một thời gian dài
nên ngọc trai tự nhiên cũng có giá trị cao hơn.

Ngọc trai nuôi


Sự hình thành và phát triển của loại ngọc trai này vẫn xảy ra bên trong động vật nhuyễn thể nhưng
cần có sự can thiệp và chăm sóc của con người. Các vật kích ứng được đưa vào trong cơ thể
chúng thông qua một đường rạch có độ khéo léo cao. Quy trình nuôi ngọc trai bắt đầu khi kỹ thuật
viên tay nghề cao lấy biểu mô của một loài nhuyễn thể và đưa vào trong đó một vật kích ứng. Con
trai sẽ phủ các lớp xà cừ lên vật kích ứng hoặc xung quanh các mảnh biểu mô được đưa vào.

Ngọc trai nhân tạo


Ngọc trai tự nhiên và nuôi cấy là hai loại duy nhất được các chuyên gia coi là ngọc trai đích thực.
Chúng được tạo ra bởi động vật nhuyễn thể và sự hình thành ngọc trai hoàn toàn là quá trình hữu
cơ xảy ra bên trong sinh vật. Ngọc trai nhân tạo (hay do phòng thí nghiệm tạo ra) là do con người
chế tạo và được coi là ngọc trai giả trong ngành công nghiệp đá quý. Ngọc trai nhân tạo thường
được làm từ vỏ hàu (đôi khi là nhựa hoặc thủy tinh). Ngọc trai giả được sản xuất hàng loạt có giá
thành rất rẻ, đặc biệt là khi so sánh với ngọc trai thật.

Trong lịch sử thần thoại, ngọc trai là biểu tượng của trí tuệ có được qua kinh nghiệm dày dặn
phong phú. Những viên đá này được cho là có nguồn sức mạnh bảo họ, thu hút sự may mắn và
giàu có. Ngọc trai có thể giúp bạn luôn giữ được điểm cân bằng an toàn trong các mối quan hệ.
Viên đá biểu tượng cho lòng trung thành, sự hào hiệp, chính trực và trong sáng. 

2.7.6. Các loại đá công nghiệp

Giống với đá quý tự nhiên, đá quý nhân tạo cũng được hình thành từ các thành phần khoáng
chất. Tuy nhiên, đá quý nhân tạo được tạo ra bởi những người lao động với những công nghệ,
thiết bị chuyên dụng.

Thành phần của đá nhân tạo bao gồm: bột đá, keo, xi măng, đá vụn. Những loại đá quý nhân tạo
thường có nhiều mẫu mã đa dạng và mang nhiều năng lượng hỗn tạp. Nó mang giá trị thẩm mĩ
cao, tạo nên những bộ trang sức lộng lẫy tuy nhiên về mặt phong thủy loại đá này lại không
mang nhiều giá trị.

Đá nhân tạo nhìn khá giống với đá tự nhiên như: màu sắc, độ cứng ánh sáng phản chiếu, thành
phần và cả vẻ ngoài rực rỡ. Điều khác biệt chúng ta có nhìn thấy rõ ở đá quý nhân tạo và đá quý
tự nhiên là đá quý nhân tạo có sự hoàn hảo tương đối. Thường sẽ có những vết nứt, vết vùi, …
còn đối với đá nhân tạo khi được kiểm soát bởi công nghệ và con người, đá được chế tác một
cách hoàn hảo.
Chương III: Dụng cụ và kỹ thuật chế tác kim hoàn
3.1. Dụng cụ

3.1.1. Bàn kim hoàn

Bàn làm việc của thợ kim hoàn không rộng lắm, bằng gỗ tốt (lim, gụ, v.v…). Bàn thường có kích
thước vừa phải, tiện dụng: 1m (chiều dài), 80 cm (chiều rộng), 80 cm (cao). Mặt bàn phẳng, bốn
cạnh đều có gờ để dụng cụ khỏi bị lăn khỏi mặt bàn. Bàn ghép gỗ kín ba mặt xung quanh, trừ
phía người thợ ngồi làm việc. Phía dưới có ngăn kéo lớn. Gờ bàn ở phía ngăn kéo được khoét
xuống thành máng nhỏ. Máng có tác dụng dồn quét mạt vàng, mạt bạc xuống các khay ở ngăn
kéo. Còn ngăn kéo dùng để cất dụng cụ khi dùng hay nghỉ việc.

