You are on page 1of 9

MỤC LỤC

Lời mở đầu......................................................................................................................1
1. Lý do lựa chọn đề tài...................................................................................................1
2. Đối tượng nghiên cứu của đề tài.................................................................................1
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài....................................................................................1
4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài.....................................................................................1
5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài.............................................................................2
6. Kết cấu của tiểu luận...................................................................................................2
Chương 1: Lý thuyết về các tác động của phát triển đến môi trường.............................3
1. Lý luận các tác động của phát triển đến môi trường...................................................3
1.1. Khái niệm.............................................................................................................3
1.2. Nội dung...............................................................................................................3
2. Các nhân tố của phát triển tác động đến môi trường...................................................4
Chương 2: Thực trạng tác động của phát triển đến môi trường tại Hà Nội.....................4
1. Thực trạng tác động của phát triển đến môi trường tại Hà Nội...................................4
2. Hậu quả những tác động phát triển mang đến cho môi trường ở Hà Nội...................5
Chương 3: Định hướng và giải pháp khắc phục tác động của phát triển đến môi
trường..............................................................................................................................6
1. Định hướng sự phát triển đến môi trường...................................................................6
2. Giải pháp khắc phục tác động của phát triển đến môi trường.....................................7
Danh mục tài liệu tham khảo...........................................................................................8
1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong thế kỷ XXI, loài người đang phải đối mặt với một loạt thách thức mang
tính toàn cầu như: năng lượng, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, bùng nổ dân số...
Bất ổn chính trị rất có thể sẽ xảy ra tại nhiều nơi trên thế giới. Bên cạnh đó việc sử
dụng quá nhiều năng lượng hóa thạch khiến một loạt các vấn đề về môi trường nảy
sinh. Trong bối cảnh sự thay đổi khí hậu đang ngày càng hiện hữu thì người ta ngày
càng ý thức được hơn sự hữu hạn của các nguồn tài nguyên. Từ những điều trên, để
duy trì một thế giới ổn định, không cách nào khác là chúng ta phải tìm ra những nguồn
năng lượng tái sinh thay thế cho nguồn năng lượng hóa thạch đang ngày càng cạn kiệt.
Trong đó, sự phát triển là một trong những điều kiện vô cùng quan trọng vì nó sẽ
đóng góp rất lớn vào sự biến đổi của môi trường và gián tiếp ảnh hưởng đến những
hoạt động sống, sản xuất và kinh doanh của con người. Môi trường là vô cùng cần
thiết đối với sự sống của nhân loại, do đó cùng với sự phát triển ngày một cao thì môi
trường ngày càng đi xuống và cũng làm giảm đi chất lượng sống của con người, nhất
là với những dấu hiệu biến đổi thất thường trong thời gian gần đây của môi trường. Đó
là lời cảnh báo về sự biến động của môi trường đang ở mức báo động cũng như lời
cảnh tỉnh cho mọi hoạt động đời sống của con người cần thay đổi để bảo vệ và giữ gìn
lại môi trường cũng như môi trường sống của chính mình. Vì thế, em quyết định
nghiên cứu đề tài "Vận dụng cơ sở lý luận để tìm hiểu thực trạng tác động của phát
triển đến môi trường tại quê hương em" để làm rõ vấn đề trên nhất là ở quê hương em
- Hà Nội.
2. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
- Tìm hiểu những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan tới phát triển đến môi trường tại
quê hương em, cụ thể là ở Hà Nội.
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Tìm hiểu các yếu tố liên quan tới tác động của phát triển đến môi trường.
- Xác định và đánh giá những kết quả đạt được trong việc thúc đẩy các tác động của
phát triển tới môi trường tại Hà Nội. Tìm kiếm các giải pháp khắc phục những tác
động của sự phát triển đến môi trường một cách hiệu quả
4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài

