You are on page 1of 10

HỌC VIỆN TƯ PHÁP

CƠ SỞ TẠI TP.HỒ CHÍ MINH

BÀI THU HOẠCH DIỄN ÁN

Môn: KỸ NĂNG CƠ BẢN CỦA LUẬT SƯ KHI THAM GIA


GIẢI QUYẾT CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ

Mã hồ sơ : LS.HS 25
Lần : Lần 3

Ngày diễn : 16-01-2022

Tên học viên : PHAN THỊ BÉ TƯ


Lớp : LS23VL
Số báo danh : 045

Đồng Tháp, ngày 16 tháng 01 năm 2022

1
MỤC LỤC

I. TÓM TẮT VỤ ÁN
II. DỰ KIẾN KẾ HOẠCH HỎI
III. DỰ THẢO BẢN LUẬN CỨ BẢO VỆ BỊ CÁO
IV. NHẬN XÉT

1
I. TÓM TẮT NỘI DUNG VỤ ÁN

Thực hiện kế hoạch của Công an TP. Hà Nội, tổ công tác do anh Vũ Mạnh Nam
(Phó đội trưởng Đội CSGT số 7) làm tổ trưởng cùng với các anh Trần Hoài Phương
(Cán bộ CSHS); Nguyễn Văn Chính (Cán bộ đội CSGT số 7); Đinh Văn Nguyện (Cán
bộ đội CSGT số 7) và một số người khác làm nhiệm vụ đảm bảo trật tự an toàn giao
thông tại ngã ba Phạm Văn Đồng – Trần Quốc Hoàn thuộc địa phận phường Mai Dịch,
Cầu Giấy, Hà Nội.

Khoảng 22h30 ngày 8/10/2017, anh Chính phát hiện Ngô Đình Hoàng, sinh năm:
1990, HKTT: Thôn Vân Thu, Hà Vân, Hà Trung, Thanh Hóa điều khiển xe máy nhãn
hiệu Honda Wave, màu trắng – xám, BKS: 29E1 – 561.51 lưu thông trên đường Phạm
Văn Đồng theo hướng đi Phạm Hùng, phía sau chở 02 người khách nên đã ra hiệu lệnh
dừng xe, Hoàng đã chấp hành dừng xe và dắt xe vào trong khu vực làm việc của tổ
công tác, 02 khách đi xe của Hoàng đã lợi dụng sơ hở bỏ đi.

Lúc này, anh Trần Hoài Phương mặc thường phục, đeo băng đỏ có chữ 141 –
Công an Hà Nội tiến hành kiểm tra hành chính đối với Hoàng, yêu cầu Hoàng xuất
trình giấy tờ xe, giấy tờ cá nhân và tự bỏ các đồ vật trong người ra để tổ công tác kiểm
tra. Hoàng đã lấy ví tiền và điện thoại để lên yên xe và nói không mang giấy tờ đăng
ký xe, giấy phép lái xe nên anh Phương cầm chìa khóa xe để lên bàn làm việc và
hướng dẫn Hoàng đến gặp anh Nguyện để giải quyết.

Anh Nguyện giải thích cho Hoàng biết lỗi vi phạm của Hoàng phải tạm giữ
phương tiện, Hoàng xin không bị tạm giữ xe máy nhưng không được và chửi bới tổ
công tác. Anh Phương yêu cầu Hoàng không được chửi thì Hoàng lấy ví, rút tiền ra
ném xuống đất trước mặt tổ công tác.

Anh Nam tiếp tục giải thích cho Hoàng biết lỗi vi phạm nhưng Hoàng vẫn chỉ tay
về phía tổ công tác tiếp tục chửi mắng. Thấy vậy, anh Phương đi đến dùng tay kéo
Hoàng ra khỏi khu vực đã căng dây phản quang nhưng Hoàng dùng tay phải gạt tay
anh Phương ra và tiếp tục chỉ tay về phía tổ công tác, chửi mắng.