3.1.2. Búa

Búa để rèn, đập, gõ, vỗ… vàng bạc có rất nhiều loại. Sau đây là một số loại búa thường dùng,
phổ biến và chủ yếu nhất:

– Búa cái: lớn nhất, bằng thép, tra cán gỗ, dùng để đập vỡ những thỏi vàng, bạc 1ớn.

– Bùa tháu: nhỏ hơn búa cái, nhưng hình thức và chất liệu tương tự như búa cái.

– Búa đồng: bằng đồng, dùng để chạm vàng, bạc.

– Búa sừng: quả búa bằng sừng, cũng có thể thay bằng quả gỗ tứ thiết (như gỗ sến, gụ). Búa sừng
dùng để đập, vỗ nhẹ các vật phẩm vàng, bạc loại nhỏ bé.
Các loại búa có một đầu mặt phẳng, nhẵn; đầu kia hơi tù. Riêng búa sừng, búa gỗ thì cả hai búa
đều phẳng.

3.1.3: Dũa kim hoàn: Dũa thô và dũa tinh

Độ mịn của dũa được chia theo ba cấp tùy theo kích cỡ răng dũa. Cỡ răng càng lớn, tốc độ dũa
càng cao, nhưng có thể để lại các vết xước, việc chà bóng bằng giấy nhám sẽ trở nên khó hơn.

Các dũa bằng thép chỉ cắt được theo hành trình chiều răng dũa. Khi kéo dũa ngược, răng dũa có
thể bị mòn nếu đè mạnh lên dũa. Ngoài dũa thép, còn sử dụng loại dũa kim cương với ưu điểm
mạch dũa đồng đều và không để lại vết xước trên bề mặt.

Ký hiệu các loại dũa được gọi theo mật độ răng dũa (số răng trên một inch chiều dài hay số
hạt). Tùy theo vật liệu gia công mà chúng ta sử dụng dũa thô hoặc dũa tinh khác nhau.

3.1.4. Các loại kìm

- Kìm vuông: Dùng để uốn, cắt, cột kim loại.

- Kìm tròn: Gọi là "Kìm Mũi Tròn" nghĩa là đầu kìm có hình nón. Được sử dụng để uốn tấm kim
loại hoặc dây kim loại thành dạng tròn. Đây là một trong những công cụ thiết yếu để làm đồ
trang sức. Kìm này được sử dụng để cắt đứt dây. Cho phép cắt phẳng ngay cả ở những nơi chật
hẹp nhất, tạo ra ít vết trầy hơn.

Kìm mũi tròn


- Kìm kéo chỉ kim hoàn: dùng để kéo các thanh kim loại sau khi cán bằng máy cán qua các lỗ
trên bàn kéo chỉ.

Kìm kéo chỉ

- Kìm cắt: Kìm cắt để cắt kim loại

Kìm cắt

3.1.5. Bộ đèn khò hàn

Mỏ hàn là thiết bị điện tử cầm tay, có tác dụng nung chảy chì hàn, để từ đó, nối hai phần kim loại
khác nhau thành một thể thống nhất để làm nhiệm vụ nào đó (có thể là truyền điện, truyền nhiệt,
từ…).

Bộ hàn gồm 1 cái vọt được nối với bình đựng xăng, bình đựng xăng lại được nối với bễ hơi.

Vọt, bình xăng, bễ hơi

Để nung chảy kim loại hàn, mỏ hàn có thể sử dụng khí đốt để nung, hoặc dùng hiện tượng đoản
mạch để làm tan chảy kim loại, và tạo điều kiện nối 2 mảnh kim loại với nhau khi kim loại tan
chảy rắn lại.
Máy hàn điện

3.1.6. Đe và bàn kéo chỉ

Vàng, bạc nung nóng đỏ bằng đèn thổi hoặc đèn xì (đèn khò) được đem đánh hay dọt trên đe.
Thợ kim hoàn cần có một bộ đe chuyên dụng:

– Đe nhất: đe bằng thép; dùng để đập vỡ thỏi vàng, thỏi bạc to, tiếng chuyên môn gọi là dọt.

Đe nhất được đặt trên khối gỗ lớn (Hình V) để khi dọt vàng, bạc thì vừa chắc vừa êm.

