You are on page 1of 4

NGÂN HÀNG CÂU HỎI CHUẨN BỊ BẢO VỆ

ĐỒ ÁN CHI TIẾT MÁY 2021


Bộ môn Thiết kế Cơ khí

1. Nêu vai trò và vị trí của các hộp giảm tốc trong hệ thống dẫn động cơ khí.
2. Cách chọn động cơ cho hệ dẫn động được giao thiết kế.
3. Tại sao phải kiểm tra mở máy và quá tải cho động cơ. Trường hợp nào không phải
kiểm tra quá tải cho động cơ, tại sao?
4. Phân biệt các chế độ làm việc của động cơ. Động cơ trong hệ thống dẫn động được
chọn theo chế độ làm việc nào, tại sao?
5. Trình bày cách kiểm tra mở máy cho động cơ. Có thể kiểm tra mở máy cho động cơ
trên một trục bất kỳ được không? Hãy kiểm tra mở máy cho động cơ trên một trục
bất kỳ. Nêu các biện pháp xử lý nếu điều kiện mở máy không thỏa mãn.
6. Trình bày cơ sở và cách phân phối tỷ số truyền cho các bộ truyền dẫn động.
7. Các các chi tiết máy trong hệ dẫn động (Bánh răng, TV-BV, đai, xích, trục, ổ…) đã
được tính toán thiết kế (hoặc tính chọn) theo chỉ tiêu nào, tại sao?
8. Trình bày ưu nhược điểm của loại hộp giảm tốc mà bạn thiết kế. Trường hợp nào
nên lựa chọn loại HGT đó.
9. So sánh ưu nhược điểm của hộp giảm tốc Bánh răng - trục vít và hộp giảm tốc Trục
vít- bánh răng.
10. Trình bày các đặc điểm khi tính toán thiết kế hộp giảm tốc bánh răng trụ 2 cấp đồng
trục (cách lựa chon  ba hợp lý cho các cấp; cách lựa chọn vật liệu hợp lý cho các
cấp). Ưu nhược điểm của hộp giảm tốc này.
11. Trình bày các đặc điểm khi tính toán thiết kế hộp giảm tốc bánh răng trụ 2 cấp phân
đôi (cách lựa chon  ba hợp lý cho các cấp; cách lựa chọn vật liệu hợp lý cho các
cấp; cách chọn loại bánh răng; cách chọn góc nghiêng cho bánh răng trụ răng
nghiêng; cách bố trí ổ cho các trục). Ưu nhược điểm của hộp giảm tốc này.
12. Phân tích ưu nhược điểm và phạm vi sử dụng của hộp giảm tốc trục vít 2 cấp? Có
những phương án bố trí trục vít cấp nhanh như thế nào? Ưu nhược điểm của mỗi
phương án.
13. Nêu các loại vật liệu chế tạo bánh răng và nguyên tắc chọn vật liệu chế tạo bánh
răng. Tại sao nên lấy vật liệu bánh nhỏ tốt hơn vật liệu bánh lớn? Với HGT bôi trơn
bằng phương pháp ngâm dầu chung thì thường chọn VL của cấp chậm tốt hơn cấp
nhanh?
14. Trường hợp hộp giảm tốc làm việc với tải trọng thay đổi nhiều bậc thì tải trọng
tương đương khi tính toán bộ truyền cơ khí, ổ được lấy thế nào? Tại sao?
15. Nêu cơ sở xác định hệ số  ba hoặc Kbe khi thiết kế bộ truyền bánh răng trụ và răng
côn. Cách chọn cụ thể các hệ số này trong hộp giảm tốc đã thiết kế.
16. Tại sao với bộ truyền bánh răng trụ thường lấy bề rộng bánh răng nhỏ lớn hơn bề
rộng bánh răng lớn còn bộ truyền bánh răng côn không lấy như vậy?
17. Nêu cơ sở chọn kết cấu bánh răng. Các bánh răng đã thiết kế được chọn kết cấu như
thế nào, tại sao. Nêu điều kiện chế tạo bánh răng liền trục và ưu nhược điểm của
bánh răng liền trục.