Sau đó anh Phương cùng một số anh trong tổ công tác đã ra khống chế Hoàng,
quật ngã xuống đất. Quá trình bị khống chế, Hoàng đã dùng tay túm tóc anh Phương
giật ra phía sau và túm cổ anh Phương đẩy ra, anh Phương không có thương tích gì,
Hoàng có 01 vết xước dài 2cm ở mu bàn tay trái, 01 vết xước dài 2cm ở cổ tay trái do
Hoàng kháng cự nên tự gây ra vết thương. Hành vi của Hoàng đã cản trở, làm gián
đoạn việc thực thi nhiệm vụ của tổ công tác trong khoảng 10 đến 15 phút. Tổ công tác
đã bắt giữ Hoàng và bàn giao cho Công an phường Mai Dịch để làm rõ.

1
Ngày 15/10/2017, Công an quận Cầu Giấy đã ra quyết định xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ đối với Hoàng do các hành vi: chở
theo 02 người trên xe; không mang theo giấy phép lái xe; không mang theo giấy đăng
ký xe; không mang theo giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe còn
có hiệu lực.

Ngày 20/9/2018, CQCSĐT- CA quận Cầu Giấy, Hà Nội có Quyết định khởi tố
vụ án hình sự, Quyết định khởi tố bị can đối với Hoàng về tội Chống người thi hành
công vụ quy định tại khoản 1 Điều 330 Bộ luật Hình sự.

Ngày 31/10/2018, CQCSĐT- CA quận Cầu Giấy, Hà Nội có Bản kết luận điều
tra vụ án hình sự đề nghị truy tố Hoàng về tội Chống người thi hành công vụ, quy định
tại khoản 1 Điều 330 Bộ luật Hình sự.

Ngày 14/11/2018, VKSND quận Cầu Giấy, Hà Nội có Cáo trạng truy tố ra trước
Tòa án nhân dân quận Cầu Giấy, Hà Nội để xét xử Hoàng về tội: “Chống người thi
hành công vụ”, theo khoản 1 Điều 330 Bộ luật hình sự.
II. DỰ KIẾN KẾ HOẠCH HỎI
Tư cách tham gia xét hỏi: Luật sư bào chữa cho bị cáo Ngô Đình Hoàng.

* Hỏi bị cáo Ngô Đình Hoàng


1. Khoảng 22h30 ngày 8/10/2017 bị cáo đang lưu thông trên đường Phạm Văn
Đồng theo hướng đi Phạm Hùng thì bị ai kêu dừng lại?
2. Sau khi bị cáo dừng xe theo hiệu lệnh, thành viên Tổ công tác – CA TP. Hà Nội
đã yêu cầu bị cáo làm những việc gì?
3. Bị cáo đã không chấp hành những việc nào?
4. Bị cáo có chửi hay xúc phạm ai trong tổ công tác không?
5. Bị cáo nói gì? Có đe dọa sẽ đánh ai trong thành viên tổ công tác không?
6. Ai khống chế bị cáo?
7. Phương khi kêu bị cáo dừng xe và khống chế bị cáo mặc đồ gì?
8. Có mặc đồ cảnh sát theo đúng quy định không?
9. Bị cáo có dùng vũ tay hay vũ khí gì để chống lại các thành viên tổ công tác
không?
10. Trong thời gian bị cáo to tiếng thì những đồng chí khác có tiếp tục thực hiện
nhiệm vụ được không?
* Hỏi người liên quan – Vũ Mạnh Nam
1. Anh Nam cho biết, Tổ công tác do anh làm tổ trưởng thực hiện nhiệm vụ tại
ngã ba Phạm Văn Đồng – Trần Quốc Hoàn tối ngày 8/10/2017 có bao nhiêu người?
2. Có bao nhiêu đồng chí trực tiếp tham gia giải quyết sự việc của bị cáo Hoàng?
3. Nhiệm vụ của từng đồng chí là gì?
4. Bị cáo Hoàng đã không chấp hành những công việc nào?
2
5. Bị cáo nói những gì?
6. Có lời nói đe dọa dùng vũ lực không?
7. Bị cáo có dùng vũ lực với ai trong thành viên tổ công tác không?
8. Anh Tần Hoài Phương giữ nhiệm vụ gì trong tổ công tác? Có quyết định phân
công không?
9. Vì sao khi công tác nhưng anh Phương mặc đồ dân sự chỉ mang băng tay đỏ?
10. Bị cáo phản úng lại anh Phương đúng không?
11. Ngoài Phương ra bị cáo có hành động phản ứng lại với ai khác không?