– Đe chim: cũng bằng thép, nhưng hai đầu đe đúc nhỏ dần, hơi nhọn và quắp xuống. Đe chim có
dáng dấp chiếc búa chim, dài khoảng 10cm, dùng để rèn các thỏi vàng, bạc nhỏ (Hình VI).
– Đe đồng: còn gọi là bàn đập. Đó là một khối đồng hình chữ nhật (kích thước trung bình: 5 x 4
x 10 cm). Người thợ sử dụng loại đe này được cả 6 mặt, do nó được cấu tạo khá đặc biệt: chỉ có
mặt đe phẳng, các mặt khác mỗi mặt một loại khuôn khác nhau, ấy là các kiểu rãnh lòng máng,
tròn, cong các cỡ to nhỏ (Hình VII).

– Đe sừng: còn gọi là bàn đập sừng. Đó là một miếng sừng trâu hình chữ nhật (kích thước: 9 x 6
x 3 cm) được cấu tạo mặt đáy phẳng, còn mặt trên hơi cong đều, giữa lồi, hai đầu khum thấp
xuống. Ở mặt trên đe có khắc khuôn các cỡ khuyên, vòng, nốt nhạc… (Hình VIII).

Để làm các vật phẩm đặc chỉ cần dọt vàng hay bạc nóng thẳng xuống khuôn như yêu cầu của
khách hàng. Muốn làm vật phẩm rỗng, như nốt nhạc hay khuyên tai, vòng tay v.v… chỉ cần đặt
vàng lá, bạc đã dát lên khuôn trên đe sừng, rồi dùng búa thúc ve xuống khuôn. Mỗi lần tạo tác
được một nửa vật phẩm. Làm hai nửa như vậy, đem hàn lại sẽ được một sản phẩm rỗng hoàn
chỉnh như mong muốn.

Bàn kéo chỉ bằng thép, còn gọi là kèm, cái mà, hình chữ nhật (kích thước: 20cm x 5cm x 1cm)
trên có từng hệ lỗ từ to đến rất nhỏ. Mặt trên lỗ rộng, mặt dưới hẹp để kéo sợi vàng, bạc được
theo ý muốn và dễ kéo. Sau khi cán bạc thành từng thanh mảnh có tiết diện tròn thì ta tiến hành
mài nhỏ đầu thanh bạc rồi đưa vào lỗ to nhất trên bàn kéo chỉ, sử dụng kìm rút chỉ, kéo với lực
dứt khoát để thanh bạc mảnh đi qua lỗ. Tiếp tục thực hiện giũa đầu chỉ bạc và rút cho đến khi chỉ
đạt kích thước ưng ý.

3.1.7. Cưa kim hoàn:

Cưa gồm hai bộ phận chính, khung và lưỡi. Lưỡi cưa được chế tạo với nhiều kích cỡ, nhiều kiểu
răng cưa khác nhau, phù hợp với mục đích sử dụng.

Chức năng chính của cưa là cắt hình dạng cho kim loại và vật liệu, nhưng cũng có thể được dùng
để dũa các góc hẹp, trang trí bề mặt với các đường cắt nhỏ của trang sức.

Lưỡi cưa được chọn phải căn cứ theo chiều dày của kim loại cần cắt, không được cắt tấm kim
loại mỏng bằng lưỡi cưa dày và ngược lại. Nếu khoảng cách giữa các răng cưa lớn hơn chiều dày
tấm kim loại, lưỡi cưa co thể bị kẹt và gãy. Chuyển động của lưỡi cưa phải vuông góc với bề mặt
cần cưa và chỉ nên tác dụng lực thuận chiều với chiều của răng cưa.

3.1.8. Cân tiểu ly:

Cân tiểu ly có thiết kế nhỏ gọn, thiết kế đẹp mắt và độ chính xác cao. Loại cân này thường được
sử dụng cân đo nguyên liệu nấu nướng hoặc để cân vàng, bạc và các loại đá quí khác.
3.1.9. Kéo cắt:

Dùng cắt các tấm kim loại mỏng như trang sức, cắt kim loại màu như vàng bạc đồng không cắt
thép cứng.

3.1.10. Dụng cụ làm sạch và nguội

3.1.10.1. Máy phớt:

Còn gọi là máy đánh bóng, đánh bật các vết xước nhỏ, làm bóng bề mặt đá, trang sức vàng bạc
sáng bóng như mới.

