You are on page 1of 10

THI GIỮA KỲ

Môn: Luật Thương mại điện tử

Lớp: B03

Thành viên nhóm:

1. Phạm Nguyễn Ngọc Châu - 185120013


2. Lê Thị Kiều Chinh - 185120095
3. Hà Ngọc Sơn - 185120344
4. Cao Thị Hồng Thiết - 185120250
5. Trần Nguyễn Ngọc Việt - 185120251

Câu 1: Hãy phân tích ưu điểm và nhược điểm của hình thức thương mại điện tử so với hình
thức thương mại truyền thống. (2 điểm)

Thương mại điện tử Thương mại truyền thống

Khái niệm
“Hoạt động thương mại điện Thương mại truyền thống là
tử là việc tiến hành một một chi nhánh kinh doanh
phần hoặc toàn bộ quy trình tập trung vào trao đổi sản
của hoạt động thương mại phẩm và dịch vụ, và bao
bằng phương tiện điện tử có gồm tất cả các hoạt động
kết nối với mạng Internet, khuyến khích trao đổi, bằng
mạng viễn thông di động cách này hay cách khác.
hoặc các mạng mở khác.” -
(Khoản 1, điều 3, Nghị định
52/2015)
Ưu điểm - Xoá bỏ mọi khoảng
- Kiểm tra vật lý chất lượng
- Xử lý giao dịch một cách
của hàng hóa trước khi mua
tự động
hàng
- Có khả năng tiếp cấp
thường xuyên 24/7 , không - Tương tác trực tiếp giữa
giới hạn thời gian người bán và người mua
- Phạm vi kinh trên doanh
- Tập trung nguồn lực cho
toàn thế giới
bên bán hàng
- Cung cấp cho người dùng
- Giao nhận hàng nhanh
platform cụ thể để mua bán,
chóng
trao đổi thông tin
- Tập trung nguồn lực cho
bên mua
- Giá cả được niêm yết rõ
ràng
- Hàng hóa thường không
thể kiểm tra vật lý trước khi
mua
- Tốn thời gian giao hàng
- Tốn chi phí vận chuyển
- Dễ bị định hướng sản
phẩm có lợi cho khu vực địa
lý , gây tổn hại cho doanh
nghiệp địa phương

Nhược điểm - Xử lý giao dịch một cách


- Xử lý giao dịch thủ công
tự động
- Có khả năng tiếp cấp - Khả năng tiếp cần bị giới
thường xuyên 24/7 , không hạn thời gian
giới hạn thời gian
- Phạm vi kinh trên doanh
toàn thế giới
- Giới hạn phạm vi thương
- Cung cấp cho người dùng
mại trong khu vực cụ thể
platform cụ thể để mua bán,
- Thiếu platform chính thức
trao đổi thông tin
để trao đổi thông tin
- Tập trung nguồn lực cho
bên mua
- Giá cả được niêm yết rõ
ràng
- Hàng hóa thường không
thể kiểm tra vật lý trước khi
mua
- Tốn thời gian giao hàng
- Tốn chi phí vận chuyển
- Dễ bị định hướng sản
phẩm có lợi cho khu vực địa
lý , gây tổn hại cho doanh
nghiệp địa phương

Câu 2: Các quy định pháp luật điều chỉnh hợp đồng thương mại điện tử có những điểm gì
giống và khác với pháp luật về hợp đồng nói chung được quy định trong Bộ luật Dân sự
2015? (4 điểm)

Điểm giống nhau: Hợp đồng dân sự và hợp đồng thương mại đều là hợp đồng được thành
lập bởi sự thỏa thuận của các bên, dựa trên sự tự nguyện.

- Cả 2 loại hợp đồng đều có bản chất là giao dịch dân sự. Cả 2 loại đều được thiết lập dựa
trên sự bình đẳng, thỏa thuận và sự tự nguyện của các bên tham gia giao kết hợp đồng.

- Đều hướng tới các lợi ích chung, hợp pháp của các bên tham gia.
- Đều có các điều khoản cơ bản, theo quy định của pháp luật như: quy định về chủ thể, đối
tượng của hợp đồng, quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia, phương thức thanh toán, giải
quyết tranh chấp…

- Giống nhau về hình thức: có thể giao kết bằng miệng, bằng văn bản, bằng phương thức
điện tử…

- Sau khi hợp đồng được ký kết, có hiệu lực pháp luật thì các bên sẽ bị ràng buộc và phải
thực hiện theo các cam kết và thỏa thuận đã đặt ra.

Cả hai hợp đồng này đều phải đảm bảo tuân thủ ba nguyên tắc thực hiện hợp đồng:

- Đúng đối tượng, số lượng, chủng loại thời hạn phương thức và các thỏa thuận khác;

- Thực hiện hợp đồng một cách trung thực theo tinh thần hợp tác và các bên cùng có lợi,
đảm bảo tin cậy lẫn nhau;

- Không được xâm phạm đến lợi ích của nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp
pháp của người khác.