* Hỏi người liên quan - Trần Hoài Phương


1. Anh Phương cho biết, anh được phân công thực hiện nhiệm vụ gì?
2. Ai phân công?
3. Có văn bản, quyết định phân công không?
4. Vì sao anh được phân công thực hiện công vụ mà lại mặc đồ dân sự?
5. Bị cáo Hoàng phản ứng lại việc anh kéo Hoàng ra khỏi khu vực giang dây
của tổ công tác thế nào?
6. Bị cáo có đánh anh không?
7. Bị cáo có đe dọa sẽ dùng vũ lực với anh không?
8. Đe dọa thế nào?
9. Theo anh thì lăng mạ, chửi bới có phải là hành vi dùng vũ lực hoặc đe dọa
dùng vũ lực không?
* Hỏi người làm chứng - Nguyễn Lê Linh
1. Anh đã chứng kiến những gì vào lúc xảy ra vụ việc bị cáo Hoàng với tổ
công tác?
2. Anh có nghe thấy Hoàng đe dọa ai trong tổ công tác sẽ dùng vũ vũ lực hay
không?
3. Anh có nhìn thấy bị cáo Hoàng dùng vũ lực với ai không?
* Hỏi người làm chứng Nguyễn Văn Chính
1. Anh đã chứng kiến những gì vào lúc xảy ra vụ việc bị cáo Hoàng với tổ
công tác?
2. Anh có nghe thấy Hoàng đe dọa ai trong tổ công tác sẽ dùng vũ vũ lực hay
không?
3. Anh có nhìn thấy bị cáo Hoàng dùng vũ lực với ai không?

3
III. LUẬN CỨ BÀO CHỮA CHO BỊ CÁO NGÔ ĐÌNH HOÀNG
* Cập nhật diễn biến phiên tòa:
- VKS thông qua nội dung vụ án, cáo trạng.
- Truy tố bị cáo theo khoản 1, điều 330
- VKS không đề xuất mức hình phạt.
- Luật sư bào chữa Nguyễn Thị Kiều Oanh: đề nghị giảm nhẹ trách nhệm hình
sự, phạt cải tạo không giam giữ.
- Luật sư Cẩm Tú: đề nghị hưởng án treo vì có đầy đủ các yếu tố để được hưởng
án treo.
- VKS không tranh luận với lời bào chữa của luật sư.
- Luật sư Kiều Oanh tranh luận (dù VKS không tranh luận)

* Bài bào chữa của Luật sư:


Kính thưa Hội đồng xét xử!
Thưa đại diện Viện Kiểm sát!
Và tất cả những người tham gia tố tụng tại phiên tòa hôm nay!
Tôi là Phan Thị Bé Tư, hiện đang công tác tại Văn phòng Luật sư ABC thuộc
Đoàn Luật sư tỉnh Đồng Tháp. Tôi tham gia tố tụng tại phiên tòa hôm nay với tư cách
Luật sư bào chữa, bảo vệ quyền lợi cho bị cáo Ngô Đình Hoàng trong vụ án hình sự bị
truy tố, xét xử về tội Chống người thi hành công vụ theo khoản 1 Điều 330 Bộ luật
hình sự đã được Tòa án nhân dân quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội đưa ra xét xử tại phiên
tòa hôm nay.
Kính thưa HĐXX! Sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ án, tham gia phần hỏi tại phiên
tòa, tôi xin trình bày quan điểm bào chữa cho bị cáo Ngô Đình Hoàng như sau:
Tôi không đồng ý với quan điểm của VKS buộc tội bị cáo Ngô Đình Hoàng
phạm tội Chống người thi hành công vụ, hành vi dùng lời nói, chửi bới của Ngô Đình
Hoàng đối với thành viên tổ công tác (ở đây là anh Phương) là hành vi phản ứng lại
những hành động của Phương đối với Hoàng và hành vi này không cấu thành tội phạm
chống người thi hành công vụ.