3.1.10.2. Máy siêu âm:


Máy siêu âm dùng sóng cao tần để rửa sạch bụi bẩn bám vào, loại bỏ xỉn màu và giúp trang sức
lấy lại độ sáng bóng.

3.1.11. Máy khoan:

Máy với động cơ nhỏ và trục mềm được dùng để khoan và mài. Động cơ nhỏ thường được lắp ở
tay cầm, còn loại động cơ trục mềm thường được bố trí cách xa tay cầm, truyền chuyển động
quay cho trục mềm

3.1.12. Máy cán:

Thiết bị cán thường được dùng để tạo hình kim loại trong xưởng kim hoàn. Sản phẩm cán
thường gồm hai kiểu hình dạng cơ bản là thanh vuông và tấm. Thanh vuông được dùng để kéo
dây. Tấm là hình dạng cơ bản, đôi khi được cung cấp với các chiều dày tiêu chuẩn.

Khi sử dụng máy cán, quay tay quay khoảng nửa vòng mỗi khi đưa kim loại vào giữa trục cán,
duy trì tính dẻo của kim loại bằng cách ủ và khử oxy hóa bề mặt cho đến khi đạt được hình dạng
và kích thước mong muốn.
3.1.13. Máy nấu kim loại:

Nấu kim loại được xem là khâu quan trọng bậc nhất trong ngành sản xuất nữ trang vì quyết định
trực tiếp đến chất lượng, tuổi vàng bạc cũng như tạo hình cơ bản của món trang sức. Máy nấu
kim loại còn được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như máy nấu vàng, máy nấu kim loại
trung tần, cao tần… Đây là thiết bị được thiết kế với công suất cao, giúp nấu chảy các hợp kim,
kim loại quý như vàng, bạc, đồng thau, bạch kim…

Máy nấu kim loại

3.1.14. Các loại thuớc

- Thước lá: đo kích thước chiều dài, để đánh dấu hoặc để vẽ đường thẳng đánh dấu. đo các
đường kính trong, đường kính ngoài, đo chiều sâu, bước sâu với độ chính xác tương đối cao.

Thước lá

- Thước kẹp zem: dùng để đo độ dày.


Thước kẹp zem

- Thước kỹ thuật: đo đường kính ngoài, đường kính trong, đo độ sâu của những chi tiết có hình
trụ, hình trụ rỗng, hình hộp,... với một kết quả đo chính xác tuyệt đối.

Thước kỹ thuật

3.1.16. Các loại hóa chất:

- Phèn chua: có thể dùng để đánh sáng trang sức bạc bằng cách đun trong nước phèn chua cho
đến khi sạch bẩn.

Phèn chua

- Hàn the công nghiệp: làm sạch bề mặt của kim loại nóng bằng cách hoà tan các oxide kim loại.
Điều này tạo ra sự tiếp xúc tốt giữa các bề mặt kim loại khi các kim loại được hàn.

Hàn the
- Thuốc phớt: (hay còn gọi là sáp đánh bóng) đóng một phần khá quan trọng quyết định giá trị
của sản phẩm trong quá trình xử lý bề mặt kim loại. Theo công dụng, người ta chia sáp đánh
bóng thành hai loại là sáp đánh phá và sáp đánh mịn. Sáp đánh phá là loại sáp được sử dụng cho
công đoạn đánh thô bề mặt sản phẩm, tạo bề mặt nhẵn, mịn để chuẩn bị cho công đoạn đánh
bóng. Bước đánh thô này rất quan trọng, bề mặt sản phẩm muốn bóng sáng phụ thuộc rất nhiều
vào công đoạn đánh thô này. Sáp đánh phá có nhiều loại, để đảm bảo đem lại hiệu quả tốt nhất
cho quá trình xử lý, nên lựa chọn loại sáp phù hợp với từng mức độ thô ráp của bề mặt sản phẩm
và chất liệu của sản phẩm. Sáp đánh bóng mịn là loại sáp chuyên dụng cho công đoạn đánh bóng
bề măt sản phẩm. Sau khi đánh phá, người ta tiến hành đánh bóng hoàn thiện bề mặt sản phẩm.

