You are on page 1of 374

10 ĐO LƯỜNG THU NHẬP QUỐC GIA

N. G R E G O R Y M A N K I W

PowerPoint® Slides
by Ron Cronovich

© 2007 Thomson South-Western, all rights reserved


NỘI DUNG CHÍNH
 Sơ đồ chu chuyển kinh tế
 Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là gì?
 Các thành phần của GDP
 Phương pháp tính chỉ tiêu GDP?
 Phân biệt GDP danh nghĩa và GDP thực
 Nhược điểm của chỉ tiêu GDP
 Phân biệt GDP và GNI

1
Sơ đồ chu chuyển kinh tế
Nền kinh tế thực là quá phức tạp để có thể phân tích – Vì
vậy mô phỏng nền kinh tế là cần thiết để phát hiện các
quan hệ kinh tế và các quy luật chi phối.

Một nền kinh tế hiện đại được cấu thành bởi 4 thành
phần, giao dịch với nhau thông qua 3 thị trường.

2
Sơ đồ chu chuyển kinh tế
4 thành phần của nền kinh tế bao gồm:
1. Các hộ gia đình
2. Các doanh nghiệp
3. Chính phủ, và
4. Nước ngoài

3
Sơ đồ chu chuyển kinh tế
3 thị trường của nền kinh tế bao gồm:
1. Thị trường các yếu tố sản xuất
2. Thị trường các sản phẩm và dịch vụ
3. Thị trường tài chính

4
Sơ đồ chu chuyển kinh tế
Vai trò của các thành phần kinh tế:
Hộ gia đình tạo thu nhập từ 4 khoản:
1. Bán sức lao động để nhận tiền công (W)
2. Cho thuê tài sản để nhận tiền thuê (r)
3. Cung ứng tinh thần doanh nghiệp và ý tưởng kinh
doanh để nhận lợi nhuận (Π)
4. Tiết kiệm để nhận tiền lãi (i)

5
Sơ đồ chu chuyển kinh tế
Vai trò của các thành phần kinh tế:
Hộ gia đình sử dụng thu nhập để:
1. Nộp thuế cho chính phủ và nhận lại phần được
chuyển nhượng hình thành thu nhập khả dụng
(Yd=Y-T+Tr)
2. Mua sản phẩm và dịch vụ tiêu dùng (C)
3. Tiết kiệm để cho vay trên thị trường tài chính (S)
Yd=C+S

6
Sơ đồ chu chuyển kinh tế
Vai trò của các thành phần kinh tế:
Các doanh nghiệp:
1. Mua các YTSX để tạo GDP (Y)
2. Mua SP&DV đầu tư (I)
3. Vay vốn trên thị trường tài chính
4. Cung ứng toàn bộ GDP cho nền kinh tế

7
Sơ đồ chu chuyển kinh tế
Vai trò của các thành phần kinh tế:
Chính phủ:
1. Thu thuế (T)
2. Chi chuyển nhượng (Tr)
3. Chi mua sản phẩm và dịch vụ (G)
4. Cân đối ngân sách = T-Tr-G

8
Sơ đồ chu chuyển kinh tế
Vai trò của các thành phần kinh tế:
Thành phần nước ngoài:
1. Bán SP&DV của họ vào trong nước (nhập khẩu –
M)
2. Mua SP&DV trong nước (xuất khẩu – X)
3. Cán cân thương mại hay xuất khẩu ròng: NX=X-M

9
Sơ đồ chu chuyển kinh tế

10
10
Thu nhập và chi tiêu
• Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là tổng thu
nhập của tất cả mọi người trong phạm vi một
nền kinh tế
• Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cũng là tổng
chi tiêu để mua sản phẩm và dich vụ của nền
kinh tế
Đối với nền kinh tế tổng thể, thu nhập bằng
chi tiêu, vì mỗi đôla chi tiêu bởi một người
mua là một đồng đôla thu nhập cho người bán
11
Lưu lượng (flow) vs tích lượng
(stock)
Tích lượng (stock) là một số
lượng đo được tại một thời Tích lượng
điểm. Lưu
lượng
Ví dụ,
“Số đĩa CD mà tôi hiện đang có
là 100.”

Lưu lượng (flow) là một số lượng đo được trên một đơn vị thời
gian.
Ví dụ, “Số đĩa CD tôi mua thêm mỗi tháng là 4.”

12
12
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là ...
… giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch
vụ cuối cùng được sản xuất trong một quốc gia
trong một khoảng thời gian nhất định

Sản phẩm được tính theo giá trị của thị trường, nên:
• GDP của tất cả các sản phẩm được đo lường cùng
một đơn vị giống nhau (ví dụ: USD) hơn là “cộng
táo với cam”
• Nhiều thứ không có giá trị thị trường được loại
trừ, ví dụ như việc nhà mình làm cho chính mình
13
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là ...
… giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và
dịch vụ cuối cùng được sản xuất trong một
quốc gia trong một khoảng thời gian nhất
định
GDP bao gồm hàng hóa hữu hình (như DVD, xe
đạp núi, bia)
Và các dịch vụ vô hình (giặt khô, buổi hòa nhạc,
dịch vụ điện thoại di động)

14
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là ...

… giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch


vụ cuối cùng được sản xuất trong một quốc gia
trong một khoảng thời gian nhất định

Sản phẩm cuối cùng là hàng hóa mà người sử dụng


cuối cùng mua
Sản phẩm trung gian được sử dụng như thành phần
hoặc phần hợp thành của các mặt hàng khác
GDP chỉ bao gồm sản phẩm cuối cùng, nó đã thể
hiện giá trị của các sản phẩm trung gian được sử
dụng trong sản xuất. 15
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là ...
… giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và
dịch vụ cuối cùng được sản xuất trong một
quốc gia trong một khoảng thời gian nhất
định

GDP chỉ bao gồm giá trị các sản phẩm được sản
xuất trong kỳ, không tính giá trị các sản phẩm đã
được sản xuất trong quá khứ.

16
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là ...
… giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và
dịch vụ cuối cùng được sản xuất trong một
quốc gia trong một khoảng thời gian nhất
định

GDP đo lường giá trị sản xuất diễn ra bên trong


biên giới của một quốc gia, được thực hiện bởi
người dân của họ hoặc người nước ngoài.

17
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là ...
… giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và
dịch vụ cuối cùng được sản xuất trong một
quốc gia trong một khoảng thời gian nhất
định
Thường là một năm hoặc một quý (3 tháng).

18
4 cụm quan trọng trong định nghĩa
về GDP
 Cuối cùng
 Được sản xuất
 Trong phạm vi 1 quốc gia
 Trong khoảng thời gian nhất định

19
Trắc nghiệm
GDP được định nghĩa là
A. Giá trị thị trường của tất cả các hàng hóa và dịch vụ do các
công dân của một quốc gia sản xuất, bất kể họ sinh sống ở đâu trong
một khoản thời gian nhất định
B. Giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ được sản xuất
trong một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định
C. Giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng
được sản xuất trong một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định
D. Giá trị thị trường của tất cả các hàng hóa và dịch vụ cuối cùng
do các công dân của một quốc gia sản xuất, bất kể họ sinh sống ở đâu
trong một khoảng thời gian nhất định

20
Các thành tố của GDP
 Nhớ lại: GDP là tổng chi tiêu.
 Bốn thành phần:
• Tiêu dùng (C)
• Đầu tư (I)
• Chi tiêu của chính phủ (G)
• Xuất khẩu ròng (NX)
 Các thành phần này hợp thành GDP (kí hiệu Y):
Y = C + I + G + NX
21
Tiêu dùng (C)
 Là tổng chi tiêu của hộ gia đình trên sản phẩm
và dịch vụ.
 Lưu ý về chi phí nhà ở:
• Đối với người thuê nhà, tiêu dùng bao gồm các
khoản thanh toán tiền thuê nhà.
• Đối với nhà tự sở hữu, tiêu dùng bao gồm giá trị
tiền thuê nhà tương đương, nhưng không phải là
giá mua hoặc thế chấp.

22
Đầu tư (I)
 Là tổng chi tiêu về sản phẩm sẽ được sử dụng để sản
xuất sản phẩm hay dịch vụ khác.
 Bao gồm trong :
* Vốn trang thiết bị (ví dụ: máy móc, công cụ)
* Công trình kiến trúc (các nhà máy, cao ốc văn
phòng, nhà ở)
* Thay đổi Hàng tồn kho (sản phẩm đã sản xuất
nhưng chưa bán)
Lưu ý: "Đầu tư" không có nghĩa là mua tài sản tài chính
như cổ phiếu và trái phiếu

23
Chi tiêu của chính phủ (G)
 Tất cả các chi tiêu cho sản phẩm và dịch vụ
của chính phủ trung ương và địa phương.
 G không bao gồm các khoản chuyển nhượng,
chẳng hạn như phúc lợi xã hội hoặc trợ cấp
bảo hiểm thất nghiệp.
Chuyển nhượng là sự dịch chuyển của thu
nhập không phải mua sản phẩm và dịch vụ

24
Xuất khẩu ròng (NX)
 NX = xuất khẩu - nhập khẩu
 Xuất khẩu là chi tiêu của nước ngoài để mua
sản phẩm và dịch vụ trong nước.
 Nhập khẩu là chi tiêu của trong nước đề mua
sản phẩm và dịch vụ được sản xuất ở nước
ngoài.
Y = C + I + G + NX

25
GDP của Việt Nam và các thành phần
của nó năm 2015
Tỷ đồng VN % của GDP

Y 4.192.862 100,0

C 2.849.540 68%

I 1.160.447 6,3%

G 265.545 27,7%

NX 33.169 1%

26
Đo lường GDP
Bao gồm
 HH&DV cuối cùng được sản xuất trong nước
 Bao gồm cả HH vốn (capital goods)
 Cơ sở hạ tầng xây dựng mới (New construction of structures)
 Thay đổi tồn kho (Changes to inventories)
Không bao gồm
 HH&DV trung gian hay nhập lượng (Intermediate goods and services/Inputs)
 Hàng đã qua sử dụng (Used goods)
 Tài sản tài chính (Financial assets: stocks, bonds ..)
 HH&DV sản xuất ở nước ngoài (Foreign-produced goods and services)
 Ngoài ra, các giao dịch không liên quan đến sản xuất HH&DV mới:
• Chuyển nhượng và phúc lợi của chính phủ
• Capital losses and gains 27
27
Trắc nghiệm
Giao dịch nào trong số những giao dịch dưới đây sẽ được tính
trong GDP của Việt Nam?
a. Công ty Vinamilk xây dựng một nhà máy sản xuất sữa
tại Đà Nẵng.
b. Vietnam Airline bán một trong những chiếc máy bay
hiện đang có cho hãng hàng không Campuchia.
c. Cô Lan mua một cổ phần hiện tại của Bibica.
d. Hãng sản xuất rượu vang Đà Lạt sản xuất một chai vang
Đà Lạt cao cấp và bán cho một khách hàng ở Mỹ
e. Một người Việt Nam mua một chai nước hoa Pháp.
f. Một nhà xuất bản sách sản xuất quá nhiều ấn bản của
một quyển sách mới; số sách không bán được năm nay
nên nhà sản xuất đưa số sách dư vào hàng tồn kho
28
Hoạt động 1:
GDP và các thành tố
Trong mỗi trường hợp sau đây, xác định bao nhiêu GDP và mỗi
thành phần của nó bị ảnh hưởng (nếu có).
A. Debbie chi $200 để ăn tối với chồng của cô ấy tại nhà hàng tốt
nhất ở Boston.
B. Sarah chi $1800 cho một máy tính xách tay mới để sử dụng
trong kinh doanh xuất bản của mình. Máy tính xách tay được sản
xuất ở Trung Quốc.
C. Jane chi $1200 trên một máy tính để sử dụng trong kinh doanh
xuất bản của mình. Cô mua đời máy năm ngoái được bán với
một mức giá tuyệt vời từ một nhà sản xuất địa phương.
D. General Motors sản xuất xe ô tô có giá trị 500 triệu USD nhưng
người tiêu dùng chỉ mua 470 triệu USD 29
Hoạt động 1:
Trả lời
A. Debbie chi $200 để ăn tối với chồng của cô ấy tại nhà hàng tốt
nhất ở Boston
Tiêu dùng và GDP tăng $ 200
B. Sarah chi $1800 cho một máy tính xách tay mới để sử dụng
trong kinh doanh xuất bản của mình. Máy tính xách tay được
sản xuất ở Trung Quốc
Đầu tư tăng $1800, xuất khẩu ròng giảm $1800, GDP không đổi

30
Hoạt động 1:
Trả lời
C. Jane chi $1200 trên một máy tính để sử dụng trong kinh doanh
xuất bản của mình. Cô mua đời máy năm ngoái được bán với
một mức giá tuyệt vời từ một nhà sản xuất địa phương
Hiện tại GDP và đầu tư không thay đổi, bởi vì máy tính được sản
xuất năm ngoái.
D. General Motors sản xuất xe ô tô có giá trị 500 triệu, nhưng
người tiêu dùng chỉ mua 470 triệu USD
Tiêu dùng tăng 470 triệu USD, đầu tư hàng tồn kho tăng 30 triệu
USD và GDP tăng 500 triệu USD

31
Phương pháp tính toán GDP
A. Phương pháp giá trị sản xuất (pp giá trị gia tăng)

GDP =  VAi

VA = GTSX – Chi phí trung gian

B. Phương pháp thu nhập

GDP = w + i + R + Pr

C. Phương pháp chi tiêu

GDP = C + I + G + X – M
32
Ví dụ phương pháp giá trị gia tăng

GTSX Chi phí Giá trị gia tăng


trung gian (VA)
Cty A (thu hoạch 1000$ 0 1000$
gỗ)
Cty B ( sx đồ nội 2500$ 1000$ 1500$
thất)
Cty C (bán lẻ) 3000$ 2500$ 500$
3000$

33
Ví dụ 1
Giả sử trong nền kinh tế có 3 đơn vị sản xuất là A (lúa mì),
B (bột mì ) và C ( bánh mì).Giá trị xuất lượng của A là
100, trong đó A bán cho B làm nguyên liệu là 80 và lưu
kho là 20. Giá trị xuất lượng của B là 120, trong đó B
bán cho C làm nguyên liệu là 100 và lưu kho là 20. C
sản xuất ra bánh mỳ và bán cho người tiêu dùng cuối
cùng là 200. GDP trong nền kinh tế sẽ là bao nhiêu theo
phương pháp giá trị gia tăng và phương pháp chi tiêu?

34
34
Giải vd 1

GTSX Chi phí Giá trị gia tăng


trung gian (VA)
A 100 0 100

B 120 80 40
C 200 100 100
240

35
Ví dụ
Pizza Latte
năm P Q P Q
2002 10$ 400 2,00$ 1000
2003 11$ 500 2,50$ 1100
2004 12$ 600 3,00$ 1200

Tính GDP danh nghĩa ở mỗi năm


tăng
2002: $10 x 400 + $2 x 1000 = $6.000
37,5%
2003: $11 x 500 + $2,50 x 1100 = $8.250
30,9%
2004: $12 x 600 + $3 x 1200 = $10.800
37
Ví dụ
Pizza Latte
năm P Q P Q
2002 $10 400 $2.00
$2,00 1000
2003 $11 500 $2,50 1100
2004 $12 600 $3,00 1200
Tính GDP thực trong mỗi năm, bằng cách sử
dụng năm 2002 là năm gốc
tăng
2002: $10 x 400 + $2 x 1000 = $6.000
20,0%
2003: $10 x 500 + $2 x 1100 = $7.200
16,7%
2004: $10 x 600 + $2 x 1200 = $8.400
38
GDP danh nghĩa và thực Việt Nam
(tỷ USD), từ 2000 đến 2015

39
Chỉ số khử lạm phát GDP

Chỉ số khử lạm phát GDP là một thước đo mức


độ tổng thể của giá cả
GDP Danh nghĩa
Chỉ số khử lạm phát GDP = 100 x
GDP thực

40
Tỷ lệ lạm phát tính theo
chỉ số khử lạm phát GDP (GDP deflator)

Một cách để đo lường tỷ lệ lạm phát của nền kinh tế là


tính sự gia tăng tỷ lệ phần trăm chỉ số điều chỉnh
GDP năm kế tiếp

GDP deflator năm t- GDP deflator năm t-1


Tỷ lệ lạm phát năm t (%) = *100%
GDP deflator năm t-1

41
Ví dụ
GDP danh Chỉ số khử
Năm nghĩa GDP thực lạm phát
2002 $6000 $6000
2003 $8250 $7200
2004 $10.800 $8400

42
Ví dụ
GDP danh Chỉ số khử
Năm nghĩa GDP thực lạm phát
2002 $6000 $6000 100,0
14,6%
2003 $8250 $7200 114,6
2004 $10.800 $8400 128,6 12,2%

 Tính chỉ số khử lạm phát GDP mỗi năm


2002: 100 x (6000/6000) = 100,0
2003: 100 x (8250/7200) = 114,6

2004: 100 x (10.800/8400) = 128,6

43
Trắc nghiệm
12. Chỉ số giảm phát GDP phản ánh
A. Mức giá năm hiện hành so với mức giá năm
gốc
B. Mức giá năm gốc so với mức giá năm hiện
hành
C. Mức sản lượng thực năm hiện hành so với
mức sản lượng thực năm gốc
D. Mức sản lượng thực năm gốc so với mức
sản lượng thực năm hiện hành

44
Hoạt động 2: Tính GDP
2014 (năm gốc) 2015 2016
P Q P Q P Q
Sản phẩm A $30 900 $31 1.000 $36 1050
Sản phẩm B $100 192 $102 200 $100 205
Sử dụng dữ liệu trên để giải quyết những vấn đề
này:
A. Tính GDP danh nghĩa vào năm 2014, 2015,
2016
B. Tính GDP thực trong năm 2014, 2015, 2016
C. Tính chỉ số khử lạm phát GDP 2014, 2015,
2016
D. Tính tỷ lệ lạm phát và tốc độ tăng trưởng kinh
45
tế 2015, 2016
Hoạt động 2:
Trả lời
2014 (năm
2015 2016
gốc)
P Q P Q P Q
Sản phẩm A $30 900 $31 1.000 $36 1050
Sản phẩm B $100 192 $102 200 $100 205
A. Tính GDP danh nghĩa năm 2014.
$30 x 900 + $100 x 192 = $46.200

B. Tính GDP thực năm 2015.


$30 x 1000 + $100 x 200 = $50.000

46
Hoạt động 2:
Trả lời
2014 (năm gốc) 2015 2016
P Q P Q P Q
Sản phẩm A $30 900 $31 1.000 $36 1050
Sản phẩm B $100 192 $102 200 $100 205

C. Tính chỉ số khử lạm phát GDP năm 2016.


GDP danh nghĩa = $36 x 1050 + $100 x 205 = $58.300
GDP thực = $30 x 1050 + $100 x 205 = $52.000
Tính chỉ số khử lạm phát GDP = 100 x (GDP dn)/(GDP t)
= 100 x ($58.300)/($52.000) = 112,1
47
GDP và phúc lợi kinh tế
 GDP thực trên đầu người là chỉ tiêu chính để đo
lường mức sống trung bình
 Nhưng GDP không phải là một thước đo hoàn hảo

48
Tổng sản phẩm quốc nội…
“… đã không tính đến sức khỏe của trẻ em
chúng ta, chất lượng giáo dục hoặc niềm vui
chơi của chúng. Nó không bao gồm vẻ đẹp
của thơ ca hoặc sức mạnh của hôn nhân trong
chúng ta, sự thông minh khi tranh luận công
khai hoặc tính liêm chính của các công chức.
Nó không đo lường sự can đảm của chúng ta,
cũng không phải sự hiểu biết, sự tận tâm với
đất nước. Nó đo lường tất cả mọi thứ, ngoại
trừ làm cho cuộc sống có giá trị, và nó có thể
cho ta biết tất cả mọi thứ về nước Mỹ ngoại
trừ lý do tại sao chúng ta tự hào rằng chúng ta
là người Mỹ.”

