You are on page 1of 51

ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÀI TẬP LMS

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: TSKH. NGÔ CÔNG THÀNH


MÔN: MARKETING CĂN BẢN
TÊN: LÊ HOÀNG PHI YẾN
MSSV: HCMVB220204057
NIÊN KHÓA: K2020 VB2/TP4 (Marketing)

TP.HCM, NĂM 2020


1. Cờ của các nước và ý nghĩa?
Cờ Việt Nam
Quốc kỳ Việt Nam hiện nay được công nhận chính thức từ năm 1976. Lá cờ mang
nền đỏ tượng trưng cho màu cách mạng, màu máu của nhân dân đã đổ xuống trong
các cuộc chiến giành độc lập. Ngôi sao vàng tượng trưng cho lí tưởng của Đảng
với năm cánh sao tượng trưng cho năm tầng lớp sĩ, nông, công, thương và binh
cùng đoàn kết.
Cờ Mỹ
Trên cờ Hoa Kỳ xuất hiện 50 ngôi sao đại diện cho 50 bang của đất nước này, 7
sọc đỏ và 6 sọc trắng xen kẻ nhằm đại diện cho 13 tiểu bang được tuyên bố độc
lập đầu tiên trên lãnh thổ Mỹ. Màu đỏ thể hiện lòng dũng cảm, nhiệt huyết; màu
xanh là hiện thân của công lý, chân lý, lòng trung thành sâu sắc; còn màu trắng đại
diện cho niềm hi vọng trong sáng, tinh khiết, tinh thần kỷ luật của nước này
Cờ Vương Quốc Anh
Quốc kỳ Vương Quốc Anh là hình ảnh 3 lá cờ của các nước (3 vùng đất) Anh,
Scotland và Ireland xếp chồng lên nhau.
Trong lá cờ chính có 3 chữ thập chồng chéo lên nhau, trong đó, mỗi chứ thập đại
diện cho 1 vị thánh trông nom, bảo vệ mỗi vùng đất trên. Chữ thập giữa lá cờ của
Anh – biểu tượng đại diện cho thánh George; dấu chéo trắng nền xanh là cờ
Scotland – biểu tượng đại diện cho thánh Andrew; còn dấu chéo màu đỏ là cờ Bắc
Ireland – biểu tượng đại diện cho thánh Patrick.
Cờ Australia (Úc)
Có thể thấy rõ mối quan hệ giữa Úc và Anh khi nhìn vào Quốc kỳ nước này. Nhìn
vào cờ Úc ta thấy hình vẽ Quốc kỳ Anh ở góc trái phía trên. Ngôi sao bảy cánh
lớn nhất trên lá cờ đại diện cho 6 tiểu bang độc lập và một khu tự trị ở phía Bắc
nước này. Năm ngôi sao màu trắng ở nửa bên phải tiêu biểu cho chòm sao Chữ
Thập ở phương Nam.
Cờ Hungary
Có 3 dải màu nằm ngang bằng nhau với màu sắc lần lượt từ trên xuống dưới: Màu
đỏ tượng trưng cho sức mạnh, màu trắng tượng trưng cho niềm tin và màu xanh lá
cây tượng trưng cho hy vọng.
Cờ Italy (Ý)
Lá cờ ba màu Xanh – Trắng – Đỏ được sử dụng làm quốc kỳ Ý. Có một số thì cho
rằng, màu xanh lá cây đại diện cho đồng bằng xanh tươi, màu trắng tiêu biểu cho
những ngọn núi tuyết phủ và màu đỏ là máu của những chiến sĩ ngã xuống vì nền
độc lập của tổ quốc.
Nhưng một số khác lại dựa trên những phẩm hạnh mang màu sắc tôn giáo: màu
xanh lá cây tượng trưng cho hy vọng, màu trắng cho niềm tin, còn màu đỏ thể hiện
lòng bao dung nhân ái.
Cờ Mexico
Ba màu sắc trên lá cờ của Mexico tượng trưng cho màu của đội quân giải phóng
Mexico trong cuộc chiến tranh giành độc lập đầy cam go. Còn hình ảnh Quốc huy
bạn phân biệt với cờ Ý dựa theo một truyền thuyết cổ của người Aztec. Hình ảnh
một con chim đại bàng chân quắp theo một con rắn đậu trên cành cây xương rồng
mọc trên một mỏm đá gần hồ nước. Một vị thần của người Aztec đã báo điềm cho
người dân bộ tộc này khi thấy con đại bàng mang theo con rắn đậu xuống nơi nào
thì đó chính là vùng đất lành để họ xây dựng kinh đô mới, đó là kinh đô
Tenochtítlan, nay chính là Thành phố México – thủ đô của đất nước này.
Cờ Nhật
Ngày 27/2/1870, lá cờ quốc gia của Nhật Bản có tên gọi chính thức là Nisshoki,
mang ý nghĩa “Ánh nắng mặt trời” và cũng được gọi là Hinomaru trong đó có
nghĩa là “Vòng tròn của mặt trời”.
Thiết kế cờ của Nhật Bản đơn giản với một vòng tròn màu đỏ trên nền trắng. Màu
trắng tượng trưng cho thuần khiết và chính trực, màu đỏ tượng trưng cho sự chân
thành và nhiệt tình.
Cờ Ba Lan
Quốc kì Ba Lan gồm nửa trên màu trắng và nửa dưới màu đỏ. Trong truyền thuyết
của người Ba Lan, vào thế kỉ thứ 6, một người tù trưởng của 1 bộ lạc ở Ba Lan đã
tìm thấy tổ của 1 con chim ưng với màu trắng tuyệt đẹp, ông bèn lấy đó làm dấu
hiệu xây dựng ở đó một thành lũy. Từ đó về sau, ngôi thành nhỏ này trở thành nơi
phát triển của nền văn hóa Ba Lan. Màu trắng do đó tượng trưng cho chim ưng
còn màu đỏ tượng trưng cho dân tộc.
Cờ Indonesia
Theo tiếng Indonesia gọi lá cờ là “Sang Merah Putih”, thiết kế lá cờ có hai màu
đỏ và trắng tạo thành hai băng ngang bằng nhau. Băng màu đỏ ở trên, băng màu
trắng ở dưới. Màu đỏ tượng trưng cho lòng dũng cảm. Màu trắng tượng trưng cho
sự trong sáng, tinh khiế t.
Cờ Cộng Hòa Séc
Quốc kỳ Cộng hòa Séc cũng là quốc kỳ của Tiệp Khắc cũ trước kia. Sau sự giải
thể của Tiệp Khắc, lá cờ Tiệp Khắc vẫn được giữa làm cờ của Cộng hòa Séc
Màu trắng và màu đỏ trên lá cờ là hai màu sắc của lá cờ Bohemia, vùng ở miền
tây Cộng hòa Séc ngày nay. Lúc đầu lá cờ gồm hai dải màu nằm ngang bằng nhau
trắng và đỏ được sử dụng nhưng do trùng với hình ảnh quốc kỳ Ba Lan nên có
thêm một hình tam giác màu xanh lam được thêm vào năm 1920, tượng trưng cho
xứ Moravia.
Cờ Pháp
Được ra đời trong cuộc Cách mạng năm 1789, khi đó dân quân mở cuộc tấn công
phá ngục Bastille ở Paris. Hình ảnh quân lính cách mạng đầu đội mũ xanh dương
– đỏ – trắng lúc bấy giờ được lấy làm nền cho màu lá cờ. Quốc kỳ Pháp thiết kế 3
dải dọc màu xanh da trời, trắng, và đỏ tượng trưng cho Tự do – Bình đẳng – Bác
ái.
Cờ Phần Lan
Phần màu sắc trên lá cờ biểu hiện các đặc điểm thiên nhiên của đất nước này. Màu
xanh lam đại cho bầu trời cao vút và sông hồ sâu thẳm, còn phần màu trắng tượng
trưng cho tuyết rơi và những đêm trắng, một hiện tượng thiên nhiên thú vị thường
xuất hiện vào mùa hè tại Phần Lan.
Cờ Đan Mạch
Là một lá cờ màu đỏ, có hình thập tự màu trắng kéo dài tới các cạnh. Thiết kế hình
thánh giá trên cờ thể hiện cho Kitô giáo
Quốc kỳ Đan Mạch được xem là quốc kỳ lâu đời nhất được liên tục sử dụng cho
đến nay, Sách kỷ lục Guinness (năm 2010) đã phong cho “Dannebrog” (Tên lá
Quốc kỳ) là “quốc kỳ lâu đời nhất thế giới” hiện vẫn còn được sử dụng
Cờ Na Uy
Quốc kỳ này là điểm xuất phát cho 2 chữ thập được tách của Quốc kỳ của Đan
Mạch và Thụy Điển. Các màu đỏ, trắng và xanh được làm nổi bật lên bởi màu sắc
của cuộc Cách mạng Pháp (French Revolution), và biểu tượng của sự tự do.
Cờ Thụy Điển
Theo như một truyền thuyết, vào thế kỷ thứ 12, đức vua Eric the Holy của Thụy
Điển đã trông thấy một chữ thập màu vàng trên nền trời xanh và từ đó thiết kế ra
lá cờ cho riêng mình. Nhưng có người cũng cho rằng chữ thập lá Quốc kỳ của
người Thụy Điển có thể chỉ là một bản khác của quốc kỳ Đan Mạch.
Cờ Đức
Đen, đỏ và vàng (màu gold chứ không phải yellow) trên Quốc kỳ Đức có đặc tả
lại đồng phục của bính lính của Đức trong những năm đầu 1800. Những người
lính mặc bộ đồ màu đen với viền đỏ và nút áo màu vàng.
Cờ Nam Phi
Chữ “Y” trên lá cờ là biểu tượng của sự thống nhất của đất nước này. Thiết kế với
màu đen đại diện màu da hay nhân dân, màu xanh lá là tượng trưng cho đất đai
màu mỡ của đất nước Nam Phi, màu đỏ, trắng, xanh da trời được đại diện cho
những người nhập cư Boer.
Cờ Brazil
Có nền xanh lá mà phía trên là một hình thoi màu vàng lớn đặt ở trung tâm. Một
vòng tròn màu xanh được đặt bên trong hình thoi, cùng với 27 ngôi sao màu trắng
có kích thước khác nhau, là sự sắp xếp trong hình dạng của chòm sao Phương
Nam. Một dòng chữ màu trắng cũng chạy qua các vòng tròn màu xanh, ghi khẩu
hiệu của Brasil: Ordem e Progresso (“Trật tự và Phát triển”)
Cờ Campuchia
Đỏ và xanh là màu truyền thống của Campuchia, còn ngôi đền màu trắng tượng
trưng cho Angkor Wat. Đây là quốc kỳ duy nhất trên thế giới xuất hiện một công
trình xây dựng.
Cờ Áo
Đây là một trong những lá cờ cổ xưa nhất thế giới. Theo truyền thuyết, vào năm
1191, sau trận chiến ác liệt trong cuộc Thập tự chinh lần thứ ba, chiếc áo dài trắng
của Công tước Áo Leopold V bị dính đầy máu. Sau khi chiếc đai được bỏ ra để lộ
một dải màu trắng muốt không vấy máu. Sự kết hợp giữa màu đỏ - trắng - đỏ đã
được Công tước thiết kế cho mẫu cờ nước Áo.
Cờ Trung Quốc
Màu đỏ tượng trưng cuộc cách mạng, 4 ngôi sao nhỏ tượng trưng cho giai cấp
công nhân, nông dân, tiểu tư sản và tư sản dân tộc. Còn ngôi sao lớn tượng trưng
cho đảng Cộng sản Trung Quốc.
Cờ Ethiopia
Màu xanh tượng trưng hy vọng và đất đai màu mỡ. Màu vàng tượng trưng cho
công lý và hòa hợp. Màu đỏ tượng trưng cho sự hy sinh và chủ nghĩa anh hùng
trong việc bảo vệ đất đai. Hình tròn trung tâm được thêm vào năm 1996, tượng
trưng cho hòa bình, đoàn kết và bình đẳng của các dân tộc ở Ethiopia.
Cờ Triều Tiên
Dải màu đỏ lớn tượng trưng cho truyền thống cách mạng, dải màu trắng hẹp tượng
trưng cho sự trong sạch, sức mạnh và phẩm giá. Còn dải màu xanh tượng trưng
cho chủ quyền, hòa bình và tình hữu nghị. Ngôi sao màu đỏ trung tâm tượng trưng
cho chủ nghĩa xã hội.
Cờ Hàn Quốc
Quốc kỳ của Hàn Quốc được gọi là Taegukgi. Màu trắng là màu truyền thống của
quốc gia này, đại diện cho hòa bình và sự trong sạch. Màu đỏ và xanh tượng trưng
cho các lực lượng xấu và tốt trong vũ trụ, hay còn gọi là âm và dương. 4 góc là 4
thẻ bài bát quái thể hiện các nguyên tắc vận động và hài hòa như 4 mùa, 4 hướng...
Cờ Nepal
Đây là quốc gia duy nhất mà quốc kỳ không phải hình chữ nhật hoặc hình vuông.
Hai tam giác chồng lên nhau này đại diện cho Ấn độ giáo và Phật giáo. Màu đỏ
tượng trưng cho đỗ quyên, quốc hoa của Nepal, đồng thời là ký hiệu của chiến
thắng và hòa hợp. Mặt trăng tượng trưng cho sự thanh thản và thời tiết mát mẻ
trên dãy Himalaya, còn mặt trời là hiện thân cho sức nóng của các khu vực thấp
của Nepal.
Cờ Philippines
Màu xanh tượng trưng cho hòa bình và sự công bằng, màu đỏ là biểu tượng của
sự dũng cảm. Các tia nắng mặt trời gợi nhắc đến 8 tỉnh đầu tiên thoát khỏi sự thống
trị của Tây Ban Nha, các ngôi sao đại diện cho ba vùng địa lý lớn của đất nước:
Luzon, Visayas và Mindanao.
Cờ Argentina
Màu xanh nhạt và trắng đại diện cho bầu trời trong và tuyết trên dãy Andes. Mặt
trời với hình mặt người được biết đến như "Mặt trời tháng 5", đại diện cho nền
độc lập Argentina cũng như Inti, thần mặt trời thời Inca.
Cờ Vatican
Màu vàng tượng trưng cho sức mạnh tinh thần của Giáo hoàng, và màu trắng đại
diện cho sức mạnh vật chất của người. Ở giữa phần trắng là huy hiệu của Tòa
thánh gồm vương miện 3 tầng và hai chìa khóa thánh gác chéo.
Cờ ASEAN
Lá cờ tượng trưng cho sự hòa bình, bền vững, đoàn kết và năng động của ASEAN.
Bốn màu của lá cờ là: xanh, đỏ, trắng và vàng. Màu xanh tượng trưng cho hòa
bình và sự ổn định. Màu đỏ thể hiện động lực và can đảm. Màu trắng nói lên sự
thuần khiết còn màu vàng tượng trưng cho sự thịnh vượng.
Cờ ASEAN được lấy biểu tượng là thân cây lúa do các nước ở Đông Nam Á chủ
yếu là các nước nông nghiệp. 10 thân cây lúa thể hiện ước mơ của các nhà sáng
lập ASEAN cho một ASEAN với sự tham dự của 10 nước Đông Nam Á, cùng
nhau gắn kết tạo dựng tình bạn và sự đoàn kết. Vòng tròn tượng trưng cho sự thống
nhất của 10 quốc gia Đông Nam Á.
Cờ EU
Một vòng tròn gồm những ngôi sao vàng tượng trưng cho sự liên kết và sự hài hòa
giữa các dân tộc Âu châu. Số ngôi sao không liên hệ gì với số quốc gia hợp thành.
12 ngôi sao tượng trưng cho sự hoàn hảo, trọn vẹn và nhất quán, cũng như lá cờ sẽ
giữ mãi không đổi cho dù số thành viên có tăng lên.
2. Tiền các nước? Nước nào sử dụng đồng đô la?
Tổng cộng có 164 loại đơn vị tiền tệ quốc gia trên thế giới. Mặc dù số lượng các
quốc gia độc lập là 197, cộng với hàng chục vùng lãnh thổ phụ thuộc. Nguyên
nhân là do một số nước không có đồng tiền riêng và sử dụng ngoại tệ như đồng
tiền chính.
Cũng chính vì vậy đồng Euro được sử dụng như đồng tiền chính ở 35 quốc gia và
vùng lãnh thổ trên toàn cầu. Đồng Đôla Mỹ được sử dụng ở 10 quốc gia bên ngoài
và ở Mỹ. Đồng CFA Franc Tây Phi – sử dụng ở 8 quốc gia và đồng CFA Franc
Trung Phi – sử dụng ở 6 nước Châu Phi. Đồng Đôla Đông Caribe được sử dụng
chính ở 6 nước vùng Caribbean.
