You are on page 1of 17

TÓM TẮT LÝ THUYẾT MÔ PHÔI – Lớp DA19YKC

--------------------
1. Bài biểu mô
1. Cơ thể người có mấy loại mô? Kể tên.
- Biểu mô,mô liên kết, mô cơ,mô thần kinh, mô máu và bạch huyết.
-Cơ thể có 5 loại mô chính
2. 5 đặc điểm cấu tạo của biểu mô.
-Các tế bào biểu mô thường đứng sát nhau, tạo thành lớp và tựa trên
màng đáy ngăn cách với mô liên kết
- Lớp biểu mô thường có tính phân cực: cực ngọn quay về phía môi
trường hoặc các khoang, cực đáy tựa trên màng đáy. Tính phân cực thể hiện ở cấu
tạo, phân bố bào quan và hoạt động tế bào
- Các tế bào biểu mô lân cận liên kết với nhau rất chặt chẽ bằng các
hình thức liên kết phong phú
- Trong biểu mô không có mạch máu. Biểu mô được nuôi dưỡng nhờ
sự thẩm thấu các chất từ mô liên kết qua màng đáy
- Hầu hết biểu mô, đặc biệt là biểu mô phủ có khả năng tái tạo mạnh
3. Cách phân loại biểu mô theo chức năng, theo kết hợp hình dạng và số
hàng tế bào.
*Dựa vào chức năng
- biểu mô lát
- biểu mô vuông
- biểu mô trụ
* Kết hợp chức năng và hình dạng tế bào
- biểu mô lát đơn
- biểu mô lát tầng
- biểu mô vuông đơn
- biểu mô vuông tầng
- biểu mô trụ đơn
- biểu mô trụ tầng
Ngoài ra còn có thể gặp biểu mô trụ giả tầng có lông chuyển và biểu mô niệu

4. Biểu mô lát tầng không sừng hóa và sừng hóa có mấy lớp.
- Biểu mô trụ giả tầng không sừng hóa có: 3 lớp
+ Lớp đáy (lớp sinh sản ), Lớp trung gian , Lớp bề mặt
- Biểu mô trụ giả tầng sừng hóa có: 5 lớp
+ Lớp đáy ( lớp sinh sản ), lớp gai (lớp Malpigi ), Lớp hạt, Lớp bóng, Lớp sừng

5. Ngoài ra còn có những loại biểu mô đặc biệt nào.


- Những loại biểu mô đặc biệt khác:
+ Biểu mô lát đơn
+ Biểu mô lát tầng ( không sừng hóa, sừng hóa)
+ Biểu mô vuông đơn
+ Biểu mô vuông tầng
+ Biểu mô trụ đơn
+ Biểu mô trụ tầng
+ Biểu mô trụ giả tầng có lông chuyển
+ Biểu mô trung gian

6. Tên gọi khác của biểu mô trung gian.


- Biểu mô trung gian = BM đa dạng tầng = BM chuyển dạng = BM chuyển
tiếp = BM niệu

7. Biểu mô trụ giả tầng có lông chuyển có mấy loại tế bào nhưng thấy
được mấy loại tế bào dưới kính hiển vi quang học.
+Có 6 loại TB ( Tế bào trụ có lông chuyển, tb đài, tb đáy, tb mâm khía, tb
chế tiết,tb nội tiết) thấy được 2tb ( tb trụ có lông chuyển và tb đài)

8. Cấu tạo và phân loại tuyến nội tiết, tuyến ngoại tiết.
+Tuyến Ngoại tiết:
Cấu tạo: phần chế tiết và ống bài xuất
Phân Loại: Tuyến Ống, Tuyến Túi, Tuyến ống túi
+Tuyến Nội tiết:
Cấu Tạo: tb chế tiết và mao mạch
Phân Loại: tuyến túi, tuyến lưới, tuyến tản mác

9. Có mấy kiểu chế tiết. Kể tên.


Có 3 kiểu chế tiết:
- Kiểu toàn vẹn (xuất bào): Chất tiết là khối phân tử nhỏ. TB không thay đổi
cấu trúc
- Kiểu bán hủy: Chất tiết thành từng khối lớn. Sau khi tiết 1 phần cực ngọn
TB bị mất
- Kiểu toàn hủy: Cả TB thành chất tiết ra ngoài

10. Tên gọi khác của các tế bào hấp thu và tế bào đài.
Tế bào hấp thu (tế bào mâm khía)
Tế bào đài (tế bào hình ly)

2. Bài Mô Liên kết


11. Mô liên kết có mấy loại tế bào? Kể tên
+MLK có 9 loại tế bào
- TB trung mô (TB đa năng)
- Nguyên bào sợi, TB sợi
- Đại thực bào
- Tương bào
- Masto bào
- TB nội mô
- Chu bào
- TB mỡ
- TB sắc tố

