You are on page 1of 7

TÌNH HUỐNG 1

Bé gái 20 tháng, cân nặng 10kg, sốt ho sổ mũi 2 ngày, tự mua thuốc uống có giảm
nhưng không hết. Tối ngày thứ 3 sốt cao, ăn uống kém, nôn ói 3 lần, co giật 1 lần
tại nhà được người nhà đưa đến TYT sơ cứu, sau đó chuyển đến khoa cấp cứu
BVNĐ Cần Thơ.

Lúc nhập viện:

Bé tỉnh, lừ đừ, sốt 38.5oC, chi ấm mạch rõ, nhịp thở 50 lần/phút

Tim đều, phổi ran ẩm, bụng mềm

Cổ mềm, không yếu liệt.

1. 5 nhóm nguyên nhân gây co giật


Có nhiều cách chia:
+ Bất thường trong giai đoạn chu sinh: Bất sản tủy thượng thận, nhiễm trùng, sang chấn
sản khoa, bệnh não thiếu oxy, xuất huyết não
+ Nhiễm trùng/chấn thương thần kinh trung ương: viêm não, viêm màng não, áp xe não
+ Nguyên nhân chuyển hóa: hạ đường huyết, hạ natri/magie/calci máu, tăng natri máu,
hội chứng Reye…
- Động kinh
- SCCGĐT
+ Ngộ độc:
+ Các hội chứng thần kinh – da
+ Các rối loạn hệ thống: bệnh lupus ban đỏ hệ thống, bệnh não gan, bệnh não tăng huyết
áp
+ Các nguyên nhân khác: bạo hành, tai nạn, khối u, yếu tố gia đình…
Hoặc
+ Chuyển hóa
+ Cấu trúc
+ Thuốc
+ Stress
+ Nhiễm trùng
+ Khác
2. 5 biến chứng co giật trẻ em
+ Thiếu oxy não, tổn thương các tế bào não, động kinh về sau
+ Chấn thương
+ Viêm phổi hít
+ Mất trí nhớ
+ Tiêu cơ vân
3. Đặc điểm sốt cao co giật đơn thuần ở trẻ em
Đầu tiên phải có tiêu chuẩn của sốt co giật:
+ Co giật xuất hiện khi trẻ sốt trên 38 độ
+ Trẻ từ 6 tháng – 5 tuổi, thường gặp trẻ từ 12-18 tháng
+ Không nhiễm khuẩn hệ thần kinh trung ương
+ Không có các bất thường chuyển hóa toàn thân gây co giật
+ Không có tiền căn co giật không sốt trước đó
Sốt co giật:
+ Cơn co giật toàn thể
+ Kiểu co cứng – co giật
+ Ngắn hơn 15 phút
+ Chỉ có 1 cơn/24 giờ (tùy, nếu kiểm soát ko tốt)
- Tiền sử, yếu tố gia đình chưa ghi nhận bất thường
-Dịch não tủy, EEG: chưa ghi nhận kết quả bất thường
4. Tóm tắt bệnh án, nêu 1 chẩn đoán và 1 chẩn đoán phân biệt
Bé gái 20 tháng tuổi nhập viện vì co giật, sốt cao, qua hỏi bệnh và thăm khám lâm sàng
ghi nhận
+ Bé lừ đừ, co giật 1 lần không rõ khu trú hay toàn thể, CN/T: -2SD đến 2SD
+ TRIỆU CHỨNG SỐT (NẾU ĐỦ TRIỆU CHỨNG => HỘI CHỨNG NHIỄM TRÙNG)
+ Hội chứng VIÊM hô hấp trên: Sốt (khai thác bệnh sử), ho, sổ mũi
+ TRIỆU CHỨNG nhiễm khuẩn hô hấp dưới: Sốt 38,5 độ C, phổi ran ẩm, nhịp thở 50 l/p
+ Triệu chứng đường tiêu hóa: Ăn uống kém, nôn 3 lần
Chẩn đoán: Sốt cao co giật đơn thuần nghĩ do viêm phổi cộng đồng SHH NHẸ /bệnh nhi
(20 tháng tuổi cân nặng phù hợp ko có SDD thì khỏi ghi) với tuổi TD nhiễm trùng huyết
Chẩn đoán phân biệt 1: VIÊM NÃO (co giật) + VIÊM PHỔI do virus/vi khuẩnSốt cao co
giật đơn thuần nghĩ do nhiễm trùng huyết
Chẩn đoán phân biệt 2: Sốt cao co giật đơn thuần nghĩ (SAI, VIÊM NÃO KO SCCGĐT)
do viêm não biến chứng nhiễm khuẩn huyết/ bệnh nhi 20 tháng tuổi cân nặng phù hợp
với tuổi
5. Y lệnh
- Nằm đầu bằng, nghiêng trái
-Hút đàm nhớt
- Thở O2 ấm qua canula 1l/p, duy trì SpO2 trên 95%
-Midazolam 0.5mg/kg pha loãng TMC, lặp lại sau 10 phút, max 1.5mg (HIỆN KO
ĐANG CO GIẬT, KHÔNG CẦN)
-Hạ sốt bằng eferagan 150mg 1 x 4 /6h, lau ấm tích cực
-Theo dõi: Tri giác, DHST, cơn co giật, dấu hiệu tổn thương thần kinh, SpO2
6. 5 CLS cần thiết
Công thức máu
- ĐIỆN GIẢI ĐỒ
- Cấy máu làm kháng sinh đồ
-X quang ngực thẳng
- Chọc dò dịch não tủy (khi lâm sàng không đáp ứng với kháng sinh)
- CRP
- Dextrostix (đã thực hiện)
Ngoài ra còn làm: AST, ALT, Ure, Creatinin máu, điện giải đổ (Na+, K+, Cl-), calci ion
hóa
TÌNH HUỐNG 2

Trong 1 phiên trực cấp cứu tại Bệnh viện Nhi đồng TP Cần Thơ

Cùng lúc có 4 bệnh nhân vào viện:

A: Bé gái sơ sinh 5 ngày tuổi được chuyển đến từ Bệnh viện phụ sản.

