You are on page 1of 7

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA QUẢN TRỊ


LỚP: 119 – QUẢN TRỊ - LUẬT 45 B1

MÔN: PHÁP LUẬT THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ


BUỔI THẢO LUẬN LẦN 1
NHÓM 3

Số thứ tự Họ và tên MSSV


1 Đoàn Thị Hương Ly 2053401020106

2 Lê Tấn Phát 2053401020163

3 Phạm Bảo Quyên 2053401020176

4 Phan Trần Trúc Quyên 2053401020177

5 Nguyễn Trúc Quỳnh 2053401020180

6 Trần Tạ Minh Sáng 2053401020182

7 Trương Thị Thu Sương 2053401020183

8 Lê Nguyễn Hồng Thắm 2053401020187

9 Nguyễn Ngọc Anh Thư 2053401020204

10 Phan Anh Thư 2053401020206

11 Tiết Như Tiên 2053401020219


MỤC LỤC
Câu hỏi lý thuyết:....................................................................................................................... 2
Bài tập 1..................................................................................................................................... 2
1. Công ty A (thương nhân Việt Nam, có trụ sở tại TPHCM) ký hợp đồng mua hàng của
một thương nhân Pháp (thương nhân ở nước xuất khẩu) để bán cho một thương nhân Anh
(thương nhân ở nước nhập khẩu) mà không làm thủ tục xuất khẩu và nhập khẩu tại Việt
Nam và các bên thỏa thuận chọn luật áp dụng là pháp luật thương mại của Pháp..............3
2. Công ty B (doanh nghiệp có vốn đầu tư của Hàn Quốc và là DN chế xuất trong khu chế
xuất Tân Thuận –TPHCM) ký hợp đồng mua bán hàng hoá với công ty C (trụ sở Quận 3,
Tp.HCM), theo đó hàng hoá được bên bán đưa ra khỏi khu chế xuất để giao cho bên mua
và các bên đã thoả thuận chọn luật áp dụng là pháp luật thương mại của Hàn Quốc..........3
3. Công ty D (doanh nghiệp cung ứng dịch vụ công ích) ký hợp đồng cung cấp dịch vụ
chăm sóc cây xanh cho công ty TNHHMTV Thảo Cầm Viên Sài Gòn..............................4
Bài tập 2..................................................................................................................................... 4

1
Câu hỏi lý thuyết:

5. Có ý kiến cho rằng, trên cơ sở nguyên tắc tự do thỏa thuận, hai bên đều là thương
nhân Việt Nam trong một hợp đồng mua bán hàng hóa được xác lập và thực hiện tại Việt
Nam có quyền thỏa thuận trong hợp đồng rằng, hợp đồng này chỉ chịu sự điều chỉnh của
Bộ luật Dân sự 2015. Căn cứ quy định pháp luật liên quan, hãy nhận xét về ý kiến trên.
Trả lời: Ý kiến trên là sai. 
- Đầu tiên, trong câu hỏi lý thuyết có đề cập khi hai bên đều là thương nhân Việt Nam và
hợp đồng mua bán hàng hóa này được xác lập và thực hiện tại Việt Nam thì có thể
khẳng định rằng hoạt động mua bán này sẽ chịu sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam
cụ thể là LTM 2005 bởi nó thỏa các điều kiện luật định tại khoản 1 Điều 1 LTM 2005 là
“hoạt động thương mại” và “trên lãnh thổ nước CHXHCNVN”. 
- Thứ hai, áp dụng khoản 2 Điều 4 LTM 2005: “Hoạt động thương mại đặc thù được quy
định trong luật khác thì áp dụng quy định của luật đó” - khi các hoạt động thương mại
hay cụ thể ở đây là hợp mua bán hàng hóa này có chịu sự điều chỉnh tại một luật đặc thù
khác. Bởi LTM chỉ là một bộ phận của PLTM và nó đóng vai trò trọng tâm, vì thế LTM
nó chỉ quy định những gì chung nhất của hoạt động thương mại và từ đó những hoạt
động thương mại có đặc thù, có tính chuyên ngành thì sẽ được quy định ở những văn
bản quy phạm pháp luật riêng. Như vậy, quy tắc áp dụng luật thương mại mang tính
chất dẫn chiếu: nếu đã được quy định trong luật chuyên ngành rồi thì sẽ áp dụng luật
chuyên ngành đó chứ không phải áp dụng LTM 2005 nữa.
- Cuối cùng, nếu những vấn đề pháp lý của hoạt động thương mại không được quy định
trong LTM và luật chuyên ngành thì sẽ áp dụng BLDS được quy định tại khoản 3 Điều
4 LTM 2005 và ngược lại, nếu những vấn đề này đã được quy định trong LTM hay luật
chuyên ngành thì không được áp dụng BLDS. 
Như vậy, trong bài tập, mặc cho hai bên thương nhân Việt Nam có thỏa thuận trong hợp đồng
như thế nào đi nữa thì cũng không thể lựa chọn ngay BLDS để điều chỉnh mà phải theo trình tự
đã được đề cập phía trên. 