12. Nguồn gốc, biệt hóa, tính di động và chức năng của các tế bào liên kết.
Trả lời:
Các tế bào liên kết( tế bào trung mô,tế bào sợi,nguyên bào sợi,đại thực bào,tương
bào,Masto bào,tế bào nội mô, chu bào, tế bào mỡ, tế bào sắc tố)
1.Tế bào trung mô:
+Nhỏ,hình thoi hoặc hình sao,nhân bầu dục
+Bào tương tỏa các nhánh ra xung quanh, tế bào trung mô nối kết với
nhau thành lưới trung mô
Có khả năng biệt hóa thành các tế bào khác: nguyên bào sợi, sụn, xương, mỡ...được
gọi là tế bào đa năng
+Hiện diện nhiều ở thời kỳ phôi thai
2.1. Nguyên bào sợi
+Nguồn gốc:từ trung mô
+Tế bào non, chưa biệt hóa hoàn toàn, hình thoi
Nhân hình bầu dục hoặc hình cầu có 1 vài hạt nhân
Khả năng phân chia mạnh, di động yếu
Bào tương ưa bazo nhạt, lưới nội bào, ti thể bộ máy golgi phát triển mạnh để tổng
hợp chất
+Ít biệt hóa
+Di động :yếu
+Chức năng:. tổng hợp collagen và elastin, glycosaminoglycan = GAG,
proteoglycan, glycoprotein
.tham gia vào quá trình tái tạo
. tạo tế bào sợi
. khả năng thực bào thấp
2.2Tế bào sợi
+Nguồn gốc: Nguyên bào sợi
+Đã biệt hóa hoàn toàn, hình thoi dài, đôi khi có nhánh bào tương chứa
không bào hạt lipid, glycogen.
+Có trong gân, cơ, màng bao xơ của nhiều cơ quan
+Cơ sở cấu tạo của vết sẹo (sẹo lồi do nguyên bào sợi hoạt động quá mức)
+Chức năng: giống nguyên bào sợi
3.Đại thực bào
+Nguồn gốc: Mono bào
+Di động: mạnh,số lượng kích thước biến động
+Nhân hình cầu, hình bầu dục hoặc hình hạt đậu thường nằm lệch tâm, không có
hạt nhân. Đa số là đơn nhân trừ (Hủy cốt bào, đại thực bào trong lao)
Bào tương hơi ưa bazo, giàu lysosom, không bào thực bào, túi ẩm bào.

Chức năng:
+ Bảo vệ (thực bào, tương tác với Lympho bào T và B trong các phản ứng miễn
dịch,xử lý kháng nguyên, phân hủy hạt kháng nguyên thành các phân tử.
+ Tổng hợp chất (collagenase, elastase, interferon...)

4.Tương bào
+Di động yếu
+Hình cầu, hình bầu dục hoặc hình trứng
Bào tương ưa bazo có lưới nội chất hạt rất phát triển
Nhân hình cầu, chất nhiễm sắc phân bố theo kiểu bánh xe(nang hoa)
+Nguồn gốc: lympho bào B ( sau khi có kích thích kháng nguyên và tương
tác tế bào)
+Chức năng: tổng hợp kháng thể
5.Masto bào
+Có thể di động
+Hình cầu hoặc hình bầu dục
Nhân thường không nhìn thấy dưới LM vì hạt bào tương che lắp.
+Bào tương chứa nhiều hạt chế tiết ưa bazo và dị sắc
+Chức năng( chỉ nhớ heparin và histamin). Chế tiết heparin (chống đông
máu, tăng tính thấm máu - mô và đáp ứng miễn dịch)
.Chế tiết histamin
. acid hyaluronic và 1 số enzym thủy phân
.Điều hòa nội mô tại chổ, kiểm soát kích thước mạch và tăng tính thấm thành
mạch)
6.Tế bào nội mô
+Lợp mặt trong cùng của mạch, tạo hàng rào sinh học máu - mô.
+Tế bào lớn, nhưng rất mỏng
+Bào tướng chứa nhiều không bào ẩm bào quan trọng trong quá trình trao đổi
chất qua mô
+Chức năng:
. Bảo vệ
. Tạo hàng rào sinh học
. Trao đổi chất, khí giữa máu – mô
7.Chu bào
+Tế bào trung mô nằm xung quanh mao mạch và nằm sát tế bào mao mạch có màng
đáy bọc ngoài
+Hình sao, các nhánh bào tương dài
+Có khả năng biệt hóa thành nguyên bào sợi, tế bào cơ trơn, tái tạo mao
mạch, tiểu động mạch.
+Chức năng điều chỉnh lòng mạch