Bé tỉnh, đừ, vàng da toàn thân, chi ấm mạch rõ 160 l/ph; nhiệt độ 38oC; nhịp thở 70
l/ph; co lõm ngực nặng, SpO2: 95% (đang thở oxy 1 l/ph). Tim đều, phổi ran ẩm, bụng
mềm. Tiền sử: sanh non 34W, CNLS: 2200g.

B: Bé trai 20 tháng, được người nhà đưa đến khám vì sốt cao 2 ngày, ho khò khè, vừa
mới co giật ở nhà cách 30 phút.

Bé lừ đừ, gọi mở mắt, chi ấm mạch rõ 130 l/phút, sốt cao 39oC (chưa uống hạ sốt);
khò khè, nhịp thở 50 lần/phút, SpO2: 95%. Tim đều, phổi ran ngáy ẩm, bụng mềm, gan
mấp mé bờ sườn.

C: Bé trai 6 tuổi, được người nhà đưa vào vì Tai nạn giao thông không rõ cơ chế.

Bé tỉnh, than khó thở, chi ấm mạch rõ, không sốt, nhịp thở 40 l/ph, SpO2: 95%. Vết
thương xây xát da vùng trán, than đau ngực phải khi thở, có vết bầm vùng ngực phải.

D: Bé gái 15 tháng, 10 kg vào viện vì sốt và tiêu lỏng nhiều lần 3 ngày nay.

Bé lừ đừ, môi tái, lay gọi mở mắt, chi mát, mạch quay nhẹ, CRT 3s, thở yếu, đang sốt
39oC, SpO2: 95%, nếp véo da mất chậm. Tim đều, phổi thông khí, bụng mềm chướng
nhẹ, gan 2cm dưới bờ sườn.

Câu hỏi:

1. Kể 11 dấu hiệu nhập Khoa cấp cứu Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ. Hãy sắp xếp các
trường hợp trên theo thứ tự ưu tiên từ nặng đến nhẹ

2. Tóm tắt, nêu 1 chẩn đoán và 1 chẩn đoán phân biệt cho trường hợp nặng nhất
(không biện luận)

3. Cho y lệnh cụ thể xử trí ban đầu trong trường hợp này và các cận lâm sàng đề nghị.

TRẢ LỜI:

Câu 1:
a. 11 dấu hiệu nhập Khoa CC Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ:

1. Ngưng thở, dọa ngưng thở

2. Khó thở nặng, tắc nghẽn đường thở, tím tái

3. Sốc

4. Tiêu chảy mất nước nặng

5. Hôn mê

6. Co giật

7. Xuất huyết ồ ạt ảnh hưởng đến huyết động

8. Đa chấn thương

9. Bỏng nặng

10. Ngộ độc

11. Bệnh nặng được chuyển đến từ tuyến trước hoặc khoa khám bệnh chuyển vào

b. Thứ tự các case ưu tiên từ nặng đến nhẹ: A > D > B > C

ĐÁP ÁN: D>A>B>C

Câu 2:

a. Tóm tắt: Bé A: Bé gái sơ sinh 5 ngày tuổi:

- Bé đừ

- Chi ấm, mạch rõ 160 l/ph; nhiệt độ 38oC; nhịp thở 70 l/ph;

- Co lõm ngực nặng, SpO2: 95% (đang thở oxy 1 l/ph).

- Vàng da toàn thân,

- Phổi rale ẩm

- Tiền sử: Sanh non 34W, CNLS: 2200g.


b. Chẩn đoán: Viêm phổi sơ sinh muộn nghĩ do phế cầu, Biến chứng Suy hô hấp cấp và
nhiễm trùng huyết sơ sinh /SS NT, CN=TT

c. Chẩn đoán phân biệt: Viêm phổi sơ sinh muộn nghĩ do phế cầu, Biến chứng suy hô hấp
cấp + Vàng da tăng Bilirubin GT vùng 5 theo Kramer nghĩ do sữa mẹ /SS NT, CN=TT

Câu 3:

a. Xử trí ban đầu:

- Đảm bảo đường thở thông thoáng: Hút đờm nhớt, tư thế ngửa đầu - nâng cằm

- Cung cấp oxy: Thở NCPAP 4 cm H2O (FiO2 = 40 %)

- Lặp đường truyền tĩnh mạch

- Điều trị nguyên nhân: Kháng sinh Ampicillin + Gentamycin

b. Cận lâm sàng đề nghị:

- Công thức máu, CRP: à dấu hiệu nhiễm trùng

- Khí máu động mạch: à PaO2, PaCO2, pH máu…

- Xquang tim phổi à tìm nguyên nhân Suy hô hấp

- Định lượng Bilirubin; định nhóm máu ABO, Rh mẹ - con, test Coombs à tìm nguyên
nhân vàng da…

- Cấy máu - kháng sinh đồ

-…

XỬ TRÍ CASE D
- Hỗ trợ hô hấp, nằm đầu phẳng
- Xử trí shock
- Đường truyền
- Kháng sinh
- Hạ sốt
- Bấm đường
- Điện giải đồ (tiêu chảy => rối loạn kiềm toan)
- Khí máu (suy hh)

You might also like