1
2

Phạm vi nội dung: Nghiên cứu việc phát triển tác động đến môi trường và đưa ra
giải pháp cho việc khắc phục lại các tác động của phát triển một cách hợp lý không
làm ảnh hưởng tới môi trường địa phương.
- Phạm vi không gian: Việt Nam.
- Phạm vi thời gian: 2016 đến nay.
5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Để thực hiện các mục tiêu đặt ra, đề tài kết hợp sử dụng các phương pháp nghiên
cứu chủ yếu sau:
Phương pháp thu thập thông tin: Dữ liệu được thu thập thông qua các tài liệu
nghiên cứu liên quan được kiếm trên thư viện, sách báo, các bài báo liên quan được
đăng trên Internet...
Phương pháp phân tích tài liệu: Phân tích các tài liệu lý thuyết về vấn đề phát
triển đến môi trường và xử lý các nguồn tài liệu có trong sách, báo, internet liên quan
đến đề tài. Trên cơ sở tài liệu thu thập được, phân tích, chọn lọc, tham khảo, vận dụng,
kế thừa các kết quả đó để đưa vào đề tài nghiên cứu.
6. Kết cấu của tiểu luận
Chương 1: Lý thuyết về các tác động của phát triển đến môi trường
Chương 2: Thực trạng tác động của phát triển đến môi trường tại Hà Nội
Chương 3: Định hướng và giải pháp khắc phục tác động của phát triển đến môi trường

2
3

CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT VỀ CÁC TÁC ĐỘNG CỦA PHÁT TRIỂN ĐẾN


MÔI TRƯỜNG
1. Lý luận các tác động của phát triển đến môi trường
1.1. Khái niệm
Phát triển là quá trình nâng cao về đời sống vật chất và tinh thần của con người,
bằng cách nâng cao sản xuất, tăng cường chất lượng các hoạt động văn hóa xã hội.
Về cơ bản, phát triển là xu thế tất yếu trong tiến trình lịch sử, nhưng đó cũng là
quyển, là mục tiêu phấn đấu, là ước mở khao khát của mọi người, mọi dân tộc, mọi
cộng đồng, mọi quốc gia. Nhưng trong phạm vi một cộng đồng dân cư, đặc biệt là
trong một quốc gia, một quá trình phát triển muốn được xem là sự phát triển lành
mạnh, hài hòa và tích cực, thi yêu cầu quá trình phát triển đó phải đảm bảo cho mọi
thành viên trong cộng đồng, dù sống ở đâu, có địa vị xã hội nào.
1.2. Nội dung
Trong đó, hệ thống kinh tế với các hoạt động sản xuất, phân phổi, tiêu dùng các
hàng hóa và dịch vụ diễn ra trong một thế giới tự nhiên bao quanh. Hệ thống tự nhiên
có vai trò cung cấp dầu vào cho hệ thống kinh tế hoạt động, đó là các tài nguyên thiên
nhiên (nguyên liệu thô, các yếu tố tự nhiên, năng lượng), mà thiểu nó thì hệ thống kinh
tế và sự sống không thể tồn tại được. Hệ thống kinh tế cũng tạo ra các tài sản vật chất
làm cho thay đổi thế giới tự nhiên và tạo ra môi trường nhân tạo. Hơn nữa, hệ thống
kinh tế tạo ra chất thải (từ các hoạt động sản xuất, tiêu dùng, các hoạt động sống của
con người), những chất thải này lại quay về hệ thống tự nhiên dưới dạng này hay dạng
khác.
Mặc dù môi trưởng là của chung con người và sinh vật, trong lúc phát triển chỉ là
phạm trú riêng của con người, nhưng giữa chủng lại có quan hệ qua lại mật thiết với
nhau.
- Mối quan hệ qua lại, chặt chẽ, thường xuyên và lâu dài
- Mối quan hệ ngày càng phát triển mạnh mẽ, phức tạp, sâu sắc và mở rộng
2. Các nhân tố của phát triển tác động đến môi trường
Quá trình phát triển thường tạo ra ba tác động cơ bản tới môi trường: Tác động
khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên; tác động thải các chất thải vào môi trưởng
và tác động trực tiếp vào tổng thể môi trường.
 Khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên

3
4

Hoạt động sống và quá trình phát triển của con người chính là quá trình liên tục
khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Để đáp ứng các đòi hỏi của hoạt
động sống và thỏa mãn các nhu cầu về nguyên nhiên vật liệu, năng lượng, đất đai cho
các đối tượng sản xuất, với quy mô ngày càng rộng, với các hình thức ngày càng
phong phú, mức độ ngày càng mạnh và khối lượng ngày càng lớn.
 Thải các loại chất thải vào môi trường
Trong tất cả các khẩu, các giai đoạn của quá trình tái sản xuất, trong đời sống,
sinh hoạt và trong mọi hoạt động khác của xã hội, con người luôn thải vào môi trường
nhiều loại chất thải khác nhau.
 Tác động trực tiếp vào tổng thể mới trưởng
Bên cạnh các tác động khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên và thải các
loại chất thải vào môi trưởng - là các loại tác động theo hưởng một chiều, quá trình
phát triển của con người có tác động đa chiều vào môi trường, thể hiện ở việc lấy bớt
đi nhiều thành phần môi trường; có cả dưa thêm vào môi trường; có cả các hoạt động
cải tạo, tái tạo các thành phần của môi trường... đó chính là tác động trực tiếp vào tổng
thể môi trường.
Điển hình cho tác động này là việc con người phá rừng lấp ao hồ, san đôi... để
xây dựng các thành phố, khu dân cư, xây dựng các trung tâm công nghiệp, thương
mại, các trung tâm vui chơi giải trí, trường học... Trong các hoạt động này, con người
có lấy bớt đi từ môi trường, nhưng gần như là lấy đi toàn bộ các thành phần vật chất -
trừ đất - để lấy bề mặt không gian cho các mục đích sử dụng mới. Đồng thời có đưa
vào môi trường, nhưng đưa vào môi trường các thành tạo vật chất cần thiết cho các
quá trình hoạt động sắp tôi của con người và cải tạo các thành phần khác của môi
trưởng theo mục đích trên.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÁC TÁC ĐỘNG CỦA PHÁT TRIỂN ĐẾN
MÔI TRƯỜNG TẠI HÀ NỘI
1. Thực trạng các tác động của phát triển đến môi trường tại Hà Nội
Việt Nam với dân số 96,7 triệu người là một trong những quốc gia có nền kinh tế
tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, hiện nay
dân số nước ta đã vượt mốc 90 triệu người, đưa Việt Nam trở thành quốc gia có dân số
đứng thứ 13 trên thế giới, và thứ 3 ở Đông Nam Á. Trong 5 năm qua, dân số Việt Nam
đã tăng thêm khoảng hơn 4,5 triệu người, trong đó Hà Nội với mức tăng cao do là nơi

4
5

tập trung nhiều dân cư của cả nước. Ước tính trung bình khoảng 80% lượng nước cấp
cho sinh hoạt ở Hà Nội trở thành nước thải sinh hoạt. Thành phần các chất gây ô
nhiễm chính trong nước thải sinh hoạt là TSS, BOD5, COD, Nitơ và Phốt pho. Ngoài
ra còn có các thành phần vô cơ, vi sinh vật và vi trùng gây bệnh. Điều này ảnh hưởng
tới môi trường ở Hà Nội rất nhiều.
Về phát triển công nghiệp thì sau một khoảng thời gian trầm lắng do khủng hoảng
kinh tế của cả nước nói chụng và của TP. Hà Nội nói riêng thì đến năm 2018, tỷ trọng
khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 33,9% GDP cả nước, trong đó, Hà Nội chiếm
14% đứng thứ hai trong cơ cấu kinh tế hiện nay. Trong đó, ngành Công nghiệp chế
biến đóng vai trò quan trọng. Hiện nay, tỷ lệ áp dụng công nghệ hiện đại trong các lĩnh
vực sản xuất, kinh doanh còn khoảng cách khá xa so với Hà Nội trong khu vực, do
vậy, để sản xuất các mặt hàng cần tiêu thụ nhiều hơn nguyên liệu và năng lượng, thải
ra nhiều hơn chất thải, lại không được xử lý hoặc xử lý không đảm bảo, gây ô nhiễm
môi trường ở Hà Nội một cách nặng nề, đi kèm với sự phát triển ở Thành phố thì mức
độ đi xuống của môi trường Hà Nội cũng ngày càng tăng mà chưa thấy dấu hiệu giảm.
Ví dụ điển hình là ngành Công nghiệp sản xuất xi măng là ngành Công nghiệp
đóng vai trò quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy
nhiên, đây lại được coi là ngành Công nghiệp gây ảnh hưởng đến chất lượng không
khí lớn nhất và đặc trưng nhất. Các nhà máy sản xuất xi măng chủ yếu được phân bố
tại vùng đồng bằng sông Hồng nhất là tại phía ngoại ô của Hà Nội, chiếm 21% tổng
sản lượng sản xuất xi măng trên toàn quốc. Khí thải từ lò nung xi măng có hàm lượng
bụi, NO2 , CO2 , F rất cao và có khả năng gây ô nhiễm nếu không được kiểm soát tốt,
trong đó nổi cộm là ô nhiễm bụi. Bụi xi măng phát sinh ở hầu hết các công đoạn trong
quá trình sản xuất như: quá trình nghiền, đập, sàng, phân ly, sấy, nung, làm nguội,
đóng bao và vận chuyển. Điều này khiến cho không khí ở Hà Nội rất hay lọt vào top
những nơi ô nhiễm không khí cao nhất do tình trạng bụi mịn xuất hiện nhiều và thường
xuyên.
2. Hậu quả những tác động phát triển mang đến cho môi trường ở Hà Nội
Phát triển kinh tế luôn đi kèm với ô nhiễm môi trường dù nhiều hay ít, điển hình
là ở Hà Nội - trung tâm kinh tế, văn hóa của cả nước. Khi kinh tế phát triển, các nhà
máy sẽ mọc lên như nấm, đi kèm với đó là khí thải, bụi bặm cũng sẽ sản sinh thêm.
Với tình trạng ô nhiễm môi trường Hà Nội hiện nay, nếu không có các biện pháp cần