Hợp đồng dân sự Hợp đồng thương mại điện

Căn cứ pháp lý - Bộ luật Dân sự 2015 - Luật Giao dịch điện tử


2005
- Luật Thương mại 2005
- Luật Thương mại 2005

- Luật mẫu Thương mại điện


tử của UNCITRAL (năm
1996)

-Nghị định
130/2018/NĐ-CP về chữ ký
số và dịch vụ chứng thực
chữ ký số

Phương thức giao - Giao dịch bằng văn bản - Giao dịch bằng phương
kết tiện điện tử hay còn được
- Giao dịch bằng lời nói
gọi là giao dịch bằng văn
- Giao dịch bằng hành động bản điện tử.

- Các hình thức khác do hai


bên thỏa thuận
- Được ký bằng chữ ký điện
Các giao dịch trao đổi với tử để thể hiện việc giao kết.
nhau bằng các phương tiện
“giấy tờ”, “vật chất” và ký
bằng chữ ký tay để thể hiện Các bên tham gia không cần
việc giao kết. gặp mặt trực tiếp, chỉ cần
trao đổi qua môi trường điện
Các bên tham gia phải gặp
tử và đi đến việc ký hợp
mặt trực tiếp rồi mới đi đến
đồng
việc ký hợp đồng

Phạm vi áp dụng Áp dụng rộng rãi trong mọi Chỉ áp dụng trong một số lĩnh
hoạt động của đời sống kinh vực cụ thể mà không áp dụng
tế, xã hội, mọi ngành, mọi đối với việc cấp giấy chứng
lĩnh vực…. nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà và các bất
động sản khác, văn bản về
thừa kế, giấy đăng ký kết
hôn, quyết định ly hôn, giấy
khai sinh, giấy khai tử, hối
phiếu và các giấy tờ có giá
khác

Chủ thể tham gia - Bên bán và Bên mua - Bên bán, Bên mua

- Bên thứ ba có liên quan chặt


chẽ đến hợp đồng điện tử - đó
là các nhà cung cấp các dịch
vụ mạng và các cơ quan
chứng thực chữ ký điện tử.
Bên thứ ba này không tham
gia vào quá trình đàm phán,
giao kết hay thực hiện hợp
đồng điện tử. Họ tham gia với
tư cách là các cơ quan hỗ trợ
nhằm đảm bảo tính hiệu quả
và giá trị pháp lý cho việc
giao kết và thực hiện hợp
đồng điện t
Nội dung hợp đồng Nội dung trong hợp đồng Bên cạnh những nội dung bắt
truyền thống cần đầy đủ buộc như trong hợp đồng
các nội dung sau: truyền thống, hợp đồng điện
tử có một số điểm khác biệt:
- Đối tượng của hợp đồng;
+ Địa chỉ pháp lý: ngoài địa
- Số lượng, chất lượng;
chỉ pháp lý thông thường (địa
- Giá, phương thức thanh chỉ bưu điện) hợp đồng điện
toán; tử còn có địa chỉ email, địa
chỉ website, địa chỉ xác định
- Thời hạn, địa điểm,
nơi, ngày giờ gửi thông điệp
phương thức thực hiện hợp
dữ liệu, … Những địa chỉ này
đồng;
có ý nghĩa rất lớn để xác định
- Quyền, nghĩa vụ của các tính hiện hữu, sự tồn tại thật
bên sự của các bên giao kết hợp
đồng với tư cách là chủ thể
- Trách nhiệm do vi phạm
của việc giao kết hợp đồng
hợp đồng;
điện tử.

- Phương thức giải quyết


+ Các quy định về quyền truy
tranh chấp.
cập, cải chính thông tin điện
tử. Ví dụ như việc thu hồi hay
hủy một đề nghị giao kết hợp
đồng trên mạng Internet.

+ Các quy định về chữ ký


điện tử hay một cách thức
khác như mật khẩu, mã số, …
để xác định được các thông
tin có giá trị về các chủ thể
giao kết hợp đồng.
+ Quy định chi tiết về
phương thức thanh toán điện
tử. Ví dụ: thanh toán bằng thẻ
tín dụng, tiền điện tử, ví điện
tử, …(bởi việc thanh toán
trong các hợp đồng điện tử
cũng thường được thực hiện
thông qua các phương tiện
điện tử)

Câu 3: Xác định một số hành vi vi phạm quyền tác giả phổ biến trong thương mại điện tử
hiện nay. Cho ví dụ thực tế. (4 điểm)

“Theo điều 28 luật Sở hữu trí tuệ, những đặc quyền của tác giả, của chủ sở hữu khi cá nhân
hoặc tổ chức tự ý sử dụng không xin phép tác giả/chủ sở hữu được coi là vi phạm quyền tác
giả. Dưới đây là một số hành vi vi phạm quyền tác giả phổ biến trong thương mại điện tử:

- Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến
công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà không
được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.”

