You are on page 1of 5

KHAI 

THÁC KỸ THUẬT HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA XE VIOS

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU
Chiếc ô tô không còn xa lạ với tất cả mọi người, nó có tính cơ động cao và phạm vi 

SVTH: VŨ ĐÌNH THỦY  1
KHAI THÁC KỸ THUẬT HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA XE VIOS

hoạt động rộng. Do vậy, trên toàn thế giới ô tô đóng vai trò rất quan trọng, phục vụ 
cho sự phát triển kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng.
Năm 1885, đánh dấu sự ra đời của chiếc ô tô đầu tiên do Kral Benz chế tạo. Năm 1891, 
ô tô điện ra đời ở Mỹ.
Năm 1892, Rudolf Diesel cho ra đời động cơ Diesel và chế tạo hàng loạt.
Cuộc cách mạng ô tô thực sự bắt đầu năm 1896 khi Henry Ford hoàn thiện và cho lắp 
ráp hàng loạt lớn.
Cho tới nay, ô tô không ngừng được chế tạo và phát triển, ngành ô tô đã trở thành 
ngành công nghiệp đa ngành.
Ở Việt Nam, ngành ô tô đã trở thành ngành công nghiệp trọng điểm và đạt được nhiều 
bước tiến vượt bậc với nhiều nhà máy lắp ráp, các trung tâm dịch vụ bảo dưỡng, sửa 
chữa và trung tâm phụ tùng lớn của nhiều hãng xe lớn như Toyota, Ford, GM, Mazda, 
Hyundai, Kia, Misubishi, Mecxedec Benz, Renault, ... Vì vậy nguồn nhân lực cho ngành 
ô tô rất lớn, đòi hỏi phải có trình độ và khả năng làm việc trong môi trường công 
nghiệp. Nên việc đào tạo nguồn nhân lực rất được chú trọng.
Sau ba năm học tập tại trường, em đã được các thầy cô trang bị cho những kiến thức 
cơ bản về chuyên ngành. Để tổng kết và đánh giá quá trình rèn luyện em được khoa cơ 
khí và bộ môn ô tô giao cho nhiệm vụ hoàn thành đồ án môn học với nội dung: “ Khai 
thác kĩ thuật hệ thống đánh lửa trên xe Toyota Vios”. Với kinh nghiệm ít ỏi và kiến 
thức còn hạn chế nhưng với sự tận tình chỉ bảo của thầy Lê Quang Thắng em đã 
hoàn thành được đồ án này. Đồ án gồm có 4 chương, bao gồm:
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA.
CHƯƠNG 2. HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA TRÊN XE TOYOTA VIOS
CHƯƠNG 3. THIẾT BỊ CHUẨN ĐOÁN OBD II
CHƯƠNG 4 : KHAI THÁC  HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA
Mặc dù đã hết sức cố gắng và được sự chỉ bảo tận tình của thầy Lê Quang Thắng và 
các bạn nhưng do khả năng của bản thân em có hạn nên đồ án không tránh khỏi những 

SVTH: VŨ ĐÌNH THỦY  2
KHAI THÁC KỸ THUẬT HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA XE VIOS

thiếu sót. Vì vậy, em mong nhận được sự chỉ đạo và góp ý của các thầy cô và các bạn 
để đồ án của em được hoàn thiện hơn.
Em xin trân thành cảm ơn thầy Lê Quang Thắng đã tận tình chỉ bảo, các thầy cô trong 
bộ môn đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho em hoàn thành đồ án này.

  Vĩnh Yên, ngày ..... tháng …. năm 2019 

. Sinh viên thực hiện

  VŨ ĐÌNH THỦY

SVTH: VŨ ĐÌNH THỦY  3
KHAI THÁC KỸ THUẬT HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA XE VIOS

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA
1.1: Nhiệm vụ và yêu cầu của hệ thống đánh lửa.
1.1.1: Nhiệm vụ.
Hệ thống đánh lửa (HTĐL) có nhiệm vụ biến dòng điện một chiều thế hiệu thấp (6, 
12 hay 24) hoặc các xung điện xoay chiều thế hiệu thấp thành các xung điện cao thế 
(12000 ÷ 24000V) đủ để tạo nên tia lửa đốt cháy hỗn hợp làm việc trong các xi lanh 
của động cơ vào những thời điểm thích hợp và tương ứng với trình tự xi lanh và chế 
độ làm việc của động cơ.
Trong một số trường hợp, hệ thống đánh lửa còn dùng để hỗ trợ khởi động tạo điều 
kiện khởi động động cơ được dễ dàng ở nhiệt độ thấp.