5
6

thiết để hạn chế và phòng tránh ô nhiễm môi trường thì sẽ gây ảnh hưởng nghiêm
trọng đến sự phát triển kinh tế và sức khỏe người dân của nước ta trong thời gian dài
sau này.
Theo báo cáo năm 2018 của Ngân hàng thế giới, Việt Nam với 59 điểm trong
bảng xếp hạng chỉ số hiệu quả hoạt động môi trường, đứng thứ 85/163 nước xếp hạng.
Việt Nam ở mức thấp hơn các nước khu vực như Philippines đạt 66 điểm, Thái Lan 62
điểm, Lào 60 điểm. Trong đó, điển hình có Hà Nội luôn nằm trong top những nơi có
chất lượng thấp về môi trường:
- Ô nhiễm sông ngòi: Sông ngòi Hà Nội đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm
nặng nề do rác thải sinh hoạt, rác thải làng nghề, rác thải nông nghiệp và rác thải từ các
khu công nghiệp vẫn đang từng ngày, từng giờ đổ xuống, làm ảnh hưởng trực tiếp tới
môi trường sống, sức khỏe của cộng đồng. Ví dụ như: sông Kim Ngưu, sông Tô Lịch,..
- Bãi rác công nghệ và chất thải: Nhiều dự án luyện, cán thép lớn, ti tan, bauxite
nhôm, và các kiện hàng chủ yếu chứa phế liệu đang nằm tại gần sông Hồng… có nguy
cơ biến một vùng Hà Nội thành nơi tập trung “rác” công nghệ và chất thải mà không
được xử lý.
- Ô nhiễm từ sản xuất nông nghiệp: Nguồn chất thải vào môi trường từ trồng trọt
và chăn nuôi đang có xu hướng gia tăng, trong khi việc kiểm soát chưa đạt hiệu quả
cao, tổng khối lượng chất thải trong chăn nuôi ở Hà Nội. Tình trạng sử dụng phân bón
và thuốc bảo vệ thực vật trong trồng trọt một cách tràn lan, không có kiểm soát đã gây
ô nhiễm môi trường đất, nước Hà Nội.
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TÁC ĐỘNG CỦA
PHÁT TRIỂN ĐẾN MÔI TRƯỜNG
1. Định hướng sự phát triển đến môi trường
Khi nguồn tác động tăng mạnh của phát triển đe dọa lên môi trường, mức độ ô
nhiễm bị hấp thu được lớn hơn rất nhiều so với sự phát triển. Do đó, cần phải có cơ
chế điều tiết mức độ cân bằng giữa phát triển đến môi trường, để bảo đảm sự sống của
đất nước cũng như của TP. Hà Nội được cân bằng, đảm bảo phục vụ cho quá trình sản
xuất kinh tế được lâu dài thì mỗi người dân cần nâng cao nhận thức và ý thức trong
việc bảo vệ môi trường, nhất là trong việc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng,
pháp luật của Nhà nước.