Tuy nhiên, hiện nay, chỉ có 10 loại tiền tệ phổ biến nhất thế giới được sử dụng và
dễ tiến hành trao đổi, buôn bán, kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ.
Danh sách 10 loại tiền tệ phổ biến nhất thế giới hiện nay bao gồm:
– Đô la Mỹ (USD): Đây là đồng tiền của nước Mỹ, đồng thời cũng là đồng tiền
mạnh nhất hiện nay trên toàn thế giới. Người ta thường sử dụng đô la Mỹ trong
các giao dịch quốc tế và được đánh giá là “ông vua tiền tệ”. Hơn nữa, đô la Mỹ là
một trong những đồng tiền dự trữ hàng đầu trên thế giới.
– Đồng euro (EUR): Euro là đồng tiền chung của Châu Âu, được sử dụng chung
cho các nước thuộc khối liên minh EU gồm có 18 nước. Đồng tiền euro có sự ảnh
hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế trên toàn thế giới. Đồng thời, đây cũng là
đồng tiền mang lại nhiều lợi thế nhất cho thị trường tỷ giá hối đoái và các chi phí
ngoại tệ khi phát sinh.
– Bảng Anh: Là đồng tiền tệ lớn thứ ba trên thế giới hiện nay chỉ sau đô la Mỹ
và euro. Trên thị trường ngoại hối, bảng Anh được sử dụng để giao dịch khá nhiều
và là đồng tiền có sức ảnh hưởng khá lớn tới các ngành kinh tế thuộc nhiều quốc
gia trên thế giới.
– Đồng Yên của Nhật: Là quốc gia phát triển hàng đầu tại Châu Á và có vị thế
phát triển hàng vững vàng trên trường quốc tế nên không có gì ngạc nhiên khi
đồng yên Nhật lại là đồng tiền tệ phổ biến hiện nay. Tính đến thời điểm hiện nay,
Yên Nhật vẫn đang giữ được vị trí không hề thay đổi trên thế giới.
– Đồng đô la Canada: Hiện đang là đồng tiền tệ trao đổi hàng hóa phổ biến thứ 5
trên thế giới hiện nay. Cho đến thời điểm hiện nay, đồng đôla Canada đã chính
thức trở thành đồng tiền dự trữ trong Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
– Đồng đô la Australia: Nước Úc là một quốc gia cực kỳ phát triển, vì vậy đồng
đô la Úc là đồng tiền được săn đón khá nhiều hiện nay. Vì vậy, sử dụng đô la Úc
cũng giúp cho các sự phát triển kinh tế trên toàn thế giới.
– Đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc: Hiện nay, sự phủ sóng của Trung Quốc là
điều mà chúng ta khó có thể phủ nhận. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi đồng
nhân dân tệ trở thành 1 trong 10 loại tiền tệ phổ biến nhất thế giới. Chính phủ
Trung Quốc hiện đã và đang không ngừng thực hiện các chính sách hỗ trợ để quốc
tế hóa đồng tiền này một cách nhanh nhất có thể.
– Đồng đô la Singapore: Đây là đồng tiền có tính ứng dụng mạnh mẽ trên thị
trường. Mặc dù, Singapore chỉ là một quốc đảo nhưng lại là quốc gia phát triển
hàng đầu tại Châu Á. Chính vì vậy, việc sử dụng đô la Sing mang tính chuyển đổi
linh hoạt rất cao.
– Đồng Franc Thụy Sĩ: Là đồng tiền đến từ Thụy Sĩ, một quốc gia phát triển tại
Châu Âu. Franc có tính linh hoạt cao và có giá trị trong thị trường hối đoái.
– Đồng đô la Hồng Kông: Khi tách ra khỏi Trung Quốc, Hồng Kông đã hình thành
đồng tiền riêng để thực hiện các hoạt động trao đổi buôn bán, giao dịch thương
mại. Trải qua nhiều năm khôi phục và phát triển kinh tế, Hồng Kông đã dần khẳng
định vị thế của mình trên trường quốc tế. Từ đó, đồng đô la Hồng Kông cũng trở
thành một trong những đồng tiền được lưu hành phổ biến trên toàn thế giới.
Một số quốc gia ngoài Hoa Kỳ sử dụng đồng đô la Mỹ làm đơn vị tiền tệ chính
thức. Ecuador, El Salvador, Zimbabwe và Đông Timor dùng đô la Mỹ. Các cựu
thành viên trong nhóm Lãnh thổ Tín nhiệm Các đảo Thái Bình Dương (Trust
Territory of the Pacifi Islands) dưới sự quản lý của Hoa Kỳ, kể
cả Palau, Micronesia và Quần đảo Marshall, đã không phát hành tiền riêng sau khi
họ độc lập.
3. Mã vạch của các nước?
Có 2 loại: Mã UPC và mã EAN
Mã UPC (Universal product code): dùng cho Mỹ và Canada
Mã EAN (European article number): hầu hết thế giới, có 2 loại: EAN-8 và EAN-
13.
Mã số EAN-8: dành cho sản phẩm nhỏ, không ghi đủ mã EAN-13. Cách đọc từ
trái sang phải:
Mã quốc gia: hai hoặc ba chữ số đầu.
Mã mặt hàng: có thể là bốn, năm số.
Số cuối cùng là số kiểm tra.
Mã số EAN-13 gồm 13 con số có cấu tạo như sau: từ trái sang phải
Mã quốc gia: hai hoặc ba chữ số đầu. Mã quốc gia do tổ chức mã số vật phẩm
quốc tế cấp cho các quốc gia là thành viên của tổ chức này. Mã số quốc gia của
Việt Nam là 893.
Mã doanh nghiệp: có thể gồm từ bốn, năm hoặc sáu chữ số do tổ chức mã số vật
phẩm quốc gia cấp cho các nhà sản xuất là thành viên của họ. Ở Việt Nam, mã
doanh nghiệp do EAN-VN cấp cho các doanh nghiệp thành viên của mình.
Mã mặt hàng: có thể là năm, bốn, hoặc ba chữ số tùy thuộc vào mã doanh nghiệp
do nhà sản xuất quy định cho hàng hoá của mình. Nhà sản xuất phải đảm bảo mỗi
mặt hàng chỉ có một mã số, không được có bất kỳ sự nhầm lẫn nào.
Số cuối cùng là số kiểm tra. Số kiểm tra C là một con số được tính dựa vào 12 con
số trước đó, dùng để kiểm tra việc ghi đúng những con số nói trên.
Danh sách mã vạch các nước trên thế giới:
 000 - 019 GS1 Mỹ (United States) USA
 020 - 029 Phân phối giới hạn (Restricted distribution) thường chỉ cung cấp
cho sử dụng nội bộ (MO defined, usually for internal use)
 030 - 039 GS1 Mỹ (United States)
 040 - 049 Phân phối giới hạn (Restricted distribution) thường chỉ cung cấp
cho sử dụng nội bộ (MO defined, usually for internal use)
 050 - 059 Coupons
 060 - 139 GS1 Mỹ (United States)
 200 - 299 029 Phân phối giới hạn (Restricted distribution) thường chỉ cung
cấp cho sử dụng nội bộ (MO defined, usually for internal use)
 300 - 379 GS1 Pháp (France)
 380 GS1 Bulgaria
 383 GS1 Slovenia
 385 GS1 Croatia
 387 GS1 BIH (Bosnia-Herzegovina)
 400 - 440 GS1 Đức (Germany)
 450 - 459 & 490 - 499 GS1 Nhật Bản (Japan)
 460 - 469 GS1 Nga (Russia)
 470 GS1 Kurdistan
 471 GS1 Đài Loan (Taiwan)
 474 GS1 Estonia
 475 GS1 Latvia
 476 GS1 Azerbaijan
 477 GS1 Lithuania
 478 GS1 Uzbekistan
 479 GS1 Sri Lanka
 480 GS1 Philippines
 481 GS1 Belarus
 482 GS1 Ukraine
 484 GS1 Moldova
 485 GS1 Armenia
 486 GS1 Georgia
 487 GS1 Kazakhstan
 489 GS1 Hong Kong
 500 - 509 GS1 Anh Quốc (UK)
 520 GS1 Hy Lạp (Greece)
 528 GS1 Libăng (Lebanon)
 529 GS1 Đảo Síp (Cyprus)
 530 GS1 Albania
 531 GS1 MAC (FYR Macedonia)
 535 GS1 Malta
 539 GS1 Ireland
 540 - 549 GS1 Bỉ và Luxembourg (Belgium & Luxembourg)
 560 GS1 Bồ Đào Nha (Portugal)
 569 GS1 Iceland
 570 - 579 GS1 Đan Mạch (Denmark)
 590 GS1 Ba Lan (Poland)
 594 GS1 Romania
 599 GS1 Hungary
 600 - 601 GS1 Nam Phi (South Africa)
 603 GS1 Ghana
 608 GS1 Bahrain
 609 GS1 Mauritius
 611 GS1 Morocco
 613 GS1 Algeria
 616 GS1 Kenya
 618 GS1 Bờ Biển Ngà (Ivory Coast)
 619 GS1 Tunisia
 621 GS1 Syria
 622 GS1 Ai Cập (Egypt)
 624 GS1 Libya
 625 GS1 Jordan
 626 GS1 Iran
 627 GS1 Kuwait
 628 GS1 Saudi Arabia
 629 GS1 Tiểu Vương Quốc Ả Rập (Emirates)
 640 - 649 GS1 Phần Lan (Finland)
 690 - 695 GS1 Trung Quốc (China)
 700 - 709 GS1 Na Uy (Norway)
 729 GS1 Israel
 730 - 739 GS1 Thụy Điển (Sweden)
 740 GS1 Guatemala
 741 GS1 El Salvador
 742 GS1 Honduras
 743 GS1 Nicaragua
 744 GS1 Costa Rica
 745 GS1 Panama
 746 GS1 Cộng Hòa Dominican) Dominican Republic
 750 GS1 Mexico
 754 - 755 GS1 Canada
 759 GS1 Venezuela
 760 - 769 GS1 Thụy Sĩ (Switzerland)
 770 GS1 Colombia
 773 GS1 Uruguay
 775 GS1 Peru
 777 GS1 Bolivia
 779 GS1 Argentina
 780 GS1 Chile
 784 GS1 Paraguay
 786 GS1 Ecuador
 789 - 790 GS1 Brazil
 800 - 839 GS1 Ý (Italy)
 840 - 849 GS1 Tây Ban Nha (Spain)
 850 GS1 Cuba
 858 GS1 Slovakia
 859 GS1 Cộng Hòa Czech
 GS1 YU (Serbia & Montenegro)
 865 GS1 Mongolia
 867 GS1 Bắc Triều Tiên (North Korea)
 868 - 869 GS1 Thổ Nhĩ Kỳ (Turkey)
 870 - 879 GS1 Hà Lan (Netherlands)
 880 GS1 Hàn Quốc (South Korea)
 884 GS1 Cambodia
 885 GS1 Thailand
 888 GS1 Singapore
 890 GS1 India
 893 GS1 Việt Nam
 899 GS1 Indonesia
 900 - 919 GS1 Áo (Austria)
 930 - 939 GS1 Úc (Australia)
 940 - 949 GS1 New Zealand
 950 GS1 Global Office
 955 GS1 Malaysia
 958 GS1 Macau
 977 Xuất bản sách nhiều kỳ (Serial publications=ISSN)
 978 - 979 Thế giới Sách Bookland (ISBN)
 980 Refund receipts
 981 - 982 Common Currency Coupons
 990 - 999 Coupons
4. GDP và GDP trên đầu người? Nợ của các nước?
Trong kinh tế học, tổng sản phẩm nội địa, tức tổng sản phẩm quốc
nội hay GDP (Gross Domestic Product) là giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và
dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi một lãnh thổ nhất định (thường
là quốc gia) trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm).
GDP bình quân đầu người (GDP Per Capita), hay còn gọi là tổng sản phẩm quốc
nội bình quân đầu người, là một số liệu GDP của mỗi quốc gia trên cơ sở mỗi cá
nhân. Nó được tính bằng cách chia GDP của một quốc gia cho số lượng dân số.
Nợ quốc gia (nợ công hoặc nợ chính phủ) là tổng giá trị các khoản tiền mà chính
phủ thuộc mọi cấp từ trung ương đến địa phương đi vay nhằm tài trợ cho các khoản
thâm hụt ngân sách. Do đó, nợ chính phủ, nói cách khác, là thâm hụt ngân sách
luỹ kế tính đến một thời điểm nào đó. Để tính toán quy mô của nợ chính phủ,
người ta thường đo xem khoản nợ dựa trên phần trăm so với tổng sản phẩm quốc
nội (GDP).
Nợ công thường được phân thành: Nợ trong nước và nợ nước ngoài.
Nguồn vay có thể được thực hiện thông qua phát hành trái phiếu chính phủ để vay
từ các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế.
Ngoài ra, chính phủ cũng có thể vay tiền trực tiếp từ các ngân hàng thương mại,
các thể chế tài chính quốc tế, chẳng hạn Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) hay Ngân hàng
thế giới (World Bank).
Theo số liệu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) – Global Debt Database, nếu tính theo
nợ công danh nghĩa, 3 nền kinh tế hàng đầu thế giới – Mỹ, Nhật Bản và Trung
Quốc đứng đầu danh sách nặng nợ. Trong khi đó, nếu tính theo tỷ lệ nợ công trên
GDP, Nhật Bản, Hy Lạp và Lebannon lại chiếm các vị trí đầu tiên.
Tại Việt Nam, theo báo cáo về nợ công 2020, dự kiến 2021 vừa được Chính phủ
gửi đến Quốc hội, hàng loạt thách thức cho năm 2021 và giai đoạn tới đã được chỉ
ra. Nợ công năm 2020 dự kiến sẽ vượt 3,63 triệu tỉ đồng và nghĩa vụ trả nợ cả gốc
lẫn lãi khoảng trên 360.000 tỉ đồng. Với dân số khoảng 97,5 triệu người của năm
2020, trung bình mỗi người dân gánh khoảng 37 triệu đồng nợ công.
Năm 2020, tỷ lệ nghĩa vụ trả nợ nước ngoài/xuất khẩu là 34,6%, vượt gần 10%
so với mức trần 25% mà Quốc hội cho phép. Đây là một chỉ số Chính phủ cho
rằng cần được lưu ý.
5. Phong tục các nước? Ví dụ Halal là gì?
Một số phong tục kỳ lạ trên thế giới:
Không dùng giấy vệ sinh - Ấn Độ
Không dùng nhà tắm trong 3 ngày sau đám cưới - Indonesia : Trong cộng đồng
Tidong ở Indonesia, một cặp vợ chồng mới cưới sẽ không được vào nhà tắm
trong 3 ngày để tránh những điều xui xẻo. Các thành viên trong gia đình sẽ giám
sát điều này để đảm bảo truyền thống không bị phá vỡ.
Chào bằng cách... nhổ nước bọt - Kenya: Tại nhiều nước, khạc nhổ bị coi là thô lỗ
nhưng ở bộ lạc Maasai, Kenya, đây là cách chào hỏi thông thường và thể hiện sự
tôn trọng. Các thành viên của bộ lạc sẽ nhổ vào tay họ trước khi bắt tay người
khác. Họ cũng làm điều này với những đứa trẻ sơ sinh hoặc thậm chí với một cô
dâu để ban phước và cầu chúc may mắn cho cô dâu.
Không tặng hoa hồng vàng - Mexico: Hoa hồng là một món quà được yêu thích
trên thế giới. Tuy nhiên, ở Mexico, tốt nhất bạn không nên tặng hoa hồng vàng.
Nó có nghĩa là cái chết trong văn hóa Mexico.
Ném quế vào người độc thân – Đan Mạch: Đây là một truyền thống cũ có từ thế
kỷ 16 của Đan Mạch. Vào ngày sinh nhật, nếu bạn vẫn còn độc thân, bạn bè sẽ
ném bột quế vào bạn. Truyền thống này liên quan đến các thương nhân gia vị Đan
Mạch, những người thường không có thời gian cho hôn nhân do họ đi khắp thế
giới để giao dịch buôn bán.
Đi họp muộn - Venezuela: Cho dù là một cuộc họp, hay một bữa tiệc, người
Venezuela thường đến muộn hơn so với giờ hẹn. Họ tận hưởng một lối sống chậm
rãi ngay cả trong kinh doanh. Còn trong các sự kiện lớn, đến muộn thể hiện sự
quan trọng.
Không chạm cốc - Hungary: Ngay cả ở quán bar, bạn cũng khó để thấy người
Hungary chạm cốc nhau. Truyền thống lịch sử này xuất phát từ năm 1848, khi
Áo đánh bại cuộc cách mạng Hungary và được tôn vinh bằng cách chạm cốc. Do
đó, người Hungary quyết định không chạm cốc trong các cuộc vui.
