You are on page 1of 6

CHỦ THỂ CỦA LUẬT QUỐC TẾ

I. Khái niệm:
1. Khái niệm:
Chủ thể của Luật quốc tế là những những thực thể tham gia vào các
quan hệ
pháp luật quốc tế một cách độc lập, có đầy đủ quyền, nghĩa vụ quốc
tế và có
khả năng gánh vác các trách nhiệm pháp lý quốc tế do chính hành vi
của
mình gây ra, bao gồm:
- Quốc gia.
- Tổ chức quốc tế liên chính phủ.
- Các dân tộc đang đấu tranh giành quyền tự quyết
- Các chủ thể đặc biệt của LQT.
2. Điều kiện để trở thành chủ thể của Luật quốc tế:
Tham gia vào các quan hệ pháp luật quốc tế.
Có ý chí độc lập.
Có đầy đủ quyền và nghĩa vụ quốc tế.
Có khả năng gánh vác trách nhiệm pháp lý quốc tế.
II. Quốc gia - Chủ thể cơ bản của Luật quốc tế:
1. Các yếu tố cấu thành quốc gia: (Điều 1 Công ước MOntevideo 1933)
Lãnh thổ xác định
Dân cư ổn định
Có chính phủ hữu hiệu
Có khả năng độc lập tham gia vào các quan hệ quốc tế.
2. Các quyền cơ bản của quốc gia:
Quyền bình đẳng về chủ quyền và quyền lợi trong quan hệ quốc tế.
Quyền được tự vệ cá thể hoặc tập thể trong trường hợp bị xâm lược
hoặc bị
tấn công bằng vũ trang.
Quyền được tồn tại trong hòa bình.
Quyền bất khả xâm phạm về lãnh thổ biên giới.
Quyền được tham gia xây dựng pháp luật quốc tế.
Quyền được tự do thiết lập và thực hiện quan hệ với các chủ thể khác
của
LQT.
Quyền được trở thành thành viên của tổ chức quốc tế.
3. Các nghĩa vụ cơ bản của quốc gia:
Tôn trọng độc lập, chủ quyền của các quốc gia khác.
Tôn trọng sự bất khả xâm phạm lãnh thổ, biên giới của quốc gia khác.
Không sử dụng vũ lực, đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.
Không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác.
Hợp tác hữu nghị với các quốc gia khác nhằm duy trì hoà bình và an
ninh
quốc tế.
Tận tâm thực hiện các cam kết quốc tế
Nghĩa vụ giải quyết tranh quốc tế bằng phương pháp hoà bình.
4. Chủ thể cơ bản, chủ yếu của luật quốc tế:
Quốc gia là chủ thể xuất đầu tiên của LQT.
Quốc gia là chủ thể đầu tiên xây dựng nên quy phạm quốc tế.
Quốc gia là chủ thể duy nhất có khả năng tạo ra các chủ thể khác
trong luật
quốc tế.
Quốc gia là chủ thể cơ bản và chủ yếu thực hiện và áp dụng các biện
pháp
cưỡng chế thi hành luật quốc tế.
5. Vấn đề công nhận trong luật quốc tế:
a. Khái niệm:
Công nhận trong LQT là hành vi chính trị pháp lý, dựa trên ý chí độc
lập của
quốc gia công nhận nhằm thể hiện thái độ của mình đối với đường lối,
chính
sách, chế độ chính trị, kinh tế, xã hội của bên được công nhận và qua
đó xác
lập những quan hệ quốc tế bình thường với bên được công nhận.
b. Đặc điểm của sự công nhận:
Công nhận là quyền của quốc gia.
Công nhận là sự thể hiện thái độ chính trị của bên công nhận với bên
được
công nhận.
Mục đích của công nhận là để thiết lập các quan hệ quốc tế.
c. Các thể loại công nhận:
Công nhận quốc gia mới:
Là công nhận chủ thể mới trong LQT.
Công nhận quốc gia mới đặt ra khi:
Có sự phân chia lãnh thổ.
Có sự hợp nhất lãnh thổ.
Công nhận chính phủ mới:
Là công nhận người đại diện mới của quốc gia trong quan hệ quốc tế.
Phân biệt chính phủ De Jure với chính phủ Defacto.
Công nhận chính phủ mới chỉ đặt ra với các chính phủ Defacto:
Đủ năng lực để duy trì và thể hiện quyền lực quốc gia trong
thời gia dài,
Được đông đảo quần chúng nhân dân ủng hộ.
Có khả năng kiểm soát toàn bộ hoặc phần lớn lãnh thổ quốc gia
một cách độc lập.
Tự quản lý mọi công việc của đất nước.
Các thể loại công nhận khác:
Công nhận chính phủ lưu vong.
Công nhận dân tộc đang đấu tranh giành độc lập.
Công nhận các bên tham chiến và các bên khởi nghĩa.
d. Hình thức công nhận:
Công nhận De Jure:
Công nhận De jure là hình thức công nhận chính thức, đầy đủ và toàn