18. Trình bày cách xác định ứng suất cho phép của bộ truyền bánh răng. Tại sao ứng
suất cho phép được tính qua hai bước: tính sơ bộ và tính chính xác?
19. Ứng suất cho phép của bộ truyền bánh răng thẳng và răng nghiêng được xác định
khác nhau như thế nào, tại sao?
20. Nêu biện pháp xử lý khi kiểm nghiệm mà sức bền tiếp xúc hoặc sức bền uốn của bộ
truyền bánh răng không thỏa mãn?
21. Nêu cơ sở chọn góc nghiêng  của bộ truyền bánh răng trụ răng nghiêng. Góc
nghiêng  của bánh răng trong hộp giảm tốc bánh răng trụ hai cấp khai triển, hộp
giảm tốc bánh răng trụ hai cấp phân đôi; Góc nghiêng  của bánh răng chữ V được
lấy trong phạm vi nào? Tại sao?
22. Các chi tiết máy trong hộp giảm tốc bạn đã thiết kế có được kiểm tra quá tải không?
Tại sao phải kiểm tra? Hệ số quá tải bằng bao nhiêu? Hãy chứng minh công thức khi
kiểm tra quá tải cho bộ truyền bánh răng: ;
23. Trình bày cách chọn vật liệu và cách xác định ứng suất cho phép của bộ truyền trục
vít- bánh vít trong đồ án của bạn.
24. Góc nâng của bộ truyền trục vít bánh vít thường được lấy trong phạm vi nào, tại
sao? Cách lựa chọn hệ số đường kính q và ý nghĩa của q.
25. Nêu cơ sở xác định số đầu mối ren của trục vít. Giải thích cách chọn số đầu mối ren
trong đồ án của bạn.
26. Cách xác định chiều dài cắt ren của trục vít?
27. Tại sao truyền động trục vít bánh vít phải tính kiểm nghiệm nhiệt, trình bày cụ thể
cách tính cho truyền động trục vít bánh vít trong đồ án của bạn. Các biện pháp xử lý
nếu tính kiểm nghiệm nhiệt không thoả mãn ?
28. Vị trí bố trí bộ truyền đai, bộ truyền xích trong hệ dẫn động được bố trí thế nào, tại
sao?
29. Nêu ưu nhược điểm của loại đai mà bạn đã chọn. Lý do bạn chọn loại đai đó?
30. Tại sao phải quy định số dây đai thang tối đa? Nếu khi tính toán số dây đai vượt quá
giá trị tối đa thì có thể xử lí thế nào?
31. Tại sao phải quy định góc ôm tối thiểu trên bánh đai nhỏ? Nêu các biện pháp xử lý
nếu góc ôm khi tính toán không thoả mãn điều kiện.
32. Tại sao phải kiểm tra số vòng chạy tối đa của đai. Nêu cách kiểm tra và biện pháp xử
lý nếu số vòng chạy của đai trong một giây của đai vượt quá giới hạn.
33. Trình bày cách chọn số răng đĩa xích và số mắt xích.Trường hợp nào phải chọn xích
nhiều dãy, số dãy xích tối đa nên chọn là bao nhiêu, vì sao?
34. Nêu cách xác định chiều quay của các trục trong hệ thống dẫn động. Hộp giảm tốc
mà bạn đã thiết kế có thể làm việc theo chiều quay ngược lại có được không, tại sao?
35. Nêu cơ sở chọn chiều nghiêng hợp lý cho răng bánh răng, bánh vít, ren trục vít trong
các hộp giảm tốc nhiều cấp.
36. Trình bày cách kiểm tra bôi trơn, chạm trục cho hộp giảm tốc mà bạn đã thiết kế.
Các biện pháp xử lý khi các điều kiện trên không thoả mãn?
37. Nêu các phương pháp bôi trơn các CTM truyền động và cách chọn mức dầu bôi trơn
cho hộp giảm tốc mà bạn đã thiết kế.
