You are on page 1of 21

PHẦN 2.

CÁC DẠNG BAO BÌ THỰC PHẨM VÀ CÁCH ĐÓNG GÓI BAO BÌ

Chương 3. BAO BÌ GIẤY VÀ BAO BÌ VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA

3.1. Bao bì giấy


3.1.1. Đặc tính
Hiện nay, giấy chiếm hơn phân nửa tổng số nguyên liệu để làm bao bì. Nguyên liệu để làm
giấy như: rơm rạ, gỗ vụn, vỏ cây, bột gỗ, giấy thãi, gỗ thân mềm, gỗ thân cứng Giấy được sử
dụng phổ biến vì một số tính chất đặc trưng sau:
- Tính bền cơ học
- Nhẹ.
- Dễ hủy, không gây ô nhiễm môi trường
- Tái sinh dễ dàng
Tuy nhiên nhược điểm của giấy là: Dễ rách, thấm nước, thấm khí, độ ẩm càng cao tính dễ
rách càng tăng.
Vì vậy để đảm bảo tính bền của bao bì giấy, độ ẩm cho phép đảm bảo tính bền của giấy là 6-
7%
Quy cách được quy định bởi trọng lượng trên một đơn vị diện tích giấy: g/m2
3.1.2. Các biện pháp khắc phục và nâng cao chất lượng của bao bì giấy
* Xử lý giấy: Giấy đã được xử lý để đạt những đặc tính sau:
- tính kháng hơi ẩm
- chống oxi hóa
- kháng vi khuẩn,
- chống dính
- Khó cháy, chống thấm nước, chống thấm chất béo.
- Bề mặt có độ trượt cao, độ bóng cao
- Có hàng loạt tính chất quang học và độ xốp mong muốn
* Ghép nhiều lớp giấy: Để tăng độ bền cơ của giấy, người ta thường ghép nhiều lớp giấy
lại với nhau. Các loại giấy có chất lượng khác nhau là do kết hợp các nguyên liệu khác nhau. Ví
dụ bao bì giấy ghép màng helogram (hình 3.1)

52
* Sử dụng các lớp tráng thích hợp: Bằng cách sử dụng các lớp tráng thích hợp, tạo ra loại
giấy có khả năng in ấn cao và không bị đứt bị rách khi giấy chạy trên các máy.
Ví dụ: - Tráng sáp trên giấy: Giấy được cuộn đi qua bể sáp hoặc parafin rắn đã được nấu chảy.
Giấy sau khi được thấm sáp hoặc parafin được cho qua bể nước làm nguội và được sấy khô, cuộn
lại. (hình 3.2)
- Phủ (tráng ) plastic lên bề mặt giấy (hình 3.3): Hạt plastic được gia nhiệt chảy lỏng và
được qua máy đùn thổi thành màng và ghép lên bề mặt giấy.

Hình 3.1 Bao bì giấy ghép màng helogrma ( wto.thv.v)

Hình 3.2. Công nghệ tráng sáp trên giấy

53
Hình 3.2. Công nghệ tráng sáp trên giấy

Hình 3.3. Công nghệ phủ (tráng) plastic trên giấy


- Giấy kraft làm bao bì: Là loại giấy có mầu hơi nâu, làm từ sợi cellulose được xử lí với muối
natrium sulfat (sulfat hóa) và không tẩy trắng bằng phương pháp sulphite. Giấy Kraft dùng để
làm các loại bao to để đựng ngũ cốc hay ximăng ... thường nặng từ 70-75g/m2; Giấy Kraft mỏng
nhất là 6-7g/m2 ; Giấy Kraft để chế tạo bìa gợn sóng làm thùng chứa, bao bì đơn vị gởi đi, có khối

54
lượng 85-180 g/m2. Giấy Kraft có thể tẩy được, nhưng khi bị tẩy độ dai của nó sẽ giảm đi. Hơn
60% sản lượng Giấy Kraft dùng để làm giấy bìa cứng, giấy bìa gợn sóng (hoặc carton gợn sóng)