diện.
Kết quả của công nhận De jure: Hai bên sẽ thiết lập quan hệ ngoại
giao với nhau.
Công nhận Defacto:
Công nhận Defacto là hình thức công nhận chính thức nhưng không
đầy đủ toàn diện.
Kết quả: Hai bên sẽ thiết lập các quan hệ hạn chế với nhau. VD: quan
hệ lãnh sự.
Công nhận Ad Hoc:
Công nhận Ad Hoc là hình thức công nhận đặc biệt chỉ phát sinh trong
một phạm vi nhất định nhằm tiến hành một số công việc cụ thể không
mang tính chính thức.
Mối quan hệ giữa bên công nhận và bên được công nhận sẽ chấm dứt
khi công việc chung của hai bên được giải quyết.
e. Phương pháp công nhận:
Công nhận minh thị
Công nhận mặc thị
f. Hệ quả pháp lý của sự công nhận:
Khẳng định quy chế pháp lý của bên công nhận.
Tạo điều kiện cho bên được công nhận tham gia một cách tích vào
quan hệ
quốc tế.
Mở đường cho việc thiết lập các quan hệ nhiều mặt giữa bên công
nhận và
bên được công nhận.
II. Tổ chức quốc tế liên chính phủ:
1. Khái niệm:
Tổ chức quốc tế là thực thể liên kết chủ yếu giữa các quốc gia độc
lập, có
chủ quyền, có quyền năng chủ thể riêng biệt và một hệ thống cơ cấu
phù hợp
để thực hiện quyền năng đó theo đúng mục đích, tôn chỉ của tổ chức.
2. Đặc điểm:
2.
Thành viên: Chủ yếu là các quốc gia
Thành lập và hoạt động trên cơ sở điều ước quốc tế.
Có mục đích nhất định.
Có cơ cấu tổ chức phù hợp.
Có quyền năng chủ thể riêng biệt.
4. Phân loại:
Căn cứ vào chủ thể tham gia:
Tổ chức quốc yế có thành viên chỉ là các quốc gia.
Tổ chức quốc tế có thành viên bao gồm cả các thực thể đặc biệt của
LQT.
Căn cứ vào phạm vi hoạt động:
TCQT toàn cầu.
TCQT liên khu vực.
TCQT khu vực.
5. Nguyên tắc hoạt động:
Nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các nước thành viên.
Nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác
Nguyên tắc tự nguyện của các quốc gia thành viên
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động phù hợp với các nguyên tắc cơ bản
của
LQT.
6. Tổ chức quốc tế liên chính phủ là chủ thể hạn chế của LQT?
Không tự nhiên sinh ra mà do các quốc gia thành lập nên.
Không có khái niệm “chủ quyền”, “dân cư”…
Các quyền, nghĩa vụ, cơ cấu… được quy định theo những điều ước
quốc tế
tạo thành nó.
7. Quy chế thành viên:
a. Hưởng quy chế thành viên:
Thành viên của tổ chức gồm các quốc gia, các chủ thể khác của LQT
gồm
bên sáng lập và bên gia nhập.
Thành viên của tổ chức có các quyền và nghĩa vụ cơ bản: Quyền bình
đẳng,
quyền biểu quyết, nghĩa vụ đóng góp cho tổ chức, nghĩa vụ tuân thủ
các nghị
quyết của tổ chức…
b. Chấm dứt quy chế thành viên của tổ chức:
Chấm dứt tham gia tổ chức là chấm dứt việc hưởng các quyền và nghĩa
vụ
của tổ chức, gồm các trường hợp:
Rút khỏi tổ chức
Bị khai trừ khỏi tổ chức
Tổ chức chấm dứt tồn tại
Thành viên của tổ chức không còn là chủ thể của LQT.
c. Đình chỉ quy chế thành viên của tổ chức:
Đình chỉ quy chế thành viên của tổ chức là chế tài mà tổ chức quốc tế
áp
dụng đối với những thành viên vi phạm nghiêm trọng các nghĩa vụ đã
quy
định trong điều lệ trong một khoảng thời gian nhất định.
Trong khoảng thời gian đó, thành viên không được quyền biểu quyết
trong
các cơ quan của tổ chức, tạm thời không thực hiện quyền đại diện
trong cơ
quan cao nhất của tổ chức.
III. Vùng lãnh thổ có quy chế pháp lý đặc biệt và các dân tộc đang
đấu tranh
giành quyền tự quyết:
Phải thỏa mãn cả 2 điều kiện sau:
Thuộc một trong ba nhóm dân tộc sau:
Là dân tộc thuộc địa
Là dân tộc sống dưới chế độ phân biệt chủng tộc
Là dân tộc sống dưới sự thống trị của nước ngoài.
Đứng lên đấu tranh giành độc lập (có cơ quan lãnh đạo phong trào
giải
phóng dân tộc)

You might also like