Thuốc phớt

3.2. Các kỹ thuật kim hoàn

3.2.1. Kỹ thuật cán

Thiết bị cán thường được dùng để tạo hình kim loại trong xưởng kim hoàn. Sản phẩm cán
thường gồm hai kiểu hình dạng cơ bản là thanh vuông và tấm. Thanh vuông được dùng để kéo
dây. Tấm là hình dạng cơ bản, đôi khi được cung cấp với các chiều dày tiêu chuẩn. Tuy nhiên,
bạn nên biết phương pháp cán tấm và kéo dây, do trong nhiều trường hợp, bạn cần tạo hình kim
loại phù hợp với yêu cầu công việc. Ngoài ra bạn có thể áp dụng kỹ thuật này đối với các vụn
kim loại phế liệu từ quá trình gia công. Từ phế liệu, bạn có thể nấu chảy, đúc, gia công và cán
thành tấm.

Khi sử dụng máy cán, bạn hãy quay tay quay khoảng nửa vòng mỗi khi đưa kim loại vào giữa
trục cán, duy trì tính dẻo của kim loại bằng cách ủ và khử oxy hóa bề mặt cho đến khi đạt được
hình dạng và kích thước mong muốn.

3.2.2. Kỹ thuật cưa

Chức năng chính của cưa là cắt hình dạng cho kim loại và vật liệu, nhưng cũng có thể được dùng
để dũa các góc hẹp, trang trí bề mặt với các đường cắt nhỏ của trang sức.

Bạn hãy chọn cỡ lưỡi cưa theo chiều dày của kim loại cần cắt, không được cắt tấm mỏng bằng
lưỡi cưa dày. Nếu khoảng cách giữa các răng lớn hơn chiều dày tấm kim loại, lưỡi cưa có thể bị
kẹt và gãy.

Chuyển một bản vẽ lên bề mặt kim loại


Phương pháp chuyển bản vẽ thường dùng là sử dụng mực trắng. Khi mực khô, bạn hãy đặt giấy
cacbon lên bề mặt kim loại và đặt bản vẽ lên trên cùng. Bạn hãy dùng bút nhọn vạch theo các
đường vẽ trên bản vẽ, bản vẽ sẽ xuất hiện trên bề mặt kim loại.

Nếu bản vẽ là rõ ràng, bạn có thể cưa theo các nét vẽ, nếu bản vẽ không rõ, bạn hãy dùng mũi
vạch để vạch lại các nét, sau đó rửa sạch mực trắng và tiến hành cưa theo các nét vẽ.
Tạo hình lỗ vuông
Đối với một số vật liệu, chẳng hạn kim loại có lớp chất dẻo ở bề mặt, bạn có thể sử dụng lưỡi
cưa chuyên dùng để tạo hình lỗ.

3.2.3. Kỹ thuật hàn

Hàn thường dùng để liên kết kim loại với nhau, tận dụng sự tương tác cấu trúc của các kim loại
khi được nung nóng, là một khâu hết sức quan trọng trong các công đoạn chế tác trang sức. Khi
kim loại nóng chảy, cấu trúc tinh thể bị phá hủy, kim loại không thể duy trì hình dạng ban đầu.
Kim loại hàn sẽ ngấm sâu vào kim loại được hàn, tạo thành mối liên kết bền vững.

Quy trình
Trong quy trình hàn, kim loại hàn và nhiệt tương tác với nhau. Kim loại hàn là hợp kim được
dùng để liên kết các kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao. Nhiệt từ mỏ hàn làm nóng chảy kim loại
hàn trước khi kim loại được hàn nóng chảy. Kim loại hàn nóng chảy sẽ tràn lên bề mặt theo lực
mao dẫn, cho phép nối kết các miếng kim loại được hàn với nhau.
Bạn có thể tự chế tạo kim loại hàn, và cũng có thể mua các kim loại hàn thích hợp. Khi hàn các
chi tiết phức tạp, có thể bạn phải sử dụng ba hoặc bốn kim loại hàn có nhiệt độ nóng chảy khác
nhau. Kim loại hàn cứng có nhiệt độ nóng chảy cao hơn kim loại hàn trung bình hoặc mềm. Kim
loại hàn thường được cung cấp ở dạng dây hoặc cuộn. Kim loại hàn hiện nay thường có sẵn
thuốc hàn bên trong lõi cho phép sử dụng dễ dàng hơn.

Mỏ đốt bằng gas


Kim loại hàn phải được sử dụng tương ứng với kim loại được hàn. Ngoài ra bạn cần biết về thiết
bị và phụ tùng được dùng khi hàn là mỏ đốt bằng gas.

