You are on page 1of 3

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ NỘI KIỂM TRA HỌC PHẦN

KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ


Mã đề: PLĐCT6-D Học phần: Pháp luật đại cương
Học kỳ: I Năm học: 2021-2022

Câu hỏi: (DÀNH CHO NHÓM 10 ĐẾN NHÓM 18)

Bằng kiến thức pháp luật về vi phạm pháp luật hãy xây dựng một tình
huống (giả định hoặc thực tế) về vi phạm pháp luật và phân tích các đặc điểm vi
phạm pháp luật trong tình huống đó?
Bài làm
Tình huống: Ông NVA (30 tuổi) vào ngày 24/9/1991, tại đường Quốc lộ 5, ông A
mặc dù chưa có giấy phép điều khiển xe ô tô những đã điều khiển xe ô tô 4 chỗ. Trên
đường đi ông gây tai nạn đâm vào bà B dẫn đến bà B bị thương tích 70% tổn hại về
sức khỏe, xe đạp bị hư hỏng không còn giá trị sử dụng.

Điều theo quy định của Bộ luật giao thông, giấy tờ xe cần mang khi điều khiển ô tô
gồm:

o Giấy đăng ký xe ô tô.


o Giấy phép lái xe với người điều khiển xe.
o Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự.
o Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe
cơ giới, quy định tại Điều 55 của điều Luật này.
o Sổ đăng kiểm xe ô tô (Sẽ được cấp khi trung tâm kiểm định sử dụng các thiết bị
kiểm tra ô tô xem xe có đủ điều kiện đảm bảo lưu thông hay không).
o Trường hợp mua xe ô tô trả góp thì người điều khiển phương tiện phải cung cấp
giấy tờ gốc do phía ngân hàng cung cấp để thay thế cho giấy đăng ký xe.

DẤU HIỆU:
o Vi phạm pháp luật là hành vi xác định của con người gây thiệt hại cho các
quan hệ xã hội. Ông A đã có hành động lái xe khi chưa có giấy phép và xâm
phạm 2 khách thể được pháp luật hình sự bảo vệ là tính mạng của con người và
trật tự an toàn giao thông đường bộ.
o Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật. Ông A đã thực hiện hành vi bị
pháp luật cấm là điều khiển phương tiện khi chưa có bằng lái.
o Vi phạm pháp luật là hành vi của chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lí.
Ông A đủ tuổi chịu trách nhiệm pháp lý, có sức khỏe và khả năng kiểm soát
hành vi
o Vi phạm pháp luật là hành vi có lỗi của chủ thể. Ông A điều khiển được hành
vi của mình và nhận thức được hậy quả của hành vi đó nhưng vẫn thực hiện.

CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA VI PHẠM PHÁP LUẬT

o Mặt chủ quan: cố ý lái xe ô tô khi chưa có bằng.


▪ Lỗi: cố ý gián tiếp, ông NVA thực hiện hành vi lái xe khi chưa có bằng này
nhận thức rõ hành vi của mình gây nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu
quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý để
mặc cho hậu quả xảy ra.
➔ Ông A đủ năng lực biết rõ việc điều khiển phương tiện giao thông khi chưa
có giấy phép lái xe là hành vi có thể gây nguy hiểm cho xã hội nhưng vẫn
cố ý làm trái với pháp luật.
o Mặt khách quan:
• Hành vi trái pháp luật: gây tai nạn cho người tham gia giao thông. Đây
là hành vi trái pháp luật hình sự.
• Sự thiệt hại của xã hội:
▪ Hậu quả: gậy nên thương tật 70% và thiệt hại tài sản của cá nhân
▪ Mối quan hệ gữa hành vi và hậu quả: hậu quả đáng tiếc xảy ra vì
thiếu ý thức của ông A, cố tình điều khiển xe khi chưa có giấy
phép lái xe dẫn đến gây tai nạn làm chị B thương tích 70% =>
mối quan hệ nhân quả với hậu quả gây thương tích.
o Chủ thể vi phạm pháp luật: cá nhân ông NVA – 30 tuổi – đủ tuổi, có năng
lực hành vi , năng lực trách nhiệm pháp lí đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho
xã hội.
➔ Chủ thể vi phạm có đầy đủ năng lực hành vi dân sự nhưng lại thực hiện
hành vi trái pháp luật gây nguy hiểm cho xã hội.
o Khách thể vi phạm pháp luật: ông A điều khiển phương tiện giao thông
nhưng lại vi phạm quy định về an toàn giao thông dẫn đến hậu quả bà C bị
thương
➔ Xâm phạm 2 khách thể được pháp luật hình sự bảo vệ là tính mạng của con
người và trật tự an toàn xã hội.

TRÁCH NHIỆM PHÁP LÍ

Trách nhiệm hình sự: ông NVA gây tai nạn cho bà B khiến bà B bị thương tích 70%
tổn hại đến sức khỏe.

Hành vì của ông A đã vi phạm điểm c, khoản 1 điều 260: Tội vi phạm quy định về giao
thông đường bộ.

Trách nhiệm dân sự: ông NVA khiến xe đạp bà B bị hư hỏng không còn giá trị sử
dụng ➔ ông NVA phải thực hiện bồi thường thiệt hại về dân sự

Hành vi của ông A đã vi phạm tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản được quy
định tại điều 180 Bộ luật Hình sự 2015; sửa đổi bổ sung năm 2017.

Trách nhiệm hành chính: ông NVS mặc dù chưa có giấy phép điều khiển xe ô tô
những đã điều khiển xe ô tô 4 chỗ.

Hành vi của ông A vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ ở điểm a, khoản 2
điều 260: Không có giấy phép lái xe theo quy định.

Tài liệu tham khảo:

Bộ luật hình sự năm 2015, Luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2017 (luatminhkhue.vn)

https://luatminhkhue.vn/gay-tai-nan-giao-thong-trong-truong-hop-nao-se-bi-phat-tu--
.aspx

https://luatminhkhue.vn/toi-vo-y-gay-thiet-hai-nghiem-trong-den-tai-san.aspx

https://www.dienmayxanh.com/kinh-nghiem-hay/cac-loai-giay-to-xe-phai-mang-khi-
dieu-khien-xe-1340775

You might also like