HÌnh 3.4. Giấy Kraft


3.1.3. Công nghệ sản xuất giấy trắng
3.1.3.1. Nguyên liệu
- Người ta có thể sản xuất giấy từ nguồn nguyên liệu mới là gỗ, hoặc cũng có thể sử dụng giấy đã
sử dụng làm nguyên liệu.
- Trong sản xuất mới, nguyên liệu chính để làm giấy là sợi cellulose từ gỗ hoặc rơm rạ. Ngoài ra
còn cần dùng đến keo và các chất độn.
- Độ dài của các sợi cellulose thay đổi tùy theo nguyên liệu làm giấy và có ảnh hưởng lớn đến
chất lượng và độ bền về thời gian của giấy.
- Không phải loại gỗ nào cũng có thể dùng làm giấy trong công nghiệp được.
Gỗ từ các loại cây trong bảng dưới đây được coi là thích hợp để dùng làm giấy:
- Cây lá kim (Cây gỗ mềm): - Cây lá rộng (Cây gỗ cứng):
+ Vân sam +Sồi
+ Linh sam +Dương
+ Thông + Cáng lò (cây bulô )
+ Thông rụng lá + Bạch đàn ( cây khuynh diệp ).
- Ở châu Âu và châu Mỹ người ta còn sử dụng cây lúa mì và lúa mạch đen để lấy sợi, ở Bắc
Phi một số loại cỏ, tại Nhật cho tới ngày nay rơm từ cây lúa vẫn được sử dụng và ở Ấn Độ là
cây tre.
- Việc dùng giấy đã qua sử dụng làm nguyên liệu sản xuất giấy hiện là phương hướng đang phát
triển của công nghiệp giấy.

55
> Ưu điểm: việc sử dụng giấy phế liệu làm bột giấy chỉ cần đánh tơi và nghiền với thời gian
ngắn hơn sử dụng gỗ (28 phút so với 45 phút); góp phần giải quyết các vấn đề về môi trường.
>Nhược điểm: bột giấy loại này có độ bụi cao - trên 10 hạt với kích thước 0.4mm²/1m².
3.1.3.2. Công nghệ sản xuất giấy trắng:
Quy trình công nghệ

Hình 3.5. Qui trình công nghệ sản xuất giấy


trắng

56
Thuyết minh quy trình
 Giai đoạn thái mỏng: gỗ được cắt thành các mảnh nhỏ đều nhau.
 Giai đoạn nấu bột giấy: Các mảnh gỗ nhỏ này được nấu với NaOH ở nhiết độ cao để tách
lignin (chất keo tự nhiên gắn kết các sợi gỗ với nhau) từ xenlulo trong bột giấy. Chất thải
lỏng hay dịch đen được thu hồi để tận thu các hóa chất đã sử dụng và đốt để tạo hơi và
cấp điện.
 Giai đoạn làm sạch: Bột giấy chưa qua tẩy được lọc qua máy rửa và các máng lọc. Bột
giấy được tẩy qua các công đoạn xử lý kéo dài 15 giờ. Quy trình tẩy ECF sử dụng
O2,ClO2 và H2O2 để làm trắng giấy.
 Giai đoạn trộn nước,hóa chất,phẩm: Bột giấy được tẩy trắng sau đó được trộn lẫn với các
phụ gia và hóa chất.
 Lọc và tráng: Đất sét, CaCO3(phấn) và titan oxit được bổ sung để làm tăng độ chắn sáng,
độ trắng và độ phẳng, độ mịn của giấy.