Thượng nghị sĩ Robert Kennedy, năm 1968


49
Tại sao chúng ta quan tâm GDP?

 GDP cao cho phép một quốc gia tạo ra trường


học tốt hơn, một môi trường sạch hơn, chăm
sóc sức khoẻ tốt hơn, …
 Nhiều chỉ số chất lượng cuộc sống có tương
quan tích cực với GDP. Ví dụ…

50
GDP và tuổi thọ trung bình của 12 quốc gia
90
Tuổi thọ
trung bình 85
Japan
( năm) 80 U.S.
Mexico Germany
75
China
70 Brazil
Indonesia
65 India Russia
60 Pakistan
Bangladesh
55
Nigeria
50
$0 $10,000 $20,000 $30,000 $40,000
GDP bình quân theo đầu người năm 2002
51
GDP và người lớn biết chữ của 12 quốc gia
Người lớn 100 Russia
China U.S.
biết chữ Mexico Japan
90
Germany
(% dân số) Brazil
80
Indonesia
70 Nigeria
60 India

50
Pakistan
40
Bangladesh
30
$0 $10,000 $20,000 $30,000 $40,000
GDP bình quân theo đầu người năm 2002
52
GDP và người sử dụng Internet của 12 quốc
60
gia
Người sử
U.S.
dụng 50
Internet Japan
(% dân số) 40 Germany

30

20
China Mexico
10 Brazil
Russia
0
$0 $10,000 $20,000 $30,000 $40,000

GDP bình quân theo đầu người năm 2002


53
Hạn chế của chỉ tiêu GDP
 GDP không tính toán các sản phẩm hàng hóa
và dịch vụ tự cung, tự cấp không được mua
bán trên thị trường
 GDP không bao gồm tác động của môi trường
 GDP không bao hàm giá trị của giải trí, nghỉ
ngơi
 Sự công bằng trong phân phối thu nhập

54
Chỉ tiêu đo lường khác ngoài GDP

GNI (Giaù trò toång saûn löôïng quoác daân: Gross


national income)
GNI: Giaù trò thị trường của tất cả haøng hoùa vaø dòch vuï
cuoái cuøng do coâng daân moät nöôùc taïo ra trong một
khoảng thời gian nhất định

58
58
Moái lieân heä giöõa GDP vaø GNI
GDP = A + B (1)
+ GNI = A + C (2)
A laø giaù trò saûn löôïng (thu nhaäp)
do coâng daân moät nöôùc taïo ra
C treân laõnh thoå
A B laø giaù trò saûn löôïng (thu nhaäp)
do coâng daân nöôùc khaùc taïo ra
B treân laõnh thoå (TN töø YTSXNK)
_
C laø giaù trò saû n löôï ng (thu nhaäp )
VN ≠ do coâng daân trong nöôùc taïo ra
treân laõnh thoå nöôùc khaùc (TN töø
YTSXXK)
(1) => A= GDP - B => GNI = GDP + C - B
59
NIA 59
GNI = GDP + NIA

NIA (Net Income From Abroad: Thu nhaäp


roøng töø nöôùc ngoaøi)

Caùc nöôùc phaùt trieån :


NIA > 0  GNI > GDP
Caùc nöôùc ñang phaùt trieån:
NIA < 0  GNI < GDP
60
60
Tóm tắt
 Tổng thu nhập quốc nội đo lường tổng thu nhập và chi tiêu của
một quốc gia
 4 thành tố chi tiêu của GDP bao gồm: Tiêu dùng, đầu tư, chi
tiêu của chính phủ và xuất khẩu ròng
 Có 3 phương pháp tính toán GDP: Phương pháp giá trị gia
tăng; phương pháp thu nhập và phương pháp chi tiêu
 GDP danh nghĩa được đo bằng cách sử dụng giá hiện hành.
GDP thực được đo bằng cách sử dụng giá của năm gốc và
được hiệu chỉnh theo lạm phát
 GDP là chỉ tiêu chính của nền kinh tế một quốc gia, mặc dù
nó không hoàn hảo
61
11 Đo Lường Chi Phí Sinh Hoạt

N. G R E G O R Y M A N K I W

PowerPoint® Slides
by Ron Cronovich

© 2007 Thomson South-Western, all rights reserved


NỘI DUNG CHÍNH

 Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là gì và được tính toán như


thế nào?

 Các trục trặc khi tính toán chỉ số CPI


 Sự khác biệt giữa CPI và GDP deflator
 Điều chỉnh các biến số kinh tế do ảnh hưởng của lạm
phát

1
Chỉ Số Giá Tiêu Dùng (CPI)
 Là thước đo chi phí tổng quát hàng hóa và dịch
vụ được mua bởi người tiêu dùng điển hình.
 Được sử dụng để đánh giá những thay đổi của
chi phí sinh hoạt theo thời gian
 Cơ sở điều chỉnh chi phí sinh hoạt (COLAs)
trong các hợp đồng và an sinh xã hội.

2
Chỉ số giá tiêu dùng được tính như
thế nào?
1. “Giỏ hàng” cố định.
Cục Thống kê Lao động (BLS) khảo sát người
tiêu dùng để xác định có gì trong “giỏ hàng”
của người tiêu dùng điển hình.
2. Tìm giá.
BLS thu thập dữ liệu về giá của tất cả các hàng
hóa trong giỏ.
3. Tính toán chi phí giỏ hàng.
Sử dụng giá để tính toán tổng chi phí của giỏ
hàng.

3
Chỉ số giá tiêu dùng được tính như
thế nào?
4. Chọn một năm cơ sở và tính toán các chỉ số.
CPI của năm t =
Chi phí của giỏ trong năm t
100 x
Chi phí của giỏ trong năm cơ sở

5. Tính toán tỉ lệ lạm phát.


Sự thay đổi tỉ lệ phần trăm của CPI so với kỳ
trước.
Tỉ lệ lạm CPI năm t – CPI năm t-1
= x 100%
phát CPI năm t-1
4
Có gì trong giỏ hàng của chỉ số giá Back

tiêu dùng?
Nhà ở
4%
4% Phương tiện đi lại
6%

6% Thực phẩm và nước giải


khát
42%
6% Chăm sóc y tế

Vui chơi giải trí

15%
Giáo dục và truyền thông

Trang phục
17%
Khác

5
VÍ DỤ Giỏ: {4 bánh pizza, 10 cà phê latte}

Giá
năm Giá latte Chi phí giỏ
pizza
2003 $10 $2.00 $10 x 4 + $2 x 10 = $60
2004 $11 $2.50 $11 x 4 + $2.5 x 10 = $69
2005 $12 $3.00 $12 x 4 + $3 x 10 = $78

Tính toán CPI trong mỗi năm:


Tỉ lệ lạm phát:
2003: 100 x ($60/$60) = 100
15%
2004: 100 x ($69/$60) = 115
13%
2005: 100 x ($78/$60) = 130

6
HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 1:
Tính CPI
Sách
Giỏ hàng chứa Vé xem
giáo
20 vé xem phim phim
khoa
và 10 sách giáo khoa. 2014 $10 $50
Bảng cho thấy giá từ
2015 $10 $60
năm 2014-2016.
2016 $12 $60
Năm cơ sở là 2014.
A. Giỏ hàng trị giá bao nhiêu vào năm
2014,2015,2016?
B. CPI năm 2014,2015,2016?
C. Tỉ lệ lạm phát từ năm 2015; 2016? 7
HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 1:
Đáp án
Sách
Giỏ hàng chứa Vé xem
giáo
20 vé xem phim phim
khoa
và 10 sách giáo khoa. 2014 $10 $50
2015 $10 $60
A. Giỏ hàng trị giá bao
2016 $12 $60
nhiêu vào năm 2014,
2015, 2016 ?
2014: ($10 x 20) + ($50 x 10) = $700
2015: ($10 x 20) + ($60 x 10) = $800
2016: ($12 x 20) + ($60 x 10) = $840

8
HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 1:
Đáp án
Sách
Giỏ hàng chứa Vé xem
giáo
20 vé xem phim phim
khoa
và 10 sách giáo khoa. 2014 $10 $50
2015 $10 $60
B. CPI năm 2014,
2016 $12 $60
2015, 2016?
CPI năm 2014 = 100 x ($700/$700) = 100

CPI năm 2015 = 100 x ($800/$700) = 114.3

CPI năm 2016 = 100 x ($840/$700) = 120


9
HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 1:
Đáp án
Sách
Giỏ hàng chứa Vé xem
giáo
20 vé xem phim phim
khoa
và 10 sách giáo khoa. 2004 $10 $50
C. Tỉ lệ lạm phát từ 2005 $10 $60
năm 2015;
2006 $12 $60
2016?
Tỷ lệ lạm phát năm 2015=(114.3-100)/100 = 14.3%
Tỷ lệ lạm phát năm 2016=(120 –114.3)/114.3 = 5%

10
Vấn đề với chỉ số giá tiêu dùng:

 Khuynh hướng Thay thế


 Sự xuất hiện các hàng hóa mới
 Sự thay đổi chất lượng không lượng hóa được

11
Vấn đề với chỉ số giá tiêu dùng:
Khuynh hướng Thay thế
 Theo thời gian, một số giá tăng nhanh hơn so
với những thứ khác.
 Người tiêu dùng thay thế hướng về hàng hóa có
giá tương đối rẻ hơn.
 Chỉ số giá tiêu dùng bỏ qua sự thay thế này vì
nó sử dụng một giỏ hàng hóa cố định.
 Do đó, CPI đã phóng đại sự gia tăng chi phí sinh
hoạt.

12
Vấn đề với chỉ số giá tiêu dùng:
Sự xuất hiện các hàng hóa mới
 Khi xuất hiện hàng hóa mới, người tiêu dùng
có thể tìm các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của
họ dễ dàng hơn.
 Điều này làm cho đồng dollar có giá trị hơn.
 Chỉ số giá tiêu dùng bỏ qua tác động này vì nó
sử dụng một giỏ hàng hóa cố định.
 Do đó, CPI đã phóng đại chi phí sinh hoạt.

13
Vấn đề với chỉ số giá tiêu dùng:
Sự thay đổi chất lượng không lượng
hóa được
 Cải tiến chất lượng hàng hóa trong giỏ làm tăng
giá trị của đồng dollar.
 Cục thống kê lao động cố gắng giải thích sự
thay đổi chất lượng, nhưng có thể bỏ qua một
vài sự cải tiến chất lượng, vì chất lượng khó có
thể đo lường.
 Do đó, CPI cũng đã phóng đại chi phí sinh hoạt.

14
Vấn đề với chỉ số giá tiêu dùng
 Mỗi vấn đề này làm cho chỉ số giá tiêu dùng
phóng đại sự gia tăng chi phí sinh hoạt.
 Cục thống kê lao động đã thực hiện điều chỉnh
kỹ thuật, nhưng chỉ số giá tiêu dùng có thể vẫn
phóng đại sự lạm phát khoảng 0,5% mỗi năm.
 Điều này rất quan trọng, vì các khoản thanh toán
an sinh xã hội và nhiều hợp đồng được điều
chỉnh chi phí sinh hoạt gắn liền với chỉ số giá
tiêu dùng.

15
Vấn đề nào trong việc xây dựng chỉ số CPI có
thể minh họa được bằng tình huống sau:

 A. Sự phát minh ra ipod


 B. Sự giới thiệu của túi khí trong xe hơi
 C. Số lượng mua sắm máy tính cá nhân tăng lên
khi giá của chúng giảm xuống
 D. Thêm một muỗng nho kho trong mỗi gói hàng
của hãng Raisin Bran
 E. Việc sử dụng xe hơi tiết kiệm nhiên liệu tăng
lên sau khi giá xăng tăng

16
Sự tương phản giữa chỉ số giá tiêu
dùng và số giảm phát GDP

 So sánh sự giống và khác nhau giữa chỉ số giá


tiêu dùng (CPI) và chỉ số giảm phát GDP (GDP
deflator)?

CHAPTER 24 MEASURING THE COST OF LIVING 17


Sự tương phản giữa chỉ số giá tiêu
dùng và số giảm phát GDP
 Giống nhau: đo lường mức giá chung

CPI=P
Mức giá
chung (P) GDP
deflator=P

18
Sự tương phản giữa chỉ số giá tiêu
dùng và số giảm phát GDP
CPI GDP deflator

Phản ánh giá hàng hoá và dịch vụ Phản ánh giá của tất cả hàng hoá và
người tiêu dùng mua dịch vụ được sản xuất trong nước
• bao gồm hàng nhập khẩu • không bao gồm hàng nhập khẩu
• Không bao gồm tư liệu sản xuất • Bao gồm tư liệu sx trong nước

0 1 2 3 0 1 2 3

19
Sự tương phản giữa chỉ số giá tiêu dùng
và số giảm phát GDP
Hàng hóa tiêu dùng nhập khẩu:
 Bao gồm trong chỉ số giá tiêu dùng
 Loại trừ trong chỉ số giảm phát
GDP Tư liệu sản xuất:
 Loại trừ trong chỉ số giá tiêu
dùng
 Bao gồm trong chỉ số giảm phát
GDP (nếu sản xuất trong nước)
Giỏ hàng hóa:
 CPI sử dụng giỏ hàng cố định.
 Chỉ số giảm phát GDP sử dụng giỏ
hàng hóa và dịch vụ hiện đang sản
xuất
CHAPTER 24 MEASURING THE COST OF LIVING 20
Hai Thước Đo Lạm Phát ở Mỹ
Phần trăm
mỗi năm

15

10

-5
1950 1955 1960 1965 1970 1975 1980 1985 1990 1995 2000

21
Hai thước đo lạm phát ở Việt Nam

CHAPTER 24 MEASURING THE COST OF LIVING 22


HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 2:
CPI và giảm phát GDP
Trong mỗi trường hợp, xác định những tác động
lên CPI và chỉ số giảm phát GDP.
A. Hãng cà phê Starbucks tăng giá Frappuccinos.
B. Caterpillar tăng giá các máy kéo công nghiệp
sản xuất tại nhà máy Ilinois.
C. Armani tăng giá jeans Ý bán tại Mỹ.

23
HoẠT ĐỘNG HỌC TẬP 2:
Đáp án
A. Hãng cà phê Starbucks tăng giá Frappuccinos.
CPI và giảm phát GDP đều tăng.
B. Caterpillar tăng giá các máy kéo công nghiệp
sản xuất tại nhà máy Illinois.
Giảm phát GDP tăng, CPI không tăng.
C. Armani tăng giá jeans Ý bán tại Mỹ.
CPI tăng, giảm phát GDP không tăng.

24
Điều chỉnh theo lạm phát:
So sánh số liệu Dollar ở các thời kỳ khác nhau
 Lạm phát làm cho khó có thể so sánh giá trị
dollar ở các thời kỳ khác nhau.
 Ta có thể sử dụng CPI để điều chỉnh giá trị
dollar ở những thời kỳ khác nhau để chúng có
thể so sánh được.

25
Công thức chuyển đổi số tiền trong
năm T thành số tiền của ngày hôm nay

Mức giá ngày hôm nay


Số tiền Số tiền trong
ngày hôm =
năm T
X
nay Mức giá trong năm T

26
VÍ DỤ: Giá Xăng Cao
 Giá của một gallon (~ 3.8 lít) xăng không pha chì
thường là:
$1.42 vào tháng 3 năm 1981
$2.50 vào tháng 8 năm 2005

 Để so sánh những số liệu này, ta dùng CPI để thể


hiện giá xăng năm 1981 theo “dollar năm 2005”,
mà giá xăng năm 1981 được định giá nếu chi phí
sinh hoạt tương tự như trong năm 2005.
 Nhân giá xăng năm 1981 với tỉ lệ giữa CPI năm
2005 và CPI năm 1981.

27
VÍ DỤ: Giá Xăng Cao
Giá xăng theo
Ngày Giá xăng CPI
dollar 2005
3/1981 $1.42/gallon 88.5 $3.15/gallon
8/2005 $2.50/gallon 196.4 $2.50/gallon

 Giá xăng năm 1981 theo dollar năm 2005


= $1.42 x 196.4/88.5
= $3.15
 Sau khi điều chỉnh lạm phát, xăng đắt hơn vào
năm 1981 so với năm 2005.
28
HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 3:
Bài tập
1980: CPI = 90,
trung bình tiền lương khởi điểm cho chuyên ngành
kinh tế = $24,000
Ngày nay: CPI = 180,
trung bình tiền lương khởi điểm cho chuyên ngành
kinh tế = $50,000
Chuyên ngành kinh tế ngày nay tốt hơn hay tệ
hơn năm 1980?

29
HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 3:
Đáp án
1980: CPI = 90,
trung bình tiền lương khởi điểm cho chuyên ngành
kinh tế = $24,000
Ngày nay: CPI = 180,
trung bình tiền lương khởi điểm cho chuyên ngành
kinh tế = $50,000
Giải
Đổi tiền lương năm 1980 thành “dollar ngày nay”
$24,000 x (180/90) = $48,000.
Sau khi điều chỉnh lạm phát, lương ngày nay cao
hơn so với năm 1980.
30
Điều chỉnh các biến số theo lạm phát:
Chỉ số hóa

Một lượng dollar được chỉ số hóa theo lạm phát


nếu nó được tự động điều chỉnh lạm phát theo
quy định của pháp luật hay trong một hợp đồng.

Ví dụ, sự gia tăng trong CPI tự động xác định


• Cơ sở điều chỉnh chi phí sinh hoạt trong hợp
đồng lao động nhiều năm.
• Điều chỉnh các khoản thanh toán an sinh xã hội
và khung thuế thu nhập liên bang.

31
Điều chỉnh biến số lạm phát:
Lãi suất thực và danh nghĩa
Ví dụ: Cô Lan gửi 1000$ vào tài khoản ngân hàng
và hưỡng lãi suất hằng năm là 10%. Một năm sau
cô Lan tích lũy khoản tiền lãi là 100 USD. Cô ấy
rút 1.100 USD ra khỏi tài khoản. Câu hỏi là cô Lan
giàu thêm 100$ so với với lúc cô ấy gửi tiền 1 năm
trước?

32
Ví dụ: Cô Lan gửi 1000$ vào tài khoản ngân hàng và hưỡng lãi suất hằng năm là 10%.
Một năm sau cô Lan tích lũy khoản tiền lãi là 100 USD. Cô ấy rút 1.100 USD ra khỏi tài
khoản. Câu hỏi là cô Lan giàu thêm 100$ so với với lúc cô ấy gửi tiền 1 năm trước?

 Giả sử cô Lan sử dụng số tiền này để mua đĩa nhạc. Lúc cô Lan gửi
tiền 1 đĩa nhạc có giá là 10$. Vậy khoản tiền gửi 1000$ tương
đương với 100 đĩa nhạc. Sau một năm số tiền trong tài khoản là
1100$ thì sức mua cô Lan thay đổi tuỳ thuộc vào tỷ lệ lạm phát

Tỷ lệ lạm Giá 1 đĩa Số tiền trong Số đĩa Thay đổi


phát nhạc tài khoản thời nhạc mua sức mua
điểm cuối năm được
0% 10$ 1100$ 110 đĩa +10%
5% 10,5$ 1100$ 105 đĩa +5%
10% 11$ 1100$ 100 đĩa +0%
12% 11,2 1100$ 98 đĩa -2%
-2% 9,8$ 1100$ 112 đĩa +12%

33
Điều chỉnh biến số lạm phát:
Lãi suất thực và danh nghĩa
Lãi suất danh nghĩa:
• Lãi suất không điều chỉnh theo lạm phát
• Tỉ lệ tăng trưởng giá trị dollar của một khoản tiền
gửi hoặc nợ
Lãi suất thực:
• Điều chỉnh theo lạm phát
• Tỉ lệ tăng trưởng sức mua của một khoản tiền gửi
hoặc nợ
Lãi suất thực
= (lãi suất danh nghĩa) – (tỉ lệ lạm phát)
34
Lãi suất thực và danh nghĩa:
VÍ DỤ
 Tiền gửi $1,000 một năm.
 Lãi suất danh nghĩa là 9%.
 Trong năm đó, lạm phát là 3.5%.
 Lãi suất thực
= lãi suất danh nghĩa – lạm phát
= 9.0% – 3.5% = 5.5%
 Sức mua của tiền gửi $1000 tăng 5.5%.

35
PHƯƠNG TRÌNH FISHER

Lãi suất Lãi suất + Tỉ lệ lạm


=
danh nghĩa thực phát kỳ vọng

i  r  %P e

 Lãi suất thực được xác định bởi cân bằng tiết
kiệm và đầu tư trên thị trường vốn vay.
 Tăng trưởng cung tiền xác định tỉ lệ lạm phát.

36
Hiệu ứng fisher

i  r  %P e

1: 1

Trên thị trường vốn vay, người đi vay và người cho vay muốn duy trì lãi suất
thực không đổi; do vậy dẫn đến mọi sự biến động của lạm phát được chuyển
hết vào trong lãi suất danh nghĩa theo quan hệ 1: 1

37
Chi phí đặc biệt của Lạm phát NGOÀI dự kiến

? Ai là người được lợi và ai là ? Ai là người được lợi và ai là


người bị thiệt? người bị thiệt?

0 1 2

A B
A B A B
Cho vay Đi vay
Cho vay Đi vay Cho vay Đi vay

38
Chi phí đặc biệt của Lạm phát NGOÀI dự kiến

 Sự phân bố tài sản tùy ý


- Lạm phát cao hơn dự kiến ​chuyển sức mua từ
người cho vay sang người đi vay.
- Lạm phát thấp hơn dự đoán​​ chuyển sức mua
từ người đi vay sang người cho vay.
- Lạm phát cao có nhiều thay đổi và khó dự
đoán hơn so với lạm phát thấp.
Vì vậy, phân phối lại tùy ý là thường xuyên khi
lạm phát cao.

39
TÓM TẮT CHƯƠNG
 Chỉ số giá tiêu dùng là một phép đo lường chi phí
sinh hoạt. Chỉ số giá tiêu dùng theo dõi chi phí của
“giỏ” hàng hóa và dịch vụ của người tiêu dùng
điển hình.
 Chỉ số giá tiêu dùng dùng để điều chỉnh chi phí
sinh hoạt, điều chỉnh các biến số kinh tế do những
tác động của lạm phát.
 Lãi suất thực được điều chỉnh theo lạm phát, và
được tính bằng cách trừ đi tỉ lệ lạm phát từ lãi suất
danh nghĩa.