1. Xét mặt khách quan của tội phạm


- VKS chưa có đủ cơ sở chứng minh bị cáo có thực hiện hành vi gạt tay anh Trần
Hoài Phương và dùng tay chân chống trả lại anh Phương khi bị khống chế như trong
cáo trạng và bản luận tội của VKS.
Ngoài lời khai của bị cáo các biên bản lấy lời khai, tại các bản cam kết khác của
bị cáo tự viết và lời khai tại phiên tòa hôm nay bị cáo đều không thừa nhận hành vi
giật tóc, túm cổ anh Phương.
Bên cạnh đó, anh Nam, anh Phương và những người làm chứng có mặt tối hôm
đó đều không có ai xác định rõ là có chứng kiến bị cáo có dùng vũ lực hay có lời nói
đe dọa sẽ dùng vũ lực với thành viên Tổ công tác.
- Hành vi chửi bới, lang mạ của bị cáo không cấu thành tội phạm:
4
Khi nhận được hiệu lệnh dừng xe của anh Chính thì bị cáo vẫn tuân thủ dừng xe,
tắt máy và dắt xe vào trong khu vực kiểm tra theo hướng dẫn . Khi anh Phương yêu
cầu xuất trình giấy tờ, bị cáo trình bày là để quên giấy tờ xe, giấy phép lái xe tại nhà và
chấp hành bỏ ví tiền, điện thoại lên yên xe cho anh Phương kiểm tra, sau đó đưa chìa
khóa xe cho anh Phương theo yêu cầu.
Chỉ đến khi biết là xe bị tạm giữ và xin không được thì bị cáo mới bắt đầu lớn
tiếng, cự cãi về việc giữ xe, đặc biệt khi nghe có người nói “mày là ai mà tao phải bảo
vệ” thì bị cáo mới kích động hơn và bắt đầu có những lời lẽ chửi bới Tổ công tác.
Tuy nhiên, trong suốt quá trình cự cãi bị cáo không hề có bất kỳ lời nói hay hành
động nào đe dọa dùng vũ lực đối với thành viên Tổ công tác. Thực tế anh Phương
cũng không bị thương tích gì từ hành vi của bị cáo.
Nguyên nhân xuất phát từ việc Hoàng là một người dân không am hiểu pháp luật,
sự nóng giận không kềm chế được cảm xúc đã dẫn đến hành vi phản ứng lại các hành
động của Phương một cách hơi thái quá. Ở đây, việc đồng chí Phương – là thành viên
tổ công tác nhưng không mặc đồng phục và tiến đến lôi bị cáo ra khiến bị cáo phản
ứng lại là điều hết sức bình thường. Anh Phương không có chức năng để thực hiện
việc khống chế bị cáo nên bị cáo mới chống trả và cố thoát khỏi sự khống chế của
Phương chứ không phải chống trả lại tổ công tác hay người thi hành công vụ.
Và việc chửi bới như trên không phải là hành vi chống người thi hành công vụ
theo quy định tại Điều 330 BLHS 2015.
Về hậu quả, xét mức độ cản trở thực hiện công vụ:
Từ khi dừng xe đến khi bị khống chế, Tổ công tác đã kiểm tra nồng độ cồn của bị
cáo, bị cáo cũng đã để ví tiền, điện thoại cho anh Phương kiểm tra, đã ký biên bản vi
phạm hành chính, do đó hành vi của bị cáo không làm cản trở việc thực hiện công vụ
của thành viên Tổ công tác đối với mình.
Theo lời khai của anh Phương anh Nam, người làm chứng anh Long thì trong
khoảng 10-15 phút khi bị cáo thực hiện hành vi chỉ trỏ, chửi bới, vị trí chốt A dừng
mọi hoạt động xử lý còn chốt C và B vẫn hoạt động bình thường. Tuy nhiên thành viên
của Tổ công tác có nhiều người, nếu Tổ công tác xử lý khôn khéo thì không để xảy ra
tình trạng tụ tập đông người, ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ.