8.Tế bào mỡ
+Hình cầu
+Bào tương có hạt mỡ lớn, nhân bị đẩy lệch một phía và nằm sát màng tế bào
+Nguồn gốc: tế bào trung mô và chu bà
+Số lượng tế bào mỡ trong TB và TB mỡ trong mô liên kết luôn thay đổi
+Chức năng:
.Dự trữ mỡ, tạo năng lượng
.Chuyển đổi hormon sinh dục, chuyển hóa nước
9.Tế bào sắc tố
+Nguồn gốc: mào thần kinh,bào tương có ít nhánh, khá dài
Có thể gặp ở mô liên kết và tế bào thần kinh.
Tương bào có nhánh khá dài
Chức năng: tổng hợp sắc tố melanin

13. Tên gọi khác của các tế bào trung mô và chu bào.
+Tế bào trung mô hay còn gọi là tế bào đa năng
+Chu bào hay còn gọi là tế bào ngoại mạc
14. Tế bào nào di động mạnh nhất và có số lượng, hình dạng luôn thay
đổi.
+Đại thực bào
15. Sơ đồ cấu tạo của mao mạch.
+Mao mạch cấu tạo ba lớp mỏng: Nội mô- màng đáy- chu bào
16. Phân loại mô liên kết.
+Mô liên kết chính thức, mô sụn, mô xương , mô liên kết đặc biệt ( mô mỡ và
mô lưới)
17. Tên khác của tế bào đa năng:Tế bào trung mô

3. Bài Sụn
18. Sụn có mấy cách sinh sản? kể tên.
1.Sinh sản kiểu đắp thêm
2.Sinh sản kiểu vòng
3.Sinh sản kiểu trục
19. Phân loại sụn.
1.Sụn trong: Sụn khớp, sụn đường hô hấp, sụn sườn.
2.Sụn chun:Đàn hồi: Sụn tai ngoài, nắp thanh quản, mũi.
3.Sụn xơ: Sụn khớp giưa thân đốt sống, sụn khớp mu

4. Bài Xương
20. Các loại tế bào mô xương? Vị trí của tạo cốt bào và hủy cốt bào.
1.Cốt bào
2.Tạo cốt bào: nằm ở bè xương đang hình thành.
3.Hủy cốt bào: ở xương đang bị phá hủy.
21. Tên gọi khác của cốt bào:Tế bào xương
22. Phân loại khớp xương.
1.Khớp động: có ở đa số xương
2.Khớp bất động: khớp xương vòm sọ
3.Khớp bán động: khớp liên đốt sống, khớp mu
23. Sự phát triển của đĩa sụn nối.
Chất căn bản -> sụn trong -> sụn xếp hàng -> sụn phì đại -> sụn ngấm canxi
5. Bài Cơ
24. Trong cơ thể người có mấy loại cơ:3 loại: Cơ vân, cơ tim và cơ trơn
25. Vạch H là khoảng nào: khoảng ở giữa đĩa A
26. Khoảng cách của 1 sarcomer và tên gọi khác của sarcomer.
+ Khoảng cách của 1 sarcomer là 2 vạch z/
+ Tên gọi khác là lồng krausse
27. Đĩa I chứa siêu sợi gì và Đĩa A chứa siêu sợi gì.
+ Đĩa I chứa siêu sợi actin
+ Đĩa A chứa siêu sợi actin và myosin
28. Siêu sợi actin, myosin, sarcomer và vạch bậc thang có loại ở cơ nào: Cơ
tim và cơ vân
29. Đĩa nào sáng màu, đĩa nào tối màu. Đĩa I sáng, đĩa A tối
30. Cơ nào có chứa vân tối vân sáng:Cơ vân.
31. Số lượng nhân và vị trí của nhân cùng hình dáng từng loại cơ.
+Cơ vân: nhiều nhân, hình bầu ở rìa.
+Cơ tim: có một hoặc vài nhân, hình bầu dục nằm ở trung tâm.
+Cơ trơn: nhân hình gậy nằm ở giữa tế bào.
32. Cơ nào hoạt động theo ý muốn và không theo ý muốn.
+Cơ hoạt động theo ý muốn: Cơ Vân
+ Cơ vận động không theo ý muốn: Cơ trơn
33. Khi co hoặc giãn cơ thì cấu trúc nào thay đổi? Cấu trúc nào không
thay đổi.
+Thay đổi: Đĩa I, vạch H ngắn lại
+ Không thay đổi: Đĩa A
34. Cấu trúc đặc biệt có ở cơ tim.
+Là cơ vân đặc biệt ( có vân sáng vân tối, nhiều nhân, nhân ở trung tâm)
+Cơ tim còn có ở TM chủ dưới và tĩnh mạch phổi
+có lỗ lưới và mao mạch phong phú
+Thành cơ tim còn có TB mô nút, TB trung gian, TB chế tiết
35. Đĩa A và vạch M có bằng nhau không: Không vì vạch M nằm trong đoạn
tối