Khối và tấm chịu nhiệt


Có nhiều loại khối và tấm chịu nhiệt khi hàn, chẳng hạn khối sợi gốm, khung lưới kim loại, tấm
xoay, tấm đỡ bằng vật liệu chịu lửa.

Mỏ hàn, khối và tấm chịu nhiệt khi hàn


Khung lưới kim loại cho phép phân phối nhiệt đồng đều khi hàn, thường được dùng để hàn các
mối hàn lớn. Khối chịu nhiệt bằng than đá thường được sử dụng do ít gây ra sự oxy hóa, phân bố
và duy trì nhiệt một cách đồng đều.

Chất trợ dung hàn


Việc sử dụng chất trợ dung hàn là rất quan trọng, do quá trình hàn tạo ra lớp oxy hóa bề mặt làm
giảm độ liên kết mối hàn.

Chất trợ dung phổ biến là hỗn hợp hàn the và nước. Acid boric có thể được bổ sung vào hỗn hợp
để tăng nhiệt độ nóng chảy. Hàn the có một nhược điểm, khi được nung nóng có thể tạo bọt khí
làm giảm chất lượng mối hàn. Hỗn hợp hàn the và nước được quét cả hai phía đường hàn sau khi
khử sạch oxide.
Chất trợ dung lỏng và thanh hàn the bột, khi hòa tan trong nước sẽ làm tăng sự tan chảy của kim
loại hàn.
Mỏ đốt gas
Mỏ đốt gas được dùng để nung nóng kim loại sao cho kim loại hàn đạt được nhiệt độ nóng chảy
bằng nhiệt gián tiếp. Mỏ đốt còn được dùng để ủ kim loại. Mỏ đốt chuyên dùng thường sử dụng
các khí đốt như butane, propane, cộng với không khí nén được cung cấp từ máy nén.

Mỏ đốt dùng propane được sử dụng rộng rãi trong xưởng kim hoàn, khí nén được cung cấp từ
máy nén khí có động cơ điện.

Ứng dụng
Trước khi hàn bạn cần làm sạch dầu mỡ và lớp oxide trên bề mặt kim loại bằng cách rửa trong
dung dịch acid, sau đó rửa lại bằng nước.

Để tạo đường hàn chất lượng cao, bạn chỉ nên dùng lượng kim loại hàn vừa đủ. Để hàn đạt yêu
cầu, bạn cần có kỹ năng và khéo tay. Kim loại hàn nóng chảy thường chảy theo hướng có nhiệt
độ cao, luôn luôn đến điểm nóng nhất, do đó điều quan trọng là phải cấp nhiệt đồng đều cho toàn
bộ kim loại được hàn. Nếu bạn chỉ cấp nhiệt cho kim loại hàn mà không cấp nhiệt cho kim loại
được hàn, kim loại hàn sẽ nóng chảy tạo thành các giọt hình cầu không ngấm vào đường hàn.
Bạn cần cấp nhiệt đồng đều cho cả hai miếng kim loại được hàn. Phía nóng hơn sẽ thu hút nhiều
kim loại hàn hơn do đó mối hàn sẽ xấu hoặc không dính.

Nói chung, trong xưởng thường dùng 3 loại kim loại hàn với nhiệt độ nóng chảy khác nhau. Mối
hàn thứ nhất thường sử dụng kim loại hàn cứng có nhiệt độ nóng chảy cao nhất. Mối hàn thứ hai
thường dùng kim loại hàn có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn,…

Loại bỏ lớp oxide


Sau khi để nguội, bạn cần loại bỏ lớp oxide bề mặt bằng dung dịch acid thích hợp, sau đó rửa lại
bằng nước. Bạn nên để khô ở nơi thoáng gió trước khi tiếp tục gia công.

Acid đã qua sử dụng


Dung dịch acid cũ hoặc đã qua sử dụng có thể được tận dụng làm dung dịch mạ đồng, do acid
này bão hòa với các ion tự do. Bạn cần trung hòa acid đã qua sử dụng bằng dung dịch kiềm thích
hợp trước khi loại bỏ chúng.