Cho kiến cắn – Brazil: Ở bộ lạc Sateré-Mawé của Brazil, khi một cậu bé đến tuổi
trưởng thành, cậu phải thực hiện một điệu nhảy truyền thống trong khi đeo găng
tay chứa đầy kiến đạn. Nghi lễ này là một thử thách không hề dễ dàng, vì vết cắn
của kiến đạn là một trong những vết côn trùng cắn đau nhất trên thế giới.
Nhảy bungee để có vụ mùa thu hoạch tốt - Vanuatu: Trên đảo Pentecost của
Vanuatu, nghi lễ nhảy bungee nhằm mong ước một vụ mùa bội thu. Những người
đàn ông quấn dây nho vào mắt cá chân và nhảy từ trên cao xuống đất. Họ tin rằng,
chạm đất tốt sẽ có thể cải thiện sức khỏe thể chất của một người đàn ông và mang
lại may mắn trong vụ mùa thu hoạch.
Ném đồ đạc ra đường Nam Phi: Vào đêm giao thừa, nhiều quốc gia ăn mừng bằng
cách bắn pháo hoa nhưng ở Nam Phi, mọi người sẽ ném đồ đạc ra ngoài cửa sổ.
Truyền thống này được lực lượng cảnh sát theo dõi để đảm bảo không ai đi trên
đường bị thương.
Họp trong nhà tắm hơi - Phần Lan: Nhà tắm hơi là một văn hóa lịch sử của Phần
Lan. Mọi người ở đây thường cùng nhau đi đến nhà xông hơi để bàn luận về công
việc kinh doanh trong lúc thư giãn.
Không dùng tay trái - Trung Đông: Ở một số quốc gia Trung Đông, việc bắt tay
hoặc ăn bằng tay trái có thể bị coi là thô lỗ và mất vệ sinh. Vì tay trái được sử dụng
để rửa ráy sau khi đi vệ sinh, nên nó được xem là bàn tay bẩn không bao giờ được
sử dụng ở bàn ăn hoặc chào hỏi bạn bè.
HALAL là gì?
Người theo đạo Hồi chỉ được ăn thịt Halal, tức là thịt được giết mổ theo nghi thức
của đạo hồi. Tuy nhiên, trong trường hợp tuyệt đối không có gì ăn, họ được ăn
mọi thứ để duy trì sự sống. Thực phẩm cho người Hồi giáo phải đạt chứng nhận
Halal.
Halal theo ngôn ngữ Ả Rập có nghĩa là “hợp pháp” hoặc cho phép. Đối lập
với Halal là Haram, có nghĩa là trái pháp luật hoặc bị cấm. Halal và Haram là
những thuật ngữ áp dụng cho tất cả các khía cạnh của cuộc sống người Hồi giáo.
Những món ăn Halal phải đạt tiêu chuẩn và phù hợp với chế độ ăn uống mà đạo
Hồi đề ra trong kinh Coran.
Một số sản phẩm đặc biệt chắc chắn đạt chuẩn Halal:
Sữa (bò, cừu, lạc đà, dê)
Mật ong

Rau tươi hoặc hoa quả khô
Các loại hạt: động phộng, hạt điều, hạt phỉ,…
Các loại ngũ cốc: lúa mì, gạo, lúa mạch,…
Những vật liệu, món ăn phẩm bị cấm (Haram) trong đạo hồi:
Heo, chó
Động vật có móng vuốt: sư tử, hổ, gấu, rắn, khỉ,…
Chim săn mồi có móng vuốt: đại bàng, kền kền,…
Vật gây hại: chuột, rết, bọ cạp,…
Động vật bị cấm giết: kiến, ong, chim gõ kiến.
Động vật lưỡng cư: ếch, cá sấu,…
Con la và con cừu trong nước
Động vật coi là bẩn: ruồi, muỗi, chấy,…
Máu
Bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể người
Chất thải của người và động vật
Các loài động vật không đạt chuẩn Halal (không được giết mổ theo quy định)
Các loài thủy sản, hải sản nguy hiểm
Động vật chết vì nghẹt thở, bị giết bởi động vật khác, bị tai nạn
Tất cả các loại đồ uống hây hại và say
Đồ uống có cồn
Hóa chất độc hại
Khoáng chất thiên nhiên
Sự khác biệt giữa thịt đạt tiêu chuẩn Halal và thịt bình thường
Người giết mổ thịt phải nói trước từ Allah (nghĩa là chúa trời)
Động vật phải được giết mổ ở khe cổ họng với dụng cụ được mài sắc để đảm bảo
tính nhân đạo.
Động vật phải còn sống trước khi giết mổ.
Thịt Halal không dính máu. Sau khi hoàn tất quá trình giết mổ, thịt phải được treo
ngược lên để máu chảy hết ra.
Theo tiêu chuẩn Halal, không phải ai cũng được giết mổ, động vật phải được giết
mổ bởi người Hồi Giáo hoặc người Do Thái.
Động vật không được cho ăn bởi những thức ăn làm từ động vật khác.
Các động vật như bò, dê, cừu, nai, gà, chim, vịt,… nếu được giết mổ theo đúng
nghi thức Hồi Giáo trên thì mới đạt chuẩn Halal.
6. Marketing trong GĐ CN 4.0 có đặc điểm gì?
Theo Philip Kotler và các cộng sự Hermawan Kartajaya, Iwan setiawan (2017)
đưa ra định nghĩa marketing 4.0 là:
Phương pháp tiếp cận marketing kết hợp giữa các tương tác trực tuyến và trực tiếp,
giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng, pha trộn giữa phong cách và giá trị thực tế
trong quá trình xây dựng thương hiệu, quan trọng nhất là sự bổ trợ lẫn nhau giữa
kết nối máy - máy và tiếp xúc trực tiếp người - người, nhằm tăng cường cam kết
gắn bó của khách hàng với doanh nghiệp.
Marketing trong giai đoạn công nghệ 4.0 có những đặc điểm sau:
Thứ nhất, khách hàng tham gia trang thương mại điện tử được liên kết với nhau
qua mạng xã hội, doanh nghiệp không thể tiếp cận người dùng một cách trực tiếp,
mà phải được sự chấp nhận của khách hàng.
Thứ hai, tính kết nối trong mạng xã hội giúp khách hàng dễ dàng chia sẻ và đánh
giá về hoạt động của doanh nghiệp. Chính vì thế, doanh nghiệp không thể tự định
vị thương hiệu của mình, mà quyền định vị thương hiệu của doanh nghiệp đã
chuyển dịch dần sang phía khách hàng.
Thứ ba, marketing trong thời kì này không chỉ là marketing dưới góc nhìn của
doanh nghiệp (mô hình 4P phát triển lên mô hình 5P, 6P, 7P truyền thống) mà còn
là marketing dưới góc nhìn của khách hàng (mô hình 4C hiện đại: Co-creation -
cùng thiết kê, currency - chi phí, communal activation - lan truyền trong cộng
đồng, conversation – đối thoại với khách hàng). Khách hàng trong marketing 4.0
có quyền tham gia vào tất cả các khâu, từ thiết kế sản phẩm cho tới định giá và
truyền thông cho chính sản phẩm.
Thứ tư, dịch vụ chăm sóc khách hàng đã có sự thay đổi đáng kể. Doanh nghiệp
cho phép người dùng tham gia vào quá trình chăm sóc khách hàng, sử dụng kết
nối để chia sẻ với người dùng khác trong quá trình hậu mãi.
Thứ năm, khách hàng không chỉ đơn giản là mua sản phẩm để thỏa mãn những
nhu cầu cơ bản trong cuộc sống, mà còn để củng cố giá trị và cái tôi của bản thân.
7. Cho vài ví dụ thực tiễn về Marketing trên thị trường Việt Nam...
Ở thời đại mà internet phát triển mạnh mẽ và phủ sóng rộng rãi khắp mọi nơi. Đặc
biệt là tại Việt Nam, nơi có lượng người sử dụng mạng xã hội đông đảo ở mọi lứa
tuổi, ngành nghề thì các chiến lược Marketing của nhãn hàng thực hiện chủ yếu
thông qua mạng xã hội hợp tác cùng các KOLs nổi tiếng.
Chiến lược Marketing của Điện máy xanh
Điện máy xanh đã có một chiến lược marketing tạo dấu ấn mạnh mẽ đến người
tiêu dùng. Đây là thương hiệu đến từ Việt Nam, một ngành bán lẻ các đồ dùng gia
dụng có nhiều chi nhánh trải rộng khắp đất nước. Điện máy xanh đã tạo ra
được Viral Video quảng cáo thực sự “khuấy đảo” cộng đồng mạng tại Việt Nam
một thời gian rất dài, và chính nó đã làm độ nhận diện của thương hiệu này tăng
lên đáng kể, độ “reach” tại thời điểm đó thuộc hàng Top tại Việt Nam, khơi mào
chiến lược Marketing “Ám ảnh” nhưng dễ đi vào tâm trí khách hàng.
Chiến dịch Marketing Tiki đi cùng sao Việt
Tiki nổ phát súng đầu tiên mở màn cho chiến dịch Tiki đi cùng sao Việt với sự góp
mặt trong MV của Masew và B-Ray. Có lẽ sự may mắn lần này đã đến với “Tiki
đi cùng sao Việt” khi MV này đã nhanh chóng góp mặt vào Top Youtube
Trending. Thừa thắng xông lên, phải kể đến những cái tên KOLs tiếp theo trong
chiến dịch này như Đức Phúc, Chi Pu, Min, K-ICM ft. Jack ,… với tần suất dày
đặc tới nỗi giới trẻ thường hay trêu đùa với nhau rằng “ Tiki đang chiếm lĩnh
showbiz”.
Những ca sĩ Tiki hướng tới hầu hết là các KOLs có tên tuổi và sự ảnh hưởng khá
lớn trong cộng đồng hiện nay. Từ đó, tăng sự nhận diện, đồng thời cũng tạo dấu
ấn và hình ảnh quen thuộc đến với mọi người. Không phải “miễn phí vận chuyển”,
không “giảm giá”, không thả lỏng chính sách người bán. Như vậy, KOLs Việt –
nâng đỡ tài năng Việt là chiến lược vô cùng hợp với định vị Tiki và mang tính
viral cao.
Chiến lược marketing của Biti's Hunter
Chiến lược truyền thông của Biti’s nhắm vào việc quảng bá, gây chú ý đến thương
hiệu, sản phẩm mới. Để thực hiện mục tiêu này Biti’s đã lựa chọn Viral Video, là
MV “Lạc Trôi” của Sơn Tùng MTP và MV “Đi để trở về” của Soobin Hoàng Sơn.
Ngoài ra, Biti’s cũng có chiến dịch truyền thông quảng bá các phiên bản giày theo
từng sự kiện lớn như giai đoạn bóng đá Asiad 2018 để kích thích lòng yêu nước,
yêu bóng đá của giới trẻ.
Biti’s sử dụng kênh KOL để truyền thông cho chiến lược, kích thích sự yêu thích,
yêu mến của khách hàng đối với sản phẩm. Với đặc điểm tập khách hàng tiềm
năng là các bạn trẻ, qua kênh KOL là các ngôi sao, thần tượng hot trên mạng,
Biti’s đã tạo thành một trào lưu đi giày mới.
Cùng lúc đó, Biti’s sử dụng hàng loạt các bài PR cho chiến lược kích thích nhu
cầu, mong muốn sử dụng sản phẩm của khách hàng. Đầu tiên là các bài PR ngầm,
đánh vào lòng yêu nước: Người Việt dùng hàng Việt. Tiếp đó là loạt bài PR trực
diện nhắm trực tiếp vào sản phẩm, đăng tải trên những site báo lan truyền xu hướng
làm đẹp của giới trẻ. Để kích thích hành động cho những khách hàng còn đang
băn khoăn với quyết định mua Biti’s Hunter, Biti’s đã tung ra các chương trình ưu
đãi giảm giá. Chiến lược này càng thành công hơn khi Biti’s kết hợp với các
website thương mại điện tử cùng các mã giảm giá trong khung thời gian nhất định.
8. Liệt kê các từ viết tắt chủ yếu trong kinh tế
Ad – Advertisement – có nghĩa là quảng cáo trong marketing, trong ngành công
nghệ thông tin nghĩa là Admin.
CFO – Chief Financial Officer – Giám đốc tài chính trong công ty.
CPI – Consumer Price Index – Chỉ số giá tiêu dùng.
CCO – Chief Customer Officer – Giám đốc kinh doanh trong công ty.
CPA – Certified Public Accountants – Kế toán viên công chứng được cấp phép,
cố vấn tài chính chuyên nghiệp cho cá nhân và doanh nghiệp. Hoặc có thể hiểu là
những kế toán chuyên nghiệp với trình độ chuyên môn được đánh giá chuẩn quốc
tế.
CFA – Certified Financial Analyst – Chứng chỉ dành riêng cho những người phân
tích tài chính chuyên nghiệp như chứng khoán, đầu tư, quản lý rủi ro, tài chính –
ngân hàng.
CEO – Chief Executive Officer – Giám đốc điều hành chính là người giữ trách
nhiệm thực hiện những chính sách của hội đồng quản trị.
FDI – Foreign Direct Investment – Khoản đầu tư trực tiếp từ nước ngoài.
FOREX – Foreign Exchange – Thị trường trao đổi ngoại tệ, ngoại hối.
FYI – For Your Information – Xin cho bạn biết (thông thường được sử dụng trong
email làm việc, khi muốn gửi thông tin nào đó). Đôi khi trường hợp chuyển email
(forward) cũng ghi FYI để người nhận đọc thông tin đính kèm.
HR – Human Resources – Nhân lực, nhân sự.
KPI – Key Performance Indicator – Chỉ số đánh giá thực hiện công việc hoàn
thành.
MBA – The Master Of Business Administration – Thạc sĩ quản trị kinh doanh.
PR – Public Relationship – Quan hệ công chúng . Tại Việt Nam, PR nhiều khi
được hiểu sai và họ tưởng lầm sang hình thức quảng cáo hoặc bán hàng trực tiếp.
Do đó hiểu PR có nghĩa là quảng cáo thì hoàn toàn toàn sai lầm
M&A – Merger and Acquisition – Mua bán và sát nhập công ty.
NPV – Net Present Value – Giá trị hiện tại ròng. Nghĩa là giá trị tại thời điểm hiện
hành của toàn bộ dòng tiền dự án trong tương lai được chiết khấu về hiện tại.
K.O.L – Key Opinion Leader – Hay còn gọi là Influencer là những người có tầm
ảnh hưởng đến khách hàng và quyết định của họ. KOL có thể là beauty blogger,
travel blogger, ngôi sao,…
ROA – Return on assets – Tỷ số tài chính dùng để đo lường khả năng sinh lời trên
mỗi đồng tài sản của doanh nghiệp. Hay còn gọi là hệ số tuần hoàn của tài sản, tỷ
suất sinh lời trên tổng tài sản,…
ROE – Return On Equity – Bạn có thể hiểu là lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu hay
lợi nhuận trên vốn. ROE được tính bằng cách lấy lãi ròng sau thuế chia cho tổng
giá trị vốn chủ sở hữu dựa vào bảng cân đối kế toán và bảng báo cáo tài chính cuối
kỳ này (6 tháng đầu năm, 6 tháng cuối năm).
IPO – Initial Public Offering – Phát hành cổ phiếu ra công chứng lần đầu.
ODA – Official Development Assistance – Hỗ trợ phát triển chính thức.
GDP – Gross Domestic Product – Tổng tài sản quốc nội.
9. Đặc trưng của các đạo giáo trên thế giới
Có hàng ngàn tôn giáo khác nhau trên toàn thế giới, nhưng phần lớn dân số thế
giới theo một trong năm nhóm tôn giáo lớn nhất. Đó là Kitô giáo, Hồi giáo, Ấn
Độ giáo, Phật giáo hoặc các dạng tôn giáo dân gian.
Kito giáo
Theo Kito giáo, vai trò của Bề trên quy định nghĩa vụ và nhiệm vụ của cha Bề
trên. Qua việc khấn dòng người tu sĩ sống ba lời khuyên phúc âm khiết tịnh, khó
nghèo và vâng phục với lời khấn công và hoàn toàn hiến thân cho Thiên Chúa qua
việc phục vụ Giáo hội với một danh nghĩa đặc biệt và mới mẻ…
Có những quy định về những sắc luật, huấn thị, hành chính chuyên biệt, quy chế,
nội quy, thế nhân và pháp nhân; các giáo hội địa phương, các tu hội, tu đoàn tông
đồ, giáo huấn, hoạt động truyền giáo, giáo dục truyền thông, bí tích thêm sức, bí
tích hôn nhân… ngoài Giáo luật, còn có giới luật như:
Giới luật 1: “Tham dự Thánh lễ Chúa nhật cũng và các ngày lễ buộc, kiêng việc
xác và những hoạt động cản trở việc thánh hóa những ngày đó.