6. Bài Mô máu và bạch huyết (tự đọc).

7. Bài Mô thần kinh


36. Đơn vị cấu tạo chức năng của mô thần kinh.
+Cấu tạo của mô thần kinh gồm: neuron và tế bào thần kinh đệm
+Chức năng của mô thần kinh là tiếp nhận kích thích, xử lý thông tin và điều
hòa hoạt động các cơ quan đảm bảo sự phối hợp hoạt động giữa các cơ quan và sự
thích ứng với môi trường
37. Cấu tạo nơron thần kinh. Nơi nào là trung tâm dinh dưỡng.
+Cấu tạo neuron gồm 1 thân neuron và nhiều nhánh neuron và cúc tận cùng
+Trung tâm dinh dưỡng là thân neuron

38. Sợi trục còn gọi là sợi gì và dẫn truyền xung thần kinh gì. Sợi nhánh
còn gọi là sợi gì và dẫn truyền xung thần kinh gì.
- Sợi trục(sợi thần kinh) => dẫn truyền xung thần kinh từ thân nơron sang tế
bào khác
- Sợi nhánh => dẫn truyền xung thần kinh vào thân nơron

39. Cấu tạo synap.


- Có 03 phần

+ Tiền synap thường là tận cùng của sợi trục phìnhlên là cúc tận cùng sợi trục.
+ Hậu synap là cúc tận cùng của sợi nhánh, thân sợi nhánh, thân noron hay thân
sợi trục.
+ Khe synap là khoảng hẹp giữa tiền synap - hậu synap.
- Bào tương synap chứa túi nhỏ chứa chất trung gian dẫn truyền TK gọi là túi
synap.
- Chất TG DT TK acetylcholine & norep

8. Bài Hệ thần kinh


40. Vị trí của chất xám và chất trắng của đại não và tủy sống.
* Tủy sống:
- Chất xám: nằm ở giữa
- Chất trắng: nằm ngoài, bao quanh chất xám
* Đại não:
- Chất xám: + Vỏ não: phủ 2 bán cầu đại não
+ Các nhân xám dưới vỏ: gồm đồi thị, vùng dưới đồi và thể vân
- Chất trắng: Gồm nhiều sợi TK có myelin. Có 2 loại:
+ Sợi liên hiệp nối các vùng trong cùng một bán cầu hoặc cả 2 bán cầu
+ Sợi chiếu nối các vùng chất xám thuộc phần dưới đại não và vỏ não

41. Tế bào nơron vận động nằm ở đâu?


+Chất xám tủy sống: tb nơron vận động ở sừng trước chất xám có sợi trục
tiến về rễ trước, đầu tận cùng ở cơ vân.
42. Vỏ tiểu não chia làm mấy lớp? kể tên.
-Vỏ tiểu não chia làm 3 lớp từ ngoài vào trong: + Lớp phân tử + Lớp tế bào
Purkinje + Lớp hạt
43. Hình dáng tế bào Purkinje.
-Tế bào Purkinje có hình trái lê
44. Vỏ đại não chia làm mấy lớp?
+Vỏ đại não có 6 lớp: -lớp phân tử -lớp hạt ngoài -lớp tháp ngoài -lớp hạt
trong -lớp tháp trong -lớp Tb đa hình
45. Chất xám tủy sống về mặt lý thuyết được chia làm mấy cặp sừng.
+Chất xám tủy sống theo lý thuyết chia làm 3 cặp sừng: trước, bên, sau
9. Bài Hệ Tuần hoàn
46. Các lớp áo động mạch, tĩnh mạch.
+Lớp áo trong , ngoài, giữa
47. Cấu tạo lớp áo trong của động mạch.
+ Lớp nội mô: ( chứa các tế bào nội mô, mạch máu)
+Lớp dưới nội mô: ( lớp mô liên kết lỏng lẻo)
48. Cấu tạo của mao mạch.
- Mao mạch là những ống cực mỏng được tạo nên bởi lớp tế bào nội mô có
khả năng thẩm thấu vào và được bao phủ bởi lớp màng đáy
- Cơ vòng nằm trước mao mạch (chỗ nối tiếp mao mạch với tiểu động mạch
hoặc với mao động mạch) chứa các sợi cơ trơn giúp co thắt, góp phần điều hòa
lưu lượng máu
- Có 3 loại mao mạch:
+ Mao mạch liên tục: được báo phủ hoàn toàn bởi tế bào nội mô lát đơn,
lớp màng đáy, chu bào nằm giữa tế bào nội mô và lớp màng đáy
+ Mao mạch cửa sổ: có các lỗ hoặc cửa sổ, có hoặc không có màng ngăn
+ Mao mạch không liên tục: đặc trưng bởi lớp tế bào nội mô không hoàn
chỉnh và lớp màng đáy
49. So sánh độ dày của động mạch và tĩnh mạch. So sánh tỉ lệ độ dày của
áo giữa và áo ngoài của động mạch và tĩnh mạch
+ĐM dày hơn TM
-Áo giữa dày hơn áo ngoài (ĐM)
-Áo giữa mỏng hơn áo ngoài (TM)
50. Mạch của mạch được phân bố ở lớp áo nào: áo ngoài
51. So sánh sự giống và khác nhau của động mạch và tĩnh mạch về lòng,
thành, van, màng ngăn chun trong.
- Giống nhau: có cấu tạo gồm 3 lớp: áo giữa, áo ngoài và áo trong.
- Khác nhau:
Động mạch Tĩnh mạch
Lòng Tròn đều Nhăn nheo
Thành Dày, nhiều cơ trơn, hẹp Mỏng, nhiều mô liên kết,
rộng
Van Đa số có van
Màng ngăn chun trong Có Không có

