You are on page 1of 2

NGUYÊN TỐ NHÓM VIIA - CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC THỂ HIỆN TRONG SÁCH CÁNH

DIỀU
Đơn chất – Trình bày được trạng thái tự nhiên của các nguyên tố halogen.
– Giải thích được sự biến đổi nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, trạng thái của các đơn
chất halogen dựa vào tương tác van der Waals.
– Giải thích được sự biến đổi năng lượng liên kết của các đơn chất halogen
– Trình bày được xu hướng nhận thêm 1 electron (từ kim loại) hoặc dùng chung
electron (với phi kim) để tạo hợp chất ion hoặc hợp chất cộng hoá trị dựa theo cấu
hình electron.
– Thí nghiệm chứng minh được xu hướng giảm dần tính oxi hoá của các halogen
thông qua một số phản ứng: Thay thế halogen trong dung dịch muối bởi một halogen
khác; Halogen tác dụng với hydrogen và với nước.
– Giải thích được xu hướng phản ứng của các đơn chất halogen với hydrogen theo khả
năng hoạt động của halogen và năng lượng liên kết H–X (điều kiện phản ứng, hiện
tượng phản ứng và hỗn hợp chất có trong bình phản ứng).
– Viết được phương trình hoá học của phản ứng tự oxi hoá – khử của halogen trong
phản ứng với dung dịch sodium hydroxide ở nhiệt độ thường và khi đun nóng; ứng
dụng của các phản ứng này.
– Thí nghiệm chứng minh tính oxi hoá mạnh của các halogen và so sánh tính oxi hoá
giữa chúng (thí nghiệm tính tẩy màu của khí chlorine ẩm; thí nghiệm nước chlorine,
nước bromine tương tác với các dung dịch sodium chloride, sodium bromide, sodium
iodide).
Hydrogen – Nêu và giải thích được xu hướng biến đổi nhiệt độ sôi của các hydrogen halide từ
halide và HCl tới HI dựa vào tương tác van der Waals. Giải thích được sự bất thường về nhiệt
một số độ sôi của HF so với các HX khác.
phản ứng – Trình bày và giải thích được xu hướng biến đổi tính acid của dãy hydrohalic acid.
của ion – Viết được phương trình hoá học chứng minh tính chất đặc trưng của HF
halide
– Thực hiện được thí nghiệm phân biệt các ion F–, Cl–, Br–, I– bằng cách cho dung dịch
(halogenua
silver nitrate vào dung dịch muối của chúng.
)
– Trình bày được tính khử của các ion halide (Cl–, Br–, I–) thông qua phản ứng với
Hợp chất
chất oxi hoá là sulfuric acid đặc hoặc các chất oxi hoá khác
với hydro
– Nêu được ứng dụng của một số hydrogen halide.

Hợp chất – Viết được cấu tạo của các oxit, axit có oxi của chlorine
có oxi của – Nêu và giải thích được sự biến đổi tính acid, tính oxi hoá của dãy các acid có chứa
chlorine oxi của chlorine
– Viết được phản ứng minh hoạ tính oxi hoá của các hợp chất chứa oxi của chlorine
( NaClO, CaOCl2 KClO3)
* Nhận xét: sách viết chi tiết các nội dung giải thích, nhiều liên hệ thực
tiễn hay, có những thí nghiệm minh họa tính chất.
* Đề xuất:
+ Không soạn tóm tắt lý thuyết mà soạn câu hỏi (dạng tự luận, tương tự
trang 112) khai thác các nội dung giải thích, tính quy luật, liên hệ thực tế,
thực hành thí nghiệm, tính toán gọn nhẹ (bài toán thiết kế phù hợp thực tế),
bám sát theo nội dung từng bài. Sách được xem là tài liệu đọc hiểu, học sinh
đọc sách kết hợp với sự hướng dẫn của GV để trả lời câu hỏi, qua đó tiếp thu
kiến thức.
+ Soạn các bài tập (tự luận và trắc nghiệm) theo hướng đánh giá năng lực (theo format bài
5/107).

You might also like