Ví dụ: Hiện nay có rất nhiều trang web tự ý upload các phim điện ảnh, mặc dù trang web
không lấy phí hay bán các bộ phim cho người truy cập tuy nhiên các trang web khai thác
thương bằng cách bán quảng cáo trên các trang này điển hình hiện nay là phimmoi.net

- Cố ý xóa, thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử có trong tác
phẩm.

Ví dụ: Khi tác giả up một bức ảnh lên mạng, bức ảnh được up lên phía dưới bức ảnh
tác giả thường sẽ có chữ ký hoặc là logo tác giả tuy nhiên nếu ta cố tình xóa hoặc cắt
bỏ đi để tự ý sử dụng gây ảnh hưởng đến tác giả thì đây được coi là vi phạm quyền
tác giả.

- Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho thuê
thiết bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật
do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm
của mình.

Ví dụ: Khi bạn tạo ra một chương trình máy tính và không muốn người khác sử dụng khi
chưa có sự cho phép của mình. Thì tác giả phải áp dụng các biện pháp kỹ thuật để mã hóa
để những cá nhân nào muốn sử dụng phải xin phép để cung cấp các công cụ giải mã để họ
sử dụng được tương tự như Windows nếu ai cố tình bẻ khóa được coi là vi phạm quyền tác
giả

- Vấn đề quyền tác giả: Việc tự ý sử dụng hình ảnh mà chưa được chủ sở hữu cho
phép trong quảng cáo diễn ra thường xuyên. Nhiều công ty ủy thác cho các công
ty quảng cáo thiết kế bao bì cho sản phẩm của họ và các công ty quảng cáo
thường tải hình ảnh từ Internet, sau đó xử lý hình ảnh đó hoặc không và sử dụng
chúng trực tiếp trên các tài liệu hoặc bao bì quảng cáo sản phẩm. Và khi chủ sở
hữu phát hiện, tranh chấp sẽ xảy ra.

Ví dụ : Điển hình là vụ việc vào năm 2008, công ty Beijing Jingji Huayan đã kiện 11 vụ liên
quan đến 14 đơn vị ở Vô Tích do vi phạm quyền tác giả của họ. Lý do là bị đơn đã tự ý sử
dụng hình ảnh có quyền tác giả của nguyên đơn trong các quảng cáo có liên quan. Hành vi
khác phổ biến trong vấn đề quyền tác giả nữa là việc sử dụng trực tiếp tác phẩm của người
khác vào việc quảng cáo mà không được cho phép. Các quảng cáo rất thích sử dụng các bộ
phim nổi tiếng làm mẫu hoặc hình nền cho thiết kế quảng cáo, chẳng hạn như tự ý sử dụng
các đoạn phim hoặc hình ảnh nhân vật làm mẫu quảng cáo. Đây cũng là hành vi xâm phạm
quyền sở hữu trí tuệ nếu không có sự đồng ý từ chủ sở hữu.

- Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả

Ví dụ: Quán photocopy có hành vi photo giáo trình, tài liệu, sách tham khảo,… để bán là
hành vi bị coi là xâm phạm bản quyền tác giả đối với những tài liệu này.
- Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm

Ví dụ: Hiện nay có một số MV ca nhạc được chuyển thể thành Parody tuy nhiên MV
parody ấy không xin phép tác giả tự ý cắt xén sửa lại nội dung tiêu cực đến tác phẩm gốc thì
trường hợp này cũng được coi là vi phạm quyền tác giả.

- Làm và bán tác phẩm mà chữ ký của tác giả bị giả mạo

Ví dụ: Tác phẩm truyện ngắn là một trong những loại hình tác phẩm văn học được pháp
luật công nhận và bảo hộ quyền tác giả. Việc ký tên lên tác phẩm là hình thức tác giả để tên
hoặc bút danh của mình để xác định, khẳng định tác phẩm của chính tác giả. Vì vậy, hành vi
giả mạo chữ ký của tác giả để ký tên trên tác phẩm truyện ngắn là hành vi xâm phạm quyền
tác giả.

- Làm tác phẩm phát sinh mà không có sự đồng ý của tác giả

Ví dụ: Nếu một tác giả muốn dịch một cuốn tiểu thuyết sang một ngôn ngữ khác thì phải
được sự cho phép của chủ sở hữu cuốn tiểu thuyết sẽ được dịch. Dịch một tác phẩm mà
không có sự cho phép của chủ sở hữu sẽ khiến dịch giả đó rơi vào tình trạng bị coi là hành
vi xâm phạm bản quyền tác giả.

You might also like