52. Phân loại động mạch, tĩnh mạch và mao mạch.


* Động mạch: gồm 3 loại
- Động mạch chun, Động mạch cơ,Tiểu động mạch
* Tĩnh mạch: gồm 3 loại
- Tĩnh mạch xơ, Tĩnh mạch cơ,Tiểu tĩnh mạch
* Mao mạch: gồm 3 loại
-Mao mạch liên tục,Mao mạch có lỗ,Mao mạch kiểu xoang

53. Đặc điểm của động mạch chun.


- Áo trong: dày (ở ĐM chủ chiều dày áo trong bằng 20% chiều dày chung ).
Tế bào nội mô ( 150 x 550 micron)
- Áo giữa: có rất nhiều lá chun để tạo tính đàn hồi cho ĐM chịu được áp lực
cao (120 – 150 mmHg) và tốc độ lớn (0,5 – 1,3 m/s) của máu. Lưới sợi chunphong phú có
cả ở phần ngoài của lớp dưới nội mô thuộc áo trong.
- Áo ngoài: mỏng, có nhiều mạch của mạch, thần kinh của mạch,các sợi chun
và sợi keo thường xếp theo hướng dọc.
54. Dựa vào lớp áo nào để phân loại động mạch: Áo giữa

Bài Cơ quan tạo huyết và miễn dịch


55. Thành phần của mô chông đỡ trong hạch và lách.
+Vỏ xơ, vách xơ, dây xơ
56. Tên gọi khác của dây nang: dây tủy
57. Vùng vỏ và vùng tủy của hạch chứa những cấu trúc gì.
- Vùng vỏ của hạch: Nang bạch huyết, xoang dưới vỏ, xoang quanh nang
- Vùng tủy của hạch: Dây nang, xoang bạch huyết
58. Cấu tạo mô học của nang bạch huyết.
- TB lưới và sợi tạo thành khung mô cho nang bạch huyết. Trong khung mô có:
đại thực bào, lympho bào và các tb khác.
- Nang bạch huyết gồm 2 vùng:
+ Trung tâm sáng: nhiều nguyên lympho bào kích thước khá lớn, nhân ít nhuộm
màu
+ Ngoại vi tối: nhiều lympho bào, nhuộm màu đâm
59. Tên gọi khác của trung tâm sáng:
+ Trung tâm sinh sản, trung tâm phản ứng
60. Tên gọi khác của dây nang và hang bạch huyết. Dây nang nằm xen kẻ
với cấu trúc nào.
Dây nang = dây tủy
Hang bạch huyết = xoang tủy
Dây nang nằm xen kẻ với xoang tủy
61. Cấu tạo của tủy trắng bao gồm.
+Tủy trắng của lách là bao lympho quanh động mạch và các nang bạch huyết
lách
+Về mô học tủy trắng gồm có mô lưới làm khung mô, tế bào lympho, đại thực
bào, tương bào
62. Tên gọi khác của tủy trắng: tiểu thể lách, tiểu thể malpighi
63. Tủy đỏ bao gồm những cấu trúc nào. Dây billroth và xoang tĩnh mạch
64. Xoang tĩnh mạch nằm xen kẻ với cấu trúc nào:
+Xoang TM nằm xen kẽ dây Billroth

10. Bài Da
65. Các lớp cấu tạo của da = Da có mấy tầng:
+Da có 3 tầng: Biểu bì, chân bì, hạ bì.
66. Biểu bì gồm các lớp gì?
+Lớp sừng, lớp bóng, lớp hạt, lớp gai, lớp đáy (sinh sản)
67. Vị trí da dày, da mõng. Da nào có nang lông, tuyến bã.
+ Vị trí da dày (dày từ 400-1400µm): lòng bàn tay,bàn chân
+ Vị trí da mỏng (dày từ 775-150µm): được tìm thấy hầu hết mọi nơi trên cơ thể
+ Nang lông: có ở khắp cơ thể trừ (môi,lòng bàn tay chân,Lưng đốt xa ngón tay
và chân,đầu dương vật,đầu âm vật,môi nhỏ,phần tiền đình môi lớn)
+ Tuyến bã: nằm trong chân bì, có ở khắp nơi trên bề mặt cơ thể trừ vùng da
dày
68. Tuyến mồ hôi được phân bố ở đâu nhiều nhất?
+Lớp sâu của tầng chân bì hoặc tầng hạ bì của da