3.2.4. Kỹ thuật giũa


Thợ bạc phải chọn giũa có kích cỡ, cỡ răng, tiết diện (tròn, vuông, chữ nhật, tam giác…) phù hợp
với món trang sức cần giũa. Độ cứng của giũa phải thích hợp với độ cứng bề mặt gia công. Nếu
dùng giũa cứng để gia công bề mặt mềm, răng giũa sẽ bị kẹt, nên có các giũa chuyên dùng cho
từng loại vật liệu, vàng, bạc, đồng,… cần nhiều loại giũa chuyên dùng cho từng vật liệu vàng,
bạc, đồng … Để làm sạch giũa sau khi gia công xong, người thợ có thể dùng xăng để rửa, nhưng
không được phép dùng dầu. Ngoài ra, giũa cũng phải được đặt cách xa các hơi nóng, như mỏ
hàn, lò nung, đèn cồn…

Độ mịn của giũa được chia theo ba cấp tùy theo kích cỡ răng giũa. Cỡ răng càng lớn, tốc độ giũa
càng cao, nhưng có thể để lại các vết xước, việc chà bóng bằng giấy nhám sẽ trở nên khó hơn.

Bạn cần nhớ, các giũa bằng thép chỉ cắt được theo hành trình chiều răng giũa. Khi kéo giũa
ngược, răng giũa có thể bị mòn nếu bạn đè mạnh lên giũa. Ngoài giũa thép, còn sử dụng loại giũa
Kim cương với ưu điểm mạch giũa đồng đều và không để lại vết xước trên bề mặt.

3.2.5. Kỹ thuật hoàn thiện sản phẩm

3.2.5.1. Kỹ thuật đánh giấy nhám


Trong quá trình mài giũa sẽ xuất hiện các vết trầy xước, công đoạn này, người thợ bạc phải dùng
giấy nhám với các kích cỡ, độ dày hột khác nhau để loại bỏ các vết xước ấy. Đây là công đoạn
dùng để loại bỏ các vết xước sau khi giũa, thường dùng với các giấy nhám có kích cỡ khác nhau.
Khi tiến hành, bạn lần lượt sử dụng từ giấy nhám thô đến giấy nhám mịn. Độ thô hay mịn của
giấy nhám được dùng dao động từ 150 – 1200. Cỡ thứ nhất trong khoảng 150-350mm, cỡ thứ
hai 350-650mm và cỡ thứ ba 1000-1200mm. Bạn cần dùng tỉ lệ thích hợp giữa các cỡ. Ví dụ, nếu
bạn dùng cỡ 350, cỡ thứ hai là 700 và hoàn tất với cỡ 1100. Khi chuyển từ cỡ giấy này sang cỡ
giấy khác bạn phải làm sạch các vết do giũa hoặc do cỡ giấy trước đó để lại. Giũa và chà giấy
nhám theo cùng chiều sẽ làm sâu thêm các vết xước, do đó trong khi giũa hoặc chà giấy nhám
bạn phải thường xuyên đổi chiều, tốt nhất là theo các chiều vuông góc với nhau. Ngoài ra, quá
trình chà bóng còn cần sự hỗ trợ từ máy móc: dán giấy nhám lên thanh gỗ hoặc dùng bánh quay
để thực hiện quá trình chà bóng, sẽ hiệu quả hơn và tiết kiệm giấy. Nói chung, có thể kết hợp cả
máy lẫn tay, tùy theo từng chỗ mà người thợ sẽ linh hoạt sử dụng.

- Giấy nhám 100

- Giấy nhám 400

- Giấy nhám 1000

3.2.6. Kỹ thuật đánh bóng sản phẩm

Quá trình đánh bóng và hoàn thiện cho hầu hết các đồ trang sức bắt đầu với các dạng kim loại
quý thô được tạo ra trong quá trình đúc trang sức. Các vật đúc bằng vàng và bạch kim thô có bề
mặt thô và thiếu độ bóng khi chúng được tạo ra.