40
12 Sản xuất và Tăng trưởng

PRINCIPLES OF

ECONOMICS
FOURTH EDITION

N. G R E G O R Y M A N K I W

PowerPoint® Slides
by Ron Cronovich

© 2007 Thomson South-Western, all rights reserved


NỘI DUNG CHÍNH
 Bức tranh về tăng trưởng kinh tế trên toàn thế
giới
 Năng suất là gì và các yếu tố quyết định năng
suất
 Tăng trưởng kinh tế và chính sách công
 Các đặc điểm của các quốc gia tăng trưởng
nhanh

1
Sản xuất

Chi tiêu Thu nhập

Sản xuất thu nhập tăng chi tiêu sức cầu

Sản xuất GDP GDP/người Mức sống

2
3
Một gia đình điển hình với tất cả tài sản của họ ở
Vương quốc Anh, một nền kinh tế tiên tiến.

GDP thực bình quân đầu người: $30.000


Tuổi thọ: 78 tuổi
Tỷ lệ người lớn biết chữ: 99%
Một gia đình điển hình với tất cả tài sản của họ ở
Mexico, một quốc gia có thu nhập trung bình.

GDP thực bình quân đầu người : $9.800


Tuổi thọ : 74 tuổi
Tỷ lệ người lớn biết chữ : 92%
Một gia đình điển hình với tất cả tài sản của
họ ở Mali, một quốc gia nghèo.

GDP thực bình quân đầu người : $1.000


Tuổi thọ: 41 tuổi
Tỷ lệ người lớn biết chữ : 46%
Bảng 1
Kinh nghiệm về tăng trưởng rất khác nhau

© 2012 Cengage Learning. All Rights Reserved. May not be copied,


scanned, or duplicated, in whole or in part, except for use as permitted in
7
a license distributed with a certain product or service or otherwise on a 7
Thu nhập và Tăng trưởng trên thế giới
Vì tốc độ tăng trưởng khác nhau, bảng xếp hạng
của quốc gia có thể thay đổi theo thời gian:
Những nước nghèo không nhất thiết phải chịu
số phận nghèo đói mãi mãi – ví dụ, Singapore,
có mức thu nhập thấp vào năm 1960 và bây giờ
tăng khá cao.
Những nước giàu không nhất thiết luôn dẫn
đầu trên bảng xếp hạng, các nước nghèo có
thể vượt qua nghèo khó và nhanh chóng trở
thành những quốc gia phát triển giàu mạnh.

8
Source: Angus Maddison, The World Economy: Historical Statistics (2003)
9
9
10
Nguyên tắc 70

11
11
Ví dụ về nguyên tắc 70

12
Ví dụ về nguyên tắc 70

13
Ví dụ về nguyên tắc 70
 GDPthực/ người VN 2018: 1.965 USD/người (VN thuộc
nhóm quốc gia có thu nhập trung bình thấp)
 Số năm để GDP thực bình quân đầu người tăng gấp đôi
là 12 năm
Giả định các số liệu là ổn định có nghĩa là cứ sau 12 năm
thu nhập thực bình quân đầu người tăng lên gấp đôi. Các
bạn hãy thử tính ở độ tuổi là bao nhiêu bạn sẽ hưởng
được :
a) Mức sống tương đương với quốc gia có thu nhập trung
bình cao (4000$<thu nhập bình quân đầu người
<13.000$)
b) Mức sống tương đương với quốc gia có thu nhập cao
(>13.000$) 14
Ví dụ về nguyên tắc 70
Thu nhập thực/người Độ tuổi tương ứng mà thu
nhập bình quân đầu người
tăng gấp đôi ứng với tốc
độ thu nhập thực bình
quân đầu người là
6,07%/năm
1.965 USD/người 15 tuổi

3930 USD/người 27 tuổi

7860 USD/người 39 tuổi

15.720 USD/người 51 tuổi

15
Ví dụ về nguyên tắc 70
 Câu trả lời của bạn sẽ thay đổi như thế nào nếu
như tốc độ tăng trưởng GDP thực bình quân
đầu người là 10%/năm hoặc là 3% một năm?

CHAPTER 25 PRODUCTION AND GROWTH 16


Ví dụ về nguyên tắc 70
Thu nhập Độ tuổi tương Độ tuổi tương Độ tuổi tương
thực/người ứng mà thu nhập ứng mà thu nhập ứng mà thu nhập
bình quân đầu bình quân đầu bình quân đầu
người tăng gấp người tăng gấp người tăng gấp
đôi ứng với tốc đôi ứng với tốc đôi ứng với tốc
độ thu nhập độ thu nhập độ thu nhập
thực bình quân thực bình quân thực bình quân
đầu người là đầu người là đầu người là
6,07%/năm 3%/năm 10%/năm

1.965 USD/người 15 tuổi 15 tuổi 15 tuổi


3930 USD/người 27 tuổi 36 38 tuổi 69 22 tuổi 21
7860 USD/người 39 tuổi năm 61 tuổi năm 29 tuổi năm

15.720 51 tuổi 84 tuổi 36 tuổi


USD/người

17
Tốc độ tăng trưởng kinh tế VN
giai đoạn 2011-2020

18
Thu nhập và Tăng trưởng trên thế giới
Câu hỏi:
Tại sao một số nước lại giàu hơn những nước
khác?
Tại sao một số nước tăng trưởng một cách
nhanh chóng trong khi những nước khác dường
như bị mắc kẹt trong cái bẫy nghèo đói?
Những chính sách có thể giúp gia tăng tốc độ
tăng trưởng và mức sống lâu dài?

19
Năng suất
Nhớ lại một trong Mười Nguyên tắc ở chương
1: Mức sống của một quốc gia phụ thuộc vào
khả năng của quốc gia đó sản xuất sản phẩm
và dịch vụ.
Khả năng này phụ thuộc vào năng suất: số
lượng trung bình của sản phẩm và dịch vụ
được sản xuất trên một đơn vị đầu vào lao
động.
Y = GDP thực = số lượng của sản phẩm
được sản xuất
L = số lượng của lao động làm việc
Y/L (sản lượng/người lao động)
20
Tại sao năng suất lại quan trọng
như vậy?
Khi những người lao động của một quốc gia sản
xuất với năng suất cao, GDP thực sẽ lớn và thu
nhập sẽ cao.
Khi năng suất tăng lên nhanh chóng thì ảnh
hưởng đến mức sống.
Những gì sẽ xác định năng suất và tốc độ tăng
trưởng của năng suất?

21
Các yếu tố quyết định năng suất
 Vốn vật chất của mỗi người lao động
 Vốn nhân lực trên mỗi người lao động
 Tài nguyên thiên nhiên
 Kiến thức công nghệ

22
Vốn vật chất của mỗi người lao động
o Nhắc lại: Nguyên vật liệu, thiết bị và các công
trình để sản xuất sản phẩm và dịch vụ được gọi
là vốn [vật chất], ký hiệu K.
o K/L = vốn/người lao động.
o Năng suất cao hơn khi trung bình mỗi lao động
có nhiều vốn hơn (máy móc, thiết bị, v.v…).
o Ví dụ:
K/L là nguyên nhân làm gia tăng Y/L.

23
Vốn con người
 Vốn con người (H): kỹ năng và kiến thức của
người lao động có được thông qua giáo dục,
đào tạo và kinh nghiệm.
 H/L = vốn con người trung bình của người lao
động
 Năng suất tăng lên khi trung bình mỗi người lao
động có nhiều vốn con người (giáo dục, kỹ
năng, v.v....).
 Ví dụ:
H/L tăng là nguyên nhân làm gia tăng Y/L.
24
Tài nguyên thiên nhiên của mỗi lao động
• Tài nguyên thiên nhiên (N): các yếu tố sản xuất
đầu vào mà thiên nhiên cung cấp cho, ví dụ: đất
đai, các mỏ khoáng sản…
• Các yếu tố khác như nhau, nhiều N cho phép một
quốc gia sản xuất được nhiều hơn. N/L tăng là
nguyên nhân làm gia tăng Y/L.
• Một số quốc gia giàu có vì họ có nguồn tài nguyên
thiên nhiên phong phú. (Ví dụ: Saudi Arabia có
nhiều dầu mỏ)
• Bên cạnh đó cũng có nhiều quốc gia không có
nhiều N để làm giàu. (Ví dụ: Nhật Bản nhập khẩu
N khi cần thiết).
25
Kiến thức công nghệ kỹ thuật
Kiến thức công nghệ kỹ thuật: sự hiểu biết
của xã hội về cách tốt nhất để sản xuất ra sản
phẩm và dịch vụ.
Sự tiến bộ về công nghệ kỹ thuật không chỉ có ý
nghĩa là máy tính nhanh hơn, độ phân giải của ti
vi cao hơn, mà còn có điện thoại di động nhỏ
hơn.
Nó có nghĩa là tiến bộ của kiến thức giúp nâng
cao năng suất (cho phép xã hội nhận được
nhiều sản lượng từ nguồn tài nguyên đó).
• Ví dụ: Henry Ford và dây chuyền lắp ráp.
26
Mức sống của một quốc gia được xác định bởi:
A. năng suất của nó.
B. tổng sản phẩm trong nước của nó.
C. thu nhập quốc dân của nó.
D. Mức độ mà nó có liên quan đến những thứ
khác.
ANSWER:

CHAPTER 25 PRODUCTION AND GROWTH 28


Hàm sản xuất
 Hàm sản xuất là một biểu đồ hay phương trình
cho thấy mối quan hệ giữa các yếu tố đầu vào và
đầu ra:
Y = A F(L, K, H, N)
F( ) – một hàm cho thấy làm thế nào để các yếu
tố đầu vào được kết hợp để sản xuất đầu ra.
“A” – trình độ công nghệ kỹ thuật
 “A” mở rộng hàm F( ), cải tiến trong công nghệ
(gia tăng “A”) cho phép sản xuất được nhiều sản
lượng (Y) hơn từ bất kỳ sự kết hợp nào của yếu tố
đầu vào.
29
Hàm sản xuất
Y = A F(L, K, H, N)
 Hàm sản xuất có tính chất lợi suất không đổi
theo quy mô: thay đổi các yếu tố đầu vào bao
nhiêu phần trăm thì sản lượng cũng thay đổi bấy
nhiêu phần trăm. Ví dụ:
 Tăng gấp đôi các yếu tố đầu vào (nhân 2)
sản lượng cũng tăng gấp đôi:

2Y = A F(2L, 2K, 2H, 2N)


 Tăng các yếu tố đầu vào10% (nhân 1.1) sản
lượng cũng tăng 10%:
1.1Y = A F(1.1L, 1.1K, 1.1H, 1.1N)
30
Hàm sản xuất
Y = A F(L, K, H, N)
 Nếu chúng ta nhân mỗi yếu tố đầu vào với 1/L,
sau đó sản lượng cũng nhân 1/L:
Y/L = A F(1, K/L, H/L, N/L)
 Phương trình này cho thấy năng suất
(sản lượng/người lao động) phụ thuộc vào:
• Trình độ công nghệ kỹ thuật (A)
• Vốn vật chất của mỗi lao động
• Vốn con người của mỗi lao động
• Tài nguyên thiên nhiên của mỗi lao động

31
Bạn nướng bánh quy. Một ngày nọ, bạn tăng gấp
đôi thời gian bạn chi tiêu, tăng gấp đôi số lượng
chip sô cô la, bột mì, trứng, và tất cả các yếu tố
đầu vào khác của bạn, và bạn nướng được số
bánh quy gấp đôi. Hàm sản xuất bánh quy của
bạn có dạng
A. giảm theo qui mô.
B. bằng không theo quy mô.
C. không đổi theo quy mô.
D. tăng theo quy mô.
ANSWER:
32
 https://youtu.be/UHiUYj5EA0w

CHAPTER 25 PRODUCTION AND GROWTH 33


TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ CHÍNH SÁCH CÔNG

Tiếp theo, chúng ta nhìn vào


những chính sách công có thể ảnh
hưởng đến sự tăng trưởng dài
hạn về năng suất và mức sống.

34
CÁC CHÍNH SÁCH GIÚP TĂNG
TRƯỞNG NĂNG SUẤT
1. Tiết kiệm và đầu tư
2. Đầu tư nước ngoài
3. Giáo dục
4. Sức khỏe và dinh dưỡng
5. Quyền sở hữu và ổn định chính trị
6. Thương mại tự do
7. Nghiên cứu và phát triển
8. Tăng trưởng dân số

CHAPTER 25 PRODUCTION AND GROWTH 35


Tiết kiệm và Đầu tư
 Chúng ta có thể tăng năng suất bằng cách tăng
K, đòi hỏi có sự đầu tư.
 Vì tài nguyên khan hiếm, sản xuất nhiều hàng
đầu tư đòi hỏi giảm thiểu sản xuất hàng hóa tiêu
dùng.
 Giảm tiêu dùng = tăng tiết kiệm.
Tiết kiệm cao cho phép đầu tư cao. (xem chi tiết ở
chương tiếp theo.)

 Do đó, cần có một sự cân bằng giữa tiêu dùng


hiện tại và tiêu dùng tương lai.
36
Năng suất biên giảm dần và Hiệu ứng bắt kịp
 Chính phủ có thể thực hiện các chính sách huy
động tiết kiệm và đầu tư. (chi tiết ở chương tiếp
theo.)
Khi K tăng, dẫn đến năng suất và mức sống sẽ
tăng.
 Tuy nhiên sự tăng trưởng nhanh là tạm thời bởi
vì năng suất biên của vốn giảm dần:
Khi K tăng, sản lượng tăng thêm từ đơn vị tăng
thêm của K giảm dần.

37
Hàm sản xuất &
Năng suất biên của vốn giảm dần
Y/L
Năng suất
lao động

Khi K/L tăng, năng


suất biên của K/L
giảm dần
K/L

Vốn trên mỗi


người lao động 38
Hiệu ứng bắt kịp: nhờ vào đặc tính này mà các
quốc gia nghèo có xu hướng tăng trưởng nhanh chóng
so với những nước giàu
Y/L
Sự tăng trưởng
của các nước
giàu

Sự tăng trưởng
của các nước
nghèo

K/L
Nước nghèo
bắt đầu từ đây Nước giàu bắt đầu từ đây
39
Ví dụ về hiệu ứng bắt kịp
 Trong những năm1960-1990, ở Mỹ và Hàn
Quốc đã trích một phần GDP như nhau để đầu
tư, có thể mong đợi hiệu suất tăng trưởng của
hai nước giống nhau?
 Ở Hàn Quốc tăng trưởng >6% và ở Mỹ chỉ tăng
2%.
 Giải thích: hiệu ứng bắt kịp.
Vào năm 1960, K/L ở Hàn Quốc nhỏ hơn ở Mỹ,
do đó ở Hàn Quốc tăng trưởng nhanh hơn.

40
Các yếu tố khác không đổi, các nước tương đối
nghèo có xu hướng tăng trưởng
A. chậm hơn so với các nước tương đối giàu có;
này được gọi là bẫy nghèo đói.
B. chậm hơn so với các nước tương đối giàu có;
này được gọi là hiệu ứng Malthus.
C. nhanh hơn so với các nước tương đối giàu có;
này được gọi là hiệu ứng bắt kịp.
D. nhanh hơn so với các nước tương đối giàu có;
này được gọi là hiệu ứng không đổi theo quy mô
ANSWER:
41
Vốn Đầu tư Nước ngoài
 Để nâng cao K/L chính phủ có thể khuyến khích:
• Đầu tư trực tiếp nước ngoài: đầu tư vốn (ví
dụ: nhà máy) là thuộc sở hữu và điều hành bởi
một thực thể nước ngoài.
• Đầu tư gián tiếp của nước ngoài:
nước ngoài tài trợ vốn đầu tư nhưng do cư dân
trong nước điều hành .
 Một số lợi nhuận từ vốn đầu tư được đưa lại cho
các công ty nước ngoài.

42
Giáo dục
 Chính phủ có thể tăng năng suất bằng cách thúc
đẩy giáo dục – đầu tư vào vốn con người (H).
• Trường công, các khoản vay trợ cấp cho các
trường đại học, cao đẳng.
 Giáo dục có tác dụng đáng kể: Ở Mỹ, mỗi năm
học tăng thêm có thể nâng thu nhập của người lao
động thêm 10%.
 Nhưng đầu tư vào H cũng liên quan đến sự cân
bằng giữa hiện tại và tương lai: Chi tiêu một năm
trong trường học yêu cầu phải hy sinh một năm
tiền lương ngay bây giờ để có mức lương cao hơn
sau này. 44
Sức khỏe và Dinh dưỡng
 Chi phí chăm sóc sức khỏe là loại hình đầu tư vào
con người – người lao động có sức khỏe tốt hơn sẽ
tạo ra nhiều năng suất hơn.
 Ở các nước có suy dinh dưỡng đáng kể, nâng cao
lượng calo của người lao động giúp tăng năng suất:
• Trong những năm 1962 - 1995, lượng calo tiêu
thụ tăng 44% ở Hàn Quốc, và kinh tế tăng trưởng
ngoạn mục.
• Người đoạt giải Nobel là Robert Fogel nói: từ
năm 1790-1870, 30% sự tăng trưởng ở Anh là
nhờ vào chế độ dinh dưỡng được cải thiện.
45
Quyền sở hữu và tính ổn định chính trị
 Nhớ lại: Thị trường thường là một cách
tốt để tổ chức hoạt động kinh tế. Hệ
thống giá cả phân bổ các nguồn lực để
sử dụng hiệu quả nhất
 Điều này đòi hỏi tôn trọng quyền sở hữu,
khả năng của người dân để thực hiện
thẩm quyền đối với các nguồn lực mà họ
sở hữu

46
Quyền sở hữu và tính ổn định chính trị
 Ở nhiều nước nghèo, hệ thống tư pháp làm việc
không được tốt lắm:
• hợp đồng không phải luôn luôn được thực thi
• gian lận, tham nhũng thường không bị trừng
phạt
• trong một số các công ty, phải hối lộ các quan
chức chính phủ để được cấp giấy phép
 Bất ổn chính trị (ví dụ: các cuộc đảo chính
thường xuyên) tạo ra sự không chắc chắn về
việc liệu quyền sở hữu có được bảo vệ trong
tương lai.
47
Quyền sở hữu và tính ổn định chính trị
 Khi mọi người sợ vốn của họ có thể bị đánh cắp
bởi bọn tội phạm hoặc bị tịch thu bởi một chính
phủ tham nhũng, sẽ có ít vốn đầu tư, bao gồm
cả từ nước ngoài, và các chức năng kinh tế hoạt
động kém hiệu quả. Kết quả: mức sống thấp
hơn.
 Ổn định kinh tế, hiệu quả, và tăng trưởng lành
mạnh đòi hỏi thực thi pháp luật, tòa án có hiệu
quả, ổn định hiến pháp, và các quan chức chính
phủ phải trung thực.

48
Tự do Thương mại
 Định hướng chính sách hướng nội
(ví dụ: như thuế quan, hạn chế về đầu tư từ
nước ngoài) nhằm mục đích nâng cao mức
sống bằng cách tránh tương tác với các nước
khác.
 Đinh hướng chính sách hướng ngoại
(ví dụ, loại bỏ các hạn chế về thương mại, đầu
tư nước ngoài) thúc đẩy hội nhập với nền kinh
tế thế giới.

49
Tự do Thương mại
 Nhớ lại: Thương mại có thể làm cho mọi người
khá lên.
 Thương mại có tác dụng tương tự như phát hiện
ra công nghệ mới - nó cải thiện năng suất và mức
sống.
 Các quốc gia với chính sách hướng nội đã không
tạo ra tăng trưởng. VD. Argentina trong thế kỷ 20.
 Các quốc gia với chính sách hướng ngoại thường
thành công. VD. Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan
sau năm 1960.

50
Nghiên cứu và Phát triển
Tiến bộ công nghệ là lý do chính tại sao mức
sống tăng lên trong dài hạn.
Một lý do được biết như là một lợi ích chung: Ý
tưởng có thể được tự do chia sẻ, tăng năng suất
của nhiều người.
Chính sách để thúc đẩy tiến bộ công nghệ cao:
• Luật bản quyền
• Ưu đãi về thuế, hỗ trợ trực tiếp cho khu vực tư
nhân R & D
• tài trợ cho nghiên cứu cơ bản tại các trường đại
học

51
Các cuộc cách mạng công nghiệp trong lịch sử

52
Tăng trưởng Dân số
…có thể ảnh hưởng đến mức sống trong 3 cách
khác nhau:

1.Dàn trải tài nguyên thiên nhiên


 200 năm trước, Malthus cho rằng tăng trưởng
dân số sẽ tạo căng thẳng cho khả năng của xã
hội để tự cung cấp cho chính nó.
 Kể từ đó, dân số thế giới đã tăng gấp sáu lần.
Nếu Malthus là đúng, mức sống sẽ giảm xuống.
Thay vào đó, dân số đã tăng lên và mức sống
cũng tăng.

53
Tăng trưởng Dân số
2. Pha loãng khối vốn
 Dân số cao => L cao hơn => K/L thấp hơn
=> năng suất & mức sống thấp hơn
 Điều này áp dụng đối với H cũng như K: dân số
tăng trưởng nhanh chóng => áp lực lớn cho hệ
thống giáo dục.
 Các quốc gia với dân số tăng trưởng nhanh
chóng thường có trình độ học vấn thấp hơn.

