You are on page 1of 4

3.

BẢO TỒN VÀ QUẢN LÝ DI SẢN KIẾN TRÚC QUY HOẠCH


(Chuyên mục Báo Lao động - Hiến kế cho Tp HCM)

Ngô Viết Nam Sơn

Sơ đồ tổng thể khu trung


tâm của Thành phố Hồ Chí Minh. Nguồn: Ngô Viết Nam Sơn

Đất nước ta có lịch sử 4.000 năm văn hiến, trong đó Hà Nội có giá trị lịch sử hàng
nghìn năm và Thành phố Hồ Chí Minh có giá trị lịch sử trên 300 năm. Do đó, việc
ứng xử sao cho vừa giữ gìn và phát huy được di sản quy hoạch kiến trúc của tiền
nhân, nhưng vẫn có hướng mở cho phát triển hài hòa về mặt kinh tế và xây dựng
công trình hiện đại tại các thành phố, đặc biệt là tại Thủ đô Hà Nội và Thành phố
Hồ Chí Minh, là điều mà các nhà quản lý đô thị cần phải đặt vào vị trí một trong
những mối quan tâm hàng đầu.

Bài viết đề xuất 4 nhóm giải pháp quan trọng hiện nay tại Thành phố Hồ Chí Minh
trong việc giúp cho công tác bảo tồn và quản lý di sản kiến trúc quy hoạch một
cách hiệu quả hơn nhưng vẫn đảm bảo sự hài hòa, tạo điều kiện cho các phát triển
tương lai.

1 - Kiện toàn cơ sở pháp lý bao trùm tất cả thể loại bảo tồn di sản trong công
tác nghiên cứu, thực hiện, và quản lý
Trong thời kỳ phát triển đô thị hóa mạnh mẽ tại Thành phố Hồ Chí Minh kể từ thập
niên 1990 đến nay, mâu thuẫn giữa công tác bảo tồn và phát triển ngày càng sâu sắc.
Số lượng các di sản quy hoạch kiến trúc bị tổn hại, hư hao, bị phá bỏ để làm dự án là
rất lớn, thậm chí còn cao hơn mức độ bị tàn phá bởi chiến tranh trước đó.

3-NgoVietNamSonBaoTonPhatTrien.docx - 1 of 4
Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, có 4 cách ứng xử chính đối với công trình di sản
quy hoạch kiến trúc như sau:
• Bảo tồn di sản (preservation), là định hướng giữ lại các công trình và bao cảnh
vào thời điểm lịch sử của chúng, tôn trọng và giữ lại tất cả thay đổi xảy ra trong
các thời kỳ trong quá khứ, nếu có.
• Cải tạo di sản (rehabilitation), là định hướng cho phép sửa chữa, nâng cấp và bổ
sung thêm cho các công trình di sản, nhưng vẫn phải tuân thủ các nguyên tắc tạo
nên bản sắc lịch sử của công trình.
• Phục hồi di sản (restoration), là định hướng tái lập tình trạng ban đầu khi công
trình di sản được xây dựng đầu tiên, gỡ bỏ tất cả thay đổi điều chỉnh xảy ra
trong các thời kỳ lịch sử kế tiếp.
• Tái thiết di sản (reconstruction), là định hướng tái tạo mới một công trình di
sản, hoặc một tổ hợp di sản với bao cảnh, đã bị hủy hoại theo thời gian.
Luật Di sản Văn hóa tuy đã và đang góp phần bảo tồn các Di sản Văn hoá Việt
Nam, nhưng việc thực hiện vẫn còn khá nhiều bất cập, đặc biệt là trong lĩnh vực
bảo tồn di sản quy hoạch kiến trúc. Vì luật này chỉ tập trung vào lãnh vực bảo tồn
di tích, cần gấp rút bổ sung các điều khoản pháp lý cho việc xây dựng các giải
pháp cải tạo di sản, phục hồi di sản và tái thiết di sản.

2 - Ưu tiên bảo tồn công trình di sản trong mối gắn bó nhiều mặt với không
gian di sản xung quanh
Đối với Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay, một trong những đô thị năng động và
phát triển nhanh hàng đầu thế giới hiện nay, bài toán quản lý di sản cần được khởi
đầu từ việc thống kê lại danh sách, lập lại bản vẽ chi tiết các công trình có giá trị
lịch sử, cũng như xác định khu vực lõi trung tâm lịch sử cần bảo vệ di sản.

Khu trung tâm lịch sử có phần lõi trung tâm chủ yếu ở quận 1 và một phần quận 3,
kết hợp với những tuyến đường mang bản sắc riêng ở nhiều nơi tại khu vực Sài Gòn
– Chợ Lớn – Gia Định, là những thành phần quan trọng góp phần đánh dấu 300 năm
phát triển của Sài Gòn xưa và tồn tại đến ngày nay, cần được đặc biệt quan tâm
trong quy hoạch khu trung tâm. Việc bảo tồn bản sắc Sài Gòn xưa rất quan trọng khi
mà bản sắc hiện đại và độc đáo của một Thành phố Hồ Chí Minh mới trong thế kỷ
XXI còn chưa được định hình.