6
7

Mỗi tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp cần phát huy tinh thần tự giác, ý thức cao
trong việc bảo vệ môi trường, không vì lợi ích trước mắt mà gây ảnh hưởng đến môi
trường. Cán bộ, đảng viên cần gương mẫu chấp hành và thực hiện tốt việc bảo vệ môi
trường để quần chúng nhân dân noi theo. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị -
xã hội cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, vận động để quần chúng nhân dân
hiểu và nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về bảo
vệ môi trường.
Về phía các cấp ủy đảng của TP. Hà Nội cũng cần tăng cường công tác nắm tình
hình, thanh tra, kiểm tra, giám sát về môi trường (thường xuyên, định kỳ, đột xuất);
Phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chuyên môn, nhất là giữa lực lượng thanh tra môi
trường với lực lượng cảnh sát môi trường các cấp, nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lí
kịp thời, triệt để những hành vi gây ô nhiễm môi trường của các tổ chức, cá nhân.
Đồng thời, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ chuyên trách
công tác môi trường; trang bị các phương tiện kỹ thuật hiện đại để phục vụ có hiệu quả
hoạt động của các lực lượng này. Thực hiện công khai, minh bạch các quy hoạch, các
dự án đầu tư và tạo điều kiện để mọi tổ chức và công dân có thể tham gia phản biện xã
hội về tác động môi trường của những quy hoạch và dự án đó.
2. Giải pháp khắc phục tác động của phát triển đến môi trường
- Tăng cường quản lý Nhà nước ở TP. Hà Nội , hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ
chế, chính sách và thực hiệnđồng bộ các giải pháp chủ động ứng phó với biến đổi khí
hậu, phòng, chống thiên tai, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Chú trọng công
tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các vi phạm; đồng thời tăng cường thông tin
truyền thông nhằm nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm của người dân.
- Thực hiện xã hội hóa công tác bảo vệ và xử lý môi trường Hà Nội một cách gay
gắt; Kiểm soát chặt chẽ các nguồn gây ô nhiễm. Khắc phục có hiệu quả ô nhiễm môi
trường do chiến tranh để lại. Quy hoạch và xây dựng các công trình xử lý rác thải tập
trung theo vùng, cụm xã. Hạn chế, tiến tới ngăn chặn căn bản tình trạng ô nhiễm môi
trường tại các làng nghề, lưu vực sông, khu và cụm công nghiệp, khu đô thị và khu
dân cư tập trung ở nông thôn.
- Tập trung xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng. Kiểm soát chất
lượng không khí ở khu vực đô thị có mật độ dân cư cao. Thực hiện quy chuẩn, tiêu
chuẩn phát thải và công nghệ theo lộ trình phù hợp. Tăng cường bảo vệ và phát triển

7
8

rừng bền vững, nhất là rừng phòng hộ ven biển, rừng đầu nguồn, rừng đặc dụng; bảo
tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học, bảo vệ và tái tạo nguồn lợi thủy sản. Khuyến khích
sử dụng năng lượng tái tạo và các nguyên liệu, vật liệu mới, thân thiện với môi trường.
- Các cơ quan nhà nước cần nhanh chóng vận dụng chủ trương, chính sách về bảo
vệ môi trường vào các mục tiêu kinh tế - xã hội cụ thể; Thực hiện lồng ghép mục tiêu
bảo vệ môi trường vào các chương trình phát triển kinh tế - xã hội. Quốc hội cần tập
trung hoàn thiện hệ thống pháp luật về môi trường, định ra các chế tài xử phạt nghiêm
minh. Chính phủ cần có chính sách khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên,
tránh thất thoát, lãng phí, gây ô nhiễm môi trường. Cơ quan hành chính các cấp cần
theo dõi và quản lý chặt chẽ hoạt động bảo vệ môi trường; kiên quyết, kịp thời xử phạt
các hành vi gây ô nhiễm môi trường để răn đe, ngăn ngừa các hành vi tái diễn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Giáo trình Kinh tế Môi trường - NXB. Giáo dục
[2] Báo cáo phân tích sự phát triển của TP. Hà Nội - Moitruongviet.edu:
http://www.tapchicongthuong.vn/bai-viet/phan-tich-moi-quan-he-giua-moi-truong-va-
phat-trien-kinh-te-o-viet-nam-47724.htm

You might also like