57
 Các tác nhân khác: hồ, nhựa thông, phèn, gelatin, hoặc talex được sử dụng để tăng độ
chống thấm, mực nhòe,…
 Chất diệt khuẩn sinh học: Để ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn trong bột giấy và các
sản phẩm từ giấy.
 Giai đoạn sấy và ra thành phẩm: Bột giấy ướt sau trộn được chảy qua một vành chuyển
động đan bằng lưới nilon dạng mắt cáo để tạo thành tấm giấy dày.
 Tiếp theo đó tiến hành nén liên tục để khử nước và ép mỏng tờ giấy.
 Thiết bị sấy khô bằng hơi sẽ làm khô giấy.
 Giấy được cuộn tròn thành kiện,được phun hồ để đạt được đọ mịn,bóng.
 Sau đó được đưa qua máy cán để tạo độ dày như nhau.
 Các cuộn giấy trắng được cắt cùng kích cỡ
¤ Quá trình sản xuất bột giấy:
Bột giấy là dạng xơ sợi được chế biến từ các loại nguyên liệu thực vật dùng để sản xuất giấy.
Các mảnh gỗ được xử lý hóa học bằng cách nấu.Sau khi nấu 12 đến 15 tiếng các sợi sẽ đươc
tách ra khỏi các phần cứng đi cùng với xenluloza.Tùy theo hóa chất được dùng để nấu, người ta
phân biệt các phương pháp kiềm, sunfit, sunfat. Phần lignin còn lại sau khi nấu sẽ làm cho bột
giấy có màu vàng hay nâu vì vậy mà phải rửa sạch và tẩy trắng bột giấy
• Bột giấy sunfat thông thường được tẩy bằng clo,vì thế mà nước thải sẽ nhiễm các hợp
chất cacbon của clo.
• Bột sunfit được tẩy băng hidro peroxit hay bằng oxy. Kỹ thuật thân thiện hơn với môi
trường, thay thế sử dụng lo bằng sử dụng oxy và dioxit clo.
Bột tẩy không có clo có độ bền kém hơn nhưng ít ô nhiễm với môi trường hơn so với bột tẩy
có clo.
Ngoài ra còn có phương pháp organocell và phương pháp khử mực giấy cũ.
• Phương pháp organocell:là phương pháp sản xuất bột giấy không có lưu huỳnh và vì thế
mà thân thiện với môi trường.
• Các mảnh gỗ được nấu với hỗn hợp nước và metanol có cho thêm dung dịch kiềm qua
nhiều giai đoạn dưới áp suất và ở nhiệt độ 1900C.Qua đó lignin và cellulose được hòa tan
ra. Sau đó được rửa sạch qua nhiều giai đoạn rồi tẩy và tháo nước.
• Khử mực giấy cũ: Hai phương pháp khử mực giấy loại được sử dụng phổ biến là phương
pháp tuyển nổi và rửa.