38. Các trục trong hộp giảm tốc của bạn đã được thiết kế theo chỉ tiêu gì, tại sao?
39. Tại sao cần quan tâm đến độ bền mỏi của trục? Nêu trình bày trình tự, ý nghĩa của
các bước tính thiết kế trục theo độ bền mỏi? Khi nào có thể bỏ qua một trong các
bước tính đó?
40. Trình bày các phương pháp tính sơ bộ trục? Tại sao tính sơ bộ trục chỉ tính qua
momen xoắn?
41. Trình bày nội dung của bước tính gần đúng trục. Tại sao bước tính này chỉ gọi là
tính gần đúng?
42. Trình bày nội dung của bước tính chính xác trục. Nêu các biện pháp xử lý khi kiểm
tra hệ số an toàn không thoả mãn điều kiện.
43. Cơ sở để xác định kết cấu trục hợp lý. Vận dụng vào việc xác định các kết cấu trục
trong đồ án đã thiết kế.
44. Nêu các nhân tố ảnh hưởng đến sức bền mỏi của các trục trong đồ án của bạn. Có
những biện pháp nâng cao sức bền mỏi gì và cụ thể bạn đã sử dụng các biện pháp
nào, tại sao bạn lại sử dụng các biện pháp đó?
45. Tại sao phải kiểm nghiệm độ cứng của trục? Trình bày cách kiểm nghiệm và các
biện pháp khắc phục khi trục không đủ độ cứng.
46. Nêu các lời khuyên khi lựa chọn các loại ổ lăn. Bạn đã vận dụng các lời khuyên đó
thế nào khi chọn ổ cho đồ án của bạn?
47. Ổ lăn trong hộp giảm tốc đã được tính chọn theo chỉ tiêu nào, tại sao? Nêu các biện
pháp xử lý khi kiểm nghiệm ổ mà không đủ khả năng tải động (Cđ >Cb).
48. Nêu cơ sở chọn sơ đồ bố trí ổ, phân tích ưu, nhược điểm của sơ đồ bố trí ổ đã chọn.
49. Trình bày cách điều chỉnh ổ lăn khi mòn.
50. Trình bày cách chọn và tính then. Nêu các biện pháp xử lý nếu then không thoả mãn
các điều kiện bền. Tại sao các rãnh then trên cùng một trục lại bố trí trên cùng một
đường sinh?
51. Trình bày cách kiểm tra và điều chỉnh vị trí ăn khớp đúng của bộ truyền bánh răng
côn và bộ truyền Trục vít - bánh vít.
52. Nêu cơ sở chọn chế độ lắp cho các mối lắp trong hộp giảm tốc (lắp các CTM truyền
động với trục; lắp ổ lăn; lắp nắp ổ với lỗ vỏ hộp; lắp vòng chắn dầu với trục…). Vẽ
biểu diễn định tính vị trí các miền dung sai của các mối lắp đó.
53. Nêu cách xây dựng kết cấu vỏ HGT trong đồ án của bạn.
54. Nêu công dụng và kết cấu của các CTM: Căn điều chỉnh; cốc lót (của cụm trục I
trong HGT bánh răng hai cấp côn-trụ); chốt định vị; vòng định vị; bạc chặn; que
thăm dầu; cửa thăm; vít tách; vít tháo dầu; vòng chắn dầu; phớt chắn mỡ…
55. Trình bày cách tra các dung sai chế tạo (dung sai kích thước, dung sai vị trí tương
quan, dung sai hình dáng hình học); Cách tra độ nhám bề mặt của các CTM trong
bản vẽ chế tạo.
56. Nêu và giải thích các yêu cầu kĩ thuật trên bản vẽ chế tạo (độ đảo, độ đồng tâm, độ
đối xứng, chế độ nhiệt luyện…).
57. Nêu, giải thích: Cách ghi kích thước; dung sai; yêu cầu kỹ thuật trên bản vẽ lắp và
bản vẽ chế tạo.
58. Nêu cách liệt kê chi tiết và giải thích cách kí hiệu các CTM trong bảng kê CTM của
bản vẽ lắp.

You might also like