1.1.2: Yêu cầu.
Hệ thống đánh lửa phải đáp ứng các yêu cầu chính sau:
Phải đảm bảo thế hiệu đủ để tạo ra được tia lửa điện phóng qua khe hở giữa các điện 
cực của buji.
Tia lửa điện phải có năng lượng đủ lớn để đốt cháy được hỗn hợp làm việc trong mọi 
điều kiện làm việc của động cơ.
Thời điểm đánh lửa phải tương ứng với góc đánh lửa sớm hợp lý nhất ở mọi chế độ 
làm việc của động cơ.
Độ tin cậy làm việc của hệ thống đánh lửa phải tương ứng với độ tin cậy làm việc 
của động cơ.
Kết cấu đơn giản, bảo dưỡng, sửa chữa dễ dàng, giá thành rẻ.

1.2. Phân loại hệ thống đánh lửa.
1.2.1. Hệ thống đánh lửa thường.
Biến áp đánh lửa có hai cuộn dây: cuộn sơ cấp W1 có khoảng 250 ÷ 400 vòng, cuộn 
thứ cấp W2 có khoảng 19000 ÷ 26000 vòng.

SVTH: VŨ ĐÌNH THỦY  4
KHAI THÁC KỸ THUẬT HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA XE VIOS

Cam 1 của bộ chia điện được dẫn động quay từ trục phân phối, làm nhiệm vụ đóng 
mở tiếp điểm KK’, tức là nối ngắt mạch sơ cấp của biến áp đánh lửa.

Hình 1.1 Sơ đồ nguyên lý của hệ thống đánh lửa thường.
1­ cam; 2­ cần tiếp điểm; 3­ bobin đánh lửa; 4­ bộ chia điện
5­ buji; R­ điện trở; C­ tụ điện; W1­ cuộn sơ cấp; W2­ cuộn thứ cấp
+ Khi KK’ đóng: trong mạch sơ cấp xuất hiện dòng điện sơ cấp i1. Dòng này tạo nên 
một từ trường khép mạch qua lõi thép và hai cuộn dây của biến áp đánh lửa.
+ Khi KK’ mở: mạch sơ cấp bị ngắt, dòng i1 và từ trường do nó tạo nên mất đi. Do đó, 
trong cả hai cuộn dây sẽ xuất hiện các sức điện động tự cảm tỷ lệ thuận với tốc độ 
biến thiên của từ thông. Bởi vì cuộn W2 có số vòng dây lớn nên sức điện động cảm 
ứng sinh ra trong nó cũng lớn, đạt giá trị khoảng 12000 ÷ 24000V. Điện áp cao này 
truyền từ cuộn thứ cấp qua rô to của bộ chia điện 4 và các dây dẫn cao áp đến các biji 
đánh lửa 5 theo thứ tự nổ của động cơ. Khi thế hiệu thứ cấp đạt giá trị Udl thì sẽ xuất 
hiện tia lửa điện phóng qua khe hở buji đốt cháy hỗn hợp làm việc trong xi lanh.
Vào thời điểm tiếp điểm mở, trong cuộn W1 cũng xuất hiện một sức điện động tự 
cảm khoảng 200 ÷ 300V. Nếu như không có tụ điện C mắc song song với tiếp điểm 
KK’, thì sức điện động sẽ gây ra tia lửa mạnh phóng qua tiếp điểm, làm cháy rỗ các 
má vít, đồng thời làm cho dòng sơ cấp và từ trường của nó mất đi chậm hơn và vì thế 
thế hiệu thứ cấp cũng sẽ không lớn.

SVTH: VŨ ĐÌNH THỦY  5

You might also like