54
Tăng trưởng Dân số
2. Pha loãng khối vốn
Để chống lại điều này, các nước đang phát triển
sử dụng chính sách kiểm soát tăng trưởng dân số.
• Trẻ em Trung Quốc và luật gia đình
• giáo dục & sẵn sàng tránh thai
• thúc đẩy xóa mù chữ ở nữ để nâng cao chi phí cơ
hội của việc có con

55
Tăng trưởng Dân số
3. Thúc đẩy tiến bộ công nghệ cao
 Nhiều người
=> Nhiều nhà khoa học, nhà phát minh, các kỹ sư
=> Những khám phá thường xuyên hơn
=> Tiến bộ công nghệ và tăng trưởng kinh tế
nhanh hơn
 Bằng chứng từ Michael Kremer:
Trong quá trình lịch sử nhân loại,
• tốc độ tăng trưởng tăng khi dân số thế giới tăng
• khu vực dân cư đông đúc hơn tăng trưởng
nhanh hơn so với những khu vực ít dân cư
56
Đặc điểm các quốc gia tăng trưởng nhanh
 Ổn định chính trị và kinh tế vĩ mô
 Đầu tư vào giáo dục và y tế
 Các thể chế và quản lý nhà nước hữu hiệu
 Môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp tư nhân
 Địa lý thuận lợi

CHAPTER 25 PRODUCTION AND GROWTH 57


TÓM TẮT CHƯƠNG
 Có sự khác biệt lớn giữa các nước về mức sống và tốc
độ tăng trưởng.
 Năng suất (sản lượng trên một đơn vị lao động) là yếu tố
quyết định chính của các tiêu chuẩn sinh hoạt trong thời
gian dài.
 Năng suất phụ thuộc vào vốn vật chất và vốn con người
trên mỗi người lao động, tài nguyên thiên nhiên trên mỗi
người lao động, và kiến ​thức công nghệ.
 Những yếu tố tăng trưởng này - đặc biệt là tiến bộ công
nghệ gây ra sự tăng trưởng trong đời sống về lâu dài.

58
TÓM TẮT CHƯƠNG
 Những chính sách có ảnh hưởng sau đây, mỗi
cái trong đó có tác dụng quan trọng đối với tăng
trưởng :
• Tiết kiệm và đầu tư
• Thương mại quốc tế
• Giáo dục, sức khỏe & dinh dưỡng
• Quyền sở hữu và sự ổn định chính trị
• Nghiên cứu và phát triển
• Tăng trưởng dân số
 Do năng suất biên của vốn giảm dần, tăng
trưởng nhờ đầu tư dần dần chậm lại,và các
nước nghèo có thể “bắt kịp” các nước giàu.

59
Trắc nghiệm đúng sai
1. Nếu như thu nhập thực trên đầu người tăng 2%/năm, thì thu nhập
trên đầu người sẽ tăng gấp đôi trong vòng 20 năm
2. Cả mức sống mà tốc độ tăng GDP thực/người là khác nhau giữa
các quốc gia.
3. Nếu các quốc gia có thể tăng tỷ lệ tăng trưởng chút chút, thì các
quốc gia với thu nhập thấp có thể bắt kịp các quốc gia nghèo trong
vòng 10 năm.
4. Indonesian là ví dụ về nước có mức sống thấp hơn Mỹ bởi vì họ
có năng suất thấp hơn
5. Giống như vốn vật chất, vốn nhân lực là yếu tố của quá trình sản
xuất
6. Vốn nhân lực là thuật ngữ mà các nhà kinh tế sử dụng để chỉ kiến
thức và kỹ năng mà người lao động đạt được thông qua giáo dục,
đào tạo và kinh nghiệm

CHAPTER 25 PRODUCTION AND GROWTH 60


Trắc nghiệm đúng sai
7. Việc gia tăng vốn nhân lực/lao động và vốn vật chất/la
động làm tăng năng suất
8. Rừng là ví dụ của tài nguyên không thể tái sinh
9. Dầu hỏa là ví dụ của dạng tài nguyên không thể tái sinh
10.Điều đó có thể xảy ra đối với 1 quốc gia không có nhiều
tài nguyên thiên nhiên nhưng vẫn có mức sống cao
11.Suất sinh lợi không đổi theo quy mô là một điểm trên
hàm sản xuất mà ở đó việc tăng thêm đầu vào sẽ
không làm tăng thêm sản lượng đầu ra

61
Trắc nghiệm đúng sai
12. Khi vốn trên lao động tăng, sản lượng trên mỗi lao động tăng. Tuy
nhiên, việc tăng thêm sản lượng trên lao động sẽ nhỏ hơn mức độ lớn
hơn của việc tăng vốn trên mỗi lao động
13. Hiệu ứng bắt kịp liên quan đến ý tưởng là các nước nghèo, mặc dù là
họ đã nổ lực rất nhiều thì cũng không bao giờ đạt được tốc độ tăng
trưởng kinh tế như các nước giàu.
14. Giả sử suất sinh lợi không đổi theo quy mô, nếu các yếu tố khác của 2
quốc gia là giống nhau, thì một nước nghèo hơn thì sẽ tăng trưởng
nhanh hơn
15. Các thức khác là giống nhau, đầu tư nội địa sẽ làm gia tăng GDP thực
của quốc gia hơn là đầu tư nước ngoài.
16. Việc gia tăng vốn sẽ gia tăng năng suất chỉ khi nếu nó được mua bán và
hoạt động bởi cư dân trong nước

62
Trắc nghiệm đúng sai
17. Đầu tư vào vốn nhân lực là có chi phí cơ hội, tuy
nhiên đầu tư vào vốn vật chất thì không có chi phí cơ
hội
18.Mọi thức khác giống nhau, các yếu tố sản xuất của một
nền kinh tế sẽ được sử dụng hiệu quả hơn nếu như
quyền sở hữu tài sản được tôn trọng
19.Một quốc gia mà hệ thống tòa án ít tham nhũng và
chính phủ ổn định hơn thì sẽ làm gia tăng mức sống
của người dân nước đó
20.Các nhà kinh tế tin rằng chính sách hướng nội sẽ làm
tăng trưởng kinh tế nhiều hơn là chính sách hướng
ngoại
63
Trắc nghiệm đúng sai
21.Các nhà kinh tế tin rằng chính sách giúp giảm
thiểu hàng rào giao thương sẽ giúp kinh tế tăng
trưởng nhanh hơn
22.Trong các quốc gia nơi mà phụ nữ bị phân biệt
đối xử thì các chính sách giúp tăng tỷ lệ thành
công nghề nghiệp và cơ hội học vấn cho phụ
nữ thì sẽ giúp làm giảm tỷ lệ sinh
23.Mức sống của một quốc gia phụ thuộc vào khả
năng quốc gia đó tạo ra hàng hóa và dịch vụ.

64
13 TIẾT KIỆM, ĐẦU TƯ VÀ
HỆ THỐNG TÀI CHÍNH
PRINCIPLES OF

ECONOMICS
FOURTH EDITION

N. G R E G O R Y M A N K I W

PowerPoint® Slides
by Ron Cronovich

© 2007 Thomson South-Western, all rights reserved


NỘI DUNG CHÍNH

 Sự đa dạng của những định chế tạo nên


thị trường tài chính
 Mối quan hệ giữa thị trường tài chính và
các biến số quan trọng
 Phát triển mô hình cung và cầu vốn vay

1
Hệ thống tài chính

Hệ Trữ
Tiết Đầu
thống lượng GDP GDP/ Mức
kiệm tư người sống
tài vốn Y=A.f(K,L,N)
S I
chình (K)

2
Hệ thống tài chính
 Được cấu thành từ các định chế tài chính khác nhau
giúp phối hợp người tiết kiệm và người đi vay với
nhau.

 2 loại định chế tài chính: thị trường tài chính và trung
gian tài chính

3
Các định chế tài chính
 Thị trường tài chính: Bao gồm các định chế mà qua
nó các khoản tiết kiệm có thể trực tiếp tài trợ cho
người đi vay.
• Thị trường trái phiếu:
Một trái phiếu là một giấy chứng nợ
• Thị trường cổ phiếu
Một cổ phần là một tuyên bố sở hửu một phần của
công ty

4
Thị trường tài chính
 Thị trường trái phiếu
• Trái phiếu - giấy
chứng nhận nợ
- Vốn gốc - số tiền vay
- Thời gian đáo hạn -
khoản cho vay sẽ
được hoàn trả
- Lãi suất
• Tài trợ bằng vay nợ

5 5
Thị trường tài chính
Thị trường trái phiếu: sự khác nhau giữa các loại
trái phiếu dựa vào 3 đặc điểm quan trọng sau:
 Kỳ hạn trái phiếu - độ dài thời gian đến khi
đáo hạn
 Rủi ro tín dụng – xác suất vỡ nợ
 Xử lý thuế

6 6
Bài tập
Câu 1: Đối với mỗi cặp sau đây, trái phiếu nào mà
bạn kỳ vọng được trả lãi suất cao hơn? Giải thích?
a) Trái phiếu của chính phủ Hoa KỲ hoặc trái
phiếu của chính phủ Đông Âu
b) Trái phiếu được hoàn trả vốn gốc trong năm
2015 hoặc trái phiếu được hoàn trả vốn gốc
trong năm 2040.
c) Trái phiếu của Coca-Cola hoặc trái phiếu từ
công ty phần mềm mà bạn đang làm việc trong
garage nhà mình
7
Thị trường tài chính
 Thị trường cổ phiếu
• Cổ phiếu - quyền để sở hữu một phần của một
công ty
• Tài trợ bằng vốn chủ sở hữu (Equity finance)
- Bán cổ phiếu tạo vốn
• Thị trường chứng khoán có tổ chức
- Giá cổ phiếu: cầu và cung
• Chỉ số chứng khoán (Stock index)
- Trung bình của một nhóm giá cổ phiếu

© 20128Cengage Learning. All Rights Reserved. May not be copied, scanned, or duplicated, in whole or in part, except for use as 8
permitted in a license distributed with a certain product or service or otherwise on a password-protected website for classroom use.
Các định chế tài chính
 Các trung gian tài chính: các tổ chức tài chính mà
qua nó, tiết kiệm được gián tiếp tài trợ cho người đi
vay. Ví dụ:
• Các ngân hàng
• Quỹ hỗ tương – là một tổ chức bán cổ phần cho
công chúng và sử dụng số tiền thu được để mua
danh mục đầu tư, các loại cổ phiếu, trái phiếu.

9
Các trung gian tài chính
 Các ngân hàng
• Nhận tiền gửi từ người tiết kiệm
- Các ngân hàng trả lãi
• Cho vay đến người đi vay
- Các ngân hàng tính lãi
• Làm dễ dàng hóa việc mua HH&DV
- Séc – trung gian trao đổi
- Thẻ ghi nợ

© 201210Cengage Learning. All Rights Reserved. May not be copied, scanned, or duplicated, in whole or in part, except for use as 10
permitted in a license distributed with a certain product or service or otherwise on a password-protected website for classroom use.
Các trung gian tài chính
 Các quỹ tương hỗ
• Định chế mà nó bán cổ phần ra công chúng
• Sử dụng số thu nhập này mua danh mục cổ
phiếu và trái phiếu
• Ưu điểm
- Đa dạng hóa
- Tiếp cận với những nhà quản lý quỹ tiền tệ chuyên
nghiệp

© 201211Cengage Learning. All Rights Reserved. May not be copied, scanned, or duplicated, in whole or in part, except for use as 11
permitted in a license distributed with a certain product or service or otherwise on a password-protected website for classroom use.
Các đồng nhất thức hạch toán
 Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
• Tổng thu nhập
• Tổng chi tiêu
 Y = C + I + G + NX
• Y= tổng sản phẩm quốc nội GDP
• C = tiêu dùng
• I = đầu tư
• G = chi mua của chính phủ
• NX = xuất khẩu ròng

© 201212Cengage Learning. All Rights Reserved. May not be copied, scanned, or duplicated, in whole or in part, except for use as 12
permitted in a license distributed with a certain product or service or otherwise on a password-protected website for classroom use.
Các đồng nhất thức hạch toán
 Nền kinh tế đóng
• Không tương tác với các nền kinh tế khác
• NX = 0
 Nền kinh tế mở
• Tương tác với các nền kinh tế khác
• NX ≠ 0

© 201213Cengage Learning. All Rights Reserved. May not be copied, scanned, or duplicated, in whole or in part, except for use as 13
permitted in a license distributed with a certain product or service or otherwise on a password-protected website for classroom use.
Các đồng nhất thức hạch toán
 Giả định: nền kinh tế đóng: NX = 0
• Y=C+I+G
 Tiết kiệm quốc gia (tiết kiệm), S
• Tổng thu nhập trong một nền kinh tế mà được
giữ lại sau khi dùng cho tiêu dùng và chi mua
của chính phủ
• Y–C–G=I
• S=Y–C-G
• S=I

© 201214Cengage Learning. All Rights Reserved. May not be copied, scanned, or duplicated, in whole or in part, except for use as 14
permitted in a license distributed with a certain product or service or otherwise on a password-protected website for classroom use.
Các đồng nhất thức hạch toán
 T = thuế trừ thanh toán chuyển nhượng
• S=Y–C–G
• S = (Y – T – C) + (T – G)
 Tiết kiệm tư nhân (Sp = Y – T – C)
• Thu nhập mà các hộ gia đình để lại sau khi trả
thuế và tiêu dùng
 Tiết kiệm chính phủ (Sg =T – G)
• Doanh thu thuế mà chính phủ để lại sau khi chi
tiêu

© 201215Cengage Learning. All Rights Reserved. May not be copied, scanned, or duplicated, in whole or in part, except for use as 15
permitted in a license distributed with a certain product or service or otherwise on a password-protected website for classroom use.
Tiết kiệm và đầu tư
 Đồng nhất thức hạch toán: S = I
 Tiết kiệm = Đầu tư
• Đối với nền kinh tế tổng thể
• Tiết kiệm của người này có thể tài trợ cho đầu tư của
người khác
• Hệ thống tài chính đứng giữa 2 bên của phương trình
S=I
 Thuật ngữ tiết kiệm và đầu tư đôi lúc có thể nhầm lẫn
• Tiết kiệm: Ví dụ bà Lan gửi tiền vào ngân hàng hoặc
sử dụng tiền mua cổ phiếu hoặc trái phiếu
• Đầu tư: mua sắm vốn mới (mmtb, nhà ở…)

© 201216Cengage Learning. All Rights Reserved. May not be copied, scanned, or duplicated, in whole or in part, except for use as 16
permitted in a license distributed with a certain product or service or otherwise on a password-protected website for classroom use.
Bài tập
Câu 2: Giải thích sự khác biệt giữa tiết kiệm và đầu tư
được định nghĩa bởi các nhà kinh tế vĩ mô. Các trường hợp
nào sau đây đại diện cho tiết kiệm? đầu tư? Giải thích?
a) Gia đình bạn vay thế chấp và mua một ngôi nhà mới
b) Bạn sử dụng 200USD tiền lương của bạn để mua cổ
phiếu của AT&T?
c) Bạn cùng phòng của bạn kiếm được 100USD và gửi nó
vào trong tài khoản của cô ấy ở ngân hàng.
d) Bạn đi vay 1.000 USD từ ngân hàng để mua xe hơi
dùng cho việc phân phối banh pizza.

17
Học chủ động 1
Bài tập:
 Giả sử : tổng GDP khoảng 10 ngàn tỉ dollars,
tiêu dùng hết khoảng 6500 tỉ dollars, Chi tiêu
của chính phủ là 2000 tỉ dollars, và bội chi ngân
sách là 300 tỉ dollars
 Tìm số tiền tiết kiệm công, thuế, tiết kiệm cá
nhân, tiết kiệm quốc gia, và đầu tư

18
Học chủ động 1
Trả lời
Cho
Y = 10.0, C = 6.5, G = 2.0, G – T = 0.3

Tiết kiệm công = T – G = – 0.3 nghìn tỷ USD

Thuế: T = G – 0.3 = 1.7 nghìn tỷ USD


Tiết kiệm cá nhân= Y – T – C = 10 – 1.7 – 6.5 = 1.8
nghìn tỷ USD

Tiết kiệm quốc gia = Y – C – G = 10 – 6.5 = 2 = 1.5

Đầu tư = Tiết kiệm quốc gia = 1.5 nghìn tỷ USD


19
Thị trường quỹ cho vay
 Là một mô hình cung cầu trên thị trường tài chính
 Giúp ta hiểu được:
• Hệ thống tài chính kết hợp tiết kiệm và đầu tư như
thế nào?
• Chính sách của chính phủ và hành vi của các hộ
gia đình ảnh hưởng thế nào đến tiết kiệm, đầu tư,
lãi suất?

20
Thị trường quỹ cho vay
Giả định: chỉ có một thị trường tài chính
oTất cả tiền gửi đều tập trung cho thị
trường này.
oTất cả người đi vay lấy khoản vay từ thị
trường này.
oChỉ có một mức lãi suất, vừa là lãi suất
tiết kiệm và là chi phí vay.

21
Thị trường vốn vay
 Thị trường vốn vay
• Thị trường
- Những người muốn tiết kiệm – cung vốn funds
- Những người mà họ muốn vay để đầu tư - cầu vốn
• Một mức lãi suất
- Sinh lợi từ tiết kiệm
- Chi phí của đi vay
• Giả định
- Một thị trường tài chính duy nhất

© 201222Cengage Learning. All Rights Reserved. May not be copied, scanned, or duplicated, in whole or in part, except for use as 22
permitted in a license distributed with a certain product or service or otherwise on a password-protected website for classroom use.
Thị trường quỹ cho vay
Nguồn cung của quỹ cho vay xuất phát từ tiết kiệm:
• Các gia đình có tiết kiệm đem cho vay để hưởng lãi
suất
• Lãi suất cao làm tiết kiệm trở nên hấp dẫn hơn
lượng cung vốn vay tăng lên khi lãi suất tăng
• Đường cung vốn vay dốc lên

23
Cung của quỹ cho vay

Một sự gia tăng


Lãi suất
Cung trong mức lãi
suất làm cho
việc tiết kiệm
6%
trở nên hấp
dẫn hơn, làm
tăng lượng
3% cung của các
quỹ vay
60 80 Quỹ cho vay (tỉ US$)

24
Thị trường quỹ cho vay

• Cầu đối với nguồn vốn vay xuất phát từ đầu


tư:
 Các công ty vay vốn mà họ cần để chi trả
cho thiết bị mới, nhà máy, …
 Các hộ gia đình vay vốn để mua nhà mới
• Lãi suất cao làm các khoản vay trở nên đắt đỏ
hơn lượng cầu vốn vay giảm khi lãi suất tăng
• Đường cầu vốn vay dốc xuống
25
Cầu của quỹ cho vay

Lãi suất
Tăng lãi suất làm
tăng chi phí vay,
7% làm giảm lượng
cầu của các quỹ
vay
4%

Cầu

50 80 Quỷ cho vay (tỉ US$)

26
Sự cân bằng trên thị trường vốn vay
Điều chỉnh lãi
lãi suất
Cung suất để cân
bằng cung cầu

5% Sự cân bằng của


vốn vay bằng sự
cân bằng của vốn
Cầu đầu tư và tiết
kiệm
60 Quỹ cho vay (tỉ US$)

27
Chính sách 1: Ưu đãi cho tiết kiệm
Ưu đãi về thuế
Laõi
cho tiết kiệm để
suaát S1 S2 tăng cung của
vốn vay

…Nó làm giảm mức


5%
cân bằng của lãi
4%
suất và tăng lượng
cân bằng của vốn
D1
vay
60 70 Quỹ cho vay (tỉ
US$)

28
Chính sách 2: Kích thích đầu tư
Mức giảm thuế
Lãi suất đầu tư làm tăng
S1 nhu cầu vay tieàn

6%
…dẫn đến tăng
5%
mức lãi suất ổn
định và tăng số
D2
tiền vay ổn định
D1

60 70 Quỷ cho vay (tỉ


US$)

29
HỌC CHỦ ĐỘNG 2:
Bài tập:

Sử dụng mô hình quĩ vay để phân tích ảnh hưởng


của thâm hụt ngân sách:
Vẽ sơ đồ thể hiện các giá trị ổn định ban đầu.
• Chỉ ra đường nào sẽ thay đổi khi có thâm hụt
ngân sách.
• Vẽ đường mới vào sơ đồ.
• Điều gì xảy ra đối với các giá trị ổn định của
mức lãi suất và đầu tư?

30
HỌC CHỦ ĐỘNG 2:
Trả lời
Thâm hụt ngân sách
làm giảm tiết kiệm quốc
Lãi suất S2 gia và nguồn cung cho
S1
tiền vay.

6% …dẫn đến tăng mức


5% lãi suất cân bằng và
giảm số lượng tiền
vay và mức đầu tư
D1 cân bằng.