58
• Phương pháp tuyển nổi sử dụng nguyên lý bám dính của các hạt vật chất vào bong bóng
khí để loại bỏ mực in và các chất phụ gia của giấy loại như chất độn,các hạt mang màu,…
• Bột sau khi được tẩy trắng được nghiền tinh lọc và qua máy xeo giấy để tạo thành giấy
trắng
3.1.3.3. Ưu nhược điểm của việc sử dụng giấy trắng vào bao gói thực phẩm
Ưu điểm:
- Tạo nên dáng vẻ mỹ quan cho thực phẩm
- Tái sinh dễ dàng: Sau khi sử dụng vẩn có thể tái chế để làm giấy chất lượng thấp hơn
- Dễ phân hủy thân thiện với môi trường: Giấy là vật liệu khi dưa vào môi trường có thể tự phân
hủy được, không gây ô nhiễm môi trường
- Tăng tính cảm quan: Giấy trắng khi dùng để bao bọc thực phẩm làm cho người sử dụng có cảm
giác sạch sẽ, có cảm giác an toàn vệ sinh
- Là vật liệu rẻ tiền dể thích ứng với nhiều loại thực phẩm
Nhược điểm của việc sử dụng giấy trắng trong bao gói thực phẩm
Ảnh hưởng tới sản phẩm
 Dễ cháy: Như chúng ta đã biết bao bì giấy được làm từ các nguyên liệu như rơm, rạ và gỗ.
Đây là những nguyên liệu có khả năng cháy rất cao. Điều này ảnh hưởng đến tính an toàn
trong quá trình bảo quản và sử dụng
 Dễ rách: Giấy có độ bền cơ học thấp hơn các vật liệu khác như nilon hay kim loại..Vì vậy
bao bì giấy dễ bị rách nếu quá trình bảo quản không được đảm bảo. Bao bì rách sẽ làm
cho sản phẩm bị hư hỏng.
 Thấm nước, thấm khí: Giấy có khả năng thấm nước và thấm khí. Nhưng đay chính là một
nhược điểm lớn của bao bì làm bằng giấy. Khi bao bì thấm nước, thấm khí thì độ ẩm sẽ
tăng lên, tính dễ rách càng cao do độ bền cơ học giảm đi nhanh chóng. Đồng thời ảnh
hưởng tới độ ẩm của sản phẩm.
Ảnh hưởng tới môi trường
 Tăng nạn chặt phá rừng: Một trong những động cơ của nạn phá rừng chính là khai thác
gỗ phục vụ cho công nghiệp. Trên khắp thế giới, những cánh rừng đang bị chặt đi để lấy
gỗ và sản xuất giấy. Nạn phá rừng không chỉ đe dọa khí hậu của trái đất chúng ta mà còn
đe dọa sinh kế của hệ động thực vật. Vì rừng chính là môi trường sống của chúng.

59
 Làm ô nhiễm môi trường: Các nhà máy sản xuất giấy là các nhà máy thải ra môi trường
khá nhiều chất thải ở các dạng khác nhau ( rắn, lỏng, khí, lơ lửng…). Ảnh hưởng lớn tới
môi trường sống, bao gồm cả môi trường đất, nước và không khí.
Nước thải từ các nhà máy sản xuất giấy thường có độ pH trưng bình từ 9-11, chỉ số nhu
cầu oxy sinh hóa(BOD) và oxy hóa học(COD) có thể lên đến 700mg/l và 2500mg/l, hàm
lượng chất rắn lơ lửng cao hơn nhiều lần giới hạn cho phép.
Đồng thời qua trình sản xuất giấy còn thải ra rất nhiều khí SO2, H2S, CO2...và các hợp
chất của chúng làm ô nhiễm đất, không khí một cách nặng nề.
3.1.4. Phân loại giấy bao gói
3.1.4.1. Phân loại theo mục đích sử dụng trong thực phẩm
1. Giấy làm bao bì thực phẩm
2 . Giấy bìa cứng làm hộp (bao bì ngoài) để đựng bánh
3 . Túi, giỏ xách quà bằng giấy bìa cứng.
Tất cả đều được in ấn trang trí đẹp

Hình 3.6. Bao bì giấy làm túi xách đựng quà Hình 3.7. Giấy bìa cứng làm hộp để đựng bánh
(cgi.ebay.fr truy cập ngày 4/5/08)) http://www.lotusbakeries.ch/francais/bestellen.htm
(truy cập ngày 4/5/08)

60
Hình 3.8. Bao bì giấy làm hộp đựng sô cô la
http://www.quarredechocolat.com/IMG/jpg/emballages-tablettes-quarre-chocolat.jpg
và http://www.lebloggadget.com/2007/12/index.html

Hình 3.9 . Bao bì giấy cứng làm hộp Hình 3.10 . Giấy bao gói bánh kẹo
đựng các sản phẩm thực phẩm

3.1.4.2. Phân loại theo thành phần phối liệu :


Theo thành phần phối liệu có các loại nguyên liệu giấy gói như sau :
AP1 100% hỗn hợp các loại giấy phế liệu.
AP2 30% của AP1+ : 70% giấy phế liệu chất lượng cao hơn
AP3 25% sợi cellulose loại 2 và 75% giấy phế liệu chất lượng cao, hoặc 100% giấy
phế liệu chất lượng cao