2. Xét mặt chủ quan của tội phạm


Về nguyên nhân bị cáo thực hiện hành vi, có thể thấy hoàn cảnh kinh tế của bị
cáo khó khăn, ban ngày bị cáo làm công nhân, tối về làm thêm chạy xe ôm mới đủ
trang trải cuộc sống. Mặt khác, nhận thức pháp luật của bị cáo tương đối hạn chế, bị
cáo nghĩ xe bị cáo mua hợp pháp, bị cáo có giấy tờ xe đầy đủ chỉ là để quên ở nhà thì
không bị giữ xe. Do việc giữ xe có thể ảnh hưởng lớn đến việc kiếm sống bằng nghề
xe ôm của bị cáo nên bị cáo đã quá bức xúc và có hành vi ứng xử không phù hợp với
thành viên Tổ công tác.
Dù bị cáo có nguyên nhân để bức xúc nhưng xét về động cơ, mục đích phạm tội
thì hoàn toàn không có. Lỗi của bị cáo ở dây là sự phản ứng thái quá chứ không phải

5
cố ý hay vô ý có hành vi “dùng vũ lực hay đe dọa dùng vũ lực” với thành viên tổ công
tác.

3. Về khách thể của tội phạm:


Đối với tội chống người thi hành công vụ, khách thể của tội phạm chính là sự
xâm phậm đến việc thực hiện nhiệm vụ của người đang thi hành công vụ và đối tượng
tác động của loại tội phạm này chính là người thi hành công vụ. Và ở đây anh Phương
không phải là người thi hành công vụ vì không được nhà nước giao cho quyền hạn,
nhiệm vụ gì, hơn nữa anh Phương cũng không mặc săc phục để người dân biết anh
Phương là người đang thực hiện công vụ – do đó việc phản ứng lại của bị cáo không
xâm phạm đến việc thực hiện nhiệm vụ của Phương cũng như không xâm phạm đến
việc thực hiện nhiệm vụ của người thi hành công vụ.
Vì VKS không có đủ cơ sở chứng minh có hành vi phạm tội, cũng như hành vi
của bị cáo không đủ các yếu tố cấu thành tội phạm, mặt khác khoản 2 Điều 8 BLHS
quy định: “Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm
cho xã hội không đáng kể thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp
khác”.
Qua nội dung đã phân tích trên, tôi kính đề nghị HĐXX xem xét đánh giá vụ việc
một cách khách quan, đúng pháp luật, tuyên bị cáo Nguyễn Đình Hoàng không phạm
tội chống người thi hành công vụ.
Rất mong HĐXX xem xét! Tôi xin chân thành cảm ơn!

I. PHẦN NHẬN XÉT VIỆC ĐÓNG VAI DIỄN ÁN

1. Vai Thẩm phán chủ tọa phiên tòa do học viên Trần Minh Cường thực hiện:
- Phông nền đúng quy định.
- Giọng nói rõ ràng, mạch lạc.
- Làm đúng các thủ tục khai mạc phiên tòa
- Giải thích đầy đủ quyền và nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng.
- Hỏi tương đối đầy đủ và làm bật lên được nội dung vụ án.
- Điều khiển phiên Tòa theo đúng quy định, trình tự thủ tục.
- Khi có phát sinh việc lỗi mạng, Luật sư Kiều Oanh đề nghị quay lại thủ tục
tranh luận, thẩm phán đã có sự điều chỉnh phù hợp khi hội ý với 2 vị hội thẩm mới
quyết định.

2. Vai Hội thẩm nhân dân 1 do học viên Lưu Thị Thủy Tiên thực hiện
- Trang phục lịch sự, cài đặt phông nền theo quy định.
- Hỏi các vấn đề cần thiết trong vụ án.

3. Vai Hội thẩm nhân dân 2 do học viên Nguyễn Trần Trúc Phương thực hiện
- Trang phục lịch sự nhưng chưa cài phông nền theo quy định.
- Giọng nói rõ, hỏi những câu hỏi cần thiết, liên quan đến vụ án.

6
4. Vai Thư ký do học viên Tần Hoàng Phú thực hiện:
- Tiếng nói rõ ràng.
- Trang phục đúng quy định.
- Phổ biến đúng nội quy phiên tòa.

5. Vai Kiểm sát viên do học viên Lê Văn Hoàng thực hiện:
- Chưa cài đặt phông nền đúng quy định, chưa tìm được trang phục VKS.
- Phong thái điềm tĩnh.
- Hỏi ít, chưa đủ cơ sở vững chắc để buộc tội bị cáo.
- Làm Bảng luận tội đúng theo quy định, tuy nhiên chưa đề xuất mức .
- Không tranh luận với luật sư.