69. Mô mỡ được phân bố ở đâu: Tầng hạ bì của da


70. Tiểu thể thần kinh Pacini, TTTK Meissner được phân bố ở đâu.
- Các tiểu thể Pacini được tìm thấy sâu trong lớp hạ bì, trong các lớp dưới da của
da không lông và có lông, và trong cơ bắp.
- Các tiểu thể Meissner được tìm thấy trong lớp hạ bì của da không lông, chiếm
ưu thế nhiều nhất là trên đầu ngón tay, môi và các vị trí khác, nơi mà sự phân biệt xúc giác
đặc biệt tốt.
71. Các loại tế bào và vị trí tuyến bã.
- Vị trí tuyến bã: nằm cạnh bao lông và thông với nang lông bằng ống tiết. Nằm
giữa lớp nhú chân bì và lớp dưới
- Các loại tế bào tuyến bã: Thành túi có 2 loại tế bào:
+TB ít biệt hóa -> lớp sinh sản
+TB tuyến bã do lớp sinh sản biến thành

11. Bài Hệ hô hấp


72. Kể tên các đoạn trong cây phế quản của phổi từ PQ gian tiểu thùy.
Đoạn đường dẫn khí và phần hô hấp.
+PQ gian tiểu thuỳ -> Tiểu PQ chính thức -> Tiểu PQ tận
73. Biểu mô của khí quản: BM trụ giả tầng có lông chuyển
74. Biểu mô trụ giả tầng có lông chuyển có mấy loại tế bào. Kể tên ra. Ta nhìn
được mấy loại tế bào trên kính hiển vi quang học.
75. Biểu mô và đặc điểm nhận dạng của các đoạn từ phế quản gian tiểu
thùy đến ống phế nang. (so sánh lòng, cơ, sụn, biểu mô).
Biểu mô và đặc điểm nhận dạng của các đoạn từ phế quản gian tiểu thùy đến
ống phế nang. (so sánh lòng, cơ, sụn, biểu mô).
- PQ gian tiểu thuỳ:
+ Có sụn (Không còn hình chữ C)
+ Có vòng cơ Reissessen (bó cơ trơn)
+ BM trụ giả tầng có lông chuyển
+ Có tuyến tiết nhày nhỏ
+ Lòng nhăn nheo
- TPQ chính thức:
+ Không có sụn, tuyến
+ Vòng cơ Reissessen rất rõ
+ BM trụ đơn có lông chuyển
+ Lòng nhăn nheo hình khế
- TPQ tận:
+ Không có sụn
+ Vòng cơ Reissessen (cơ trơn ít/không)
+ BM vuông đơn có/không có lông chuyển
+ Lòng tròn đều, gần như không còn gấp nếp
- TPQ hô hấp:
+ Cấu trúc giống PQ tận
+ Ít phế nang
- Ống phế nang:
+ Cấu trúc giống TPQ hô hấp
+ Nhiều phế nang hơn
+ BM vuông đơn không có lông chuyển
+ Cơ trơn tạo vòng thắt phế nang
+ Ống phế nang xuất phát từ TPQ hô hấp -> chùm phế nang.

76. Chất surfactant do tế bào nào tiết ra.


Phế bào 2 của BM phế nang.

12. Hệ tiêu hóa


12.1. Ống tiêu hóa
77. Ống tiêu hóa chính thức có mấy tầng mô?
Có 4 tầng mô:
- Tầng niêm mạc
- Tầng dưới niêm
- Tầng cơ
- Tầng vỏ ngoài

78. Tầng niêm mạc có mấy lớp? Kể tên:


Tầng niêm mạc có 3 lớp: Biểu mô, lớp đệm, cơ niêm.
79. Các ống tuyến được phân bố ở lớp nào trong ống tiêu hóa.
Các ống tuyến được phân bố ở lớp đệm (tầng niêm mạc) trong ống tiêu hóa

80. Cơ quan nào có chứa các ống tuyến ở tầng dưới niêm
Tá tràng --> Tuyến Brunner (tuyến tá tràng) Thực quản --> Có tuyến thực quản
chính thức tiết nhầy (Ngoài ra Thực quản còn có Tuyến thực quản vị ở lớp đệm-
tầng niêm mạc,trên cùng là cơ vân rồi đến cơ tron )
81. Cơ trong ống tiêu hóa là cơ gì. (cách sắp xếp các lớp cơ. Dạ dày có mấy
lớp cơ. Cơ xiên có ở đâu. 3 dãy cơ dọc có ở đâu trong ống tiêu hóa
chính thức…)
- Cơ trong ống tiêu hóa là cơ trơn (thực quản 1/3 trên là cơ vân, 2/3 dưới là
cơ trơn và hậu môn là cơ vân)
- Trong: vòng; Ngoài: dọc
- Dạ dày:
+ 3 lớp tế bào cơ trơn: vòng-dọc-vòng
+ Đáy vị và thân vị có thêm cơ xiên
- 3 dãy cơ dọc có ở: ruột già.