61
AP4 30% sợi cellulose thuần khiết và 70% giấy vụn chất lượng cao hơn hoặc 100%
giấy phế liệu chất lượng cao
ZP1 100% sợi cellulose từ mắt gỗ (và có thể đến 30% giấy phế liệu)
ZP2 100% sợi cellulose loại 2 tẩy bằng sulphite (và có thể phối đến 30% giấy phế
liệu chất lượng cao hơn)
ZP3 100% sợi cellulose loại 2 tẩy bằng sulphite (và có thể phối đến 30% gỗ hoặc
30% giấy phế liệu chất lượng cao hơn)
ZP4 65% sợi cellulose thuần khiết đã được tẩy trắng bằng sulphite và được phối
trộn đến 35% gỗ
ZP5 100% sợi cellulose thuần khiết.
NaP1 100% sợi cellulose thuần khiết đã sulphite hóa
NaP2 50% lượng NaP1 phối trộn với 50% giấy kraft phế liệu.
Ghi chú:
- Giấy phế thải chất lượng cao: giấy văn phòng, giấy tập học sinh đã sử dụng.
- Sợi cellulose loại 2: Cellulose từ gỗ vụn hoặc cellulose còn lẫn hàm lượng khá lớn của
hemicellulose hoặc lignin.
- Giấy phế liệu chất lượng cao nhất: giấy phế thải từ quy trình sản xuất giấy chất lượng cao, cắt
rìa, cắt theo kích thước ... chưa in ấn hay nhiễm bẩn.
- Sợi cellulose thuần khiết là cellulose không lẫn hemicellulose hay lignin.
3.2. Bao bì vận chuyển hàng hóa - Giấy bìa gợn sóng
Quá trình cải tiến các nguyên liệu tạo nên giấy bìa gợn sóng là một trong những bước tiến
lớn nhất của thế kỷ 20 (giấy bìa gợn sóng được phát minh trong thế kỷ 19 và được sử dụng phổ
biến, chế tạo bằng cơ giới vào đầu thế kỷ 20). Nó được sản xuất trên máy có tốc độ 50-
200m/phút, khổ rộng hơn 2m và có thể được ghép 3, 5 hoặc 7 lớp. Những đặc tính về cường lực
của nó tuỳ thuộc vào loại giấy được dùng, biên độ gợn sóng và chất lượng của keo. Các dợn sóng
có hình vòng cung nhằm mục đích tăng khả năng chịu lực lên cao nhất (như các giàn đỡ vòm,
khung hình vòng cung trong kỹ thuật xây dựng dân dụng cũng như cầu đường).