50 60 Quỷ cho vay (tỉ


US$
31
Chính sách 3: Thâm hụt ngân sách
của Chính phủ
Thâm hụt ngân sách
Lãi suất S2 làm giảm cung quỹ vay.
S1

6%
5%
…làm tăng lãi suất
cân bằng và làm
D1 giảm lượng cân
bằng của quỹ vay.
50 60 Quỹ cho vay (tỉ US$)

32
Thâm hụt ngân sách, lấn át,
và sự phát triển lâu dài
 Phân tích: việc tăng thâm hụt ngân sách làm
giảm đầu tư.
Chính phủ mượn để bù vào thâm hụt, nên còn
lại ít quĩ cho đầu tư.
 Đây gọi là hiệu ứng lấn át.
 Nhắc lại chương trước: Đầu tư đóng vai trò
quan trọng đối với phát triển lâu dài.
Vì vậy, thâm hụt ngân sách làm giảm tốc độ
tăng trưởng quốc gia và mức sống trong tương
lai.
33
Nợ công
 Chính phủ bù cho thâm hụt bằng cách mượn -
bán trái phiếu quốc gia.
 Thâm hụt liên tục làm tăng nợ công.
 Tỉ lệ nợ công so với GDP là một chỉ tiêu hữu ích
trong quản lý quỹ nợ của chính phủ.

34
Bài tập
Câu 4: Vào mùa hè 2010, quốc hội thông qua một cuộc cải cách tài
chính sâu rộng nhằm ngăn ngừa các cuộc khủng hoảng kinh tế như
năm 2008-2009. Xét đến những khả năng sau:
A. Giả sử rằng bằng cách yêu cầu các công ty tuân thủ nghiêm ngặt
các quy định, dự luật này làm tăng chi phí đầu tư. Trên một đồ thị
được đặt tên các trục rõ ràng, thể hiện các kết quả của dự luật này
lên thị trường vốn vay. Xác định rõ ràng các thay đổi của lãi suất
cân bằng và mức tiết kiệm và đầu tư. Các tác động của dự luật này
lên tăng trưởng kinh tế dài hạn là gì?
B. Giả sử, mặt khác nhờ vào việc thông qua điều chỉnh hiệu quả thị
trường tài chính, dự luật này làm gia tăng niềm tin của người tiết
kiệm trong hệ thống tài chính. Thể hiện các kết quả của chính sách
trong tình huống này trên một đồ thị mới, chú ý đến các thay đổi
của lãi suất cân bằng, mức tiết kiệm và đầu tư. Một lần nữa đánh
giá các tác động này lên tăng trưởng dài hạn.

35
TÓM TẮT CHƯƠNG
Hệ thống tài chính hiện đại gồm nhiều loại tổ chức
tài chính, như là thị trường chứng khoán và trái
phiếu, ngân hàng và quỹ tương hổ́.
Tiết kiệm quốc gia bằng tiền tiết kiệm tư cộng với
tiết kiệm công.
 Trong một nền kinh tế đóng, tiết kiệm quốc gia
bằng tổng đầu tư. Hệ thống tài chính giúp điều
này xảy ra.

36
TÓM TẮT CHƯƠNG
 Nguồn cung tiền vay có từ tiết kiệm. Cầu tiền vay
có từ đầu tư. Lãi suất được điều chỉnh để cân
bằng cung cầu trong thị trường tiền vay.
 Thâm hụt ngân sách hay tiết kiệm công âm, làm
giảm tiết kiệm quốc gia, nguồn cung của tiền vay.
 Khi thâm hụt ngân sách lấn át đầu tư, nó làm giảm
năng suất và GDP.

37
Bài tập trắc nghiệm đúng sai
1. Hệ thống tài chính kết hợp đầu tư và tiết kiệm, là những yếu tố
quan trọng quyết định GDP thực trong dài hạn
2. Khi các nhà kinh tế đề cập đến đầu tư, họ định nghĩa đó là việc
mua bán trái phiếu và cổ phiếu và các loại hình tiết kiệm khác
3. Ngân hàng và quỹ tương hỗ là các ví dụ thị trường tài chính
4. Hầu hết các chủ doanh nghiệp tài trợ cho việc mua sắm tài sản
vốn thực bằng cách sử dụng tiết kiệm của họ có thể là đi vay hoặc
phát hành trái phiếu
5. Khi một doanh nghiệp muốn vay mượn trực tiếp từ công chúng để
tài trợ cho mua sắm thiết bị mới, thì họ làm bằng cách việc phát
hành trái phiếu.
6. Mọi thức khác là giống nhau thì trái phiếu của công ty thông
thường đường trả lãi suất cao hơn trái phiếu của chính phủ Mỹ

38
Trắc nghiệm đúng sai
7. Khi mà doanh nghiệp trục trặc về tài chính thì chủ sở hữu trái phiếu
được ưu tiên trả nợ trước chủ sở hữu cổ phiếu.
8. Một cách chung nhất, nếu một người bắt đầu kỳ vọng công ty có
được lãi suất trong tương lai cao hơn thì giá cổ phiếu của công ty
đó sẽ giảm
9. Nếu một người bắt đầu bi quan vì thu nhập tương lai của công ty
Hyde Park Jazz Studio, thì giá cổ phiếu của công ty đó sẽ giảm
10. Phát biểu rằng tiết kiệm quốc gia thì bằng với đầu tư đối với một
nền kinh tế đóng là phát biểu cho 1 đồng nhất thức
11. Tiết kiệm quốc gia bằng Y-T-C
12. Tiết kiệm chính phủ bằng T-G, trong khi tiết kiệm tư nhân bằng Y-
T-C
13. Tiết kiệm chính phủ bằng với tiết kiệm quốc gia trừ đi tiết kiệm tư
nhân
39
Trắc nghiệm đúng sai
14. Trong nền kinh tế đóng, đầu tư phải bằng tiết kiệm tư nhân
15. Tưởng tượng một nền kinh tế đóng, đầu tư là 10.000$ và
thâm hụt ngân sách chính phủ là 2.500$, thì tiết kiệm tư
nhân phải bằng 12.500$
16. Giả sử một nền kinh tế đóng có GDP là 5 tỷ USD, tiêu dùng
là 3 tỷ USD và chi tiêu chính phủ là 1 tỷ USD. Khi đó đầu tư
và tiết kiệm quốc gia là 1 tỷ USD
17. Joans sử dụng thu nhập của cô ấy để mua cổ phần của quỹ
tương hỗ. Các nhà kinh tế vĩ mô gọi hành động của Joan là
đầu tư
18. Đường cầu vốn vay đến từ tiết kiệm và đường cung vốn vay
đến từ đầu tư

40
Trắc nghiệm đúng sai
19.Khi chính phủ thâm hụt ngân sách gia tăng thì dẫn đến tiết
kiệm quốc gia giảm, lãi suất tăng và đầu tư giảm
20.Thuật ngữ lấn át/ hất ra/ chèn ép để chỉ đến sự giảm lãi suất
gây ra do thặng dự ngân sách
21.Việc gia tăng cầu đối với vốn vay làm tăng lãi suất cân bằng
và giảm lượng tiết kiệm cân bằng.
22.Thuật ngữ vốn có thể cho vay đề cập đến tất cả thu nhập mà
không được sử dụng cho tiêu dùng hoặc cho chi tiêu chính
phủ
23.Khi mà chính phủ của một quốc gia chuyển đổi tình trạng từ
thâm hụt ngân sách sang thặng dư ngân sách, thì tương lai
tăng trưởng dài hạn của nền kinh tế là được cải thiện,

41
Bài tập
Câu 1: Đối với mỗi cặp sau đây, trái phiếu nào mà bạn kỳ vọng được
trả lãi suất cao hơn? Giải thích?
A. Trái phiếu của chính phủ Hoa KỲ hoặc trái phiếu của chính phủ
Đông Âu
B. Trái phiếu được hoàn trả vốn gốc trong năm 2015 hoặc trái phiếu
được hoàn trả vốn gốc trong năm 2040.
C. Trái phiếu của Coca-Cola hoặc trái phiếu từ công ty phần mềm mà
bạn đang làm việc trong garage nhà mình
D. Trái phiếu phát hành bởi chính phủ liên bang hoặc là trái phiếu
phát hành bởi chính quyền bang New Yourk

42
Bài tập
Câu 2: Giải thích sự khác biệt giữa tiết kiệm và đầu tư
được định nghĩa bởi các nhà kinh tế vĩ mô. Các trường
hợp nào sau đây đại diện cho tiết kiệm? đầu tư? Giải
thích?
A. Gia đình bạn vay thế chấp và mua một ngôi nhà mới
B. Bạn sử dụng 200USD tiền lương của bạn để mua cổ
phiếu của AT&T?
C. Bạn cùng phòng của bạn kiếm được 100USD và gửi nó
vào trong tài khoản của cô ấy ở ngân hàng.
D. Bạn đi vay 1.000 USD từ ngân hàng để mua xe hơi
dùng cho việc phân phối banh pizza.

43
Bài tập
Câu 4: Vào mùa hè 2010, quốc hội thông qua một cuộc cải cách tài
chính sâu rộng nhằm ngăn ngừa các cuộc khủng hoảng kinh tế như
năm 2008-2009. Xét đến những khả năng sau:
A. Giả sử rằng bằng cách yêu cầu các công ty tuân thủ nghiêm ngặt
các quy định, dự luật này làm tăng chi phí đầu tư. Trên một đồ thị
được đặt tên các trục rõ ràng, thể hiện các kết quả của dự luật này
lên thị trường vốn vay. Xác định rõ ràng các thay đổi của lãi suất
cân bằng và mức tiết kiệm và đầu tư. Các tác động của dự luật này
lên tăng trưởng kinh tế dài hạn là gì?
B. Giả sử, mặt khác nhờ vào việc thông qua điều chỉnh hiệu quả thị
trường tài chính, dự luật này làm gia tăng niềm tin của người tiết
kiệm trong hệ thống tài chính. Thể hiện các kết quả của chính sách
trong tình huống này trên một đồ thị mới, chú ý đến các thay đổi
của lãi suất cân bằng, mức tiết kiệm và đầu tư. Một lần nữa đánh
giá các tác động này lên tăng trưởng dài hạn.

44
14 Công cụ Tài chính cơ bản

PRINCIPLES OF

ECONOMICS
FOURTH EDITION

N. G R E G O R Y M A N K I W

PowerPoint® Slides
by Ron Cronovich

© 2007 Thomson South-Western, all rights reserved


NỘI DUNG CHÍNH
▪ Đo lường giá trị của tiền theo thời gian
▪ Quản lý rủi ro
▪ Định giá tài sản

1
Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tối đa
hóa của cải
▪ Suất sinh lợi (Rate of return –ROR)
▪ Rủi ro (Risk)
▪ Tính thanh khoản (Liquidity)

2
Giá trị tương lai
▪ Giá trị tương lai: tổng số tiền trong tương lai mà
khoản tiền hiện tại sẽ mang lại ứng với mức lãi
suất phổ biến cho trước

FV = PV(1 + r )N
▪ Trong đó:
FV: giá trị tương lai (Future value)
PV: giá trị hiện tại (Present value)
r: lãi suất
n: số năm
3
Giá trị tương lai
▪ Ví dụ: Nếu bạn gửi 100 triệu đồng vào tài khoản
ngân hàng hôm nay thì nó sẽ có giá trị bao
nhiêu trong 3 năm với lãi suất là 10%/năm?

i=10%
0 1 2 3
PV= 100 FV3=?
triệu

4
Giá trị tương lai
▪ Ví dụ: Nếu bạn gửi 100 triệu đồng vào tài khoản ngân hàng hôm nay thì nó sẽ có giá
trị bao nhiêu trong 3 năm với lãi suất là 10%/năm?
i=10%
0 1 2 3

FV3=?
PV= 100 triệu

Giá trị tương lai của 100 triệu các thời điểm

Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3

Công PV=100 FV1=PV*(1+r)^1 FV2=PV*(1+r)^2 FV3=PV*(1+r)^3


thức

Giá trị FV1=100*(1+10%)^1 FV2=100*(1+10%)^2 FV3=100*(1+10%)^3


tương lai = 101 triệu đồng = 102 triệu đồng = 133,1 triệu đồng

5
Giá trị hiện tại
▪ Giá trị hiện tại: tổng số tiền hiện tại được quy
đổi, sử dụng lãi suất phổ biến, từ dòng tiền
tương lai xác định trước

PV = FV/(1 + r )N
▪ Trong đó:
PV: giá trị hiện tại (Present value)
FV: giá trị tương lai (Future value)
r: lãi suất
n: số năm
6
Giá trị hiện tại
▪ Ví dụ: Tôi muốn 3 năm tới tôi có được 20 triệu
đồng để mua xe thì bây giờ tôi phải gửi vào
ngân hàng bao nhiêu? Biết lãi suất là 10%/năm?

i=10%
0 1 2 3
PV= X=? FV3=20 triệu

7
Giá trị hiện tại
▪ Ví dụ: Tôi muốn 3 năm tới tôi có được 20 triệu đồng để mua xe thì bây giờ tôi phải
gửi vào ngân hàng bao nhiêu? Biết lãi suất là 10%/năm?
i=10%
0 1 2 3

PV= X=? FV3=20 triệu

Giá trị tương lai của X tại các thời điểm

Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3

Công PV=X? FV1=X*(1+r)^1 FV2=X*(1+r)^2 FV3=X*(1+r)^3=20


thức

PV = X= FV3/(1 + r )N =20/(1+10%)^3=15,03 trieu

Vậy ở hiện tại bỏ vào ngân hàng 15,03 triệu thì sau 3 năm sẽ rút ra được 20
triệu với lãi suất là 10%/năm
8
Ứng dụng Giá trị hiện tại trong
các quyết định đầu tư

▪ Giả sử: r = 6%. Liệu General Motors có chi $100


triệu để xây dựng nhà máy, mà sau 10 năm nữa
nhà máy đó sẽ có giá trị $200 triệu?
▪ Thay vào đó, Giả sử: r = 9%, câu trả lời của bạn
có thay đổi không?

9
Ứng dụng Giá trị hiện tại trong
các quyết định đầu tư
▪ Giả sử: r = 6%
Liệu General Motors có chi $100 triệu để xây dựng
nhà máy, mà sau 10 năm nữa nhà máy đó sẽ có giá trị
$200 triệu?
▪ Giải pháp: Tìm giá trị hiện tại sau 10 năm của số
tiền $200 triệu
PV = ($200 triệu)/(1.06)10 = $112 triệu
Vì PV > chi phí của nhà máy, General Motors NÊN xây
nhà máy đó

10
Ứng dụng Giá trị hiện tại trong
các quyết định đầu tư
▪ Thay vào đó, Giả sử: r = 9%
Liệu General Motors có chi $100 triệu để xây dựng nhà máy,
mà sau 10 năm nữa nhà máy đó sẽ có giá $200 triệu?
▪ Giải pháp: Tìm giá trị hiện tại sau 10 năm của số
tiền $200 triệu
PV = ($200 triệu)/(1.09)10 = $84 triệu
Vì PV < chi phí của nhà máy, General Motors
KHÔNG NÊN xây nhà máy đó.
Giá trị hiện tại giúp giải thích vì sao đầu tư thất
bại khi tỉ lệ lãi suất tăng
11
Active Learning 1: Giá trị hiện tại

▪ Bạn nghĩ sao nếu mua 1 lô đất có diện tích 6


mẫu Anh với giá $70,000. Sau 5 năm, lô đất đó
sẽ có giá trị là $100,000.

A. Bạn có mua lô đất đó với r = 0.05?


B. Bạn có mua lô đất đó với r = 0.10?

12
Active Learning 1: Giá trị hiện tại
▪ Bạn nghĩ sao nếu mua 1 lô đất có diện tích 6 mẫu Anh
với giá $70,000. Sau 5 năm, lô đất đó sẽ có giá trị là
$100,000.

A. Bạn có mua lô đất đó với r = 0.05?


PV = $100,000/(1.05)5 = $78,350.
PV của lô đất > giá trị của lô đất
 NÊN mua
B. Bạn có mua lô đất đó với r = 0.10?
PV = $100,000/(1.1)5 = $62,090.
PV của lô đất < giá trị của lô đất
 KHÔNG NÊN mua
13
Lãi kép - Compounding
▪ Lãi kép: sự tích lũy số tiền mà trong đó tiền lãi
không chỉ tính trên số tiền gốc mà còn tính trên
số tiền lãi do số tiền gốc sinh ra.
▪ Nhờ có lãi kép, mà những khác biệt nhỏ trong lãi
suất tạo ra khác biệt lớn qua thời gian.
▪ Ví dụ: Mua $1000 cổ phiếu của Microsoft , giữ
trong vòng 30 năm.
Nếu mức sinh lợi = 0.08, FV = $10,063
Nếu mức sinh lợi = 0.10, FV = $17,450

14
Nguyên tắc 70
▪ Nguyên tắc 70: Nếu một biến tăng với tỉ lệ x%
mỗi năm, biến đó sẽ tăng gấp đôi trong khoảng
70/x năm.
▪ Ví dụ
• Nếu lãi suất là 5%, khoản tiền gửi sẽ tăng gấp
đôi trong 14 năm.
• Nếu lãi suất là 7%, khoản tiền gửi sẽ tăng gấp
đôi trong 10 năm.

15
Ngại rủi ro - Risk Aversion
▪ Hầu hết mọi người đều ngại rủi ro – họ không
thích sự không chắc chắn.
▪ Ví dụ: Bạn được mời tham gia vào một trò cá
cược. Tung một đồng tiền
• Nếu mặt ngửa, bạn thắng $1000
• Nếu mặt sấp, bạn thua $1000
• Vậy bạn có tham gia chơi không?
▪ Nếu bạn chấp nhận rủi ro, sự đau đớn khi mất
$1000 sẽ vượt quá niềm vui thắng $1000. Vì vậy
bạn KHÔNG NÊN tham gia trò cá cược này.

16
Hàm hữu dụng - The Utility Function
Hữu dụng
Hữu dụng là một công cụ
chủ quan để đo lường sự
hài lòng dựa vào sự giàu
có. Giá trị hửu
dụng hiện tại
Khi tăng sự giàu có,
đường cong trở nên phẳng
hơn do hữu dụng biên
giảm dần.
Một người càng giàu có thì Sự giàu có
càng nhận được ít khả Mức giàu có
hiện tại
dụng từ những đồng tiền
có thêm được. 17
Hàm hữu dụng và ngại rủi ro
The Utility Function and Risk Aversion
Hữu dụng
Hữu dụng đạt được
khi thắng 1000$
Hữu dụng mất đi
khi thua 1000$

Vì hữu dụng biên


giảm dần, việc mất
1000$ làm giảm nhiều
hửu dụng hơn phần Sự giàu có
–1000 +1000
tăng hữu dụng do tăng
1000$
18
Quản lý rủi ro trong Thị trường Bảo hiểm
▪ Bảo hiểm hoạt động như thế nào:
Một người đối mặt với rủi ro trả một khoản phí cho
công ty bảo hiểm, khi đó bảo hiểm sẽ bồi thường
một phần hay toàn bộ rủi ro.
▪ Bảo hiểm cho phép gộp các rủi ro, điều này
khiến những người ngại rủi ro hài lòng hơn.
• Ví dụ: Sẽ dễ dàng hơn nếu 10000 người chịu
1/10000 nguy cơ bị cháy nhà hơn 1 người gánh
chịu toàn bộ rủi ro một mình

19
2 vấn đề của Thị trường Bảo hiểm
1. Lựa chọn bất lợi: một người có nguy cơ rủi ro
cao được nhiều ích lợi từ bảo hiểm hơn những
người khác, nên họ dễ dàng chấp nhận mua bảo
hiểm hơn.
2. Rủi ro đạo đức: Những người mua bảo hiểm có
ít động cơ để tránh hành vi rủi ro
o Các công ty Bảo hiểm không thể hoàn toàn chống
lại những vấn đề này, vì vậy họ phải bán với giá
cao hơn.
o Kết quả là, những người có rủi ro thấp đôi khi từ
chối mua bảo hiểm và mất lợi ích của rủi ro tổng
hợp.
20
Active Learning 2:
Lựa chọn bất lợi vs. Rủi ro đạo đức

▪ Phân biệt các trường hợp sau:


A. Joe bắt đầu hút thuốc trên giường từ khi mua
Bảo hiểm hỏa hoạn.
B. Cha mẹ của Susan đều mất răng vì mắc bệnh
về nướu, vì vậy Susan đã mua bảo hiểm nha
khoa.
C. Khi Gertrude đậu chiếc Corvette – một chiếc
ôtô mui trần, cô ấy không quan tâm liệu mình
đã đóng mui chưa vì cô ấy đã mua bảo hiểm
cho việc mất tài sản trong xe.
21
Giảm rủi ro bằng sự đa dạng hóa
▪ Sự đa dạng hóa giúp giảm rủi ro bằng việc thay
một rủi ro ở 1 con số lớn bằng 1 con số nhỏ hơn,
ít rủi ro hơn.
▪ Một danh mục đầu tư đa dạng bao gồm các tài
sản có mức lợi nhuận không liên quan đến nhau:
• Một số tài sản thu được lợi nhuận cao, trong khi
số khác chỉ thu lợi nhuận thấp.
• Lợi nhuận cao và lợi nhuận thấp được tính ra
trung bình, vì vậy danh mục đầu tư sẽ dễ thu
được lợi nhuận trung bình chắc chắn hơn bất kì
tài sản nào trong danh mục.
22
Đo lường rủi ro – Measuring Risk

▪ Ta có thể đo lường rủi ro của tài sản bằng đại


lượng thống kê gọi là độ lệch chuẩn (standard
deviation)
▪ Độ lệch chuẩn đo lường mức độ biến động của
một biến
▪ Độ lệch chuẩn càng cao thì rủi ro càng lớn

23
Giảm rủi ro thông qua sự đa dạng hóa
nhuận từ danh mục đầu tư

50 Tăng số lượng cổ
Độ lệch chuẩn của lợi

phiếu sẽ giảm rủi ro cụ


40 thể của DN
30
Nhưng
20 vẫn còn
rủi ro
10 của thị
trường
0
0 10 20 30 40
số lượng cổ phiếu trong danh mục đầu tư
24
Giảm rủi ro thông qua sự đa dạng hóa

o Sự đa dạng hóa có thể giảm rủi ro cụ thể của


doanh nghiệp (firm-specific risk), vốn chỉ tác
động đến 1 công ty đơn lẻ.
o Sự đa dạng hóa không thể giảm rủi ro của thị
trường (market risk) – nó tác động đến tất cả
các công ty trong thị trường cổ phiếu.

