You are on page 1of 3

Ít vận động thể lực

1. Tình hình
Theo nghiên cứu của WHO đăng trên tạp chí The Journal The Lancet chil &Adolescent Health hiện nay trẻ em
trên thế giới có trên 80% (85% nữ, 78% nam) vẫn đang thiếu vận động thể chất tới mức có thể gây hại cho sức khỏe
của họ. Theo báo cáo khảo sát hành vi sức khỏe của học sinh phổ thông toàn cầu tại Việt Nam năm 2019 chỉ có
24,1% học sinh tham gia hoạt động thể chất trên 60 phút/ ngày theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới.
Tại Việt Nam, hiện nay gần 30% dân số lười vận động thể lực.
TS Trương Đình Bắc, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, con số khoảng gần 30% dân số thiếu
hoạt động thể lực, kèm theo thói quen ăn muối quá nhiều, ăn rau xanh quá ít, ăn nhiều đồ ăn nhanh… là một trong
những căn nguyên làm gia tăng các bệnh không lây nhiễm tại như béo phì, tiểu đường, huyết áp… tại Việt Nam.
Theo đó, có đến 1/3 dân số Việt thiếu hoạt động thể lực so với khuyến cáo của WHO (có hoạt động thể lực
cường độ trung bình ít nhất 150 phút 1 tuần hoặc tương đương). Cùng với đó, là sự gia tăng của tình trạng thừa cân,
béo phì ở cả hai giới là trên 15,6%, tăng hơn gần 3% so với kết quả điều tra năm 2010. Trong đó, thừa cân béo phì ở
thành thị là 21,3%, vùng nông thôn là 12,6%.
Một nghiên cứu từ Viện Dinh dưỡng, trung bình người Việt Nam đi bộ 3.600 bước một ngày, giới văn phòng
chỉ 600 bước trong khi khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới là 10.000 bước.