Giới luật 2: “Xưng tội một năm ít là một lần”.
Luật này chỉ buộc những người mắc tội trọng. Nhưng trong thực tế, những người
mắc tội nhẹ cũng nên xưng tội để được thêm ơn trợ giúp và tránh phạm tội trọng.
Giới luật 3: “Lãnh nhận Mình Thánh Chúa trong mùa Phục Sinh”.
Mùa Phục Sinh kể từ thứ tư lễ tro đến hết lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, đón
nhận “lương thực bởi trời” này mỗi khi tham dự Thánh lễ để được thực sự sống
bởi Chúa và trong Chúa.
Giới luật 4: “Giữ chay và kiêng thịt những ngày giáo hội quy định”.
Giới luật 5: Mỗi người theo khả năng, đóng góp cho các nhu cầu của Hội Thánh.
Hồi giáo
Hồi giáo cũng có luật như: Pháp luật Hồi giáo chi phối, điều chỉnh các quan hệ xã
hội ở phần lớn các nước Ả rập.
Đạo Hồi có 5 trụ cột cơ bản:
* Shahadan - tuyên xưng đức tin. Mỗi tín đồ Hồi giáo phải tuyên thệ: không có
thánh nào khác ngoài đấng Allah và Mohammed là nhà tiên tri và là sứ giả của
ngài.
* Salat - sự cầu nguyện. Các tín đồ Hồi giáo phải cầu nguyện 5 lần trong một ngày:
lúc sáng sớm khi bình minh hé rạng và phải trước khi mặt trời đã lên hẳn trên
đường chân trời; buổi trưa lúc mặt trời đứng bóng; buổi chiều lúc mặt trời nghiêng
45 độ so với mặt đất; lúc mặt trời lặn và buổi tối trước khi đi ngủ.
* Zakat - bố thí cho người nghèo. Người theo đạo Hồi phải thực hiện một nghĩa
vụ mà tự mình, nhà tiên tri Mohammed là người nêu tấm gương sáng, đó là bớt đi
một phần tài sản của mình để giúp đỡ người nghèo. Những người giàu có được
khuyến khích làm từ thiện nhiều hơn. Những ai làm từ thiện nhiều hơn số lượng
quy định được coi là là một Sadagah – người thiện tâm.
* Sawm - nhịn ăn, uống trong tháng ăn chay Ramadan. Mỗi ngày trong tháng ăn
chay Ramadan, tất cả các tín đồ Hồi giáo, chỉ trừ trẻ em, phụ nữ có thai và những
người ốm, đều phải nhịn ăn từ lúc rạng sáng cho đến khi mặt trời lặn. Trong tháng
ăn chay, người Hồi giáo không những nhịn ăn mà còn phải nhịn uống, dù đó là
nước khoáng, nước suối, nước lọc tinh khiết hay đơn giản chỉ là nước đun sôi để
nguội. Tháng ăn chay cũng đồng thời là tháng trai giới, các tín đồ Hồi giáo trong
thời gian từ khi mặt trời mọc đến khi mặt trời lặn không được động phòng.
* Hajj - hành hương đến Mecca. Mecca, thành phố thiêng liêng bất tử ở Arập Xê
-út, quê hương của Mohammed, là thánh địa của người Hồi giáo.
- Người theo đạo Hồi không ăn thịt lợn. Kinh Coran cấm người theo đạo Hồi ăn
thịt lợn. - Người phụ nữ che mạng hoặc quàng khăn qua đầu. - Chế độ đa thê. -
Cắt bao quy đầu cho các bé trai. - Phong tục tang lễ. Phong tục tang lễ của người
Hồi giáo khá đặc biệt so với các tôn giáo khác. Người chết phải được chôn trong
vòng 24 tiếng đồng hồ kể từ khi chết, nhưng không được chôn vào ban đêm. Luật
Hồi giáo được xây dựng trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản, các trụ cột của đạo Hồi
và các phong tục tập quán của người Hồi giáo. Đây là hệ thống pháp luật pha trộn
giữa quy phạm tôn giáo, đạo đức và pháp luật.
Phật giáo
Phật giáo là tôn giáo hòa bình: Không như một số các tôn giáo khác, lịch sử truyền
bá Phật giáo là lịch sử vì mục đích hạnh phúc đích thực của con người. Chính vì
vậy, nơi đâu có Phật giáo đi qua, nơi đó chưa từng có những hành vi cưỡng bức,
bạo hành, tàn sát hoặc bằng thức này, hoặc bằng hình thức khác, nhằm mục đích
lôi kéo tín đồ.
Phật giáo giúp con người nhận diện bản chất của bản thân và cuộc đời: Khác với
các tôn giáo khác, Phật giáo không tô hồng hay bôi đen thực tại, mà luôn nhìn
nhận nó một bằng cái nhìn khách quan. Cái nhìn đó khái quát thành chân lý, rằng
khổ đau hay không toại nguyện là một trong các biểu hiện phổ biến nhất của cuộc
đời.
Đặt niềm tin trên nền tảng trí tuệ: Niềm tin là một vấn đề quan trọng trong giáo lý
của các tôn giáo. Phật giáo cũng đề cập tới niềm tin như là yếu tố tiên quyết của
việc hoàn thiện nhân cách, đạo đức con người. Trong các yếu tố đưa tới giác ngộ,
niềm tin hay tín đóng một vai trò hết sức quan trọng. Có thể nói không có niềm tin
thì những nỗ lực của chúng ta trên con đường tu học, phát triển đời sống đạo đức
thực sự rất khó đi đến kết quả mong muốn.
Đề cao lối sống tỉnh thức: Hướng con người tới đời sống tỉnh thức là mục tiêu cao
nhất của Phật giáo. Tỉnh thức tức làm chủ bản thân mình trong mọi hoàn cảnh,
không bị bất kỳ một thứ gì trên cuộc đời này chi phối, khiến cho tâm bất an, loạn
động. Bản chất của đời sống tỉnh thức chính là chánh niệm.
Khơi mở tình thương: Phật giáo tồn tại và ngày càng tiến sâu vào đời sống con
người là vì Phật giáo luôn luôn xem tình thương là yếu tố căn bản kết nối con
người với con người, con người với thế giới xung quanh. Thiếu tình thương Phật
giáo sẽ mất đi sức sống vốn có của nó. Trong Phật giáo từ bi hay tình thương được
xem là phẩm chất cao thượng mà bất kỳ ai muốn thể hiện trọn vẹn đời sống giác
ngộ, giải thoát cũng phải hoàn thiện nó.
Cung cấp nền tảng đạo đức căn bản thuần khiết cho con người: Đây là điểm nổi
bật của Phật giáo. Đạo đức là những giá trị mang tính lành mạnh, trong sáng và
hướng tới việc tách rời đời sống ô uế, thiết lập đời sống phạm hạnh. Không thể
chỉ xem đạo đức của Phật giáo là một hệ thống các giá trị luân lý. Trong ý nghĩa
bao hàm cả luân lý, đạo đức Phật giáo còn hướng tới giá trị giải thoát. Nếu không
hướng tới giá trị này, có thể đạo đức Phật giáo chỉ dừng lại ở ý nghĩa luân lý, vốn
là những giá trị thống thường trong hệ thống đạo đức của các tôn giáo khác.
Vì mục tiêu hạnh phúc, an lạc cho cuộc đời: An lạc và hạnh phúc là mục đích cao
nhất của con người khi đến với Phật giáo. Tuy nhiên, Phật giáo không chỉ hướng
tới đời sống hạnh phúc cá nhân cho một thiểu số mà luôn luôn hướng đến hạnh
phúc cộng đồng.
10. Ký hiệu trên các mặt hàng
Một số ký hiệu Kosher:
OU: Thực phẩm chứa cả thịt lẫn sữa.
OU-D: Sản phẩm từ sữa.
OU-M (OU-Glatt): Sản phẩm làm từ thịt hoặc các thành phần của thịt.
OU-F: Sản phẩm được làm từ cá
5 nguyên tắc cơ bản của tiêu chuẩn Kosher:
– Tuyệt đối không bao giờ trộn sữa với thịt.
– Không chế biến sản phẩm có nguồn gốc từ sữa trên cùng một thiết bị để chế biến
các sản phẩm thịt và ngược lại.
– Chỉ có chim, động vật và cá nhất định là Kosher. Chúng phải được mổ, chế biến
một cách đặc biệt.
– Nguồn gốc, thành phần nguyên liệu và tình trạng thiết bị sản xuất sẽ quyết định
các sản phẩm công ty đó có đạt Kosher hay không.
– Mức độ công ty gắn kết với các nguyên tắc Kosher trong hai lĩnh vực.
Một số ký hiệu trên chai nhựa:
Mã số 1: polyethylene terephthalate (viết tắt PETE hay PET).
Đây là một trong số những loại nhựa được sử dụng phổ biến cho các sản phẩm gia
dụng như chai nước khoáng, nước ngọt, bia và bao bì đóng gói.
Ký hiệu số 1 dưới đáy chai, là kí hiệu chỉ loại nhựa chỉ sử dụng duy nhất một lần,
nên nếu dùng đi dùng lại có thể gia tăng nguy cơ làm hòa tan các kim loại nặng và
hóa chất cấu tạo nên chúng. Các chất này làm ảnh hưởng đến sự cân bằng hóc-
môn trong cơ thể. Nhựa PET rất khó để làm sạch, mức độ tái chế của chúng cũng
rất thấp (chỉ khoảng 20%) vì vậy tốt nhất là dùng xong hãy vứt chúng đi ngay.
Mã số 2: high-density polyethylene (viết tắt HDPE).
Đây là nhựa nhiệt dẻo mật độ cao, là loại nhựa dùng để chế tạo các bình nhựa cứng
như bình đựng sữa, bình đựng chất tẩy rửa, dầu ăn, đồ chơi và một số túi nhựa. Do
cấu tạo của nó khá cứng và dày hơn PET. Độ an toàn của loại nhựa này khá cao,
do đó nó được sử dụng hầu hết để đựng hóa chất, chất tẩy rửa. Loại nhựa này
không thải ra chất độc hại nào vì thế, các chuyên gia thường khuyên lựa chọn các
loại chai HDP khi mua hàng bởi chúng được coi là an toàn nhất trong tất cả.
Mã số 3: polyvinyl chloride (viết tắt PVC), còn gọi nhựa vinyl (V).
Đây là loại nhựa mềm và dẻo được sử dụng để sản xuất bao bì thực phẩm trong
suốt, chai đựng dầu ăn, đồ chơi và rất nhiều sản phẩm khác. PVC khá phổ biến
nhưng chúng có chứa 2 loại hóa chất độc hại làm ảnh hưởng đến hóc-môn cơ thể.
Chất này có thể giải phóng chất độc khi ở nhiệt độ cao, nên chỉ được phép đựng
thực phẩm hoặc đồ uống dưới 810C. Nhựa PVC tương đối rẻ nên được các nhà
sản xuất chuyên dùng nhưng đối với người tiêu dùng thì không nên tái sử dụng
nó.
Mã số 4: low-density polyethylene (LDPE).
Đây là nhựa dẻo mật độ thấp khá phổ biến ở hộp mì, vỏ bánh, hộp chứa thực phẩm
hay các loại túi nhựa có thể giặt khô và sử dụng lại. Đây được đánh giá là loại
nhựa an toàn nhất do không phân giải ra các chất có hại nên bạn có thể tái sử dụng
chúng.
Tuy nhiên, do nó vẫn là loại nhựa có độ dẻo cao và được sử dụng để sản xuất ra
các loại túi hay chai khá mỏng nên khuyến cáo vẫn không nên để ở môi trường có
nhiệt độ cao.
Mã số 5: polypropylene (PP).
Đây là loại nhựa màu trắng hoặc gần như trong suốt, thường xuất hiện ở hộp sữa
chua, cốc cà phê, chai đựng siro, tương ớt,…. Chất này bền và nhẹ, chịu được ở
nhiệt độ 1670C nên có thể tái sử dụng. Nhờ những đặc tính này mà nhựa PP thường
được sử dụng để đựng đồ ăn nóng, hay được sử dụng để làm nóng thức ăn trong
lò vi sóng. Đồng thời nó rất an toàn nên bạn hoàn toàn có thể tái sử dụng nhiều
lần.
Mã số 6: polystyrene (PS).
Đây là loại nhựa rẻ và nhẹ có thể tìm thấy trên vỏ một số hộp đựng đồ ăn nhanh,
cốc uống nước, hộp đựng trứng và dao đĩa thìa picnic. Dù chúng có khả năng chịu
nhiệt và lạnh đáng kể, nhưng ở nhiệt độ cao như lò vi sóng chúng có thể giải phóng
chất độc hại. Ngoài ra, cũng không được dùng đựng đồ có chất acid mạnh, chất
kiềm mạnh. Chính vì thế, loại nhựa này không được phép dùng để đựng đồ ăn thức
uống lâu dài.
Mã số 7: polycarbonate (PC) hay loại nhựa khác.
Loại nhựa này thường có ở các bình đựng nước có dung tích lớn, các can lớn, bình
sữa cho trẻ và đặc biệt nó được dùng để sản xuất trong công nghiệp như kính mắt,
vỏ điện thoại, DVD… Loại nhựa số 7 này là loại nhựa nguy hiểm nhất, dễ dàng
sinh ra chất có thể gây ra ung thư và vô sinh BPA, rất nguy hại tới sức khỏe. Bởi
vậy, bạn tuyệt đối không nên tái chế hay sử dụng lại loại nhựa này.
Ký hiệu số trên tem dán hoa quả:
Số 3: hoa quả này được xử lý bằng bức xạ ion hóa. Đây là công nghệ để xử lý nâng
cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, giúp bảo quản thực phẩm được lâu.
Số 4: được gieo trồng bằng phương pháp nông nghiệp, sử dụng đúng liều lượng
thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu, phân bón,..không ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.
Số 8: loại hoa quả biến đổi gen, chủ yếu nhập khẩu từ các nước liên minh châu
Âu.
Số 9: hoa quả hữu cơ được trồng theo quy chuẩn nghiêm ngặt của nhà sản xuất
được giấy chứng nhận hữu cơ.
11. Chọn 1 nước nào đó và nói về phong tục tập quán, cách làm marketing
Hàn Quốc là một quốc gia không hề xa lạ với nước ta thông qua các chương trình
viện trợ, thông qua các bộ phim truyền hình nổi tiếng. Bên cạnh đó, giới giải trí
Hàn Quốc cũng là một trong những yếu tố thu hút sự chú ý từ nước ngoài, đặc biệt
với giới trẻ. Cùng là một quốc gia trong khu vực Châu Á và có nền văn hóa khá
tương đồng, dưới đây là một số nét văn hóa, phong tục của Hàn Quốc.
Văn hóa chào hỏi
Người Hàn Quốc rất chú trọng đến thái độ và cử chỉ khi chào hỏi. Nụ cười và động
tác gập lưng 90 đô không thể thiếu trong chào hỏi ở Hàn Quốc. Do sự thâm nhập
của văn hóa phương Tây và sự phát triển của xã hội hiện đại. Mà ngày nay người
ta có thể thay động tác gập lưng bằng cái cúi đầu nhẹ. Tuy nhiên, ở những trường
hợp đặc biệt trang trọng hoặc thể hiện sự kính trọng với người cao tuổi, người có
chức vụ cao trong xã hội thì động tác gập lưng vẫn được đặc biệt coi trọng.
Khi gặp người Hàn Quốc bạn nên cúi đầu chào và không gọi tên của người khác
khi họ chưa cho phép hoặc đề nghị với bạn về điều đó. Người Hàn hay sử dụng
danh thiếp. Đặc biệt là những người làm kinh doanh, nếu họ đưa cho bạn danh
thiếp và không được nhận lại danh thiếp từ bạn thì họ nghĩ rằng bạn không muốn
làm quen với họ. Bạn hãy luôn cố gắng giữ thái độ vui vẻ, khiêm tốn và tôn trọng
người khác. Điều này sẽ để lại ấn tượng tốt với đối phương. Nụ cười và thái độ
lịch sự, thân thiện trong văn hóa chào hỏi không chỉ thể hiện sự tôn trọng, tình
đoàn kết cộng đồng mà còn góp phần xây dựng hình ảnh một đất nước Hàn Quốc:
hiện đại, văn minh và chuyên nghiệp.
Văn hóa ăn uống
Bữa cơm truyền thống của người Hàn Quốc không thể thiếu được món kimchi.