25
Sự đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận
The Tradeoff Between Risk and Return

▪ Nguyên lý 1 trong 10 nguyên lý từ Chương 1:


“Con người đối mặt với sự đánh đổi”
▪ Sự đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận: Tài sản rủi ro
cao hơn sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn, một
cách trung bình, để bù đắp cho rủi ro giữ chúng.
• Ví dụ: trong 200 năm qua, trung bình lợi nhuận
thực từ cố phiếu là 8%, trái phiếu ngắn hạn của
chính phủ có lợi nhuận là 3%.

26
Sự đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận
The Tradeoff Between Risk and Return
▪ Ví dụ:
Giả sử bạn đang chia danh mục đầu tư thành 2
nhóm tài sản.
- Một nhóm đa dạng hóa với cổ phiếu nhiều rủi ro
Lợi nhuận TB = 8%, Độ lệch chuẩn = 20%
- Một nhóm tài sản an toàn
Lợi nhuận = 3%, Độ lệch chuẩn = 0%
▪ Rủi ro và lợi nhuận của danh mục đầu tư phụ
thuộc vào tỉ lệ của mỗi nhóm tài sản trong danh
mục đầu tư.

27
Sự đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận
The Tradeoff Between Risk and Return

Tăng lượng
cổ phiếu
trong danh
mục đầu tư,
tức là tăng
lợi nhuận
trung bình và
tăng cả rủi ro

28
Định giá tài sản – Asset Valuation
▪ Tưởng tượng bạn đang quyết định đầu tư 60%
các khoản tiết kiệm của bạn vào cổ phiếu và để
đa dạng hóa danh mục đầu tư của mình bạn đã
quyết định mua hai mươi loại cổ phiếu khác
nhau. Bạn mở báo và sẽ tìm thấy hàng ngàn cổ
phiếu được niêm yết. Làm thế nào để bạn chọn
được hai mươi cổ phiếu cho danh mục đầu tư
của mình?

29
Định giá tài sản – Asset Valuation

▪ Khi quyết định có nên mua cổ phiếu của 1 công ty,


bạn so sánh giá cổ phiếu với giá trị của công ty.
• Nếu giá CP > giá trị, cổ phiếu được định giá quá cao
• Nếu giá CP < giá trị, cổ phiếu được định giá quá thấp
• Nếu giá CP = giá trị, cổ phiếu được định giá đúng

▪ Rất dễ dàng để tìm ra giá. Nhưng làm thế nào để


xác định giá trị cổ phiếu?

30
Định giá tài sản – Asset Valuation

▪ Giá trị của cổ phiếu


= PV của mọi cổ tức mà cổ phiếu được trả
+ PV của giá khi bạn bán cổ phiếu

31
Active Learning 3: Giá trị cổ phiếu

▪ Nếu bạn mua cổ phiếu của AT&T hôm nay.


• Bạn có thể bán nó trong 3 năm với giá $30
• Bạn sẽ nhận được lợi tức $1 vào cuối năm của
mỗi 3 năm.
▪ Nếu lãi suất hiện hành là 10%
▪ Giá trị của cổ phiếu AT&T hôm nay?

32
Active Learning 3: Giá trị cổ phiếu

33
Active Learning 3: Giá trị cổ phiếu
Số tiền sẽ Giá trị hiện tại của
Thời gian nhận
nhận được số tiền
$1/(1.1) = $ 0.91
$1 trong 1 năm

$1/(1.1)2 = $ 0.83
$1 trong 2 năm

$1 trong 3 năm $1/(1.1)3 = $ 0.75


trong 3 năm $30/(1.1)3 = $ 22.54
$30

Giá trị của cổ phiếu AT&T bằng với tổng của


cột cuối cùng = $ 25.03
34
Lựa chọn cổ phiếu dựa vào
Phân tích cơ bản
▪ Khi bạn mua cổ phiếu, bạn không biết cổ tức
hay giá của nó trong tương lai.
▪ Một cách để định giá trị cổ phiếu: phân tích cơ
bản:
• Nghiên cứu các báo cáo tài chính và triển vọng
trong tương lai để xác định giá trị của nó
• Dựa vào lời khuyên của các nhà phân tích
chứng khoán
• Mua cổ phần của quỹ ủy thác đầu tư

35
Lý thuyết Thị trường hiệu quả
The Efficient Markets Hypothesis

▪ Lý thuyết thị trường hiệu quả: là học thuyết mà


giá của mỗi tài sản phản ánh tất cả những thông
tin được công bố rộng rãi về giá trị của tài sản.
▪ Không thể dùng dữ liệu hiện tại để đánh giá sự
thay đổi trong tương lai của giá cổ phiếu
▪ Giá cổ phiếu tuân theo bước ngẫu nhiên
▪ Quỹ chỉ số hoạt động tốt hơn quỹ tương hỗ
▪ http://vneconomy.vn/15-cong-ty-my-bung-no-
duoi-thoi-tong-thong-trump-
20181123144200031.htm
36
Lựa chọn danh mục đầu tư dựa trên
giả thiết thị trường hiệu quả
▪ Nếu giả thuyết thị trường hiệu quả là chính xác
thì không có cổ phiếu nào mà chúng ta mua là
tốt hơn so với bất kỳ cổ phiếu khác.
▪ Điều tốt nhất có thể làm là mua một danh mục
đầu tư đa dạng.

37
Trắc nghiệm đúng-sai
1. Nếu lãi suất là 8%, thì giá trị hiện tại của 1.000$ nhận
được trong 4 năm là 735,03$
2. Nếu tài khoản tiết kiệm được trả 5% lãi suất hằng năm,
thì theo quy luật 70 thì tài khoản tiết kiệm sẽ gấp đôi
trong vòng 14 năm.
3. Giá trị hiện tại của 100$ được trả trong 2 năm là ít hơn
giá trị hiện tại của 100$ được trả trong 3 năm.
4. Giá trị tương lai của 1$ tiết kiệm ngày hôm nay sẽ bằng
$1/(1+r)^n
5. Giá trị hiện tại của khoản tiền trong tương lai là số tiền
mà cần có ở hiện tại, với lãi suất hiện hành để tạo ra số
tiền trong tương lai đó.
38
Bài tập
Câu 1: Lãi suất là 7%. Sử dụng các khái niệm về
giá trị hiện tại để so sánh 200 USD nhận được sau
10 năm và 300 USD nhận được sau 20 năm?
Câu 3: Một công ty có một dự án đầu tư với chi
phí 10 triệu USD bỏ ra hôm nay và mang lại một
khoản tiền 15 triệu USD sau 4 năm
A. Công ty có nên thực hiện dự án nếu lãi suất là
11%? 10% ? 9%? 8%?
B. Bạn có thể chỉ ra ngưỡng chính xác cho lãi
suất giữa khả năng sinh lợi và không sinh lợi
không?
39
Bài tập
Câu 3: Một công ty có một dự án đầu tư với chi phí 10
triệu USD bỏ ra hôm nay và mang lại một khoản tiền 15
triệu USD sau 4 năm
a.Công ty có nên thực hiện dự án nếu lãi suất là 11%?
10% ? 9%? 8%?
b.Bạn có thể chỉ ra ngưỡng chính xác cho lãi suất giữa
khả năng sinh lợi và không sinh lợi không?

40
Trắc nghiệm đúng sai
6. Khi lãi suất tăng, giá trị hiện tại của khoản tiền trong tương lai giảm,
do vậy các doanh nghiệp sẽ tìm thấy ít các dự án sinh lời hơn
7. Theo quy luật 70, nếu như bạn có lãi suât là 3,5% thì khoản tiền tiết
kiệm của bạn sẽ tăng gấp đôi sau mỗi 20 năm
8. Nếu như bạn đối mặt với sự lựa chọn hoặc là nhận 500$ ngày hôm
nay hoặc là 800$ ở 6 năm tới, bạn sẽ bàng quang với hai sự lựa
chọn này nếu lãi suất là 8,148%.
9. Việc tăng lãi suất sẽ làm giảm giá trị tương lai của 1000$ mà bạn có
trong tài khoản ngân hàng hôm nay
10.Công ty PZX có cơ hội để đầu tư vào dự án mà sẽ bỏ ra chi phí
10000$ hôm nay và tạo ra lợi nhuận là 13.310 trong 3 năm tới. PZX
sẽ bác bỏ dự án nếu như lãi suất là lớn hơn 10%.

41
Trắc nghiệm đúng sai
11.Cổ phiếu thì được trả lãi cao hơn là trái phiếu
12.Lợi tức nhận được từ cổ phiếu thì cao hơn lợi
tức nhận được từ trái phiếu. Điều này phản
ánh tính rủi ro cao hơn khi nắm giữ cổ phiếu
13.Người ngại rủi ro thì sẽ không gặp phải rủi ro
14.Thị trường bảo hiểm là một trong những ví dụ
giảm thiểu rủi ro bằng việc đa dạng hóa chúng
15.Lựa chọn ngược là việc mà một người sẽ có ít
động cơ để cẩn thận cho hành vi rủi ro của
mình sau khi đã mua bảo hiểm
42
Trắc nghiệm đúng sai
16. Việc tăng số lượng cổ phiếu của nhiều công ty khác nhau trong
tập danh mục của bạn sẽ giúp giảm rủi ro thị trường
17. Đa dạng hóa giúp cho việc giảm rủi ro đặc thù của doanh nghiệp
18. Theo lý thuyết về giả thuyết thị trường hiệu quả, tại bất kỳ thời
điểm nào, giá thị trường là ước tính tốt nhất của giá trị công ty dựa
trên các thông tin sẵn có được công khai trên thị trường
19. Theo giả thuyết về thị trường hiệu quả, cổ phiếu đi theo bước
ngẫu nhiên do đó cổ phiếu mà tăng giá trong một năm thì có khả
năng là tăng giá hơn là giảm giá ở năm tiếp theo
20. Các quỹ tương hỗ có quản lý thường hoạt động kém hơn so với
các quỹ chỉ số, và đây là bằng chứng cho ủng hộ cho giả thuyết thị
trường hiệu quả.

43
15 THẤT NGHIỆP

PRINCIPLES OF

ECONOMICS
FOURTH EDITION

N. G R E G O R Y M A N K I W

PowerPoint® Slides
by Ron Cronovich

© 2007 Thomson South-Western, all rights reserved


NỘI DUNG CHÍNH
• Nhận dạng thất nghiệp và đo lường
• Các dạng thất nghiệp
Nhận dạng thất nghiệp
• Thanh niên 22 tuổi, lêu lỏng ham chơi và không
đi làm
• Cụ bà 83 tuổi sống bằng nghề lượm ve chai
• Chị nhân viên đang làm việc 1 công ty tư nhân
thì lập gia đình và chuyển sang làm nội trợ
• Sinh viên làm việc bán thời gian
• 1 thanh niên 25 tuổi bị tàn tật và không thể làm
việc
DÂN SỐ
TUỔI TRƯỞNG THÀNH

Nhóm người Nhóm người


Ngoài Lực lượng lao động Trong Lực lượng lao động
(sinh viên, người nghỉ hưu,
người khuyết tật, người
nản chỉ, nội trợ)

Nhóm người Nhóm người


Có việc làm Thât nghiệp
Định nghĩa về thất nghiệp

• Những người nằm trong độ tuổi lao động

• Có khả năng lao động

• Tích cực tìm kiếm việc làm

• Chưa tìm được việc làm


Công thức tính toán
Tỉ lệ thất nghiệp (“tỉ lệ u”):
Phần trăm của người thất nghiệp trong lực lượng
lao động

Tỉ lệ u = 100 %x Số người thất ngiệp


nghiệp
Lực lượng lao động
Tỉ lệ tham gia lực lượng lao động:
Phần trăm của số dân trưởng thành ở trong lực
lượng lao động
Tỉ lệ tham gia lực Lực lượng lao động
= 100% x
lượng lao động Số dân trưởng thành
HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 1:
Tính các số liệu thống kê lực lượng lao động
Tính toán lực lượng lao động, tỷ lệ u, số dân
trưởng thành, và tỷ lệ tham gia lực lượng lao
động bằng cách sử dụng các dữ liệu này:

Số dân trưởng thành của Mỹ


theo nhóm, Tháng 1 năm 2006
Số người có việc 143.1 triệu

Số người thất nghiệp 7.0 triệu


Số người không trong
77.4 triệu
lực lượng lao động
7
HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 1:
Bài giải
Lực lượng lao động = có việc + thất nghiệp
= 143.1 + 7.0
= 150.1 triệu

tỉ lệ u = 100 x (thất nghiệp)/(LLLĐ)


= 100 x 7.0/150.1
= 4.7%

8
HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 1:
Bài giải
Dân số = LLLĐ + Ngoài LLLĐ
= 150.1 + 77.4
= 227.5

Tỉ lệ tham gia LLLĐ = 100 x (LLLĐ)/(dân số trưởng


thành)
= 100 x 150.1/227.5
= 66.0%

9
Thống kê thị trường lao động cho
các nhóm khác nhau
▪ BLS công bố những thống kê này cho
các nhóm nhân khẩu học trong dân số.
▪ Những dữ liệu này cho thấy những kinh
nghiệm thị trường lao động rất khác
nhau cho các nhóm khác nhau..
Bài tập
Câu 1: Cục thống kê Lao động công bố vào tháng
tư năm 2010, trong tất cả người trưởng thành ở
Hoa KỲ, có 139.455.000 người có việc làm;
15.260.000 người thất nghiệp và 82.614.000
người không trong lực lượng lao động. Sử dụng
các thông tin này để tính:
A.Số người trưởng thành
B.Lực lượng lao động
C.Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động
D.Tỷ lệ thất nghiệp
Thống kê thị trường lao động cho người
da trắng và người da đen,
tháng 1 năm 2006
Người trưởng thành (từ 20 tuổi trở lên)
Tỉ lệ tham gia lực
Tỉ lệ u
lượng lao động
Da trắng, nam giới 3.6% 76.4%

Da trắng, nữ giới 3.7 59.7

Da đen, nam giới 7.5 69.8

Da đen, nữ giới 8.1 64.4


Thống kê thị trường lao động cho
người da trắng và người da đen,
tháng 1 năm 2006

Thanh thiếu niên (16-19 tuổi)


Tỉ lệ tham gia lực
Tỉ lệ u
lượng lao động
Da trắng 13.3 47.1

Da đen 31.4 30.9


Thống kê thị trường lao động cho
các nhóm khác,
tháng 1 năm 2006
Mọi độ tuổi
Tỉ lệ tham gia lực
Tỉ lệ u
lượng lao động
Gốc châu Á 3.2 65.7

Châu Mỹ La Tinh 5.8 69.3


Thống kê thị trường lao động theo Trình độ học vấn,
tháng 1 năm 2006
Người trưởng thành (từ 25 tuổi trở lên)
Tỉ lệ tham gia lực
Tỉ lệ u
lượng lao động
Dưới THPT 7.0% 46.0%

Tốt nghiệp THPT 4.4 62.5

Cao Đẳng 3.5 72.5

Cử nhân đại học


2.1 78.3
hoặc cao hơn
Tỉ lệ tham gia lực lượng lao động theo
giới tính, kể từ năm 1950
100

90

80
Nam

70

60

50
Nữ
40

30

20
1950 1955 1960 1965 1970 1975 1980 1985 1990 1995 2000 2005
HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 2 :
Bài tập
Trong mỗi điều sau đây, điều gì xảy ra với tỷ lệ-u? Tỷ lệ u
có phản ảnh chính xác những gì đang xảy ra trên thị
trường lao động không?
A. Sue bị mất việc và bắt đầu tìm một công việc mới.
B. Jone, một công nhân ngành thép đã mất việc làm kể từ
khi nhà máy đóng cửa năm ngoái, đã trở nên chán nản
và từ bỏ tìm kiếm việc làm.
C. Sam, người có thu nhập duy nhất trong gia đình có 5
người, vừa mất công việc lương 80.000 USD trong vị trí
là một nhà khoa học nghiên cứu. Ngay lập tức, ông có
một công việc bán thời gian ở McDonald cho đến khi
ông có thể tìm một công việc trong lĩnh vực của mình.
17
HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 2 :
Trả lời
A. Sue bị mất việc và bắt đầu tìm một công
việc mới.
Tỉ lệ u tăng
Tỉ lệ u tăng cho thấy thị trường lao động
ngày càng xấu đi , và điều này chính xác.

18
HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 2 :
Trả lời
B. Jon, một công nhân ngành thép đã mất việc
làm kể từ khi nhà máy đóng cửa năm ngoái,
đã trở nên chán nản và từ bỏ tìm kiếm việc
làm.
Các công nhân chán nản
• Được phân loại là “ngoài lực lượng lao động" hơn là
"thất nghiệp“.
Tỉ lệ u giảm, vì Jon không còn được coi là thất nghiệp.
• Muốn làm việc nhưng đã từ bỏ tìm kiếm việc làm
Tỷ lệ u giảm cho thấy thị trường lao động đang được
cải thiện, nhưng nó không chính xác. 19
HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 2:
Trả lời
C. Sam bị mất công việc $ 80.000 của mình, và có
một công việc bán thời gian ở McDonald cho
đến khi ông tìm thấy một công việc tốt hơn.

Tỉ lệ thất nghiệp không thay đổi, bởi vì vẫn là một


người “có việc làm" cho dù họ làm việc toàn thời
gian hoặc bán thời gian.
Mặc dù thực tế đang chuyển biến xấu, nhưng tỷ lệ u
không cho thấy điều đó.

20
Tỷ lệ U - Thực sự đo cái gì?
▪ Tỷ lệ u-không phải là một chỉ số hoàn hảo của thất
nghiệp hoặc hiện trạng của thị trường lao động:
• Không bao gồm nhân viên nản lòng.
• Không phân biệt giữa việc làm toàn thời gian và
bán thời gian, hoặc những người làm việc bán
thời gian vì công việc toàn thời gian không có
sẵn.
• Ngoài ra, một số người có thể bị báo cáo sai
tình trạng công việc của họ trong cuộc điều tra.
▪ Mặc cho những vấn đề này, tỉ lệ u vẫn là một
chỉ số hữu hiệu để đo lường thị trường lao
động và nền kinh tế.
CÁC DẠNG THẤT NGHIỆP
• Thất nghiệp theo mùa
• Thất nghiệp cọ xát (tạm thời)
• Thất nghiệp cơ cấu
• Thất nghiệp chu kỳ
• Thất nghiệp tự nhiên
THẤT NGHIỆP CỌ XÁT
• Đây là loại thất nghiệp phát sinh do người lao động cần
có thời gian tìm kiếm các công việc tốt nhất phù hợp với
kỹ năng và sở thích của họ

• Thường xảy ra đối với những người mới đến tuổi tham
gia lao động (15&16 tuổi) và những người sắp tham gia
vào lực lượng lao động (sv mới ra trường)

• Thời gian thất nghiệp ngắn hạn


THẤT NGHIỆP CƠ CẤU
• Là loại thất nghiệp phát sinh do lượng
cung lao động vượt lượng cầu về lao
động.
• Các trường hợp xảy ra thất nghiệp cơ cấu
– Do chuyển đổi các ngành nghề
– Luật lương tối thiếu
– Công đoàn
– Luật tiền lương hiệu quả
• Thời gian thất nghiệp dài
Giải thích Tỷ lệ thất nghiệp cơ cấu
Thất nghiệp cơ Thất
cấu xảy ra khi W nghiệp S
Lương
không đủ công ăn W1 thực
việc làm để lựa tế
chọn.
WE
Xảy ra khi tiền lương
được giữ trên mức
cân bằng.
D
L
Thất nghiệp chu kỳ

Y
A

t1 t2 t3
t

27
THẤT NGHIỆP TỰ NHIÊN

• Là tỷ lệ thất nghiệp mà nền kinh tế đạt được


ứng với mức sản lượng tiềm năng.
• Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên = tỷ lệ thất nghiệp
cọ xát+tỷ lệ thất nghiệp cơ cấu
THẤT NGHIỆP CHU KỲ

• Độ lệch của tỷ lệ thất nghiệp thực tế so với tỷ lệ


thất nghiệp tự nhiên.
• Liên quan đến chu kỳ kinh doanh
Tỷ lệ thất nghiệp của Hoa Kỳ Từ năm 1960
12

Tỷ lệ thất nghiệp
10
(percentage of labor force)

4 Tỷ lệ thất nghiệp
tự nhiên
2

0
1960 1965 1970 1975 1980 1985 1990 1995 2000 2005
Chính sách xã hội
và Tìm việc làm
▪ Việc làm của các cơ quan chức năng: đưa
ra thông tin về các vị trí tuyển dụng việc
làm để thúc đẩy người lao động có việc
làm.
▪ Chương trình đào tạo công chúng: nhằm
mục đích trang bị cho người lao động các
kỹ năng cần thiết để chuyển từ các ngành
công nghiệp suy thoái sang các ngành
công nghiệp đang phát triển.
Bảo hiểm thất nghiệp
▪ Bảo hiểm thất nghiệp (UI):
một chương trình chính phủ góp phần bảo vệ
thu nhập của người lao động khi họ trở thành
thất nghiệp.
▪ Lợi ích của bảo hiểm thất nghiệp:
✓ làm giảm sự không chắc chắn về mức thu nhập.
✓ Cho người thất nghiệp thời gian nhiều hơn để
tìm kiếm những công việc phù hợp hơn và như
vậy năng suất sẽ cao hơn.
Bảo hiểm thất nghiệp
▪ Bảo hiểm thất nghiệp (UI):

✓ Bảo hiểm thất nghiệp làm tỷ lệ thất nghiệp tăng


do chờ chuyển nghề. Để hiểu tại sao, chúng ta
nhớ lại một trong 10 Nguyên lý kinh tế: con
người nhạy cảm với các khuyến khích.
✓ Lợi ích của bảo hiểm thất nghiệp kết thúc khi
một công nhân tìm được việc làm, vì vậy người
lao động ít có động lực để tìm kiếm các công
việc khi họ còn đủ điều kiện để nhận bảo hiểm.
HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 3 :
Trả lời:
Câu trả lời nào sau đây sẽ tăng tỷ lệ thất nghiệp?