62
Hình 3.11. Giấy bìa gợn sóng

63
3.2.1. Mục đích sản xuất giấy bìa gợn sóng
- Giấy bìa gợn sóng thực hiện chức năng đặc biệt quan trọng đó là vật liệu tạo nên bao bì ngoài
hình khối chữ nhật để chứa đựng một lượng lớn đơn vị bán lẻ,
- giúp thuận tiện trong phân phối vận chuyển, lưu kho và kiểm tra quản lý.
3.2.2. Tính chất của bao bì gợn sóng
- Chịu được sự đè nén, va chạm, áp lực trong các điều kiện môi trường có độ ẩm cao, do
tạo nên các lớp sóng, do tăng số lớp giấy bìa thành 3,5 hoặc 7 lớp.
- Có độ bền cơ học cao do được gia cường các góc, các bề mặt đạt độ ma sát thích hợp, để
không trượt lên nhau giúp ổn định các thùng trên pallet
- Có tính cách nhiệt cao nhờ công nghệ đưa polyuethan xốp vào các rãnh gợn sóng
- An toàn : nhờ xử lý thích hợp để hạ thấp tính bốc cháy của thùng xuống 60%
Hiện nay bao bì carton gợn sóng đứng đầu trong các loại bao bì không gây hại môi trường,
với tỷ lệ 75% số lượng nguyên liệu chế tạo là loại giấy kraft tái sinh (có thể đạt đến 100% nhưng
chỉ nhằm mục đích thu nhặt lại). Tỷ lệ này được chấp nhận bởi quy định của EEC. Vì vậy một
bao bì riêng lẻ được sản xuất sẽ chứa 75% sợi giấy tái sinh và 25% sợi giấy nguyên chất. Khi tính
đến chất lượng thu được thì ta thấy đây là một tiến bộ kỹ thuật lớn đồng thời hiệu quả kinh tế lớn.
3.2.3. Cấu tạo của bìa giấy gợn sóng- Bao bì vận chuyển
Tuỳ thuộc vào loại hàng và cách thức xếp hàng mà có những yêu cầu cường lực khác
nhau. .
Loại gợn sóng A, có bước sóng dài và chiều cao sóng cao có đặc tính chịu lực va chạm tốt nhất.
Giấy bìa gợn sóng loại A sẽ được dùng để đóng gói các loại hàng hóa có thể bị ảnh hưởng bởi va
chạm cơ học.
Loại gợn sóng B, có bước sóng ngắn và chiều cao sóng thấp cũng có khả năng chịu được va
chạm cơ học nhưng đặc biệt có khả năng chịu tải trọng nặng so với loại gợn sóng A, do đó giấy
bìa gợn sóng kiểu B chủ yếu được dùng để đóng gói các hàng hóa có tải trọng cao như đồ hộp.
Loại gợn sóng C, kết hợp những đặc tính của loại A và loại B nên có tính năng chịu được tải
trọng và va chạm.
Loại gợn sóng D, có bước sóng ngắn và chiều cao sóng rất thấp nên khả năng chịu tải trọng cũng
như va chạm đều rất kém vì thế chỉ được dùng làm bao bì thương mại bao gói các loại hàng hóa
có trọng lượng nhỏ và ít chịu tác động cơ học.

64
Dựa vào những đặc tính của loại gợn sóng để xác định phương cách tạo thùng chứa hình
khối chữ nhật bằng giấy bìa gợn sóng, có khả năng chịu lực tác động và chịu tải trọng tốt nhất.
Hình 3.9 mô tả quy cách của các loại gợn sóng làm tăng cường độ chịu lực và tải trọng
đối với giấy bìa gợn sóng làm bao bì vận chuyển hàng hóa (thùng chứa).

Hình 3.12. Các loại gợn sóng A, B. C, D

Hình 3.13. Các loại giấy bìa gợn sóng 5 lớp,7 lớp kết hợp với các loại sóng khác nhau

65
Một số hình ảnh minh họa về bao bì gợn sóng

66
3.2.4. Quy định về kích thước thùng khối chữ nhật và khối lượng hàng được chứa đựng
Bảng 3.1. Kích thước bên trong của thùng carton và khối lượng tối đa cho phép đóng trong
một thùng.
Ký hiệu Kích thước (mm) Khối lượng tối đa được phép đóng
thùng Dài Rộng Cao trong thùng (kg)
8 512 307 198 30
10 458 305 253 30
12 512 409 150 26
13A 412 309 210 25
13B 508 410 133 21
14 391 234 285 19
Thông thường, người ta dùng thùng carton để đóng bao bì vận chuyển hàng hóa.
Các thùng hàng hóa được xếp thành kiện hay khối chữ nhật trên các pallet gỗ để tránh không
để trực tiếp trên nền kho.