82. Biểu mô lợp mặt trong của thực quản, ruột non, dạ dày.
- Thực quản: BM lát tầng ko sừng hoá.
- Dạ dày: BM trụ đơn tiết nhày không tế bào đài.
- Ruột non: BM trụ đơn 3 loại tế bào: đài, hấp thu, ?

83. Tuyến đáy vị có ở đâu và có bao nhiêu loại tế bào, nhưng chỉ thấy
được mấy loại trên kính hiển vi quang học.
Tuyến đáy vị phân bố dày đặc trong lớp đệm của vùng đáy vị và thân vi
Tuyến đáy vị có 4 loại tế bào
+ Tb cổ tuyến
+ Tb chính
+ Tb viền
+ Tb nội tiết dạ dày - ruột
Mặc dù có 4 loại tb nhưng chỉ thấy được 2 loại tb trên kính hiển vi quang học
đó là Tb chính và Tb viền ( Tb thành)

84. Tên gọi khác của tế bào chính và tế bào viền.


Tb viền = Tb thành = Tb bìa
Tb chính = Tb thân tuyến

85. Van ngang và nhung mao có ở cơ quan nào.


-Van ngang và nhung mao có ruột non.
+ Van ngang nhiều nhất ở hỗng tràng
+ Nhung mao có ở tất cả các đoạn ruột non

86. Định nghĩa van ruột và nhung mao.


- Van ruột do tầng dưới niêm đội niêm mạc lên.
- Nhung mao do lớp đệm đội biểu mô lên.

87. Biểu mô của ruột non có mấy loại tế bào, nhưng chỉ thấy được mấy
loại trên kính hiển vi quang học.
- Biểu mô ruột non có 3 loại tế bào.
- Trên kính hiển vi quang học thấy được 2 loại.
+ Tb mâm khía ( tb hấp thu).
+ Tb đài (tb hình ly).

88. Tuyến Lieberkuhn có ở đâu và có bao nhiêu loại tế bào. Kể tên các loại
tế bào thấy được.
- Tuyến Lieberkuhn có ở tất cả các đoạn ruột non, ở ruột thừa.
- Có 4 loại tế bào.
- Các loại tế bào thấy được: Tb đài, Tb hấp thu, Tb Paneth.

89. Vị trí, hình dáng tế bào paneth


- Vị trí: đáy tuyến Lieberkuhn.
- Hình dạng: hình tháp

12.2. Tuyến tiêu hóa


 Gan
90. Cấu trúc nào là đơn vị cấu tạo chức năng của gan.
+Tiểu thùy gan là đơn vị cấu tạo chức năng của gan

91. Tiểu thùy gan có hình gì và chứa các cấu trúc gì.
+Tiểu thùy gan có dạng hình lục giác, mỗi đỉnh là một “bộ ba cửa” – gồm 3
thành phần: nhánh ĐM gan, nhánh TM cửa và nhánh ống mậ
92. Mao mạch nan hoa là loại mao mạch kiểu gì: Kiểu xoang
93. Tên khác của bè remak, mao mạch nan hoa.
+Bè Remak = Bè tế bào gan; Mao mạch nan hoa = Mao mạch trong tiểu thuỳ.

94. Mao mạch nan hoa nằm xen kẻ với cấu trúc gì.
+Mao mạch nan hoa nằm xen kẻ với cấu trúc gì => cấu trúc: Bè Remak

95. Vị trí của khoảng cửa và khoảng cửa chứa các cấu trúc gì.
+Vị trí của khoảng cửa và khoảng cửa chứa các cấu trúc gì. => vị trí khoảng
cửa: nằm giữa các gốc tiểu thuỳ gan.
Khoảng cửa chứa các cấu trúc: ống mật, động mạch gan, tĩnh mạch cửa.

 Tuyến nước bọt


96. Kể tên nang tuyến trong tuyến nước bọt:Nang nước,nang nhầy,nang pha
97. Tên khác của nang nước:Nang tiết dịch loãng.
98. Biểu mô của ống vân:BM trụ đơn
13. Hệ tiết niệu
99. Thận có hình gì. Đơn vị cấu tạo & chức năng của thận là gì.
 Thận có hình hạt đậu.
- Đơn vị cấu tạo: nephron
- Chức năng nội tiết của thận:
+ Tb cận tiểu cầu tiết renin -> điều hoà huyết áp.
+ Renin tác động chuyển angiotensin -> angiotensin II -> co mạch -> tăng
HA.
+ Tiết hormon prostagladin -> giảm HA.
+ Tiết erythropoietin kích thích tuỷ xương sản sinh HC.
- Chức năng bài tiết của thận:
+ Điều hoà cân bằng nước và điện giải, cân bằng axit- bazo.
+ Điều hoà áp suất thẩm thấu và thể tích dịch ngoại bào.

