You are on page 1of 5

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI GIỮA HỌC KÌ II – HÓA HỌC LỚP 10

Nội dung: Chương Halogen (60% Lý thuyết, 40% Bài tập)


LÝ THUYẾT
Câu 1: Các nguyên tố nhóm halogen thuộc nhóm nào trong bảng hệ thống tuần hoàn?
A. Nhóm VIA. B. Nhóm VIIA. C. Nhóm VA. D. Nhóm VIIIA.
Câu 2: Nguyên tắc chung để điều chế clo trong phòng thí nghiệm là:
A. Dùng chất giàu Clo để nhiệt phân ra Cl2.
B. Dùng Flo đẩy Clo ra khỏi dung dịch muối của nó.
C. Cho HCl đặc tác dụng với các chất có tính oxi hoá mạnh.
D. Điện phân các muối clorua.
Câu 3: Tính chất nào sau đây không phải của khí Cl2?
A. Tan hoàn toàn trong nước. B. Có màu vàng lục.
C. Có mùi xốc, rất độc. D. Có tính tẩy trắng khi ẩm.
Câu 4: Phản ứng được dùng để điều chế khí HCl trong phòng thí nghiệm là:
as
A. H2S + Cl2 → 2HCl + S B. CH4 + 2Cl2 → C + 4HCl
C. H2 + Cl2 → 2HCl D. NaClr + H2SO4đ → NaHSO4 + HCl
Câu 5: Trong dịch vị dạ dày của người có chứa loại axit nào dưới đây ?
A. HBr B. HI C. HCl D. HF
Câu 6: Trong công nghiệp, người ta sản xuất iot chủ yếu từ nguồn nguyên liệu nào ?
A. Nước biển B. Muối NaI C. Rong biển D. Muối AgI
Câu 7: Thành phần chính của muối ăn là:
A. Natri clorua B. Natri sunfat C. Natri clorat D. Natri cacbonat
Câu 8: Khi nung nóng, iot biến thành hơi không qua trạng thái lỏng. Hiện tượng này được gọi là:
A. Sự chảy rữa B. Sự bay hơi C. Sự thăng hoa D. Sự phân hủy
Câu 9: Thuốc thử đặc trưng để nhận biết ra hợp chất halogenua trong dung dịch là:
A. Dung dịch Ba(OH)2 B. Dung dịch AgNO3
C. Dung dịch Cu(NO3)2 D. Dung dịch Ba(NO3)2
Câu 10: Dung dịch axit nào sau đây không chứa trong bình thủy tinh?
A. HF. B. HNO3. C. H2SO4. D. HCl.
Câu 11. Thuốc thử dùng để nhận biết 3 dung dịch NaCl, HCl và HNO 3 là:
A. Quỳ tím, dung dịch AgNO3. B. Quỳ tím.
C. Dung dịch AgNO3. D. Đồng
Câu 12: Dung dịch nào sau đây không phản ứng với dung dịch AgNO3?
A. NaCl. B. NaF. C. CaCl2. D. NaBr.
Câu 13: Phản ứng nào sau đây xảy ra không tạo muối FeCl2?
A. Fe + HCl. B. Fe3O4 + HCl.C. Fe + Cl2. D. Fe + FeCl3.
Câu 14: Trong cồn iot (dùng làm thuốc sát trùng vết thương), nồng độ của iot thường là bao nhiêu?
A. 15% B. 5%. C. 10%. D. 20%.
Câu 15: Thuốc thử để nhận ra iot là:
A. Nước brom. B. Hồ tinh bột. C. Phenolphtalein. D. Quỳ tím.
Câu 16: Nguyên tử của nguyên tố nào sau đây có độ âm điện lớn nhất?
A. I. B. Cl. C. Br. D. F.
Câu 17: Trong công nghiệp người ta điều chế clo bằng cách:
A. Điện phân dung dịch muối ăn bão hoà .
B. Điện phân dung dịch muối ăn bão hoà trong bình điện phân có màng ngăn.
C. Nung nóng muối ăn.
D. Đun nhẹ mangan đioxit với axit clohiđric đặc.
Câu 18: Hãy chỉ ra phương trình phản ứng viết sai.

A. Fe + Cl2 FeCl2. B. Fe + 2HCl FeCl2 + H2.

C. Fe + S FeS. D. Fe + CuSO4 FeSO4 + Cu.


Câu 19: Theo thứ tự HF, HCl, HBr, HI thì:
A. Tính khử tăng dần, tính axit giảm dần B. Tính khử giảm dần, tính axit tăng dần
C. Tính axit và tính khử đều tăng dần D. Tính axit và tính khử đều giảm dần