A. Chính phủ xóa bỏ luật tiền lương tối thiểu.


B. Chính phủ sẽ tăng quyền lợi bảo hiểm cho người
thất nghiệp.
C. Luật mới: cấm liên đoàn lao động.
D. Nhiều công nhân sẽ đăng hồ sơ tóm tắt trên trang
Monster.com, và người sử dụng lao động sẽ dùng
Monster.com để tìm ra công nhân thích hợp.
E. Thay đổi ngành trở nên thường xuyên hơn.
34
HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 3 :
Trả lời:
Câu trả lời nào sau đây sẽ giảm thiểu được tình
trạng thất nghiệp cơ cấu?
A. Chính phủ xóa bỏ luật tiền lương tối thiểu.
B. Chính phủ sẽ tăng quyền lợi bảo hiểm cho người
thất nghiệp.
C. Luật mới: cấm liên đoàn lao động.
D. Nhiều công nhân sẽ đăng hồ sơ tóm tắt trên trang
Monster.com, và người sử dụng lao động sẽ dùng
Monster.com để tìm ra công nhân thích hợp.
E. Thay đổi ngành trở nên thường xuyên hơn.
35
HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 3 :
Trả lời:
Câu trả lời nào sau đây sẽ giảm thiểu được tình
trạng thất nghiệp cọ xát?
A. Chính phủ xóa bỏ luật tiền lương tối thiểu.
B. Chính phủ sẽ tăng quyền lợi bảo hiểm cho người
thất nghiệp.
C. Luật mới: cấm liên đoàn lao động.
D. Nhiều công nhân sẽ đăng hồ sơ tóm tắt trên trang
Monster.com, và người sử dụng lao động sẽ dùng
Monster.com để tìm ra công nhân thích hợp.
E. Thay đổi ngành trở nên thường xuyên hơn.
36
TÓM TẮT CHƯƠNG

▪ Tỷ lệ thất nghiệp là tỷ lệ phần trăm của của


những người muốn làm việc nhưng không có
việc làm.
▪ Tỷ lệ thất nghiệp và lực lượng tham gia lao động
rất khác nhau giữa các nhóm nhân khẩu học.
▪ Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên là tỷ lệ thất nghiệp
bình thường mà bị biến động bởi tỷ lệ thực tế
xung quanh nó. Chu kỳ tỷ lệ thất nghiệp là sự
chênh lệch của tỷ lệ thất nghiệp với tỷ lệ thất
nghiệp tự nhiên, và có liên quan đến biến động
kinh tế ngắn hạn
TÓM TẮT CHƯƠNG
• Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên bao gồm thất nghiệp
do chờ chuyển nghề và thất nghiệp cơ cấu.
• Thất nghiệp cọ xát xảy ra khi công nhân dành
thời gian tìm kiếm một công việc thích hợp.
• Thất nghiệp cơ cấu xảy ra khi mức lương cao
hơn trạng thái cân bằng dẫn đến dư thừa lực
lượng lao động.
• Ba nguyên nhân dẫn đến mức lương cao hơn
trạng thái cân bằng bao gồm: luật về lương tối
thiểu, công đoàn và tiền lương hiệu quả.
Trắc nghiệm đúng sai
1. Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên là tỷ lệ thất nghiệp hiện hành
2. Thất nghiệp chu kỳ liên quan đến sự dao động của thất
nghiệp hằng năm xung quanh tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên
3. Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên liên quan chặt chẽ đến việc
đi lên và đi xuống trong ngắn hạn của nền kinh tế
4. Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên cố định theo thời gian
5. Các chính sách của chính phủ không thể làm để thay
đổi tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên
6. Một người có công việc nhưng nghỉ phép để đi nghỉ
mát thì được tính như là có việc làm
Trắc nghiệm đúng sai
7. Một người mà nghỉ việc nhưng không tích cực tìm kiếm việc làm
thì được xếp vào trong thất nghiệp
8. Người trưởng thành mà đang đợi được gọi để đi làm sau khi đã từ
bỏ công việc cũ thì được tính như là thất nghiệp
9. Lực lượng lao động bằng tổng của số lượng người có việc làm và
những người thất nghiệp
10. Tỷ lệ thất nghiệp bằng với tỷ lệ phần trăm dân số độ tuổi trưởng
thành mà bị thất nghiệp
11. Tỷ lệ thất nghiệp bằng phần với tỷ lệ phần trăm lực lượng lao động
bị thất nghiệp
12. Lao động nản chỉ là những người mà mốn đi làm nhưng lại từ bỏ
tìm kiếm việc làm sau khi tìm kiếm không thành công việc làm
Trắc nghiệm đúng sai
13. Tỷ lệ thất nghiệp không bao giờ bằng 0
14. Tỷ lệ thất nghiệp mà do quá trình cọ xát để tìm công
việc phù hợp được gọi là thất nghiệp cấu trúc
15. Tỷ lê thất nghiệp mà do việc lượng cung lao động vượt
quá lượng cầu lao động được gọi là thất nghiệp cấu
trúc
16. Các lý do dẫn đến tiền lương cân bằng trên mức thị
trường là luật tiền lương tối thiểu, công đoàn và mức
lương hiệu quả
17. Nếu số lượng người thất nghiệp tăng lên nhưng số
lượng người có việc làm và dân số trưởng thành không
thay đổi, thì khi đó tỷ lệ tham gia lực lượng lao động sẽ
tăng lên
16 Hệ thống tiền tệ

PRINCIPLES OF

ECONOMICS
FOURTH EDITION

N. G R E G O R Y M A N K I W

PowerPoint® Slides
by Ron Cronovich

© 2007 Thomson South-Western, all rights reserved


Nội dung chính

 Tiền là gì? Chức năng tiền? Hình thức tiền


 Khối tiền trong nền kinh tế
 Cách thức hệ thống NHTM tạo ra tiền?
 Cách thức NHTW kiểm soát lượng tiền trong lưu
thông

1
Tiền là gì? Và tại sao tiền lại quan trọng?
 Nếu không có tiền, thị trường bắt buộc phải trao
đổi hiện vật, hàng đổi hàng hay dịch vụ.
 Mỗi giao dịch sẽ cần đến sự song trùng về cầu – rất
khó xảy ra khi mà người tham gia phải có đúng loại
hàng mà người kia cần.
 Mỗi người sẽ phải dành hầu hết thời gian để tìm đối
tác để trao đổi hàng hóa– một sự lãng phí đáng kể
nguồn lực.
 Việc tìm kiếm này sẽ không cần thiết khi có tiền,
một trung gian trao đổi.

2
Tiền là gì
 Tiền: là tài sản được chấp nhận rộng rãi và
thường xuyên dùng để trao đổi hàng hóa và dịch
vụ.
 3 chức năng của tiền

CHAPTER 29 THE MONETARY SYSTEM 3


3 chức năng của tiền
 Phương tiện trao đổi: là cái mà người mua trả
cho người bán khi họ muốn trao đổi sản phẩm
và dịch vụ.
 Đơn vị hạch toán: là tiêu chuẩn mà người ta sử
dụng để báo giá và ghi các khoản nợ vào sổ
sách.
 Dự trữ giá trị: là cái mà người ta có thể sử
dụng để chuyển sức mua từ hiện tại đến tương
lai.

4
Ví dụ phân biệt tiền
 Đồng xu Hoa KỲ
 Bức họa Picasso
 Thẻ tín dụng

CHAPTER 29 THE MONETARY SYSTEM 5


Tiền có 2 hình thức
Tiền hàng hóa
có dạng của một hàng hóa và có
giá trị nội tại (intrinsic value)
VD: đồng tiền vàng, thuốc lá
trong các trại tù binh chiến tranh

Tiền pháp định:


* không có giá trị nội tại, tiền
được chấp nhận theo một sắc
lệnh của chính phủ. VD: Đô la
Mỹ, Đồng Việt Nam

6
Khối tiền trong nền kinh tế
 Khối tiền trong nền kinh tế là gì?
 Tại sao cần phải quản lý khối tiền trong nền kinh
tế?
 Ai là người quản lý khối tiền trong nền kinh tế
 Khối tiền trong nền kinh tế bao gồm những
thành phần nào?

B’
A A’

7
Ngân hàng trung ương (NHTW)
 NHTW: một tổ chức giám sát hệ thống ngân
hàng và kiểm soát cung tiền tệ
 Ví dụ tên các NHTW trên thế giới
SBV: State bank of VietNam
Fed: Federal Reserve
BOJ: Bank of Japan
PBOC: People bank of China

8
Chức năng của NHTW
- Phát hành tiền
- Ngân hàng của các NHTM
- Ngân hàng của chính phủ
- Kiểm soát lượng tiền trong nền kinh tế

9
Khối tiền trong nền kinh tế

 Khối tiền (money stock) hay Cung tiền (money


supply) : là tổng số tiền hiện có trong nền kinh tế.
 Khối tiền bao gồm:
• Tiền trong lưu thông: tổng số tiền giấy và tiền
xu trong tay dân chúng (phi ngân hàng)
• Tiền gửi không kỳ hạn: số dư trong tài khoản
tiền gửi không kỳ hạn tại ngân hàng, người gửi
có thể dùng để thanh toán.
• Tiền gửi có kỳ hạn: Số dư trong tài khoản tiền
gửi có kỳ hạn tại ngân hàng
10
Các dạng khối tiền
M =C+D
• M1= C+ DD
• M2 = C+DD+TD=M1+TD
Trong đó:
M: Money stock or money supply
(Khối tiền hay cung tiền)
C: currency (Tiền trong lưu thông)
D: Deposit (Tiền gửi )
DD: Demand deposit ( tiền gửi không kỳ hạn)
11
TD: Time deposit (tiền gửi có kỳ hạn) 11
Cơ sở tiền tệ
 Cơ sở tiền hay tiền mạnh (H): là toàn bộ lượng tiền
được phát hành bởi NHTW và được giữ dưới dạng
tiền mặt trong lưu thông hoặc là dữ trữ tiền mặt trong
hệ thống ngân hàng
• H= C+R
• H= C+RR+ER
H: Money base (Cơ sở tiền)
R: Reserve (Dự trữ)
RR: Required reserve (Dự trữ bắt buộc)
ER: Excess reserve (dự trữ dư)
14
14
Số nhân tiền

 Số nhân tiền (KM): là hệ số phản ánh cung tiền


được tạo ra từ một đơn vị cơ sở tiền

M= KM.H
Ví dụ: KM =5 nghĩa là 1 đồng tiền do NHTW phát hành
sẽ tạo ra 5 đồng trong giao dịch

15
15
M= KM.H (1)
M=C+D H=C+R
C
c C  c.D
D => H = (c + r). D
R  R  r.D
r H
D D
Cơ sở tiền tệ cr

Töø M = C + D  M = (c +1). D
c 1
M  .H (2)
cr
c 1
(1)và(2)  K M

cr 16
16
Các dạng số nhân tiền
Trường hợp 1: c  0; rr  0; er  0
1 1
K  
M
r rr
Trường hợp 2: c  0; rr  0; er  0
c 1 c 1
K M

c  r c  rr
c  0; rr  0; er  0
Trường hợp 3:
c 1 c 1
K 
M

c  r c  rr  er 17
Tiền được tạo ra như thế nào
 Ngân hàng trung ương in tiền
 Các ngân hàng thương mại tạo ra tiền thông qua hoạt
động nhận tiền gửi (D) và cho vay (Loan)
 Dự trữ (Reserve) được giữ bởi các ngân hàng nhằm
đáp ứng yêu cầu rút tiền hay yêu cầu dự trữ pháp định

18
18
Sơ đồ 3 chữ T
NHTW Hộ gia đình và
NHTW NHTM
DN

FR R R D D Loans
“IOU” C Loans C

19
20
20
Các NHTM và cung tiền: Một ví dụ
Giả sử có $100 đang lưu thông trong nền kinh tế.
Để xác định sự tác động của NHTM đến cung tiền,
ta tính cung tiền trong 4 trường hợp sau đây:
1. Không có hệ thống ngân hàng.
2. Hệ thống ngân hàng dự trữ toàn phần (100%):
các ngân hàng giữ 100% tiền gửi để dự trữ,
ngân hàng không cho vay.
3. Dự trữ một phần và không có tiền mặt trong lưu
thông
4. Dự trữ một phần và người dân nắm giữa 1 phần
tiền mặt 22
Các NHTM và cung tiền: Một ví dụ
TRƯỜNG HỢP 1: không có hệ thống ngân hàng
Người dân sở hữu 100 USD tiền mặt.
Cung tiền = 100USD.

23
Các ngân hàng và cung tiền: Ví dụ
TRƯỜNG HỢP 2: hệ thống ngân hàng dự trữ 100%
Người dân gửi 100 USD vào Ngân Hàng Quốc Gia 1.

FNB giữ Ngân Hàng Quốc Gia 1


toàn bộ
Tài sản Nợ
tiền gửi
Dự trữ $100 Tiền gửi $100
làm dự trữ:
Cho vay $ 0
Cung tiền
= tiền mặt + tiền gửi = $0 + $100 = $100
Tất cả hệ thống ngân hàng chỉ dự trữ tiền, các
ngân hàng không ảnh hưởng đến kích thước
nguồn
CHAPTER 29 THE MONETARY cung tiền
SYSTEM 24
Các ngân hàng và cung tiền: Ví dụ
TRƯỜNG HỢP 3: Dự trữ một phần
Nguồn cung tiền tăng lên nhanh chóng như thế nào?
Khi ngân hàng cho vay, họ đã tạo ra tiền.
Người vay nhận được
• 90 USD tiền mặt (là tài sản được tính vào cung
tiền)
• 90 USD nợ phải trả

Hệ thống ngân hàng dự trữ một phần tạo


ra tiền, nhưng không tạo ra của cải

25
Các ngân hàng và cung tiền: Ví dụ
TRƯỜNG HỢP 3: Dự trữ một phần
Giả sử R = 10%. NH 1 cho vay 90% và giữ lại
10% tiền gửi :
Ngân Hàng Quốc Gia 1
Tài sản Nợ
Dự trữ 10 Tiền gửi
$100 $100
Cho vay $ 90
0

Cung tiền= $190 (!!!)


Người gửi có 100USD tiền gửi
Người đi vay có 90USD tiền mặt.
26
Các ngân hàng và cung tiền: Ví dụ
TRƯỜNG HỢP 3: Dự trữ một phần
Giả sử người đi vay gửi 90 USD vào Ngân Hàng
Quốc Gia 2).

Ban đầu, tài Ngân Hàng Quốc Gia 2


khoản chữ T Tài sản Nợ
của SNB là: Dự trữ 9 Tiền gửi
$ 90 $ 90
Vay $ 81
0

Nếu R = 10% cho SNB, ngân hàng sẽ không cho


vay hết số tiền gửi mà phải giữ lại 10%.
Cung tiền= $100+$90+$81=271$
27
Các NHTM và cung tiền: Một ví dụ
TRƯỜNG HỢP 3: Dự trữ một phần
Giả sử người đi vay gửi 81 USD vào ngân hàng
quốc gia thứ 3 (TNB).

Ban đầu, tài Ngân Hàng Quốc Gia 3


khoản chữ T Tài sản Nợ
của TNB là : Dự trữ 81 Tiền gửi
$ $8.10 $ 81
Vay $72.90
$ 0

Nếu R = 10% cho TNB, ngân hàng sẽ không cho vay


hết số tiền gửi mà phải giữ lại 10%.
Cung tiền= $100+$90+$81+$72.9=$343.9
28
Các ngân hàng và cung tiền: Ví dụ
TRƯỜNG HỢP 3: Dự trữ một phần
Quá trình này tiếp tục diễn ra, và tiền được tạo ra
với mỗi khoản vay mới.

Tiền gửi ban đầu = $ 100.00 Trong ví dụ


NH 1 cho vay = $ 90.00 này, từ
NH 2 cho vay = $ 81.00 100USD dự
trữ đã tạo
NH3 cho vay = $ 72.90
.. .. ra 1000USD
. . cung tiền.
Tổng cung tiền = $1000.00

29
Công thức tính dãy số

Với 0<a<1

30
Các ngân hàng và cung tiền: Ví dụ
TRƯỜNG HỢP 3: Dự trữ một phần
Quá trình này tiếp tục diễn ra, và tiền được tạo ra
với mỗi khoản vay mới.
Tiền gửi ban đầu 100$ = 100
NH 1 cho vay 90$
NH2 cho vay 81$

NH3 cho vay 72.9$


...
NHn cho vay

31
Trường hợp 4

32
32
Ví dụ 2: Cách tạo tiền của NHTM

33
33
Ví dụ 2: Cách tạo tiền của NHTM

34
34
Nhắc lại
 2 thành phần quan trọng của khối tiền là C và D
 2 thành phần cơ bản của cơ sở tiền là C và R
 Khối tiền trong nền kinh tế lớn hay nhỏ, tăng hay
giảm phụ thuộc vào số nhân tiền và cơ sở tiền

CHAPTER 29 THE MONETARY SYSTEM 35


Công cụ NHTW kiểm soát cung tiền

1/ Quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc Công cụ tác động đến


tỷ lệ dự trữ

2/ Lãi suất tái chiết khấu


Công cụ tác động
lượng dự trữ
3/ Nghiệp vụ thị trường mở

36
36
Công cụ NHTW kiểm soát cung tiền
Công cụ Tăng cung tiền Giảm cung tiền

Tỷ lệ dữ trữ bắt buộc Giảm Tăng

Lãi suất tái chiết khấu Giảm Tăng

Nghiệp vụ thị trường mở Mua IOU Bán IOU

37
Công cụ NHTW kiểm soát cung tiền
1. Dự trữ bắt buộc (RR)
Ảnh hưởng đến việc ngân hàng có thể tạo ra bao
nhiêu tiền từ việc cho vay
 Để tăng cung tiền: NHTW giảm dự trữ bắt buộc RR:
ngân hàng cho vay tiền nhiều hơn từ mỗi đô la dự
trữ, điều này làm tăng số nhân tiền tệ và cung tiền.
 Để giảm cung tiền: NHTW tăng dự trữ bắt buộc, và
quá trình sẽ đảo ngược lại.
 NHTW hiếm khi dùng dự trữ bắt buộc để kiểm soát
cung tiền: những thay đổi dự trữ bắt buộc thường
xuyên sẽ phá vỡ hệ thống ngân hàng.

38
Công cụ NHTW kiểm soát cung tiền
2. Lãi suất chiết khấu
Là lãi suất mà Fed cho các NHTM vay.
 Khi các NHTM thiếu hụt dự trữ, họ có thể vay từ Fed
 Để tăng cung tiền :
Fed có thể hạ lãi suất chiết khấu, điều này khuyến
khích NHTM vay dự trữ nhiều hơn từ Fed
 Các NHTM có thể vay nhiều hơn, đồng nghĩa với việc
tăng cung tiền.
 Để giảm cung tiền: Fed có thể tăng lãi suất chiết khấu

39
Công cụ NHTW kiểm soát cung tiền
3. Nghiệp vụ thị trường mở (OMOs): Fed mua và
bán trái phiếu chính phủ Mỹ.

 Để tăng cung tiền, Fed mua trái phiếu chính phủ,


đưa đô la ra thị trường.
…số tiền này gửi vào ngân hàng, làm tăng dự trữ
…số tiền này sử dụng để cho vay, làm mở rộng
cung tiền.
 Để giảm cung tiền, Fed bán trái phiếu chính phủ, rút
đồng USD ra khỏi thị trường, và tiến trình đảo
ngược lại.

