You are on page 1of 7

SƠ LƯỢC TỔNG QUÁT VỀ ĐỘNG CƠ DC 

 
 Động cơ điện 1 chiều là thiết bị ngoại vi được sử dụng rất rộng rãi do điều khiển đơn
giản, giá cả phải chăng. Bài viết này để trao đổi về đặc tính, các phương pháp điều
khiển, mạch điều khiển phổ biến của động cơ điện 1 chiều.

                  
(Động cơ DC có nhiều ứng dụng trong thực tế)
1. Định nghĩa

  Động cơ một chiều DC ( DC là từ viết tắt của "Direct Current Motors") là Động cơ
điều khiển bằng dòng có hướng xác định hay nói dễ hiểu hơn thì đây là loại động cơ
chạy bằng nguồn điện áp DC- điện áp 1 chiều(Khác với điện áp AC xoay
chiều). Đầu dây ra của đông cơ thường gồm hai dây (dây nguồn- VCC và dây tiếp
đất- GND). DC motor  là một động cơ một chiều với cơ năng quay liên tục.

  Khi bạn cung cấp năng lượng, động cơ DC sẽ bắt đầu quay, chuyển điện năng thành
cơ năng. Hầu hết các động cơ DC sẽ quay với cường độ RPM rất cao ( số vòng quay/
phút). Tốc độ không tải của động cơ DC nếu không giảm tốc có thể đạt từ 1000RPM
tới 40.000RPM. 
2. Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động
Gồm có 3 phần chính stator( phần cảm), rotor ( phần ứng), và phần cổ góp- chỉnh lưu.
                     

                                        (Cấu tạo chi tiết động cơ DC với phần than lộ và phần rotor dây đồng)

1. - Stator của động cơ điện 1 chiều thường là 1 hay nhiều cặp nam châm vĩnh
cửu, hay nam châm điện.
2. - Rotor có các cuộn dây quấn và được nối với nguồn điện một chiều.
3. - Bộ phận chỉnh lưu, nó có nhiệm vụ là đổi chiều dòng điện trong khi chuyển
động quay của rotor là liên tục. Thông thường bộ phận này gồm có một bộ cổ
góp và một bộ chổi than tiếp xúc với cổ góp.
NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG

Pha 1: Từ trường của rotor cùng cực với stator, sẽ đẩy nhau tạo ra chuyển động quay
của rotor.
 

Pha 2: Rotor tiếp tục quay


 

Pha 3: Bộ phận chỉnh điện sẽ đổi cực sao cho từ trường giữa stator và rotor cùng dấu,
trở lại pha 1
                             
                                          (Video Nguyên lý hoạt động của động cơ điện một chiều)

   Nếutrục của một động cơ điện một chiều được kéo bằng 1 lực ngoài, động cơ sẽ
hoạt động như một máy phát điện một chiều, và tạo ra một sức điện động cảm ứng
Electromotive force (EMF). Khi vận hành bình thường, rotor khi quay sẽ phát ra một
điện áp gọi là sức phản điện động counter-EMF (CEMF) hoặc sức điện độngđối
kháng, vì nó đối kháng lại điện áp bên ngoài đặt vào động cơ. Sức điện động này
tương tự như sức điện động phát ra khi động cơ được sử dụng như một máy phát điện
(như lúc ta nối một điện trở tải vào đầu ra của động cơ, và kéo trục động cơ bằng một
ngẫu lực bên ngoài). Như vậy điện áp đặt trên động cơ bao gồm 2 thành phần: sức
phản điện động, và điện áp giáng tạo ra do điện trở nội của các cuộn dây phần ứng.
Dòng điện chạy qua động cơ được tính theo biều thức sau:
I = (V_{Nguon}-V_{Phan Dien Dong})/R_{Phan Ung}
 

3 .Điều chỉnh tốc độ động cơ điện một chiều


Các phương trình điều chỉnh tốc độ.

1. -Thay đổi điện áp phần ứng.


2. -Thay đổi điện trở mạch rotor.
3. -Thay đổi từ thông.

 Trên thực tế phương pháp được sử dụng nhiều nhất là thay đổi điện áp phần
ứng. Trong đó điển hình là phương pháp thay đổi độ rộng xung PWM. Đường
đặc tính cơ của động cơ khi thay đổi điện áp phần ứng như sau.

   

  Hầu hết các loại mạch điều khiển động cơ DC như cầu H hay fet+relay,
L298... đều dùng để thay đổi điện áp phần ứng đặt vào động cơ. Và đảo chiều
động cơ bằng cách thay đổi chiều điện áp đặt lên phần ứng.
  Sau đây cùng xét 1 vài mạch điều khiển động cơ DC. Để điều khiển điện áp
phần ứng thường hay sử dụng nhất là phương pháp điều chế độ rộng xung
(PWM).
Mạch cầu H
 Nguyên lý cơ bản của mạch cầu H 

- Khi L1 và R2 cùng dẫn trong khi R1 và L2 khóa thì dòng điện đi theo chiều
từ dương nguồn qua L1 qua đối tượng ở đây là động cơ qua R2 xuống GND
như vậy động cơ chạy theo chiều từ A sang B.
- Khi R1 và L2 dẫn và L1 và R2 khóa thì dòng điện chạy theo chiều mũi tên
xanh trong hình b động cơ quay theo chiều từ B sang A.
- Đối với mạch cầu H thì điều nghiêm cấm L1 và L2 cùng dẫn hoặc R1 và R2
cùng dẫn. Giả xử L1 và L2 cùng dẫn 1 lúc thì dòng điện từ dương nguồn qua
L1 qua L2 về GND mà điện trở L1 và L2 rất nhỏ chính vì vậy dòng điện vô
cùng lớn sẽ gây hỏng mạch hoặc phá hỏng L1 hoặc L2 hiện tượng này được
gọi là hiện tượng trùng dẫn.
  Để đề phòng hiện tượng này có 1 số loại ic chuyên dụng như IR2184,
IR2103... hoặc nếu sử dụng L298 thì bản thân ic đã phòng chống được hiện
tượng trùng dẫn rồi.

You might also like