6. Vai bị cáo Nguyễn Đình Hoàng do học viên Trần Thanh Hoàng thực hiện
- Nắm được các tình tiết vụ án. Trình bày đúng nội dung vụ án.
- Thống nhất theo bài bào chữa của luật sư

7. Vai Luật sư bào chữa 1 cho bị cáo do học viên Nguyễn Thị Kiều Oanh thực
hiện
- Cài đặt phông nền, trang phục theo quy định.
- Giọng nói rõ, tranh luận hay.
- Hỏi bị cáo làm bật lên hoàn cảnh, xuất thân cũng như các tình tiết để giảm nhẹ
hình phạt cho bị cáo.
- Bài bào chữa của luật sư hay, có tính thuyết phục.
- Phong thái tụ tin.
8. Vai Luật sư bào chữa 2 cho bị cáo do học viên Lê Thị Cẩm Tú thực hiện
- Cài đặt phông nền, trang phục theo quy định.
- Giọng nói rõ, tranh luận hay.
- Bài bào chữa của luật sư có tính thuyết phục nhưng chưa thống nhất với luật sư
Oanh về việc đề xuất mức án.
- Phong thái tụ tin.

9. Vai người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan Trần Hoài Phương do học viên
Nguyễn Thành Bắc thực hiện
- Trang phục lịch sự.
- Nắm rõ hồ sơ vụ án.
10. Vai người làm chứng 1 Vũ Mạnh Nam do học viên Thái Thị Gương thực hiện
- Trang phục lịch sự.
- Nắm được những lời khai của Nam.
11. Vai người làm chứng 2 Nguyễn Văn Chính do học viên Phạm Anh Tuấn thực
hiện
- Trang phục lịch sự, nắm nội dung vụ án. Lời nói rõ ràng, hay.

12. Vai người làm chứng 3 Nguyễn Lê Linh do học viên Phan Thị Thảo Quyên
thực hiện
- Trang phục lịch sự, nắm nội dung vụ án. Lời nói rõ ràng.

13. Vai người làm chứng 4 Nguyễn Văn Nam do học viên Nguyễn Ngọc Thiệt thực
hiện

7
- Trang phục lịch sự, nắm nội dung vụ án.

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

- Xưng hô không phù hợp: tùy dễn biến phiên tòa.


- Luật sư bào chữa không thống nhất quan điểm: không phải khuyết
điểm, do nhận thức, đường lối riêng của từng luật sư, không bắt
buộc thống nhất với nhau. Cần thống nhất với nhau: là yêu cầu
bào chữa của bị cáo.
- Khi tranh luận đối đáp, VKS có thể tranh luận từng vấn đề 1 với
các luật sư chứ không cần thiết phải cùng nhóm luật sư.
- Phiên tòa thực tế vụ Tất Thành Cang mà thầy tham gia.
- 2 luật sư có quyền đề nghị 2 mức án khác nhau, tùy tình tiết, quan
điểm.
- Quan điểm của luật sư có mâu thuẫn khi cho rằng không có hành
vi phạm tội nhưng yêu cầu được giảm nhẹ.
- Ra Tòa hạn chế viện dẫn, phân tích luật.
- VKS không tranh luận nhưng luật sư lại tranh luận, thẩm phán
chủ tọa lại cho tranh luận đối đáp.
- Tích cực nhưng chưa chuẩn về mặt tố tụng.
- Phần hỏi còn lan man, không hỏi kỹ, hỏi sâu về việc cấu thành tội
phạm.
Thầy bổ sung:
- Xác định Phương không phải người thi hành công vụ, không có
quyền chặn xe, xét hỏi giấy tờ của Hoàng. Phương đã lạm quyền,
không đúng thẩm quyền, mà chỉ là người hỗ trợ để tổ công tác
làm việc. Bị cáo có quyền phản ứng. Không có cơ sở để xác định
Hoàng chống người thi hành công vụ.
- Cần đi sâu làm rõ Phương không phải người thi hành công vụ.
- Phân tích cấu thành tội phạm.
- Chủ thể của tội phạm trong trường hợp này.

You might also like