Món ăn này được làm từ nhiều loại rau muối như cải bắp, củ cải, hành xanh và
dưa chuột.
Ngoài ra, canh rong biển, cơm cuộn rong biển, cơm trộn, mỳ lạnh, mỳ đen, gà hầm
sâm hay món bánh gạo sốt cay, chả cá thường được bán trên các đường phố,…cũng
là những món ăn rất đặc trưng của xứ Hàn. Nếu có cơ hội được đặt chân và trải
nghiệm tại quốc gia này, các bạn đừng quên nếm thử ít nhất một lần những món
ăn vô cũng đặc biệt và hấp dẫn này nhé!
Một số điều cấm kị
– Hàn Quốc có xu hướng tránh số 4. Vì trong tiếng Hàn phát âm số 4 giống từ
chết. Nên trong thang máy, thay vì để tầng 4 thì họ để chữ F(four).
– Theo nguyên tắ c ứng xử thì khi rót rượu không được để miệng chai chạm vào
miệng ly. Vì hành động đó chỉ được sử dụng để cúng rượu cho người chết.
– Kị sử dụng tay trái trong giao tiếp. Đó đươc coi là 1 sự xúc phạm đối với người
nhận. Nên dùng 2 tay để nhận hoặc đưa 1 vật gì đó cho người khác, đặc biệt là
người cao niên.
– Phụ nữ Hàn Quốc không thích nói về kinh nghiệm phẫu thuật thẩm mỹ của họ
mặc dù phẫu thuật thẩm mỹ là khá phổ biến tại Hàn Quốc. Vì trong nho giáo Hàn
Quốc quan niệm rằng vẻ đẹp tự nhiên thì tốt hơn vẻ đẹp nhân tạo.
– Ho ̣ cũng ky ̣cắ m đũa trên bát cơm vì làm như vâ ̣y trông giống như là thắ p nhang.
Có thể nói, Hàn Quốc là một bậc thầy trong việc “Marketing” hình ảnh quốc gia.
Về kinh tế, là một trong các nước phát triển nhất khu vực Châu Á, thành công của
nền kinh tế Hàn Quốc trải dài trên tất cả các ngành công nghiệp và dịch vụ, những
cái tên vô cùng quen thuộc và đáng tin cậy đối với đa phần người dân Việt Nam
như Samsung, LG, Hyundai hay Lotte. Cách quảng bá hình sản phẩm đó tới tay
người dùng ở các quốc gia khác rất hiệu quả, như độ phủ qua Product Placement
(đặt sản phẩm trong phim) dày đặc trong các bộ phim truyền hình hay thậm chí là
cả phim bom tấn được chiếu ngoài rạp và đó chính là cách các thương hiệu Hàn
cho người dùng biết và thấy được “giá trị dân tộc”. Đã không ít lần những mặt
hàng như son môi, quần áo hay thậm chí là mì tương đen được cháy hàng vì bị
“săn lùng” bởi các fan.
Về giải trí, ngành giải trí là một trong những lĩnh vực mà chính phủ Hàn Quốc sẵn
sàng “rót tiền” vào đầu tư bởi tính chất dễ đón nhận của nó. Điện ảnh hay
gameshow truyền hình là những ví dụ dễ dàng nhận thấy hiệu quả đem lại nhất
trong ngành công nghiệp này và đây cũng là một “kênh truyền thông” được Hàn
Quốc lựa chọn để “xuất khẩu” văn hoá quốc gia sang nước ngoài. Kể đến như
những bộ phim nổi tiếng đình đám như Hậu Duệ Mặt Trời, Vườn Sao Băng,. Tất
cả đều hướng đến xây dựng hình ảnh con người, văn hóa, ẩm thực và cảnh quan
du lịch của Hàn Quốc. Thành công kể đến khi không ít khán giả Việt biết đến đảo
Nami, JeJu hay các món ăn nổi tiếng như kim chi, canh rong biển, kimbab, bánh
gạo cay…
Các ca sĩ, diễn viên Hàn Quốc nổi tiếng được các thương hiệu lớn săn đón để
thành KOL, Ambassador cho bất kì thương hiệu nào từ thời trang, mỹ phẩm, điện
tử, du lịch hay…trà sữa. Kể đến là sự thành công của bản hit tỷ view Gangnam
Style, những nhóm nhạc nổi tiếng có cộng đồng fan khắp thế giới như Big Bang,
EXO, BTS, BlackPink hay những cái tên thương hiệu như G-Dragon – fashionista
chính hiệu của các hãng GUCCI, CHANEL, Alexander MrQueen; Song Hye Kyo
với hình ảnh gắn liền với thương hiệu cao cấp Sulwhasoo…
Về du lịch, là ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng cao trong GDP quốc gia, Hàn Quốc
đầu tư và có những chiến lược phát triển bài bản cho ngành du lịch qua từng năm.
Nắm bắt insight “tò mò” phát triển từ cơn “cuồng” K-pop và phim Hàn của các
fan, sau đó người hâm mộ sẽ chuyển sang tìm hiểu về diễn viên, ca sĩ, văn hóa,
ẩm thực… và cuối cùng là khát khao được một lần đến xứ sở kim chi. Do vậy,
không lạ gì khi Hàn Quốc sử dụng rất nhiều những hình ảnh ca sĩ, diễn viên trong
những video quảng bá du lịch của mình. Kể đến như campaign “Have you ever”
của EXO, “Your Story 70s” của Lee Min Ho hay đại sứ du lịch Song Joong Ki với
campaign “Creative Korea”. Hình ảnh các địa điểm du lịch cũng được đầu tư xuất
hiện hợp tình, hợp cảnh trong các thước phim.
Không chỉ YouTube, ngành du lịch Hàn Quốc còn phủ sóng trên các mạng xã hội
khác như Twitter, Facebook hay Instagram. Tận dụng nguồn du học sinh dồi dào,
nhà nước còn tuyển chọn và đầu tư trả lương cho các Blogger hay Instagram-er để
quảng bá Hàn Quốc qua tài khoản mạng xã hội các nhân và ngôn ngữ mẹ đẻ của
họ.
12. Liệt kê đặc sản của quê hương em...cách làm marketing…
Bình Dương là một tỉnh thuộc khu vực Đông Nam Bộ. Nhắc tới Bình Dương,
người ta hay nghĩ ngay đến một tỉnh đang trên đà phát triển nhanh với nhiều khu
công nghiệp và lực lượng lao động đông đảo. Tuy nhiên, bên cạnh đó, Bình dương
cũng có nhiều phong cảnh đẹp như: khu du lịch Đại Nam, Khu du lịch Dìn Ký, hồ
Dầu Tiếng,… Ngoài ra, Bình Dương cũng nổi tiếng nhiều đặc sản từ món ăn độc
đáo đến những loại trái cây tươi ngon, bổ, sạch.
1. Hoa quả Lái Thiêu, Cầu Ngang
Đặc sản Bình Dương nổi tiếng phải kể đến những miệt vườn Lái Thiêu, Bình
Nhâm, thuộc thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương. Bạn chắc chắn sẽ bị chinh
phục bởi mùi hương thơm đặc biệt hòa quyện của hàng chục loại quả khác nhau
như: sầu riêng, mít tố nữ, mãng cầu, vú sữa, chôm chôm, …
Từ tháng 5 – tháng 8 là thời điểm trái cây ở đây chín rộ nhất. Du khách đã đến
Bình Dương thì chắc chắn ai cũng háo hức đến thăm nơi đây vừa được thưởng
thức trực tiếp trái cây ngon sạch vừa mua về làm quà.
2. Gỏi gà măng cụt
Nổi tiếng là nơi có nhiều vườn trái cây tươi, ngon. Chính vì thế, người dân ở đây
không thể không tận dụng các loại trái cây để chế biến thành các món ăn độc đáo.
Gỏi gà măng cụt là một món ăn đặc sản Bình Dương rất nổi tiếng. Ngoài quả chín
cây ăn ngọt lịm thì măng cụt cũng được chế biến với gà thành món đặc biệt Gỏi
gà măng cụt. Bạn muốn thưởng thức món này thì chỉ có thể ăn khi mùa măng cụt
đến tầm tháng 4 – hết tháng 6
Người ta sẽ chọn măng cụt già có vỏ xanh bên trong phần cơm đã có vị ngọt chọn
làm gỏi. Chọn những con gà săn chắc luộc xé miếng nhỏ, trộn cùng muối tiêu,
nước mắm chua chua ngọt ngọt. Miếng măng cụt chua ngọt thanh mát hơi chát
cùng với miếng thịt gà bùi bùi sẽ cho ra một món ăn tinh tế, lạ miệng mà ai cũng
sẽ thích.
3. Bánh bèo bì Mỹ Liên
Nhắc đến món ngon Bình Dương người ta sẽ nghĩ ngay đến món bánh bèo bì hơn
100 năm tuổi. Người đầu tiên tạo ra món ăn này là cụ Đỗ Thị Kiểng. Tầm hơn 100
năm trước, cụ Kiểng đã gánh những gánh bánh bèo đi bán khắp nơi với vị vừa
ngon vừa lạ.
Bánh bèo này khác với các vùng khác có bì heo trộn cùng với thịt lạc trắng, rồi
phết đậu xanh trên đĩa, thêm rau sống và dưa leo. Cùng với nước chấm chua ngọt
có thêm củ cải và cà rốt hòa quyện cùng mắm ớt cay xè. Hầu hết khách du lịch
đến Bình Dương không thể không thử qua món bánh bèo bì này.
Bên cạnh việc quảng bá qua các thông tin đại chúng thì hàng năm, cứ mỗi mùa
trái cây đến, Bình Dương sẽ tổ chức lễ hội trái cây vào khoảng tháng 5, quy tụ hầu
hết tất cả các loại hoa quả từ khác nhà vườn nhằm quảng bá hình ảnh đến khách
du lịch và người dân địa phương. Lễ hội còn dành ra các gian hàng ăn uống phục
vụ các món đặc sản địa phương như bánh bèo bì, gà quay xôi, gỏi gà măng cụt,…
và các món ăn Thái, Ấn Độ,… Nhằm thu hút sự chú ý và hưởng ứng của mọi
người, Lễ hội còn mời các ca sĩ nổi tiếng đến biểu diễn. Đây là lễ hội truyền thống
của Bình Dương với sự tham gia và hưởng ứng rất nhiệt tình từ người dân địa
phương và khách du lịch hàng năm.
13. Cách tính số kiểm tra trong mã vạch?
Cách tính mã vạch UPC
Trước khi có sự ra đời của EAN-13 thì quy tắc tính số kiểm tra của UPC-A như
sau:
Lấy tổng của các số ở vị trí lẻ (1, 3, 5, 7, 9, 11). Các số này nhân với 3 được một
số A.
Lấy tổng của các số ở vị trí chẵn (2, 4, 6, 8,10) được một số B.
Lấy tổng (A + B) và xét tính chia hết cho 10. Nếu chia hết thì số kiểm tra bằng 0.
Nếu không chia hết (số dư khác 0) thì lấy phần bù (10- số dư) làm số kiểm tra.
Cách tính mã vạch EAN-13
Số kiểm tra là số thứ 13 của EAN-13. Nó không phải là một số tùy ý mà phụ thuộc
vào 12 số đứng trước đó và được tính theo quy tắc sau:
Lấy tổng tất cả các số ở vị trí lẻ (1,3,5,7,9,11) được một số A.
Lấy tổng tất cả các số ở vị trí chẵn (2,4,6,8,10,12). Tổng này nhân với 3 được một
số (B).
Lấy tổng của A và B được số A+B.
Lấy phần dư trong phép chia của A+B cho 10, gọi là số x. Nếu số dư này bằng 0
thì số kiểm tra bằng 0, nếu nó khác 0 thì số kiểm tra là phần bù (10-x) của số dư
đó.
Số kiểm tra được thêm vào cuối chuỗi số có 12 chữ số ban đầu tạo ra chuỗi số
EAN-13 có 13 chữ số. Tuy nhiên, trong thực tế sản xuất mã vạch, số này đã được
thêm vào cuối chuỗi, nhưng các phần mềm in ấn mã vạch nên có phần kiểm tra lại
số này trước khi in, nhằm tránh các sai lầm do sai sót dữ liệu.
Quy ước: Các bit có giá trị 1 được in bằng mực đen thành một đường thẳng đứng,
các bit có giá trị 0 không được in (hoặc được in bằng mực trắng) thành một đường
thẳng đứng có cùng độ rộng với bit có giá trị 1.
14. Cách xuất khẩu hàng sang Mỹ?
Mỹ là một trong những thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam với nhiều mặt
hàng quan trọng như gạo, thủy hải sản, cà phê, hồ tiêu, trái cây… Tuy nhiên, để
đặt chân vào thị trường này, sản phẩm cần phải trải qua một loạt tiêu chuẩn an
toàn thực phẩm và những quy định khắt khe từ đối tác. Bên cạnh đó còn có các
thủ tục an ninh cần phải biết, việc kê khai thông tin sơ lược hàng hóa cho hải quan
(manifest) hàng hóa xuất khẩu sang Mỹ khá phức tạp và nghiêm ngặt.
Nắm được các thủ tục kê khai này sẽ giúp cho các nhà xuất khẩu Việt Nam chủ
động đưa hàng hóa vào thị trường Mỹ một cách nhanh chóng và dễ dàng:
1. Kê khai hải quan tự động (Automatic Manifest System – AMS)
Thông tin của lô hàng nhập khẩu vào Mỹ phải được kê khai cho Hải quan Mỹ 48
tiếng trước khi tàu ở cảng chuyển tải khởi hành đến Mỹ. Nhà xuất khẩu có trách
nhiệm kê khai thông tin này ngay tại cảng xếp hàng.
2. Kê khai an ninh dành cho nhà nhập khẩu (Import Security Filing – ISF)
Ngoài việc phải kê khai thông tin hải quan tự động, tháng 1-2010 Hải quan Mỹ và
cơ quan bảo vệ biên giới Mỹ chính thức áp dụng thêm thủ tục kê khai an ninh dành
cho nhà nhập khẩu (ISF).
Thủ tục khai ISF yêu cầu nhà nhập khẩu ở Mỹ phải cung cấp thêm thông tin khác
như nhà sản xuất, thông tin của nhà nhập khẩu (importer of record number), mã
số hàng hóa (commodity number) và nhà vận tải đóng hàng vào container
(consolidator). Thông tin này cũng được yêu cầu phải được kê khai cho hải quan
Mỹ 48 tiếng trước khi tàu ở cảng chuyển tải khởi hành đến Mỹ.
3. Soi container (X-ray).
Hải quan Mỹ áp dụng biện pháp soi container đối với container nào có sự nghi
ngờ về an ninh, hoặc đơn giản là kiểm tra ngẫu nhiên. Việc soi container này có
thể diễn ra ở cảng chuyển tải hoặc ở cảng đích tại Mỹ.
Một số lưu ý cho nhà xuất khẩu Việt Nam:
Chậm kê khai AMS: khi nhà xuất khẩu không thể hoàn thành việc kê khai AMS
theo quy định thì lô hàng đó sẽ ko được xếp lên tàu để xuất sang Mỹ, trừ khi lô
hàng này được chuyển qua cảng chuyển tải.
Chỉnh sửa AMS: việc chỉnh sửa AMS này thường xảy ra do số lượng hàng hóa
thực tế xuất đi có sự khác biệt so với lúc kê khai AMS ban đầu, hoặc thông tin về
người nhận hàng sai sót. Việc chỉnh sửa thông AMS này Hải quan Mỹ sẽ áp dụng
mức lệ phí chỉnh sửa là 40 USD hoặc 45 USD tùy hãng tàu cho một lần chỉnh sửa.
Chậm kê khai ISF: trên nguyên tắc việc kê khai ISF do nhà nhập khẩu chịu trách
nhiệm. Nhưng nếu kê khai không đầy đủ thì nhà nhập khẩu có thể chịu mức phạt
lên đến 5000 USD cho một lô hàng. Thường các công ty vừa và nhỏ hay các doanh
nghiệp gia đình ở Mỹ hay bị vướng mắc về việc khai ISF này.
Hàng hóa bị giữ lại để soi container (X-ray): đây là vướng mắc lớn nhất mà các
công ty xuất khẩu hay gặp phải. Tùy theo điều kiện thương mại mà nhà xuất khẩu
hay nhà nhập khẩu chịu trách nhiệm chi trả chi phí này. Chi phí phát sinh bao gồm:
phí soi container và chi phí lưu container tại cảng (vì thời gian để kiểm tra thường
mất một tuần hoặc hơn).