Những vật đúc thô này được chuyển qua cho những người đánh bóng trong một cụm trên nhánh
vàng hoặc bạch kim. Những người đánh bóng sẽ cắt từng mảnh trang sức riêng lẻ từ dạng cây
này và mài đi những điểm kết nối được gọi là cuống. Ở giai đoạn này, các vật đúc kim loại quý
được trộn trong các máy tạo khối từ tính hoặc quay của Đồ trang sức với nhiều phương tiện khác
nhau để đánh bóng bề mặt thô sơ và làm sạch kim loại.
Ở giai đoạn này, các vật đúc kim loại quý được trộn trong các máy tạo khối từ tính hoặc quay
của Đồ trang sức với nhiều phương tiện khác nhau để đánh bóng bề mặt thô sơ và làm sạch kim
loại.
Sau khi xử lý, các thợ kim hoàn gỡ chúng ra bằng các dũ và dụng cụ quay cầm tay. Bắt đầu với
các bánh xe bằng đá và các bit thô, rồi xuống các công cụ có các hạt mịn hơn cho đến khi các vết
xước sâu và hình dạng không mong muốn được loại bỏ. Từ từ vẽ đường viền bề mặt kim loại để
đạt được lớp hoàn thiện satin phỏng theo đường nét của thiết kế.
Kim loại sẽ bắt đầu sáng lên khi các bánh xe quay làm từ vải nỉ và muslin mềm được tẩm với các
hợp chất ít mài mòn hơn và hoạt động khi chúng được đánh bóng bề mặt kim loại. Trong khi
quay trên trục linh hoạt cầm tay, hoặc máy đánh bóng thẳng đứng, bánh xe tốc độ cao sau đó
được tích hợp các hợp chất ít mài mòn hơn, tạo ra một kim loại quý với ánh sáng rực rỡ mong
muốn.
Sau khi đạt được độ bóng mong muốn, các kết cấu và hoàn thiện khác nhau có thể được áp dụng
cho các bề mặt trang sức được chỉ định để thêm đặc tính hoặc nâng cao thiết kế. Các lớp hoàn
thiện này có thể bao gồm từ các lớp hoàn thiện satin đơn giản được áp dụng với đá nhám hoặc
phun cát, cho đến các mẫu có độ sâu hơn như chữ thập Florentine và các mẫu được cắt bởi một
bộ công cụ đánh bóng trang sức.
Khi tất cả công việc đánh bóng đồ trang sức đã hoàn tất, và tất cả các bề mặt đã được làm sạch
hoàn toàn, một thợ kim hoàn có thể áp dụng bất kỳ hoàn thiện hóa học cần thiết như mạ
rhodium, hoặc patin cổ xưa. Nói tóm lại, chính kỹ năng nghệ thuật của đội đánh bóng trang sức
mang lại vẻ sáng bóng và hoàn hảo khiến cho vàng và bạch kim trở nên mê hoặc.

Kết luận

Ngành kim hoàn có lịch sử lâu đời, xuất hiện từ buổi đầu của văn minh nhân loại và liên tục phát
triển qua các thời kỳ cho đến tận ngày nay. Trang sức đóng vai trò rất quan trọng đối với xã hội.
Không chỉ làm đẹp cho con người, chúng còn mang ý nghĩa tôn giáo, tín ngưỡng, thể hiện quyền
lực, địa vị. Trong suốt quá trình phát triển của nền trang sức Việt Nam cũng như thế giới, người
ta đã sáng tạo ra nhiều thiết kế đẹp mắt, cùng với đó là các chất liệu, công cụ và kỹ thuật dặc
trưng của ngành kim hoàn.

Trang sức thường được làm từ kim loại quý như vàng, bạc, bạch kim, hoặc các hợp kim của
đồng, kẽm, thiếc. Để trang trí, người ta còn điểm thêm những viên kim cương, ruby, sapphire,
topaz,… hoặc ngọc trai. Ngày nay, các loại đá nhân tạo cũng được sử dụng, tạo ra sản phẩm với
giá thành rẻ hơn. Ngành kim hoàn cũng có nhiều dụng cụ đặc trưng: bàn kim hoàn, búa, mỏ hản,
máy cán,… sử dụng trong các kỹ thuật khác nhau như kỹ thuật cán, cưa, hàn, giũa, kỹ thuật hoàn
thiện sản phẩm. Chính vì vậy, người thợ kim hoàn cần biết cách sử dụng thành thạo các công cụ
cắt, gọt, chạm để gia công, chế tác các nguyên liệu thành các chi tiết kim hoàn, và quan trọng
nhất là sự cần mẫn, tỉ mỉ và con mắt thẩm mỹ tuyệt vời để có thể biến đổi những thanh kim loại,
những viên đá quý thô sơ trở nên tỏa sáng, sắc sảo và tinh tế.

You might also like