You are on page 1of 2

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP SINH 7- HỌC KỲ 1

I.TRẮC NGHIỆM
Bài 4: Trùng roi : Biết cấu tạo, dinh dưỡng sinh sản ,của trùng roi,
- Trùng roi là động vật đơn bào bậc thấp, di chuyển nhờ roi,
- Trùng roi hô hấp qua màng cơ thể, bài tiết nhờ không bào co bóp
- Trùng roi sinh sản bằng cách phân đôi cơ thể theo chiều dọc
Bài 5: Trùng biến hình trùng giày: Nhận biết cấu tạo, dinh dưỡng, sinh sản của trùng giày
Trùng giày là động vật da bào nhưng đã phân hóa thành nhiều bộ phận: Nhân lớn nhân nhỏ, không
bào co bóp, miệng,
Dinh dưỡng của Trùng giày :
+ Thức ăn là vụn hữu cơ
+ Thức ăn qua miệng, vào hầu, vo thành viên ở không bào tiêu hóa.
+ Thức ăn được tiêu hóa nhờ enzim tiêu hóa
- Sinh sản của trùng giày: trùng giày sinh sản vô tính bằng cách phân đôi cơ thể theo chiều ngang và
sinh sản hữu tính bằng cách tiếp hợp.
Bài 8: Thủy tức: Nhận biết đặc điểm cấu tạo của thủy tức
- Thủy tức có cơ thể hình trụ, sống bám ,có đối xứng tỏa tròn, ruột dạng túi, thành cơ thể có 2 lớp tế
bào.
Bài 12: Một số giun dẹp khác, đặc điểm chung của ngành giun dẹp
Nhận biết được nơi kí sinh và con đường xâm nhập của sán lá máu, sán dây
- Sán lá máu kí sinh trong máu người,ấu trùng xâm nhập qua da người khi tiếp xúc nơi nước ô
nhiễm.
Bài 13. Giun đũa :
Cấu tạo cơ thể giun đũa:
- Giun đũa kí sinh trong ruột non người
- Có lớp vỏ cuticun bọc ngoài giúp giun không bị tiêu hủy bởi dịch tiêu hóa
Tác hại của giun đũa:
- Lấy chất dinh dưỡng của người, sinh độc tố, gây đau bụng, tắt ruột, tắt ống mật
Bài 15. Giun đất
Hiểu được cấu tạo ngoài của giun đất
- Giun đất có cơ thể dài gồm nhiều đốt, thành cơ phát triển có đai sinh dục
- Phần đấu cơ thể có vòng tơ xung quanh mỗi đốt có tác dụng tì vào đất làm điểm tựạ giúp giun di
chuyển.
Bài 18: Trai sông
Cấu tạo vỏ cơ thể của trai sông:
- Trai có 2 mảnh coe gắn với nhau nhờ bản lề ở phía lưng
- Cơ khép vỏ điều chỉnh động tác đóng mở vỏ trai.
Cấu tạo vỏ trai gồm 3 lớp: Lớp sừng, lớp đá vôi, lớp xà cừ.
BÀI 22: Tôm sông
Biết được quá trình dinh dưỡng của tôm sông.
-Đôi càng bắt mồi, thức ăn qua miệng và hầu, được tiêu hóa nhờ enzim do gan tiết ra và được
hấp thụ ở ruột.
- Hô hấp bằng các lá mang
- Bài tiết nhờ tuyến bài tiết .
Bài 26. Châu chấu
Biết được quá trình dinh dưỡng của chấu chấu
- Châu chấu ăn chồi và lá cây, Thức ăn tấm nước bọt và tập trung ở diều, nghiền nhỏ ở dạ dày
tiêu hóa nhòe enzim do ruột ịt tiết ra.
- Hô hấp bằng ống khí.
II. NỘI DUNG ÔN TẬP PHẦN TỰ LUẬN
Bài 13. Giun đũa
Biện pháp phòng tránh giun đũa kí sinh
-Ăn chín uống sôi.
- Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
- Không ăn các đồ sống, nếu ăn rau sống cần sơ chế kĩ càng.
- Không sử dụng phân tươi tưới cho rau.
- Tẩy giun định kì 6 tháng /1 lần.
...................
Bài 14. Một số giun tròn khác
Biện pháp phòng tránh giun kim kí sinh cho trẻ em
-Thường xuyên rửa sạch tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh;
- Thường xuyên cắt tỉa móng tay cho trẻ nhỏ; tránh để cho trẻ cắn móng tay;
- Thay quần áo lót sạch sẽ cho trẻ hằng ngày;
- Tấy giun định kỳ 6 tháng/ 1lần
...............
Bài 22. Tôm sông
Giải thích sự lớn lên của tôm sông
+ Ấu trùng tôm lớn lên nhờ quá trình lột xác vì
+ Vỏ tôm là lớp vỏ kitin rắn chắc, không đàn hồi, không lớn lên cùng cơ thể, ngăn cản sự lớn lên.
 +Vì vậy muốn lớn lên chúng phải lột xác để thay đổi lớp vỏ kitin phù hợp với hình dạng mới hơn
Bài 24. Đa dạng và vai trò của lớp giáp xác.
- Đa dạng của lớp giáp xác:
+ Giáp xác có số lượng loài lớn( 20.000 loài): Mọt ẩm, tôm sú, tôm he, cua đồng, rận nước.....
+ Môi trường sống khác nhau: dưới nước, trên cạn
+ Lối sống và tập tính phong phú
- Lợi ích của giáp xác đối với tự nhiên và đời sống con người
+ Là nguồn cung cấp thực phẩm
+ Là nguồn lợi xuất khẩu
+ Là nguồn thức ăn của cá
Bài 28. Đa dạng và đặc điểm chung của lớp sâu bọ
- Đa dạng của lớp sâu bọ:
+ Sâu bọ có số lượng loài lớn.
+ Môi trường sống đa dạng: dưới nước, trên cạn, kí sinh.
+ Lối sống và tập tính phong phú thích nghi với điều kiện sống.
- Lợi ích của lớp sâu bọ:
+ Làm thực phẩm cho người và làm thức ăn cho động vật khác.
+ Làm thuốc chữa bệnh.
+ Thụ phấn cho cây.
+Diệt sâu bọ hại
Bài 26. Châu chấu
Giải thích sự lớn lên của châu chấu: chấu chấu non muốn lớn lên thành châu chấu trưởngthành phải
lột xác nhiều lần ví châu chấu có vỏ kitin cứng bao bọc, không lướn lên cùng cơ thể nên muốn lớn
lên phải lột xác.
Bài 18: Trai sông
Vận dụng giải thích vai trò của trai đối với môi trường nước
Trai có vai trò làm làm sạch môi trường nước; Traihuts nước theo ống hút vào cơ thể, tấm miệng
lọc lấy các chất hữu cơ, chất cặn bã có trong nước, nước sạch được thải ra ngoài qua ống thoát.

You might also like