15. Cách xuất khẩu sang EU?
Việc trở thành quốc gia ASEAN thứ hai ký kết một hiệp định thương mại sâu rộng
với EU có thể coi là một niềm tự hào bởi nó cho thấy Việt Nam có nhiều tiềm
năng phát triển quan hệ hợp tác với EU. EU luôn là một thị trường rất nhiều tiềm
năng song hành với thách thức đối với các nhà xuất khẩu Việt Nam. Nhà xuất khẩu
không chỉ phải nắm rõ về nhu cầu, thị hiếu của thị trường này mà còn hiểu rõ và
thông thạo các kiến thức, thủ tục xuất khẩu hàng hóa đi EU cũng như cập nhật các
tin tức, hiệp định mới sẽ ảnh hưởng đến việc kinh doanh xuất khẩu của Việt Nam
trong tươi lai.
Thủ tục xuất khẩu hàng hóa sang EU – Châu Âu:
Trước khi tiến hành xuất khẩu hàng hóa sang thị trường quốc tế nói chung và EU
– Châu Âu nói riêng mỗi doanh nghiệp cần phải hoàn tất những chứng tờ cần thiết
như sau:
Hợp đồng thương mại: là hợp đồng được ký giữa bên mua và bên bán gồm thông
tin hàng hóa, thông tin người mua và người bán, điều kiện cơ sở giao hàng, hình
thức thanh toán…
Hóa đơn thương mại: ghi rõ giá trị các mặt hàng xuất khẩu.
Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O): chứng từ này sẽ cho biết nguồn gốc xuất xứ của
hóa được sản xuất. Ngoài ra, có giấy C/O giúp chủ hàng được giảm thuế hoặc
được hưởng các ưu đãi đặc biệt tại quốc gia đích đến…
Phiếu đóng gói hàng hóa: loại chứng từ này cho biết cách thức đóng gói của lô
hàng, số lượng hàng hóa của từng mặt hàng, tổng số kiện hàng xuất khẩu, các
thông tin cụ thể về hàng hóa,
Tờ khai hải quan: đây là loại chứng từ kê khai hàng hóa xuất khẩu với cơ quan hải
quan để đủ điều kiện xuất khẩu.
Chứng từ bảo hiểm: bao gồm đơn bảo hiểm, và giấy chứng nhận bảo hiểm. Thực
tế, nhiều chủ hàng xuất khẩu không mua bảo hiểm, để tiết kiệm chi phí.
Một số chứng từ xuất khẩu khác:
Ngoài ra, cũng cần có một số chứng từ khác như: Giấy chứng nhận chất lượng sản
phẩm (CQ), Chứng nhận kiểm định (CA), Giấy chứng nhận vệ sinh,… Và điều
quan trọng hơn cả đối với các mặt hàng được chỉ định xuất khẩu sang thị trường
Châu Âu đó chính là giấy chứng nhận CE Marking, không thể thiếu đối với đa số
các mặt hàng tại thị trường Châu Âu.
Đây là cơ hội vô cùng thuận lợi cho các nhà xuất khẩu tiếp tục đẩy mạnh tiến vào
thị trường Châu Âu mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên nhà xuất khẩu Việt Nam cũng cần
phải chú ý và cải thiện về chất lượng sản phẩm xuất khẩu vì dỡ bỏ rào cản thuế
quan cũng đồng nghĩa đến việc thắt chặt hơn về các thủ tục kiểm tra hải quan và
chất lượng, xuất xứ của sản phẩm.
16. Cách xuất khẩu sang Trung Quốc?
Theo Vụ Thị trường châu Á- châu Phi (Bộ Công Thương) cho biết, theo thông tin
từ Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Nam Ninh (Quảng Tây, Trung Quốc), thời gian
gần đây, Chính quyền Quảng Tây áp dụng một số biện pháp tăng cường kiểm soát
nguồn gốc và chất lượng của thực phẩm trên địa bàn.
Theo đó, thực hiện nghiêm chế độ quản lý hàng hóa đưa vào tiêu thụ tại các chợ,
siêu thị; tăng cường kiểm tra các loại giấy tờ như chứng nhận đạt chuẩn chất lượng,
chứng nhận nguồn gốc xuất xứ, chứng từ mua hàng đối với hàng nông sản dùng
làm thực phẩm; cấm mua bán, tàng trữ các loại thực phẩm không phù hợp với tiêu
chuẩn an toàn thực phẩm; các trường hợp kinh doanh thực phẩm nhập khẩu phải
cung cấp chứng từ kiểm nghiệm kiểm dịch của cơ quan hải quan.
Mặt khác, tăng cường giám sát quản lý và loại trừ rủi ro dịch bệnh đối với các mặt
hàng trọng điểm (tươi sống và động lạnh) như thủy sản và chế phẩm từ thủy sản,
các loại thịt gia súc gia cầm như thịt lợn, thịt bò, thịt cừu. Nghiêm cấm giao dịch,
mua bán các loại động vật hoang dã; tăng cường tổ chức lấy mẫu kiểm tra đối với
các loại thực phẩm trọng điểm.
Trước tình hình đó, Bộ Công Thương một lần nữa khuyến nghị các doanh nghiệp,
hộ sản xuất hàng nông sản, thủy sản xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc tăng
cường giám sát chất lượng, chủ động phối hợp chặt chẽ với đối tác nhập khẩu tuân
thủ nghiêm các quy định của Trung Quốc về tiêu chuẩn chất lượng, kiểm nghiệm
kiểm dịch, an toàn thực thẩm, truy xuất nguồn gốc… đối với hàng nhập khẩu.
Cùng với đó, tích cực theo dõi, nắm bắt thông tin về thị trường để chủ động việc
đưa hàng lên các cửa khẩu biên giới nhằm góp phần giảm thiểu rủi ro và thời gian
thông quan hàng hóa tại các cửa khẩu biên giới.
17. Cách phân loại khách hàng?
Có rất nhiều cách để phân loại khách hàng, tuy nhiên thường phân loại khách hàng
thành 4 loại:
Thứ nhất, khách hàng trung thành: là nhóm khách hàng mang lại lợi ích lớn nhất,
lên tới 80% tổng doanh thu của doanh nghiệp. Họ đã rất yêu thích và tin tưởng
doanh nghiệp và sẽ không ngần ngại tiếp tục mua sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.
Nhóm khách hàng này cần được hưởng một chính sách chăm sóc đặc biệt với
nhiều ưu đãi chỉ dành riêng cho họ.
Thứ hai, khách hàng có tiềm năng lớn: Nhóm khách hàng này tuy đã từng mua sản
phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp nhưng vấn có nhiều băn khoăn về giá cả hoặc mức
độ yêu thích sản phẩm. Với nhóm khách hàng này, doanh nghiệp cần đưa ra cho
họ những chính sách hấp dẫn, thể hiện sự vượt trội so với đối thủ về sản phẩm
hoặc dịch vụ chăm sóc khách hàng. Nhóm khách hàng này luôn chiếm đa số trong
tổng số khách hàng của doanh nghiệp. Nếu có những chiến lược chăm sóc phù
hợp, doanh nghiệp sẽ có được rất nhiều khách hàng trung thành từ nhóm khách
hàng này.
Thứ ba, khách hàng mang lại giá trị nhỏ: là những khách hàng chỉ mua hàng của
bạn vào những dịp ưu đãi, giảm giá. Vấn đề lớn nhất mà họ quan tâm chính là giá
cả. Nếu muốn tiếp cận nhóm khách hàng này, bạn cần đưa ra mức giá thực sự thấp
mới có thể thu hút họ.
Thứ tư, khách hàng tiêu cực: Nhóm khách hàng này đang sử dụng sản phẩm/dịch
vụ của bạn nhưng lại có thể rời đi bất cứ lúc nào để tìm đến một nhà cung ứng
khác. Nguyên nhân có thể là do họ gặp phải một vấn đề nào đó và cảm thấy không
hài lòng, chẳng hạn như dịch vụ chăm sóc không tốt. Tuy nhiên, không hẳn là họ
không có nhiều tiềm năng với doanh nghiệp. Nếu bạn thực sự nắm bắt được và xử
lý vấn đề khiến khách hàng không hài lòng, bạn thậm chí có thể biến nhiều khách
hàng thuộc nhóm này trở thành khách hàng trung thành của doanh nghiệp.
Việc phân loại khách hàng là một trong những yếu tố quan trọng, là nền tảng giúp
bộ phận chăm sóc khách hàng của bạn hoạt động hiệu quả hơn, đưa ra nhiều kế
hoạch phù hợp với từng nhóm khách hàng nhằm giữ chân khách hàng trung thành,
chuyển đổi nhóm khách hàng có tiềm năng lớn thành khách hàng trung thành cũng
như thuyết phục nhóm khách hàng tiêu cực quay trở lại.
18. Cách đọc ký hiệu trên danh thiếp?
Cardvisit hay danh thiếp, namecard bắt đầu xuất hiện vào thế kỷ 17 tại châu Âu.
Các tấm danh thiếp hay name card tại thời điểm này thường có hình dạng của lá
bài và chỉ được sử dụng bởi tầng lớp thượng lưu, gồm những người giàu có hoặc
quý tộc địa phương. Khi tới nhà ai, những người này sẽ để lại danh thiếp của mình
lại đó.
Dần dần, card visit được coi trọng như chính chủ nhân của nó, tức những kẻ thượng
lưu. Với vai trò như phương tiện phân biệt đẳng cấp, nhiều tấm danh thiếp thậm
chí được khắc chữ vàng. Khay đựng danh thiếp cũng được trang trí, chạm trổ công
phu, thẩm mỹ hơn để lưu giữ những tấm card do các vị khách để lại sau mỗi lần
đến thăm.
Tới thế kỷ 18 và 19, việc trao và nhận card visit mỗi khi tới nhà ai đó đã trở thành
một thủ tục, được xem là một nghi thức không thể thiếu. Ngay khi có một vị khách
ghé thăm, người phụ nữ trong gia đình sẽ ra mở cửa cùng với chiếc khay đựng
danh thiếp trên tay. Và dĩ nhiên, trước khi bước vào nhà, vị khách ấy sẽ phải bỏ
danh thiếp của mình vào chiếc khay kia. Sau đó, những chiếc danh thiếp này sẽ
được những người phụ nữ trong gia đình phân loại theo từng đối tượng khách tới
nhà, từ đó có cách tiếp đãi đối với họ trong những lần ghé thăm sau đó.
Tại thời điểm này, với những mục đích khác nhau và những dịp đặc biệt, danh
thiếp thường có các ký hiệu khác nhau. Danh thiếp với góc gấp lại dùng cho cá
nhân và thường được mang theo người như danh thiếp ngày nay, trong khi danh
thiếp cho gia đình thường được gấp lại ở chính giữa. Ngoài ra, nếu 1 tấm name
card được in thêm ký hiệu P/F thì nó được dùng cho một chuyến viếng thăm
chúc mừng, và ngược lại, với ký hiệ P/C, thì tấm danh thiếp đó dành cho một
cuộc gặp chia buồn.
Sang tới thế kỷ 19, danh thiếp không còn dành riêng cho tầng lớp thượng lưu nữa
mà trở nên phổ biến hơn, đặc biệt cho mục đích thương mại. Người ta trao nhận
những tấm card visit hay danh thiếp, name card được in bản đồ chỉ dẫn ngay trước
hoặc sau giờ làm việc. Khi đó, danh thiếp thường được sản xuất bằng máy ép gỗ
hoặc bằng công nghệ in thạch bản.
Cuộc cách mạng công nghiệp ảnh hưởng đến mọi mặt cuộc sống của nhân loại.
Danh thiếp cũng được hòa vào sự thay đổi đó. Quá trình thương mại hóa toàn cầu
khiến hầu hết các thương gia đều sử dụng danh thiếp để thuận tiện cho liên lạc và
giao dịch. Đặc biệt là các doanh nhân người Mỹ, gần như tất cả đều có cho riêng
mình một mẫu card visit.
DANH THIẾP HAY CARD VISIT, NAME CARD HIỆN ĐẠI
Thời gian đã làm cho card visit thay đổi rất nhiều từ chất liệu, hình thức thể hiện
tới đối tượng sử dụng song việc trao danh thiếp và nhận danh thiếp vẫn có những
“quy định” bất di bất dịch: không trao danh thiếp bằng tay trái, ngôn ngữ trên card
visit phải được trình bày bằng ngôn ngữ chung hoặc theo ngôn ngữ của người nhận
hoặc việc nhận và trao name card, card visit phải được thực hiện bằng thái độ
thành kính, tôn trọng lẫn nhau .v.v.
Danh thiếp hay card visit, name card hiện đại thường, thậm chí gần như là bắt buộc
phải có tên của chủ nhân danh thiếp, chức danh, đơn vị công tác, vị trí công việc
cùng với thông tin liên lạc gồm: địa chỉ, điện thoại và email.
19. Ý nghĩa các loại hoa?
Mỗi loài hoa đều mang một vẻ đẹp riêng biệt, đồng thời cũng có những ý nghĩa
đặc biệt của nó. Dưới đây là một số ý nghĩa các loại hoa.
· Hoa Anh Đào - Tâm hồn bạn rất đẹp
· Hoa Anh Thảo - Sự thiếu tự tin
· Hoa Anh Thảo Muộn - Tình yêu thầm lặng
· Hoa Bách Hợp - Sự thanh khiết, hoàn toàn vừa ý, thân ái và tôn kính.
· Hoa Bách Hợp Trắng - Sự trong trắng và thanh nhã.
· Hoa Dã Bách Hợp - Đem lại hạnh phúc.
· Hoa Sơn Bách Hợp - Sự nghiêm túc đứng đắn.
· Hoa Bất Tử - Dù có điều gì xảy ra đi nữa, hãy tin rằng tình yêu của chúng ta là
bất diệt
· Hoa Bồ Công Anh - Lời tiên tri
· Hoa Bụi Đường - Sự thờ ơ, lanh lùng
· Hoa Calla (Lan Ư) - Sắc đẹp lộng lẫy
· Hoa Cẩm Chướng - Tượng trưng cho tình bè bạn, lòng quí mến,tình yêu trong
trắng, thanh cao
· Hoa Cẩm Chướng Hồng - Tượng trưng cho ngày của mẹ.
· Hoa Cẩm Chướng Tím - Tính thất thường.
· Hoa Cẩm Chướng Vàng - Tỏ ý khinh bỉ , coi thường, sự hắt hủi, cự tuyệt.
· Hoa Cẩm Chướng có sọc - Tỏ ý từ chối, không tiếp nhận.
· Hoa Cẩm Chướng Đỏ - Biểu hiện sự tôn kính, tỏ ý đau buồn, đau khổ.
· Hoa Cẩm Chướng râu - Lòng can đảm - Sự tài trí
· Hoa Cẩm Chướng sẫm - Lòng tự trọng, danh dự
· Hoa Cẩm Nhung - Tôi mến bạn lắm!
· Hoa Cỏ Chân ngỗng - Bị bỏ rơi
· Hoa Cúc - Sự cao thượng.
· Hoa Cúc Trắng - Lòng cao thượng - sự chân thực, ngây thơ, trong trắng
· Hoa Cúc Tây - Chín chắn - tình yêu muôn màu
· Hoa Cúc Đại Đóa - Lạc quan và niềm vui, sự vui mừng
· Hoa Cúc Tím (Thạch Thảo) - Sự lưu luyến khi chia tay
· Hoa Cúc Vàng - Lòng kính yêu quý mến, nỗi hân hoan vui vẻ, tỏ sự chân thực,
trong trắng
· Hoa Cúc Vạn Thọ - Sự đau buồn, nổi thất vọng, ghen ghét.
· Hoa Cúc Zinnia - Nhớ đến bạn bè xa vắng
· Hoa Thủy Cúc - Sự lo xa, nhớ lại.
· Hoa Cúc Ba Tư - Sự trong trắng.
· Hoa Cúc Mũi Hài - Tỏ ý bảo vệ.
· Hoa Cúc Đồng Tiền - Tỏ ý chúc sống lâu.
· Hoa Dạ Lan Hương - Sự vui chơi
· Hoa Ðinh tử màu lửa - Càng ngày anh càng yêu em.
· Hoa Ðinh tử màu đỏ sẫm - Lòng anh không bao giờ thay đổi.
· Hoa Đồng Thảo - Tính khiêm nhường
· Hoa Đồng Tiền - Niềm tin tưởng, sự sôi nổi
· Hoa Făng - Giúp ta hàn gắn những vết thương lòng.
· Hoa Lưu Ly (Forget Me Not) - Xin đừng quên em
· Hoa Hồng - Tỏ lòng ái mộ, tỏ sự hạnh phúc vinh dự.
· Hoa Hồng Gai - Tỏ lòng tốt.
· Hoa Hồng Đỏ - Một tình yêu mảnh liệt và đậm đà, tỏ sự hạnh phúc vinh dự.