Bài tập 1

Hãy xác định pháp luật nào được áp dụng để điều chỉnh các quan hệ hợp đồng sau? Giải
thích?

2
1. Công ty A (thương nhân Việt Nam, có trụ sở tại TPHCM) ký hợp đồng mua hàng của
một thương nhân Pháp (thương nhân ở nước xuất khẩu) để bán cho một thương nhân
Anh (thương nhân ở nước nhập khẩu) mà không làm thủ tục xuất khẩu và nhập khẩu tại
Việt Nam và các bên thỏa thuận chọn luật áp dụng là pháp luật thương mại của Pháp.

Trả lời:
- Quan hệ hợp đồng giữa Công ty A (thương nhân Việt Nam, có trụ sở tại TPHCM) và
thương nhân Pháp là hợp đồng mua bán hàng hóa. → Đây là hoạt động thương mại theo
khoản 1 Điều 3 LTM 2005.
- Chủ thể của hợp đồng này là thương nhân với thương nhân nên Luật Thương mại sẽ
điều chỉnh quan hệ hợp đồng này.
- Trong trường hợp trên, việc giao kết hợp đồng giữa công ty A và thương nhân Pháp sẽ
được điều chỉnh theo Luật Thương mại Pháp. Bởi theo khoản 2 Điều 5 LTM 2005 có
quy định: “Các bên trong giao dịch thương mại có yếu tố nước ngoài được thoả thuận
áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế nếu pháp luật nước ngoài,
tập quán thương mại quốc tế đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật
Việt Nam”. Theo đó:
 Hợp đồng mua bán hàng hóa giữa công ty A và thương nhân Pháp là một giao
dịch thương mại có yếu tố nước ngoài, theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều
663 BLDS 2015 quy định giao dịch thương mại có yếu tố nước ngoài là giao
dịch thương mại có ít nhất một trong các bên tham gia là thương nhân nước
ngoài.
 Tình huống trên thỏa các điều kiện là một giao dịch thương mại có yếu tố nước
ngoài và pháp luật Việt nam cho các bên được tự do thỏa thuận chọn luật để áp
dụng nhưng không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam. 
→ Vì vậy, hai bên đã thỏa thuận áp dụng luật thương mại Pháp thì hợp đồng này sẽ áp dụng
theo luật thương mại Pháp.

2. Công ty B (doanh nghiệp có vốn đầu tư của Hàn Quốc và là DN chế xuất trong khu chế
xuất Tân Thuận –TPHCM) ký hợp đồng mua bán hàng hoá với công ty C (trụ sở Quận 3,
Tp.HCM), theo đó hàng hoá được bên bán đưa ra khỏi khu chế xuất để giao cho bên mua
và các bên đã thoả thuận chọn luật áp dụng là pháp luật thương mại của Hàn Quốc.

Hợp đồng buôn bán hàng hóa quốc tế = hoặc không bằng hợp đồng buôn bán có yếu tố nước
ngoài
Trả lời:
- Quan hệ hợp đồng giữa Công ty B (doanh nghiệp có vốn đầu tư của Hàn Quốc và là DN
chế xuất trong khu chế xuất Tân Thuận TPHCM) và công ty C (trụ sở Quận 3,
Tp.HCM) là hợp đồng mua bán hàng hóa. → Đây là hoạt động thương mại theo khoản
1 Điều 3 LTM 2005.