Câu 20: Có một sơ đồ chuyển hoá sau: MnO2 X FeCl3 Fe(OH)3. X có thể là
A. Cl2. B. HCl. C. H2SO4. D. H2.
Câu 21: Trong các kim loại sau đây, kim loại nào khi tác dụng với clo và axit clohiđric cho cùng một loại muối?
A. Ag. B. Fe. C. Cu. D. Zn.
Câu 22: Chất nào sau đây chỉ có tính oxi hoá?
A. F2. B. Cl2. C. Br2. D. I2.
Câu 23: Điều chế clo trong phòng thí nghiệm bằng cách dùng MnO2 oxi hóa HCl. Trong phản ứng này, tỉ lệ số phân
tử HCl bị oxi hóa và số phân tử HCl tạo muối clorua là
A. 1:1. B. 2: 3. C. 4: 1. D. 1: 4.
Câu 24: Dãy gồm các chất đều tác dụng được với dung dịch HCl loãng là
A. AgNO3; (NH4)2CO3 Cu. B. KNO3;CaCO3; Fe(OH)3
C. NaHCO3; Zn, CuO. D. FeS, Ag, KOH.
Câu 25: Cho các chất sau: KOH (1), Zn (2), Ag (3), Al(OH) 3 (4), KMnO4 (5), K2SO4 (6). Axit HCl tác dụng được với
các chất:
A. (1), (2), (4), (5). B. (3), (4), (5), (6).
C. (1), (2), (3), (4). D. (1), (2), (3), (5).
Câu 26: Cho các phản ứng sau:

(1) 4HCl + MnO2  MnCl2 + Cl2 + 2H2O.

(2) 2HCl + Fe  FeCl2 + H2.

(3) 14HCl + K2Cr2O7  2KCl + CrCl3 + 3Cl2 + 7H2O.

(4) 6HCl + 2Al  2AlCl3 + 3H2.

(5) 16HCl + 2KMnO4  2KCl + MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O.


Số phản ứng trong đó HCl thể hiện tính oxi hoá là:
A. 2 B. 1 C. 4 D. 3
Câu 27: Cho các phản ứng sau:

(a) 4HCl + MnO2  MnCl2 + Cl2 + 2H2O.

(b) HCl + NH4HCO3  NH4Cl + CO2 + H2O

(c) 2HCl + 2HNO3  2NO2 + Cl2 + 2H2O

(d) 2HCl + Zn  ZnCl2 + H2.


Số phản ứng trong đó HCl thể hiện tính khử là:
A. 2 B. 4 C. 1 D. 3
Câu 28: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Muối AgI không tan trong nước, muối AgF tan trong nước
B. Flo có tính oxi hoá mạnh hơn clo.
C. Trong các hợp chất, ngoài số oxi hoá–1, flo và clo còn có số oxi hoá +1, +3, +5, +7
D. Dung dịch HF hoà tan được SiO2
Câu 29: Cho các phát biểu sau
(a) Hidro clorua là khí không màu, mùi xốc, nặng hơn không khí, rất độc.
(b) Axit clohidric có tính axit mạnh.
(c) Axit clohidric vừa thể hiện tính oxi hóa, vừa thể hiện tính khử.
(d) Trong công nghiệp có thể điều chế HCl bằng phản ứng: NaCl (tt) + H2SO4đặc NaHSO4 + HCl.
(e) Để nhận biết axit clohidric HCl có thể dùng dung dịch AgNO3 dư.
Số phát biểu đúng là:
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 30: Cho các phát biểu sau:
(a) Trong các phản ứng hóa học, flo chỉ thể hiện tính oxi hóa.
(b) Axit flohiđric là axit yếu.
(c) Dung dịch NaF loãng được dùng làm thuốc chống sâu răng.
(d) Trong hợp chất, các halogen (F, Cl, Br, I) đều có số oxi hóa:–1, +1, +3, +5 và +7,
(e) Tính khử của các ion halogenua tăng dần theo thứ tự: F –, Cl–, Br–, I–.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là:
A. 2 B. 4 C. 3 D. 5
BÀI TẬP:
Câu 31: Cho 8 gam halogen X2 tác dụng với đồng, thu được 11,2 gam CuX2. Nguyên tố halogen X2 là:
A. I2. B. F2 C. Cl2 D. Br2