· Hoa Hồng Trắng - Tình yêu trong sáng và cao thượng.
· Hoa Hồng Baby - Tình yêu ban đầu.
· Hoa Hồng bạch - Ngây thơ duyên dáng và dịu dàng.
· Hoa Hồng Nhung - Tình yêu say đắm và nồng nhiệt.
· Hoa Hồng Vàng - Một tình yêu kiêu sa và rực rỡ. (Đôi khi có ý nghĩa tình yêu
út giảm và sự phản bội, tỏ ý cắt đứt quan hệ).
· Hoa Hồng Phớt - Bắt đầu một tình yêu mơ mộng.
· Hoa Hồng Đậm - Người đẹp kiêu kì.
· Hoa Hồng Thẩm - Tình yêu nồng cháy.
· Hoa Hồng Cam - Tình yêu hòa lẫn với ghen tuông.
· Hoa Hồng Viền Trắng - Tình yêu kín đáo, sâu sắc, sẵn sàng hy sinh cho người
mình yêu
· Hoa Hồng Phấn - Sự trìu mến.
· Hoa Hồng Tỉ Muội - Khi được tặng, nếu là bạn trai thì cần hiểu rằng - Bạn là
một đứa em ngoan.
· Hoa Huệ - Sự trong sạch và thanh cao
· Hoa Huệ Tây - Sự thanh khiết
· Hoa Huệ Thung - Sự trở về của hạnh phúc
· Hoa Hướng Dương - Niềm tin và hy vọng. Anh chỉ biết duy nhất có em
· Hoa Hải Đường - Chúng ta hăy giữ t́nh bạn thân thiết
· Hoa Hạnh Đào - Thầm lặng, mòn mỏi
· Hoa Inmortel - Nỗi đau khổ khó nguôi.
· Hoa Kim Ngân - Lòng trung thành, tình yêu gắn bó
· Hoa Lan - Tình yêu tha thiết ấp ủ trong tôi. Sự thành thật
· Hoa Lay Ơn - Cuộc họp vui vẻ và lời hẹn cho ngày mai
· Hoa Lưu Ly - Anh muốn hoàn toàn là của em
· Hoa Lài - Tinh bạn ngát hương
· Hoa Lư - Tình yêu thanh cao và trong sạch
· Hoa Lý - Tình yêu thanh cao và trong sạch.
· Hoa Mai, hoa Đào - Một mùa xuân tràn trề ước mơ và hy vọng
· Hoa Mimosa - Tình yêu mới chớm nở
· Hoa Màu Gà - Không có điều gì làm anh chán cả
· Hoa Mao Địa Hoàng - Sự giả dối
· Hoa Mười Giờ - Hẹn em lúc 10 h
· Hoa Ngô - Sự dịu dàng, tế nhị
· Hoa Nghệ Tây - Sự vui mừng, tươi tắn
· Hoa Ngàn Hương Vàng - Tôi đã có chồng hãy tha thứ
· Hoa Pensée - Tôi rất nhớ bạn. Tỏ lòng mơ ước
· Hoa Phù Dung - Hồng nhan bạc phận, tình yêu không bền
· Hoa Phi Yến - Nhẹ nhàng, thanh thoát
· Hoa Phong Lữ - Sự ưu ái
· Hoa Quỳnh - Sự thanh khiết
· Hoa Rẻ Quạt - Sự ngớ ngẩn
· Hoa Sen - Lòng độ lượng và từ bi bác ái
· Hoa Sen Hồng - Hân hoan, tươi vui
· Hoa Sen Trắng - Cung kính, tôn nghiêm, sự trong trắng không chút tà tâm
· Hoa Sen Cạn - Lòng yêu nước
· Hoa Sim - Bằng chính của t́nh yêu
· Hoa Sơn Trà - Anh nên dè dặt một chút
· Hoa Táo - Sự hâm mộ, ưa chuộng
· Hoa Táo Gai - Niềm hy vọng
· Hoa Thiên Lư - Sự trong sạch, hiên ngang
· Hoa Thuỷ Tiên - Vương giả, thanh cao, kiêu hảnh
· Hoa Thục Quỳ - Sự thành công
· Hoa Thược Dược - Sự dịu dàng và nét thầm kín
· Hoa Ti Gôn Trắng - Bạn đã lỗi hẹn, lần sau đừng thế nữa nhé
· Hoa Ti Gôn Hồng - Tôi mong nhớ bạn, đau khổ và không gặp khi đến thăm bạn.
· Hoa Trà Mi - Kiêu hảnh, coi thường tình yêu
· Hoa Trà - Duyên dáng, cao thượng. Lòng can đảm
· Hoa Trà Trắng - Sự thanh khiết
· Hoa Tulíp - Tình yêu, thắng lợi và đẹp đẽ, biểu tượng người yêu hoàn hảo.
· Hoa Tulíp Vàng - Tình yêu nhưng không hi vọng.
· Hoa Tulíp Trắng - Lòng yêu quý.
· Hoa Tulíp Đỏ - Lòng yêu chưa được đáp lại.
· Hoa Tulíp Xanh - Lòng chân thành.
· Hoa Tường Vi - Sự yêu thương, anh đã bắt đầu yêu em.
· Hoa Tường Vi Đỏ - Ý muốn được yêu.
· Hoa Tường Vi Trắng - Tình yêu trong trắng.
· Hoa Tường Vi Phấn Hồng - Lời hứa hẹn.
· Hoa Tường Vi Hồng - Anh yêu em mãi mãi
· Hoa Tường Vi Vàng - Anh sung sướng được yêu em
· Hoa Tử Đinh Hương (Lilas) - Cảm thấy sao xuyến, phải chăng mình đã yêu rồi
chăng
· Hoa Tử Vi - Sự e ấp kín đáo
· Hoa Vân Anh - Khiếu thẩm mỹ
· Hoa Violette (Chuông) - Hãy giữ kín tình yêu của chúng ta, đừng cho ai biết
20. Liệt kê tất cả sản phẩm mới mà em biết? Đặc sản quê em?
Dịch bệnh covid-19 có những ảnh hưởng mạnh mẽ đến toàn thế giới, đặc biệt là
nền kinh tế. Các doanh nghiệp đang không ngừng tìm kiếm các giải pháp dần hồi
phục và tiếp tục phát triển sau dịch bệnh. Dưới đây là một số sản phảm mới ra mắt
trong thời gian gần đây.
Để cạnh tranh với TikTok, Instagram ra mắt tính năng mới nhằm thu hút những
nhà sáng tạo nội dung về phía mình. Reels vừa ra mắt trong tháng 8/2020 tại hơn
50 quốc gia, khả dụng trên cả 2 phiên bản iOS và Android.
Tổng Công ty Cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (SABECO) đã chính
thức ra mắt sản phẩm bia Saigon Chill mới trong danh mục sản phẩm Bia Saigon
vào ngày 13/10/2020. Đây là dòng bia được sản xuất với kỹ thuật lọc bia lạnh sâu
ở -2ºC, mang đến hương vị sảng khoái, đặc trưng và lưu giữ trọn vẹn mùi thơm
đặc trưng của men bia.
Apple đã chính thức ra mắt iPhone 12 mini giá 699 USD, iPhone 12 giá 799
USD, iPhone 12 Pro giá 999 USD, iPhone 12 Pro Max giá 1.099 USD vào ngày
14/10/2020. Cả 4 mẫu iPhone đều được trang bị kết nối 5G và thiết kế mới lạ. Bên
cạnh đó, loạt sản phẩm mới đã được Apple ra mắt gồm dòng đồng hồ thông minh
Apple Watch SE, Apple Watch Series 6, và máy tỉnh bảng iPad 8 và iPad Air 2020.
Bình Dương là một tỉnh thuộc khu vực Đông Nam Bộ. Nhắc tới Bình Dương,
người ta hay nghĩ ngay đến một tỉnh đang trên đà phát triển nhanh với nhiều khu
công nghiệp và lực lượng lao động đông đảo. Tuy nhiên, bên cạnh đó, Bình dương
cũng có nhiều phong cảnh đẹp như: khu du lịch Đại Nam, Khu du lịch Dìn Ký, hồ
Dầu Tiếng,… Ngoài ra, Bình Dương cũng nổi tiếng nhiều đặc sản từ món ăn độc
đáo đến những loại trái cây tươi ngon, bổ, sạch.
1. Hoa quả Lái Thiêu, Cầu Ngang
Đặc sản Bình Dương nổi tiếng phải kể đến những miệt vườn Lái Thiêu, Bình
Nhâm, thuộc thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương. Bạn chắc chắn sẽ bị chinh
phục bởi mùi hương thơm đặc biệt hòa quyện của hàng chục loại quả khác nhau
như: sầu riêng, mít tố nữ, mãng cầu, vú sữa, chôm chôm, …
Từ tháng 5 – tháng 8 là thời điểm trái cây ở đây chín rộ nhất. Du khách đã đến
Bình Dương thì chắc chắn ai cũng háo hức đến thăm nơi đây vừa được thưởng
thức trực tiếp trái cây ngon sạch vừa mua về làm quà.
2. Gỏi gà măng cụt
Nổi tiếng là nơi có nhiều vườn trái cây tươi, ngon. Chính vì thế, người dân ở đây
không thể không tận dụng các loại trái cây để chế biến thành các món ăn độc đáo.
Gỏi gà măng cụt là một món ăn đặc sản Bình Dương rất nổi tiếng. Ngoài quả chín
cây ăn ngọt lịm thì măng cụt cũng được chế biến với gà thành món đặc biệt Gỏi
gà măng cụt. Bạn muốn thưởng thức món này thì chỉ có thể ăn khi mùa măng cụt
đến tầm tháng 4 – hết tháng 6
Người ta sẽ chọn măng cụt già có vỏ xanh bên trong phần cơm đã có vị ngọt chọn
làm gỏi. Chọn những con gà săn chắc luộc xé miếng nhỏ, trộn cùng muối tiêu,
nước mắm chua chua ngọt ngọt. Miếng măng cụt chua ngọt thanh mát hơi chát
cùng với miếng thịt gà bùi bùi sẽ cho ra một món ăn tinh tế, lạ miệng mà ai cũng
sẽ thích.
3. Bánh bèo bì Mỹ Liên
Nhắc đến món ngon Bình Dương người ta sẽ nghĩ ngay đến món bánh bèo bì hơn
100 năm tuổi. Người đầu tiên tạo ra món ăn này là cụ Đỗ Thị Kiểng. Tầm hơn 100
năm trước, cụ Kiểng đã gánh những gánh bánh bèo đi bán khắp nơi với vị vừa
ngon vừa lạ.
Bánh bèo này khác với các vùng khác có bì heo trộn cùng với thịt lạc trắng, rồi
phết đậu xanh trên đĩa, thêm rau sống và dưa leo. Cùng với nước chấm chua ngọt
có thêm củ cải và cà rốt hòa quyện cùng mắm ớt cay xè. Hầu hết khách du lịch
đến Bình Dương không thể không thử qua món bánh bèo bì này.
21. Liệt kê các từ gắn với Giá?
“SỬA GIÁ”
Trong một thị trường cạnh tranh, giá cả thường được hạ thấp để mang lại lợi ích
cho người tiêu dùng. Nếu các đối thủ cạnh tranh cùng họp bàn với nhau và quyết
định bán ở một mức giá cố định, điều đó có nghĩa là sẽ có nhiều sản phẩm sẽ đắt
tiền hơn cho người dùng và nhiều lợi ích hơn cho doanh nghiệp. Do đó, một công
ty có thể nghiên cứu sự cạnh tranh và thị trường, nhưng tuyệt đối không nên tham
gia vào các thỏa thuận gây bất lợi cho người tiêu dùng.
PHÂN BIỆT GIÁ
Khi cùng một sản phẩm được bán ở các mức giá khác nhau cho các nhóm người
tiêu dùng khác nhau, nó được gọi là phân biệt giá. Đây là một phạm trù khó phân
biệt, vì những ưu đãi đặc biệt dành cho người cao tuổi và trẻ em được chấp nhận
trong khi việc đưa ra tiêu chí chi phí cao cho người tiêu dùng có thu nhập cao hơn
có thể không được đón nhận.
KHẢO GIÁ
Khi một sản phẩm có giá cao ban đầu và sau đó cuối cùng được bán với giá thấp
hơn, nó được gọi là khảo giá. Công ty đặt mục tiêu thu thập lợi ích tối đa từ người
dùng cao cấp trước và sau đó từ từ di chuyển xuống các phân khúc thấp hơn để
nhận được giá trị từ mọi đối tượng tiêu dùng. Chiến lược thường được sử dụng
trong ngành công nghệ, nếu không được quản lý tốt, nó có thể tạo ra một ấn tượng
tiêu cực trong tâm trí người tiêu dùng. Cuối cùng, một số người có thể bắt kịp mô
hình và ngừng mua cho đến khi mức giá thấp hơn được đưa ra.
ĐỊNH GIÁ KHI THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG
Một mức giá thấp được thiết lập bởi công ty để xây dựng doanh số và thị phần.
Điều này có thể được thực hiện để thiết lập vị trí trong một thị trường với các sản
phẩm tương tự có sẵn và đang được cung cấp. Một nhà cung cấp kênh vệ tinh có
thể đưa ra một mức giá vừa phải và sau đó tăng lên khi kinh doanh phát triển.
ĐỊNH GIÁ CẠNH TRANH
Khi cố gắng đối đầu với các đối thủ cạnh tranh mang lại lợi ích tương tự, một công
ty có thể quyết định đưa ra:
a. Mức giá cao hơn để tạo ra nhận thức chất lượng cao hơn hoặc nhắm mục tiêu
thị trường thích hợp
b. Mức giá như nhau để hiển thị nhiều lợi ích hơn cho cùng một mức giá
c. Mức giá thấp hơn để cố gắng để có được một cơ sở khách hàng rộng hơn
ĐỊNH GIÁ THEO DÒNG SẢN PHẨM
Ở đây, các sản phẩm khác nhau trong cùng một nhóm ngành có thể được đặt ở các
mức giá khác nhau. Tivi có giá khác nhau tùy thuộc vào việc các tính năng nổi bật
như màn hình HD, khả năng kết nối wifi, công nghệ 3D.
ĐỊNH GIÁ MỘT NHÓM NHIỀU SẢN PHẨM
Một nhóm các sản phẩm có thể được gộp lại với nhau và được bán với giá đã
giảm. Các siêu thị thường sử dụng phương thức này thông qua ‘mua một tặng một
ưu đãi miễn phí.’
ĐỊNH GIÁ DỰA VÀO TÂM LÝ
Thông thường một công ty sẽ thực hiện những thay đổi nhỏ về giá để khiến khách
hàng nghĩ rằng mặt hàng đó bị định giá thấp hơn giá trị thực. Điều này thường
thấy trong phương pháp định giá sản phẩm cuối năm 99. Ví dụ, một sản phẩm có
giá $199 sẽ được coi là có giá gần $100 hơn là là với $200.
ĐỊNH GIÁ CAO CẤP
Một mức giá cao được chọn để thiết lập một sản phẩm độc quyền có chất lượng
cao. Xe thiết kế và cửa hàng thương hiệu cao cấp là hai ví dụ tiêu biểu về loại giá
này.
ĐỊNH GIÁ THEO TÍNH NĂNG TÙY CHỌN
Một công ty có thể thêm các mục phụ tùy chọn trong giá để tăng sức hấp dẫn của
sản phẩm. Ví dụ như Người bán xe có thể cung cấp bảo hiểm xe hơi trong năm
đầu tiên.
ĐỊNH GIÁ DỰA TRÊN CHI PHÍ
Điều này có thể được hiểu đơn giản là một công ty có thể xác định chi phí chính
xác của việc sản xuất và bán một mục tiêu, thêm một đánh dấu có thể mong muốn
cho lợi nhuận và giá cả phù hợp. Phương pháp này có thể được sử dụng trong một
ngành công nghiệp luôn luôn thay đổi, nơi thậm chí chi phí sản xuất là không thể
đoán trước.
ĐỊNH GIÁ DỰA TRÊN CHI PHÍ CỘNG LỢI NHUẬN KÌ VỌNG
Một tỷ lệ phần trăm được thêm vào chi phí dưới dạng biên lợi nhuận để xác định
giá cuối cùng.
22. Nêu các loại giá tâm lý?
Thứ nhất, điều chỉnh giá trị theo thời gian
Ví dụ bạn đang cố gắng bán một số phần mềm cao cấp với giá 1.000 đô la cho
đăng ký hàng năm. Bạn cố gắng biện hộ cho mức giá cao đó bằng cách nói cho
mọi người biết về các tính năng tuyệt vời của phần mềm này, và những gì nó sẽ
làm cho họ, và tại sao nó tốt hơn các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh của bạn.
Nhưng vẫn không bán được hàng.