40
Công cụ NHTW kiểm soát cung tiền
3. Nghiệp vụ thị trường mở (OMOs): Fed mua và
bán trái phiếu chình phủ của Mỹ.
 Nghiệp vụ thị trường mở dễ thực hiện, và là 1 lựa
chọn trong số các công cụ kiểm soát tiền tệ của
Fed.

41
Câu hỏi tình huống
Một cuộc khủng hoảng ngân hàng rõ ràng ảnh hưởng
đến các hoạt động liện quan đến tiền gửi, tỷ lệ nắm
giữ tiền mặt của công chúng…và sau cùng là ảnh
hưởng đến cung tiền. Theo bạn, ảnh hưởng này làm
giảm hay làm tăng cung tiền?

42
42
Hãy giả định rằng các hộ gia đình giữ tiền mặt bằng 30%
tiền gửi (C/D = 0,3) và các ngân hàng dự trữ 10% tiền gửi
(R/D = 0,1). Giả sử ngân hàng trung ương mua 100 triệu $
trái phiếu chính phủ trên thị trường mở.
Cơ sở tiền MB (hay H) sẽ thay đổi bao nhiêu do kết quả
nghiệp vụ thị trường mở này?
Tổng thay đổi của cung tiền M là bao nhiêu sau tất cả các
vòng? Sau khi tiến hành hoạt động thị trường mở như ở
phần a ở trên, liệu ngân hàng trung ương có thể chắc chắn
100% cung tiền sẽ tăng lên một mức đúng bằng kết quả
tính toán của bạn hay không? Giải thích ngắn gọn lập luận
của anh chị.

CHAPTER 29 THE MONETARY SYSTEM 43


Đáp án

CHAPTER 29 THE MONETARY SYSTEM 44


Câu 7: Giả sử tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 20%. Cũng giả sử
rằng các ngân hàng không nắm giữ dự trữ dư và công
chúng không nắm giữ tiền mặt. Cục dự trữ liên bang
quyết định rằng nó muốn mở rộng thêm cung tiền thêm
40 triệu USD.
a.Nếu sử dụng nghiệp vụ thị trường mở , Fed phải mua
hay bán trái phiếu?
b.Lượng trái phiếu Fed cần mua hoặc bán để đạt được
mục tiêu là bao nhiêu? Hãy giải thích lập luận của bạn.

CHAPTER 29 THE MONETARY SYSTEM 45


Đáp án

46
Vấn đề kiểm soát cung tiền:
 Nếu các hộ gia đình nắm giữ tiền mặt nhiều
hơn, các ngân hàng sẽ có ít dự trữ hơn, cho vay
ít hơn, và cung tiền giảm.
 Nếu các ngân hàng nắm giữ nhiều dự trữ hơn
cần thiết, họ sẽ cho vay ít hơn, cung tiền giảm
xuống.
 Tuy nhiên, ngân hàng trung ương có thể bù đắp
cho gia đình và hành vi của các ngân hàng để
có thể duy trì kiểm soát một cách chính xác quy
mô cung tiền.

47
Làn sóng rút tiền khỏi ngân hàng và cung
tiền
 Làn sóng rút tiền khỏi ngân hàng:
Khi người ta nghi ngờ ngân hàng đang gặp khó
khăn, họ có thể “chạy” đến ngân hàng để rút tiền ra,
họ nắm giữ tiền nhiều hơn và ít gửi tiền vào ngân
hàng hơn.
 Theo hoạt động của ngân hàng dự trữ một phần,
nếu ngân hàng không có đủ dự trữ để trả tiền cho
tất cả người gửi, thì ngân hàng sẽ phải đóng cửa.
 Ngoài ra, các ngân hàng có thể cho vay ít đi và giữ
nhiều dự trữ hơn để làm hài lòng khách hàng
 Những sự kiện này làm tăng tỉ lệ dự trữ R, quá trình
tạo ra tiền đảo ngược lại, làm giảm cung tiền.
48
Làn sóng rút tiền khỏi ngân hàng và cung
tiền
 Trong thời gian từ năm 1929-1933, một làn sóng
rút tiền khỏi ngân hàng và đóng cửa ngân hàng
đã làm cung tiền giảm 28%
 Nhiều nhà kinh tế tin rằng điều này góp phần
vào mức độ nghiêm trọng của cuộc đại suy thoái
kinh tế
 Những làn sóng rút tiền ngân hàng không còn là
vấn đề vào thời nay vì đã có bảo hiểm tiền gửi
liên bang.

49
Tổng kết chương
 Tiền bao gồm tiền mặt và các loại tiền gửi ngân
hàng khác nhau.
 Cục dự trữ liên bang là ngân hàng trung ương của
Mỹ, chịu trách nhiệm vận hành hệ thống tiền tệ.
 Fed kiểm soát cung tiền chủ yếu thông qua nghiệp
vụ thị trường mở. Mua trái phiếu chính phủ làm tăng
cung tiền, bán trái phiếu chính phủ làm giảm cung
tiền.
 Trong hệ thống ngân hàng dự trữ một phần, ngân
hàng tạo ra tiền khi cho vay. Dự trữ ngân hàng có
một ảnh hưởng theo cấp số nhân đến cung tiền.
50
CHƯƠNG 17
TĂNG TRƯỞNG TIỀN TỆ VÀ LẠM PHÁT

PRINCIPLES OF

ECONOMICS
FOURTH EDITION
NỘI DUNG CHÍNH

 Thuyết số lượng tiền và phương trình số


lượng tiền

 Đồ thị quan trọng

 Hiệu ứng Fisher

 Phân đôi cổ điển và tính trung lập của tiền

 Tác động của lạm phát


THUYẾT SỐ LƯỢNG TIỀN

 Thuyết số lượng tiền được dùng để giải thích


một trong 10 Nguyên lý kinh tế từ Chương 1:

Giá cả tăng lên khi Chính phủ in quá nhiều tiền


 Hầu hết các nhà kinh tế tin rằng thuyết số
lượng tiền là một lời giải thích tốt cho các tác
động dài hạn của tăng tiền đối với lạm phát.
THUYẾT SỐ LƯỢNG TIỀN

 Phát triển ở thế kỷ 18 bởi nhà triết học David Hume,


và các nhà kinh tế cổ điển.
 Được người đoạt giải Nobel Laureate Milton Friedman
ủng hộ.
 Khẳng định rằng số lượng tiền xác định giá trị của
tiền.
 Chúng ta nghiên cứu lý thuyết này bằng cách sử dụng
hai cách tiếp cận:
1. Phương trình số lượng tiền
2. Đồ thị giá, cung tiền, cầu tiền và giá trị tiền tệ.
PHƯƠNG TRÌNH SỐ LƯỢNG TIỀN

MxV = PxY
Trong đó:

M: khối lượng tiền trong nền kinh tế

V: Vận tốc quay của tiền. (Cho biết 1 đơn vị tiền quay bao
nhiêu vòng để thực hiện việc giao dịch)

P: Mức giá chung của nền kinh tế

Y: GDP thực

P*Y: GDP danh nghĩa


MỐI QUAN HỆ GIỮA CUNG TIỀN VÀ LẠM
PHÁT THEO PHƯƠNG TRÌNH SỐ LƯỢNG TIỀN

Bắt đầu với pt số lượng tiền: M x V = P x Y


PT dưới dạng tương đối: %M %V  %P %Y
Trong dài hạn:
V=const
Y=Yp

 %M  %P
Trong dài hạn, nếu vòng quay tiền ổn định; sản
lượng đat mức tiềm năng thì mọi nỗ lực tăng cung
tiền dẫn đến sự biến động của mức giá theo quan hệ
1: 1
ACTIVE LEARNING 1:
BÀI TẬP:
Hàng hóa: Ngô. Nền kinh tế có đủ lao động, vốn, đất để
sản xuất Y = 800 bao ngô. V là không đổi. Trong năm
2005, MS = $ 2000, P = $5/bao.
a. Tính GDP danh nghĩa và vận tốc quay của tiền
năm 2005
Trong năm 2006, Fed tăng MS 5%, đến $2100.

b. Tính giá trị GDP danh nghĩa và P năm 2006. Tính tỷ lệ


lạm phát trong năm 2005-2006.

c. Giả sử tiến bộ công nghệ khiến Y tăng


lên 824 trong năm 2006. Tính tỉ lệ lạm phát 2005-2006 7.
ACTIVE LEARNING 1:
TRẢ LỜI:
Đã cho: Y = 800, V không đổi,
MS = $2000 và P = $5 năm 2005.
a. Tính GDP danh nghĩa và V trong năm 2005.

GDP danh nghĩa = P x Y = $5 x 800 = $4000

PxY $4000
V = = = 2
M $2000

8
Cho: Y = 800, V không đổi,
MS = $2000 và P = $5 in 2005.
Năm 2006, Fed tăng lên MS 5%, đến $2100.
b. Tính GDP danh nghĩa và P năm
2006. Tính tỷ lệ lạm phát trong năm 2005-2006.

GDP danh nghĩa = P x Y = M x V


= $2100 x 2 = $4200
$4200
PxY
P = = = $5.25
Y 800
Tỉ lệ lạm phát = $5.25 – 5.00 = 5% (giống MS!)
5.00
Cách 2: %M %V  %P%Y 9

5% 0% 5% 0%
cho: Y = 800, V không đổi,
MS = $2000 và P = $5 in 2005.
Năm 2006, Fed tăng MS by 5%, to $2100.
c. Giả sử công nghệ.tiến bộ làm Y tăng 3% trong năm
2006, 824. Tính toán 2005-2006 tỷ lệ lạm phát.
Đầu tiên, sử dụng Phương trình Số lượng để tính toán P :
MxV $4200
P = = = $5.10
Y 824
$5.10 – 5.00
Tỉ lệ lạm phát = = 2%
5.00

Cách 2: %M %V  %P%Y 10

5% 0% 2% 3%
Cách tiếp cận của thuyết số
lượng tiền từ đồ thị giá, cung
tiền, cầu tiền và giá trị tiền tệ
GIÁ TRỊ CỦA TIỀN
 P = mức giá (ví dụ, chỉ số giá tiêu dùng hoặc chỉ số
giảm phát GDP)
P là giá của một rổ hàng hóa, được đo bằng tiền.
 1/P là giá trị của 1 đvt, được tính bằng lượng hàng
hoá.
 Ví dụ: giỏ chứa một thanh kẹo.
Nếu P = $2, giá trị của $1 là 1/2 thanh kẹo
Nếu P = $3, giá trị của $1 là 1/3 thanh kẹo
 Giá cả tăng lên, và giá trị của tiền giảm xuống.
SƠ ĐỒ CẦU TIỀN - CUNG TIỀN
Giá trị tiền, Mức
1/P giá, P
Cao
Khi giá trị tiền tăng, Thấp

1 mức giá giảm. 1

¾ 1.33

½ 2

¼ 4

Thấp Cao
M
CUNG TIỀN (MS)
 NHTW quản lý cung tiền để bình ổn chính
sách kinh tế  khối tiền không phụ thuộc
vào giá cả  đường cung tiền thẳng đứng
SƠ ĐỒ CUNG - CẦU TIỀN
Giá trị tiền, Mức
MS
1/P 1
giá, P

1 1

¾ 1.33
Fed thiết lập MS
½
ở một số giá trị cố 2
định, với mọi P.
¼ 4

$1000 Lượng
tiền
CẦU TIỀN (MD)
 Đề cập lượng tiền người ta muốn nắm giử.

 Phụthuộc vào P: Sự gia tăng trong P làm


giảm giá trị của tiền, nên nhiều tiền được
yêu cầu để mua Sp&Dv.

 Như vậy, lượng cầu tiền nghịch biến với giá


trị của tiền và đồng biến với P.
SƠ ĐỒ CUNG - CẦU TIỀN
Giá trị tiền, Giảm giá trị của tiền (hoặc Mức
1/P tăng P) tăng số lượng tiền giá, P
yêu cầu
1 1

¾ 1.33

½ 2

¼ MD1 4

Lượng
tiền
SƠ ĐỒ CUNG - CẦU TIỀN
Giá trị tiền, Mức
1/P MS giá, P
1

1 1

¾ 1.33
eq’m eq’m
value A
½ 2 price
of
level
money
¼ 4

$1000 Lượng
tiền
ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BƠM TIỀN

Giá trị tiền, Mức giá, P


1/P MS MS
1 2

Giả sử the1Fed Sau đó, giá 1trị


tăng cung tiền. của tiền giảm,
¾ và P tăng.1.33
A
½ 2
eq’m eq’m
value B
¼ 4 price
of MD1 level
money
$1000 $2000 Lượng
tiền
GIỚI THIỆU TÓM TẮT QUÁ TRÌNH ĐIỀU CHỈNH
Kết quả từ đồ thị: Tăng MS làm P tăng.
Việc này diễn ra như thế nào? Phiên bản ngắn:
 Ở P ban đầu, gia tăng trong MS gây ra dư thừa
tiền.
 Người ta giảm tiền thừa của họ bằng cách chi
mua Sp&Dv hoặc bằng cách cho người khác vay.
Kết quả: gia tăng cầu đối với hàng hóa.
 Tuy nhiên, cung hàng hoá không tăng, nên giá cả
phải tăng lên.
(Những tác động khác xảy ra trong ngắn hạn, chúng
ta sẽ nghiên cứu ở các chương sau.)
PHƯƠNG TRÌNH FISHER

Lãi suất Lãi suất + Tỉ lệ lạm


=
danh nghĩa thực phát kỳ vọng

i  r  %P e

 Lãi suất thực được xác định bởi cân bằng tiết
kiệm và đầu tư trên thị trường vốn vay.
 Tăng trưởng cung tiền xác định tỉ lệ lạm phát.
HIỆU ỨNG FISHER

i  r  %P e

1: 1

Trên thị trường vốn vay, người đi vay và người cho vay muốn duy trì lãi suất
thực không đổi; do vậy dẫn đến mọi sự biến động của lạm phát được chuyển
hết vào trong lãi suất danh nghĩa theo quan hệ 1: 1
U.S. LÃI SUẤT DANH NGHĨA & TỈ LỆ LẠM PHÁT
Percent
Mối quan hệ chặt chẽ
(per year) giữa các biến này là
bằng chứng cho hiệu
ứng Fisher.
15

12

0
1960 1965 1970 1975 1980 1985 1990 1995 2000 2005

Nominal interest rate Inflation rate


HIỆU ỨNG FISHER & THUẾ LẠM PHÁT
Lãi suất danh Tỉ lệ lạm Lãi suất
= +
nghĩa phát thực

 Thuế lạm phát đánh vào số tiền mọi người đang


giữ, chứ không đánh vào của cải
 Hiệu ứng Fisher: sự gia tăng lạm phát gây ra một sự
gia tăng tương ứng trong lãi suất danh nghĩa, vì vậy
lãi suất thực (trên tài sản) là không thay đổi.
PHÂN ĐÔI CỔ ĐIỂN VÀ TÍNH TRUNG LẬP CỦA TIỀN
BIẾN DANH NGHĨA VÀ BIẾN THỰC

 Các biến danh nghĩa được đo bằng đơn vị tiền.


Ví dụ: GDP danh nghĩa, lãi suất danh nghĩa, tiền
lương danh nghĩa, mức giá
 Biến thực được đo bằng đơn vị vật chất
Ví dụ: GDP thực, lãi suất thực, tiền lương thực,
mức giá tương đối của hai hàng hóa.
CÁC BIẾN DANH NGHĨA VÀ BIẾN THỰC
Giá thường được đo bằng tiền
 Giá của một đĩa compact: $ 15/cd
 Giá của một bánh pizza pepperoni: $ 10/pizza

Mức giá tương đối là giá của hàng hóa này được tính
bằng lượng hàng hóa khác:
Giá tương đối của đĩa CD được đo bằng bánh pizza:

Giá của CD $15/CD


= = 1.5 pizzas/ cd
Giá của pizza $10/pizza

 Giá cả tương đối được đo bằng đơn vị vật chất, vì


vậy nó là các biến thực.
CÁC BIẾN DANH NGHĨA VÀ BIẾN THỰC
 Một loại giá tương đối quan trọng là tiền lương thực:

W = tiền lương danh nghĩa = giá lao động, ví dụ, $ 15/h


P = Giá Sp&Dv, ví dụ như, mức giá $5/đơn vị sản lượng
Lương thực là giá của lao động được tính bằng sản phẩm:

W $15/h
= = 3 đvị đầu ra/ h
P $5/đơn vị đầu ra
PHÂN ĐÔI CỔ ĐIỂN VÀ TÍNH TRUNG LẬP CỦA TIỀN
 Phân đôi cổ điển: sự tách biệt lý thuyết của các biến
danh nghĩa và biến thực.
 Hume và các nhà kinh tế học cổ điển cho rằng tiền tệ
ảnh hưởng đến các biến danh nghĩa, nhưng không phải
là các biến thực.
 Nếu NHTW tăng gấp đôi cung tiền, Hume & các nhà
kinh tế cổ điển sẽ dự đoán trong dài hạn:
 tất cả các biến danh nghĩa - "bao gồm cả giá cả” sẽ
tăng gấp đôi.
 tất cả các biến thực - "bao gồm cả giá cả tương đối -
sẽ không thay đổi.
TÍNH TRUNG LẬP CỦA TIỀN TỆ
 Tiền tệ trung lập: các đề xuất rằng những thay đổi trong cung
tiền không ảnh hưởng đến các biến thực
 Tăng gấp đôi cung tiền sẽ khiến các giá trị danh nghĩa tăng
gấp đôi, Vậy giá cả tương đối có thay đổi?
 Ban đầu, giá tương đối của CD về bánh pizza

Giá của CD $15/CD


= = 1.5 pizzas /CD
Giá của pizza $10/pizza
Giá tương đối
Sau khi giá danh nghĩa tăng gấp đôi,
không thay đổi
Giá của CD $30/CD
= = 1.5 pizzas/cd
Giá của pizza $20/pizza
TÁC ĐỘNG CỦA LẠM PHÁT
 Chi phí mòn giày: các nguồn tài nguyên bị lãng
phí khi lạm phát khuyến khích người dân giảm
việc nắm giữ tiền của họ
 bao gồm các chi phí thời gian và các giao dịch
rút tiền ngân hàng thường xuyên hơn
 Chi phí thực đơn: chi phí do thay đổi giá cả
 Bao gồm: chi phí quyết định giá mới, chi phí in
danh sách và catalog giá mới, chi phí gửi danh sách
giá và catalog cho khách hàng; chi phí thông báo
giá mới, chi phí thương thảo với khách hàng do giá
thay đổi
CHI PHÍ ĐẶC BIỆT CỦA LẠM PHÁT NGOÀI DỰ KIẾN

 Sự phân bố tài sản tùy ý


- Lạm phát cao hơn dự kiến ​chuyển sức mua từ người
cho vay sang người đi vay.
- Lạm phát thấp hơn dự đoán​​ chuyển sức mua từ
người đi vay sang người cho vay.
- Lạm phát cao có nhiều thay đổi và khó dự đoán hơn
so với lạm phát thấp.
Vì vậy, phân phối lại tùy ý là thường xuyên khi lạm
phát cao.
KẾT LUẬN
 Chương này giải thích một trong 10 nguyên tắc
kinh tế: Giá tăng lên khi chính phủ in quá
nhiều tiền.
 Tiền tệ là trung tính trong dài hạn, lạm phát
chỉ ảnh ​hưởng đến các biến danh nghĩa..
 Trong chương sau, chúng ta sẽ xem xét ảnh
hưởng của tiền tệ trong ngắn hạn trên các biến
thực như sản lượng và việc làm.
TÓM TẮT CHƯƠNG
 Đểgiải thích lạm phát trong thời gian dài, các nhà
kinh tế sử dụng lý thuyết số lượng tiền. Theo lý thuyết
này, mức giá phụ thuộc vào số lượng tiền, và tỷ lệ lạm
phát phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng tiền.
 Phân cổ điển là sự phân chia của các biến thực & danh
nghĩa. Tính trung lập của tiền là ý tưởng rằng những
thay đổi trong việc cung cấp tiền tệ ảnh hưởng đến các
biến danh nghĩa, nhưng không không ảnh hưởng đến
các biến thực.
 Hầuhết các nhà kinh tế tin rằng những ý tưởng này
mô tả nền kinh tế trong thời gian dài.
TÓM TẮT CHƯƠNG
 Thuế lạm phát là sự mất mát trong giá trị thực của tiền
của người dân khi chính phủ gây ra lạm phát bằng cách
in tiền.
 Hiệuứng Fisher là một trong những mối quan hệ giữa
những thay đổi trong tỷ lệ lạm phát và những thay đổi
trong lãi suất danh nghĩa.
 Chiphí của lạm phát bao gồm chi phí thực đơn, chi phí
mòn giày, nhầm lẫn và bất tiện, bóp méo giá cả tương
đối và phân bổ các nguồn lực, biến dạng thuế, và sự
phân phối lại tài sản tùy ý.

You might also like