Biểu đồ số liệu so sánh bước đi bộ hàng ngày của người Việt so với các nước khu vực, do Trung tâm dinh
dưỡng HCM cung cấp.
Nhằm góp phần phòng, chống bệnh tật, nâng cao sức khỏe, tầm vóc, tuổi thọ và chất lượng cuộc sống của
người dân, ngày 2/9/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1092/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chương
trình Sức khỏe Việt Nam, trong đó vận động thể lực là một trong những lĩnh vực ưu tiên. Ngành y tế cần phải gương
mẫu tiên phong thực hiện để tạo hành động lan tỏa đến từng người dân, cộng đồng và toàn xã hội.
2. Ảnh hưởng lên bệnh tật
Lối sống ít vận động đang ngày càng phổ biến ở nhiều quốc gia mặc dù đã được chứng minh là có thể gây ra
một loạt các vấn đề sức khỏe . Theo Hướng dẫn Hoạt động Thể chất năm 2008 dành cho người Mỹ, người lớn cần
hoạt động thể chất cường độ vừa phải 150 phút mỗi tuần. Hầu hết những người có lối sống ít vận động không đáp
ứng được khuyến nghị này.
Nghiên cứu gần đây đang bắt đầu xác nhận những nguy cơ sức khỏe liên quan đến lối sống ít vận động. Các
nghiên cứu hiện đã chứng minh một cách nhất quán rằng lối sống ít vận động có thể góp phần gây ra các bệnh:
- Béo phì
- Bệnh đái tháo đường týp 2
- Một số loại ung thư
- Bệnh tim mạch
- Tử vong sớm
Ít vận động sẽ làm giảm thể lực, suy giảm chức năng tim và phổi, nguy cơ cao bị chấn thương và mắc nhiều
bệnh tật.
Ngồi lì trong thời gian dài có thể gây hại cho sức khỏe, thậm chí dẫn đến tử vong, dù bạn là người thường
xuyên tập thể dục. Một nghiên cứu mới đây của Australia cho thấy, những người ngồi trên 6 giờ một ngày, dù có tập
thể dục thể thao, chế độ ăn uống tốt vẫn có khả năng chết sớm trong vòng 15 năm tăng lên 40% so với những người
chỉ ngồi 3 tiếng.
Ngồi liên tục khiến quá trình vận động dừng lại tại một số nơi trên cơ thể, khả năng đốt cháy calo cũng sẽ suy
giảm. Sau hai giờ tập trung làm việc taị chỗ, lượng cholesterol tốt cho cơ thể giảm 20%. Nếu chạy theo công việc suốt
24 tiếng đồng hồ, lượng insulin trong cơ thể bạn sẽ giảm, dẫn đến tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Ngồi lâu, cơ thể thiếu vận động, sẽ khiến nhu động ruột, dạ dày yếu đi, dịch tiêu hóa bài tiết cũng giảm. Cứ thế
lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng biếng ăn, ăn uống kém ngon, hay bị chứng đầu hơi, chướng bụng, khó tiêu, hệ tiêu
hóa hoạt động kém hiệu quả, nguồn dinh dưỡng được cung cấp cho cơ thể hạn chế làm cho sức khỏe ngày càng suy
yếu.
Khi ngồi một chỗ suốt tám giờ mỗi ngày, chỉ số stress tăng cao, lượng LDL cholesreol trong máu tăng, gây tắc
nghẽn mạch máu… Tất cả triệu chứng trên đều dẫn đến căn bệnh béo phì, đặc biệt là nguy cơ tăng kích cỡ vòng 2 đối
với chị em phụ nữ. Ngồi lâu một chỗ cũng khiến cơ bắp đốt cháy ít chất béo và chảy máu chậm chạp hơn, tuần hoàn
máu bị ảnh hưởng, axit béo dễ dàng làm tắc nghẽn tim, dẫn đến bệnh tim mạch, rất nguy hiểm, có thể gây đột quỵ.
Thời gian ít vận động kéo dài có thể làm giảm trao đổi chất và giảm khả năng kiểm soát lượng đường trong
máu, điều hòa huyết áp và tiêu hóa chất béo.
Một nghiên cứu phân tích dữ liệu thu thập trong hơn 15 năm thấy rằng lối sống ít vận động có liên quan đến
tăng nguy cơ tử vong sớm bất kể mức độ hoạt động thể chất.
Điều này cho thấy, bên cạnh việc tập thể dục nhiều hơn, cần giảm lượng thời gian ít vận động.
Lối sống ít vận động ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần.
Lối sống ít vận động cũng có tác động tiêu cực đến sức khỏe tâm thần.
Sự kết hợp của các tác động về thể chất và tinh thần đến sức khỏe khiến lối sống ít vận động đặc biệt tai hại.
Trong một nghiên cứu, người ta đã kết luận có sự liên quan giữa lối sống ít vận động, thiếu hoạt động thể chất với
nguy cơ phát triển rối loạn sức khỏe tâm thần và tăng nguy cơ trầm cảm.
3. Các biện pháp phòng chống
Tăng cường hoạt động thể chất
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng hoạt động thể chất, bao gồm tập thể dục và thể thao, có thể làm giảm nguy cơ
mắc bệnh tim mạch, đái tháo đường týp 2, béo phì và tử vong sớm.
Bằng chứng cũng nhất quán cho thấy rằng tập thể dục có thể cải thiện sức khỏe tâm thần. Những người tập
thể dục báo cáo ít vấn đề sức khỏe tâm thần hơn những người không.
Tốt nhất là kết hợp nhiều bài tập tim mạch, chẳng hạn như chạy hoặc đi xe đạp, với các bài tập rèn luyện sức
mạnh, có thể bao gồm tập tạ hoặc các bài tập mang trọng lượng cơ thể. Dành ít nhất 30 phút chạy bộ và thực hiện
hai buổi tập sức mạnh, mỗi buổi 30 phút mỗi tuần sẽ đủ để đáp ứng các hướng dẫn hoạt động thể chất tối thiểu.
Giảm thời gian ít vận động
Hoạt động thể chất là rất quan trọng, nhưng dành phần lớn thời gian trong ngày để ngồi cũng vẫn nguy
hiểm.
Có thể giảm lượng thời gian ít vận động bằng cách:
- Đứng thay vì ngồi trên phương tiện giao thông công cộng
- Đi bộ đi làm
- Đứng lên sau mỗi 30- 45 phút ngồi làm việc tại bàn
- Sử dụng bàn đứng để làm việc
- Đi dạo hoặc đứng trong khi nghỉ giải lao uống cà phê hoặc trà
- Dành thêm thời gian để làm việc nhà, làm vườn
- Nếu phải gọi điện thoại, nên gọi ngoài phòng làm việc và đi đi lại lại trong khi gọi
- Dành thời gian rỗi rãi để hoạt động thay vì xem tivi hoặc chơi trò chơi điện tử
- Đứng dậy và đi lại trong thời gian ti vi phát quảng cáo
- Đi cầu thang bộ thay vì sử dụng thang máy.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

https://tdtt.gov.vn/article/can-tang-cuong-kha-nang-van-dong-nang-cao-suc-khoe-the-luc-cho-hoc-sinh

https://moh.gov.vn/diem-tin-y-te/-/asset_publisher/sqTagDPp4aRX/content/-iem-tin-y-te-ngay-15-6-2019?
inheritRedirect=false

http://bachmai.gov.vn/tin-tuc-va-su-kien/y-hoc-thuong-thuc-menuleft-32/5030-canh-bao-beo-phi-benh-tat-gia-
tang-vi-nguoi-viet-luoi-van-dong.html

https://vnexpress.net/nguoi-viet-luoi-tap-the-duc-nhat-the-gioi-3887015.html

https://soyte.namdinh.gov.vn/home/hoat-dong-nganh/giao-duc-suc-khoe/hau-qua-nghiem-trong-cua-loi-song-it-
van-dong-2231

https://vtc.vn/dan-van-phong-co-the-chet-som-vi-ngoi-lau-ar268765.html

You might also like