Thay vào đó, hãy điều chỉnh lại giá trị chi phí cho phần mềm của bạn chỉ là 2,99
đô la một ngày. Với giá của một tách cà phê và lợi ích mà phần mềm mang lại
Một số lượng nhỏ hơn không chỉ giúp khách hàng hợp lý hóa dễ dàng hơn; mà nó
cũng dễ dàng hơn cho bộ não của chúng ta để xử lý. Một nghiên cứu về thần
kinh cho thấy những mức giá cao đã kích hoạt các mạch thần kinh liên quan đến
việc dự đoán sự mất mát. Ngay cả trước khi chúng tq bắt đầu đánh giá một cách
lôgic cho dù $2,99 một ngày là một món hời, nhưng chúng ta có nhiều khả năng
chấp nhận nó hơn là ở một mức giá cao như $1.000.
Thứ hai, điều chỉnh giá trị thông qua từ ngữ
Nếu bạn đang cố gắng để bán một thuê bao DVD, thì nó không thực sự tạo ra
nhiều sự khác biệt cho dù bạn nói nó là "một khoản phí $5" hoặc "một khoản
phí nhỏ $5", phải không?
Trên thực tế, nó tạo ra sự khác biệt lớn. Trong một nghiên cứu của Carnegie
Mellon, sử dụng chính xác kịch bản này, tỷ lệ dùng thử cho đăng ký
DVD tăng 20% khi từ "nhỏ" được thêm vào thông điệp đó.
Bạn có thể nghĩ rõ ràng rằng $5 là một số tiền "nhỏ", nhưng những từ nhỏ này kích
hoạt sự thúc đẩy mua hàng của người tiêu dùng. Hãy chú ý trong suốt thời gian
quảng cáo giữa giờ trên TV và bạn sẽ nghe những từ nhỏ này mọi lúc: “nhỏ”, “tỷ
lệ thấp”,…
Thứ ba, sử dụng giá neo ( Price Anchor)
Khi Steve Jobs giới thiệu iPad lần đầu tiên vào năm 2010, ông đã thực hiện một
phương pháp quan trọng được gọi là giá neo.
Bạn có nhớ rằng trước bài thuyết trình của ông, chưa ai từng mua một iPad trước
đó, và chưa ai có một manh mối về mức giá mà nó nên có là bao nhiêu. Vì vậy, nó
đã tùy vào ông Jobs để đặt ra những sự kỳ vọng.
“Chúng ta nên định giá nó khoảng bao nhiêu?” Ông hỏi khán giả. "Nếu bạn lắng
nghe các chuyên gia, chúng tôi sẽ định giá nó dưới $1,000, đó là con số $999."
Sau khi định con số $999 đô la trong tâm trí của chúng ta, ông đã đưa ra thông báo
lớn rằng giá iPad sẽ bắt đầu ở mức “chỉ 499 đô la”. Nó làm cho ta cảm thấy như
một món hời. Chúng ta có thể sở hữu chiếc iPad chỉ với nửa giá.
Thứ tư, quy tắc Chín
Các nhà nghiên cứu tại Đại học MIT và Đại học Chicago đã sử dụng một công ty
đặt hàng qua email với các phiên bản email khác nhau về catalog quần áo của họ
cho các khách hàng được chọn ngẫu nhiên. Trong một email, giá tất cả các sản
phẩm kết thúc bằng con số chín, và trong hai email khác, giá đã được nâng lên
hoặc hạ xuống $5. Ví dụ, cùng một chiếc váy sẽ là $39 đô la trong một catalog,
$44 đô la trong catalog thứ hai và $34 đô la trong catalog thứ ba.
Kết quả thật đáng kinh ngạc: danh mục với giá kết thúc bằng con số chín dẫn
đến doanh thu cao hơn 40% so với cả hai loại còn lại.
Điều thú vị là chiếc váy $39 không chỉ bán được nhiều hơn chiếc váy $44; mà nó
cũng bán được nhiều hơn chiếc váy $34. Hãy nhớ rằng, đó là cùng một chiếc váy
trong mỗi catalog.
Có vẻ như chúng ta đã rất hài hòa về mặt văn hóa với mức giá kết thúc bằng con
số chín mà chúng ta phản hồi với chúng, ngay cả khi sản phẩm đó đắt hơn. Giá
"chín" vượt trội hơn cả các đối thủ cạnh tranh rẻ hơn và đắt hơn của nó không chỉ
ở mức 39 đô la, mà còn ở mức 49 đô la, 59 đô la và 79 đô la.
Chỉ có một ngoại lệ duy nhất. Các công ty bán nhiều mặt hàng cao cấp hơn thường
tránh giá kết thúc bằng con số chín. Họ muốn thực hiện như là một sự duy nhất,
và thu hút các khách hàng là những người không cần phải săn lùng giá rẻ. Ví dụ,
nếu bạn muốn mua một chiếc vòng đeo tay Gucci, nó sẽ khiến bạn quay trở lại
ngay cả khi nó có giá 10.900 đô la. Bạn sẽ không thấy bất kỳ thủ thuật 99 xu nào
ở đây. Nó là như nhau tại một nhà hàng cao cấp, nơi miếng thịt thăn Filet của bạn
sẽ hầu như luôn luôn có giá $40, không phải $39,99.
23. Sự khác biệt của mạng lưới phân phối ở Việt Nam?
Mạng lưới phân phối ở nước ta hiện nay về cơ bản là mạng lưới phân phối truyền
thống với kênh phân phối chính là chợ và các cửa hàng bán lẻ rải rác khắp các địa
phương, chiếm 90% doanh thu bán lẻ cả nước. Bên cạnh đó, một mạng lưới phân
phối hiện đại đang dần được phát triển với các siêu thị, trung tâm thương mại tại
các vùng đô thị, chiếm khoảng 10% doanh thu. Theo các chuyên gia, con số này
sẽ nhanh chóng bị đảo ngược do nhu cầu mua sắm văn minh, hiện đại ngày càng
tăng cao (tốc độ tăng trưởng của mạng lưới phân phối hiện đại luôn đạt bình quân
trên 20%/năm trong mấy năm gần đây).
Với định hướng chuyển đổi sang mạng lưới phân phối hiện đại thông qua các trung
tâm thương mại, song việc nhận dạng và hiểu biết về các loại hình kinh doanh hiện
đại còn rất hạn chế trong toàn xã hội, bao gồm cả các nhà quản lý, các doanh
nghiệp và người tiêu dùng. Vị trí của các TTTM, siêu thị… được đặt một cách tuỳ
tiện ở tất cả các tỉnh, thành phố. Các TTTM và siêu thị mới áp dụng phương thức
bán hàng văn minh, hiện đại hơn mà chưa xem xét đến nhiều yếu tố khác.
Bên cạnh đó, có quá nhiều cấp trung gian trong lĩnh vực phân phối. Nhiều cấp
trung gian trong cùng một khâu bán buôn và bán lẻ với quy mô khác nhau. Cùng
một sản phẩm của một đơn vị sản xuất trên cùng khu vực địa lý có quá nhiều điểm
bán thuộc nhiều chủ thể quản lý khác nhau (của đại lý, của công ty sản xuất thành
viên, của công ty thương mại thành viên và của các nhà phân phối). Điều này có
thể dẫn tới kết luận rằng các hãng bán lẻ lớn đã không quan hệ đầy đủ với các công
ty bán sỉ hoặc các nhà sản xuất, làm tăng chi phí, giảm hiệu quả kinh doanh.
Thực tế là việc hình thành và phát triển các loại hình kinh doanh ở Việt Nam thời
gian qua còn mang nặng tính tự phát, thiếu sự chỉ đạo, quản lý, điều hành của Nhà
nước bằng các thể chế và chính sách phù hợp nên không tránh khỏi tình trạng phát
triển tràn lan, kinh doanh chỉ tính đến lợi ích trước mắt, thiếu tính bền vững, thiếu
hiệu quả và chưa thực sự đảm bảo được văn minh và tính đồng bộ trong thương
mại.
Mạng lưới cửa hàng khu phố, tiệm tạp hoá tại nhà có mặt khắp hang cùng ngõ hẻm
hiện nay chính là “thế mạnh” của mạng lưới phân phối Việt Nam, song để có thể
tồn tại trong sự cạnh tranh, các tiệm hàng bán lẻ, sạp bán lẻ các chợ sẽ phải trải
qua quá trình chuyển đổi theo hướng chuyên nghiệp hơn, như chuyển đổi thành
các cửa hàng chuyên nghiệp, cửa hàng tiện lợi, nâng cao hiệu quả kinh doanh, kết
hợp với nhau thành chuỗi để mở rộng quy mô và tận dụng tính kinh tế nhờ quy
mô hay các hình thức hiện đại khác.
24. Phân biệt PR và quảng cáo?
Quảng cáo (Advertising) là những hình thức truyền thông không trực tiếp, được
thực hiện thông qua những phương tiện truyền thông phải trả tiền và xác định rõ
nguồn gốc kinh phí.
Quan hệ công chúng (Public Relations) là công cụ dùng để truyền thông cho sản
phẩm, con người, địa điểm, ý tưởng, hoạt động, tổ chức, và thậm chí là cả quốc
gia. Người ta sử dụng PR để xây dựng những mối quan hệ tốt với khách hàng, nhà
đầu tư, giới truyền thông và cộng đồng nơi doanh nghiệp hoạt động.
Quảng cáo và PR đều là một quá trình truyền thông đến công chúng nhằm giới
thiệu về hàng hóa dịch vụ, hình ảnh của một tổ chức, doanh nghiệp; tạo nên tình
cảm và ấn tượng tốt đẹp trong họ, củng cố niềm tin và thúc đẩy hành động có lợi
cho người đưa thông tin.
Phân biệt quảng cáo và quan hệ công chúng (PR)
Một là:
- Quảng cáo chủ yếu là cách thức truyền tải thông tin từ nhà sản xuất, kinh doanh
đến khách hàng mục tiêu. Quá trình thông tin này thường mang tính chất một chiều
và áp đặt không có sự phản hồi ngay lập tức từ phía doanh nghiệp, tổ chức.
- Trong khi đó, PR là các thông tin liên quan đến toàn bộ hoạt động giao tiếp đối
nội và đối ngoại của một tổ chức, có tầm bao quát rộng hơn và thông tin mang tính
hai chiều.
Hai là:
- Quảng cáo là thông tin của chính các nhà kinh doanh nói về mình, mang tính
thương mại.
- PR là thông tin của bên thứ ba, của giới truyền thông nói về tổ chức nên nó mang
tính gián tiếp và phi thương mại.
Ba là:
- Mục tiêu của quảng cáo là kích thích tiêu thụ các sản phẩm hàng hóa dịch vụ và
tăng cường khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp. Mục tiêu của PR là xây
dựng và bảo vệ danh tiếng, uy tín cho các tổ chức.
Bốn là:
- Quảng cáo là hình thức truyền thông phải trả tiền còn PR là hình thức truyền
thông không phải trả tiền.
Năm là:
Quảng cáo có thể kiểm soát được các thông tin để đảm bảo có tính thống nhất khi
truyền tin trên các phương tiện khác nhau.
PR không kiểm soát được nội dung và thời gian thông tin; mặt khác thông tin của
PR thiếu nhất quán, do nhiều người tiếp cận thông tin theo góc độ và quan điểm
khác nhau.
Sáu là:
- Quảng cáo được lặp lại nhiều lần nhằm tác động vào tâm lí, củng cố niềm tin,
còn PR không lặp lại thông tin nên thiếu tính khắc họa.
Bảy là:
- Thông tin của quảng cáo hướng tới một nhóm khách hàng mục tiêu cụ thể. Thông
tin của PR lan tỏa đến nhiều nhóm công chúng rộng rãi (nhân viên, nhà đầu tư,
nhà cung cấp, nhà phân phối, cộng đồng...).
Tám là:
- Chi phí cho hoạt động quảng cáo rất tốn kém (Quảng cáo thường hướng tới lượng
khách hàng mục tiêu có giới hạn cụ thể, nên chi phí trên lượng khách hàng sẽ cao),
chi phí cho PR đỡ tốn kém hơn (do PR có sức lan tỏa lớn, được nhiều người biết
tới)
Chín là:
- Tính khách quan và độ tin cậy của công chúng vào quảng cáo thấp hơn PR
(do quảng cáo là tự doanh nghiệp nói về mình, còn PR là hoạt động giới truyền
thông nói về các doanh nghiệp, nên sẽ có được nhiều cảm tình của công chúng, tin
tưởng vào thông tin được cung cấp).
Mười là:
- Hình thức chuyển tải thông tin của quảng cáo linh hoạt, đa dạng và rất phong
phú thậm chí hài hước.
- Hình thức chuyển tải thông tin của PR nghiêm túc và chuẩn mực hơn.
Mười một là:
- Quảng cáo chủ yếu dành cho các doanh nghiệp, PR có thể sử dụng cho tất cả các
tổ chức và cá nhân.
Mười hai là:
- PR khắc phục trở ngại của quảng cáo do hạn chế vùng phát sóng.
Mười ba là:
- PR truyền thông những nội dung không được quảng cáo.
25. Promotion-Mix? Cho 1 ví dụ
Promotion là 1P trong 4P của Marketing Mix. Promotion Mix đề cập đến sự pha
trộn của một số công cụ quảng cáo được sử dụng bởi doanh nghiệp để tạo dựng,
duy trì và tăng nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ.
Những thành phần của Promotion Mix gồm:
Advertising (Quảng cáo): Quảng cáo bao gồm những hoạt động giới thiệu và
quảng bá hàng hóa và dịch vụ đến những đối tượng mục tiêu của doanh nghiệp.
Thông qua quảng cáo, doanh nghiệp cố gắng xây dựng chiến lược kéo; trong đó
khách hàng được khuyến khích dùng thử sản phẩm ít nhất một lần. Thông tin về
sản phẩm cùng những hình ảnh sinh động, bắt mắt nhằm thu hút sự chú ý và ảnh
hưởng đến quyết định mua hàng.
Personal Selling (Bán hàng cá nhân): Đây là một trong những hình thức quảng cáo
truyền thống, trong đó nhân viên bán hàng tương tác trực tiếp với khách hàng bằng
cách gặp mặt hoặc trao đổi trực tiếp với họ thông qua các phương tiện liên lạc. Đó
là sự tương tác trực diện giữa đại diện công ty và khách hàng với mục tiêu gây ảnh
hưởng đến khách hàng để họ mua sản phẩm hoặc dịch vụ.
Sale Promotion (Khuyến mãi): Khuyến mãi là những ưu đãi ngắn hạn dành cho
khách hàng để tăng doanh số bán hàng trong một thời gian nhất định. Các hình
thức khuyến mãi có thể kể đến đó là giảm giá trực tiếp khi mua với số lượng lớn,
voucher, coupon, tích điểm đổi quà, mua một tặng một... Với việc khuyến mãi,
doanh thu công ty có thể tăng trong một thời gian ngắn nhưng đây chưa phải là
một giải pháp tăng doanh số trong dài hạn và mang tính bền vững. Ví dụ: Pepsi
có các chương trình giảm giá, khuyến mãi, tặng 4 lon khi mua thùng, hoặc các sản
phẩm tặng kèm như ly, hộp nhựa vào dịp Tết.
Public Relation (Quan hệ công chúng): Các thương hiệu cố gắng xây dựng hình
ảnh của mình thân thiện hơn với người tiêu dùng của họ thông qua việc tạo các
mối quan hệ công chúng. Công chúng bao gồm toàn bộ khách hàng, nhân viên,
nhà cung cấp, nhà phân phối, cổ đông, chính phủ và toàn xã hội. Ví dụ: Pepsi chủ
yếu tài trợ cho những chương trình ca nhạc, thời trang vì khách hàng của Pepsi là
các bạn trẻ yêu âm nhạc và sành điệu.
Direct Marketing (Tiếp thị trực tiếp): Với sự phát triển của công nghệ, các công
ty có thể tiếp cận khách hàng một cách trực tiếp mà không cần bất kỳ trung gian
hoặc bất kỳ phương tiện thanh toán nào. Email, tin nhắn, Fax, là một số công cụ
của tiếp thị trực tiếp. Các công ty có thể gửi email và tin nhắn cho khách hàng để
thông báo cho họ về các chương trình khuyến mãi hay thông báo về việc các sản
phẩm mới đã được trình làng...
Tài liệu tham khảo:
Chiến lược marketing của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, ThS. Phan Thị
Minh Phương, Tạp chí Công thương, 2020
Giáo trình Quan hệ công chúng, NXB Tài chính
https://khoahoc.tv/
https://vietnamnet.vn
https://barcodevn.vn/
https://business.tutsplus.com/
https://v-link.vn/
http://baochinhphu.vn/

You might also like