Để việc bảo vệ di sản được hiệu quả nhất, danh sách các công trình và khu vực di
sản cần được bảo vệ cần được ban hành kèm theo với các nghiên cứu cụ thể cho
cách ứng xử với từng hạng mục công trình, với khu vực quy hoạch cảnh quan xung
quanh tạo nên không gian di sản. Các bộ luật về tiêu chuẩn và các hướng dẫn thực
hiện trong công tác bảo vệ di sản phải được soạn thảo bởi các chuyên gia đa ngành,
3-NgoVietNamSonBaoTonPhatTrien.docx - 2 of 4
để có thể đem lại được hiệu quả tổng hợp về mặt văn hóa-kinh tế-xã hội cho việc
bảo tồn di sản trong không gian đô thị.

3 - Khuyến khích các giải pháp bảo tồn hài hòa với phát triển, đem lại lợi ích
chung cho mọi người
Người ta thường lầm tưởng là bảo tồn không đem lại lợi ích kinh tế, nhưng kinh
nghiệm thực tế tại các nước cho thấy, ngoài ý nghĩa văn hóa xã hội, lợi ích đem lại
từ nguồn thu du lịch thương mại thường rất cao khi có chiến lược bảo tồn đúng
đắn.

Thành phố Hồ Chí Minh nên tham khảo những bài học thành công của những
thành phố có bề dày lịch sử nổi tiếng trên thế giới tại Italia (Rome, Milan, Venice),
tại Pháp (Paris, Lyon), tại Trung Quốc (Bắc Kinh, Thượng Hải).

Các khu đô thị lịch sử nổi tiếng này có một số điểm chung là thường tổ chức với
những khu vực dịch vụ và giao tiếp xã hội đa chức năng, với bản sắc đa dạng và
hấp dẫn. Trong đó, tổng thu nhập đem về cho nhà đầu tư cũng như cho thành phố
chiếm một tỉ lệ không nhỏ trong việc đóng góp cho việc phát triển kinh tế của
thành phố và cả nước.

4 - Phát triển tốt hơn đội ngũ chuyên gia đa ngành về bảo tồn di sản
Với nhu cầu cấp bách của việc di sản mất đi từng ngày, trong khi không có đủ nhân
lực và tài lực để nghiên cứu và đưa ra các đề xuất cho số lượng công trình di sản
quy hoạch kiến trúc quá lớn, chúng ta đang đứng trước thực tế cần phải có chính
sách đào tạo và phát triển chuyên gia thuộc nhiều ngành và lĩnh vực (như văn hóa
nghệ thuật, xã hội học, quản lý chính sách, lịch sử, khảo cổ, Việt Nam học…) chứ
không chỉ riêng chuyên ngành kiến trúc quy hoạch (ví dụ chuyên gia am hiểu di
sản quy hoạch kiến trúc của các thời kỳ, chuyên gia nghiên cứu ảnh hưởng văn hóa
kiến trúc từ các nước…).

Do đó, chúng ta cần phải hướng đến hai giải pháp.


• Thứ nhất là mời bổ sung các chuyên gia tư vấn quốc tế ở ngành mà ta không có
chuyên gia, để về cùng tham gia các chương trình bảo vệ di sản trong nước, cũng
như tham gia giảng dạy đào tạo trong các chương trình đại học và sau đại học về
bảo tồn di sản, hiện chưa được phát triển phù hợp với nhu cầu.
• Thứ hai là phải lưu tâm phát triển đào tạo nguồn nhân lực hạt nhân, đào tạo bài
bản, gửi đi tu nghiệp nước ngoài, để học hỏi về các cách tiếp cận đa ngành và
bảo tồn di sản, để làm lực lượng giảng viên và chuyên gia nòng cốt cho việc
phát triển chuyên ngành đào tạo về bảo tồn di sản trong nước theo kế hoạch dài
hạn.
3-NgoVietNamSonBaoTonPhatTrien.docx - 3 of 4
Ngô Viết Nam Sơn

Trích dẫn nguồn bài viết


Ngô Viết Nam Sơn. 2020. Bảo tồn và quản lý di sản kiến trúc quy hoạch. Báo Lao
động số đặc biệt. 04/05/2020. [Truy cập ngày 15-08-2021: https://laodong.vn/van-
hoa/bao-ton-va-quan-ly-di-san-kien-truc-quy-hoach-801588.ldo]

3-NgoVietNamSonBaoTonPhatTrien.docx - 4 of 4

You might also like