You are on page 1of 4

Câu 4: Hãy vận dụng những quan niệm cơ bản của triết học Mác - Lênin về con

người vào vấn đề xây dựng con người đáp ứng yêu cầu phát triển mới ở Việt
Nam trong thời đại hiện nay theo quan điểm của Đại hội XIII của Đảng Cộng sản
Việt Nam: “Phát huy nhân tố con người, coi con người là trung tâm, chủ thể,
nguồn lực quan trọng nhất và mục tiêu của sự phát triển; lấy giá trị văn hóa, con
người Việt Nam là nền tảng, sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát
triển bền vững”.
Bài làm
Con người có vai trò to lớn trong sự nghiệp phát triển của mỗi quốc gia, dân
tộc. Và mục đích của phát triển xã hội là có thể “phát huy hết nhân tố con người, coi
con người là trung tâm, chủ thể, nguồn lực quan trọng nhất và đây cũng là mục tiêu
của sự phát triển”. Theo đó, phát huy nhân tố con người, coi con người là trung tâm,
chủ thể, nguồn lực quan trọng nhất là lấy con người làm trung tâm của sự phát triển.
Để phát huy hết nhân tố con người, cần phải đầu tư cho con người những trang bị kỹ
càng nhất ở mọi mặt như mặt giáo dục, y tế, kỹ năng… để con người có thể làm việc
một cách sáng tạo và có năng suất cao nhất; cần phải bảo đảm sự tăng trưởng kinh tế
mà con người tạo ra được phân phối rộng rãi và công bằng; cần phải hướng vào việc
tạo cho con người có cơ hội tham gia vào mọi hoạt động của đời sống xã hội như kinh
tế, chính trị, văn hóa, xã hội khiến cho con người làm trung tâm, làm chủ thể làm
nguồn mực quan trọng nhất điều khiển những chủ thể khác trong xã hội… Mục tiêu
của sự phát triển không chỉ dừng lại ở phát triển xã hội mà chính là phát triển con
người, là đảm bảo cho con người phát huy khả năng sáng tạo, hưởng một cuộc sống
khỏe mạnh, học hành và trường thọ, được hưởng các quyền tự do chính trị, quyền con
người và cá nhân trong một môi trường đảm bảo. Đây là quan điểm phát triển con
người phù hợp với tư tưởng của Các Mác về phát triển con người toàn diện. 
Trung thành và phát triển sáng tạo học thuyết Mác, trong hành trình xây dựng
một đất nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, dân chủ và giàu mạnh, con
người được phát triển toàn diện, Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đã vận
dụng và phát triển sáng tạo triết học Mác về con người và giải phóng con người vào
hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam, góp phần làm phong phú thêm lý luận mác-xít trong
bối cảnh mới. Cụ thể, Hồ Chí Minh và Đảng ta đã trên cơ sở xác định giải phóng dân
tộc là cơ sở để giải phóng xã hội, giải phóng con người, để lãnh đạo nhân dân Việt
Nam tiến hành thắng lợi cuộc cách mạng giải phóng dân tộc mùa Thu năm 1945, sáng
lập Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đưa nhân dân Việt Nam từ thân phận nô
lệ thành chủ nhân một nước độc lập.
Xác định rõ, giải phóng con người là để phát triển con người, trong tiến trình
lãnh đạo cách mạng, Hồ Chí Minh đã nhìn nhận con người trong hệ giá trị của sự phát
triển nhân cách; đã khẳng định Độc lập - Tự do - Hạnh phúc là mục tiêu hàng đầu của
đấu tranh cách mạng; là hệ giá trị vĩnh cửu cho sự phát triển của xã hội Việt Nam và
trong triết lý hành động của mình, Người luôn coi độc lập là tiền đề, tự do là then
chốt; hạnh phúc là đích đến. Người viết: “Mục đích của cách mạng là xây dựng một
nước Việt Nam độc lập, thống nhất, tự do, giàu mạnh. Làm cho nhân dân được hưởng
hạnh phúc và xây dựng một xã hội sung sướng, vẻ vang”. Trên hành trình đi đến đích
đó, trong gần 90 năm qua, mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà
nước ta đều quán triệt, đều hướng tới mục tiêu giải phóng con người, phát triển toàn
diện con người Việt Nam; từ đó, chú trọng chăm lo cho con người, gắn phát triển con
người với phát triển kinh tế, văn hóa; xây dựng và mở rộng dân chủ, nâng cao các giá
trị làm người…