Hình 3.14.Một cách sắp xếp thùng hàng hóa trên một pallet để lưu kho
3.2.5. Ghi nhãn bao bì ngoài:
Bao bì giấy bìa gợn sóng (bao bì giấy carton) cũng được ghi nhãn nhưng yêu cầu đơn giản
so với trường hợp ghi nhãn cho hàng hóa đơn vị bán lẻ, thông thường có thể ghi:
- Thương hiệu.
- Tên sản phẩm (có thể ghi một số chi tiết về đặc tính vật phẩm)

67
- Địa chỉ nhà sản xuất, nơi đóng bao bì - quốc gia sản xuất.
- Hạn sử dụng
- Số lượng hay trọng lượng
- Mã số mã vạch.
- Các ký hiệu, dấu hiệu phân hạng thực phẩm (nếu có) như dấu hiệu hàng Việt Nam chất lượng
cao.
3.2.6. Ký hiệu bằng hình vẽ cho bao bì vận chuyển hàng hóa (bao bì đơn vị gửi đi) được
quy định theo TCVN 6405 : 1998 và ISO 780:1997
Để có được bao bì tiện lợi trong vận chuyển và đảm bảo chất lượng hàng hóa bên trong ta
cần quan tâm đến quy định chung như một ngôn ngữ riêng dành cho lĩnh vực này.
Tiêu chuẩn TCVN 6405 : 1998 và ISO 780:1997 quy định các ký hiệu, quy ước ghi trên
bao bì vận chuyển để hướng dẫn việc bốc xếp và bảo quản hàng hóa trong qúa trình vận chuyển.
1. Quy cách ký hiệu - Ý nghĩa. Các ký hiệu được in trực tiếp trên bao bì đơn vị gửi đi không bắt
buộc đóng khung đậm cho các ký hiệu.
a/ Màu sắc của ký hiệu: Màu sắc dùng cho ký hiệu phải là màu đen. Nếu màu của bao bì làm
cho màu đen của ký hiệu không rõ thì nên chọn màu sắc tương phản, thích hợp làm nền, tốt nhất
là màu của giấy Kraft chế tạo thùng. Phải tránh các màu có thể nhầm lẫn với nhãn hàng hóa thuộc
loại nguy hiểm. Tránh dùng màu đỏ, da cam hoặc vàng, trừ khi có yêu cầu đặc biệt.
b/ Kích thước của ký hiệu: Các chiều cao thông thường của ký hiệu là 100mm, 150mm hoặc 200
mm.Tuy nhiên, tuỳ theo kích thước và hình dạng của bao bì có thể sử dụng các ký hiệu lớn hơn
hoặc nhỏ hơn.
c/ Số, vị trí và hướng của ký hiệu: Số của ký hiệu sử dụng cho mỗi loại bao bì phụ thuộc vào
kích thước hình dáng và hàng hóa chứa đựng bên trong
Đối với các ký hiệu số 1,3, 7, 11 và 16 (xem bảng 3.2) phải theo các nguyên tắc sau:
Ký hiệu số 1 - " Dễ vỡ “ , phải để ở góc bên trái của tất cả bốn mặt xung quanh bao bì (xem ví dụ
trong số 1 bảng 3.2)
Ký hiệu số 3 - " Hướng lên trên“ , cũng để ở vị trí giống như ký hiệu 1.
Ký hiệu số 7 - " Trọng tâm“, khi có thể, ký hiệu này cần phải để tất cả 6 mặt hoặc ít nhất phải để
trên 4 mặt liên quan đến vị trí thực của trọng tâm.
Ký hiệu số 11 - " vị trí kẹp“
- Chỉ những bao bì có các ký hiệu này mới được vận chuyển bằng kẹp.

68
- Ký hiệu phải để ở hai mặt đối diện của bao bì trong tầm nhìn của người vận hành thiết bị khi
bốc xếp hàng hóa .
- Ký hiệu không được đặt ở mặt bao bì sẽ kẹp.
Ký hiệu 16 “Quàng dây”, ở đây phải đặt ít nhất hai mặt đối diện của bao bì.
- Khi bao bì vận chuyển được xếp thành đống, ký hiệu được để sau cho có thể nhìn thấy được.
c) Hình ảnh ký hiệu cụ thể ( bảng 3.2)

69
70
71
=

72

You might also like