+ Bài xuất các sản phẩm chuyển hoá và các chất lạ ra khỏi cơ thể.
100. Thành phần và tên gọi khác của ống sinh niệu.
+Gồm: tiểu cầu thận, ống lượn gần, ống lượn xa, quai henle và ống góp

+Tên gọi khác là nephron


101. Các thành phần nằm trong vùng vỏ thận và tủy thận.
+ Tiểu cầu thận, ống lượn gần, ống lượn xa nằm trong vùng vỏ.
+Quai henle, ống góp nằm trong vùng tủy.

102. Cấu tạo của tiểu cầu thận.


+Gồm: chùm mao mạch Malpighi (chùm mao mạch tiểu cầu) và bao bowman

103. Hàng rào lọc của thận gồm các cấu trúc gì?
1. Bào tương TB nội mô
2. Màng đáy: lớp nhiều điện tử ở giữa, lớp ít điện tử ở 2 bên
3. Khe lọc

104. Phức hợp cận tiểu cầu.


+Là tập hợp các thành phần ở cực mạch gồm:
+Tb cận tiểu cầu: do tb cơ trơn/áo giữa đm vào biệt hóa thành => tiết renin
=> HA

+Vết đặc: là phần đặc biệt của ống lượn xa nằm kẹt giữa 2 tiểu đm vào &
ra.Phần ống lượn xa hướng về phía tiểu cầu thận có nhiều tb sát nhau.
+Tb cận mạch: nằm từng đám giữa vết đặc và chùm mao mạch tiểu cầu.

14. Hệ Nội tiết


15. Hệ sinh dục nam
105. Hình dạng và vị trí của tinh hoàn:Hình trứng, nằm trong bìu.
106. Biểu mô và các dòng tế bào của ống sinh tinh
+Biểu mô tinh: tb sertoli & tb dòng tinh.
107. Sự phát triển của tế bào dòng tinh.
+Vừa sinh sản, vừa biệt hóa => tinh trùng.

108. Tên gọi khác của tinh tử:Tiền tinh trùng.


109. Từ 1 tinh bào 1 cho ra mấy tinh trùng: 4
110. Vị trí và cấu tạo tuyến kẽ.
+Nằm xung quanh các ống sinh tinh
+Giàu mạch máu và có tb kẻ (tb leydig).
111. Thứ tự đường đi và biểu mô của các đoạn trong ống dẫn tinh.
+Ống thẳng: biểu mô đơn, trụ đơn có nhung mao.
+Lưới tinh hoàn: giống ống thẳng.
+Ống ra: biểu mô trụ đơn.
+Ống mào tinh: bm trụ giả tầng có lông giả.
+Ống tinh: giống ống mào tinh.
+Ống phóng tinh: biểu mô trụ đơn hoặc trụ giả tầng ko có lông giả
112. Chức năng của tế bào Sertoli.
+Năng đỡ và bảo vệ các tb dòng tinh.
+Tạo hang rào tinh hoàn.
Thực bào các phần bào tương dư thừa của tinh tử.
Tiết chất dịch lỏng.
Tiết protein liên kết với androgen.
Biến đổi testosterone thành estradiol.

16. Hệ sinh dục nữ


113. Buồng trứng có dạng hình gì: Hình hạt đậu.
114. Biểu mô của buồng trứng: BM vuông đơn: biểu mô mầm
115. Vùng vỏ, vùng tủy của buồng trứng chứa những cấu trúc gì.
+ Vỏ: MLK + nhiều nang trứng
+Tủy: ở giữa, là MLk có nhiều cơ trơn, thần kinh, mạch máu (lò xo), mạch
bạch huyết.

116. Cấu tạo chung của 1 nang trứng: Hình cầu: 1 não bào +nhiều tb nang
117. Sự phát triển của nang trứng.
+Nang trứng tiến triển qua các giai đoạn: NT nguyên thủy, NT sơ cấp, NT
thứ cấp, NT có hốc và NT chín

118. Có mấy loại hoàng thể. Thời gian tồn tại. Hoàng thể là loại tuyến gì?
+2
+Không có thai: tồn tại khoảng 15 ngày (hoàng thể chu kỳ). Có thai: tiếp tục
hoạt động => hoàng thể thai nghén (khoảng 3 tháng).
Hoàng thể là tuyến nội tiết kiểu lưới tạm thời.

119. Từ 1 noãn bào 1 cho ra mấy trứng chín:1 trứng chin & 3 cực cầu
120. Tên khác của động mạch lò xo: ĐM xoắn.

You might also like