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã kiên cường đấu tranh giành được
những thắng lợi vĩ đại, có ý nghĩa lịch sử trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc,
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế, Cương lĩnh
xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội của Đảng đã khẳng định:
“Xã hội xã hội chủ nghĩa là một xã hội con người được giải phóng, nhân dân làm chủ
đất nước, có nền kinh tế phát triển cao và nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc; mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện để phát triển cá
nhân, công bằng xã hội và dân chủ được đảm bảo”. Cũng bởi vậy mà, “con người
được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột bất công, làm theo năng lực, hưởng theo lao
động, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá
nhân”. Tiếp đó, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã khẳng định: “Phát huy nhân tố
con người, coi con người là trung tâm, chủ thể, nguồn lực quan trọng nhất và mục tiêu
của sự phát triển; lấy giá trị văn hóa, con người Việt Nam là nền tảng, sức mạnh nội
sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững”.
Cần phải lấy giá trị văn hóa, xây dựng con người Việt Nam làm nền tảng về
mọi mặt chính trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo, có ý thức
cộng đồng, lòng nhân ái, khoan dung, tôn trọng nghĩa tình, lối sống có văn hóa, quan
hệ hài hòa trong gia đình, cộng đồng và xã hội, đó là nền tảng sức mạnh nội sinh, đảm
bảo sự phát triển toàn diện, bền vững. Có thể thấy giá trị văn hóa, con người trở thành
nhân tố thúc đẩy xã hội hoàn thiện hơn, con người cũng theo sự hoàn thiện của xã hội
mà điều chỉnh nhân cách phù hợp, từ đó kế thừa truyền thống cách mạng của dân tộc,
phát huy tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhằm
nâng cao giá trị văn hoá của dân tộc.
Quan điểm của Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam: “Phát huy nhân tố
con người, coi con người là trung tâm, chủ thể, nguồn lực quan trọng nhất và mục tiêu
của sự phát triển; lấy giá trị văn hóa, con người Việt Nam là nền tảng, sức mạnh nội
sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững” có thể nói là quan điểm mới, phù
hợp với thực tiễn phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong điều kiện hội nhập
quốc tế sâu rộng. Đây cũng là một bước tiến quan trọng của Đảng khi không chỉ nhận
thức đúng về yêu cầu tất yếu phải phát triển con người mà đã biến thành nhiệm vụ,
thành hoạt động thực tiễn phải được thực hiện đồng bộ với các nhiệm vụ quan trọng
khác trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
Thấu triệt rõ lực lượng sản xuất cơ bản của xã hội Việt Nam là con người Việt
Nam; lực lượng sáng tạo ra những giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc Việt Nam là
con người Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam đã vận dụng sáng tạo tư tưởng của
Các Mác về con người, về văn hóa trong điều kiện cụ thể của Việt Nam để chăm lo
cho con người, phát huy hết nhân tố con người Việt Nam đồng thời lấy giá trị văn hóa,
con người Việt Nam là nền tảng, sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển
bền vững. Chú trọng phát triển con người, coi con người là nhân tố quyết định thắng
lợi của sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế, trong hơn 30 năm đổi mới đất nước,
Đảng Cộng sản Việt Nam đã ban hành và thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách,
giải pháp phát triển con người Việt Nam phát triển toàn diện cả về trí lực lẫn thể lực,
cả về lý tưởng sống, lối sống, năng lực, trí tuệ, đạo đức và bản lĩnh văn hóa, nhằm
thực hiện thành công chiến lược phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, phục vụ sự
nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ
nghĩa.

You might also like