Câu 32: Thể tích dung dịch HCl 2M cần dùng để trung hoà 100 ml dung dịch Ba(OH) 2 1M là:
A. 50 ml B. 500 ml C. 100 ml D. 200 ml
Câu 33: Cho một luồng khí clo dư tác dụng với 9,2 gam kim loại sinh ra 23,4 gam muối kim loại hoá trị I. Kim loại
đó là:
A. K. B. Na. C. Li. D. Rb.
Câu 34: Cho dung dịch axit có chứa 7,3 gam HCl tác dụng với MnO2 dư. Thể tích khí clo sinh ra (đktc) là
A. 1,12 lít. B. 2,24 lít. C. 11,2 lít. D. 22,4 lít.
Câu 35: Cho 37,6 gam hỗn hợp gồm CaO, CuO và Fe2O3 tác dụng vừa đủ với 0,6 lít dung dịch HCl 2M, rồi cô cạn
dung dịch sau phản ứng thì số gam muối khan thu được là
A. 80,2. B. 70,6. C. 49,3 D. 61,0.
Câu 36: Cho 13,9 gam hỗn hợp X gồm Al, Fe tan hoàn toàn trong dung dịch HCl dư, sau phản ứng thu được 7,84 lít
H2 (đktc). Phần trăm khối lượng của Al trong hỗn hợp X là:
A. 53,3% B. 46,6% C. 19,42% D. 44,5%
Câu 37: Cho m gam hỗn hợp Al và Al2O3 tác dụng vừa hết với 450 ml dung dịch HCl 1M, thu được 1,68 lít H2 đktc.
Phần trăm khối lương của Al2O3 là:
A. 79,07% B. 20,93% C. 88,31% D. 71,57%
Câu 38: Hòa tan hoàn toàn 12,8 gam hỗn hợp Fe và FeO bằng dung dịch HCl 0,5M vừa đủ, thu được 2,24 lít khí
(đktc). Thể tích dung dịch HCl đã dùng là
A. 500 ml B. 200 ml C. 800 ml D. 450 ml
Câu 39: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp Zn và ZnO cần dùng 100,8 ml dung dịch HCl 36,5% (D = 1,19 g/ml), thu
được 8,96 lít khí (đktc). Thành phần phần trăm ZnO trong hỗn hợp ban đầu là
A. 38,4%. B. 60,9%. C. 86,52%. D. 39,1%.
Câu 40: Cho 26,45 gam hỗn hợp NaX và NaY (X, Y là các halogen ở hai chu kì liên tiếp nhau) vào dung dịch
AgNO3 dư thì thu được 51,95gam hỗn hợp kết tủa. Công thức hai muối NaX và NaY lần lượt là:
A. NaI và NaF B. NaF và NaBr C. NaBr và NaI D. NaCl và NaBr
Câu 41: Cho 23,7 gam KMnO4 phản ứng hết với dung dịch HCl đặc (dư), thu được V lít khí Cl 2 (đktc). Giá trị của V
là:
A. 3,36. B. 6,72. C. 8,40. D. 5,60.
Câu 42: Đốt cháy 11,9 gam hỗn hợp gồm Zn, Al trong khí Cl2 dư. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được
40,3 gam hỗn hợp muối. Thể tích khí Cl2 (đktc) đã phản ứng là
A. 8,96 lít B. 6,72 lít C. 17,92 lít D. 11,2 lít
Câu 43: Cho 12 gam hỗn hợp (Al, Zn, Fe) tác dụng dung dịch HCl dư thoát ra 0,8 gam H2 và được m gam hỗn hợp
muối. Giá trị của m là:
A. 40,4. B. 42,6. C. 43,8. D. 44,2.
Câu 44: Sục khí Cl2 vửa đủ vào dung dịch hỗn hợp chứa NaBr và NaI đến khi phản ứng hoàn toàn thì tạo ra 1,17 gam
NaCl. Tổng số mol NaBr và NaI trong dung dịch ban đầu là
A. 0,02 mol. B. 0,03 mol. C. 0,04 mol. D. 0,05 mol.
Câu 45: Cho 3,16 gam KMnO4 tác dụng với dung dịch HCl dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì số mol HCl bị
oxi hoá là
A. 0,02 B. 0,16 C. 0,10 D. 0,05
Câu 46: Cho 50 gam CaCO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 20% . Nồng độ phần trăm của CaCl2 trong dung dịch
thu được là
A. 36,46% B. 27,27% C. 26,36% D. 26,26%
Câu 47: Có một hỗn hợp gồm NaCl và NaBr. Cho hỗn hợp đó tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thì tạo ra kết tủa có
khối lượng bằng khối lượng của AgNO3 đã tham gia phản ứng. Thành phần phần trăm khối lượng của NaCl trong hỗn
hợp ban đầu là:
A. 27,86 % B. 13,4 % C. 15,2 % D. 24,5 %
Câu 48: Cho 2,7 gam hỗn hợp X gồm Al, Fe và Mg phản ứng hết với O2 dư, thu được 4,14 gam hỗn hợp Y gồm 3
oxit. Cho Y phản ứng vừa đủ với V lít dung dịch HCl 0,3M. Giá trị của V là:
A. 0,30. B. 0,15. C. 0,60. D. 0,12.
Câu 49: Hoà tan hoàn toàn 104,25 gam hỗn hợp X gồm NaCl và NaI vào nước được dung dịch A. Sục khí clo dư vào
dung dịch A. Kết thúc thí nghiệm, cô cạn dung dịch, thu được 58,5 gam muối khan. Khối lượng NaCl có trong hỗn
hợp X là
A. 17,55 gam B. 29,25 gam C. 14,62 gam D. 58,5 gam
Câu 50: Hỗn hợp X gồm NaF, NaCl, NaBr có khối lượng 4,82gam. Hòa tan X vào nước được dung dịch Y. Sục Cl 2
dư vào Y rồi cô cạn dung dịch thu được 3,93 gam muối khan. Lấy 1/2 lượng muối khan cho vào dung dịch AgNO 3 dư,
thu được 4,305 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng NaF có trong X là:
A. 17,43% B. 34,85% C. 8,71% D. 13,07%

You might also like