3
- Chủ thể của hợp đồng này là thương nhân với thương nhân nên Luật Thương mại sẽ
điều chỉnh quan hệ hợp đồng này.
- Việc các bên đã thoả thuận chọn luật áp dụng là pháp luật thương mại của Hàn Quốc là
không phù hợp với quy định. Bởi:
 Công ty B (doanh nghiệp có vốn đầu tư của Hàn Quốc và là DN chế xuất trong
khu chế xuất Tân Thuận –TPHCM) là thương nhân Việt Nam căn cứ theo khoản
4 Điều 16 LTM 2005. → Bên bán và bên mua đều là thương nhân Việt Nam nên
đây không phải là giao dịch thương mại có yếu tố nước ngoài nên sẽ không thể
dẫn chiếu đến khoản 2 Điều 5 LTM 2005(phải có yếu tố nước ngoại) để thỏa
thuận chọn Luật Việt Nam hay quốc tế để áp dụng.
 Đây là hoạt động thương mại thực hiện hoàn toàn trên lãnh thổ nước Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam nên Luật Thương mại 2005 của Việt Nam sẽ điều
chỉnh cho dù các bên muốn hay không muốn. Cơ sở pháp lý: khoản 1, Điều 1
LTM 2005.
→ Trong trường hợp trên, Luật Thương mại của Việt Nam sẽ điều chỉnh quan hệ hợp đồng
này.

3. Công ty D (doanh nghiệp cung ứng dịch vụ công ích) ký hợp đồng cung cấp dịch vụ
chăm sóc cây xanh cho công ty TNHHMTV Thảo Cầm Viên Sài Gòn.

Trả lời:
- Quan hệ hợp đồng giữa Công ty D (doanh nghiệp cung ứng dịch vụ công ích) và công
ty TNHHMTV Thảo Cầm Viên Sài Gòn là hợp đồng cung ứng dịch vụ. → Đây là hoạt
động thương mại theo khoản 1 Điều 3 LTM 2005.

- Chủ thể của hợp đồng này là người mua dịch vụ với thương nhân cung ứng dịch vụ.

- Vì đây là hoạt động công ích (không nhằm mục đích sinh lợi) nên bên không vì mục
đích sinh lợi (Công ty D) có quyền được chọn luật để áp dụng theo khoản 3 Điều 1
LTM 2005. Theo đó:
 Sẽ áp dụng Luật Thương mại nếu bên không vì mục đích sinh lợi chọn áp dụng
luật này.
 Nếu bên không vì mục đích sinh lợi không lựa chọn áp dụng LTM 2005. Căn cứ
theo khoản 2 Điều 4 LTM 2005 thì quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp cung
ứng sản phẩm, dịch vụ công ích sẽ áp dụng theo LDN 2020 cụ thể là Điều 9
LDN 2020. → Luật Doanh nghiệp sẽ điều chỉnh quan hệ hợp đồng trên.

Bài tập 2

Sự việc:
Trong hợp đồng mua bán hàng hóa ký ngày 30/6/2018 giữa Công ty A (bên bán) và Công
ty B (bên mua), cả hai đều có trụ sở tại TP. Hồ Chí Minh, các bên thỏa thuận Công ty A
giao 10 tấn thép cuộn tấm cán nóng dày 2mm xuất xứ Hàn Quốc cho Công ty B vào ngày
15/7/2018 với giá 12,5 triệu đồng/tấn, thanh toán trong vòng 5 ngày kể từ ngày giao
hàng. 
4
Hàng được giao đúng thỏa thuận vào ngày 15/7/2018. Đến ngày 16/7/2018, qua điện thoại,
Công ty B đề nghị Công ty A giao thêm 5 tấn thép cùng loại, chậm nhất đến ngày
20/7/2018 và công ty B sẽ thanh toán ngay cho cả hai lần giao hàng. Nhưng trong cuộc
điện thoại đó hai bên không đề cập đến giá cả. 
Ngay sau khi giao thêm 5 tấn thép cùng loại vào ngày 20/7/2018, Công ty A yêu cầu công
ty B thanh toán giá 5 tấn thép giao đợt sau với giá 13,0 triệu đồng/tấn với lý do giá thép
cuộn tấm cán nóng xuất xứ Hàn Quốc trung bình trên thị trường vào ngày 20/7/2018 là
13,0 triệu đồng/tấn.  Cụ thể:
10 tấn x 12.500.000 đồng = 125.000.000 đồng
+
05 tấn x 13.000.000 đồng =   65.000.000 đồng
= Tổng cộng: 190.000.000 đồng
Công ty B chỉ chấp nhận trả tiền cho 5 tấn thép giao ngày 20/7/2018 bằng với giá thép
giao ngày 15/7/2018 là 12,5 triệu đồng/tấn, do Công ty B chỉ đặt thêm số lượng, còn giá cả
thì phải như đã thỏa thuận đối với 10 tấn thép cuộn tấm cán nóng dày 2mm xuất xứ Hàn
Quốc giao trước đó. Do vậy, công ty B chỉ phải thanh toán tổng cộng số tiền là
187.500.000 đồng, còn công ty A phải tự chịu rủi ro do biến động giá cả thị trường, mặt
khác công ty A cũng có thể hưởng lợi nếu giá thị trường ngày 20/7/2018 sụt giảm. Trái lại
công ty A cho rằng trường hợp hai bên không thỏa thuận giá cả thì phải áp dụng giá thị
trường.
Câu hỏi: 
Anh (chị) hãy nêu ý kiến và lập luận ý kiến giải quyết bất đồng nêu trên giữa công ty A
và công ty B.
Trả lời:
Căn cứ theo khoản 3 Điều 400 BLDS 2015 về thời điểm giao kết hợp đồng thì "Thời điểm giao
kết hợp đồng bằng lời nói là thời điểm các bên đã thỏa thuận về nội dung của hợp đồng".

Thỏa thuận của công ty A và công ty B được xác định là đã giao kết hợp đồng tại thời điểm cả
hai công ty đã thỏa thuận về nội dung của hợp đồng, tức là vào ngày 16/7/2018, qua điện thoại,
Công ty B đề nghị Công ty A giao thêm 5 tấn thép cùng loại, chậm nhất đến ngày 20/7/2018 và
công ty B sẽ thanh toán ngay cho cả hai lần giao hàng, tại thời điểm này giá 1 tấn thép là 12,5
triệu đồng). Trong cuộc điện thoại của công ty A và công ty B vào ngày 16/7/2018 không có
đề cập về giá cả.

Theo Điều 52 LTM 2005 quy định: "Trường hợp không có thoả thuận về giá hàng hoá, không
có thoả thuận về phương pháp xác định giá và cũng không có bất kỳ chỉ dẫn nào khác về giá
thì giá của hàng hoá được xác định theo giá của loại hàng hoá đó trong các điều kiện tương tự
về phương thức giao hàng, thời điểm mua bán hàng hoá, thị trường địa lý, phương thức thanh
toán và các điều kiện khác có ảnh hưởng đến giá". Do đó, xác định được rằng thời điểm mua
bán hàng hóa (thời điểm giao kết hợp đồng) là ngày 16/7/2018, nghĩa là nếu bên A và bên B
không có thỏa thuận thay đổi giá cả thì mức giá sẽ theo giá cả trên thị trường tại thời điểm mua
bán hàng hóa.

Trong trường hợp này bên A và bên B không thỏa thuận về giá cả với nhau tại thời điểm mua
bán hàng hóa, vì vậy giá của 5 tấn thép mua thêm sẽ được tính là 12,5 triệu đồng/tấn thép. Vậy
tổng chi phí mà bên công ty B phải thanh toán cho công ty A là 187,5 triệu đồng cho cả hai lần
giao dịch. (Cụ thể, lần giao dịch đầu tiên là 10 tấn x 12,5 triệu =125 triệu, lần giao dịch thứ hai
là 5 tấn x 12,5 triệu = 62,5 triệu).

5
6

You might also like